Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Chiến tranh không gian ảo

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cyberwar-02212013164708.html

“Quân đoàn hacker”

Công ty an ninh mạng Mandiant của Hoa Kỳ phổ biến một tài liệu 74 trang hôm thứ ba, tố giác quân đội Trung Quốc chỉ huy cả một đạo quân hàng ngàn tin tặc chuyên đánh phá các trang mạng, trước hết là các mạng của một số cơ quan truyền thông Mỹ, nhiều công ty sản xuất vũ khí quốc phòng, có cả một công ty điều hành phân phối 60% năng lượng điện, gas, xăng dầu cho toàn khu vực Bắc Mỹ.
Đây không phải lần đầu tiên có sự tố giác như vậy từ phía Hoa Kỳ, nhưng đến nay mới có một công ty tư nhân Mỹ chỉ đích danh quân đội Trung Quốc là thủ phạm.
Tuy vậy không phải đến bây giờ chính quyền và quân đội Hoa Kỳ mới biết đến điều này hay chưa có biện pháp nào liên quan đến cuộc chiến tranh mạng.
Điều đặc biệt lần này là công ty Mandiant sau thời gian theo dõi điều tra thu thập dữ kiện đã có đầy đủ chứng cứ về việc đơn vị tin tặc 61398, mà báo chí Mỹ gọi là một “quân đoàn tin tặc” với hằng ngàn nhân viên, thuộc hệ thống chỉ huy của quân đội Trung Quốc, hoạt động từ một Tổng hành dinh là một building 12 tầng nằm trên đường Đại Đồng, quận Phố Đông của thành phố Thượng Hải.
Không phải cả ngàn nhân viên kỹ thuật cao đều có mặt ở đó cùng một lúc, mà đó là nơi đặt các máy chủ và bộ chỉ huy đơn vị, cùng một số nhân viên làm việc thường trực. Mandiant còn có cả một đoạn video mô tả hoạt động xâm nhập của một tin tặc vào hệ thống một công ty bằng cách nào.
Hoa Kỳ đã cảnh giác về những hoạt động xâm nhập trộm cắp như vậy, và đã có nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng có vẻ như chưa đủ.
Hôm lễ tấn phong Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ thứ nhì, đài CBS nhân việc Tổng trưởng quốc phòng Leon Panetta sắp mãn nhiệm, đã hỏi ông Panetta về những thách đố nào đáng kể đối với nền quốc phòng của Hoa Kỳ trong lúc này. Ông nói ngay đầu tiên rằng “chiến tranh mạng sẽ là một thách đố lớn trong thời gian sắp tới”, sau đó mới nói đến những vấn đề Iran, Bắc Hàn.
Rồi hôm thứ ba 12 tháng này trong diễn văn State of the Union tại Quốc hội, Tổng thống Barrack Obama cũng nhắc đến chiến tranh mạng là một nguy cơ cụ thể, khi ông nói “ ngày nay kẻ thù của Hoa Kỳ cũng đang tìm cách để có khả năng phá hoại mạng lưới điện lực, các cơ sở tài chính, và cả hệ thống kiểm soát không lưu của Mỹ”. Hôm sau Tổng thống Obama ký sắc lệnh tăng cường an ninh không gian mạng và chống tin tặc.
Nhưng Tổng thống Obama vẫn không chỉ đích danh Trung Quốc, trong khi một viên chức cao cấp về quốc phòng của Hoa Kỳ lại so sánh mối đe dọa đó như “những trung tâm chỉ huy vũ khí hạt nhân ở quanh MátX-Cơ-Va” khiến nhiều người đã vội cho là ám chỉ Liên bang Nga.
Để rồi sau đó công ty Mandiant chỉ đích danh nhóm hackers thủ phạm dưới tên APT 1, viết tắt tên Advanced Persistent Threat, hay “Mối đe dọa lâu dài về kỹ thuật cao”, và nói rõ đầu não chủ quản của nó là Quân đội Nhân dân Trung Hoa.

Nhiều nước đã sử dụng

Vì sao người Mỹ không tố cáo đích danh từ đầu để thương lượng hay thách đố trở lại? Lý do là người Mỹ chỉ tố giác cụ thể khi có bằng chứng cụ thể; viên chức kia có thể muốn đánh lạc hướng Trung Quốc trong lúc cuộc điều tra sắp có kết quả.
chinese-cyber-experts
Chuyên viên Trung Quốc trước máy vi tính- chinadefense.mashup.com photo
Thêm vào đó, Trung Quốc thường áp dụng chiến thuật tố ngược lại đối thủ những tội trạng y hệt, như khi bị tố giác xâm phạm nhân quyền thì Bắc Kinh liền tố ngược Hoa Kỳ cũng xâm phạm nhân quyền,  kỳ thị người thiểu số, dù đối thủ của Bắc Kinh có làm việc đó hay không. Lần này phát ngôn viên Hồng Lỗi cũng nói Trung Quốc cũng là nạn nhân của tin tặc, do những máy phát xuất từ Hoa Kỳ. Sự thật thì ai cũng thấy công ty Mandiant của Hoa Kỳ vừa công bố kết quả điều tra sau khi xâm nhập “quân đoàn tin tặc” của Bắc Kinh, trong khi giới bất đồng chính kiến và người thuộc sắc dân bị đô hộ cũng có đánh phá nhiều trang mạng của chính quyền Trung Quốc.
Thực ra Hoa Kỳ và một số quốc gia khác cũng có những hoạt động chiến tranh mạng, nhưng không trực tiếp nhắm vào với Trung Quốc. Người ta tin là Hoa Kỳ và Israel sử dụng Stuxnet, là một phần mềm lợi hại, để làm tê liệt công việc tinh chế uranium của Iran.
Máy ly tâm tách hạt của Iran đã chạy tán loạn không điều khiển được, khiến Iran phải ngưng công tác này một thời gian đến khi giải quyết được vũ khí chiến tranh mạng Stuxnet. Một viên chức Mỹ dấu tên có xác nhận điều này với đài truyền thanh NPR.
Năm 2009, chủ tịch HĐAN quốc gia Georgia, bà Tkeshelashvili, thuyết trình trước hội nghị của cơ quan an ninh GovSec của Hoa Kỳ tại Washington rằng người Nga vào năm 2008 đã tấn công Georgia trên bốn mặt trận: hải, lục, không quân và không gian mạng.
Cuộc tấn công mạng không để lại dấu vết nào của chính quyền hay quân đội Nga, vì hacker toàn là những nhân viên dân sự được mô tả là đội ngũ chuyên viên có tài năng phục vụ thiện nguyện cho xứ sở, mà thực ra là những nhân viên được tuyển mộ để mở mặt trận thứ tư, tuy người ta không thể tìm bằng chứng về điều đó.
Hoa Kỳ công bố chính sách chung về chiến tranh không gian mạng là phòng thủ. Lầu Năm Góc tuyên bố không muốn dùng chiến tranh mạng cho những mục đích thù nghịch.
Tuy vậy giới truyền thông Mỹ cũng ghi nhận một vài lần có những  sĩ quan cao cấp của Hoa Kỳ tiết lộ việc sử dụng biện pháp xâm nhập mạng của các lực lượng đối thủ.
af-cadets
Sinh viên sĩ quan không quân Hoa Kỳ thao luyện chiến tranh không gian ảo - af.mil photo
Chuyên viên của Hoa Kỳ đã vào không gian mạng của phiến quân Taliban ở Afghanistan, đọc được những lệnh chỉ huy và kế hoạch của phiến quân. Năm 2009 một tướng lãnh Hoa Kỳ tiết lộ với đài NPR là không quân Mỹ đang chuẩn bị kế hoạch tấn công vào mạng của hệ thống radar và hỏa tiễn phòng không của một nước khác. Vị tướng này còn nói quân đội Mỹ đã có sẵn khả năng đó.
Một sĩ quan không quân khác cũng cho NPR biết cuộc tấn công trên không gian mạng được sử dụng bên cạnh những cuộc oanh kích của không quân, và biện pháp chiến tranh này dễ được sử dụng thường xuyên hơn và tự do hơn những hành động quân sự như oanh tạc hay tấn công vào mục tiêu bằng các hình thức khác.
Một chuyên gia của đại học Yonsei ở Seoul khi được báo chí Mỹ hỏi đã nói rằng ông có nghe tin vụ phóng thử hỏa tiễn của Bắc Hàn hồi tháng tư năm ngoái đã bị phá hỏng bằng cuộc tấn công không gian mạng, nhưng ông nói thêm đó chỉ là giả thuyết không chắc chắn.
Dù sao, điều chắc chắn là các nước đều chuẩn bị cho chiến tranh không gian mạng. Nói sao chăng nữa thì ai cũng biết Trung Quốc đã dùng hackers xâm nhập mạng để lấy thông tin kỹ thuật của hằng chục công ty chế tạo vũ khí quốc phòng, một số công ty thuộc kỹ nghệ sản xuất, công ty kỹ nghệ không gian, cơ quan NASA, cả kỹ nghệ xe hơi…
Rõ nhất là những diễn tiến trên thương trường quốc tế chứng tỏ nhiều điều khoản hợp đồng thương mại hay đấu thầu của các công ty Hoa Kỳ đã bị Trung Quốc lấy trộm.
Hacker của Trung Quốc lấy cắp qua mạng hay bằng cách tuyển mộ những nhân viên cao cấp cũ nắm giữ những kiến thức kỹ thuật hay những thông tin mật về thương mại của những công ty tư nhân và có thể của những cơ quan chính quyền, quân sự, khoa học của Hoa Kỳ.
Công ty Coca Cola đã bị mất mối hợp đồng sáp nhập lớn nhất ở Trung Quốc vì thông tin thương mại bị tiết lộ qua một trong những ngã đó, mà ngã đường không gian mạng có nhiều dấu vết nhất.
Thông tin về khoa học, quân sự và vũ khí mà Trung Quốc lấy được có giá trị tới đâu, thực hay giả, thì tới khi làm ra và thí nghiệm những vũ khí đó để thấy chúng có hiệu quả hay vô dụng, hay phản tác dụng thì mới biết cuộc chiến tình báo trên không gian mạng nghiêng phần thắng về đâu.
Tuy nhiên tới nay người ta tin rằng Bắc Kinh đã lấy cắp được nhiều phần mềm điểu khiển vũ khí từ Mỹ là nguồn chính, cùng với nguồn gốc trộm cắp từ nhiều quốc gia khác.

Không gian ảo quyết định chiến thắng

Trong chiến tranh ngày nay, từ cổ điển đến hạt nhân, người chiếm hữu không gian mạng là người chiến thắng.
Ta thử tưởng tượng một nước nào đó phóng hỏa tiễn hạt nhân lên, nhưng hỏa tiễn bị phản-lập-trình để quay ngược lại căn cứ xuất phát; hay hệ thống vệ tinh định vị GPS của Hoa Kỳ bị vô hiệu hóa vào lúc giao chiến, toàn bộ hải lục không quân đều trở thành mù lòa, các hạm đội và phi đoàn không biết mình đang bay đang chạy nơi đâu, đến tọa độ nào, vũ khí bắn ra không biết đường nào tìm đến mục tiêu bằng tọa độ địa lý…
Và không ai liên lạc được với ai khi các vệ tinh truyền tin bị hack, hệ thống chỉ huy liên lạc bị vô hiệu hóa trong thời gian quyết định, cho đến khi được phục hồi bằng các phương tiện cổ điển dự phòng thì có khi đã muộn… 
cyberwar
Chiến tranh không gian ảo - foreignpolicy.com image
Những độc chiêu này chắc chắn phải được các bên giữ tuyệt mật, chỉ vào lúc khai chiến mới biết mình và đối phương ai thắng ai trong những chiêu thức phù thủy “hô phong hoán vũ, thiên biến vạn hóa” ấy.

Sân chơi bình đẳng

Chiến tranh trên không gian ảo là cuộc chiến tình báo quyết định chiến trường thế giới trong tương lai không xa, trong bối cảnh các bên đều có lực lượng cân bằng  hay tương đương về vũ khí, chiến cụ. Nhưng chiến tranh mạng với giá trị quyết định như vậy lại là hình thái chiến tranh ít tốn kém nhất.
Vũ khí của cuộc chiến này chỉ có một thứ: đầu óc thông minh của con người, bên cạnh đó là những máy computer mà giá vài ba trăm chiếc cũng không bằng một chiến đấu cơ tối tân hay tàu ngầm loại nhỏ.
Mọi dân tộc đều thừa khả năng tiến hành cuộc chiến trên những computer ngoại hạng, mà chiến sĩ là những chuyên viên programmer chuyên nghiệp được huấn luyện nhiều năm, có tinh thần yêu nước và trung thành tuyệt đối, còn phải được kiểm soát bằng hệ thống an ninh cảnh giới cao nhất của quốc gia.
Tuy vậy, chiến tranh không gian ảo dẫu là tương lai chiến tranh của loài người, nó vẫn phải đi song song với kỹ thuật vũ khí tối tân siêu việt, nếu không, sẽ chỉ là những âm binh ảo vô hình không thể chinh phục được một mục tiêu sống thực nào.

'Bên Thắng Cuộc' là sách gây biến đổi

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/02/130221_lesylong_huyduc_book.shtml

Tiến sỹ Lê Sỹ Long
Đại học Houston, Hoa Kỳ
 
 
Nhiều sự kiện tại Nam Việt Nam sau 1975 vẫn còn cần thêm ánh sáng lịch sử
Huy Đức đã mô tả cuốn sách của mình như một "lịch sử thực sự của Việt Nam", tác phẩm đã giành được nhiều khen ngợi từ các nhà sử học cho rằng đây là một "cuốn sách trung thực" đem lại những hiểu biết mới mẻ mà không một học giả nào quan tâm tới Việt Nam trong thời kỳ thống nhất có thể bỏ qua.
Trước khi đánh giá cuốn “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức, tôi xin lưu ý rằng tôi thuộc bên "thua cuộc," gia đình tôi vượt biên bằng thuyền vào cuối năm 1981, và tôi vẫn còn có người thân ở Việt Nam bị đối xử như là những công dân "hạng hai" vì họ là bên đứng sai trong cuộc chiến.
Trên thực tế, tôi đã cố tình lựa chọn để nghiên cứu và giảng dạy các quan điểm phi cộng sản Việt Nam trước, trong và sau cuộc chiến Việt Nam.
Lý do tôi làm như vậy vì kinh nghiệm của miền Nam Việt Nam đã và đang tiếp tụ bị “xuyên tạc” dưới thể chế Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tại Mỹ, lịch sử của Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng Hòa) đã chịu thiệt thòi vì sự nhấn mạnh quá áp đảo về chủ đề "bài học" từ "kinh nghiệm của Mỹ trong chiến tranh”.
Hơn nữa, nhiều học giả người Mỹ gốc Việt của thế hệ chúng tôi đang chuyển đổi mục tiêu chính của các nghiên cứu Hoa Kỳ về Việt Nam vượt qua tiếp cận "nỗi ám ảnh chống cộng" của thế hệ cũ đối với cuộc chiến này.
"Câu hỏi khi đó sẽ là liệu cái mới của các ông Bùi Tín và Huy Đức có đi xa hơn việc chỉ được coi là đóng góp của "người bên trong hệ thống" hầu dĩ củng cố những gì mà "những người bên ngoài" đã biết về phe thắng cuộc"
TS Lê Sỹ Long
Đối với tôi, sự thất vọng là có nhiều tác phẩm sâu sắc của cả giới "tinh túy" và “bình dân” của người Việt Nam được liên kết với Việt Nam Cộng hòa sẽ không bao giờ được sử dụng trong các trường trung học và đại học ở Hoa Kỳ.
Liên quan đến nỗi thất vọng này là khi các tác phẩm liên kết với bên thắng cuộc được công bố, cho dù như của Bùi Tín và Huy Đức, đã không có sự đánh giá lại các công trình giá trị được viết bởi những người không phải là Cộng sản Việt Nam từng sống và trải nghiệm trong giai đoạn trước và sau 1975.
Chẳng hạn, Bùi Tín lập luận rằng sự thịnh vượng và ổn định thực sự cho Việt Nam chỉ có thể đến từ một nền dân chủ và Huy Đức kêu gọi các lãnh đạo hiện nay học hỏi (hoặc thừa nhận) các "sai lầm" của Đảng trong giai đoạn giải phóng, là những gì đang tạo nên cốt lõi của hệ tư tưởng và khát vọng của bên những người Việt Nam phi cộng sản.
Câu hỏi khi đó sẽ là liệu cái mới của các ông Bùi Tín và Huy Đức có đi xa hơn việc chỉ được coi là đóng góp của "người bên trong hệ thống" nhằm bổ sung cho những gì mà "những người bên ngoài" đã biết về phe thắng cuộc.
Và cũng không rõ liệu ông Bùi Tín và ông Huy Đức có thể có một tác động trong cuộc tranh luận về cách lãnh đạo có trách nhiệm - tức là giới chức không việc gì phải sợ việc nhìn nhận, ghi nhận và trình bày các sự kiện vì lợi ích chung- khi sách của họ phải xuất bản ở Paris và Boston.

‘Công dân làm báo'

Các nhân vật nước ngoài có liên quan tới cuộc chiến Việt Nam đã tái hiện trong sách
Một câu hỏi đặt ra nữa là liệu cuốn “Bên Thắng Cuộc” có phải là về những công dân đang làm chuyển đổi diễn trình chính trị - xã hội của Việt Nam?
Trong nỗ lực để đánh giá khách quan cuốn sách của Huy Đức, tôi quyết định xem xét câu chuyện kể của tác giả thông qua lăng kính của một nhà báo công dân, trong đó Huy Đức nhấn mạnh rằng ông đang đưa ra sự thật, từ đó, xem xét xem công dân làm báo có thể tác động ra sao đến các lĩnh vực lịch sử và chính trị. Điều này có nghĩa là với sự xuất hiện của một xã hội dân sự chính trị và công nghệ trực tuyến toàn cầu, công dân làm báo ở Việt Nam đã truyền cảm hứng cho mọi người thảo luận và hành động trong kết nối với các hoạt động chính trị - xã hội.
Trong những năm gần đây, các chủ đề đã được nhiều công dân bàn luận trên mạng bao gồm chủ quyền quốc gia, quyền lao động, các quyền về đất đai, dân chủ, và cải thiện quản lý để làm giảm tham nhũng và quyền lực độc đoán, mặc dù lãnh đạo Đảng vẫn muốn kiểm soát và quyết định dòng chảy của dân làm báo.
Với bối cảnh trên, có lẽ những điểm mạnh và điểm yếu trong cuốn sách của Huy Đức có thể được phân tích một cách khách quan hơn. Đối với tôi, đổi mới và sự tươi mới của cuốn sách của Huy Đức đến từ khả năng vận dụng báo chí của ông để tường thuật một sự kiện chính trị mà đi kèm là các yếu tố về "tính khả tín" và "độ tin cậy", dựa vào các sự kiện lịch sử có sẵn, các phóng sự, hồi ức và các cuộc phỏng vấn.
Tránh sử dụng một số nguyên tắc báo chí cầu toàn, Huy Đức tiết lộ lý do tại sao ông viết cuốn sách và dường như ông có được sự độc lập trong suy nghĩ và cởi mở trước các chỉ trích.
Quan trọng hơn, tác phẩm của Huy Đức công khai đưa ra những quan điểm, kinh nghiệm, và sự thật vốn thiếu vắng trong những công bố công khai của chính quyền Việt Nam, như chỉ ra việc các tướng Việt Nam Cộng Hòa tuẫn tiết vì tinh thần dân tộc mà họ đặt niềm tin; nói về những kinh nghiệm của những "kẻ thua cuộc," những người phải trải qua các trại cải tạo, các chiến dịch đánh tư sản, và xóa bỏ văn hóa cũ của Sài Gòn, miêu tả cuộc đời bi thảm của nhiều thuyền nhân vượt biên, cùng với những người phụ nữ bị cướp biển hãm hiếp.
"Huy Đức có vẻ chọn lọc và sáng tạo trong việc sử dụng quá khứ để minh họa cho các mối quan tâm đương đại"
TS Lê Sỹ Long
Tuy nhiên, tôi không nhìn công trình của Huy Đức như một công trình sử học, bởi vì ngay từ đầu, nó đã không đề cập những mối quan tâm về quá khứ - xét lại, sửa chữa, hoặc tái tạo lại quá khứ như nó vốn có. Thay vào đó, Huy Đức có vẻ chọn lọc và sáng tạo trong việc sử dụng quá khứ để minh họa cho các mối quan tâm đương đại.
Điều này bao gồm việc giải quyết các những tấn bị kịch hậu 1975 theo một cách thức hầu dĩ tránh được những sai lầm trong tương lai, để có thể hòa giải với phía "thua cuộc" bằng cách tìm kiếm sự thật, và để thống nhất những người Việt Nam bằng cách "ghi nhớ" Hoàng Sa và Trường Sa cùng cuộc giải phóng chế độ Pol Pot. Tuy nhiên, vì tác phẩm của Huy Đức không phải để viết sử theo nghĩa truyền thống, nó đích thị là lý do tại sao tôi nghĩ rằng cuốn sách là một sự kiện gây "xúc động" mạnh.
Bằng việc xuất bản cuốn sách trực tuyến mà không có bất kỳ một nhà xuất bản lớn nào đứng đằng sau nó, người Việt Nam có thể quyết định xem liệu tác phẩm của Huy Đức có phù hợp với quan điểm chính trị - xã hội cần có của đất nước họ hay là không.

'Ai "giải phóng" ai?'

Nếu điểm mạnh của cuốn sách của Huy Đức về đất nước Việt Nam thời kỳ thống nhất chỉ mang tính “thúc đẩy, sắp xếp lại một số điều chứ không phải là vượt hẳn qua giới tuyến,” tôi tin rằng đây cũng là điểm yếu của cuốn sách.
Ví dụ, một luận điểm ngầm của tác phẩm của Huy Đức có vẻ là về "thuyết vĩ nhân", với các quan chức như Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, và ông Lê Đăng Doanh đã sử dụng ảnh hưởng chính trị của họ để đưa ra một con đường cải cách hầu sửa “sai” thành “đúng” trong tư duy.
Ở đây, vấn đề là tài liệu cho thấy các ông Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt đã được giao nhiệm vụ và đã theo đuổi chính sách loại bỏ chủ nghĩa tư bản ở miền Nam cùng văn hóa 'tân thuộc địa của Mỹ'.
Có một mức độ đạo đức giả nhất định khi những người hăng hái nhất chứng minh lỗi lầm trong quá khứ của họ, cũng như ông Linh và ông Kiệt, và sau đó chính họ lại đòi lại sự lãnh đạo như những người cổ súy, chủ trương các cải cách "đổi mới" như một chân lý mới. Tuy nhiên, nói chung, cả hai ông Linh và Kiệt đều chỉ dám nói lên sự thật khi họ đang tìm kiếm quyền lực hoặc đã không còn nắm giữ quyền lực nữa.
Dựa trên các tác phẩm sử dụng các nguồn và lý giải trước đây đăng tải trên các báo Sài Gòn Giải Phóng, Nhân Dân và Tuổi Trẻ, điều có vẻ giống sự thật hơn được thấy là các hoạt động của những công dân không tuân thủ ở nhiều địa phương là những lý do cho một sự thay đổi trong định hướng quốc gia một cách có hệ thống.
Ông Võ Văn Kiệt và nhạc sỹ Phạm Duy
Cuốn sách đã đề cập đến nhiề̉u nhân vật lịch sử Việt Nam từ thời kỳ chiến tranh và hậu chiến
Các tác phẩm loại này bao gồm “Việt Nam dưới chế độ cộng sản, 1975-1982 của Nguyễn Văn Canh (1983) và “Những mảnh vỡ của Hiện tại: Nghiên cứu đương đại về Việt Nam Cộng hòa” của Philip Taylor (2001).
Như thế, tôi tin rằng các công dân Việt Nam, những người đã dám bất tuân các chính sách mà họ cho là "sai lầm" từ 1975-1986 chính là những người đã thực sự cứu quốc gia không sa chân sâu hơn nữa vào thảm họa.
Tôi không quan tâm quá nhiều về việc liệu Đảng lãnh đạo có thể thừa nhận "những lỗi lầm lịch sử,"hơn là việc đảng sẽ thừa nhận những "sai lầm"để mà không để có bất cứ điều gì xảy ra với chính họ.

'Một sự biến đổi?'

Một thiếu sót khác là khi Huy Đức kể về việc giải phóng của chế độ Pol Pot, mà không giải thích quan điểm của những người tị nạn Campuchia.
Tuy nhiên, từ những gì tôi đã đọc được, người tị nạn Campuchia có vẻ nhìn nhận nghiêng hơn về quan điểm cho rằng sự can thiệp quân sự của Việt Nam tại Campuchia là một cuộc "tấn chiếm," là "cơ hội", hơn là một hành động "cứu sống nhưng hà khắc".
Đối với các học giả Mỹ gốc Campuchia, một số người đã thừa nhận rằng việc tiếp quản quân sự của Việt Nam tại Campuchia có thể được xem như là "giải phóng", chứ không phải là một "cuộc xâm lược". Tuy nhiên, đối với các học giả đó, việc "giải phóng" khỏi Khmer Đỏ đi kèm với "những di sản lịch sử" mà người Campuchia phải tiếp tục trả giá và chung sống.
Mặc dù vậy, tôi nghĩ rằng cho dù cuốn sách của Huy Đức là 'bình cũ rượu mới,' thì nó vẫn mở ra một câu hỏi.
Đó là, chính quyền sẽ có cho phép Huy Đức đi tiếp những khát vọng của ông tại Việt Nam sau khi kết thúc học bổng tại Đại học Harvard?
Đồng nghiệp của ông tại Việt Nam liệu sẽ có thể hỗ trợ để cuốn sách của ông có thể có mặt trên các giá sách ở các cửa hàng sách hay không?
Liệu các giáo viên lịch sử hay các giáo sư tiến bộ tại Việt Nam sẽ có thể sử dụng cuốn sách của Huy Đức trong lớp học của họ hay không?
Và rằng liệu công dân Việt Nam ở Việt Nam có thể bắt đầu viết blog về kinh nghiệm cá nhân hoặc kinh nghiệm của gia đình họ trong thời kỳ đất nước thống nhất hay không?
Đối với tôi, nếu một số câu trả lời là có, thì cách tiếp cận của Huy Đức kể lại về Bên Thắng Cuộc có thể được xem như là sự biến đổi.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, đang làm việc ở C.T. Bauer College of Business, Đại học Houston, Hoa Kỳ.

'Liệu còn kịp dừng dự án bauxite ở VN?'

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/02/130222_vn_bauxite_exploitation.shtml

Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng
Chính phủ của ông Nguyễn Tấn Dũng nhiều lần bảo vệ "tính khả thi" của dự án Bauxite ở Tây Nguyên trước Quốc hội

Truyền thông Việt Nam đang đặt lại vấn đề về tính khả thi của dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, sau khi có ý kiến nói dự án cần dừng lại khi các cảnh báo của giới khoa học gần đây tỏ ra ngày càng "đúng".
Tờ Dân trí tuần này dẫn lời một quan chức thuộc Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), ông Nguyễn Thanh Sơn bày tỏ mong muốn Chính phủ cho dừng ngay dự án khai thác vì lý do 'môi trường và hiệu quả kinh tế', ông nói:
"Cảnh báo của các nhà khoa học về dự án Bôxít ở Tây Nguyên đang dần đúng. Dự án vẫn được thải bằng công nghệ rẻ tiền, nhiều rủi ro... Nếu làm đến cùng thì bôxít sẽ trở thành gánh nặng kinh tế!"
Tiến sỹ Sơn, người giữ cương vị Giám đốc Ban quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Tập đoàn này, còn nói thêm:
"Tôi thấy buồn vì những cảnh báo của các nhà khoa học cách đây 3-4 năm đang dần đúng. Thực lòng mà nói, thâm tâm tôi cũng phải mong cho việc thử nghiệm thành công. Nhưng rất tiếc, việc thử nghiệm đến nay đã cho thấy rõ kết quả ban đầu là: chậm tiến độ, vốn đầu tư tăng, và chủ đầu tư ngày càng đuối.”
Tiến sĩ Sơn được tờ Dân trí dẫn ý cho rằng "dự án gây nguy hại cho sinh thái, nhưng bây giờ chưa thể hiện. Còn đối với Vinacomin, nếu cứ quyết tâm để thử nghiệm đến cùng thì bôxít sẽ trở thành gánh nặng kinh tế đối với cả ngành công nghiệp than ở Quảng Ninh."
Tờ báo tường thuật tiếp: "Trước hàng loạt vấn đề, Tiến sĩ Sơn mong muốn Vinacomin 2 điều, thứ nhất, dũng cảm xin Chính phủ cho dừng dự án Nhân Cơ, chờ thử nghiệm Tân Rai 'trót lọt'. Nếu có dự án Tân Rai hiệu quả mới triển khai tiếp Nhân Cơ."

'Tuột dốc thê thảm'

Ngày 18/2/2013, trang Bấm Bauxite Việt Nam, trang mạng đăng tải tiếng nói phản biện của giới trí thức Việt Nam về nhiều vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, trong đó có khai thác Bauxite ở Tây Nguyên, đăng một bài viết phân tích "thiệt hơn" của các dự án và cho rằng:
"... Công nghiệp nhôm toàn cầu, giá nhôm giảm liên tục mấy năm nay ảnh hưởng đến các tập đoàn sản xuất nhôm một thời lừng lẫy.
"Phó Thủ tướng đánh giá những kết quả nghiên cứu, thử nghiệm của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là rất đáng khích lệ, đưa ra hướng xử lý bước đầu có hiệu quả đối với bùn đỏ"
Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh
"Sản phẩm alumin của Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) ở Tổ hợp bauxite Tân Rai chuẩn bị chào hàng ra thị trường thế giới ngay lập tức phải hứng chịu thảm cảnh giá nhôm tuột dốc thê thảm.
So sánh giá thành xuất xưởng tại Tân Rai và giá chào bán cho Trung Quốc và Malaysia, trang này cho rằng "một tấn alumin sẽ bị lỗ thấp nhất 40-50 USD."
Đầu tuần này, một loạt các báo như Dân trí, Thanh niên, Tuổi trẻ, Người lao động... và truyền thông mạng đã có các bài vở phản ánh các hệ lụy của việc dừng Dự án cảng Kê Gà, một mắt xích liên quan tới các dự án khai thác khoáng sản ở Tây Nguyên vốn được cho là "đầy tham vọng" và có nhiều "tranh cãi."
Nhiều bài báo phân tích những điều được cho là "sai lầm nghiêm trọng" của Chính phủ, Bộ Công thương hay Tập đoàn Vinacomin trong việc mà trang Bauxite Việt Nam chỉ trích là "lập lấy được" và "triển khai lấy được" các dự án bauxite Tân Rai, Nhân Cơ.
Từ hôm 19/2, trong một diễn biến gây chú ý, truyền thông Việt Nam đưa tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau khi "làm việc" với tỉnh Bình Thuận, đã chính thức tuyên bố "dừng Dự án xây dựng cảng Kê Gà" mà chính ông đã phê duyệt vào năm 2007.
Tờ Bấm Lao Động online hôm thứ Tư cho biết: "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức tuyên bố 'ngừng xây dựng cảng nước sâu Kê Gà', do phương án xây dựng cảng 'không mang lại hiệu quả."

'Rất đáng khích lệ'?

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (trái)
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (trái) tiếp tục khích lệ các phương án xử lý bùn đỏ trong dự án Bauxite
Hôm thứ Sáu, trang mạng Bauxite Việt Nam trong bài viết ở đầu trang của mình nhắc lại:
"Nhiều chuyên gia kinh tế như Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, bà Phạm Chi Lan… đã nêu rõ quan điểm của mình, đề nghị tạm dừng triển khai Dự án để giảm bớt thiệt hại vì sẽ thua lỗ lớn nếu cứ cố tình tiếp tục “đâm lao phải theo lao,” tuy nhiên trang này phản ánh rằng có vẻ các tiếng nói của giới chuyên gia trong suốt thời gian dài đã không được Chính phủ 'lắng nghe và coi trọng'.
Ngay hôm 22/2, một Phó Thủ tướng Việt Nam còn được trang mạng của Chính phủ trích dẫn nói "Bùn đỏ sẽ là nguyên liệu sản xuất sắt, thép" liên quan tới dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên.
Hôm thứ Sáu, tờ Bấm Pháp luật TP. Hồ Chí Minh trích nguồn từ trang Chinhphu.vn nói:
"Ngày 21-2, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp xem xét kết quả triển khai chỉ đạo của Chính phủ về việc nghiên cứu, xây dựng phương án, công nghệ xử lý bùn đỏ thành các sản phẩm hữu ích, góp phần phát triển ngành công nghiệp chế biến và khai thác bauxite tại Tây Nguyên."
"Phó Thủ tướng đánh giá những kết quả nghiên cứu, thử nghiệm của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là rất đáng khích lệ, đưa ra hướng xử lý bước đầu có hiệu quả đối với bùn đỏ," tờ Pháp luật TP. Hồ Chí Minh cho hay.
Những năm gần đây, được biết, giới khoa học và nhiều nhân sỹ, công dân, kiều bào Việt Nam ở trong và ngoài nước, đã nhiều lần bày tỏ ý kiến về tính khả thi của dự án Bauxite ở Tây Nguyên, trong đó Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng gửi thư cho các lãnh đạo chính quyền 'bày tỏ quan ngại' về dự án này cả về phương diện kinh tế, môi trường lẫn an ninh quốc phòng.

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Có chút hy vọng mong manh nào cho Alumin* Tân Rai?

http://www.boxitvn.net/bai/44977

Lê Trung Thành

Vào đầu thế kỷ XXI, nhiều loại sản phẩm công nghiệp lên cơn sốt do kinh tế thế giới đang tăng trưởng mạnh mà nhôm là một mặt hàng chiến lược dùng trong công nghiệp sản xuất ô tô, máy bay, đồ hộp, xây dựng… được đẩy giá lên từng ngày ở khắp các châu lục. Trên đất Trung Hoa, nhu cầu nhôm trở nên cấp thiết và mức độ tiêu thụ tăng trưởng từ 3% (năm 1980) đã vọt lên 34% vào năm 2008. Các tập đoàn công nghiệp khai thác bauxite và chế biến nhôm như Rio Tito, BHP Billton, Alcoa, Un Rusal, Chalco… phát triển nhanh chóng nhờ lợi nhuận thu về hàng tỷ đô la Mỹ mỗi năm, giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tăng vùn vụt.
Thế nhưng, khi nền kinh tế toàn cầu suy thoái, nhu cầu tiêu thụ nhôm giảm mạnh từ giữa cuối năm 2008 đến nay đã gây hậu quả nghiêm trọng cho ngành kinh tế quá nóng này. Giá nhôm giảm 15-20%, hàng tồn ứ trong kho hàng triệu tấn khiến cho các tập đoàn phải đua nhau cắt giảm sản lượng nhằm giảm lỗ và cố gắng duy trì mức giá bán cao nhưng giá than, giá điện, giá nhân công, giá sản phẩm phụ … cũng tăng nên nhiều công ty nhỏ phải ngưng hoạt động.
Nhà tỷ phú Oleg Derpaska – ông chủ Tập đoàn United Co Rusal của nước Nga – buộc phải cắt giảm sản lượng vì riêng quí IV năm 2011 lỗ 974 triệu USD trong khi quí IV năm 2010 còn thu lãi 1,45 tỷ USD! Sáu tháng đầu năm 2012, lợi nhuận ròng sụt giảm tới 95,25%, doanh thu giảm 9,66% khi giá một tấn nhôm chỉ còn 1.810 USD.
Cũng từ năm 2010, tập đoàn Alcoa Hoa Kỳ đã giảm 9% doanh thu do giá nhôm giảm 18%, cổ phiếu của Alcoa giảm 5% giá trị nên họ phải đưa ra kế hoạch tăng cường sản xuất thượng nguồn – khai thác bauxite và giảm hẳn sản xuất hạ nguồn – luyện nhôm, để giảm lỗ.
Còn tại Trung Quốc, nếu từ năm 2002-2007, tổng doanh thu của tập đoàn Chalco (Alumin Corporation of China) tăng 35% mỗi năm, lợi nhuận cổ phiếu tăng 42%, thì từ tháng 6.2012, Chalco và bốn nhà sản xuất nhôm khác cắt giảm 10% sản lượng tức 1,7 triệu tấn nhôm, vậy mà cổ phiếu vẫn giảm 7,9% giá trị. Nhằm giảm lỗ và duy trì sản xuất kinh doanh, Chalco chuyển hướng sang khai thác than đá, than cốc, quặng sắt… để giảm bớt phụ thuộc vào công nghiệp luyện nhôm. Năm 2011, Chalco cho Công ty than Erdenes Tavan Tolgo của Mông Cổ vay 250 triệu USD và đổi lại bằng than cốc, nhưng do giá bán than quá thấp nên Tavan Tolgo đang muốn hủy bỏ hợp đồng. Mặt khác, cũng từ tháng 5.2012, Chính phủ Indonesia ra lệnh giảm lượng xuất khẩu bauxite sang Trung Quốc và tăng thuế xuất khẩu lên 20% nên các nhà sản xuất nhôm Trung Quốc càng gặp khó khăn, vì vậy Chalco đang có kế hoạch xây dựng nhà máy ngay tại Indonesia… Mặc dù giá nhôm giảm sâu nhưng theo công bố của Hiệp hội nhôm quốc tế (International Aluminium Institute – IAI), cả năm 2012, toàn thế giới tiêu thụ 47,4 triệu tấn nhôm, tăng 5,5% so với năm 2011 và dự báo năm 2013 mức tiêu thụ sẽ tăng 5,5%. Cụ thể ở Trung Quốc tăng 9,5%, Ấn Độ tăng 5,5%, Bắc Mỹ tăng 5,4%, nhưng ở châu Âu sẽ giảm 3%.
Sản lượng nhôm sản xuất ở châu Á lớn nhất, chiếm 43%, châu Âu 24%, châu Mỹ 22%, châu Đại Dương 6% và châu Phi 5%. Riêng ở Vùng Vịnh, các nhà máy sẽ đạt 5 triệu tấn/năm sau khi Nhà máy luyện nhôm Maaden của ẢRập Xêut hoạt động vào năm 2013. Hiện tại mới đạt 3,8 triệu tấn/năm.
Cho dù các tập đoàn nhôm tìm mọi biện pháp cắt giảm sản lượng và kìm giá bán nhưng thị trường tiêu thụ nhôm vẫn ảm đạm, sức mua thấp. Ngân hàng Thế giới đã công bố số liệu giá bán nhôm từ tháng 9.2012: 2.064,12 USD/tấn, tháng 10.2012: 1.974,30 USD/tấn, tháng 11.2012: 1.948,83 USD/tấn, tháng 12.2012: 2.086,76 USD/tấn và sang tháng 1.2013: 2.037,61 USD/tấn (giảm 2,35% so với tháng 12.2012 và 4,96% so với năm 2011). 
Biểu đồ giá nhôm trong một tuần
Biểu đồ giá nhôm trong một tháng
Biểu đồ giá nhôm trong sáu tháng
Biểu đồ giá nhôm trong một năm
Biểu đồ giá nhôm trong 5 năm
Biểu đồ giá nhôm trong 24 năm

Vào giữa tháng 2.2013, số liệu của London metal exchange cho thấy giá bán nhôm (tiền mặt) ngày 14.2 là 2.114 USD/tấn, giá mua 3 tháng là 2.159 USD/tấn và giá bán 2.160 USD/tấn tức là giá bán dao động từ 0,94-0,96 USD/1 pound.
***
Những ngày cuối năm 2012, Tổ hợp bauxite Tân Rai – Lâm Đồng của Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã bắt đầu cho ra lò những mẻ alumin (nhôm oxit) đầu tiên sau nhiều lần lỡ hẹn. Trong mười “sự kiện” nổi bật nhất, Vinacomin chọn Alumin Tân Rai làm sự kiện thứ mười kèm theo tin vui vay được của Citibank 300 triệu USD nhờ sự giúp đỡ của Marubeni và có sự bảo lãnh của Bộ Tài chính để bù đắp vào sự thiếu hụt vốn xây dựng Tổ hợp Tân Rai.Trong khi những mẻ alumin (nhôm oxit) tạm thời giữ trong nhà kho chờ ngày xuôi về cảng Gò Dầu thì những đoàn xe vận tải loại 40 tấn đã ngược quốc lộ 51 vào quốc lộ 20 đang hư hỏng nặng chở than và xút cung cấp cho Tân Rai.
Tuy đã chậm tiến độ 2 năm so với hợp đồng đã ký giữa Vinacomin và Chalieco nhưng Tổ hợp Tân Rai đã hoàn thành những hạng mục cuối cùng. Những ngày này, họ vừa sản xuất, vừa theo dõi để hoàn thiện dây chuyền công nghệ vốn rất phức tạp và chưa đồng bộ.
Điều đáng nói là, chất lượng alumin của Tân Rai đạt đến chuẩn nào thì chưa thấy công bố chính thức và cũng cần có thời gian để đội ngũ cán bộ kỹ thuật người Việt tiếp thu được công nghệ mới dần thay thế các chuyên gia của Chalco.
Ngoài việc đối mặt trực tiếp với những hậu quả khôn lường của công tác vận chuyển nguyên liệu từ cảng Gò Dầu (Đồng Nai) lên Tân Rai (Bảo Lộc) và chở alumin về xuôi với khối lượng hai chiều lên tới 1,2 triệu tấn/năm, Tổ hợp Tân Rai phải chi phí tiền vận chuyển quá lớn và chiếm tới 18-20% giá thành sản phẩm.
Để vận chuyển than cám, than cục… cho Tân Rai, Vinacomin phải đưa tàu biển từ Hòn Gai, Cẩm Phả vào cảng Gò Dầu. Tính riêng tiền mua 400.000 tấn than cám, 200.000 tấn than cục và cước vận chuyển đường biển, đường bộ, bốc xếp… đã lên tới 1.800 tỷ đồng. Nếu tính thêm tiền mua và vận chuyển xút, đá vôi, tổng chi phí cho “đầu vào” của Tân Rai trên dưới 2.000 tỷ đồng. Tại khu vực Tân Rai, các nhà máy điện, nhà máy tuyển quặng bauxite, nhà máy chế biến alumina*  (nhôm oxit), các chi phí sản xuất và trả lương cho công nhân, kỹ sư… cũng cả ngàn tỷ đồng nữa! Như vậy, với sản lượng 600.000 tấn/năm khi tổ hợp hoạt động hết công suất, giá thành xuất xưởng 1 tấn alumina (nhôm oxit) vào khoảng 280-300 USD! Nếu cộng lãi suất vay đầu tư xây dựng nhà máy, tiền thuế xuất khẩu 20%, thuế bảo vệ môi trường… và tiền vận chuyển alumina đến cảng, tiền công bốc xếp, lưu kho bãi… thì giá thành cộng thêm 40-50 USD/tấn nữa.
Quay trở lại giá nhôm thế giới ở thời điểm tháng 2.2013, nếu Vinacomin xuất khẩu sang Trung Quốc thì giá bán tại cảng chỉ ở mức xấp xỉ giá xuất xưởng ở Tân Rai là “kịch trần”. Và, mỗi tấn alumina (nhôm oxit) sẽ phải chịu lỗ từ 80-90 USD! Nếu Vinacomin giỏi than khóc, kêu cứu thì Chính phủ, Bộ Tài chính rủ lòng thương sẽ ra đặc ân cho giảm thuế xuất khẩu (thậm chí bằng 0), nhà nước trung ương và chính quyền sở tại chẳng được xu nào, 1 tấn alumina (nhôm oxit) vẫn chịu lỗ 30-40USD! Đó là chưa kể tới những thiệt hại vô hình, hữu hình khi đất đai Tây Nguyên, nguồn nước mặt, nước ngầm cạn kiệt, bóng ma bùn đỏ ám ảnh ngày đêm và môi trường sống bị hủy hoại lâu dài, chưa biết khi nào Vinacomin mới “hoàn thổ” được?
Hồi tháng 10.2012, Tiến sỹ Nguyễn Thanh Sơn – Giám đốc Công ty Năng lượng Sông Hồng của Vinacomin tham gia đoàn chuyên gia khai khoáng đi Tân Rai theo lời mời của CODE thuộc Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, đã có “đáp số” về giá thành xuất xưởng 1 tấn alumin  (nhôm oxit) lên tới 375 USD! Nếu xuất khẩu, 1 tấn sẽ lỗ khoảng 124 USD và Vinacomin lỗ 74,4 triệu USD/năm! Nếu không nộp thuế xuất khẩu 20%, không nộp ngân sách, số lỗ ít nhất là 33 triệu USD/năm (1)!
Những lời dự báo của rất nhiều nhà khoa học, xã hội học và dư luận xã hội nêu từ 2009, 2010 đến nay… “gần” thành sự thật vì công trình vừa chậm tiến độ, vừa tăng tổng mức đầu tư. Khi có sản phẩm thì tiếp tục gánh lỗ triền miên, sẽ đẩy Tổ hợp Tân Rai vào thế tiến thoái lưỡng nan và một vài năm nữa, khi Tổ hợp Nhân Cơ – Đaknông hoàn thành, Vinacomin còn sa lầy gấp bội phần.
Cũng theo lời Tiến sỹ Nguyễn Thanh Sơn – một người trong cuộc, từng tham gia nghiên cứu dự án bauxite Tây Nguyên thời kỳ 1982-1986 tại Hội đồng tương trợ kinh tế khối XHCN (COMECON) –  khuyên Vinacomin: “Dũng cảm xin Chính phủ cho dừng dự án Nhân Cơ, chờ thử nghiệm Tân Rai “trót lọt” , nếu có hiệu quả sẽ triển khai tiếp Nhân Cơ,“Hãy tập trung nguồn lực (vốn, thời gian, cán bộ) để phát triển ngành than ở Quảng Ninh. Trong tình cảnh của Vinacomin bây giờ, tiết kiệm được một đồng, giảm tổn thất được một đồng cũng quý! Dừng Nhân Cơ cũng tiết kiệm được vài trăm triệu đô la Mỹ” (2).
Chắc chắn Vinacomin sẽ không nghe lời khuyên máu thịt này và nếu họ “có ý nghe” thì cấp trên của họ cũng không chấp nhận mà họ sẽ tiếp tục “đâm lao phải theo lao”.
Số tiền vay được của Citibank 300 triệu USD chẳng mấy chốc tan thành tro bụi vì thua lỗ lớn…
Sau Vinashin, Vinalines…  sẽ có thêm Vinacomin chăng???
Lúc ấy, họ sẽ lại đổ thừa cho kinh tế suy thoái, đổ thừa cho “lãnh đạo” giao nhiệm vụ nên họ buộc phải tuân theo.
Vậy chúng ta có chút hy vọng nào không khi vài ba tháng tới Vinacomin sẽ xuất khẩu những tấn alumina (nhôm oxit) đầu tiên ra thị trường thế giới???
L.T.T.
Chú thích (1) và (2):
Trích từ bài “Bôxit Tân Rai trước ngày chạy thử” – Tiến sỹ Nguyễn Thanh Sơn trả lời phỏng vấn của Báo “Sài Gòn tiếp thị” ngày 10.10.2012.
* Alumin hay alumina: nhôm oxit, công thức hóa học: Al2O3. Để điều chế nhôm (Al) phải điện phân nóng chảy nhôm oxit.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

Hệ lụy của một dự án thiếu tầm nhìn và không tỉnh táo

http://www.boxitvn.net/bai/45073

Ngày 18/2/2013, trang Bauxite Việt Nam đăng tải bài “Có chút hy vọng mong manh nào cho alumina Tân Rai” của nhà báo Lê Trung Thành – tác giả của phóng sự 6 kỳ mang tựa đề “Chuyện chưa biết nhiều về Dự án bauxite Tây Nguyên” đăng trên BVN trong tháng 11/2011.
Bài báo phân tích chân xác sự suy thoái của ngành công nghiệp nhôm toàn cầu, giá nhôm giảm liên tục mấy năm nay ảnh hưởng đến các tập đoàn sản xuất nhôm một thời lừng lẫy. Sản phẩm alumin của Tập đoàn công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (VINACOMIN) ở Tổ hợp bauxite Tân Rai chuẩn bị chào hàng ra thị trường thế giới ngay lập tức phải hứng chịu thảm cảnh giá nhôm tuột dốc thê thảm. So sánh giá thành xuất xưởng tại Tân Rai và giá chào bán cho Trung Quốc và Malaysia, một tấn alumin sẽ bị lỗ thấp nhất 40-50 USD.
Ngày hôm sau, ngày 19/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm việc với tỉnh Bình Thuận. Tại đây, ông chính thức tuyên bố dừng Dự án xây dựng cảng Kê Gà – một mắt xích quan trọng của Dự án bauxite Tây Nguyên do chính ông duyệt năm 2007 – vì xét thấy không có hiệu quả kinh tế.
Và rất kịp thời, các báo Thanh niên, Người lao động, Dân trí, Pháp luật TPHCM, Tuổi trẻ,… cùng nhiều trang mạng đã có nhiều bài viết về những hệ lụy của việc dừng Dự án cảng Kê Gà đồng thời phân tích những sai lầm nghiêm trọng của Chính phủ, của Bộ Công thương, của Vinacomin trong việc lập lấy được và triển khai lấy được Dự án bauxite Tân Rai, Nhân Cơ.
Nhiều chuyên gia kinh tế như Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, bà Phạm Chi Lan… đã nêu rõ quan điểm của mình, đề nghị tạm dừng triển khai Dự án để giảm bớt thiệt hại vì sẽ thua lỗ lớn nếu cứ cố tình tiếp tục “đâm lao phải theo lao”.
Ý kiến của các chuyên gia lần này, không khác biệt với những kiến nghị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, của một số cá nhân chuyên gia khai khoáng, và của hàng ngàn nhân sĩ, trí thức, nhiều nhà khoa học, xã hội học, dân tộc học trong và ngoài nước cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân đã đồng ký tên vào các bản Kiến nghị tháng 4/2009 và các Thư ngỏ liên tiếp trong tháng 4, tháng 5 (7/5/200917/5/2009) do GS. Nguyễn Huệ Chi, nhà giáo Phạm Toàn và GSTS. Nguyễn Thế Hùng khởi xướng… nhằm đánh động dư luận cả nước cũng như gửi tới các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội để đưa ra một lời cảnh báo mạnh mẽ về nguy cơ thua thiệt vô cùng lớn trên cả bốn phương diện: 1. An ninh quốc phòng; 2. Môi trường sinh thái; 3, Nền văn hóa cổ Tây Nguyên; 4. Kinh tế, giúp cho những ai nắm giữ quyền lực nhưng chưa đến nỗi mất tỉnh táo, hoặc bị thao túng bởi một thế lực bên ngoài nào đó, kịp thời thức ngộ và tránh cho đất nước một sự trả giá nặng nề.
Kết quả thì sao? Những gì ông Đoàn Văn Kiển phân bua, coi đây là một ván bạc 5 ăn 5 thua, và với tư cách “nhà cái” thì cứ đánh cược tính mạng và tài sản nhân dân vào ván bạc cái đã, thôi ta không cần nhắc lại làm gì. Nhưng lời lẽ gay gắt của người có tên Lê Dương Quang trong một hội nghị sát trước kỳ họp Quốc hội vào tháng 5/2009, nói xưng xưng rằng ý kiến phê phán của giới trí thức đối với Dự án bauxite Tây Nguyên là “rất kém xây dựng, hoàn toàn dựa trên các thông tin sai lệch”, thậm chí “dựng chuyện, trầm trọng hóa, thậm chí mang tính kích động và bị các tổ chức phản động lợi dụng.”, thì hẳn không ai có thể quên.
Cũng không ai có thể quên được cùng với mấy Kiến nghị nóng hổi nói trên, trang Bauxite Việt Nam đã ra đời như một đòi hỏi chính đáng, tập hợp tiếng nói của những người nhiệt tâm với đất nước, lên tiếng phản biện thẳng thắn, sát sườn đối với những bước đi có thể nói là phiêu lưu của những người đứng đầu Đảng và Nhà nước lúc bấy giờ – vừa tự động ký tắt với nhà cầm quyền Trung Quốc xúc tiến xây dựng nhanh các nhà máy khai thác alumin ở Tân Rai và Nhân Cơ không đếm xỉa đến luật pháp quy định ai mới là người có đủ tư cách để ký, lại vừa ngấm ngầm chia nhỏ dự án thành từng gói nhỏ để khỏi phải đưa ra trình Quốc hội, cốt thực thi Dự án cho nhanh – và cũng hết sức thẳng thắn khi lên tiếng nhắc nhở kịp thời những hành vi không phù hợp đạo đức truyền thống, như thái độ bất nhất, coi thường lời can gián của một bậc thầy như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khiến dân chúng không khỏi ngỡ ngàng, ảnh hưởng rất bất lợi đến tâm lý và hành vi đạo lý trong xã hội… Sau mấy tháng hoạt động hết mình như thế, cái giá phải trả mà người trong cuộc cũng như công luận trong ngoài nước không thể nào tin, ấy là người điều hành trang Bauxite Việt Nam đã bị công an thẩm vấn suốt 22 ngày liền, ngay sau cái Tết Âm lịch năm 2010, mặc dù cuối cùng phải thừa nhận ông là một người yêu nước. Còn chính trang mạng – tiếng nói yêu nước mà ông được anh em ủy nhiệm điều hành – thì bị phong tỏa và đánh sập không phải một mà đến hai ba lần.
Bây giờ đây, khi một thảm họa lớn về kinh tế nối tiếp vụ Vinashin và vụ Vinalines đang lởn vởn như mây đen ở phía chân trời, không hiểu ông Lê Dương Quang có định nói lại một lời cho sòng phẳng với dân chúng và trí thức, về lời phát biểu không thể định danh khác đi là hung hăng của mình cách đây hơn 3 năm rưỡi hay không. Và những cấp cao hơn ông ta nữa, liệu đã tính đến những lời xin lỗi trước Quốc hội về “trách nhiệm chính trị” của mình hay không. Nhưng còn quan trọng hơn, và thiết thực hơn, theo chúng tôi nghĩ, đó là những người chủ chốt đóng vai chủ trương, chỉ đạo và điều hành Dự án bauxite ở Tây Nguyên cần sớm xem xét một cách cầu thị không phải chỉ phương diện kinh tế đã và sẽ thua lỗ như thế nào của dự án này, mà đồng bộ cả bốn mặt đã nêu trong các Kiến nghị phản biện Dự án bauxite Tây Nguyên năm 2009, để thấy đất nước ta đã, đang và sẽ thiệt hại to lớn – những thiệt hại không thể lường tính hết nguy cơ ghê gớm – đến thế nào.
Và cũng từ những hậu quả nhãn tiền nhìn thấy từ những gì đã triển khai trong ba năm qua, việc kịp thời dừng lại để tránh cho đất nước một vụ Vinashin trong ngành khai khoáng trong gang tấc cố nhiên là cần kíp. Song cũng cần kíp không kém, có lẽ còn là ở chỗ, cần đánh giá lại toàn diện quan điểm dùng người của các vị, khiến các vị đang ngày càng trở nên cô lập. Các vị đã nhất mực nghi ngờ, cảnh giác một cách thiếu căn cứ với trí thức, vô hình trung tự mình đẩy những người hết lòng với dân với nước và muốn đem trí tuệ cống hiến cho đất nước, soi tìm cho đất nước một con đường đúng, thành những người đối lập ảo với các vị. Và không cần nói cũng rõ, là kết quả của chủ trương “cảnh giác chính trị” lạ lùng ấy đã làm các vị đâm ra mất minh mẫn, vì chẳng còn mấy trí tuệ, nên việc gì các vị tiến hành cũng… nói như dân gian, “đâm quàng vào bụi”, để lại cho toàn dân những gánh nặng tày đình. Vụ bauxite chỉ mới là một dẫn chứng thôi, còn bao nhiêu vụ khác cũng quan trọng ngang hoặc còn hơn vụ bauxite mà trí thức đã từng cảnh báo, chẳng hạn: đừng nên mê muội trước kẻ thù truyền kiếp là bọn Đại Hán Trung Cộng, vì một thứ không có thực hoặc đã bị chính chúng xóa bỏ trong thực chất là chuyện “ý thức hệ”, chỉ đưa lại chút lợi cỏn con là duy trì lợi ích của một nhúm nhỏ mà đánh mất đi quyền lợi to lớn muôn đời của Tổ quốc, đẩy cả nước ta đến hiểm họa mất nền độc lập tối thiêng liêng mà tổ tiên giữ được hàng ngàn năm nay; hoặc nữa, cũng đừng vì quyền lợi ích kỷ của một tổ chức đang suy thoái trong thực tế mà khăng khăng tìm mọi xảo ngôn này khác để quyết giữ lại bằng được những điều trong bản Hiến pháp vốn đã không còn phù hợp với xu thế phát triển của cả dân tộc này, nó tất yếu sẽ gây ra những tấn kịch không thể nói là tốt đẹp cho chính Đảng Cộng sản và cho cả dân tộc chúng ta.
Trên đây là những gì có thể tạm gọi là bài học thiết thực mà chúng tôi chân thành gửi đến các vị, mong mỏi các vị hãy nghiêm túc rút ra qua một cuộc thử nghiệm không thành công về kinh tế khi các vị khăng khăng bỏ ngoài tai những lời can gián chân thành của trí thức và quần chúng.
Cũng theo yêu cầu của nhiều người gửi e-mail tới chúng tôi, để bạn đọc xa gần nhớ lại và tìm lại tài liệu về quá trình phản biện dự án bauxite Tây Nguyên, từ nay, BVN sẽ lần lượt đăng lại các bản Kiến nghị đã gửi đến các cấp có thẩm quyền cũng như đã công bố trên các trang BVN phiên bản cũ – nay đã là những trang mạng xấu số – trong năm 2009, cùng một số bài quan trọng khác trong hơn ba năm rưỡi qua, đồng thời cũng sẽ hệ thống hóa những bài viết khác về bauxite kể từ năm 2009 đến nay và làm đường link giúp quý bạn tìm đọc chúng, mà do dung lượng trang mạng có hạn nên không thể đăng lại được.

Tiền dân bay theo bụi đỏ tây nguyên

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/gone-with-red-dust-nn-02222013114249.html

Sự thật không còn thể che giấu mãi, nếu tiếp tục các dự án bauxite ở Lâm Đồng và Đak Nông thì tiền dân sẽ bay theo bụi đỏ Tây nguyên.

Càng đầu tư càng lỗ

Dư luận nóng trở lại sau khi có tin Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (TKV-Vinacomin) sẽ phải chịu lỗ hơn 10 triệu USD nếu bán 300.000 tấn alumin xuất xưởng trong năm nay và dự án cảng Kê Gà đã phải hủy bỏ.
Vài năm trước Tập đoàn TKV được Chính phủ ủng hộ, đã quyết tâm thực hiện việc khai thác bauxite tây nguyên. Bước đầu là dự án Tân Rai Lâm Đồng và tiếp theo sẽ tới dự án Nhân Cơ Đắc Nông.
Điều khó hiểu là cả Bộ Chính trị, Chính phủ cũng như Quốc hội đều bỏ ngoài ta những phản biện của giới khoa học, nhân sĩ trí thức, về mối nguy chiến lược quốc phòng, thảm họa bùn đỏ và trước mắt là hiệu quả kinh tế. Trước rất nhiều ý kiến là nên dừng lại việc khai thác bauxite Tây nguyên dù đã thực hiện tới đâu, chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh từ Hà Nội nhận định:
“Bauxite Tây nguyên thì đã có ý kiến ngay từ đầu, có ý kiến không đồng ý và đánh giá đó là một dự án kinh tế rất bất lợi. Đấy là chưa nói về vấn đề môi trường đang có những đe dọa rất lớn và đã có những công trình phân tích và ý kiến chính thức của Liên hiệp Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Nhưng rất tiếc là dự án đó vẫn cứ tiến hành và đã ra được những mẻ alumin đầu tiên.
Cách tốt nhất theo tôi là tạm dừng, trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay càng đầu tư vào đấy sẽ càng lỗ nữa thì không có lợi cho nền kinh tế Việt Nam.         
TS. Lê Đăng Doanh
Vấn đề bây giờ là sẽ vận chuyển như thế nào, nếu bằng ô tô thì sẽ lỗ rất to, hiện nay chưa đầu tư đường và các cầu thì không chịu nổi xe tải 30 tấn, đó là vấn đề rất khó khăn. Thứ hai nữa là cảng Kê Gà sau khi đã triển khai từ lâu rồi thì đến bây giờ vẫn chưa thấy khởi động gì. Vậy thì sẽ chở alumin đi đâu, nếu đi xa nữa thì càng lỗ lớn hơn. Cho nên tôi nghĩ đây là một thời điểm nên có sự đánh giá độc lập khách quan và Quốc hội nên chính thức có ý kiến và cách tốt nhất theo tôi là tạm dừng, trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay càng đầu tư vào đấy sẽ càng lỗ nữa thì không có lợi cho nền kinh tế Việt Nam.”
Một trong những diễn biến quan trọng nhất trong tuần mà Thanh Niên Online gọi là “Đối diện với sự thật”. Trong mục ‘Chào Buổi sáng’ đưa lên mạng ngày 21/2 nhà báo nhận định: “Thủ tướng Chính phủ đã quyết định dừng đầu tư xây dựng cảng Kê Gà, không chỉ vì địa điểm xây dựng rơi vào ‘tọa độ chết’ mà còn bởi phương án đó không mang lại hiệu quả.
Thanh Niên Online nhận định: “quyết định dừng một dự án tốn kém mà không hiệu quả như cảng Kê Gà phải được coi là một quyết định cực kỳ dũng cảm. Và trên thực tế, còn rất nhiều vấn đề hệ trọng, chờ đợi bản lĩnh đối diện sự thật của nhà quản lý, của người lãnh đạo….”
Tờ báo nhắc lại là ngay từ khi các dự án khai thác bauxite Tây nguyên   được khởi động giới khoa học đã lên tiếng phản đối là không khả thi, khi thiết lập đường sắt vận chuyển, xây dựng cảng Kê Gà để xuất hàng. Riêng về dự án Kê Gà, Liên hiệp Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam thực hiện nghiên cứu cho thấy đây là vùng “biển chết” rất nguy hiểm, không phù hợp xây dựng cảng cả về mặt địa lý lẫn thủy văn. Vẫn theo Thanh Niên Online, thật đáng tiếc là lúc đó cả TKV và tỉnh Bình Thuận đều đã bỏ qua ý kiến phản biện và làm mọi cách để thuyết phục cấp cao hơn phê duyệt dự án.

Tại sao không tạm dừng

afp-250
Hàng trăm công nhân Trung Quốc đang sống và làm việc ở dự án bauxite Tân Rai, Lâm Đồng. AFP photo.
Hàng trăm công nhân Trung Quốc đang sống và làm việc ở dự án bauxite Tân Rai, Lâm Đồng. AFP photo. Bài nhận định của nhà báo Thanh Niên mô tả quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dừng đầu tư xây dựng cảng Kê Gà, là tránh được những bi kịch có thể xảy ra, nếu tiếp tục đầu tư cả tỉ USD để xây dựng cảng này trên cơ sở những luận chứng kinh tế sai lầm. Và dĩ nhiên TKV và tỉnh Bình Thuận sẽ phải bồi thường cho các nhà đầu tư trong vùng, vì các dự án của họ bị sa lầy trong một thời gian dài.
Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên thực hiện tối 21/2, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng hiện giảng dạy ở Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng nhận định:
“Nếu mình can đảm dừng lại lúc này thì có thiệt hại nhưng ít, nếu tiếp tục thì gây thêm thiệt hại càng lớn hơn cho đất nước. Tôi xếp hạng nguy hiểm bậc nhất là quốc phòng, tiếp đến là ô nhiễm môi trường, còn thiệt hại kinh tế ở bậc sau cùng. Thiệt hại quốc phòng thì ai cũng biết rồi, còn ô nhiễm môi trường thì có thể nói con em chúng ta không thể nào cạnh tranh được với đời, với các nước khác nếu bị ô nhiễm môi trường vào cuộc sống làm cho sức khỏe kém cỏi đi.”
Tất nhiên lợi lộc vào túi cá nhân nên họ mới làm như thế, xin nói thẳng. Nếu như không lợi lộc gì cho quốc gia dân tộc tại sao lại tiếp tục làm, nó phải có gì khuất tất không tốt đẹp ở phía sau.
GSTS. Nguyễn Thế Hùng 
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng giải thích, khai thác bauxite ở Tây nguyên đã và đang phá hủy những nhân tố mặt đệm vì người ta bóc đi những hệ thực vật lâu năm. Điều này không những ảnh hưởng trực tiếp vùng Tây nguyên mà cả vùng hạ lưu, vì ông bà mình nói thủy mộc tương sinh, nghĩa là có những thảm thực vật mới giữ được mực nước ngầm trong sạch đưa về hạ lưu. Làm bauxite lỗ như thế ngoài ra còn có những cái lỗ chưa tính hết như ô nhiễm nguồn nước, Tây nguyên có độ cao 500m-700m so với vùng đồng bằng, bauxite thấm vào nguồn nước dưới hạ lưu, những hồ bùn đỏ mà vỡ ra nữa thì gây ra thảm họa không lường. Ngoài ra, đường xá phục vụ nhu cầu vận chuyển của người dân nay dùng để chở bauxite thì không thể được. Khai thác bauxite gây ra sự thiệt hại vô hình và hữu hình nhiều vô kể. Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thế Hùng nhấn mạnh:
“Tôi cho rằng chỉ có những người điên mới làm như thế, những người bình thường không ai làm như thế. Trong một xã hội mà quyền lực không bị khống chế như Việt Nam thì rất là nguy hiểm. Người ta có thể làm một thứ mà nó không có lợi lộc gì hết cho quốc gia dân tộc. Tất nhiên lợi lộc vào túi cá nhân nên họ mới làm như thế, xin nói thẳng. Nếu như không lợi lộc gì cho quốc gia dân tộc tại sao lại tiếp tục làm, nó phải có gì khuất tất không tốt đẹp ở phía sau.”

Người dân nghĩ gì?

image00225-250x188-boxitvn-250
Trên công trường nhà máy Bauxit Nhân Cơ, Đăk Nông. Photo courtesy of boxitvn
Trong một bài khác đưa lên mạng cùng ngày 21/2, Thanh Niên Online cho là cần tính lại bài toán bauxite. Tờ báo trích lời ông Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng, theo đó giá thành alumin xuất xưởng tại Tân Rai nếu đạt 100% công suất cũng phải xấp xỉ 375 USD/tấn, chủ yếu dành cho xuất khẩu sang Trung Quốc và Malaysia. Nhưng do giá xuất khẩu theo đàm phán chỉ đạt 340 USD/tấn nên sẽ lỗ nặng, đó là chưa kể nhà máy Tân Rai dự kiến trọn năm 2013 chỉ sản xuất 300.000 tấn alumin tức 50% công suất, sản xuất ít thường thường giá thành sẽ cao hơn.
Người dân bình thường nói gì về lời kêu gọi ngừng các dự án bauxite để tránh gây thêm thiệt hại, thầy giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội phát biểu:
"Không hiểu quan trí ở Việt Nam, trình độ nhận thức của cán bộ các cấp như thế nào, hình như họ không có bằng cấp, trình độ chuyên môn để quản lý kinh tế, quản lý tài nguyên và đặc biệt là họ thiếu một thứ là tính dân tộc. Tôi cho rằng những kẻ tham gia việc này là những kẻ cơ hội phá hại đất nước. Nếu pháp luật có nghiêm minh thì nên lôi cổ họ ra để xử lý.”
Không hiểu quan trí ở Việt Nam, trình độ nhận thức của cán bộ các cấp như thế nào, hình như họ không có bằng cấp, trình độ chuyên môn để quản lý kinh tế, quản lý tài nguyên và đặc biệt là họ thiếu một thứ là tính dân tộc.
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa 
Thanh Niên Online cùng ngày 21/2 trích lời bà Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận định rằng, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện nay và thực lực của một tập đoàn nhà nước như Vinacomin (TKV) thì cách tốt nhất là tạm dừng dự án khai thác bauxite Tân Rai Lâm Đồng.
Theo lời bà Phạm Chi Lan, rõ ràng dự án bauxite Tân Rai không thể đem lại hiệu quả kinh tế. Việc tạm dừng triển khai dự án cũng là cách hạn chế thiệt hại. Vì nếu tiếp tục làm khả năng thiệt hại kinh tế sẽ lớn hơn rất nhiều. Bà Phạm Chi Lan cho rằng Việt Nam sẽ trở lại việc khai thác bauxite khi thế hệ mai sau có khả năng quản trị tốt hơn, cách thức tổ chức nền kinh tế tốt hơn hoặc thực lực nền kinh tế mạnh hơn. Nhưng điều quan trọng hơn cả là việc tạm dừng khai thác bauxite để xem xét lại đồng nghĩa với lòng tin được củng cố.