Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

Nhân quyền ở VN ngày càng tệ

2011-10-13
Nhân chuyến thăm đến đài Á châu Tự do vào sáng ngày hôm nay, ông Brad Adams, giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Human Rights Watch đã dành cho Việt Hà buổi phỏng vấn về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam.
RFA photo
Phóng viên Việt Hà và ông Brad Adams, giám đốc phụ trách khu vực châu Á của Human Rights Watch tại RFA hôm 13/10/2011

Mạnh tay với người công giáo

Việt Hà: Thưa ông, đã gần 9 tháng đã trôi qua kể từ đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam với sự ra mắt của tân tổng bí thư và bộ chính trị mới, ông có thấy những thay đổi nào trong tình hình nhân quyền ở Việt Nam so với thời gian trước đó hay không?
Brad Adams: Chúng ta đều đã nghĩ là vấn đề nhân quyền bị bóp nghẹt hơn vào trước đại hội đảng bởi chính quyền Việt Nam lo ngại những sự phản đối, biểu tình, tiếng nói của những người bất đồng chính kiến và do đó họ cần phải thiết chặt an ninh để đại hội diễn ra suông sẻ, để những lãnh đạo mới ra mắt êm thấm, rồi sau đó họ sẽ nới lỏng hơn.
Thế nhưng tất cả những người mà tôi đã gặp trong các đòan ngoại giao, những người theo dõi tình hình Việt Nam đều vẫn chưa thể đưa ra được câu trả lời là tại sao đến lúc này họ vẫn tiếp tục sức ép siết chặt tự do, nhân quyền ở Việt Nam. Chính phủ theo dõi bắt giữ những người lên tiếng chỉ trích chính quyền mạnh mẽ. Việc họ bắt lại linh mục Nguyễn Văn Lý là một ví dụ rõ ràng, rồi việc họ bắt giữ những người theo công giáo lại càng làm thêm tình hình tồi tệ và làm cho quan hệ của họ với giáo hội thêm khó khăn.
Cho nên có một câu hỏi bỏ ngỏ là liệu có vấn đề trong nội bộ Đảng cộng sản hay không hay là đảng đã đoàn kết và cho rằng tương lai cần phải siết chặt nhân quyền hơn nữa, vì họ lo ngại những bất ổn trong xã hội nên cần phải làm mạnh tay hơn. Chúng ta không biết nguyên nhân thực nhưng điều mà chúng ta biết đó là tình hình rất tồi tệ và càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn giữa lúc mọi người đều mong đợi tình hình phải được cải thiện.
Chúng ta không biết nguyên nhân thực nhưng điều mà chúng ta biết đó là tình hình rất tồi tệ và càng ngày càng trở nên tồi tệ hơn giữa lúc mọi người đều mong đợi tình hình phải được cải thiện.
Brad Adams
Việt Hà: Trong vòng khoảng 2 hay 3 tháng qua chúng ta thấy chính phủ Việt Nam bắt giữ nhiều người, nhất là những người theo công giáo, theo ông nguyên nhân tại sao bây giờ họ lại mạnh tay tập trung đàn áp bắt giữ những người công giáo đến vậy?
Brad Adams: Ví dụ như ở Trung Quốc, chính phủ tìm cách bóp nghẹt ngay những nhóm người nào mà họ nghĩ có thể trở thành mối đe dọa cho sự cầm quyền của Đảng cộng sản. Tôn giáo chính là một nhóm như vậy, công đoàn là một nhóm khác, hay nhóm những người đấu tranh cho quyền đất đai cũng vậy.
Nhưng với tôn giáo họ thu hút được mọi người tập trung một cách tự nhiên, họ có chung một niềm tin và họ có thể thách thức chính phủ Việt Nam, có thể là không phải trên toàn quốc nhưng ở từng địa phương, và chúng ta đã thấy ở nhiều nơi. Có thể là chính phủ Việt Nam cho rằng một vài nhóm người như vậy đã trở nên quá mạnh mẽ, không còn theo đường lối của chính phủ nữa.

Nỗ lực của quốc tế

brad-adams-250.jpg
Ông Brad Adams. RFA photo
Việt Hà: Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế đã nhiều lần kêu gọi chính phủ Việt Nam phải thả ngay những người bất đồng chính kiến, hay gần đây nhất là những thanh niên công giáo, nhưng dường như chính phủ Việt Nam không quan tâm đến những kiến nghị này, liệu những nỗ lực của cộng đồng quốc tế lên chính phủ Việt nam về vấn đề nhân quyền đã đủ và chúng ta cần phải làm gì để đẩy mạnh vấn đề này?
Brad Adams: Tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta phải tiếp tục thông tin cho người dân Việt Nam như đài RFA đang làm, và HRW cũng sẽ tiếp tục làm công việc của mình. Một cách khác nhìn nhận vấn đề là chính phủ Việt Nam đã đưa ra các tuyên bố mạnh mẽ phản đối các tuyên bố của HRW, cho nên điều này cho thấy họ có quan tâm. Họ nói là những người này là những tội phạm, và họ theo đúng luật. Tôi nghĩ là chúng ta sẽ có những tác động lên Việt Nam, thế giới đang thay đổi, Việt Nam có một vấn đề lớn đó là Trung Quốc là nước láng giềng lớn và đang đưa ra một hình mẫu mà tôi không nghĩ đó là một hình mẫu tốt, vì những gì đang diễn ra ở Trung Quốc không thể mãi mãi và cũng tương tự như ở Việt Nam.
Việt Nam nằm trong khu vực ASEAN đang dần dần đổi mới về nhân quyền. Việt Nam phải có sự khác biệt với Trung Quốc, họ cần phải hợp tác với Mỹ, họ cần trợ giúp của Mỹ, cho nên nhiều người sẽ nhìn vào vấn đề nhân quyền ở Việt Nam để gây sức ép lên Việt Nam. Chúng ta đang nhìn thấy những thay đổi ở Miến Điện điều mà nhiều người không nghĩ tới vào năm ngoái, cho nên chúng ta nên tiếp tục chiến đấu cho sự thay đổi.
Tôi hy vọng là những người Việt Nam là nhân tố quan trọng nhất, dù họ ở trong hay ngoài nước, họ sẽ cất tiếng nói rằng những gì đang diễn ra trong nước không phải là một hình mẫu, không thể có chuyện một đảng lãnh đạo độc tài trong một thế giới hiện đại.
Việt Hà: Đang có những nỗ lực để kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo. Theo ông điều này có thể giúp được gì cho việc cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam? và ông có tin là Việt Nam có thể sẽ sớm bị Hoa Kỳ đặt vào danh sách CPC?
Cách tốt nhất là thúc đẩy dân chủ, minh bạch hóa, cởi mở, để người Việt Nam có thể có tiếng nói của chính mình, bởi bây giờ nếu họ lên tiếng thì họ sẽ bị đi tù.
Brad Adams
Brad Adams: Tôi nghĩ có một vấn đề cơ bản của quốc tế với Việt Nam bây giờ, phần lớn mọi người chỉ tập trung vào những thành tựu kinh tế Việt nam đạt được, tôi muốn nói là cấm vận của Mỹ sau chiến tranh là không hợp lý, nó làm cho sự phát triển của việt Nam chậm lại đến cả thập kỷ, cho nên Mỹ và các nước khác liên quan đến cấm vận này đã cố gắng sửa đối bằng cách có quan hệ tốt với Việt nam.
Nhưng tôi nói với Mỹ là các anh đã không làm điều tốt cho người Việt Nam bằng cách thay đổi tức là đưa cho Việt Nam những trợ giúp không có điều kiện, và điều đó chỉ làm chính phủ hiện thời tiếp tục đàn áp người dân của mình. Cho nên điều quan trọng là khi anh muốn thay đổi, sửa sai, thì đó không phải là với chính phủ Việt Nam mà với người dân Việt Nam.
Cách tốt nhất là thúc đẩy dân chủ, minh bạch hóa, cởi mở, để người Việt Nam có thể có tiếng nói của chính mình, bởi bây giờ nếu họ lên tiếng thì họ sẽ bị đi tù. Cho nên tôi nghĩ là thế giới đang quá nhẹ tay với Việt Nam, Mỹ thì chỉ nghĩ đến Trung Quốc đang lớn mạnh và cố gắng thiết lập đồng minh với Việt Nam để chống lại Trung Quốc và do đó họ để vấn đề nhân quyền của Việt nam sang một bên. Chúng tôi cho rằng đó là cách tiếp cận không đúng và thực tế càng ngày càng có nhiều người đồng ý với chúng tôi.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.

Vì sao TQ đàn áp Pháp Luân Công?

2011-10-13
12 năm về trước, chính phủ Trung Quốc phát động một chiến dịch xóa bỏ Pháp Luân Công và gọi đây là một tà đạo.
AFP photo
Thành viên của Pháp Luân Công thiền định trong một cuộc biểu tình ôn hòa trước đại sứ quán Trung Quốc tại Jakarta ngày 10 tháng tư 2010.
Những người theo Pháp Luân Công thì nói rằng đây không phải là một đạo mà chỉ là một hệ thống tu dưỡng cơ thể và tinh thần dựa trên giáo lý Phật giáo. Mặc dù bị đàn áp tại Trung Quốc, Pháp Luân Công vẫn tiếp tục phát triển và lan rộng ra nhiều nước khác trên thế giới.

Mang tính truyền thống

Việt Hà phỏng vấn ông Levi Brownde, Giám đốc điều hành trung tâm thông tin Falun Gong để tìm hiểu thêm về tình hình của phong trào Pháp Luân Công ở Trung Quốc và thế giới. Trước hết, ông Browde nói về những nguyên nhân khiến chính phủ Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công như sau:
Levi Browde: Có 3 nguyên nhân chính và đều quan trọng, nguyên nhân đầu tiên là chính phủ Trung Quốc đã điều tra tìm hiểu và thấy là có từ 70 đến 100 triệu người luyện Pháp Luân Công, và con số này làm một số người trong đảng cộng sản Trung Quốc cảm thấy lo ngại. Nguyên nhân thứ hai là bản chất của Pháp Luân Công, Pháp Luân Công dựa rất nhiều vào các nguyên tắc trong đạo Phật ở Trung Quốc, mang tính rất truyền thống, trong khi đảng cộng sản Trung Quốc sau khi nắm quyền vào năm 1949 đã phá hủy những cái mà họ gọi là cổ cũ, họ phá đền thờ, chùa chiền, họ đã trải qua rất nhiều thập niên tìm cách xóa bỏ những giá trị truyền thống.
Thực tế là Pháp Luân Công mang tính rất truyền thống Trung Quốc đã đi ngược lại những tiêu chuẩn của đảng cộng sản. Lý do thứ ba là vai trò của tổng bí thư Giang Trạch Dân. Cho đến mùa hè năm 1999 hay thậm chí cho đến cuộc biểu tình ngày 25 tháng 4 cùng năm khi hàng ngàn người Pháp Luân Công tập trung về Bắc Kinh, thì Pháp Luân Công đã rất nổi tiếng ngay cả trong hàng ngũ những người lãnh đạo đảng, thậm chí một số người trong bộ chính trị đã đọc sách của Pháp Luân Công. Cho nên chính Giang Trạch Dân là người sau cuộc tập trung ngày 25 tháng 4 đã nói là cần phải đàn áp Pháp Luân Công. Ông Giang Trạch Dân là tổng bí thư, đứng đầu cả nước, cả quân đội, nên ông ta có thể đưa những gì ông ta muốn vào thực hiện.
Việt Hà: Chính phủ Trung Quốc có thông qua một luật nào cụ thể đặt Pháp Luân Công ra ngoài vòng pháp luật và quy định rõ là những người theo Pháp Luân Công phải bị xử phạt ra sao không thưa ông?
Pháp Luân Công dựa rất nhiều vào các nguyên tắc trong đạo Phật ở Trung Quốc, mang tính rất truyền thống, trong khi đảng cộng sản Trung Quốc tìm cách xóa bỏ những giá trị truyền thống.
Levi Browde
Levi Browde: Thực tế theo luật thì Pháp Luân Công không vi phạm pháp luật, khi lệnh cấm Pháp Luân Công lần đầu tiên được đưa ra vào tháng 7 năm 1999, thì đó là một chỉ thị từ một cơ quan quản lý hành chính nhà nước nói rằng không ai được phép luyện Pháp Luân Công trong khi đó cơ quan này không có quyền gì để đưa ra một chỉ thị cấm như vậy theo luật của Trung Quốc hay quốc tế. Chỉ đến tháng 10 năm 1999 thì cơ quan đại diện nhà nước mới thông qua một luật mà trong luật này cũng không chỉ đích danh Pháp Luân Công là phạm pháp, nó rất mơ hồ để giới chức Trung Quốc có thể áp dụng bất cứ cách nào mà họ muốn.
Luật chỉ nói các tổ chức dị giáo là các tổ chức phạm pháp nhưng không nói gì về Pháp Luân Công cả. Trong nhiều trường hợp xét xử, họ áp dụng luật này với người theo Pháp Luân Công, trong nhiều trường hợp khác họ chả có luật gì cả. Điều chính mà tôi muốn nói đến là Pháp Luân Công chưa bao giờ chính thức bị cấm và bị coi là phạm pháp cả.

Lan ra thế giới

Việt Hà: Việc chính phủ Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công đã ảnh hưởng đến những người theo học Pháp Luân Công hoặc muốn theo học Pháp Luân Công ở Trung Quốc?
000_Was2464245-250.jpg
Hàng trăm học viên Pháp Luân Công biểu diễn tại National Mall - Washington, DC hôm 17/7/2009, đánh dấu 10 năm môn này bị cấm ở Trung Quốc. AFP
Levi Browde: Ở Trung Quốc nếu bạn ra ngoài công viên và tập Pháp Luân Công thì bạn sẽ bị bắt ngay lập tức, trước khi có chuyện cấm đoán này thì chúng ta có thể thấy người tập luyện Pháp Luân Công ở hầu hết mọi công viên, mọi nơi tại Trung Quốc, nhưng giờ không còn nữa.
Ngoài ra các thông tin về Pháp Luân Công trên internet bị chặn, nhiều website tin tức thậm chí của CNN hay RFA cũng bị chặn ở Trung quốc.
Nhưng hiện đang có một phong trào lớn trong người dân theo Pháp Luân Công không chỉ là luyện tập mà còn cả việc truyền các thông tin về việc vi phạm nhân quyền. Có những nhà in họat động ngầm để in ra các bản tin trong nước.
Đây là cái tội gọi là truyền thông không chính thức trong nước. Người dân khi xem TV hay tin tức do nhà nước cung cấp thì không thấy nói gì về Pháp Luân Công nhưng khi họ mở hộp thư vào mỗi sáng hay bước ra cửa nhà họ có thể thấy những bản tin từ truyền thông không chính thức. Tôi có thể nói là hàng triệu người đang làm những việc này.
Việt Hà: Xin ông cho biết Pháp Luân Công đã lan ra thế giới như thế nào và ông có con số ước tính bao nhiêu người trên thế giới đang tập Pháp Luân Công không?
Levi Browde: Pháp Luân Công lan ra các nước khác cũng giống như Pháp Luân Công tại Trung Quốc, Lý Hông Chí người có thể coi là bắt đầu Pháp Luân Công ở Trung Quốc ngày nay đã bắt đầu các bài giảng Pháp Luân Công công khai cho một số người từ năm 1992 đến 1994, mỗi lớp học có từ vài trăm đến ngàn người, ông đi khắp nước theo lời mời của các cơ quan nhà nước cho đến năm 1994, nhưng sau đó thì ông ngừng việc giảng dạy Pháp Luân Công hoàn toàn. Cho nên từ 1994 đến 1995 thì việc lan truyền Pháp Luân Công lên đến hàng chục triệu người chủ yếu là qua lời truyền miệng, một người học Pháp Luân Công thấy là mình khỏe lên, thấy tốt lên sẽ nói với người khác, với họ hàng, bạn bè.
Hiện Pháp Luân Công đã lan ra được khoảng 100 nước trên thế giới và sách về Pháp Luân Công đã được dịch ra hàng chục thứ tiếng.
Levi Browde
Pháp Luân Công lan ra nước ngoài qua kênh của người Trung Quốc, tôi có những người bạn ở đây học ở Mỹ nhưng lại biết Pháp Luân Công từ mẹ mình chẳng hạn, những người học Pháp Luân Công từ Trung Quốc. Ngoài ra thì cũng không có một tổ chức cho Pháp Luân Công, không có văn phòng nào cả, tất cả những gì bạn cần là sách, và bạn có thể download miễn phí từ internet. Cho nên ai cũng có thể tập luyện Pháp Luân Công. Hiện Pháp Luân Công đã lan ra được khoảng 100 nước trên thế giới và sách về Pháp Luân Công đã được dịch ra hàng chục thứ tiếng.

Nỗ lực ngăn chặn đàn áp

Việt Hà: Ông đánh giá thế nào về những nỗ lực trên thế giới lên án các hành động ngược đãi người theo Pháp Luân Công ở Trung Quốc cho đến lúc này?
000_Hkg1236232-250.jpg
Cảnh sát kiểm soát một cuộc diễu hành bởi hàng trăm người ủng hộ Pháp Luân Công tại Bắc Kinh hôm 25/4/2008, một ngày trước sự kiện rước đuốc Olympic. AFP
Levi Browde: Tôi có thể nói là đang có nhiều nỗ lực về chính trị và kinh tế đang diễn ra trên thế giới nhưng vẫn chưa đủ để ngăn chặn tình trạng đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc, nguyên nhân một phần là chính phủ Trung quốc đã thành công trong việc bóp méo tình hình thực tế. Ví dụ vào năm 1999, khi hàng ngàn người Pháp Luân Công tập trung về Bắc Kinh, người ta đã biết là chính phủ đã làm điều tra về số người theo Pháp Luân Công cho thấy có khoảng 100 triệu người tập Pháp Luân Công, New York times cũng đã khẳng định điều này, AP cũng xác nhận, nhưng sau đó chính phủ lại thông báo là chỉ khoảng vài trăm ngàn hay 1 triệu gì đó, nên đó là cách họ thay đổi câu chuyện.
Khi chúng ta nói đến hàng ngàn người bị bỏ tù, bị tra tấn thì chúng ta cũng hỏi là chính phủ Trung Quốc đã làm gì để che đậy các câu chuyện này, họ có thể nói là chỉ vài người đã làm gì đó sai mà thôi. Có nhân chứng ở Trung Quốc cho biết là có một hệ thống ở Trung Quốc nhằm xóa bỏ Pháp Luân Công nhưng chúng ta không thấy trên báo chí Trung Quốc. Chính phủ chỉ lấy vài thông tin, thay đổi nó và có khá nhiều báo chí quốc tế cũng nhặt lại những thông tin này và nó trở thành không đúng, không đủ.
Việt Hà: Nhiều người cho rằng cách tiếp cận không bạo lực của Pháp Luân Công không hiệu quả trong việc đối phó với sự đàn áp của chính phủ Trung Quốc, ông nghĩ sao?
Levi Browde: Nhiều người đã nói như vậy ngay từ ban đầu, đã có những chỉ trích ban đầu về cách tiếp cận không bạo động của chúng tôi, rằng không mạnh mẽ nhưng đó không phải là cách của chúng tôi, điều quan trọng là nguyên tắc mà chúng tôi theo đuổi, và với thời gian trôi qua thì ngày càng nhiều người lại quay lại ủng hộ cách tiếp cận của chúng tôi, họ thấy sức mạnh đáng kể trong cách tiếp cận của chúng tôi, sức mạnh hòa bình, rất nhiều người ở bên trong Trung Quốc đã tập trung lại và đứng về phía chúng tôi.
Việt Hà: Ông có hy vọng mạnh mẽ vào tương lai của Pháp Luân Công ở Trung Quốc?
Tôi có thể nói là đang có nhiều nỗ lực về chính trị và kinh tế đang diễn ra trên thế giới nhưng vẫn chưa đủ để ngăn chặn tình trạng đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Levi Browde
Levi Browde: Tôi có hy vọng, những khủng bố, ngược đãi như thế này sẽ không kéo dài được lâu, chúng ta có thể đi ngược lịch sử về trường hợp của những người theo Thiên chúa giáo cũng vậy thôi, chúng tôi có thể phải chịu đựng một thời gian nhưng rồi sẽ đến một ngày tốt đẹp, lịch sử đã chứng minh, một lúc nào đó người dân thực sự hiểu tình hình thực sự và người Trung Quốc sẽ đứng lên và không cho phép những hành động ngược đãi như vậy xảy ra.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.
Những con số thống kê của trung tâm dữ liệu Pháp Luân Đại Pháp cho biết đã có từ 450.000 đến 1 triệu người theo Pháp Luân Công bị giam giữ cho đến tháng 7 năm 2009. Có hơn 420 ngàn người đã bị tra tấn và bị bắt phải từ bỏ Pháp Luân Công, và có hơn 3.000 người theo Pháp Luân Công đã chết vì bị giam giữ, và chịu cực hình kể từ năm 1999 đến năm 2009.

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

DCVOnline phỏng vấn blogger Nguyễn Hoàng Vi: Thêm một vụ tai nạn giao thông “khó hiểu”

DCVOnline - phỏng vấn Cô Nguyễn Hoàng Vi kể lại với DCVOnline một tai nạn giao thông vừa xảy ra cho bản thân gây nhiều thương tích và nhận định rằng đây là một vụ dàn cảnh của công an Việt Nam.

DCVOnline: Một vụ tai nạn giao thông “khó hiểu” nữa lại xảy ra ở Việt Nam. Nạn nhân lần này là cô Nguyễn Hoàng Vi chỉ vì “có quan hệ rộng và phức tạp” và bị gọi là “thành phần nguy hiểm” theo tiêu chuẩn xếp loại của cơ quan công an Việt Nam. Cô Nguyễn Hoàng Vi, có nick name trên facebook là An Đổ Nguyễn hiện đang sinh sống tại quận Tân Phú, Sài Gòn và làm việc trong một công ty truyền thông. Những vụ “tai nạn giao thông” kiểu này không hiếm dưới chế độ cộng sản Việt Nam, mà gần đây nhất có lẽ là vụ “tai nạn” của anh Nguyễn Ngọc Quang mà DCVOnline đã từng đưa tin và phỏng vấn. Ngay khi từ bệnh viện trở về nhà, tuy đang rất đau nhức nhưng Nguyễn Hoàng Vi cũng cố gắng trả lời phỏng vấn của DCVOnline…
DCVOnline: Trong hồ sơ bệnh án, bác sĩ đã ghi thương tích của bạn như thế nào?

Nguyễn Hoàng Vi: Bác sĩ ko lập hồ sơ bệnh án. 
DCVOnline: Bạn có được bác sĩ giải thích tại sao không lập hồ sơ bệnh án ko? 
Nguyễn Hoàng Vi: Vì bệnh viện Chợ Rẫy hôm qua đông người, bác sĩ có hỏi là bị sao, rồi có thấy buồn nôn hay chóng mặt gì không, em trả lời không, chỉ đau nhức tay chân và bị thương tích vùng mặt. Bác sĩ xem, sờ nắn tay chân rồi bảo là xương không có bị gãy đâu, đừng lo, bị trầy nhiều nên đau nhức. Lúc ấy những vết thương của em cũng đã được mẹ rửa trước khi đến bệnh viện rồi, nên bác sĩ chỉ kê toa thuốc bảo là về nhà uống, khi nào các vết thương hết sưng và bớt đau thì đi nha sĩ làm răng lại. 
DCVOnline: Tức là bác sĩ điều trị hoàn toàn không có đề nghị bạn làm những xét nghiệm cũng như chụp ảnh xương vùng bị chấn thương? 
Nguyễn Hoàng Vi: Dạ đúng vậy. 
DCVOnline: Trong toa thuốc của bạn bác sĩ ghi phần “định bệnh” như thế nào, và họ cho bạn uống bao nhiêu ngày thuốc, có hẹn tái khám không? 
Nguyễn Hoàng Vi: Toa thuốc ghi phần “định bệnh” chữ xấu quá, em đọc không ra. Toa thuốc này uống 1 tuần và ko thấy ghi tái khám mà bác sĩ chỉ có dặn em là khi nào bớt sưng, bớt đau rồi đi làm lại răng mặt là được. DCVOnline: Hiện tại, ngay trong lúc này bạn thấy trong người ra sao? 
Nguyễn Hoàng Vi: Em đang rất đau nhức chỗ mấy vết thương. 
DCVOnline: Bạn có đề nghị bác sĩ cấp giấy chứng thương cho bạn không? 
Nguyễn Hoàng Vi: Thưa không. 
DCVOnline: Tại sao? 
Nguyễn Hoàng Vi: Vì em nghĩ quan trọng là có chữa trị được không thôi, cứ về uống thuốc theo toa bác sĩ vài ngày xem có đỡ hơn không, và vì là bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy khám, nên em nghĩ chắc cũng uy tín.
DCVOnline: Bạn vui lòng thuật lại chi tiết vụ tai nạn diễn ra trong đêm 02/10 như thế nào. 
Nguyễn Hoàng Vi: Đêm ngày 2/10 trên đường đi sinh nhật bạn về, trên đường Trường Chinh đoạn gần khu công nghiệp Tân Bình, bất ngờ em bị 1 xe gắn máy đi ngược chiều đâm thẳng vào xe em làm em ngã đập mặt xuống đất, môi bị rách và gãy răng, tay chân trầy trụa. Khi em ngã lăn ra đất thì lập tức 4-5 thanh niên vây quanh, trong đó có kẻ đụng em. Thấy em không bất tỉnh, họ xốc em vào lề xem sao. Em nhận ra được 1 người trong số đó rất quen, đó là kẻ vẫn thường hay theo dõi em. Khi ấy em giả vờ bị nặng, em nói với họ em khó thở, chắc sắp chết rồi, họ liền phân công nhau 1 người lái xe em, 1 người ẵm em ngồi phía sau, chở em đi đến một phòng khám gần đấy. Trên đường đi họ có nói em cố gắng lên, sắp tới bệnh viện rồi, không sao đâu. Nhưng khi thả em xuống phòng khám, họ nói với mọi người là em đi đường tự té, họ thấy vậy chở đi giùm. Lúc đó em tức, em nói với mọi người giữ họ lại, họ là những kẻ đụng em, nhưng ngay lập tức có 2 chiếc xe máy đi tới, họ nhảy lên xe và bỏ chạy mất. 
DCVOnline: Và sau đấy mẹ bạn đã đến phòng khám để lau rửa vết thương cho bạn trước khi bác sĩ khám? 
Nguyễn Hoàng Vi: Không ạ, lúc em bị tai nạn là đã gần 12 giờ khuya và em cũng không mang theo tiền bạc trong người để trả cho phòng khám nên họ chỉ xem qua loa, và lau máu cho em thôi. Sau đấy em cố gắng lái xe về nhà và vì đã rất khuya rồi nên e không dám gọi cả nhà. Sáng hôm sau em mới cho cả nhà biết, khi ấy mẹ mới vệ sinh vết thương cho em và buổi chiều anh em mới chở em đến bệnh viện Chợ Rẫy. 
DCVOnline: Người “rất quen” mà bạn nhận diện được là ai mà thường theo dõi bạn? 
Nguyễn Hoàng Vi: Em không biết tên ạ, chỉ biết là từ đầu tháng 6 đến nay người này là một trong số những người rất hay theo dõi em. 
DCVOnline: Theo bạn thì tại sao từ đầu tháng 6 đến nay bạn thường bị theo dõi, và tại sao bạn biết là đang bị theo dõi? 
Nguyễn Hoàng Vi: Bắt đầu từ chủ nhật đầu tiên 05/06/2011 xảy ra cuộc biểu tình chống Trung Quốc, họ đã canh và chặn ngay trước nhà em, không cho em ra khỏi nhà. Một tuần sau đó (ngày 12/6) em và con trai em bị bắt ngay khách sạn trên đường Đỗ Quang Đẩu Q1 và bị câu lưu ở công an phường Phạm Ngũ Lão đến gần 4h chiều mới được thả. Từ đó đến nay họ vẫn theo dõi em đi đâu, làm gì, thậm chí họ canh ở nhà em, đi nói xấu với hàng xóm em là em nhận tiền từ những “thế lực đen” để làm những điều có hại cho đất nước, làm ảnh hưởng lớn đến danh dự của em… 
DCVOnline: Con trai bạn bao nhiêu tuổi? 
Nguyễn Hoàng Vi: Con trai em 6 tuổi. …Vào chủ nhật của ngày nào đó tháng 7 em nhớ ko rõ, khi em ra ngoài tính cafe sáng với bạn em ở quê lên chơi thì em bị họ chặn xe, không cho đi. Tên công an khu vực lấy điện thoại ra chụp hình, quay phim em, em đề nghị anh ta không được làm vậy, nhưng anh ta vẫn ngoan cố, không dừng. Lúc ấy em tức quá lấy điện thoại ra chụp hình lại nhóm công an này rồi bỏ đi vào nhà. Họ chạy theo bắt em phải đưa điện thoại xóa hình, em không chịu và yêu cầu họ phải xin lỗi em trước bà con hàng xóm, em sẽ xóa. Khi em bắt họ phải xin lỗi em thì họ bảo em về công an phường đi rồi họ xin lỗi. Em nói em đâu có ngu, họ làm em mất danh dự với hàng xóm, với nơi em cư ngụ thì phải xin lỗi tại đây. Sau một hồi họ hội ý, quyết định không xin lỗi em luôn mà xông thẳng vào nhà hòng cướp cái điện thoại, lên đến tận phòng riêng của em, nhưng bị mẹ em chặn lại. Ngay khi chụp xong hình, em gửi qua email cho bạn em giữ giùm chứ ko lưu lại máy. Ngay khi ấy bạn em có có post mấy hình đó lên blog cá nhân của bạn em và gọi họ là “những con chó săn”. Sau đó họ liên tục sách nhiễu gia đình em, nói xấu nhà em nhiều hơn nữa. 
DCVOnline: Cụ thể họ “nói xấu” như thế nào? 
Nguyễn Hoàng Vi: Họ nói rằng với sức em, làm gì em nuôi nổi gia đình, sắm sửa thứ này thứ nọ, nói là em nhận tiền của thế lực đen. Khoảng tháng 8 khi em nghe được những lời đó, em giận điên người, mới đi làm về, em xông xông ra chỗ tên công an khu vực đang ngồi canh em, em chửi hắn 1 trận. Khi ấy hắn đang ngồi với thành phần bất hảo và bọn kia nhào tới chửi em, còn đòi đánh em nữa. Từ đó ngày ngày cứ buổi sáng là mấy anh công an lại ngồi cafe với xã hội đen, chiều tối thì lai rai với nhau. Cuối tháng 8, công an khu vực đến nhà hăm dọa mẹ em rằng “Sau này gia đình cô có khổ hơn thì đừng có trách”, em linh cảm sẽ có chuyện gì đó không tốt lành sẽ đến và em quyết định không đi xe máy nữa để an toàn. Nhưng hôm 2/10 sinh nhật bạn buổi tối, khi về không còn xe bus, nên em mới tự lái xe đi và y như rằng linh cảm em chẳng sai chút nào. Em bị người ta phóng xe đâm thẳng vào xe em. 
DCVOnline: Ngoài tham gia những cuộc biểu tình vào các ngày chủ nhật, bạn có viết lách gì không?

Nguyễn Hoàng Vi: Thật ra là em chưa từng được tham gia biểu tình ngày nào hết, em cũng ko viết lách gì, chỉ viết blog chơi thôi. 
DCVOnline: Bạn chưa kịp tham gia một cuộc biểu tình nào, cũng như không viết lách gì, lại càng chưa hề tiếp xúc với các cơ quan truyền thông “không nằm trong lề phải của nhà nước”, nhưng sao tình hình lại căng thẳng đến thế? 
Nguyễn Hoàng Vi: Có lẽ vì những mối quan hệ của em, vì họ có nói với hàng xóm em rằng em là thành phần nguy hiểm, có mối quan hệ rộng và phức tạp. Bạn bè em chơi đa số là những người nặng lòng với quê hương - đất nước, dám đánh đổi tất cả vì sự tự do - dân chủ, vì sự phát triển của đất nước. Em khâm phục những người sống không vì bản thân mình, cũng cảm thấy thẹn vì chẳng làm được những điều như họ. 
DCVOnline: Quay lại vụ tai nạn, căn cứ vào những điều gì để bạn không nghĩ đó là một trong số rất nhiều vụ tai nạn giao thông vẫn xảy ra hàng ngày ở Việt Nam? 
Nguyễn Hoàng Vi: Từ thứ 6 ngày 30/09 vừa rồi, công an canh đầu hẻm nhà em rất nhiều. Đến hôm chủ nhật ngày 02/10 em vẫn bị canh. Khi em ra khỏi nhà đi sinh nhật bạn, cũng có người đi theo phía sau. Khi em về trời khuya, đường vắng, đang đi trên đường thì một chiếc xe đi ngược chiều, ko có đèn xe đâm thẳng vào em, khiến em không kịp né luôn. Em cũng ko kịp nhìn thấy mặt kẻ đâm em, chỉ biết trong số 4-5 người bu lại xe em lúc đó, em đã nhận ra 1 người “rất quen”. Rồi khi chở em đến bệnh viện tất cả họ lại bỏ chạy.
DCVOnline: Nhưng như bạn mô tả, thì người gây tai nạn cho bạn là từ phía chiều ngược lại không đèn đâm thẳng vào xe bạn, như thế thì căn cứ vào đâu để bạn nghĩ rằng người này có liên quan đến số người vẫn lượn lờ theo bạn lâu nay? 
Nguyễn Hoàng Vi: Cách xưng hô, nói chuyện của những người đó bao gồm người đã gây tai nạn cho em và người em nhận diện là vẫn thường xuyên theo dõi em cho thấy họ cùng một nhóm. Từ đó, em chắc chắn rằng người đụng em và những công an vẫn dõi em lâu nay là có mối liên hệ với nhau. 
DCVOnline: Nghĩa là sau khi té xuống đường bạn nhận ra một cách rõ ràng rằng kẻ gây tai nạn cho bạn đứng chung trong nhóm những người đang đi theo bạn và tất cả họ nói chuyện với nhau với cung cách của những người quen biết nhau? 
Nguyễn Hoàng Vi: Khi té xuống đường, em ko kịp thấy mặt kẻ đụng em, chỉ biết là khi nghĩ rằng em đang bất tỉnh, 4-5 người bu lại trong đó có kẻ đụng em cùng kéo em vào trong xem em thế nào, thì khi đó em nhận ra 1 người quen trong nhóm đó. Nghĩa là trong nhóm đó vừa có kẻ đụng em, vừa có người vẫn thường theo dõi em, và cách xưng hô của những người đó cho thấy họ quen biết nhau. 
DCVOnline: Cụ thể thương tích của bạn ra sao? 
Nguyễn Hoàng Vi: Thân thể em bị trầy xướt nhiều ở tay chân và ngực nên đau nhức nhiều, đi lại cũng khó khăn vì rất đau. Em bị rách môi và gãy ít nhất 7 cái răng cửa. 
DCVOnline: Cảm ơn bạn đã dành cho DCVOnline cuộc trò chuyện này, và mong bạn sớm bình phục.  
© DCVOnline

TQ khống chế VN trên lĩnh vực quốc phòng

Đại Nghĩa (danlambao)  Chính quyền Trung quốc người láng giềng tham làm và là tên đồng chí khốn nạn đang âm mưu thôn tính nước ta qua việc khống chế mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa quốc phòng. Âm mưu thâm độc ấy ngày càng lộ rõ qua những hành động côn đồ và chiến lược xâm lấn được thể hiện qua các mặt trận:
I- Mặt trận phía Bắc, biên giới. 
Khi xưa tổ tiên ta đã biết lợi dụng rừng núi biên giới chớn chở giặc khó chuyễn quân sang đánh nước ta như ải Chi lăng, vì thế nên ngày nay chúng cố tình mướn đất rừng đầu nguồn các tỉnh biên giới Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh… để chúng phá đi những chướng ngại ấy và đồng thời làm chủ những cao điểm quân sự chiến lược của ta hầu dể dàng cho chúng đưa quân sang xâm chiếm vào một ngày N nào đó. Đoán biết được âm mưu thâm độc của giặc nên trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh lên tiếng cảnh báo: 
“Đây là một hiểm họa cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia… Các tỉnh bán rừng là tự sát và làm hại cho đất nước. Còn các nước mua rừng của ta là cố tình phá hoại nước ta và gieo tai họa cho nhân dân ta một cách thâm độc và tàn bạo. Nếu chúng ta không có biện pháp hữu hiệu, họ có thể đưa người của họ vào khai phá, trồng trọt, làm nhà cửa trong 50 năm, sinh con đẻ cái, sẽ thành những làng“ làng Đài Loan”, “ làng Hồng Kông”, “ làng Trung quốc”. Thế là vô tình chúng ta mất đi một phần lãnh thổ và còn nguy hiểm cho quốc phòng. (Đối Thoại online ngày 11-2-2010) 
Cái nguy hại là các công ty thuê mướn đã phá rừng và làm đường xẻ ngang xẻ dọc để tiện bề di chuyễn (quân), phá đi những vị trí chiến lược quốc phòng của ta. Nếu một lần nữa, quân Trung quốc kéo sang sẽ ồ ạt và dể dàng, nhanh chóng như vũ bảo hơn trận chiến 6 tỉnh biên giới năm 1979 nhiều. Đứng trước sự việc bất lợi nầy, nhóm phóng viên của VietNamNet đã thâm nhập vào khu vực biên giới tỉnh Lạng Sơn để làm phóng sự cảnh giác rằng: 
“Trên đường vào khu vực rừng của InnovGreen ở Tân Minh chúng tôi được nghe nói đến cái tên“ chốt quân sự 558” nằm sát biên giới. Theo lời ông phó chủ tịch xã Tân Minh, chốt quân sự này có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng. Là một lãnh đạo xã biên giới, ông Bào hiểu được sự phức tạp trong công cuộc bảo vệ biên cương, giữ từng tấc đất, cây rừng của cha ông để lại… 
“Đứng trên đỉnh núi 558 có thể bao quát được cả xã Tân Minh, Trung Thành, Đội Cấn, Quốc Khánh và cả xã biên giới cạnh đó là Đào Viên nữa. Vì thế có vị trí rất quan trọng và nhạy cảm về quốc phòng an ninh, bảo vệ biên giới. (VietNamNet online ngày 22-11-2010) 
II- Mặt trận phía Tây, Cao Nguyên Trung phần. 
Tây Nguyên là vùng hiểm địa rất quan trọng trong công cuộc bảo vệ quốc gia mà các chiến lược gia đánh gía cao về tầm vóc chiến lược quốc phòng. Việc đảng CSVN để cho các nhà thầu Trung quốc khai thác bauxite trên Tây Nguyên là một hành động rước voi dày mã tổ. Ngoài sự tác hại môi trường, phá hoại di sản văn hóa của dân tộc và nhất là địa thế chiến lược quốc phòng mà đã có biết bao vị lão thành cách mạng cũng như vị tướng khai quốc công thần Võ Nguyên Giáp và nguyên phó chủ tịch nhà nước Nguyễn Thị Bình can ngăn nhưng vẫn không được. TBT đảng CS Nông Đức Mạnh và TT chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cương quyết cho rằng đó là“ chủ trương lớn của đảng” vậy mà các đảng viên can ngăn vẫn như không. Đại tá Nguyễn Huy Toàn, chuyên gia lịch sử quân sự và đại tá Quách Hải Lượng, chuyên viên cao cấp Viện Nghiên cứu Chiến lược Quân sự phân tích về chiến lược Tây Nguyên và những vấn đề đặt ra khi khai thác tài nguyên của khu vực trọng yếu này như sau: 
Cha ông ta từ xưa đã nhận định vùng Tây Nguyên quan trọng tới mức nếu ai chiếm được Tây Nguyên thì coi như đã làm chủ được Việt Nam và Đông Dương. Sau này người, người Pháp, người Mỹ và thế giới cũng nhận thức được vị trí yết hầu của khu vực này với câu nói nổi tiếng: Đây là “nóc nhà của Đông Dương”. Vùng đất này liền kề ngã ba Đông Dương, cho nên khi chiếm lĩnh được khu vực này thì cũng dể dàng chiếm lĩnh được toàn bộ Đông Dương”. (TuanVietNamNet online ngày 10-3-2009) 
Thiếu tướng công an Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học bộ Công an phân tích rõ về địa thế của Tây Nguyên như sau: 
Trung quốc vào Tây Nguyên là họ đã có điều kiện khống chế đối với cả ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia. Hiện nay Trung quốc đã thuê một vùng đất rộng lớn ở tỉnh Munbunkiri- sát biên giới tỉnh Dak Nông với thời gian 99 năm, và Trung quốc đã làm chủ các dự án kinh tế lớn ở tỉnh A-Ta-Pu - tỉnh cực nam của Lào, giáp với Việt Nam và Campuchia (tại ngã ba Đông Dương). Đây là hậu họa khôn lường đối với an ninh quốc gia. Không rõ những người quyết định cho Trung quốc vào Tây Nguyên có biết điều này không?(Đối Thoại online ngày 23-4-2009) 
III- Mặt trận phía Đông, biển - đảo. 
Về mặt biển Đông thì tham vọng của Trung quốc đã quá rõ ràng, chúng mong nuốt trọn hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của ta ngoài ra chúng còn muốn làm bá chủ trọn biển Đông với cái đường lưởi bò ma quái. Hiện nay Trung quốc đã dốc toàn lực về biển Đông để chiếm tài nguyên và giao thông trên tuyến thuỷ lộ này. Kỹ sư Đỗ Nam Hải - Phương Nam cho biết: 
…Trung quốc đã huy động nhiều loại tàu xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và Phlippines: từ tàu đánh cá có tàu ngư chính yểm trợ đằng sau, cho đến các loại tàu hải giám và cả tàu quân sự. Ngoài việc ngang nhiên xâm phạm, những tàu nầy còn tiến hành những hoạt động phá hoại như đâm thẳng vào tàu đánh cá, cắt cáp thăm dò các tàu Bình Minh 2 và Viking 2 của Việt Nam, bắt ngư dân để đòi tiền chuộc…(Dân Làm Báo online ngày 4-10-2011) 
Trung quốc đã bủa vây khống chế biển Đông, phong tỏa ngay cả vùng biển thuộc hải phận của Việt nam và các nước lân cận. Mới gần đây hành động côn đồ của chúng còn đi xa hơn theo thiếu tướng Lê Văn Cương kể thì: 
Ngày 26-5, tàu Bình Minh 2 bị tàu hải giám Trung quốc cắt cáp rồi tới ngày 9-6, tàu Viking II tiếp tục bị tàu đánh cá có hai tàu ngư chính yểm trợ cắt cáp. Toàn bộ những việc này Trung quốc đã có tính toán và hành động của họ xuất phát từ hệ thống, mục đích rõ ràng chứ không phải vấn đề một tàu ngư chính hay hải giám. 

“ 2 vụ việc liên tiếp thể hiện tính chất rất nghiêm trọng của vấn đề. Trung quốc đã hết sức ngang nhiên xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam ngay trong vùng thuộc chủ quyền và quyền tài phán của chúng ta. Các sự việc nằm trong mưu đồ được hoạch định rất bài bản, chứ không phải những sự kiện đơn lẻ”. (Dân Trí online ngày 13-6-2011) 
Miệng thì họ luôn nói giải quyết biển Đông qua hòa bình, thương lượng, nhưng trên thực tế họ luôn huy động tàu bè cấm đoán, hù dọa, bắn giết ngư dân ta và theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc thì: 
Khi đã có một Đặng Tiểu Bình tuyên bố biển Đông là ‘chủ quyền thuộc ngã’ và từ khi Trung quốc tuyên bố biển Đông là khu vực ‘lợi ích cốt lõi’ của họ, thì khó dùng tinh thần hiếu hòa của người Việt để ngăn chặn tham vọng của phương Bắc. Lịch sử Việt nam có nhiều bài để học. Vấn đề là học như thế nào và hành ra sao để ngăn chặn được nguy cơ không chỉ riêng cho dân tộc mà còn là nguy cơ đối với đảng cầm quyền và những người lãnh đạo đất nước”. (RFA online ngày-6-2011) 
Theo nhà ngoại giao kỳ cựu và rất có kinh nghiệm với người đồng chí láng giềng nầy là ông Dương Danh Dy, khi trả lời phỏng vấn của đài RFI thì tham vọng của quân bành trướng Bắc Kinh không bao giờ từ bỏ: 
Cá nhân tôi cho rằng Trung quốc không bao giờ từ bỏ biển Đông. 10 năm chưa xong thì 20, 30, 40 năm. Chắc chắn ý đồ của họ về biển Đông về thực chất không thay đổi, là phải thâu tóm”. (RFI online ngày 17-11-2010) 
IV- Mặt trận nội địa. 
Trung quốc đã xâm nhập nội địa của ta bằng 90% các gói thầu EPC từ Bắc chí Nam và luôn bị chậm trể tiến độ một vài năm một cách cố ý làm ảnh hưởng tới nền kinh tế và đời sống của nhân dân ta khi chúng ta đang căng thẳng về điện. Điện là thần kinh, là sự sống của dân tộc ấy thế mà nhà cầm quyền Việt Nam giao khoáng cho Trung quốc, nếu mai nầy “ răng cắn môi” thì đất nước ta sẽ ra sao?! 
Thông tin nói trên tuy không hẳn mới, nhưng nó một lần nữa cho thấy đang có quan ngại trước sự hiện diện ồ ạt của các công ty Trung quốc trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, khai khoáng, năng lượng…thuộc loại tối quan trọng của quốc gia

“Bộ Công thương được dẫn nguồn đưa ra con số vào tháng 7-2009 cho thấy, có 30 doanh nghiệp Trung quốc đang tham gia tổng thầu EPC hoặc đối tác đầu tư trong 41 dự án ở Việt nam. 41 dự án này là kinh tế trọng điểm, hoặc dự án thượng nguồn, liên quan mật thiết tới tài nguyên quốc gia hoặc an ninh năng lượng”. (BBC online ngày 2-8-2010) 
Tầm quan trọng và nguy hiểm của những dự án do nhà thầu Trung quốc thực hiện như thế nào được ông Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự của Việt nam ở Quảng Châu viết về một bài báo như sau: 
“Đáng chú ý bài báo đã trích đăng ý kiến của giáo sư Bùi Huy Hùng, Viện Khoa học Năng lượng“ Việc hiện 90% dự án nhiệt điện hiện nay do Trung quốc thắng thầu sẽ dẫn tới sự phụ thuộc có nguy cơ mất an ninh năng lượng khi có sự cố xảy ra vì khi đó chúng ta có cái gì làm đối trọng. (Bauxite Viet Nam online ngày 26-9-2010) 
Ngoài sự an toàn về điện bọn tham nhũng còn mưu toan giao mạch máu xăng dầu của dân tộc vào tay Trung quốc theo giáo sư Hà Văn Thịnh cho biết thì: 
Tôi không biết dùng từ nào hơn khi nghe tin Petrolimex đang dự định ký hợp đồng với PetroChina để lắp đặt đường ống dẫn dầu từ Quảng Tây sang Quảng Ninh dài 200 km để mỗi năm“ được” mua từ Trung quốc khoảng trên dưới 3 triệu tấn dầu… 

“Chao ôi là buồn khi vận mệnh quốc gia, tương lai xã tắc được bỏ (bị cướp đoạt) vào tay Petrolimex và những người cùng phe phái chụp giựt của cải của đất nước theo cái“ lý lẽ” ngu hết biết: Cứ làm giàu cho con cái đi, cứ thế gửi tiền ra nước ngoài, có việc gì thì…chạy! Còn đất nước Việt Nam đói khổ, nghèo hèn ra sao kệ xác cho lũ dân ngu khu đen lãnh đủ!?(Dân Luận online ngày 14-7-2011) 
Cái nhức nhối và nguy hiểm nhất là Trung quốc đã cho người thâm nhập vào cùng khắp đất nước ta qua vai trò nhân công trong các công trường khai thác bauxite cũng như các gói thầu Trung quốc thực hiện từ Bắc chí Nam mà ta không biết đây là tình báo, gián điệp hay là đặc công nằm vùng đợi thời cơ. Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc VN tại Tp Sài Gòn đã bức xúc và cảnh báo nguy cơ: 
Ngay vấn đề lao động Trung quốc hiện nay sang đây không phép, thì tôi nghĩ là không phải chính quyền VN không biết, nhưng tại sao lại để tình trạng như vậy? Sẽ có những cái làng Trung quốc, những vùng trung quốc mà người Việt Nam không thể vào được. Đó là những nhân viên dân sự hay là quân sự? Ai mà biết họ đang làm gì trong đó

“Thì vấn đề đấy không phải là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề an ninh chính trị, vấn đề quốc phòng, mà chúng ta lại lơi lỏng. Điều này rất là nguy hiểm cho an ninh quốc gia. (Bauxite Việt Nam online ngày 19-9-2011) 
Theo cụ luật sư Trần Lâm thì nhà cầm quyền Việt Nam đã sai lầm cho Trung quốc xây dựng hành lang kinh tế sông Me Kông để thâm nhập kinh tế vào đất nước ta thật vô cùng nguy hiểm. 
Trung quốc đang giúp các nước làm cầu, làm đường nối tiếp. Trong 6 tuyến đường này thì 5 tuyến cuối cùng là Việt Nam: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Sài Gòn, toàn bộ là vị trí xung yếu trải rộng cả Việt Nam… Ta mới có 2 đường Lạng Sơn và Móng Cái đã thấy điêu đứng, nay có thêm 5 đường đi khắp nơi, sức đâu để bảo vệ kinh tế quốc phòng…“ Nhất thể hóa”, “ Lan tỏa”, với một nội dung mù mờ. Thế có phải là một thể chế cho phép các hành lang nầy như khu nhượng địa nằm khắp Việt Nam? Thế là như con ếch nằm trong cái rọ: Bắc là Trung quốc, Nam là biển, Tây có hành lang nầy, có Miama canh gác, Đông có cái lưởi bò”. (Đàn Chim Việt online ngày 12-10-2010) 
Giáo sư Vũ Cao Đàm nói rõ toàn cảnh áp lực của Trung quốc khống chế Việt Nam trên lĩnh vực quốc phòng như sau: 
Bằng chiêu bài“ hợp tác khai thác bo-xit”, đế quốc Trung Cộng đã đóng chốt ở một vùng vô cùng hiểm yếu của bán đảo Đông Dương, cộng với những hợp đồng thuê 300.000 ha đất rừng đầu nguồn với các“đồng chí” của họ tại các địa phương trên suốt các vùng biên giới, Trung Cộng đã tạo ra một thế quân sự vô cùng nguy hiểm có khả năng làm tê liệt khả năng phản công bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam khi bị Trung Cộng tấn công từ bốn phía. Chúng ta không quên cộng thêm một bầy nhung nhúc gồm trên 1,3 triệu người lao động Trung Cộng, gồm những tráng đinh (chắc chắn đã giải ngũ sau khi thực hiện nghĩa vụ quân sự). Bọn chúng được các“ đồng chí” sắp xếp đều khắp đủ mọi miền trên đất Việt Nam đã tạo ra một đạo quân dự bị khổng lồ, cầm súng bắn được ngay, đang mai phục khắp đất nước này”. (Bauxite việt Nam online ngày 31-8-2011) 
Một nguy cơ đang chờ đợi! 
Đại Nghĩa - sưu tầm

Cột đèn đòi đi

Trải qua mấy cuộc bể dâu 
Cột Đèn trụ được, nhưng rày chịu thua 
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐƠN XIN ĐI 
Kính gửi: Ông Thủ Tướng nước CHXHCNVN Nguyễn Tấn Dũng 
Kính thưa Thủ Tướng, 
Tôi, tên là Cột Đèn, làm đơn này kính xin Ngài cho tôi đi ra khỏi Hà Nội càng sớm càng tốt.
Lý do: Không còn kham nổi môi trường đứng. 
Nả, xin lỗi Thủ Tướng, mới mổ cò đến đây, Cột Đèn chưa chi đã thấy “oải”, cụt hứng mấy cái ngón tay. Nghĩ, hết “kiến nghị” đến “thư gửi”, rồi “thỉnh nguyện” của các vị “nguyên khí quốc gia, túi khôn thiên hạ, lão thành cách mạng” chỉ nhằm vào lợi ích nhân dân, an ninh tổ quốc mà còn bị Thủ Tướng, luôn sống và làm việc theo đạo đức bác Hồ “khiêm tốn dường ấy”, tự hạ mình xuống hàng đầu gối, coi như không, huống chi với cái đơn cho mục đích cá nhân, lại chẳng giống ai: “Cột Đèn Xin Đi”. 
Nhưng do quá bức xúc... mà cái lú nhú cái khôn... nhớ lại ngày xưa bác dạy, "không còn con đường nào khác hơn là quyết tử cho tổ quốc quyết sinh", nay Cột Đèn cũng đang lâm cảnh đường cùng, không muốn chết đứng do môi trường sống biến đổi, chịu không thấu đổi nên quyết... xin, mặc dù biết chẳng đời nào được cho. Thôi thì cứ noi gương anh hùng Nguyễn Thái Học, không thành công thì cũng thành cái cột đèn biết đòi đi. 
Dựa trên “cơ sở” đó, Cột Đèn xin giải bày: 
Thưa Thủ Tướng, nghe nói lúc xưa Ngài bỏ trường sớm để đi làm “du” gì đó, chưa học đến “Truyện Kiều”, nhưng sau khi Miền Nam được giải phóng, Ngài chui ra khỏi bụi bờ lau sậy, rừng tràm U Minh, bước ngay lên thời kỳ “vàng... thu” tức thu vàng bán bãi vượt biên, và nhất là từ khi trở thành phụ mẫu chi dân, tức làm cha thiên hạ, thế nào Ngài cũng được nghe lời người ta than “trải qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. 
Cụ Nguyễn Du mới chỉ trải qua một “cuộc bể dâu” thôi mà “đau đớn lòng” trằn trọc bao nhiêu canh để viết ra truyện đọc nghe đứt ruột; thân Cột Đèn đứng giữa Hà Nội bao thế hệ đã trải qua “cuộc bể dâu” mấy lần, lòng phải đau đớn gấp bội. 
Đó là các thời kỳ của thực dân Pháp đô hộ, Quân phiệt Nhật tàn ác, Tàu Tưởng cướp giật, Nạn đói Ất Dậu, Khủng bố Quốc Cộng, Cải Cách Ruộng Đất, Nhân Văn Giai Phẩm, Xét Lại Chống Đảng; Bom đạn Mỹ mà trên mình mẩy Cột Đèn còn đầy thương tích. Trải qua những cuộc bể dâu ấy, bên nỗi đau đứt ruột đã đành, Cột Đèn còn phải chịu thêm cái cảm giác bức xúc thường xuyên - chỉ trừ những đêm tối trời bị điện cúp - từ trên nửa thế kỷ nay, vì sự xuât hiện của gã người nước ngoài có cái trán hói, cái mũi két, và râu dê đứng vạch áo ưỡn ngực giữa công viên Hà Nội, trông thật ứa gan...
Ấy vậy mà Cột Đèn vẫn nhẫn nhục cam phận đứng đây từ buổi lọt lòng, tuổi tác nay tính ra ít nhất cũng cỡ tuổi cố nội ngài Thủ Tướng. 
Nhưng đem so cảnh Hà Nội ngày nay với cảnh muôn năm cũ thì những cuộc bể dâu trước kia đem gộp lại chẳng thấm vào đâu. Nó khác biệt thế nào, đến đâu, chỉ cần liếc mắt qua những trang báo không thuộc nhà nước của ngài quản lý, là thấy ngay. Chỉ cần xem một cảnh anh thanh niên Nguyễn Chí Đức bị bốn CA khiêng đi như con lợn lại cho vị Đại úy CA tên Minh bước trên xe buýt xuống đạp vào mặt bốn đạp; tiếp sau đó là hết phái đoàn này đến phái đoàn nọ, hết tướng này sang tướng kia đi Trung Quốc cam đoan quyết không để cho người Việt Nam biểu tình phản đối xâm lược, thì Cột Đèn cũng... hết nước nói. 
Thân này cao lêu nghêu, mùa thu về, mũi mồm có khi khuất trong mây, nhưng Hà Nội bây giờ xú uế quá, nó xông ngút trời, Cột đèn đây mà còn chịu không thấu, bèn làm đơn này xin Ngài cho đi đến bất cứ chỗ nào trên trái đất này cũng được. 
Trong trường hợp chưa có Luật Cột Đèn để giải quyết đơn xin này thì xin Ngài chỉ thị cho Bộ Nhà Đèn soạn thảo khẩn cấp bộ Luật Đi Lại của cột đèn - như vừa rồi Ngài chỉ thị cho Bộ Công An soạn thảo Luật Biểu Tình—trình Quốc Hội, để giai cấp Cột Đèn, bộ phận không thể tách rời xưa nay đứng mãi không đi nay bất đắc dĩ chẳng đặng đừng phải rời khỏi Hà Nội có điều kiện di dời. 
Chân thành cảm ơn và trân trọng kính chào Ngài Thủ Tướng. 
Hà Nội ngày mừng Lào Cai mừng sinh quốc khánh China. 

Ký tên: Cột Đèn

TƯ DUY GIÁO DỤC CHÂN ĐẤT

Đã hơn 20 năm từ giã chế độ bao cấp, nhưng cái tư duy thời chân đất vẫn còn neo bám vào những cái đầu chăn dắt dân tộc. Lúc hội họp tổ chức cầm quyền lớn nhất nước, người ta vẫn còn tranh cãi về tư hữu cá nhân hay công hữu tập thể để điều hành xã hội. Và bây giờ, bàn về luật giáo dục, người ta vẫn còn tranh cãi vấn đề lợi nhuận và phi lợi nhuận trong đại học nói riêng, giáo dục nói chung.

Bất kỳ ai đã trưởng thành cũng dễ dàng thấy rằng, những lĩnh vực xã hội "không làm ra lợi nhuận" - hay còn gọi là "phi lợi nhuận" - là những lĩnh vực lại tạo ra  của cải vật chất lớn nhất cho xã hội. Trong đó, y tế lo phần hồn và phần xác cho con người và giáo dục lo phần hồn cho con người, là hai lĩnh vực tạo ra những của cải vô hình không thể cân, đong, đo, đếm được. Nhưng người ta vẫn vô tình cho nó là "không làm ra lợi nhuận".

Nếu không có giáo dục thì làm sao xã hội có được sự phát triển? Nếu không có y tế thì lấy ai để tái tạo sức lao động của con người sau những bệnh tật? Hãy cứ lấy ví dụ giản đơn về Ông Steven Paul Jobs - cha đẻ của Apple - nếu không có chỉ 4 học kỳ ở Reed College và vài tháng tầm sư học đạo Phật ở phương Đông thì, liệu thế giới này có một Apple với ước nguyện chỉ xin một lát nhỏ của quả táo Đời, để phần còn lại cho nhân loại. Và nếu không có y tế để giúp Ông sống thêm 8 năm nữa sau khi phát hiện ung thư Tuỵ thì, liệu thế giới này có Ipod, Iphone, v.v... hay không?

Tôi không rõ người ta không đủ kiến thức để hiểu rằng thì là mà bản chất của con người là tư hữu và quyền lực, hay người ta giả bộ không hiểu để làm cho xã hội Việt Nam trở thành một cái quái thai của thời đại để trục lợi?

Có lẽ cái sản phẩm tư tưởng sai lầm của một thời học theo tư duy ảo tưởng rằng thì là mà - có một thế giới ảo tưởng mà, ở đó con người không còn con mà chỉ là người sống với nhau như những bậc thánh nhân - đã làm cho mọi tư duy mê muội và tự đóng cái vòng kim cô vô nghĩa lên đầu mình?

Có lẽ cái thời rùng rợn ấy - người với người sống không phải để yêu nhau, mà sát phạt nhau vì ý thức hệ - đã làm cho con người không còn là người mà, chỉ là loài bò sát, nhai lại tư duy chân đất?

Con trâu của ai ?

Xã trưởng mời tất cả dân làng đến để họp về việc mổ trâu cho cả làng ăn.

Đủ các thành phần, lý, chánh, bá rồi mõ miếc, binh , đội có cả. Khi Mục Đồng cùng họ hàng đến nơi đúng giờ mời, đã thấy mọi thành phần đông đủ đã ngồi kín đình làng.

Xã mời đồ tể chuyên nghiệp hàng tỉnh về giải trình, nào là căn cứ theo lệnh của vua thì phải tăng cường bồi dưỡng sức khỏe cho nhân dân. Nay xét thấy điều kiện dân ở đây còm cõi, cho nên xã quyết định thịt trâu bồi dưỡng cho toàn thể nhân dân.

Các thành phần khác hí hửng lắm,nhìn kiểu già lụ khụ, tóc bạc rồi mà còn đội mưa gió ra đây, biết là thịt trâu ngon thế nào. Tự dưng giờ xã dắt đâu ra con trâu bàn chuyện thịt, không đi có mà thiệt à. Bởi thế khoác áo tơi, đội mưa mà đi thôi.

Xã trưởng hài lòng lắm, như thế này bà con tề tựu đủ cả thành phần, việc thịt trâu là công khai, nhất là thịt để bồi dưỡng dân làng. Chả cần tính thịt trâu chia phần thế nào, nhưng của trời ơi mà chia cho đám dân dù mỗi đứa một miếng bằng ngón tay là chúng cũng khoái, thậm chí ngửi mùi thịt cũng đã sướng rồi. Trâu có của chúng đâu mà phải bận tâm, cái tính dân làng này tất nhiên xã hiểu rõ lắm.

Đến khi xã giơ hình con trâu ra cho đồ tể diễn thuyết, Mục Đồng ngã ngửa, hóa ra con trâu dạo nọ bố  mục đồng cho xã mượn tạm cấy ruộng công. Mục Đồng mấy lần làm đơn xin lại, xã cứ khất lần, rồi lại bảo căn cứ theo việc là xã đang cho trâu ăn, trâu ở chuồng của xã nay chủ cũ chết rồi. Nên giờ chưa biết trâu là của ai, theo luật đương nhiên trâu là của xã.

Mục Đồng đứng dậy, định xin hỏi trâu thịt là của ai. Xã bảo ngồi im đó, đợi giải trình mổ trâu, đùi làm món gì, lòng phèo làm gì, xào xáo ra sao...xong xuôi hỏi gì thì hỏi.

Xã quay sang hỏi các thành phần khác

- Có đồng ý việc thịt trâu như thế, dùng việc thế không.

Đám dân khác giơ tay

- Nhất trí, nhất trí, ơn xã, ơn triều đình quan tâm, thịt trâu cứ làm như thế như thế.

Xã ghi vào biên bản

Ngày ..tháng...xã dưa theo luật triều đình , chăm sóc sức khỏe nhân dân, thịt con trâu mầu trắng mà xã đang nuôi ở chuồng số hai của xã. Việc làm này đã quán triệt và đông đảo bà con nhân dân đã tán thành, hưởng ứng. Các lý, Bá, Chánh bày tỏ lòng biết ơn với xã, triều đình vị sự quan tâm chu đáo.

Mục Đồng đi khiếu kiện, xã xui dân ra nói, dân bảo việc thịt trâu cho cả làng ăn là việc chính nghĩa rạng ngời, ai cũng có phần, mục đồng làm thế là hẹp hòi, ích kỷ, là nghe lời thế lực thù địch xúi dại, không đồng hành với dân tộc, tự biệt lập mình.

Xã cười hềnh hệch nói với Mục Đồng.

- Đấy nhé ý dân là ý xã, vì lợi chung chứ chả riêng ai, không nghe thì vẫn cứ thịt, kể cả là cưỡng chế thịt. Chống lại là phạm pháp, bắt nhốt hết. Nói tình cảm không nghe, nói trắng ra về lý thì trâu là sức kéo, thuộc diện triều đình thống nhất quản lý. Nhờ có triều đình mà Mục Đồng cũng như toàn thể nhân dân mới có cuộc sống, thở, ăn, uống như ngày nay, nếu không thì nước sông chả có mà uống đừng nói đến trâu với bò.

Chiều nay 7/10/2011 theo đoàn giáo dân Thái Hà đi ra ủy ban phường Quang Trung để nghe thông báo về việc làm trạm xử lý nước thải tại bệnh viện Đống Đa. Vào đến nơi đúng giờ mà đã thấy người đâu ngồi kín hết, còn có chục chỗ cho dân Thái Hà vào. Sau khi thông báo thành phần đến dự gồm có các ban ngành, đảng của phường, công an, y tế là đến phần ông đại diện y tế đứng lên thuyết trình về dự án làm trạm theo công nghệ gì, tính chất gì.

Mình chột dạ nghĩ lại câu chuyện Mục Đồng phía trên, bèn cáo lỗi là phải về, vì nếu nói việc dự án thế này mà chả nói đất làm dự án của ai. Khéo lại như chuyện Mục Đồng, mình ngồi nghe thế nào người ta lại bảo buổi thuyết trình đã được đông đảo nhân dân tiến bộ ủng hộ, rồi mình ngồi nghe từ đầu đến cuối không phản ứng gì. Vì nghe nói là các câu hỏi, phản ứng để đến phần cuối chương trình. Nhưng mà phần cuối thì là lúc nào, được bao thời gian, ai là người đủ trách nhiệm trả lời. Nên mình quyết định chào toàn thể phiên họp và bà con giáo dân, mình té cho khỏi mang tiếng sau này, bà con giáo dân trách mình là cậu đi, cậu lại ngồi nghe người ta bàn chuyện thịt trâu của tôi mà cậu cứ im thin thít.

Mình đi xuống vài phút thấy ầm ầm, lúc sau bà con giáo dân cũng xuống hết, không nghe nữa bỏ về.

Cứ nghĩ là thiếu bà con giáo dân Thái Hà đâu có sao, buổi thuyết trình vẫn được tiếp tục với đông đảo đại đa số bà con nhân dân tiến bộ , đảng, đoàn, ban ngành..

Thế nhưng bà con giáo dân ra về, cuộc họp cũng rã đám luôn.

Sao mà lạ thế cơ chứ,hay là bà con nhân dân tiến bộ không cần phải nghe diễn thuyết ?


bà con giáo dân ra ủy ban

 Đại diện sở y tế, cầm cần tre câu tôm thuyết trình dự án.


Rất đông bà con giáo dân phải đứng bên ngoài, cũng tương tự như những phiên tòa, trong hội trường chỗ ngồi đã có quần chúng nhân dân đến ngồi kín chỗ từ trước.

À mà quên nói, hôm nay mình vào ủy ban họp, mặc áo No U. Tranh thủ quảng cáo luôn.

FX Đặng Xuân Diệu - phần 3

Mọi khi lúc mà các đảng viên của mình bị bắt, Việt Tân ngay lập tức đăng đàn để xác nhận công khai thành viên của mình, ngay cả khi đảng viên đó chưa biết đã nhận không, như trường hợp Phạm Minh Hoàng.

Ở lần này khi Việt Cộng đã công bố lý do bắt, giấy chứng mực đen rằng người bị bắt vì '' tham gia đảng Việt Tân hoạt động lật đổ chính quyền''. Việt Tân không xác nhận đó là người của họ.

Bên bảo có, bên bảo không. Sự thật nằm ở đâu ?

Sự thật thì những người bị bắt kia có liên quan đến Việt Tân, nhưng có liên quan không chắc đã là đảng viên, không chắc đã là đồng chí với Việt Tân. Trong một cuộc đời của con người có đầy rẫy các mối quan hệ, bạn có thể đi nhờ xe của một tướng cướp, tụng kinh cùng một nhà sư, dự lễ nhà thờ..nhưng không phải như vậy bạn là một tên cướp, một nhà sư, hay một giáo dân.

Liên quan ở đây là khóa học mà Việt Tân môi giới, mà kẻ giới  thiệu cho dù vì mục đích tốt đẹp hay tư lợi thì cũng không thể nhận vơ người bán hay người mua là của mình được. Sự liên quan chỉ là những người đi học đã đi qua chuyến đò mà Việt Tân là người chở. Khác chăng chuyến đò này lái đò không lấy tiền công mà thôi.

Bởi thế Việt Tân không nhận là người của mình.

Câu chuyện Việt Tân, Việt Cộng và những người liên quan dừng ở đây. Bạn đọc nên suy ngẫm về những thông tin đã nêu, để hiểu thêm về hoàn cảnh những người đang bị giam giữ, cảm thông với họ.

Như lệnh bắt giữ có ghi, thì có một số sinh viên Công Giáo không liên quan đến Việt Tân, họ bị bắt vì tội '' tuyên truyền chống phá chế độ'', như sinh viên Chu Mạnh Sơn.

Chu Mạnh Sơn, người huyện Yên Thành, Nghệ An.





Tôi đến nhà An Tôn Chu Mạnh Sơn lúc chỉ có mình mẹ cậu ở nhà. Mẹ AT Sơn làm chân hương, cứ mỗi một yến chân hương khô được trả công 10 nghìn đồng. Bao gồm công trẻ nhỏ từ ống tre, phơi khô. Tất cả số chân hương mà bà đang phơi trong ảnh kia chưa đến một yến, đó là công sức của một buổi sáng miệt mài chẻ. Nghe hỏi chuyện về Sơn bà mẹ quê nghèo kể trong nước mắt.

Sáng hôm đó Sơn ở nhà, lúc 11 giờ mẹ còn thấy Sơn, mẹ đi ra ruộng hái rau nấu cơm. Về đã không thấy con đâu. Mãi đến chiều có người lạ đến bảo Sơn nhờ đưa máy ảnh, máy tính để mang đi sửa. Bà không đưa, người đó gọi điện cho Sơn bảo Sơn hay nói mẹ đưa máy mang đi sửa. Từ đâu đó Sơn gọi về bảo mẹ đưa máy, thấy giọng con bất ổn, bà không đưa, người kia đi ra góc xa gọi điện, lát sau đưa máy cho bà nói chuyện với Sơn. Lần này Sơn bà cứ đưa, bà mẹ đành phải đưa máy cho người lạ. Sơn chỉ nói kịp rằng mẹ hãy cầu nguyện cho con, rồi máy bị cắt đột ngột.

Nhiều ngày sau biệt tăm tích tin con, bà mẹ mới nhận được giấy báo của công an tỉnh con trai bà phạm tội tuyên truyền chống chế độ.

Có lẽ chưa nơi nào bắt người và thu thập chứng cớ kỳ lạ như ở đây. Bắt xong mới đi tìm chứng cớ, tìm chứng cớ xong qua một thời gian giam giữ thẩm vấn mới công bố lý do bắt.

Các sinh viên như Trần Hữu Đức, Đậu Văn Dương cũng bị bắt trong một tình trạng bí ẩn như vậy, phải một thời gian dài sau khi bắt mới thông báo tội danh cho gia đình.

Chính quyền tỉnh Nghệ An đưa một thông báo cho tòa Giám Mục Xã Đoài có ý trách rằng '' một số giáo dân hoạt động chống chế độ''.

Cơn sóng gió của đợt bắt trước về điều 79 còn đang dữ dội, tiếp theo cơn sóng sau về điều 88 dội liền lên một vị giám mục mới. Cho đến nay một số quan điểm của giám mục Nguyễn Thái Hợp  vẫn là ẩn số cho nhiều người, kể cả là những linh mục giáo phận ngài quản lý, đừng nói chi là phía chính quyền.

Xiết chặt, kiềm chế, kiểm soát, nắm yếu huyệt quyết  không để xảy ra những phản ứng của giáo dân như vụ Tam Tòa hay vụ Cầu Rầm tới đây. Giáo phận Vinh , thành trì duy nhất còn lại sự phản kháng mạnh mẽ, đương nhiên sẽ là mục tiêu lớn nhất.

Tất cả chỉ là vậy, những số phận, những tổ chức liên quan đều chỉ là những phương tiện.

FX Đặng Xuân Diệu- Phần 2 Những Khóa Học Bên Ngoài

Các tổ chức quốc tế như Phóng Viên Không Biên Giới, Tổ Chức Nhân Quyền, Ủy Ban Ân Xá Quốc Tế...và vô số các tổ chức quốc tế khác thường tổ chức các lớp học bồi dưỡng về kỹ năng, nhận thức về quyền tự do con người, tự do ngôn luận ....

Những tổ chức có ngân sách lấy được từ nguồn tài trợ của nhiều cường quốc và cả Liên Hợp Quốc. Tùy theo từng thời điểm diễn biến trên thế giới, nhu cầu thực tế mà các khóa học được tổ chức với nội dung gì.

Đôi khi hoạt động của các tổ chức này có lúc bị ảnh hưởng bởi các nhà tài trợ lớn là những cường quốc. Nhưng không phải lúc nào họ cũng bị chi phối như vậy cả, nếu để bị chi phối như một cánh tay của cường quốc nào đó, thì dĩ nhiên họ không thể tồn tại một cách minh bạch đến ngày nay.

Việt Tân thực ra không giàu, cái thời quyên góp kháng chiến đã xa xôi đến vài chục năm, thế hệ thứ hai, thứ ba người Việt ở hải ngoại thậm chí còn nhiều người không nói sõi tiếng Việt, sự đóng góp vì thế rất hạn chế. Việt Tân lại không có được đỡ đầu trực tiêp bởi chính phủ nào, không phải như Việt Cộng hồi ban sơ được Nga và Tàu giúp đỡ công khai.

Thế nên Việt Tân đành chọn cơ hội để '' của người phúc ta''. Ấy là dựa vào hoạt động của các tổ chức trên thế giới, có nhu cầu mở lớp đào tạo về truyền thông, luật, quyền con người. Việt Tân đứng ra làm trung gian, tập hợp người đi học. Mọi kinh phí như vé máy bay, khách sạn, thuê lớp học, giáo viên, giáo trình đều do các tổ chức quốc tế chi trả.

Tính chất của các khóa học do một tổ chức quốc tế hoạt động công khai, hẳn nhiên không có tính phạm tội hay đào tạo phạm tội như các lớp học của trùm '' du kích'' Che bên Nam Mỹ. Những khóa học này nội dung phù hợp với công ước quốc tế, tìm đến một xã hội dân sự, bảo đảm quyền con người. Bởi tính chất như vậy nó không được một số nước có thể chế '' đặc biệt'' ưa thích, mặc dù những nước này là thành viên của LHQ.

Việt Tân ỡm ờ không phủ nhận chuyện Việt Cộng cho rằng Việt Tân đứng ra tổ chức các khóa học. Vì sao, vì Việt Tân muốn công khai hoạt động, phô trương thanh thế. Còn gì hoành tráng hơn khi họ là người đứng ra tổ chức một lớp học tốn kém, các học viên bay từ nước này sang nước khác,ăn ở khách sạn, có giáo viên người nước ngoài giảng dạy. Việt Tân chỉ mỗi việc là lựa chương trình nào của các tổ chức kia phù hợp với mình, sau đó là việc lên mạng chọn người , đứng ra dẫn dắt đường đi. Và rồi ngồi nhận tiếng thơm với cộng đồng là có hoạt động này nọ.

Việt Cộng cũng khôn chẳng kém, thật ra việc phát hiện các lớp học, ngăn chặn những người đi thì chả cần phải khó khăn gì nhiều. Chỉ cần theo dõi các hoạt động, chương trình công khai của các tổ chức kia, theo dõi số người thuộc diện nghi vấn đi ra khỏi nước, hoặc là đơn giản hơn là đưa người mình đi học cùng. Thế nhưng khi Việt Tân nhận tiếng thơm về mình, cũng là lúc Việt Cộng nhận chiến công. Việc phát hiện, bắt giữ những thành viên liên quan đến tổ chức phản động Việt Tân đã tham gia được quảng cáo hoanh tráng như là chiến công vang dội của ngành an ninh. Càng chứng mình rằng việc tốn ngân sách, tốn nhân lực cho việc bảo vệ chế độ là cần thiết. Xiết chặt các quyền con người, chưa thể cởi mở hơn bởi vì có các thế lực bên ngoài đang chống phá ác liệt.

Những người đi học một phần là thiếu thông tin, phần nữa họ chủ quan nghĩ rằng việc đi học một lớp học nào đó về quyền con người không có gì là sai trái cả. Nhưng Việt Cộng đâu cần tranh cãi nhiều về lớp học,chỉ cần có liên hệ với Việt Tân, có đi học, thế là đủ chuyên án, đủ chiến công rồi. Số phận của những người đi học đã làm nên chiên tích của an ninh Việt Nam, thế là đủ.

Việt Tân có lường được việc này không. Chắc là có. Bắt càng hay, như thế càng có tiếng tăm về việc họ đang nỗ lực hoạt động đấu tranh.

Chỉ thương phần lớn những người đi học, chưa hiểu hết những khắc nghiệt của những tay chơi cờ.

FX Đặng Xuân Diệu và các bạn -phần 1


trước cổng nhà Đặng Xuân Diệu
Nhà thờ xóm đạo nơi Đặng Xuân Diệu sinh ra
Trong ngôi nhà tồi tàn, tăm tối. Lúc bước chân vào nhà hình ảnh đầu tiên tôi thấy là một bà mẹ già, áo nâu đang căm cụi bày lên bàn những giấy tờ, thì ra bà mẹ của FX Đặng Xuân Diệu đang thẫn thờ nhìn những giấy tờ của con trai mình. Có lẽ vì thương nhớ con, không biết làm cách nào. Bà mang giấy tờ con ra nhìn để hồi tưởng về đứa con trai đang ở nhà tù nào đó xa xăm tít ngoài thủ đô. Nơi ấy xa lắm, đời bà chỉ quanh quẩn làng quê nghèo này với mảnh vườn, ruộng tần tảo với 8 đứa con. Bà chưa bao giờ ra đến thủ đô, bà cũng chẳng có liên quan gì đến chốn phồn hoa đầy cạm bẫy ấy. Nhưng giờ đây bà luôn hướng về nơi đó, nơi mà đứa con trai hiền hậu của bà đang bị giam giữ vì tội tày trời '' tham gia đảng Việt Tân với ý đồ hoạt động lật đổ chế độ''


FX Đặng Xuân Diệu, người đậu 3 trường đại học trong một năm, một trong những người sáng lập Trung Tâm Bảo Vệ Sự Sống, người đã nhiều đêm chôn cất những hài nhi, người đã hiến máu cho các thai phụ, nhiệt huyết trong mọi công việc của cộng đồng Công Giáo ....con người hiền lành ấy, một chàng trai chưa bao giờ thấy sống cho riêng mình, chưa một mối tình ấy bỗng trở thành một tôi phạm âm mưu lật đổ chế độ.

Con người có dăm bảy loại tính cách, chế độ cũng dăm bảy loại chế độ. Cổ nhân có câu '' không đem thành bại luận anh hùng''. Cho nên có đôi chút vấn đề giờ chưa phải lúc để nói.

FX Đặng Xuân Diệu bị bắt tại sân bay Tân Sơn Nhất sau khi từ Thái Lan trở về. Đây có thể gọi là mấu chốt của việc Diệu bị bắt giữ. Đặng Xuân Diệu bị bắt, theo như cơ quan an ninh Việt Nam thông báo là vì anh có hành vi tham gia đảng Việt Tân. Thế nhưng không như mọi khi các thành viên của mình bị bắt là công khai lên tiếng, lần này Việt Tân có vẻ ngỡ ngàng ngạc nhiên trước thông báo của an ninh Việt Nam.

Sự việc trở nên khó hiểu cho những người trong Cộng Đoàn Giáo Hội Việt Nam, nhất là Cộng Đoàn Vinh.

Phía an ninh Việt Nam dường như đang có một thắng lợi ý nghĩa, đó là qua sự việc bắt giữ vài sinh viên Công Giáo đã đưa được dư luận mơ hồ nghĩ rằng một vài tổ chức Công Giáo ở Việt Nam là có liên quan đến những tổ chức chính trị bên ngoài như Việt Tân. Trên đà thắng lợi này họ đã để cấp dưới, tức là công an tỉnh Nghệ An bắt thêm một số sinh viên Vinh trong thời điểm mà người Công Giáo hầu như tê liệt, bất khả kháng vì không biết chút thông tin nào.

Những người bị bắt sau này không hề có mối liên quan nào đến Việt Tân, họ chỉ tham gia những hoạt động của nhà thờ, tham gia khóa học truyền thông do nhà thờ tổ chức, viết bài cho trang web cộng đoàn, ký tên vào những thỉnh nguyện thư mà cộng đoàn phát động.

Thế nhưng chỉ cần mập mờ dùng khái niệm '' đi học khóa xxyyzz'' . Một khái niệm đã thành công ám ảnh trong đầu người Việt Nam. Qua vụ Lê Công Định, an ninh Việt Nam đã khiến nhiều người không biết thế nào mà lần.

Sau vụ Lê Công Định đi học ở Thái Lan, lớp học về đấu tranh bất bạo động, hình như minh họa là phong trào Otto gì đó của Nam Tư cũ, lớp học do người Nam Tư dạy. Khi bị bắt Định nhận hết tội, rằng đây là lớp học của Việt Tân tổ chức nhằm đào tạo những người để về hoạt động lật đổ chế độ Việt Nam, Định đã thấy sai trái, đã nhận tội.....

Định đã nhận tội rồi, dư luận mấy ai còn hoài nghi về bản chất thực sự của khóa học đó, lúc ấy chẳng ai để ý rằng Định khai nhận là thành viên của Đảng ABC mà lại đi học khóa học của Việt Tân tổ chức.  Nhưng dù thế nào, qua việc nhận tất tần tật mọi thứ, Định đã giúp cho cơ quan an ninh Việt Nam nhiều trong việc khẳng định tội cho các khóa học.

Sở dĩ phải nói về những khóa học này, bởi vì những người bị bắt trong tháng 8 vừa qua. Nhiều người đã dự khóa học truyền thông ở Dòng Chúa Cứu Thế, một số khác có lẽ đã sang Thái để học lớp học nào đó tương tự như khóa học mà Lê Công Định đã học. Nhưng phải khẳng định rằng lớp học của DCCT và lớp học được cho là VT tổ chức không hề có liên quan gì đến nhau.

Đến đây để hiểu toàn bộ bức tranh việc những người sinh viên Công Giáo bị bắt vừa qua, cần tham khảo nhiều thêm các vấn đề khác. Chẳng hạn vai trò của Đảng Việt Tân trong những khóa học ngoài biên giới Việt Nam.

Tại sao Việt Tân phải tuyển hàng chục người ra nước lân cận Việt Nam để dự một khóa học, tốn kém tiền vé máy bay đi lại, tốn tiền thuê khách sạn, lớp tổ chức. Trong khi những tài liệu này chỉ cần một người nắm vững sau đó về nước, về địa phương lặng lẽ truyền lại cho hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp , cộng đoàn hay những người thích hợp. Vừa kín đáo vừa ít tốn kém hơn ?

ÁO NO-U VÀ NHỮNG CÂU HỎI CẦN CÓ CÂU TRẢ LỜI.

Sáng Chủ Nhật ngày 2/10/2011, một em an ninh thành phố đã ghé nhà cùng công an phường để trao đổi với tôi một vài thắc mắc.
Vài câu hỏi xung quanh cái áo thun có in hình đường lưỡi bò cách điệu và dòng chữ  “SAY NO TO U-LINE!- - SAY YES TO UNCLOS!”
Tôi có trả lời rõ ràng rằng, áo này không phải của thế lực thù địch nào in, nó là sản phẩm của báo Sài Gòn Tiếp Thị, được bày bán công khai ở 25 Ngô Thời Nhiệm – Quận 1, và toàn bộ số tiền lãi thu được từ việc bán áo này sẽ góp phần ủng hộ ngư dân bị Trung Quốc bắt.

Khi mẹ tôi hỏi : “Liệu có phải bây giờ người ta cấm mặc áo này không?”

Thì câu trả lời là: “Không có, không ai cấm mặc áo này”.

Chuyện tưởng chừng như quên lãng, thì hôm qua, một người bạn của tôi ở Sài Gòn, sau khi bị câu lưu vì “sử dụng xe không chuyển quyền sở hữu”, cũng hân hạnh được hỏi về cái áo này.
Những người làm việc với em “tử tế” đến nỗi mua một cái áo khác để gạ đổi cái áo No-U mà em đang mặc trên người, sau khi giải thích “không nên mặc cái áo này ở thời điểm nhạy cảm”.

Tôi nghe kể lại mà lặng người, giận run và phẫn uất. 

Năm 2009, khi tôi in áo có dòng chữ “Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam” – “Stop bauxite – NO CHINA”, người ta cũng đã giải thích rằng tôi vi phạm những quy định về quảng cáo, in ấn, rằng tôi không nắm đủ thông tin về “chủ trương lớn và đúng đắn của đảng” nên các thế lực thù địch khác lợi dụng….
Hai năm sau thì sao?
Khai thác bauxite không tuân thủ các quy định an toàn của môi trường, từng con đường bị cày xới, tiến trình thi công hồ chứa bùn đỏ chậm chạp, công nhân Trung Quốc tràn ngập Việt Nam mà không quản lý được…

Cũng hai năm sau, vào tháng 8 năm 2011 trong buổi tiếp xúc với cử tri quận 4 tp HCM, chính Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lại tuyên bố: “Chúng ta không có chủ trương cho Trung Quốc vào khai thác bauxite..."

Những người bắt tôi ngày đó bây giờ nghĩ gì?

Hai năm sau thì sao?
Tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam bị cắt cáp, ngư dân Quảng Ngãi bị xua đuổi khi tránh bão ở Hoàng Sa, thương nhân Trung Quốc tràn sang tận cảng cá Vĩnh Lương thu mua cá…

Chiếc áo No-U với thông điệp “Nói không với đường lưỡi bò – Hưởng ứng Công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển 1982 (UNCLOS)” thì có gì là sai trái?

Phải chăng nói KHÔNG với hành vi ngang nhiên "cắm cột mốc" trên biển Đông mang hình lưỡi bò và tận sát bờ biển, lãnh hải của tổ tiên là một hành động sai trái????

Thời điểm nhạy cảm là thời điểm nào, nếu không phải là lúc biển đảo bị xâm chiếm, người dân phải bỏ mạng, bị thiệt hại trên chính ngư trường quê hương mình??

Một cá nhân như tôi và vài người bạn nữa đứng ra in áo với hy vọng ngày càng có thêm nhiều người thao thức cùng quê hương mình liệu đã sai với toàn dân tộc???

Hay một tờ báo như Sài Gòn Tiếp Thị liệu đã sai khi tìm ra cách ủng hộ đồng bào mình không theo định hướng???

Không!
Dứt khoát chúng tôi không sai vì lòng yêu nước chân chính xuất phát tự mỗi con tim của chúng tôi tuyệt đối không sai.

Có rất nhiều cách để yêu nước – nhưng không có một quốc gia nào bóp chết tình cảm dành cho quê hương mình từ trong suy nghĩ của những người trẻ như đất nước mà tôi đang sống. Điều quan trọng mà có nhiều người không muốn nhận ra đó là: tình yêu đối với đất nước là một thứ tình cảm tự nhiên và thiêng liêng - nó không thể được định hướng và yêu theo "kiểu".

Nếu áo No-U hôm nay được xem là vật “nhạy cảm”, thì có lẽ đường lưỡi bò là khái niệm mà chúng ta phải tập quen dần??

Nếu áo No-U là một vật “nhạy cảm” ảnh hưởng đến “chủ trương lớn và đúng đắn của đảng” thì đây là một sự việc nghiêm trọng cần phải có một thông báo, nghị quyết chính thức từ nhà nước. Nguyên tắc của một nước văn minh là người dân có thể làm bất kỳ chuyện gì mà không có luật cấm. Mọi hành động cấm đoán, sách nhiễu tùy tiện là một hành động xem thường và đứng trên luật pháp.

Phải chăng, từ những chuyện cấm cản vô lý thế nàybộ luật mới sẽ quy định một loại tội danh mới: TỘI YÊU NƯỚC KHÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG?"

Trung Quốc lại dọa đánh Việt Nam

Nguyễn Trọng Vĩnh

1. Trước hết phải nói ngay rằng Trung Quốc không có quyền gì ở Biển Đông        
Xã luận của báo Trung Quốc nói Việt Nam gây căng thẳng trên Biển Đông
Xã luận của báo Trung Quốc nói Việt Nam gây căng thẳng trên Biển Đông
ViệtNamcó đầy đủ tư liệu lịch sử và pháp lý về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của ViệtNam. Ngay cả một số bản đồ Trung Quốc vẽ trước đây cũng coi Hoàng Sa là của ViệtNam. 200 hải lý trên biển Đông là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đúng theo công ước quốc tế về luật biển 1982 của L.H.Q còn Trung Quốc thì không đưa ra được cứ liệu lịch sử nào có giá trị đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Chỉ dựa vào cái “lưỡi bò” do chính quyền Tưởng Giới Thạch vẽ ra một cách phi pháp bị thế giới bác bỏ. Trung Quốc chỉ cậy thế nước lớn to mồm tuyên bố chủ quyền có tính chất ăn cướp đối với vùng biển và hải đảo của các nước Đông Nam Á trong đó có ViệtNam. Chính vì thế mà Trung Quốc rất sợ quốc tế hóa và đàm phán đa phương vì Trung Quốc sẽ không có lý lẽ gì để nói, một mực đòi đàm phán song phương để dễ bề ăn hiếp hoặc mua chuộc đối phương, Trung Quốc không có quyền gì ở Biển Đông thế mà những chuyên gia của Trung Quốc cũng như Long Tao lại nói ngược là Việt Nam, Philipin, Malaysia… “xâm chiếm” đảo của Trung Quốc. Kẻ cướp hung khí đầy mình xông vào nhà người ta ăn cướp lại đổ cho chủ nhà là cướp của!
2. Nhà cầm cuyền Trung Quốc thường xoen xoét nói hữu nghị với Việt Nam nhưng luôn đánh và uy hiếp Việt Nam, gần đây lại dọa đánh Việt Nam nữa
Đã có biết bao lời “hữu nghị”, “nghĩa tình” do các nhà cầm quyền Trung Quốc nêu ra: nào “cùng chung lợi ích”, “môi hở răng lạnh”, nào là phương châm “16 chữ”, tinh thần “4 tốt”, nào là “tinh thần đồng chí anh em”, v.v. Nhưng thực tế diễn biến từ trước đến nay như thế nào: năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam lúc đó do Chính phủ Việt Nam cộng hòa quản lý và đóng giữ; Năm 1979, Trung Quốc huy động hàng chục vạn quân bắn giết nhân dân và tàn phá các tỉnh biên giới của Việt Nam mà Đặng Tiểu Bình gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học” (chính cuộc bắn giết và tàn phá này đã xóa hết món nợ Trung Quốc giúp Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến trước đây); 1984, Trung Quốc bắn giết hàng trăm binh sĩ của Việt Nam để chiếm cao điểm 1509 nằm trong huyện Vị Xuyên thuộc tỉnh Hà Giang của Việt Nam; Năm 1988 đánh đắm tàu tiếp tế, giết hại 64 binh sĩ Việt Nam ở rường Sa; Từ sau khi lập lại quan hệ bình thường, biết bao nhiêu lần tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá, bắn giết ngư dân Việt Nam, bắt tàu cá của ngư dân hoạt động trong vùng biển của mình, tịch thu ngư cụ, tài sản, đòi tiền chuộc, tàu “hải giám” Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cấm, đuổi ngư dân Việt Nam đánh cá, triệt đường làm ăn sinh sống của họ, cắt cáp tầu Bình Minh 2, phá cáp tàu Viking II, phá các cuộc liên doanh thăm dò dầu khí trong vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.
Báo Trung Quốc thường xuyên lăng mạ nói nào là bọn Việt Nam “vong ân bội nghĩa”, nào là “bọn tiểu nhân, ty tiện Việt Nam”, “Bọn lang sói Việt Nam”, v.v.
Ngày 17/6/2011, một tờ báo Trung Quốc vu cáo “Việt Nam khiêu khích Trung Quốc” , “Chiếm đóng đảo nhiều hơn”, “Bắt buộc” Việt Nam trả lại những đảo đã xâm chiếm, nếu không chịu thì sẽ tấn công xua đuổi, kẻ nào dám phản kháng sẽ “kiên quyết diệt trừ”… “Nếu Việt Namlàm đầu têu thì phải đánh cho chúng không kịp trở tay. Hãy giết hết bọn giặc Việt Namđể làm vật tế cờ cho trận chiến Nam Sa” (Báo điện tử Trung Quốc binh khí đại toàn). Gần đây nhất, tờ Thời báo Hoàn cầu, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng bài kêu gọi đánh Việt Nam và Philippin… trong đó có những đoạn: “Việt Nam “xâm phạm” đảo Nam Sa (Trường Sa) của Trung Quốc và đòi hỏi chủ quyền với đảo Tây Sa (Hoàng Sa), đã đến lúc sử dụng vũ lực ở biển Đông”…; “Biển Đông là nơi tốt nhất để tiến hành chiến tranh”…; “dạy cho Việt Nam và Philipin bài học đạo đức bằng vũ lực”…; “Cuộc chiến nên tập trung tấn công vào Philipin và Việt Nam, là 2 nước gây rối nhất để đạt được hiệu quả “giết những con gà để dọa bầy khỉ”.
Đấy, “hữu nghị” của Trung Quốc đối với ViệtNamlà như thế đấy! Chỉ có những ai khờ khạo mới tin những lời đường mật, lừa bịp, đạo đức giả của những người nắm quyền ở Trung Quốc thôi.
3. Chưa phải là thời cơ để Trung Quốc gây chiến tranh đánh Việt Nam và Philipin
Lâu nay cũng như trong sách trắng Trung Quốc thường nêu “Trỗi dậy hòa bình”, “nước lớn có trách nhiệm”, v.v. Nay nếu Trung Quốc gây chiến tranh với Việt Nam và Philipin thì cái “mặt nạ hòa bình” sẽ rơi xuống trước mặt thế giới, bộ mặt đạo đức giả phơi ra. Trung Quốc thường nói: “Trung Quốc mạnh lên nhưng “không xưng bá” nhưng làm sao giấu được trên thực tế chủ nghĩa bành trướng, bá quyền diễn ra khắp nơi. Trong điều kiện toàn cầu hóa, vì lợi ích kinh tế, các nước phải làm ăn hoặc hợp tác với Trung Quốc, một thị trường hơn 1 tỷ dân, nhưng trong thâm tâm họ đều không ưa gì  tư  tưởng bá quyền của Trung Quốc, đều cảnh giác với “mối đe dọa từ Trung Quốc”, đều cảnh giác cao độ với “chủ nghĩa bành trướng Đại Hán”. Hơn nữa Trung Quốc hiện đương cô lập trước thế bao vây từ Hàn Quốc, Nhật Bản, qua Đài Loan xuống Đông Nam Á,Australia, sắp móc qua cả Ấn Độ.
Trên một số tờ báo Hồng Kông gần đây như Đại công báo, Văn hối, Đông phương nguyệt san, phòng vệ Hán Hòa dẫn lời của “các chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng còn nhiều “rào cản” đối với  Trung Quốc: rào cản chính trị, rào cản quân sự, rào cản địa lý, rào cản chiến thuật… nếu Trung Quốc áp dụng hành động  quân sự tại biển Đông, cái giá phải trả sẽ rất đắt”.
Nội tình Trung Quốc hiện tại còn có biết bao nhiêu vấn đề: Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông vẫn tiềm ẩn yếu tố bất ổn, hàng vạn cuộc biểu tình đã xảy ra ở các tỉnh Tây Bắc Trung Quốc, không khí bất mãn xã hội bao trùm nhiều nơi. Cứ có việc gì xảy ra đụng đến người dân là hàng ngàn người tụ tập ngay lập tức phản đối các nhà chức trách, các cuộc đánh bom cơ quan hành chính cũng từng xảy ra.
Trong bối cảnh quốc tế và nội tình Trung Quốc như hiện nay, nếu giới cầm quyền Trung Quốc gây chiến tranh thì không biết điều gì sẽ xảy ra?
4. Hoàn cầu thời báo dọa đánh, chỉ người nhát gan mới sợ, nhân dân Việt Nam không sợ
Là nước nhỏ, từ trước đến nay ViệtNamchưa hề khiêu khích nước lớn Trung Quốc. ViệtNamcũng không muốn đối đầu quân sự với Trung Quốc. Nếu Trung Quốc cậy mạnh đánh ViệtNamthì toàn dân ViệtNamđoàn kết một lòng kiên quyết đánh trả. Biết rằng hải quân Trung Quốc mạnh hơn hải quân Việt Nam, vũ khí, phương tiện hiện đại Trung Quốc hơn Việt Nam nhưng ưu thế về lực lượng và vũ khí phương tiện không nhất định thắng. Thời thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam, Pháp có đủ tàu chiến, máy bay, xe tăng, Việt Nam thì không hề có những thứ đó. Cuối cùng Pháp đã thất bại. Thời kháng chiến chống Mỹ, tuy Việt Nam cũng có xe tăng, máy bay, tên lửa, pháo phòng không, pháo mặt đất, v.v.  nhưng so với Mỹ thì Mỹ có ưu thế gấp nhiều lần về số lượng và chất lượng vũ khí phương tiện hiện đại, cuối cùng Mỹ cũng chịu thất bại  mà  rút quân. Kết quả của chiến tranh không chỉ phụ thuộc vào vũ khí mà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, cả 3 điều này hiện tại Trung Quốc không có. Thắng, bại còn tùy thuộc vào chiến lược, chiến thuật, tùy thuộc ý chí bất khuất kiên cường của quân, dân và  tính thần dũng cảm và sáng tạo của chỉ huy, tài thao lược  của tướng lĩnh. Những điều này ViệtNamđã chứng minh từ xa xưa đến cận đại. ViệtNamđã có truyền thống và kinh nghiệm “lấy ít địch nhiều”, “lấy nhỏ thắng lớn”, lấy “chính nghĩa thắng hung tàn”. Ai dọa ViệtNamcũng không sợ !

N. T. V.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN