Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

KHI CÁI THIỆN KHÔNG CÒN ĐẤT SỐNG

http://bshohai.blogspot.com/2013/01/khi-cai-thien-khong-con-at-song.html

Văn hoá duy tình, bần nông có cái hay khi cộng đồng biết "lá lành đùm lá rách" hay "bà con xa không bằng láng xóm giềng gần", v.v... Nhưng cái văn hoá bần nông cũng có những cái xấu, khi nó bị lợi dụng cho mục đích định hướng cộng đồng. Vì đặc trưng của văn hoá duy tình, bần nông là ngồi lê đối mách, chuyện trong nhà bằng cái mõ, nhưng ra ngoài ngõ bằng cái nia, soi mói chuyện riêng tư, đem chuyện riêng tư, quyền riêng tư của người khác đến chốn công đường, dù 2 vấn đề riêng tư và công đường cần tách bạch.
Trước đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XI, để thực hiện đấu nhau, chuyện riêng tư của ông chủ tịch tỉnh Nguyễn Trường Tô ở tỉnh Hà Giang đã đem vào chốn công đường để xử và hạ bệ ông. Mặc dù, không có cái gì minh chứng ông ta sai ở chốn công đường. Đó là chuyện nước nhà, chuyện lớn. Nó khẳng định 2 cái phàm là của Mao rất thành công trong việc buộc cán bộ tuyệt đối trung thành với đảng cầm quyền mà tôi đã viết trong bài: Ngây thơ và không tưởng.
Cuối tháng 9/2012, có bài báo của tờ An Ninh Thủ Đô viết bài, Sự thật về bà già 83 tuổi "cơ khổ" bên Hồ Thiền Quang, mà trước đó, ai cũng thương cảm. Hôm nay trên báo Tiền Phong lại có bài dẫn nguồn từ báo Nhịp cầu Đầu tư về câu chuyện, Thêm sự thật ông già bán me bên đường Sài Gòn. Hai bài báo phản ánh cái ác của truyền thông với những con người dưới đáy xã hội, trong khi những kẻ ăn trên ngồi trốc thì không thấy báo chí ra tay.
Tục ngữ Việt Nam có câu, "Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ". Nó nói lên rằng con nít như tờ giấy trắng không biết nói láo. Người già trải bao thăng trầm cuộc sống, họ cũng không nói láo làm gì, vì họ đã từng chứng kiến quá nhiều cái láo trơ trẽn trên cõi đời này, kể cả bản thân cũng từng, rồi cũng chẳng được gì, và trước khi từ giã cõi đời nói thật như một lời sám hối, để về bản tính thiện của con Người.
Hai bài báo cũng kiểu phóng sự điều tra viết tả chân, nhưng thêm vào chuyện đời tư của 2 ông bà già để thâm phần mắm muối câu khách đọc rẻ tiền, và vi phạm vào đời tư của những con người thấp cổ bé miệng nhất của xã hội.
Cứ cho là 2 bài phóng sự này đúng 100% thì liệu người viết bài có làm được điều thiện? Hay là những nhà báo này, ngoài việc phạm vào luật xâm phạm đời tư của những công dân, thì còn đẩy thêm 2 con người cùng khổ vào chỗ không còn đất sống. Ông cụ từng ấy tuổi phải trèo cành me mỗi sáng để kiếm sống, liệu sau bài báo gia đình ông sống bằng gì? Việc ông cụ hái me có làm hại đến xã hội không? hay là ông còn làm sạch xanh thêm đô thị vì không có những trái me thối rửa rơi vãi trên đường? cũng vậy, bà cụ 83 có làm cho xã hội tệ hơn các quan tham nhũng, những thầy giáo dâm ô với học trò, các quan chạy chức chạy quyền, mua bằng giả đã và đang làm sụp đổ không chỉ kinh tế, chính trị mà còn cả văn hoá dân tộc suy đồi không? Giữa 2 sự việc làm phóng sự điều tra báo chí thì nên làm việc nào để xã hội tốt đẹp hơn?
Còn nếu vì mục tiêu định hướng dân chúng quên đi những sai lầm của nhà nước hoặc vì, câu khách mà các nhà báo thêm mắm muối để cho bài báo tăng lượng người đọc thì, lại càng ác đức hơn vạn lần. Cái nào ác, cái nào thiện đã quá rõ. 
Khi quyền lực thứ 4 - truyền thông báo chí - ngoài lập pháp, hành pháp và tư pháp đã bị thâu tóm và độc quyền ở một xã hội như xã hội Việt Nam hiện nay thì, hầu như cái thiện không còn đất sống, và cái ác lên ngôi. Liệu một xã hội như thế thì có trường tồn hay sẽ chết iểu trong tương lai gần?
Tư gia, 21h28' ngày thứ Năm, 17/01/2013

Tin mới nhất ngày 25/01/2013 về vụ trả thù Lê Anh Hùng

http://danoan2012.blogspot.com/2013/01/tin-moi-nhat-ve-vu-tra-thu-le-anh-hung.html

Tin từ NoU FC FaceBook : 
  Sáng nay, bạn bè trong đội bóng NoU FC đã đến Trung tâm bảo trợ xã hội II tại xã Viên An, Ứng Hòa để thăm và hỏi về tình trạng của Lê Anh Hùng.
 Họ đã gặp Giám đốc trung tâm là ông Vượng, phó giám đốc là ông Lê Công Vinh đã tiếp và trả lời các câu hỏi của bạn bè Hùng nêu ra.
 Ông Vượng - Giám đốc trung tâm, quê ở thôn Động phí, xã Phương tú, huyện Ứng Hòa cùng làng ông Hoàng Minh Tường nhà văn - cho biết: họ nhận anh Hùng vào đây chiều qua, có đơn của Mẹ Hùng đề nghị, có quyết định của Phòng thương binh xã hội Quận Thanh xuân.
 Hỏi tình trạng sức khỏe của hùng ra sao thì ông Vượng cho hay: anh ấy bình thường, trung tâm cũng chưa có cho uống thuốc, chưa tiêm gì cả. Bạn bè yêu cầu cho thăm gặp thì ông Vượng nói không đựơc vì Mẹ anh Hùng yêu cầu chỉ có bà được gặp. 
  Theo tin của một bạn anh Hùng là Tú cho biết: Mẹ của Hùng không hề làm đơn xin hay đề nghị đưa anh Hùng đi đâu cả.  
  Thực tế, cộng đồng mạng ai cũng biết trên Blog của mình, Lê Anh Hùng đã nhiều lần ( 70 lần ) tố cáo các quan chức tham nhũng, buôn lậu heroin, giết người bịt đầu mối...  ông Dương Trung Quốc cũng đã nhận hồ sơ tố cáo của Hùng và chuyển cho Quốc hội để điều tra, làm rõ trước công luận nhưng đến nay vẫn chưa có điều tra nào của Quốc hội hay các cơ quan chức năng. Việc an ninh Hà nội nhiều lần làm việc với Hùng về hồ sơ tố cáo, thậm chí bắt cóc Hùng để  đe dọa nhưng không khiến Hùng nao núng, họ đã dùng mọi thủ đoạn để dọa nạt, bịt miệng dân tố cáo các quan chức tham nhũng, buôn lậu, giết người diệt khẩu... đối với Hùng nhưng đều chưa làm gì được anh.
 Trò dựng hồ sơ giả để đưa người yêu nước, công dân chống tham nhũng vào tù hay vào trung tâm cai nghiện, trung tâm tâm thần... đã được chính quyền nhiều lần áp dụng, họ tự làm đơn giả, hồ sơ giả rồi bắt cóc công dân đưa vào các nhà tù trá hình thì ai cũng biết, có điều các tổ chức nhân quyền Quốc tế và trong nước chưa hay vì lý do nào đó không điều tra đến nơi đến chốn mà thôi.
 Vụ Lê Anh Hùng đang được cộng đồng mạng quan tâm, báo chí và các tổ chức Quốc tế đang chuẩn bị tìm đến nơi chính quyền giam giữ anh Hùng để làm rõ, điều tra về các vấn đề vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của Việt nam.
 Các blogger và bạn bè của Lê Anh Hùng đang có những lời kêu gọi tổ chức kéo đến trung tâm thăm Hùng và làm việc với các lãnh đạo Trung tâm để làm rõ vụ việc bắt cóc, tống công dân chống tiêu cực, tham nhũng vào nhà tù trá hình này. 
 Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa tin chi tiết về vụ việc nghiêm trọng này.

Trước cổng chính

Ngoài đường vào

Minh Hằng ngóng em

Quang cảnh trong trại

Bệnh nhân tâm thần

Bệnh nhân tâm thần

Một bệnh nhân tâm thần thể nhẹ

Phó giám đốc Lê Công Vinh: "Có đơn của mẹ anh Hùng, có hồ sơ,
quyết định của phòng lao động thương binh xã hội quận Thanh Xuân
chuyển về đây... chúng tôi chỉ biết tiếp nhận"


Kỷ niệm đại thắng ‘trận đánh đẹp’ lần thứ I

http://danlambaovn.blogspot.com/2013/01/ky-niem-ai-thang-tran-anh-ep-lan-thu-i.html

 
"Chú Thủ tướng ơi! Chú Ba Dũng ơi! Cháu muốn biết: Vợ con nhà họ Đoàn sẽ đón Tết Quý Tỵ (2013) ở đâu và ra sao?"

* * *

"Đảng ta là đảng từ dân, do dân và vì dân" ! Cho nên,"điều gì có lợi cho dân phải hết sức làm, điều gì có hại cho dân phải hết sức tránh" (cụ Hồ Chí Minh).
*
(Hải Phòng) Cống Rộc-Vinh Quang.Tiên Lãng: Một thời gọi là ‘nhiễu nhương’…
Dưới sự chỉ đạo và phối hợp lỗi lạc của Đỗ Caca, lực lượng quân ta được vũ trang tận răng, chuẩn bị tấn công ‘quân gây nhiễu nhương’…

…Vì cứ điểm của ‘địch’chỉ là cái ‘chòi trông cá’, nên dễ dàng bị ‘quân ta’ đánh chiếm…
  
Phá nát!
Đốt rụi!

 
Ủi sạch!

Cướp cạn !
*
Đây: Hai ‘tướng địch’ (từ trái): Đoàn Văn Vươn & Đoàn Văn Quý. 

Ngoài ra còn hai ‘quân địch’ nữa là Đoàn Văn Sịnh và Đoàn Văn Vệ (không có hình).
Đây: Cựu bộ đội cụ Hồ, ‘địch soái’ Đoàn Văn Vươn. Mặc dù vắng mặt trong ‘trận chiến’…
… Đoàn Văn Vươn vẫn bị ‘quân ta’ bắt giữ, gọt đầu!
Và trong ‘trận đánh đẹp’, không có người chết nhưng, để biểu hiện tinh thần ‘thượng tôn pháp luật và chí công vô tư’ của Nhà nước đảng trị, anh Vươn có thể lãnh án tử hình!
*
"Khi (sự việc) xảy ra, báo chí một chiều, hậu quả nó xảy ra, thứ nhất bôi nhọ hình ảnh của hệ thống chính trị, của đảng, của các ủy ban nhân dân ở dưới, đặc biệt với quân đội nhân dân Việt Nam, công an nhân dân Việt Nam." (CLB Bạch Đằng)
Đây: Bạn dân Đỗ Trung Thoại (Phó CT UBND Hải Phòng):

"Nhân dân bất bình nên phá nhà của ông Vươn chứ lực lượng cưỡng chế không san phẳng" 
Đây: Bạn dân Ngô Ngọc Khánh (Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng):
"Việc thu hồi đất của gia đình ông Vươn hoàn toàn đúng đắn và đoàn cưỡng chế không ra lệnh cũng như không có ai tham gia việc phá nhà dân." 
"Theo nhiều người dân xã Vinh Quang cho biết, thì ngày 6/1, máy xúc này ngang nhiên xuống khu vực đầm nằm ngoài diện tích cưỡng chế, san phẳng ngôi nhà hai tầng cùng tài sản của gia đình ông Vươn trước sự chứng kiến của lãnh đạo xã Vinh Quang" 

Đây: Bạn dân Lê Văn Hiền (CT UBND Vinh Quang.Tiên Lãng)
Còn đây: Bạn dân Đỗ Caca:

Anh hùng trong chiến dịch hoành tráng ‘đốt phá chòi’ tại Cống Rộc-Vinh Quang.Tiên Lãng và…
…Đây: thành quả vẻ vang bước đầu của ‘trận đánh đẹp’!
*

Ôi, hòa bình đã được lập lại dưới ngọn cờ đỏ sao vàng bách chiến bách thắng, run bay trong giá rét tháng Giêng giữa vòm trời tổ quốc xhcn!
Tóm lại, nhờ chiến thắng hiển hách của ‘quân ta’ mà vợ con hai ‘tướng địch’ Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý được đón Tết (Nhâm Thìn, 2012) trong ngôi ‘nhà bằng bạt’, dựng trên nền cũ của cái ‘chòi bằng xi-măng’ với…
…bàn thờ gia tiên dòng họ Đoàn trong ngày Tết Nhâm Thìn (2012) như thế này!
*
Đại tướng Lê Đức Anh (nguyên Chủ tịch nước): 
"Đây là việc mà chính quyền Hải Phòng cần phải xử lý thẳng thắn, phải xử lý một cách cụ thể, làm rõ những sai phạm của từng cán bộ địa phương. Muốn được lòng dân thì phải xử lý nghiêm những cán bộ làm sai, không xử lý nghiêm sẽ làm giảm lòng tin của nhân dân."

GS Đặng Hùng Võ (nguyên thứ trưởng Bộ TN-MT): 

"Thu hồi đất ở Tiên Lãng là sai pháp luật." 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận:
"Chính quyền Tiên Lãng đã sai từ đầu tới... cuối về quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế, việc thực thi cưỡng chế, cách ngụy biện cho những sai lầm, sự vô cảm trước nỗi khổ của người dân, sự quanh co khi phải đối diện với sự thật."
***

“Mỗi việc làm của các chú, bất cứ việc gì đều phải quan tâm đến quyền lợi chính đáng của nhân dân chứ không được hứa suông. Bất luận việc gì đã hứa với dân là phải tìm cách làm cho được, không làm được phải xin lỗi dân. Chính quyền ta của dân, vì dân thì phải như vậy”. 
Chú Thủ tướng ơi! Chú Ba Dũng ơi! Cháu muốn biết: Vợ con nhà họ Đoàn sẽ đón Tết Quý Tỵ (2013) ở đâu và ra sao?
(Tổng hợp từ Net)

Ấn tượng trong tuần: Hoàng Sa và "âm binh"

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2013-01-25-an-tuong-trong-tuan-hoang-sa-va-am-binh-

Tác giả: Kỳ Duyên


Sự thịnh suy, sự hưng vong của một quốc gia, đều bắt đầu từ chữ đây tin (dân tin- hay không) này đó!
Quyết liệt vì Hoàng Sa
Ngày 20/1 mới đây, một sự kiện làm rưng rưng lòng người: Tp Đà Nẵng tổ chức Công bố hàng trăm bản đồ cổ về Hoàng Sa (VietNamNet, ngày 20/1), trong đó, gồm cả bản đồ cổ các nước phương Tây đã vẽ, kể cả Trung Quốc họa đồ, đều khẳng định Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam... Đó là những tư liệu rất quý khẳng định những cơ sở pháp lý của VN về vấn đề này.
Đó còn là một hiện thực chủ quyền bất di bất dịch hàng bao đời nay của VN.
Vàng mười...
Năm nay, cũng tròn 39 năm, Hoàng Sa đau thương và mất mát. Khi ngày 19/1/ 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm phi pháp toàn bộ quần đảo này.
Nhưng lịch sử đất nước sẽ tạc mãi trong tâm khảm, những người lính Việt đã ngã xuống vì chủ quyền biển đảo. Họ đã ngã xuống trong mưa đạn, trong nỗi đau khôn cùng trước chủ quyền biển đảo bị mất.
14 năm sau, lịch sử lại lặp lại ở cuộc chiến bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa, năm 1988. Giữa những người lính Việt của ba tàu vận tải HQ- 604, HQ- 605, HQ-505, với lính TQ tại các đảo Gạc Ma, Len Đao và Cô Lin, những hòn đảo phía tây nam cụm đảo Sinh Tồn.
Cuộc chiến không cân sức lại tiếp tục nổ ra. Chúng ta giữ được đảo Cô Lin. Nhưng 64 người lính Việt đã ngã xuống trong chiến trận này. Đau đớn hơn, trong đó, chỉ còn tìm được hài cốt của vài người.
Dù khác nhau chiến tuyến, ý thức hệ, nhưng cuộc chiến đẫm máu và không cân sức ở Hoàng Sa- Trường Sa là minh chứng thiêng liêng- lòng yêu nước Việt của những con dân Việt, là duy nhất. Họ - những người lính Việt đã yên lặng vĩnh viễn trong sự thét gào mãi mãi của Biển Đông, những đêm giông gió, những ngày gió bão.
Vị mặn của nước Biển Đông gần 40 năm nay mặn đắng hơn. Vị mặn của muối, của máu và của nước mắt.
Khi đọc lại các tài liệu, bài báo để hiểu thêm cuộc chiến, người viết bài đã không sao cầm được nước mắt. Viết trong nỗi đau nghẹn...
Biển Đông - nguồn tài nguyên và vị trí chiến lược, mang trong lòng nó, cả phúc - họa liền kề với rất nhiều quốc gia. Bởi thế giới này, vẫn luôn tồn tại cụm từ lòng tham khiến con người ta tối mắt.
Dù vậy có phải lúc nào lòng tham của kẻ mạnh cũng chế ngự được tất cả?
Như Philippines chẳng hạn. Đất nước nhỏ hơn TQ rất nhiều về diện tích và số dân số (diện tích 300.000 km2, 92 triệu dân), vừa tuyên bố sẽ thách thức yêu sách chủ quyền của TQ ở Biển Đông tại tòa án quốc tế về Luật Biển (1982) mà cả hai nước đều là thành viên.
Ngay sau đó, Philippines chính thức bổ nhiệm Thẩm phán Rudiger Wolfrum, một chuyên gia luật quốc tế của Đức tại Tòa án Quốc tế về Luật Biển làm thành viên đại diện cho Philippines tại tổ trọng tài. Luật sư Francis Jardeleza được lựa chọn phụ trách tư vấn cho Philippines để tiến hành các thủ tục tố tụng. Dân gian có câu Hành động đi liền với lời nói, là vậy!

Nhiều bạn trẻ đến triển lãm các tư liệu mới nhất liên quan đến chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: Đăng Nam/ TTO
Được biết, ngày 22/1, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki- moon đã lên tiếng, cho biết luôn sẵn sàng cung cấp những hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp cho việc giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Không biết, nguyên đơn, hay...bị đơn sẽ thắng ở vụ tranh chấp thế kỷ này? Nhưng nó cho thấy khí phách và sự khôn ngoan của một quốc gia!
Bởi theo các chuyên gia nghiên cứu, như ông Nguyễn Đăng Thắng (Khoa Luật Quốc tế của Học viện Ngoại giao): Philippines muốn lợi dụng việc kiện này để buộc TQ làm rõ hoặc giải thích "nội hàm" của mình ở Biển Đông, một điều mà họ đã không làm được thông qua đàm phán ngoại giao.
Còn một luật sư người Mỹ nhận xét: Trong những trường hợp thế này, đạt được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế có thể còn giá trị hơn nhiều so với kết quả pháp lý.
Trả lời báo chí, trước việc Philippines khởi kiện, đưa TQ ra tòa vì tranh chấp biển, theo ông Nguyễn Duy Chiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia Bộ Ngoại giao: Các quốc gia hoàn toàn có quyền lựa chọn các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp phù hợp với Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển 1982.
Một thông tin mới nhất của Nhật Bản cũng rất đáng chú ý. Nước này vừa tìm ra một tài liệu hồi đầu thế kỷ 17 cho thấy TQ hoàn toàn không kiểm soát quần đảo Senkaku (Điếu Ngư). Phó GS Nozomu Ishii (ĐH Nagasaki Junshin): Tài liệu lịch sử chứng minh rằng tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku là đúng về mặt lịch sử.
Ông Natsuo Yamaguchi, Chủ tịch Đảng New Komeito, trước khi lên đường sang Bắc Kinh, vẫn khẳng định, Tokyo không có kế hoạch thỏa hiệp với TQ về vấn đề quần đảo Senkaku mà nước này đang kiểm soát.
Cũng về vấn đề chủ quyền biển đảo, sau thông tin Cục Đo vẽ bản đồ quốc gia TQ dự kiến cho phát hành "Bản đồ toàn quốc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", "Bản đồ địa hình TQ", trong đó vẽ yêu sách "đường lưỡi bò", các đảo, đá, bãi ở khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN, ông Nguyễn Duy Chiến khẳng định:
Mọi bản đồ thể hiện thông tin sai lệch về chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền, quyền tài phán của VN ở Biển Đông là phi pháp và vô giá trị.
Bản đồ Hải chiến Hoàng Sa 1974. Các chiến hạm VNCH (ảnh nhỏ) - Đồ họa: Hồng Sơn
Trước đó, trả lời phỏng vấn của TTXVN ngày 21/, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhắc lại: VN đã tuyên bố và khẳng định rất rõ ràng lập trường của mình, tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Luật Biển 1982.
Chủ quyền biển đảo, chủ quyền đất nước luôn là lửa thử vàng, với chí khí, sự can trường và lòng yêu nước Việt của mọi con dân, từ người lãnh đạo cao cấp đến thường dân.
Những người lính Việt năm xưa, những người lính Việt mới đây đã vĩnh viễn nằm dưới biển sâu, những ngôi mộ gió của những ngư dân, vì nghiệp nước, mãi đi không về, đã chứng minh tấm lòng, bản lĩnh vàng mười của họ.
Còn chúng ta, những người đang sống, chúng ta có gì để không xấu hổ? Khi nhìn thấy ngọn lửa- chủ quyền biển đảo, chủ quyền đất nước, cháy khôn nguôi...
Âm binh
Mới đây, nhà văn Nguyễn Quang Vinh trình làng một vở kịch gây tiếng vang, có tiêu đề: Âm binh.
Vở kịch chỉ có ba nhân vật chính, xoay quanh một câu chuyện thời thượng- đất đai.
Câu chuyện đưa người xem về với quá khứ chiến tranh. Người mẹ trẻ có tên Nhi, từng cứu sống cả hai người đàn ông- người này là lính "ngụy", người kia là lính "giải phóng". Họ sống được bằng chính nguồn sữa của người mẹ trẻ, trong khi đứa con gái nhỏ của chị mới ba tháng tuổi, bị chết vì bom đạn chiến tranh.
Nỗi đau mất con, và mộ phần của cha mẹ, người ruột thịt đã níu giữ người đàn bà đau đớn, đơn độc ở lại với vùng cát nóng khô rang. Khô rang và cằn cỗi như số phận của chị. Nhưng nó cũng là mảnh đất, mà ở đó, cả tình yêu, hạnh phúc, cả cay đắng và bất hạnh của chị đều... nảy chồi, đâm lộc.
Chiến tranh qua đi. Chị gặp lại cả hai "người xưa" ngay trên mảnh đất cằn cỗi nhưng máu thịt của mình. Một người nay đã là "Việt kiều yêu nước". Một người là cán bộ chính quyền địa phương. Cả hai lại chạm mặt nhau xoay quanh mảnh đất của chị, vì nó liên quan đến một đề án hợp tác và đầu tư để mở đường.
Sân khấu vốn mang hơi thở cuộc đời. Nhưng sân khấu và cuộc đời, rất giống nhau và cũng rất khác nhau.

Một cảnh trong vở kịch Âm binh. Ảnh: Họa sĩ Nhím/ SGTT
Ở vở kịch Âm binh, mảnh đất đó thuộc quyền sở hữu của người đàn bà tên Nhi. Ở cuộc đời, "mảnh đất" cho sự làm ăn, cho sự tham nhũng, đục khoét, thì thiên hình vạn trạng. Còn "âm binh" đâu chỉ là những "vong hồn"...
"Mảnh đất" ấy, có khi rất thực...
Nó thực như thông tin đầu năm 2013, cả xã hội "choáng" vì con số nợ của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, vốn mệnh danh là quả đấm thép.
Con số nợ đó lên tới 1,3 triệu tỷ đồng. Có những tập đoàn, TCT lỗ "vắt" từ năm 2011 sang tận năm 2012, và không biết có "vắt" tiếp sang năm nay không?
Dư âm hổ thẹn và đau xót còn chưa lắng xuống, xã hội lại ồn lên chuyện ông Phạm Thanh Trần, nguyên Tổng GĐ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) vừa bị cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam vì hành vi thiếu trách nhiệm gây hiệu quả nghiêm trọng- liên quan đến vụ thiệt hại 3900 tỉ đồng tại Agribank chi nhánh Nam Hà Nội...
Cùng số phận với ông này, là ông Đỗ Quốc Khánh, nguyên Tổng GĐ Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí Falcon, bị bắt về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Hết thiếu trách nhiệm đến lợi dụng chức vụ, quyền hạn- những cụm từ này, tiếc thay đang ngày càng... có thừa.
Trước đó, chỉ tính riêng năm 2012, hàng chục cán bộ ngân hàng dưới quyền ông Trần đã sa vòng lao lý với đủ các kiểu phạm tội. Dĩ nhiên mọi con đường phạm tội của họ đều dẫn đến hai chữ kim tiền.
Nhưng "mảnh đất" ấy có khi cũng rất...ảo. Ảo mà rất thực.
Như cái Đề án xây dựng, nâng cấp các rạp hát, rạp chiếu phim, nhà triển lãm từ nay đến 2020, với kinh phí gần 11000 tỉ, nay mai sẽ thành hiện thực. Khiến cho giới nghệ sĩ xôn xao.
Theo đó, sẽ xây mới 51 nhà hát, nâng cấp 20 nhà hát, nâng cấp và xây dựng mới 106 rạp chiếu phim, nâng cấp và xây mới 66 công trình nhà triển lãm trên cả nước.

Ảnh minh họa. Nguồn: TTO
Đề án nhân danh đầu tư cho văn hóa, nhưng thực chất chỉ... béo ngành xây dựng- một trong bốn lĩnh vực có nhiều "âm binh"- tham nhũng nhiều nhất, qua khảo sát điều tra của Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới vừa công bố vào cuối năm 2012 mới đây.
Thế nên, dù lẽ ra phải mừng, vì ngành văn hóa còn nhiều thiếu thốn, nhưng nghệ sĩ lại chỉ thấy... những lo cùng buồn.
Bởi trong thực tế, không xây thì thiếu, xây thì thừa. Mà tính quy hoạch ở đây lại chưa rõ ràng.
Ông Trần Bình (GĐ Nhà hát ca múa nhạc nhẹ VN): Cả nước có khoảng 130 đơn vị nghệ thuật. Sang năm 2014, tất cả sẽ phải tiến hành xã hội hóa. Rất nhiều đoàn sẽ sa vào cảnh phải giải thể vì không thể nuôi sống mình với nguồn thu èo uột. Không đầu tư cho con người thì xây nhà hát làm gì? Xây xong ai sẽ diễn ở đó, hay chỉ là để cho thuê hội nghị, gặp gỡ cổ đông hoặc tổ chức... đám cưới?
Còn NSND Trung Kiên (nguyên Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL): Vấn đề quan trọng nhất không phải là xây nhà hát, mà là con người. Không quy hoạch lại các đơn vị nghệ thuật trong cả nước, rồi xây nhà hát lên lấy ai mà diễn?
Ngay rạp Đại Nam (Hà Nội), nơi vừa diễn ra vở kịch Âm binh, cũng thường xuyên là nơi cho thuê đám cưới. Tính ra, hiệu quả của một rạp hát, không nằm ở tài năng nghệ thuật biểu diễn của các nghệ sĩ, mà nằm ở... tình yêu đôi lứa của các đôi trẻ, quyết định.
Chợt nhớ tới cái kết có hậu của vở kịch Âm binh: Bà Nhi già nua tuổi tác, sau những năm tháng khổ đau vì chiến tranh, sau những dằn văt, hoài nghi cả hai phía- "Việt kiều yêu nước", và chính quyền địa phương- cuối cùng, người đàn bà chân chất đó đã thốt lên gọn lỏn: Dự án tử tế thì ...đây tin!
Đây tin. Đây chính là bà Nhi, là người dân, là dân tin. Câu nói gọn lỏn đó, chỉ có thể là nhân-quả của những đề án, dự án minh bạch, đàng hoàng không chút "lợi ích nhóm", với người dân.
Nhưng liệu cuộc đời này, có nhiều dự án, đề án cái kết có hậu kiểu đây tin như thế không? Khi mà nạn âm binh- tham nhũng còn là quốc nạn?
Sự thịnh suy, sự hưng vong của một quốc gia, đều bắt đầu từ chữ đây tin (dân tin- hay không) này đó!
------------------
Tham khảo:
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130119/quyet-liet-vi-hoang-sa.aspx
http://tuoitre.vn/The-gioi/531206/philippines-dua-tranh-chap-bien-voi-trung-quoc-ra-toa-an-quoc-te.html
http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/106621/nhat-tim-thay-tu-lieu-lich-su-bat-loi-cho-trung-quoc.html
http://vtc.vn/7-364416/phap-luat/vi-sao-nguyen-tong-giam-doc-agribank-bi-bat.htm
http://vtc.vn/2-364010/xa-hoi/choang-voi-du-an-khung-11000-ty-xay-rap.htm

THÔNG BÁO KHẨN CẤP TÌNH TRẠNG BLOGER LÊ ANH HÙNG

http://danoanbuihang.blogspot.com/2013/01/thong-bao-khan-cap-tinh-trang-bloger-le.html#links

Lúc 13 giờ ngày 24-1-2013 tôi đã cho đăng thông báo này trên facebook cá nhân:
Xin thông báo đến toàn thể bà con anh chị em bạn bè và đề nghị share thông tin này đi khắp nơi
Đồng thời ai là người thân , bạn bè gần gũi với Lê Anh Hùng xin cho biết thêm thông tin và số điện thoại liên lạc của Hùng để mọi người cùng biết
Vào lúc hơn 10h sáng nay 24-1-2013 Lê Anh Hùng đã bị 6 công an Hưng Yên đưa đi khỏi nơi tạm trú và làm việc của cậu ấy với lý do 'làm việc về vấn đề tạm trú" - Nhưng cho đến lúc này chưa thả và không ai có thông tin gì về Hùng
Việc làm này có gì đó không chính danh....và rất có khả năng sẽ NGUY HIỂM cho Lê Anh Hùng khi ai cũng biết trong thời gian qua cậu ấy đã lên tiếng tố cáo đến 70 lần những việc vi phạm tày trời liên quan đến cả những lãnh đạo cao cấp nhất của nhà cầm
quyền.Vì vậy tôi kính mong mọi người hãy quan tâm theo dõi và lên tiếng nhằm bảo vệ cho người anh em , người bạn , người đồng đội của chúng ta
Hiện tại tôi không có bất cứ thông tin gì thêm về Lê Anh Hùng ngoài thông báo việc Hùng bị bắt đi sáng nay...Xin mọi người ai biết gì HÃY LÊN TIÊNG!

Lê Anh Hùng là người cầm biểu ngữ chung với Minh Hằng trong cuộc biểu tình ngày 9-12-2012 vừa qua

Thông tin mới nhất vừa nhận được từ bạn bè của Lê Anh Hùng-mời mọi người đọc và lên tiếng


S.O.S:
Vào lúc 10h15 phút sáng nay- Theo thông tin của những người dân chứng kiến thì công an gồm một người mặc quân phục , còn lại 5 người  mặc thường phục đến tại công ty HVT đóng trên địa bàn huyện Văn Lâm- Tỉnh Hưng Yên của giám đốc Hoàng Văn Trung . Họ đi trên chiếc xe INOVA và yêu cầu giám đốc "cho gặp Lê Anh Hùng vì có việc liên quan đến giấy tạm trú - tạm vắng" Giam đốc cho gọi Hùng ra và họ đã đưa Lê Anh Hùng đi

Cho đến lúc này những bạn bè làm chung chỗ Hùng đã nhận được thông tin " Lê Anh Hùng bị đưa vào trại Tâm thần Hà Nội"
Thật là một điều man rợ và phi lý. Lê Anh Hùng không hề có bất cứ biểu hiện gì về tâm thần nếu những ai đã gặp mặt- tiếp xúc với Hùng. Càng không thể là "tâm thần" khi nhìn nhận những việc làm và cuộc sống hàng ngày của Lê Anh Hùng. Trong khi đó ai cũng biết Lê Anh Hùng đã kiên trì theo đuổi vụ việc và nộp đơn tố cáo nhiều lãnh đạo có tên tuổi tới 70 lần nhưng chưa nơi nào lên tiếng ĐÚNG- SAI
Vậy việc bắt Lê Anh Hùng đưa vào trại "tâm thần" rõ ràng là một âm mưu GIẾT NGƯỜI bịt khẩu.
Chúng ta, tất cả những con người có lương tri không thể thờ ơ trước tội ác man rợ và tàn độc của nhà cầm quyền này hơn được nữa. Chúng ta cần lên tiếng để bảo vệ một tiếng nói đấu tranh
Chúng ta cần lên tiếng ngay lập tức cho cộng đồng cũng như các tổ chức Quốc tế được biết về trường hợp này
Ngay lập tức chúng ta hãy gọi điện, gửi email cho các đại sứ quán và các lãnh sự nước ngoài được biết để họ chứng kiến và theo dõi việc làm bất chính của công an Việt Nam
HÃY CỨU NGƯỜI- HÃY CỨU LẤY DÂN TỘC NÀY
Cập nhật địa chỉ và số điện thoại nơi đang giữ Lê Anh Hùng
Kính mong độc giả góp tiếng nói cứu Lê Anh Hùng bằng cách gọi đến nới đây yêu cầu bác sĩ không được xâm phạm tới sức khỏe của Hùng và hãy nói cho họ biết rõ về tình trạng bị trả thù này của em HÃY CỨU LÊ ANH HÙNG- HÃY CỨU DÂN TỘC VIỆT NAM!
               Nơi đang giữ Lê Anh Hùng :

Tên đơn vị: Trung tâm Bảo trợ xã hội II Hà Nội

- Địa chỉ: Viên An, Ứng Hòa, Hà Nội


- Điện thoại: 0433.771135 – 0433.771136

Dân vận và địch vận

http://www.phamdoantrang.com/2013/01/dan-van-va-ich-van.html

Bình luận của một Facebooker: "Xưa các cụ tranh thủ cả lòng dân lẫn lòng địch. Ngày nay, các cụ có xu hướng biến dân thành địch, biến địch thành bạn vàng. Vẫn biết ngày nay quan hệ quốc nội cũng như quốc tế thay đổi dần theo hướng đối thoại, hợp tác thay vì phân định địch-ta, nhưng các cụ lại đi ngược mẹ nó mất. Các cụ thích tạo ra kẻ thù, dựng lên đủ các loại thế lực thù địch. Chỉ cần ai đó khác các cụ là thành thù địch hết". 

Còn câu chuyện dân vận và địch vận ngày xưa, thưa các bạn, nó như thế này...

* * *

Dân vận…
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, để thực hiện đại đoàn kết dân tộc, Đảng Cộng sản nhận thức rất sớm vai trò của dân vận. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Lực lượng của dân rất to. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Với tinh thần đó, công tác vận động tuyên truyền của Đảng Cộng sản ngay từ thời Mặt trận Việt Minh đã rất tốt. Trước và sau ngày khởi nghĩa cướp chính quyền tại Hà Nội (19-8-1945), người dân nô nức tham gia Việt Minh và mong muốn được trở thành đảng viên cộng sản. Bà Lê Thi tức Dương Thị Thoa, con gái cố Giáo sư Dương Quảng Hàm, còn kể lại rằng: “Hồi đó hầu như ai ai cũng ghi danh xin đăng ký vào một tổ chức nào đó của Việt Minh, như là Thanh niên Cứu Quốc, Phụ nữ Cứu Quốc. Tới lúc nghe tin Đảng Cộng sản phải tự giải tán, chúng tôi còn khóc nức nở”.
Ảnh tư liệu
Tháng 12-1946, kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Người dân ở đô thị thực hiện sơ tán về nông thôn để tránh thiệt hại, bảo toàn lực lượng chiến đấu lâu dài. Khi đi sơ tán, một số gia đình khá giả ở nội thành đã đem theo ô-tô riêng. Vì không nắm vững chủ trương chính sách nên một số đơn vị và địa phương đã tự ý trưng thu, trưng dụng xe cộ của dân. Trước tình hình đó, ngày 17-2-1946, Cục Chính trị ra Thông tri gửi toàn quân, trong đó nhấn mạnh phải làm theo đúng khẩu hiệu “vì dân và cùng dân kháng chiến”. Thông tri nêu rõ: “Chỉ cần thiết lắm mới dùng đến quyền hạn trưng thu, trưng dụng, trưng tập, nhưng cách dùng quyền hạn đó sao cho khéo léo, được việc chung mà dân chúng không bất bình”, “Nghiêm trị những kẻ lợi dụng làm bậy phá hoại công tác bảo vệ dân chúng của chúng ta”.
Ngày 8-1-1947, Cục Chính trị tiếp tục ra chỉ thị về công tác dân vận, trong đó nhấn mạnh: “Cho bộ đội hành quân tuyên truyền cổ động kháng chiến; úy lạo dân về sự tàn phá do Pháp gây ra ở nơi đã xảy ra và nơi chưa xảy ra; công tác giúp dân phòng máy bay; giải thích cho dân cần giữ bí mật và đề phòng Việt gian; dạy dân học chữ quốc ngữ, tập quân sự…”.
Ở đây, điều cần nói là phương tiện kỹ thuật của chúng ta thời đó cực kỳ kém; các hình thức tuyên truyền chỉ là mít tinh, diễn thuyết, ca kịch, bích báo, được thực hiện bởi bộ đội hành quân hoặc các tổ nhóm văn nghệ văn công. Nhưng hiệu quả thì lại không hề nhỏ. Công tác vận động tuyên truyền ngày ấy, cộng với tinh thần hăng hái của một dân tộc vừa mới giành được độc lập, thậm chí đã tạo ra một phong trào “cả nước lên đường”. Một trong những văn nghệ sĩ tham gia vào hoạt động tuyên truyền bằng lời ca tiếng hát thời kỳ ấy, nhạc sĩ Phạm Duy, hồi tưởng rằng: “Từ tháng 8-1945, tôi đã thấy không khí bừng bừng của Cách Mạng kéo nhân dân cả nước ra đường. Từ đêm 19 tháng Chạp 1946 trở đi, tôi thấy không khí rừng rực của kháng chiến đẩy toàn thể nhân dân ra đi”. “Ra đi” nghĩa là cả nước lên đường tranh đấu, tham gia “cuộc phiêu lưu của một dân tộc đang thay thịt đổi da, đang xuống đường, lên đường trong tất cả ý nghĩa tuyệt vời của những danh từ đó”.
Việc dân vận tuân theo chủ trương phải kết hợp chặt chẽ với giúp đỡ dân (dạy chữ quốc ngữ, phòng máy bay). Bộ đội được yêu cầu thực hiện tốt khẩu hiệu “Kính trọng dân, bảo vệ dân, giúp đỡ dân”.
… và địch vận
Bên cạnh dân vận, địch vận cũng được Đảng và Chính phủ xem là phần quan trọng trên mặt trận chính trị, theo tinh thần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Đánh mà thắng địch là giỏi, không đánh mà thắng địch càng giỏi hơn. Không đánh mà thắng địch là nhờ địch vận”.
Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ nhất (tháng 3-1935), nghị quyết về công tác địch vận đã cho thấy sự quan tâm và thấu hiểu của những nhà lãnh đạo cộng sản đối với tình cảnh của binh lính người Việt ở Đông Dương: “Binh lính là tôi tớ của quan binh; chúng nó có quyền đánh đập, giam phạt lúc nào cũng được… Họ không có quyền tổ chức vào các đoàn thể cách mạng, không có tự do ngôn luận, hội họp, tham gia sinh hoạt chính trị”. Từ thời điểm đó, Đảng đã có một nhận định nhân văn và sáng suốt: Binh lính không phải là nghịch thù của giai cấp công nông, mà là con em của công nông và là một lực lượng cách mạng rất lớn, nếu Đảng không tổ chức được họ, không kéo được họ về phía mình, thì cách mạng sẽ không thể thành công.
Tinh thần này đã là kim chỉ nam cho các hoạt động địch vận về sau trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Chẳng hạn, đối với binh lính người Việt chiến đấu trong hàng ngũ đối phương, Đảng chủ trương huy động ở mức cao nhất tất cả những hoạt động tuyên truyền: hô khẩu hiệu khi chiến đấu, ném truyền đơn, viết và dán biểu ngữ, dùng lính địch gọi hàng đồng đội v.v. Đặc biệt, phải biệt đãi tù binh, coi đó là một nhiệm vụ của công tác chính trị, thậm chí ra nghiêm lệnh cho bộ đội không được giết tù binh.
Đối với hàng binh người Âu, Đảng cũng chủ trương phải chăm sóc chu đáo, giao cho họ những việc thích hợp với năng lực để tận dụng khả năng của họ, giác ngộ chính trị cho họ để tạo ra một lực lượng “bộ đội ngoại quốc” chiến đấu cho nền độc lập của Việt Nam… Với chính sách này, trong những năm kháng chiến chống Pháp, đã có những người châu Âu đảo ngũ sang phía Việt Minh và rồi thật sự trở thành người bạn của Việt Nam.
* * *
Nhìn lại, công tác dân vận, địch vận thực sự đã góp phần quan trọng vào thắng lợi của Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp. Mục tiêu “ba đoàn một tan” (đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, đoàn kết quốc tế, làm tan rã kẻ thù) đã chứng tỏ là một chính sách sáng suốt, đồng thời cũng khẳng định một bài học có tính chất chân lý: Những nhà lãnh đạo hết lòng vì đại đoàn kết dân tộc, lấy thu phục nhân tâm làm trọng, sẽ có được sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc đấu tranh với bất kỳ kẻ thù nào.

Hy vọng có thêm hai Huy Đức nữa

http://www.danchimviet.info/archives/72170/hy-vong-co-them-hai-huy-duc-nua/2013/01


Hy vọng có thêm hai Huy Đức nữa

273805_100000755701241_314568464_nCó cuốn Quyền Bính trong tay, đọc khoảng 50 trang đầu, tôi đành phone vào hãng cáo bệnh, ngồi nhà đọc một mạch cho đến trang cuối cùng. Việc mổ xẻ các nhân vật và sự kiện trong đó cần nhiều thời gian và công sức. Bài viết này chỉ là những cảm nhận ban đầu.
Câu cuối cùng của Lời mở đầu trong Quyền Bính viết: “Hệ thống chính trị trải qua nhiều thế hệ, càng về sau lại càng ít có khả năng khắc phục sai lầm.” Phải chăng đây là một luận đề, mà tác giả đã dùng phần còn lại của cuốn sách để chứng minh.
Đại Hội
Câu chuyện thường bắt đầu từ Đại hội Đảng. Đại hội đẻ ra Bộ chính trị và Tổng bí thư. Bộ chính trị và Tổng bí thư lại đẻ ra chính sách. Trong chuỗi mắt xích này, quyền bính được sử dụng triệt để nhằm thao túng chính trường ở những cung bậc khác nhau.
Trước Đại hội VI, Lê Duẩn chết, Lê Đức Thọ muốn giành lấy vị trí này. Nhưng Lê Duẩn chỉ đích danh Trường Chinh thay mình. Ông Thọ đã sử dụng quyền bính tuyệt đối của trưởng ban nhân sự Đại hôi để giành ghế. Không được, ông rút lá bài cuối cùng: không ăn được thì đạp đổ. Trường Chinh đã bị ông Thọ ép phải rút lui chỉ vài giờ trước khi Đại hội VI khai mạc.
Ở một hoàn cảnh khác, quyền bính được sử dụng thành bản án để tiêu diệt đối phương. Vụ Sáu Sứ là một điển hình. Phần vì ghen tức với uy tín của Võ Nguyên Giáp và Trần Văn Trà, phần vì sợ hai ông này trở lại chính trường, hai tướng Lê Đức Anh và Đoàn Khuê dùng Vũ Chính cùng con rể Nguyễn Chí Vịnh ở tồng cục II dựng lên vụ “âm mưu lật đổ” do tướng Giáp cầm đầu.
May mắn cho tướng Giáp, vụ án được giao cho thứ trưởng công an Võ Viết Thanh là một người tử tế. Ông Thanh lật án, không theo ý kiến chỉ đạo. Lập tức Võ Viết Thanh bị trả đũa. Sự nghiệp chính trị của ông Thanh chấm dứt, thanh danh cá nhân và gia đình bị bôi nhọ. Ông Thanh tâm sự “Trong cặp tôi lúc đó có một khẩu súng, tôi đã định kéo khóa rút súng ra bắn chết cả ba ông rồi tự sát.” (Ba ông là Đoàn Khuê, tổng tham mưu trưởng, Võ chí Công, chủ tịch nước, và Nguyễn Đức Tâm, trưởng ban tổ chức trung ương)
Từ Đại hội Đảng VI năm 1986 đến Đại hội XI năm 2011 là 25 năm với 6 kỳ Đại hội. Càng về sau, Đại hội càng lộn xộn. Cứ trước Đại hội, là có nhiều kỳ án, nhiều tin đồn úp úp mở mở làm xôn xao chính trường. Đại hội sau nhiều án hơn Đại hội trước và mức độ khốc liệt của nó cũng tăng. Những cảnh hạ bệ, thanh toán nhau rất ngoạn mục được trình bày một cách bình tĩnh, rõ ràng và đầy sức thuyết phục.
Nhân Sự
Nếu Đại hội Đảng là mẹ, thì Bộ chính trị là con. Trong Bộ chính trị thì Tổng bí thư là con trưởng, các ủy viên là những đứa con thứ. Mẹ mang bệnh di truyền từ trong nhiễm sắc thể, thì lũ con làm sao tránh khỏi căn bệnh trầm kha.
Trường Chinh được mô tả như là kiến trúc sư của Đổi mới. Ông đoạn tuyệt với quan liêu bao cấp. Ông tập hợp những trợ lý giỏi, tận tụy và nhiệt thành với công việc, mang lại chút hy vọng vào những năm cuối thập kỷ 80. Nhưng âu cũng là số phận. Ông phải “tự” rút. Dân tộc lại trở về với cảnh lầm than.
Nguyễn Văn Linh, kế vị Trường Chinh, bộc lộ ra là một con người thủ đoạn, hẹp hòi, thù vặt, thành kiến, và bảo thủ. Bạn đọc khá dễ dàng tìm được câu trả lời tại sao ông Linh đã trở thành một sát thủ lạnh lùng với Trần Xuân Bách.
Ông Đồng và ông Thọ đưa ông Linh vào ghế Tổng bí thư. Ông Bách phản đối vì ông Linh chẳng có trình độ gì. Khi ông Linh đã thành Tổng bí thư rồi, ông Bách vẫn coi thường ông Linh ra mặt. Cuộc chiến Linh – Bách bắt đầu như vậy.
Rồi ông Linh đánh hơi được là ông Bách sẽ thay mình vào giữa nhiệm kỳ. Thế là ông Linh liên minh với cánh bảo thủ giáo điều Bắc kỳ. Những ngón đòn hiểm nhất được tung ra diệt Trần Xuân Bách không tiếc thương để trừ hậu họa.
Ông Linh còn lập ra nhiều kỳ án để vặt lông bẻ cánh, thậm chí còn muốn cắt tiết Võ Văn Kiệt. Bề ngoài ông Linh lại đóng vai cấp tiến làm mọi người cứ tưởng ông Linh là cánh đổi mới cùng phe với ông Kiệt từ miền Nam ra. Cuộc đọ sức Linh – Kiêt đầy kịch tính và kéo dài đến những năm khi ông Linh đã về hưu.
Đến đời Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, di sản đồ sộ của ông để lại cho đất nước là hoán chuyển cán bộ. Những đồng hương Thanh Hóa của ông được cơ cấu, còn những ai không cùng cánh bị đẩy ra.
Tới Tổng bí thư Nông Đức Mạnh thì phó ban tổ chức Trung ương cũng phải thốt lên: “Tôi thật xấu hổ vì Đảng ta có một tổng bí thư như vậy”. Thủ tướng Phan Văn Khải nhận định: “Ông Mạnh trình độ yếu lại thiếu bản lĩnh nên gần như không tác dụng gì”. Chính ông Mạnh cũng tự nhận: “Em biết thân phận em rồi, người dân tộc chỉ có thể làm đến thế.”
Ông Mạnh tự biết khả năng của mình, nhưng người ta cứ giao cho ông chức Tổng bí thư. Ông Mạnh đã trở thành ông bình vôi không hơn không kém. Quyền bính càng dễ bị khuynh loát bởi những bóng ma sau hậu trường. Nhóm Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn Hưởng, Lê Hồng Anh ra đời trong hoàn cảnh này.
Trong Quyền Bính tác giả có dẫn lời Nguyễn Văn An, ủy viên Bộ chính trị, trưởng ban tổ chức Trung ương: “Ngay từ Đại hội VI chọn ông Nguyễn Văn Linh đã không đúng, Ông ấy không phải là người đổi mới. Ông Linh chọn ông Đỗ Mười cũng không đúng. Ông Mười chọn Lê Khả Phiêu cũng không đúng. Đến khi chọn Nông Đức Mạnh thì sai”
“Không đúng” đồng nghĩa với “Sai”. Nhưng ông An phải dùng từ sai để nhấn mạnh căn bệnh đã vào giai đọan cuối. Nếu mang tài năng và đạo đức của các Tổng bí thư biểu diễn trên đồ thị, thì đó là đồ thị của một hàm số nghịch. Thời gian càng tăng thì đạo đức và tài năng của các vị càng giảm.

Đối Ngoại

Tổng bí thư và Bộ chính trị làm ra và điểu hành chính sách. Vậy, bạn đọc tự đoán ra kết quả. Những nhân sự bệnh hoạn trên không thể sinh ra những chính sách đúng, tất nhiên càng không thể điều hành quốc gia hội nhập vào quỹ đạo của nhân loại.
Nhận thức của cán bộ cao cấp cũng rất thảm hại. Ông Nguyễn Đức Bình tuyên bố “Toàn cầu chỉ mang lại đói nghèo” còn Nguyễn Phú Trọng thì bảo “đó là diễn biến hòa bình”.

Khi Bill Cliton đến thăm Việt Nam, vô tình hay cố ý, mà thời gian ông đặt chân đến Hà Nội và Sài Gòn đều vào lúc nửa đêm. Bộ chính trị chỉ đạo không ai được cười khi tiếp Bill Cliton. Quyền Bính mô tả: Một trợ lý nhắc Thủ tướng: “Người ta đã sang tận đây, tiếc gì anh không nở một nụ cười với họ”. Thủ tướng Phan Văn Khải trả lời: “Không được đâu mày ơi, Bộ chính trị đã thống nhất là không được cười”.
Khi Bill Clinton đến thăm Đại học Quốc gia Hà Nội, sinh viên được quy định khi nào thì được đứng lên, khi nào thì được vỗ tay.
Đón nguyên thủ vào lúc nửa đêm và nền ngoại giao cấm cười ra đời ở xứ ta. Cũng không biết nên cười hay mếu khi đọc những dòng này trong Quyền Bính.
Đường lối ngoại giao với Trung Quốc được thể hiện qua cuộc gặp của Lê Khả Phiêu với Giang Trạch Dân. Cuộc gặp diễn ra không theo nghi thức của Đảng hay Nhà nước một cách công khai, mà lén lút, khuất tất theo đường tình báo.
Chuyến đi gồm bốn vị Lê Khả Phiểu, Trần Đình Hoan, Nguyễn Mạnh Cầm và Nguyễn Chí Vịnh. Nhưng phút chót, Trung Quốc lại ngăn không cho ông Cầm và ông Hoan vào phòng họp, chỉ riêng ông Phiêu và Vịnh được vào. Ông Phiêu thú nhận đã thoả thuận đàm phán song phương vấn đề biển đảo với Trung Quốc.
Chuyện mất đất, mất biển với Trung Quốc là có thiệt. Quyển Bính đã trình bày ngọn nguồn của câu chuyện. Nếu không mất đất, tại sao Đảng lại phải giấu dân? Tại sao lại không công khai nội dung và kết quả đã ký?
Khi biết Việt Nam sắp ký Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ, các ủy viên Bộ chính trị nhận được bức điện tối mật từ Tổng cục II: “Trung Quốc sẽ phản ứng rất xấu nếu ký với Mỹ”.
Đọc đến đây, thú thật tôi phải chửi thề vì quá đau lòng trước những cơ hội đã mất. Tao buôn bán với Mỹ thì mặc mẹ tao, hề hấn gì đến mày mà mày phải phản ứng xấu. Mày lấy tư cách gì mà chúi mũi vào ống khóa nhà tao. Mày phản ứng xấu thì làm đéo gì được tao. Tôi cũng đắng cay tự hỏi: Ai là người để Trung Quốc làm việc đó? Sao các ngài phải sợ cái thằng hàng xóm to xác mà thối bụng đến vậy? Hèn quá. Nhục quá.
Đối Nội
Về đường lối kinh tế và đối nội, Quyền Bính trích dẫn lời ông Đào Duy Tùng: “Kinh tế phải phục tùng chính trị”. Một mệnh lệnh tuyệt cú mèo, xứng tầm ủy viên Bộ chính trị.
Ở Việt Nam chưa hề có đổi mới chính trị, thì làm sao có đổi mới kinh tế. Công cuộc “Đổi mới”của Đảng từ năm 1986 thực ra chỉ nửa vời, nếu không nói là giả tạo, hay nói cho chính xác là một thằng xây nhưng chín thằng phá.
Một nhóm nhỏ người giàu lên là do chộp giựt. Xã hội chưa hình thành một tầng lớp trung lưu thực sự và bền vững. Sức lao động và sự sáng tạo chưa được giải phóng. Vòng kim cô về chủ nghĩa xã hội vẫn đang siết chặt trên đầu. Chệch đường lối thì không vào tù cũng thân bại danh liệt. Khác phe cánh thì không bị cưỡng chế cũng bị thanh tra.
Thiết tưởng, không cần phải bàn thêm gì nữa. Hậu quả đã nhãn tiền. Nền kinh tế và xã hội Việt Nam hôm nay đang là đêm hôm trước của ngày phá sản.
Nụ Cười và Nước Mắt
Bên cạnh những câu chuyện khô khan về đường lối đối kinh tế, Quyển Bính, thảng hoặc, mang lại cho bạn đọc những nụ cười.
Ông Lê Duẩn bảo các chị phụ nữ rằng sao các chị nghe vậy mà không “vả vào miệng” những người nói. Tôi khoái lối nói dân dã của ông, y chang như mấy bà ngoài chợ Đồng Xuân. Ông Đỗ Mười tiếp các nhà báo trong khi quên cài khóa cửa quần. Ông Đoàn Khuê thì vén áo cho Đỗ Mười sờ bụng rồi khoe rằng khối ung thư trong bụng đã tan, ông đủ sức khoẻ đảm nhiệm Chủ tịch nước. Lối xưng hô suồng sã “Mày, Tao” của các vị Tổng, Thủ, Chủ, cũng mang lại nụ cười tủm tỉm.
Rồi người đọc cũng bắt gặp câu chuyện cảm động về số phận của đứa con rơi lưu lạc Phan Thanh Nam.
Bà Hồ Thị Minh, 20 tuổi, con gái miền Nam, nhan sắc mặn mòi, từng làm chủ bút một tờ báo, từng dự hội nghị bên Pháp, biết nhiều ngoại ngữ, được gởi ra Bắc để giúp việc cho Bác Hồ. Chưa kịp giúp Bác, vì Bác đã trên 60 tuổi, thì gặp Võ Văn Kiệt đi dự Đại hội Đảng II, năm 1951.
Hai tâm hồn Nam bộ phóng khoáng mà cô đơn giữa núi rừng Việt Bắc hoang vu gặp nhau, kết quả là thằng con Phan Thanh Nam ra đời. Hơn năm sau, ông Kiệt phải về Nam. Trung ương Đảng giao thằng con trai ông Kiệt cho ông Cái ở Tổng cục Lương thực. Tổng cục Lương thực nhưng có lẽ vì thiếu lương thực không nuôi nổi cháu bé sơ sinh, thằng bé phải nằm lại bơ vơ bên bờ suối. Người làng Tăng Xá, xã Tuy Lập, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ lượm được mang về.
Bà Trần Kim Anh, vợ chính thức của ông Kiệt, và hai đứa con thơ, trúng bom, cùng chết mất tích trên sông Sài Gòn (lưu ý rằng bà Kim Anh là con gái một địa chủ ở miền Tây, không là Đảng viên, không nằm vùng, không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào của chồng, không có chính kiến chính trị). Võ Dũng con trai duy nhất còn lại cùa ông Kiệt và bà Anh, đi tập kết nghe tin mẹ và em chết, quyết về Nam để trả thù cho mẹ, chưa kịp trả thù, thì hy sinh khi đang bò qua hàng rào kẽm gai trinh sát.
Cũng khoảng thời gian đó, Phan Thanh Nam, vượt Trường sơn vào Nam tìm người cha ruột.
Gia đình ông Kiệt gần như xoá sổ. Bạn đọc nhận ra sự khốc liêt và tàn bạo của chiến tranh. Cái giá phải trả của mỗi gia đình Việt Nam nói chung, và gia đình ông Kiệt nói riêng là quá đắt. Chúng ta có quyền chất vấn ai đã đưa đẩy chúng ta đến cảnh nhồi da sáo thịt này. Có cần thiết một cuộc chiến huynh đệ tương tàn như vậy hay không. Có con đường nào để thống nhất Việt Nam mà không cần đến súng đạn hay không.
Người đọc cũng bắt gặp cảnh các đồng chí đối xử với nhau rất nhẫn tâm qua hình ảnh bà Trần Thị Đức Thịnh, vợ ông Bách. Khi ông Bách thất sủng, bà Thịnh bị đẩy ra vỉa hè giữ xe gắn máy. Bà phải trùm khăn để không ai thấy mặt, đi rửa chén, áp tải xe chở sắt qua đêm để lấy tiền nuôi chồng con. Trung ương đã quỵt tiền lương của ông Bách. Cay đắng thay là ông Bách lại không biết, cứ tưởng vợ vẫn được Đảng trọng dụng, và Trung ương vẫn trả lương cho mình.
Hy Vọng
Quyền Bính giống nhữ một cỗ máy CT scan. Nó chỉ cung cấp những lát cắt hình ảnh của khối u trong cơ thể. Để nhận biết những hình ảnh này là tế bào dữ hay lành, tùy thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm người đọc. Tác giả Huy Đức đã không làm thay cho chúng ta việc đó. Hình như đó là dụng ý. Anh không “định hướng” bạn đọc như báo chí của Đảng đang làm.
Chữ “Hết” ở trang cuối của Quyền Bính đã hiện ra, nhưng tôi vẫn không tin vào mắt mình. Cảm ơn Huy Đức đã cho chúng ta một cơ hội ôn lại và suy ngẫm về những biến cố đã xảy ra trong đời mình. Cảm ơn anh về sự lao động nghiêm túc, kiên cường và công phu. Anh là người mở đường cho sự thực trở về, bất chấp sự che đậy, ngụy tạo của những người nắm quyền bính.
Nhà báo lão thành Bùi Tín nói Bên Thắng Cuộc đã đưa ra 1/3 sự thực. Nếu vậy, Việt Nam cần thêm hai người như Huy Đức nữa, thì sự thực sẽ được trả về đúng vị trí của nó. Chúng ta có quyền hy vọng.
19 tháng Giêng 2013
© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt

BỘ PHIM VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM BỊ GIẤU KÍN

http://www.buudoan.com/2013/01/bo-phim-ve-chien-tranh-viet-nam-bi-giau.html

TL: Nhân quyển sách "Bên thắng cuộc" của Huy Đức ra đời, đón nhận nhiều sự khen chê đa chiều. Cảm hứng nhìn nhận lại lịch sử ở nhiều người Việt Nam như được khích lệ. AnhPhú Hòa, một bạn đọc của TL gửi cho TL những dòng tâm sự như thế này: 
Ảnh internet

“Một thời gian dài sau cuộc chiến đẫm máu ở Việt Nam, nhất là sau khi có điều kiện được tiếp xúc với thế giới, được tiếp xúc với các nguồn thông tin đa chiều thì tôi bắt đầu đặt cho mình một câu hỏi là có cần thiết để xảy ra một cuộc chiến tranh cực kỳ dã man, khốc liệt mà dân tộc Việt Nam đã phải chịu đựng không? Càng ngày tôi càng thiên về câu trả lời là KHÔNG. 

Nếu chính quyền Miền Bắc không đặt ra quyết tâm phải giải phóng Miền Nam bằng mọi giá dưới mục tiêu đánh đuổi giặc Mỹ xâm lược thì tôi tin rằng chính quyền Mỹ qua tất cả các thời kỳ sẽ không bao giờ đổ ngần ấy tiền bạc, vũ khí và quân lính vào Miền Nam như đã thực hiện. Đồng thời tôi cũng tin rằng sẽ không có cuộc chiến tranh phá hoại Miền Bắc dã man và khủng khiếp, những trận mưa bom B52 trên dãy Trường Sơn, trận chiến Điện Biên Phủ trên không 12 ngày đêm ở Hà Nội,... cũng như những cuộc tàn sát đẫm máutrên toàn Miền Nam. 

Tôi căm thù tất cả những gì mà người Mỹ đã gây ra cho đất nước Việt Nam nhưng dần dần tôi đã hiểu ra một sự thật rằng Mỹ không phải là người khởi sự cuộc chiến đó. Người khởi sự cuộc chiến đó chính lại là chính quyền mà chúng ta đã bỏ mồ hôi, xương máu dựng nên.
 

Mỹ hoàn toàn không xâm lược Việt Nam, cũng như Nga hoàn toàn không xâm lược các nước Đông Âu trong suốt cả thời kỳ từ 1945 - 1989.  Ngay người dân Đức (cả Đông Đức và Tây Đức) không hề có khái niệm rằng Mỹ là kẻ xâm lược của họ. Xâm lược phải là quân đội Pháp, Nhật, Tưởng Giới Thạch và cuối cùng là quân đội của chính quyền Trung Quốc hiện hành. Vì ý thức hệ nên cả hai nước lớn trong hai phe đã phải làm như vậy để cân bằng trạng thái cho phe của mình.  Những gì quân đội Xô Viết đã làm tại các nước Đông Âu cũng giống như những gì quân đội Mỹ đã làm ở Miền Nam Việt Nam ở thời kỳ đầu nhưng không hề bị coi là kẻ xâm lược. 

Nếu chính quyền Miền Bắc, chính quyền của chúng ta không bị sự thúc đẩy của chính quyền Bắc Kinh để gây ra cuộc chiến tranh thì dân tộc Việt Nam đỡ được bao đau khổ, mất mát. Việc thống nhất đất nước hoàn toàn có thể giải quyết bằng con đường khác, có thể dài hơn nhưng chắc chắn hàng triệu con người sẽ không phải hy sinh thân mình, dù trên chiến trường hay ở hậu phương và đất nước sẽ không bị tàn phá hàng ngày bằng chính những người tiếp nhận nó.  Chính vì cái gọi là Ý Thức Hệ, phải giữ bằng được quyền lực của mình nên từ một chế độ dân chủ, nhà nước Việt Nam ngày nay đã trở thành một nhà nước độc tài, đặt quyền lợi của mình lên trên quyền lợi của dân tộc, có bản chất hoàn toàn khác hẳn nhà nước được thành lập ban đầu.

Suy nghĩ của tôi là như vậy. Vì tôn trọng người gửi nên tôi giữ nguyên văn nội dung bức thư mà người đó viết cho tôi và vì vậy có thể không thuận tai lắm cho chúng ta, những người của BTC. Cái mà tôi quan tâm là nội dung của những thước phim tài liệu đó”.

Và anh Phú Hòa gửi lời giới thiệu cùng đường link một phim tài liệu nói về cuộc chiến tranh Việt Nam. Hy vọng bạn bè xem với tâm không phê phán, căm hận. Bình tĩnh nhìn lại lịch sử để có bài học bao giờ cũng khôn ngoan hơn là né tránh, phê phán, đả kích, phủ nhận, thậm qui kết cho tội lỗi nào đó…Say đây là lời giới thiệu về bộ phim “Việt Nam, Việt Nam” đã gửi cho anh Phú Hòa. TL xin xóa bỏ vài nhận xét của người gửi bộ phim vì muốn người xem có tâm trạng khách quan khi xem phim chứ không vì lý do nào khác. Xin thông cảm.
Xin trân trọng giới thiệu bài viết về một cuốn phim Đã Bị Dấu Kín Suốt 38 Năm Qua.

*Đây là một phim tài liệu rất có giá trị về sự thật của chiến tranh VN, với cái nhìn công bằng và khách quan của người Mỹ.

*Người chuyển đã tìm lại được cuốn phim này trên Youtube.
-Mời bấm vào đây để coi toàn bộ cuốn phim gồm có 8 phần (không kể những video clips tài liệu phụ dẫn):
==> http://www.youtube/. com/results? search_query= vietnam+vietnam+john+ford&search_type=&aq=5
Phim “Việt Nam, Việt Nam” được công bố sau 38 năm bị dấu kín!


Phim đang phổ biến trên mạng Internet tên "Vietnam! Vietnam" được cho là cuốn phim cuối cùng của nhà đạo diễn gạo cội hàng đầu của Hoa Kỳ John Ford (1894-1973).
Ông đoạt tất cả 4 giải Oscars vào năm 1973, ông nhận giải AFI Life Achievement Award cùng năm. Ford was awarded the Presidential Medal of Freedom by President Richard Nixon.


Phim bắt đầu quay vài tháng sau cuộc tổng công kích Mậu Thân (1968) và cho đến khi cuộn phim được hoàn tất vào cuối năm 1971.


Vào lúc đó luật pháp liên bang của Hoa Kỳ ngăn cấm chuyện trình chiếu bất cứ một phim ảnh nào do Cơ quan Truyền Thông Hoa Kỳ (United States Information Agency) sản xuất, trong đó có phim "Việt Nam! Việt Nam!" cho nên phim tài liệu cuối cùng của ông John Ford đã được khóa kín trong két sắt 37 năm trời cho đến khi luật pháp được thay đổi cho phép phim được chiếu cho công chúng xem.


Đây là một phim tài liệu rất có giá trị về sự thật của chiến tranh VN, với cái nhìn công bằng và khách quan của người Mỹ.


Phần 2 là nói về sự tranh luận của quốc hội HK và dư luận về có nên tiếp tục viện trợ cho miền Nam VN hay không? Thì có người nói chiến tranh VN là một cuộc chiến tranh không thể thắng được vì Mỹ không hiểu được người VN và nếu có thắng được HN thì liệu TC có để yên?


Tôi thích nhất lời nói nhân đạo của TT Regan là ''Liệu chúng ta có thể vẻ một lăn ranh giữa sinh mạng con người? Một sinh mạng là một sinh mạng, không thể nói 1 sinh mạng người Mỹ có thể thay thế 1000 sinh mạng người Việt'', khi ông muốn nói việc Mỹ muốn rút lui để tự quân đội miền Nam chống cộng sản.


Phần kết luận là câu hỏi của lương tâm người Mỹ là ''Liệu miền Nam VN có thể chiến đấu để bảo vệ tự do sau khi HK rút quân khi mà những họng súng của CS trong miền Nam không bao giờ ngửng nổ''.


Nên nhớ cuốn phim này được thực hiện vào lúc Hoa Kỳ đang rút quân khỏi VN, vì vậy đã bị bộ thông tin của Mỹ cấm chiếu vì không muốn dân Mỹ thấy đây là một cuộc chiến thật sự chống chế độ cộng sản giửa HK và nhân dân miền Nam VN và cộng sản Bắc Việt, vì đã lở nói sa lầy rồi...
Vì vậy không thể nói đây là phim tuyên truyền láo khoét giống như những phim của các chế độ CS.


Đoạn phim này bị cấm vào thời đó vì nó nói lên sự thật phủ phàng dân Mỹ bị một quả lừa của Cộng sản và luận điệu nhút nhát chủ bại của một số chính khách.
Trong các lời tuyên bố đó, đáng chú ý nhất là lời của Thượng nghị sĩ Ronald Reagan: "...Ending a conflict is not so simple, not just calling it off and comming home. Because the price for that kind of peace could be a thousand years of darkness for generation's Viet Nam borned."

Tạm dịch: "...Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại hòa bình đó là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau."

Lời tiên đoán này, nay đã thành sự thật. !!!


Tài Liệu

(14.02.09) cuốn phim VietNam! VietNam! gồm 8 tập của Đạo Diễn John Ford (1894 -1973) . "Phim bắt đầu quay vài tháng sau cuộc tổng công kích Mậu Thân (1968) và cho đến khi cuộn phim được hoàn tất vào cuối năm 1971." Vì một lý do thầm kín nao đó mà Phim này nay mới được xem trên mạng internet youtube .

1-Vietnam! Vietnam! Tập 1:

2-Vietnam! Vietnam! Tập 2:

3-Vietnam! Vietnam! Tập 3:

4-Vietnam! Vietnam! Tập 4:

5-Vietnam! Vietnam! Tập 5:

6-Vietnam! Vietnam! Tập 6:
7-Vietnam! Vietnam! Tập 7:
8- Vietnam! Vietnam! Tập 7:
Vì tìm không ra tập 8 nên tạm đưa bài hát VietNam VietNam, đã đuợc gần 1 triệu 3 trăm ngàn lần nghe. Nếu ai được tập 8 xin vui lòng giúp đỡ .