Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Thu hồi 2 căn nhà, yêu cầu ông Trần Văn Truyền kiểm điểm

http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/thu-hoi-2-can-nha-yeu-cau-ong-tran-van-truyen-kiem-diem-a70211.html

(ĐSPL)- Ngoài việc yêu cầu cơ quan chức năng thu hồi 2 căn nhà tại Bến Tre và TP HCM, Ủy ban Kiểm tra Trung ương còn yêu cầu nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền kiểm điểm trách nhiệm về các khuyết điểm, vi phạm trước Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bến Tre và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Thu hồi 2 căn nhà, yêu cầu ông Trần Văn Truyền kiểm điểm - Ảnh 1

Biệt thự hoành tráng của gia đình ông Trần Văn Truyền tại Bến Tre từng khiến dư luận xôn xao.


Theo TTXVN,  ngày 21/11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có thông cáo báo chí về Kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với ông Trần Văn Truyền, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ.
Nội dung bản thông báo kết luận kiểm tra cho biết, ông Trần Văn Truyền là cán bộ xuất thân từ gia đình có công với cách mạng, có quá trình cống hiến lâu dài, đảm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở địa phương và cơ quan Trung ương, có những đóng góp thiết thực trong công tác xây dựng Đảng và chính quyền trên các cương vị và chức trách, nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, trong thời gian còn đương chức và khi về nghỉ hưu, ông Truyền đã có một số khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện chính sách nhà, đất.
Về thửa đất tại số 598B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre
Tháng 12/1992, ông Truyền được Quân khu 9 cấp thửa đất tại lô số 61 thuộc Khu C, địa chỉ 598B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thị xã Bến Tre do đơn vị Quân y thuộc Tỉnh đội Bến Tre quản lý với diện tích 210 m2 (diện tích trên thực tế là 351 m2). Việc ông Truyền tuy không phải là cán bộ quân đội nhưng được cấp mảnh đất trên là do Tỉnh đội Bến Tre đề nghị với Quân khu 9, trong khi bản thân ông không có đơn đề nghị, không có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi công tác.
Sau khi được cấp đất, gia đình có san lấp mặt bằng, làm tường rào nhưng không làm nhà ở mà cho người khác mượn để mở quán bán cơm. Đến năm 2002, khi được chính quyền địa phương thông báo nộp 16 triệu đồng tiền sử dụng đất để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông Truyền làm đơn đề nghị miễn giảm tiền sử dụng đất theo chính sách với gia đình người có công và được Cục Thuế tỉnh Bến Tre quyết định miễn giảm theo Nghị định số 38/CP, ngày 23-8-2000 của Chính phủ đúng với số tiền là 16 triệu đồng.
Năm 2007, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành kiểm tra Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre về nhà ở, đất ở. Qua kiểm tra cho thấy, năm 1992, ông Trần Văn Truyền đã nhận đất của Quân khu 9, đến năm 2003 đồng chí lại được tỉnh bán cho căn nhà số 06 Lê Quý Đôn, Phường 1, thành phố Bến Tre theo Nghị định 61/CP của Chính phủ; do vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã yêu cầu ông Truyền trả lại mảnh đất trên cho Tỉnh đội Bến Tre quản lý; ông Truyền cũng đã có đơn trả lại. Nhưng từ năm 2007 đến nay, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh chưa thu hồi được thửa đất trên, do giữa gia đình đồng chí Trần Văn Truyền và các cơ quan chức năng của tỉnh chưa thống nhất được mức giá đền bù phần chi phí gia đình bỏ ra để san lấp mặt bằng và làm tường rào. Trong khi chưa giải quyết dứt điểm, thì đến năm 2013, ông Truyền lại có đơn xin làm nhà tạm trên lô đất này cho con dâu làm kho chứa bia và đã được Sở Xây dựng cấp giấy phép.
“Như vậy, đồng chí Trần Văn Truyền biết mình không đúng đối tượng được cấp đất, nhưng vẫn nhận. Sau khi đã được mua nhà theo Nghị định số 61/CP và sau khi được Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu trả lại, đồng chí đã không kiên quyết, dứt khoát thực hiện, sau đó lại có đơn xin làm nhà tạm để con dâu sử dụng. Việc làm trên của đồng chí Trần Văn Truyền thể hiện sự thiếu gương mẫu của người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận không tốt đối với bản thân đồng chí.
Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bến Tre và các cơ quan chức năng thực hiện không nghiêm chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thu hồi đất, để kéo dài, gây dư luận không tốt đối với lãnh đạo ở địa phương”, bản thông báo kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết.
Về căn nhà tại số 06 Lê Quý Đôn, Phường 1, thành phố Bến Tre
Năm 2002, UBND tỉnh đồng ý cho gia đình ông Truyền được thuê căn nhà số 6 Lê Quý Đôn, Phường 1, thành phố Bến Tre với diện tích: nhà chính 118,22 m2, nhà phụ 24,48 m2, khuôn viên đất 117,69 m2. Trước khi nhận nhà, Công ty Xây dựng và Phát triển nhà Bến Tre đã tiến hành sửa chữa, cải tạo mới căn nhà trên với tổng chi phí là 413,385 triệu đồng.
Năm 2003, khi đã chuyển công tác ra Hà Nội, ông Trần Văn Truyền có đơn xin mua căn nhà số 6 Lê Quý Đôn và đã được UBND tỉnh Bến Tre ra Quyết định chuyển quyền sử dụng đất và bán cho ông Truyền căn nhà trên theo Nghị định 61/CP. Trong đơn xin mua nhà, ông Truyền cam kết chưa được cấp đất theo chính sách nhà, đất của Nhà nước. UBND tỉnh Bến Tre đã quyết định bán cho ông Truyền căn nhà trên theo Nghị định 61/CP, với số tiền miễn giảm là 76,291 triệu đồng; số tiền còn phải nộp cho Nhà nước là 277,969 triệu đồng.
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, thời điểm mua căn nhà trên, ông Truyền đã được hưởng chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất tại số 598B5 Nguyễn Thị Định trước đó vào năm 2002. Bản thân ông Truyền đã thiếu tự giác, thiếu gương mẫu khi đồng thời trong hai năm 2002 và 2003 được hưởng 2 lần chính sách về nhà, đất của Nhà nước, không đúng với quy định tại khoản 4, Điều 2, Nghị định 61/CP của Chính phủ "Việc hỗ trợ tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng chỉ xét một lần cho một hộ gia đình...”.
Về căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 15, quận Phú Nhuận, TP HCM
Năm 2003, khi đã chuyển ra Hà Nội công tác, ông Truyền có đơn gửi UBND TP HCM trình bày hoàn cảnh khó khăn do công tác xa ở Hà Nội và có nhu cầu nhà ở tại TP HCM trong khi gia đình không có khả năng mua đất để xin thuê nhà tại thành phố và đã được UBND TP giải quyết cho thuê căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 15, quận Phú Nhuận.
Năm 2008, do thời hạn hợp đồng gần hết, ông Truyền làm đơn và được Công ty Quản lý - Kinh doanh nhà TP HCM đồng ý chuyển tên trong hợp đồng cho con gái là Trần Thị Ngọc Huệ làm việc tại Công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Sài Gòn, tiếp tục được thuê căn nhà trên.
Đến tháng 3/2011, ông Truyền làm đơn trình bày hoàn cảnh khó khăn, bức xúc về nhà ở và đề nghị UBND TP HCM  bán căn nhà này cho ông và để con gái là Trần Thị Ngọc Huệ đứng tên. Sau đó các cơ quan chức năng của TP HCM đã đồng ý bán căn nhà trên cho bà Trần Thị Ngọc Huệ theo hình thức thu 100% tiền sử dụng đất theo đơn giá do thành phố quy định hàng năm và thực hiện quy trình bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước theo Nghị định 61/CP của Chính phủ, nhưng không tính miễn, giảm các khoản được hỗ trợ theo chính sách.
Vào thời điểm tháng 7/2014, qua kiểm tra và báo cáo của công an quận Phú Nhuận, ông Trần Văn Truyền và gia đình không sử dụng căn nhà này mà cho người khác ở và bán hàng.
Tại thời điểm làm đơn xin mua căn nhà này, vợ ông Truyền là bà Phạm Thị Thủy đang đứng tên sở hữu căn nhà số 465/48C khu phố Phước Hậu, phường Phú Khương, Quận 9, TP HCM  là nhà được tặng; con gái ông là Trần Thị Ngọc Huệ đang đứng tên sở hữu căn hộ 28.04A, Khu căn hộ cao cấp Hùng Vương tại Quận 5, TP HCM.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Truyền đã thiếu trung thực, không báo cáo thông tin đầy đủ, đúng sự thật về nhà, đất; đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định bán nhà của UBND TP HCM không đúng đối tượng và chính sách của Nhà nước. Sau khi được mua thì không sử dụng ngay mà lại để cho người khác ở và bán hàng. Việc làm trên của ông Truyền là có vi phạm, làm cho uy tín cá nhân bị giảm sút, gây dư luận xấu trong Xã hội.
Về căn nhà biệt thự tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre
Từ năm 2009 - 2010, con trai ông Trần Văn Truyền là Trần Hoàng Anh, cán bộ Cảnh sát giao thông Công an tỉnh mua gom đất của 4 hộ dân (với 08 thửa liền kề), diện tích 16.567,4m2, tổng số tiền theo hợp đồng là 1,43 tỷ đồng (ngoài ra còn 1 lô đất gần 8.000 m2 của con gái ông là Trần Thị Ngọc Huệ mua, nhưng chưa sử dụng).
Tháng 12/2012, căn cứ đơn đề nghị của ông Trần Hoàng Anh, UBND thành phố Bến Tre cấp phép xây dựng nhà cho ông Trần Hoàng Anh với diện tích xây dựng tầng trệt 441,71 m2; tổng diện tích sàn 1.226,61 m2; công trình có 03 tầng với chiều cao là 19,96m.
Tháng 5/2014, UBND Thành phố Bến Tre đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất cho ông Trần Hoàng Anh. Ông Truyền có báo cáo giải trình về nguồn kinh phí đầu tư xây dựng công trình trên là từ 7 tỷ đồng tiền của vợ chồng đồng chí dành dụm và 4 tỷ đồng mượn của bà Phạm Thị Kim Anh, trú tại khu phố Phước Hậu, phường Long Phước, Quận 9, TP HCM và hiện ông đang ở trong căn nhà này..
Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, việc mua đất và xây dựng nhà của các con ông Truyền được thực hiện theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, với cương vị nguyên là cán bộ lãnh đạo cấp cao, ông Truyền đã thiếu cân nhắc và chủ quan khi xây dựng công trình biệt thự lớn trong khuôn viên đất rộng, trong khi nhà ở và đời sống nhân dân địa phương trong vùng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; gây phản cảm và tạo dư luận xấu, lan rộng trong xã hội. Việc làm trên của ông Truyền còn thể hiện sự thiếu cân nhắc thận trọng và thiếu gương mẫu trong thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân và tổ chức đảng.
Từ các trường hợp cụ thể về nhà, đất nói trên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, trong thời gian giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt ở địa phương, cơ quan Trung ương và khi đã về nghỉ hưu, ông Truyền đã có khuyết điểm, vi phạm: thiếu cân nhắc, thiếu gương mẫu trong việc tự mình thực hiện hoặc tác động, đề nghị với các cơ quan chức năng để xử lý một số trường hợp về nhà, đất có liên quan đến lợi ích của bản thân và gia đình; trong đó có việc thiếu trung thực, có việc vi phạm hoặc chưa gương mẫu thực hiện tốt quy định về những điều đảng viên không được làm, gây phản cảm, tạo dư luận xấu ở địa phương và lan rộng trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân đồng chí và tổ chức đảng.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, những khuyết điểm, vi phạm của ông Truyền đến mức phải thực hiện quy trình xem xét, xử lý trách nhiệm theo quy định.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã báo cáo và được Ban Bí thư đồng ý, theo đó Ban Bí thư yêu cầu:
- Đối với đồng chí Trần Văn Truyền: Kiểm điểm trách nhiệm theo quy trình về các khuyết điểm, vi phạm nêu trên trước Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bến Tre và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; Yêu cầu các thành viên trong gia đình thực hiện nghiêm các quyết định xử lý về nhà, đất của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre: Thực hiện quy trình kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với đồng chí Trần Văn Truyền về những khuyết điểm, vi phạm nêu trên; Chỉ đạo các cơ quan chức năng thu hồi dứt điểm thửa đất tại số 598 B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thành phố Bến Tre theo quy định của pháp luật; Chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chậm thực hiện kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thu hồi thửa đất nói trên và việc cải tạo, sửa chữa, bán nhà số 06 Lê Quý Đôn, thành phố Bến Tre.
- Đối với Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM: Chỉ đạo các cơ quan chức năng thu hồi căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15, quận Phú Nhuận theo hướng đề xuất của UBND TP HCM; Chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan khi không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật trong việc bán nhà thuộc sở hữu nhà nước tại số 105-Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận.
N.Đ (TỔNG HỢP)

Thu hồi nhiều tài sản của ông Trần Văn Truyền

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/thu-hoi-nhieu-tai-san-cua-ong-tran-van-truyen-20141121232311642.htm

Thứ Sáu, 23:41  21/11/2014

Ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, đã thiếu trung thực, chưa thực hiện tốt quy định về những điều đảng viên không được làm, tạo dư luận xấu trong nhân dân

Ngày 21-11, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) trung ương đã ra thông cáo báo chí về kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với ông Trần Văn Truyền - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ.
Theo đó, trong thời gian đương chức và khi về hưu, ông Truyền mắc một số khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện chính sách nhà, đất như sau:
1. Về lô đất số 598 B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre: Đây là lô đất có diện tích 351 m2 do Quân khu 9 cấp cho ông Truyền vào tháng 12-1992. Sau khi được cấp đất, ông Truyền cho người khác mượn để mở quán bán cơm. Năm 2007, UBKT trung ương phát hiện ông Truyền đã nhận đất của Quân khu 9, đến năm 2003 lại được tỉnh bán cho căn nhà số 6 Lê Quý Đôn, phường 1, TP Bến Tre. Do vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu ông Truyền trả lại mảnh đất trên nhưng đến nay vẫn chưa thu hồi được. Đến năm 2013, ông Truyền lại có đơn xin làm nhà tạm trên lô đất này cho con dâu làm kho chứa bia và đã được Sở Xây dựng tỉnh Bến Tre cấp phép.
Căn biệt thự của ông Trần Văn Truyền ở TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre Ảnh: MINH PHƯƠNG
Căn biệt thự của ông Trần Văn Truyền ở TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre Ảnh: MINH PHƯƠNG
2. Về căn nhà tại số 6 Lê Quý Đôn, phường 1, TP Bến Tre: Năm 2002, UBND tỉnh Bến Tre cho gia đình ông Truyền thuê căn nhà số 6 Lê Quý Đôn. Trước khi ông nhận nhà, Công ty Xây dựng và Phát triển nhà Bến Tre đã sửa chữa, cải tạo mới với tổng chi phí hơn 400 triệu đồng. Năm 2003, khi đã chuyển công tác ra Hà Nội, ông Truyền có đơn xin mua căn nhà này và được UBND tỉnh Bến Tre bán với giá 277,969 triệu đồng (đã được miễn giảm 76,291 triệu đồng). Trong đơn xin mua nhà, ông Truyền cam kết chưa được cấp đất theo chính sách nhà, đất của nhà nước.
3. Về căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15, quận Phú Nhuận, TP HCM: Năm 2003, khi đã chuyển ra Hà Nội công tác, ông Truyền có đơn gửi UBND TP HCM trình bày nhu cầu có nhà ở và được cho thuê căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển. Năm 2008, bà Trần Thị Ngọc Huệ (con gái ông Truyền) tiếp tục thuê căn nhà này. Đến tháng 3-2011, ông Truyền làm đơn đề nghị UBND TP HCM bán căn nhà, để bà Huệ đứng tên và được cơ quan chức năng TP đồng ý. Tuy nhiên, ông Truyền và gia đình không sử dụng căn nhà này mà cho người khác ở và bán hàng.
4. Về nhà công vụ tại số 61 Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, TP Hà Nội: Năm 2004, ông Truyền được thuê nhà công vụ phòng số 607, B1, khu nhà A, 61 Trần Quang Diệu với diện tích 95 m2. Tháng 10-2011, ông Truyền nghỉ hưu theo chế độ nhưng đến đầu năm 2014, UBKT trung ương vào nắm tình hình thì ông mới đề nghị trả lại. Đến tháng 5-2014, Bộ Xây dựng đã tiếp nhận căn hộ trên.
5. Về căn biệt thự tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre: Từ năm 2009-2010, con trai ông Truyền là Trần Hoàng Anh (CSGT tỉnh Bến Tre) mua đất của 4 hộ dân diện tích 16.567,4 m2 với số tiền 1,43 tỉ đồng. Sau đó, ông Anh xây dựng biệt thự 3 tầng có tổng diện tích sàn 1.226,61 m2. Tháng 5-2014, UBND TP Bến Tre đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất cho ông Anh. Hiện ông Truyền đang ở trong căn nhà này.
6. Về căn nhà số 465/48C khu phố Phước Hậu, phường Long Phước, quận 9, TP HCM: Ông Truyền được bà Trần Thị Lý (SN 1930, trú tại quận 9, TP HCM) nhận làm con nuôi. Sau khi bà Lý mất, con gái bà là Phạm Thị Kim Anh (SN 1967) đã chia số tài sản thừa kế cho một số người, trong đó ông Truyền được tặng 1 căn nhà 3 tầng tại số 465/48C khu phố Phước Hậu. Ông giao lại cho bà Kim Anh quản lý rồi nhận của bà này 4 tỉ đồng để xây căn biệt thự ở xã Sơn Đông.
UBKT trung ương kết luận ông Trần Văn Truyền đã thiếu cân nhắc, thiếu gương mẫu trong việc tự mình thực hiện hoặc tác động, đề nghị với các cơ quan chức năng để xử lý một số trường hợp về nhà, đất; trong đó có việc thiếu trung thực, có vi phạm hoặc chưa gương mẫu thực hiện quy định về những điều đảng viên không được làm.
UBKT trung ương đã báo cáo và được Ban Bí thư đồng ý. Ban Bí thư yêu cầu đối với ông Truyền, kiểm điểm trách nhiệm theo quy trình về các khuyết điểm, vi phạm nêu trên trước Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre và UBKT trung ương. Yêu cầu gia đình ông Truyền thực hiện nghiêm các quyết định xử lý về nhà, đất của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre phải kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với ông Truyền; thu hồi dứt điểm thửa đất số 598 B5 Nguyễn Thị Định; kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân chậm thu hồi thửa đất nói trên và việc cải tạo, sửa chữa, bán nhà số 6 Lê Quý Đôn, TP Bến Tre.
Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM phải chỉ đạo các cơ quan chức năng thu hồi căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển theo hướng đề xuất của UBND Thành phố Hồ Chí Minh tại Công văn số 685/UBND-ĐTMT-M, ngày 30-9-2014 (trước khi có kết luận của UBKT trung ương); kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc bán nhà thuộc sở hữu nhà nước tại số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận.
Đáng lẽ phải làm gương
Ông Truyền từng đứng đầu Thanh tra Chính phủ, cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan phòng chống tham nhũng, lẽ ra phải gương mẫu, trong sạch nhất. Cả chuyện nhà đất lẫn chuyện bổ nhiệm cán bộ ồ ạt chắc chắn có vấn đề đằng sau.
Ông Lê Như Tiến (Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội)
Không có vùng cấm
Tôi đánh giá rất cao trách nhiệm của UBKT Trung ương trong vụ việc ông Trần Văn Truyền. Điều này cho thấy “không có vùng cấm” nào. Vụ việc xảy ra cũng ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và nhà nước nhưng cách giải quyết triệt để sẽ giúp lấy lại lòng tin của người dân đối với Đảng và pháp luật. Triệt để ở đây có nghĩa là sai phạm được phát hiện đến đâu phải xử lý đến đó.
Ông Nguyễn Sỹ Cương (Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội)
Phần lớn do báo chí phát hiện
Thường các vụ việc tham nhũng dù nhỏ hay lớn, cơ quan chủ quản chủ động phát hiện rất ít mà toàn từ thông tin bên ngoài, nhất là báo chí, rồi sau đó cơ quan chức năng mới vào cuộc. Tôi đề nghị làm rõ quy định trách nhiệm người đứng đầu khác nhau khi họ tự phát hiện với khi bị phát hiện.
Nguyễn Thị Khá (Ủy viên Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội)
Th.Dũng ghi
Trao đổi với báo chí chiều 21-11, ông Truyền không đưa ra bình luận về kết luận của UBKT trung ương. Ông Truyền nói có gì thắc mắc, bình luận về kết luận này thì báo chí nên hỏi UBKT trung ương.
THẾ DŨNG - AN NHIÊN - THẾ KHA

Việt Nam: Đề nghị tịch thu nhà đất của ông Trần Văn Truyền

http://vi.rfi.fr/141121-vn-tham-nhung/

media Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị tịch thu nhà đất của ông Trần Văn Truyền, Tổng thanh tra Chính phủ - DR
Các bất động sản có giá trị lớn của ông Trần Văn Truyền, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Tổng thanh tra Chính phủ Việt Nam đã bị đề nghị tịch thu, theo kết luận công bố hôm nay 21/11/2014 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Đây là lần đầu tiên một quan chức cao cấp bị yêu cầu tịch biên tài sản, trong khi lâu nay đảng Cộng sản Việt Nam vẫn bị chỉ trích là dung dưỡng cho nạn tham nhũng.
Theo thông cáo báo chí của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Trần Văn Truyền « có một số vi phạm về chính sách nhà đất » trong khi còn đương chức và cả khi về nghỉ hưu.
Nguyên Tổng thanh tra Chính phủ (2007-2011) đã gian dối khi hai lần thụ hưởng ưu đãi về chính sách nhà đất trong hai năm 2002 và 2003. Cụ thể, ông đã xin mua một căn nhà có diện tích khá lớn ở Bến Tre, đã được Nhà nước bỏ tiền tu bổ trên 400 triệu đồng, cam kết rằng chưa được cấp đất. Trong khi đó ông đã xây nhà trên một thửa đất được cấp cũng tại tỉnh Bến Tre, có diện tích thực tế gần gấp đôi so với trên giấy tờ.
Tại Saigon, ông Trần Văn Truyền khai « hoàn cảnh khó khăn về nhà ở » để thuê và sau đó xin mua căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, Phú Nhuận, nhưng sau đó để cho người khác cư ngụ và bán hàng. Điều đáng nói là trong thời điểm ông làm đơn xin mua căn nhà trên, vợ ông đang đứng tên một căn nhà được tặng tại quận 9, và con gái ông sở hữu một căn nhà khác tại khu căn hộ cao cấp Hùng Vương ở quận 5.
Bên cạnh đó, ba năm sau khi nghỉ hưu ông mới chịu trả lại căn nhà công vụ ở Hà Nội khi bị phát hiện. Dư luận cũng phê phán việc các con ông Trần Văn Truyền mua gom trên 24.000 mét vuông đất ở Bến Tre, xây dựng một biệt thự có diện tích lên đến trên 1.200 mét vuông. Nghi vấn cũng được đặt ra quanh việc ông được người thừa kế của mẹ nuôi tặng một biệt thự trên 500 mét vuông ở quận 9.
Qua việc kiểm tra sáu trường hợp nhà đất nói trên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu ông Trần Văn Truyền và các tổ chức, cá nhân liên quan phải kiểm điểm trách nhiệm. Đồng thời chỉ đạo thu hồi các thửa đất và căn nhà có được trái với quy định của pháp luật.
Được biết trong báo cáo gần đây do người kế nhiệm của ông Truyền là Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh công bố, thì chỉ phát hiện được có 5 vụ sai phạm trong gần một triệu trường hợp cán bộ kê khai tài sản cá nhân năm 2013.
Trong số các quan chức cao cấp bị báo chí và dư luận tố cáo có khối tài sản khổng lồ có thể kể ông Ngô Văn Khánh, Phó tổng thanh tra Chính phủ ; Lê Thanh Cung, Chủ tịch Ủy ban tỉnh Bình Dương…Động thái nghiêm khắc bất ngờ trên đây của Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm người ta liên tưởng đến chiến dịch « đả hổ, diệt ruồi » của Tập Cận Bình ở Trung Quốc ; đặc biệt là ngay trước Hội nghị trung ương Đảng Việt Nam sẽ diễn ra vào cuối năm nay.

Nguyễn Công Khế: Tự do báo chí, không còn cách nào khác

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/press-freedom-no-other-way-ml-11192014113124.html

Mặc Lâm, RFA
2014-11-19 

nguyencongkhe-305.jpg
Nhà báo Nguyễn Công Khế, nguyên Tổng biên tập báo Thanh Niên.
Courtesy of Thanh Nien online



Báo International New York Times trong số ra ngày hôm nay 19/11 có đăng một bài viết của nhà báo Nguyễn Công Khế, nguyên Tổng biên tập báo Thanh Niên viết về vấn đề tự do báo chí tại Việt Nam.
Bài báo này xuất hiện vào lúc Quốc hội Việt Nam chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các bộ trưởng mở ra một góc tối của tự do báo chí tại Việt Nam cần phải được Quốc hội và người đứng đầu chính phủ có thái độ dứt khoát vì tính chất quan trọng khó chối cãi của nó.
Biên tập viên Mặc Lâm của Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn tác giả bài báo, nguyên Tổng biên tập báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế, về bài viết này.

Sự cấm đoán trong làng báo VN

Mặc Lâm: Thưa ông, là một nhà truyền thông có bề dày và kinh nghiệm trong bối cảnh xã hội Việt Nam chưa quen thuôc với tự do báo chí, ông đã mang kinh nghiệm khó khăn ấy để viết lên bài báo với tựa đề “Một nền Tự do báo chí cho Việt Nam” nói về sự cấm đoán trong làng báo Việt Nam và đăng trên một tờ báo lớn có lịch sử trong ngành báo chí thế giới là tờ International New York Times. Xin ông cho biết đây có phải là thời điểm thích hợp cho bài báo này hay không?
Nguyễn Công Khế: Cách đây không lâu, khi trả lời chính thức trên báo Thanh Niên và báo Một Thế Giới, tôi đã nói rõ việc này. Chính vì sự cấm đoán và mở rộng các vụ nhạy cảm của các nhà lãnh đạo, nó đã để báo chí đi vào ngõ cụt. Những thông tin cần thiết nhất thì lại không được đến từ những tờ báo chính thống.
Bây giờ với thời đại thông tin này, người ta phải đọc trên mạng, hàng nghìn trang xuất hiện. Hồi trước chúng ta làm báo nhật trình, tức là báo ngày.
Bây giờ không phải là báo ngày nữa mà là báo phút. Do vậy, nếu chúng ta không để cho những tờ báo chính thống do chính phủ kiểm soát ở Việt Nam nói những điều cần thiết và những sự thật thì dứt khoát người ta sẽ đọc các trang mạng và tin đó là sự thật.

NguyenCongKhe-NewYorkTimes-300.jpg
Bài viết của ông Nguyễn Công Khế trên báo New York Times số đề ngày 19/11/2014.

Ví dụ như cuốn Đèn Cù của ông Trần Đĩnh chẳng hạn, rồi một số cuốn sách người ta in ra trên mạng ở nước ngoài thì anh đâu có kiểm soát được. Cả một bộ máy chính thống không hề nói lại một câu từ “cải cách ruộng đất” cho đến “bệnh tình của các nhà lãnh đạo” tức là làm cho cả một nền báo chí thụ động. Và từ đó làm cho mất niềm tin của nhân dân đối với chính sách thông tin này.

Nhà báo e ngại, lãnh đạo sợ mất ghế

Mặc Lâm: Với kinh nghiệm của Tổng biên tập một tờ báo lớn khi ông quyết định cho đăng các bài báo có tính đối diện với thời cuộc, đối diện với những vấn đề bị cho là nhạy cảm trong kinh tế xã hội hay chính trị…sau khi bài báo ấy xuất hiện ông có quan sát những hiệu quả mà nó mang tới hay không?
Nguyễn Công Khế: Thời của tụi tôi thì cách đây không lâu đâu –như tôi, Tô Hòa, Võ Như Lanh, Kim Hạnh.... một số Tổng biên tập trước đó. Khi đăng một bản tin chúng tôi nghĩ đến công chúng, đến đất nước mình nhiều hơn là nghĩ đến cá nhân của Tổng biên tập.
Bây giờ, từ các cán bộ nhà nước cho đến các cơ quan báo chí, người ta sợ bị “mất ghế” cho nên người ta không dám dũng cảm để nói lên sự thật mặc dù sự thật đó rất có lợi cho đất nước.
Nghị quyết của đảng, của chính phủ, quốc hội đang đặt vấn đề tham nhũng lên hàng đầu. Thế nhưng khi đặt bút viết chống tham nhũng của các vụ lớn thì các nhà báo rất e ngại, rất sợ, chùn tay. Điều đó làm cho tham nhũng hoành hành và dẫn đến nhiều hệ quả của đất nước.
Vấn đề nợ công, nợ xấu, những vấn đề mà cả đất nước và rất nhiều người dân quan tâm thì không làm được. Tôi nghĩ không phải là các nhà báo kém, thiếu chuyên nghiệp nhưng mà người ta ngại. Lãnh đạo các tờ báo thì sợ “mất ghế. Còn phóng viên thì ngại từ kiểm duyệt.
Tôi nghĩ nền báo chí như thế nó rất có hại, tai hại cho một đất nước đang phát triển. Sự công khai minh bạch của báo chí giúp cho sự phát triển của đất nước rất nhiều.
Lãnh đạo các tờ báo thì sợ “mất ghế. Còn phóng viên thì ngại từ kiểm duyệt. Tôi nghĩ nền báo chí như thế nó rất có hại, tai hại cho một đất nước đang phát triển.
Nguyễn Công Khế

Sa đà vào những chuyện vặt vãnh

Mặc Lâm: Theo nhận xét chung của chúng tôi thì ngày nay nhiều tờ báo dám xâm nhập vùng cấm, vùng nhạy cảm hơn mặc dù chấp nhận sau đó bài báo có thể bị gỡ xuống và Tổng biên tập có thể bị mất chức. Tuy nhiên các hiện tượng đó không nhiều. Theo ông những hoạt động ngoài lề này phải chăng là chủ trương của nhà nước mở một chút cửa để không khí tràn vào xóa bớt sư ngộp thở của tự do báo chí nhưng vẫn chưa đủ không khí cho một lá phổi lành mạnh. Theo ông nếu nhà nước mở hẳn cánh cửa này thì sự lợi hại ra sao?
Nguyễn Công Khế: Tôi nghĩ nhà nước mở ra chỉ có lợi hơn chứ không có hại. Bây giờ như VTV đang bàn đến vấn đề Công Phượng, nói về lý lịch của Công Phượng. Đó chỉ là một việc rất nhỏ thôi. Công Phượng với các hồ sơ của Tư pháp ở xã, phường vùng nông thôn Việt Nam rất lơ mơ. Vấn đề tuổi Công Phượng 19 hay 21 thì có gì thiết yếu đâu mà người ta lại ầm ầm trên đài. Những vụ lớn, những vụ tham nhũng, những vấn đề nhức nhối của đất nước thì không.
Việt Nam chúng ta sống phụ thuộc vào cái gì? Lao động rẻ, công nhân rẻ, tài nguyên thô và chúng ta sử dụng vốn ODA rất không hiệu quả. Tất cả những vấn đề nhức nhối thì báo chí ít đề cập đến.
Còn không thì báo chí sẽ phân ra hai con đường: Một là các trang lá cải sẽ đăng cô đào này, bữa nay mặc cái áo này, bữa nay hở cái vòng một, vòng hai; Rồi người ta đi quá đà để khai thác, để câu view, tìm bạn đọc. Còn những vấn đề chính thì lại không đề cập. Đó là cái tai hại chứ.
Tôi nghĩ một chính quyền mạnh, một chính phủ mạnh thì cần một nền báo chí minh bạch, một nền thông tin minh bạch.
Mặc Lâm: Và ông nghĩ chính phủ hiện nay đã đủ mạnh chưa đề tiếp cận các nguồn thông tin minh bạch ấy?
Nguyễn Công Khế: Tôi thấy họ vẫn chưa dám để cho có thông tin nhiều chiều, có các phản biện thuyết phục. Một chính quyền mạnh, tôi nói trước đây-thời của chúng tôi cách đây không lâu như tôi đã nói ở trên- những phản ảnh của chúng tôi về tình hình thực trạng của kinh tế, chính trị, xã hội khi được đưa ra mà hơi gay gắt và nó gần với sự thật thì tôi nghĩ điều đó thúc đẩy cho xã hội lành mạnh. Nó chả có hại gì cả. Khi mà thông tin minh bạch thì người dân đặt lòng tin vào đất nước họ, vào xã hội nhiều hơn.
Con đường, chính sách minh bạch thông tin và tự do báo chí trước sau gì nó cũng đến và dứt khoát mình phải làm thôi. Không có cách nào khác, không có lựa chọn nào khác.
Nguyễn Công Khế

Thời của Minh bạch, Tự do sẽ đến

Mặc Lâm: Phải nói đây là một chủ đề rất gay gắt trong chính trường Việt Nam hiện nay. Ông là một đảng viên kỳ cựu, đã có những cống hiến nhất định cho đất nước, cho Đảng Cộng sản Việt Nam và hơn nữa cho ngành báo chí với tư cách một Tổng biên tập…khi ông đưa những nhận xét này trên một tờ báo lớn của thế giới ông có lo ngại sẽ có những động thái nào đó từ chính quyền gây khó khăn cho ông hay không?
Nguyễn Công Khế: Tôi trả lời báo trong nước còn mạnh hơn báo này nhiều. Anh phải đọc lại bài “Tôi đã bị trả giá nhiều lần” và “Dân thường không có quyền tham nhũng”. Trong các bài đó tôi nói mạnh hơn bài này rất nhiều. Tôi nói chủ yếu về chính sách thông tin của nhà nước hiện nay.
Mặc Lâm: Nhưng đó là những bài báo trong nước nhưng bây giờ thì ông công khai trên diễn đàn báo chí quốc tế và do đó nhà nước sẽ để ý hơn và có biện pháp khác hơn? Nó có thể phát sinh hai vấn đề, một là phản ứng tích cực có nghĩa là họ sẽ thay đổi theo đề nghị của ông hai là họ tiêu cực trong thái độ phủ nhận và chống đối. Giữa hai thái độ đó ông hy vọng nó diễn ra theo chiều hướng nào?
Nguyễn Công Khế: Tôi nghĩ nó sẽ diễn ra chiều hướng tích cực. Tôi đặt vấn đề trong nước rồi. Tôi có cảm giác là người ta đồng tình với tôi nhiều hơn. Tuy người ta chưa sửa được nhưng tôi nghĩ phần đồng tình nhiều, rất nhiều.
Tôi nghĩ con đường, chính sách minh bạch thông tin và tự do báo chí trước sau gì nó cũng đến và dứt khoát mình phải làm thôi. Không có cách nào khác, không có lựa chọn nào khác.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

Một nền báo chí tự do cho Việt Nam: Bài viết gây xôn xao dư luận

http://www.voatiengviet.com/content/mot-nen-bao-chi-tu-do-cho-viet-nam-bai-viet-gay-xon-xao-du-luan/2530024.html



Trong bài viết đăng trên tờ the New York Times hôm 19 tháng 11, nguyên Tổng Biên Tập báo Thanh Niên kêu gọi một nền báo chí tự do cho Việt Nam. Ông Nguyễn Công Khế nói đã đến lúc chính phủ Việt Nam phải cho phép truyền thông hoạt động tự do, và đó là điều kiện thiết yếu để Việt Nam có thể tiếp tục nỗ lực cởi trói kinh tế và chính trị. Ông cảnh báo rằng có làm như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam mới lấy lại được niềm tin của nhân dân hầu có thể sống còn.
Bài viết này đã gây xôn xao dư luận cả trong lẫn ngoài nước.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, một nhà đấu tranh cho dân chủ đang sống ở Hoa Kỳ, người đã thành lập Diễn Đàn Dân chủ, một tờ báo chui vào năm 1990, nhận định về bài báo này như sau:
“Bài báo này tôi nghĩ, ra rất là đúng lúc, cái vấn đề tự do báo chí đáng nhẽ ra phải được đặt ra lâu rồi. Một cái tiếng nói như Nguyễn Công Khế không đủ để tạo thêm được cái niềm tin. Bây giờ có cởi trói cho tự do báo chí, thì tôi nghĩ là cái niềm tin cũng không chắc đã lấy lại đươc, trừ phi có những cái hành động mạnh mẽ hơn nữa, may ra thì Đảng Cộng sản còn có hy vọng là tồn tại được ở trong nền chính trị Việt Nam trong những thập niên tới.”
Từ trong nước, nhà báo độc lập từng lên tiếng mạnh mẽ đòi hỏi tự do ngôn luận và tự do báo chí, ông Nguyễn Khắc Toàn từng bị tù đầy vì lập trường kiên cường của ông ủng hộ dân chủ, tự do và một chế độ đa nguyên, cho biết ý kiến về bài báo của ông Nguyễn Công Khế:
“Tôi rất hoan nghênh cái lập trường của anh Nguyễn Công Khế đã công khai đòi nhà nước, đòi Đảng Cộng sản Việt Nam phải thực hiện trước mắt là cái quyền tự do báo chí cho xã hội Việt Nam. Thì đây là một cái đòi hỏi rất chính đáng và rất cần thiết. Tiếng nói của anh ấy đã góp phần vào công cuộc đấu tranh đòi tự do hoá ở Việt Nam, trong đó có một cái quyền rất căn bản của xã hội và của nhân dân Việt Nam, đó là cái quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận.”
Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn đồng ý với quan điểm với ông Khế rằng đã có một số thay đổi lớn trong giới truyền thông Việt Nam trong 5 năm trở lại đây, và nhà nước Việt Nam đang mất dần sự kiểm soát đối với giới truyền thông. Ông nói:
“Cái sự quản lý, cái sự kiểm soát, cái sự kìm kẹp của bộ máy nhà nuớc, bộ máy Đảng Cộng sản Việt Nam mà đứng đầu là Ban Tuyên giáo, đã quá lỗi thời và lạc hậu, cho nên những gì mà anh Nguyễn Công Khế đã làm việc, đã đứng trong cái hệ thống truyền thông quốc doanh này và anh ấy đã nói là hoàn toàn chính xác.”
Trong bài viết đăng trên báo New York Times, ông Nguyễn Công Khế nói tự do báo chí, tự do ngôn luận là tốt cho đất nước và cũng tốt cho chế độ, nhưng giới quan sát trong và ngoài Việt Nam tin rằng chế độ cầm quyền toàn trị của Cộng sản Việt Nam khó có thể sống chung với tự do báo chí. Giáo sư Đoàn Viết Hoạt cho biết:
“Tôi nghĩ rằng phải có một bản Hiến Pháp hoàn toàn mới, mà không những vậy mà còn phải có một tiến trình để đi đến một bản Hiến Pháp mới, và cái tiến trình ấy nó đòi hỏi một cái quốc hội khác, một cái quốc hội lập hiến. Mà quốc hội lập hiến chỉ có thể xảy ra khi ta có một cuộc bầu cử thật sự tự do và đa đảng. Do đó tôi nghĩ rằng phải thay đổi chế độ thì chúng ta mới có thể có được một nền tự do trong đó có tự do báo chí. ”
Ông Nguyễn Khắc Toàn nói:
“Đảng Cộng sản và chế độ toàn trị mà Đảng đang duy trì không thể sống chung được với cái nền tự do báo chí, cũng như là tôn trọng các quyền con người thực sự ở đất nước này.”
Là một đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, và trong hơn hai thập niên đã từng đứng đầu tờ báo có số lượng độc giả lớn nhất nước, ông Nguyễn Công Khế là một nhân vật từng có ảnh hưởng rất lớn. Liệu ông có gặp khó khăn như những nhà đấu tranh cho các quyền dân chủ và tự do báo chí? Nhà báo Nguyễn Khắc Toàn chia sẻ quan điểm của ông về phản ứng có thể có từ phía chính quyền Việt Nam:
“Tôi tin chắc rằng hiện nay ban Tuyên giáo ở trung ương và Bộ Chính trị Việt Nam và bộ máy kiểm soát, kìm kẹp truyền thông của nhà nước là hiện nay rất bối rối. Đàn áp Nguyễn Công Khế, bịt miệng Nguyễn Công Khế, bắt Nguyễn Công Khế… thì bối cảnh ngày nay không cho phép làm những chuyện đó, nhất là Nguyễn Công Khế là một đảng viên Cộng sản từng đứng đầu một tờ báo tương đối có uy tín trong nước, có số lượng độc giả rất lớn ở trong và ở ngoài nước.”
Ông Nguyễn Khắc Toàn là một cựu chiến binh và cũng là phóng viên tự do, ông từng bị tù đày vì đã đấu tranh để dân chủ hoá đất nước và đòi các quyền tự do, trong đó có tự do báo chí. Cùng với luật sư Lê thị Công Nhân, ông là người đồng sáng lập Công đoàn Việt Nam độc lập để bênh vực và bảo vệ quyền lợi cho những người lao động ở trong nước.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt là một nhà đấu tranh để dân chủ hoá Việt Nam đang sống tại Hoa Kỳ, ông cũng là một trong những nhà đi tiên phong trong cuộc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, và tự do báo chí, từng bị cầm tù lâu năm ở Việt Nam vì những hoạt động của ông. Ông được phóng thích và sang Hoa Kỳ đoàn tụ với gia đình từ năm 1998.

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

CSVN tìm cách ém nhẹm thất bại việc kiện Hoa Kỳ về chất độc màu da cam

http://www.sbtn.tv/vi/tin-viet-nam/csvn-tim-cach-em-nhem-bai-viec-kien-hoa-ky-ve-chat-doc-mau-da-cam.html

T5, 11/13/2014 - 12:21
Sự thất bại của CSVN trong việc kiện Hoa Kỳ về chất độc màu da cam là một nỗi nhục nhã. Chính vì vậy, lệnh từ Trung ương đưa xuống là làm bằng mọi cách phải bưng bít thông tin này. Tuy nhiên, hiện nay, nội dung về chuyện thất bại này đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở giới truyền thông tự do.
Đeo bám vụ kiện này từ nhiều năm nay, Bộ chính trị CSVN coi đây là một trong những mục tiêu chiến lược nhằm ăn vạ chính phủ Hoa Kỳ, cũng như nuôi hận thù trong đầu óc dân chúng, vẫn bị nền tuyên truyền chế độ nhồi sọ suốt trong bao nhiêu năm nay.
Tuy nhiên, ngay trong sự tuyên truyền, CSVN cũng thiếu kiến thức và tạo ra những người làm chứng giả tạo. Mọi này đã bị các luật sư trước toà án quốc tế lột trần, và trở thành một vết nhơ không thể xoá của Hà Nội.
Trong cuộc điều tra của giới quốc tế với dân chúng, khi được hỏi chất độc màu da cam có màu gì? Đã có tới 90% người Việt trả lời theo thông tin tuyền truyền là thì màu cam. Thực tế, đây là chất bột khai hoang có màu trắng. Những chất này chỉ được chứa trong thùng màu cam để dễ nhận diện chứ không có màu cam. Sự thiếu kiến thức này đã khiến các nhân chứng giả của CSVN trước toà án quốc tế, nói là họ chứng kiến máy bay Mỹ rãi chất độc màu cam cả một vùng trời.
CSVN đã đưa nhân chứng ra trước toà là một du kích ở tỉnh Bến Tre ra nói anh ta chứng kiến vùng đất của mình bị rãi chất độc màu da cam. Tuy nhiên, phía Mỹ khi trình chiếu tấm bản đồ minh họa khu vực xịt chất khai hoang được lưu tại bộ quốc phòng Mỹ, cho thấy vùng ngoại vi thị xã Bến Tre không được xịt thuốc, lý do đơn giản là vùng đó có mật độ cư dân đông đúc, thì phía Việt Nam im lặng, không nói gì thêm.
Thậm chí, khi Việt Nam đưa một nhân chứng là cựu binh Bắc Việt cho là đã bị nhiễm chất độc da cam trong Nam, thì chính sự kiện này lại tố cáo Bắc Việt đã vi phạm hiệp định Geneve, cho quân xâm nhập biên giới bất hợp pháp vào miền Nam.
Việt Nam đã bị tố cáo ngay tại toà về việc đã dùng nhiều nhân chứng giả bị dị tật bẩm sinh và bệnh down để kết tội Hoa Kỳ sử dụng chất da cam. Và chính việc này đã khiến Hà Nội ra lệnh cho giới truyền thông tay sai phải bằng mọi cách ém nhẹm sự kiện.
Thậm chí, giới truyền thông tự do cho cho biết rằng chất độc mà Hà Nội tố cáo Hoa Kỳ, hiện nay còn ít tai hại hơn các loại chất độc mà Trung Cộng cho người bơm vào trái cây, rau củ… và nhập vào Việt Nam.
Nguyễn Khanh / SBTN

Lộ diện nhân vật cộm cán trong “Đế chế gia đình” của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng

http://dannews.info/2014/11/08/lo-dien-nhan-vat-com-can-trong-de-che-gia-dinh-cua-chu-tich-quoc-hoi-nguyen-sinh-hung/

khoiconghong
Hà Văn Thắm (áo trắng) và Nguyễn Hồng Phương (áo đỏ đứng cạnh, bên phải) đồng chủ trì lễ tế khởi công dự án Saigon Airport Plaza

Tiếp sau ông chủ Tập đoàn Đại Dương Hà Văn Thắm được lọt vào tầm ngắm của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trong việc thôn tính ngân hàng, là sự xuất hiện của một nhân vật nữ “cộm cán” hơn, đứng trong bóng tối điều khiển cuộc thâu tóm Ngân hàng Bảo Việt mà thông tin hầu như được bưng bít trên thị trường tài chính.
Nhân vật nữ đóng vai trò chính trong cuộc thâu tóm ngân hàng Bảo Việt không ai khác chính là bà chủ Tập đoàn S.S.G Nguyễn Hồng Phương, em gái ruột của đương kim UVBCT, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Nguyễn Hồng Phương là người có nhiều thành tích “biến” vốn các tập đoàn nhà nước thành cổ phần tư nhân của Tập đoàn SSG.
Bà Nguyễn Hồng Phương sinh ngày 03/12/1962 tại Nam Đàn, Nghệ An. Tuy sinh ra trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng cuộc sống của bà Nguyễn Hồng Phương khá suôn sẻ. Vào năm 1975, trong khi cả nước đang dồn hết nhân lực cho công cuộc giải phóng miền Nam thống nhất đất nước thì bà Nguyễn Hồng Phương lại được ưu ái đưa về Hà Nội học tại trường THPT Thăng Long. Năm 1981, được “chuyển thẳng” lên ĐH Tài chính Kế toán Hà Nội. Năm 1996, theo hướng dẫn của người anh, bà Nguyễn Hồng Phương nam tiến xây dựng sự nghiệp để gầy dựng “đế chế gia đình trị”. Cùng với sự thăng hoa trên chính trường của người anh cả Nguyễn Sinh Hùng, bà đã từng bước dựng lên Tập đoàn SSG “hùng mạnh” hôm nay từ một cửa hàng sao chép, kinh doanh đĩa lậu mang tên Bách Việt.
Nhờ cái bóng quá lớn của ông anh, hiện bàNguyễn Hồng Phương đã lần lượt thâu tóm các dự án lớn, kể cả biến các dự án có vốn nhà nước thành của riêng. Hiện nay, S.S.G đã trở thành một đế chế tài chính hùng mạnh được “ông anh” đứng sau chống lưng, “bao thầu” hầu hết các dự án liên quan đến bất động sản “vàng và kim cương” tại TP HCM.
Chưa hết, “đế chế gia đình” này còn muốn sở hữu riêng một ngân hàng để chủ động nguồn vốn và vơ vét dự án. Vào cuối năm 2012, ngoài việc nhờ Hà Văn Thắm đứng ra công khai thâu tóm ngân hàng giúp để khỏi bị tai tiếng (sau khi hoàn tất thâu tóm Bảo Việt Bank, Hà Văn Thắm sẽ chuyển tất cả lại cho bà Nguyễn Hồng Phương), bản thân bà Nguyễn Hồng Phương cũng đã kịp thời thâu tóm thêm được 64.5 tỷ mệnh giá cổ phiếu Bảo Việt Bank (chiếm 2.15%). Tiếp đó bà Nguyễn Hồng Phương và Hà Văn Thắm còn âm thầm mượn các cổ đông khác “đứng tên hộ” thêm 60 tỷ mệnh giá cổ phiếu nữa của Bảo Việt Bank.
Theo kế hoạch vạch sẵn từ trên, vị lãnh đạo trong Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ cùng Hà Văn Thắm, Nguyễn Hồng Phương bằng nhiều thủ đoạn “rút ruột” vốn nhà nước, chuyển hóa thành cổ phiếu BVB bằng nhiều tên tuổi khác nhau. Nhóm lợi ích tài chính này đã kiểm soát nguồn vốn nhà nước của Bộ Tài Chính tại Tập đoàn Bảo Việt sở hữu trên 50% cổ phần, cộng với phần của Hà Văn Thắm (Đại Dương) và bà Nguyễn Hồng Phương (SSG) cùng một loạt “tay chân thân tín” đứng tên giúp đã là một con số áp đảo.
Với kịch bản hoàn hảo cùng một thế lực to lớn về chính trị và kinh tế của nhóm Mafia tài chính như thế, cuộc họp Đại hội cổ đông vào cuối năm 2013 của ngân hàng Bảo Việt là một cuộc họp đầy tang thương, đối diện với những người thân cô thế cô là nhóm Mafia tài chính tham lam và đầy uy quyền. Sau đó, như bài viết “Những bí ẩn ở Ngân hàng Bảo Việt” của tác giả Thanh Phong (Nhịp Cầu Đầu Tư) đăng trên trang vietstock.vn đề cập việc Ngân hàng Bảo Việt tăng vốn lên 5.200 tỉ đồng. Ngoài xu hướng thoái vốn của các tập đoàn nhà nước khỏi các lĩnh vực ngoài ngành như ngân hàng, việc tập đoàn này tiếp tục bỏ thêm tiền để mua cổ phần ngân hàng là khá khó khăn và tác giả kết luận, đợt tăng vốn của Ngân hàng Bảo Việt rất có thể sẽ có gương mặt khác tham gia. Và chúng ta đều biết rõ “những gương mặt khác” là ai!
Với khối tài sản khổng lồ, đúng ra Nguyễn Hồng Phương phải là cái tên nằm trong “TOP 10” những người giàu nhất Việt Nam, thế nhưng, trong danh sách mà truyền thông công khai không hề vinh danh Nguyễn Hồng Phương, ngay cả trên chuyên trang nổi tiếng về tài chính là CafeF cũng chỉ có thông tin nghèo nàn?
Chỉ sau khi Hà Văn thắm bị bắt, những manh mối về các mafia tài chánh mới dần lộ sáng, trong đó có Nguyễn Hồng Phương, một trong những con sâu bự gom góp tài sản quốc gia vào túi riêng mình.
Nguồn internet

Posted by

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

11 tuổi đời đi tìm công lý cho cha mẹ

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/petition-for-parents-when-11-year-old-11112014104215.html

Be-Hieu.jpg
Bé Ngô Thị Cẩm Hiếu chụp trước Toà án huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước trong phiên sơ thẩm ngày 25/2/2014
 
Photo courtesy of danlambao


Trong số hàng triệu dân oan ở VN hiện nay có không ít nạn nhân là trẻ em. Hòa Ái ghi nhận một trường hợp điển hình về hành trình kêu oan cho cha mẹ của cô bé 11 tuổi, ở Bình Phước, tên Ngô Thị Cẩm Hiếu.
“Hồi lúc ra Hà Nội, em ở đó khoảng 3 tháng hè. Xong rồi em về lại đây. Em đi thêm khoảng 1,2 tháng nữa. Sau đó em ở nhà, mẹ đi còn em không đi nữa. Cũng có nhiều người đi kiện nên khoảng 5,6 người ở cùng 1 nhà trọ. Lúc em đi với mẹ thì không làm gì nhưng khi mẹ đi một mình thì mẹ phải đi rửa chén thuê. Đi khiếu kiện ở các cơ quan như Bộ Tư pháp, cơ quan Cảnh sát Điều tra và Viện Kiểm sát… Có vài nơi phải đợi lâu lắm thì người ta mới tiếp cho. Người ta xem kỹ hồ sơ rồi viết đơn yêu cầu tỉnh Bình Phước điều tra và làm rõ lại vụ việc…Em muốn Tòa án phải điều tra thật kỹ càng, phải xử thật nghiêm minh để những ai làm sai trái trước pháp luật bị pháp luật trừng trị chứ không được bắt oan những người như ba mẹ của em”.
Vừa rồi là câu chuyện kể đi kêu oan và ước vọng của bé Ngô Thị Cẩm Hiếu, 11 tuổi, con của 2 dân oan là ông Ngô Văn Huynh và bà Nguyễn Thị Tâm ở xã Đường 10, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
Em muốn Tòa án phải điều tra thật kỹ càng, phải xử thật nghiêm minh để những ai làm sai trái trước pháp luật bị pháp luật trừng trị chứ không được bắt oan những người như ba mẹ của em.
- Bé Ngô Thị Cẩm Hiếu
Biến cố xảy đến với gia đình bé Cẩm Hiếu cách nay 4 năm, bắt đầu từ một giao dịch dân sự. Gia đình bị cảnh xiết nợ gây thiệt hại tài sản, bị mất đất trở thành dân oan. Bé Cẩm Hiếu đã cùng mẹ ngược xuôi Nam- Bắc đi khiếu kiện vì cho rằng cơ quan thẩm quyền địa phương giải quyết vụ cưỡng chế bán đấu giá tài sản của gia đình không thỏa đáng. Ông Ngô Văn Huynh, cha bé Cẩm Hiếu bị bắt ngày 4 tháng 7 năm 2013 và mẹ bé Cẩm Hiếu, bà Nguyễn Thị Tâm bị bắt giữ sau chồng 2 tháng vì bị cáo buộc tội đánh cán bộ xã là người thân của chủ nợ. Bí thư Xã đoàn, đảng viên Trần Thị Bích Toàn được chỉ định là người bảo hộ cho bé Cẩm Hiếu. Tuy nhiên, bé Cẩm Hiếu không nhận được bất kỳ sự liên lạc nào từ người bảo hộ do Tòa án Nhân dân huyện Bù Đăng chỉ định mà em phải nương nhờ vào gia đình của người bác họ.
Phiên tòa sơ thẩm TAND huyện Bù Đăng mở hôm 25 tháng 2 năm 2014, kết án ông Huynh và bà Tâm, mỗi người, 5 năm 6 tháng tù giam với tội danh “cố ý gây thương tích” theo khoản 3, Điều 114 Bộ luật Hình sự và bị buộc bồi thường cho nạn nhân, ông Nguyễn Bá Tuyên, số tiền 71 triệu đồng. Cha mẹ của bé Cẩm Hiếu đã phản đối bản án này và làm đơn kháng cáo phúc thẩm.
Phiên tòa phúc thẩm được mở 2 lần. Lần thứ nhất vào ngày 17 tháng 9 năm 2014 nhưng đã hoãn lại do thiếu nhân chứng và nhiều chứng cứ quan trọng chưa được kiểm tra làm rõ. Phiên phúc thẩm thứ hai được mở vào ngày 10 tháng 10 năm 2014, bé Cẩm Hiếu òa khóc trước tòa, kêu oan cho cha mẹ, đặt câu hỏi với tòa rằng “chú Tư-hàng xóm chứng kiến vụ việc xảy ra mà sao không được mời lên làm nhân chứng”.
Thế nhưng, một vị Thẩm phán đã cắt ngang câu hỏi này. Cũng tại phiên tòa phúc thẩm lần 2, ông Ngô Văn Huynh đã nói ông không còn cách nào khác hơn là phải đánh trả lại ông Nguyễn Bá Tuyên khi ông này cầm gậy xông vào đánh vợ con mình. Ông Huynh cũng xin Tòa ở tù thay cho vợ để bà Tâm được về nuôi con. Kết thúc phiên tòa phúc thẩm lần hai là quyết định của Tòa hủy bảm án sơ thẩm ngay lập tức.
Quyền trẻ em ở đâu?
Cuộc sum họp gia đình ngắn ngủi 45 phút đồng hồ của cô bé 11 tuổi với cha mẹ trong khi chờ tòa nghị án và tuyên bố hủy bán án sơ thẩm là niềm hạnh phúc vô bờ bến đối với bé Cẩm Hiếu. Niềm hân hoan và hy vọng sớm gặp lại được cha mẹ của bé Cẩm Hiếu được bày tỏ khi trò chuyện với đài ACTD sau khi gặp cha mẹ ở tòa. Bà Bùi Thị Qui, người đang nuôi dưỡng bé Cẩm Hiếu chia sẻ:
“Hôm nọ thì bảo là bảo lãnh cho ba mẹ cháu ra thì nó mừng từ hôm nọ tới nay. Nếu ở trên giúp đỡ cho cháu thì cháu nó cũng đỡ. Mà chắc gì…tôi sợ là không được”.
Trao đổi về hoàn cảnh gia đình của bé Cẩm Hiếu, Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP. HCM, cho biết bản án sơ thẩm đối với cha mẹ của bé Cẩm Hiếu có vấn đề. Luật sư Hậu phân tích đã có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật và trong quá trình xét xử vụ án, phiên tòa sơ thẩm đã không xem xét kỹ hồ sơ, không điều tra đầy đủ cho nên phiên tòa phúc thẩm có thể hủy hoặc sửa lại bản án. Luật sư Hậu cho biết thêm, trong quá trình hủy hay sửa bản án, tòa có thẩm quyền ra phán quyết thả tự do cho bị cáo do thấy thời gian cách ly không cần thiết. Luật sư Hậu nhấn mạnh, theo Hiến pháp và luật pháp quy định, những người thân trong họ hàng thuộc diện thừa kế thứ nhất của gia đình bé Cẩm Hiếu hoặc Ủy ban Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em có thể làm đơn cho cả ông Ngô Văn Huynh và bà Nguyễn Thị Tâm tại ngoại trong khi vụ án xét xử lại từ đầu. Luật sư Hậu nói:
Theo Luật Luật sư thì họ phải bảo vệ công lý, phải giúp cho bị can-bị cáo và bảo đảm quyền tự do, quyền con người của công dân đó, đặc biệt đối với trẻ em vị thành niên.
- Luật sư Nguyễn Văn Hậu
“Họ có quyền yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng tức là Tòa án hoặc Viện Kiểm sát đề nghị với Đoàn Luật sư ở địa phương cử luật sư bào chữa cho trẻ em chỉ định này. Và khi luật sư chỉ định tham gia thì họ phải tận tâm. Theo Luật Luật sư thì họ phải bảo vệ công lý, phải giúp cho bị can-bị cáo và bảo đảm quyền tự do, quyền con người của công dân đó, đặc biệt đối với trẻ em vị thành niên”.
Năm 1941, trong bài thơ “Kêu gọi Thiếu nhi”, Hồ Chủ tịch viết “Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”. Thế nhưng, bé Cẩm Hiếu là một “bé ngoan” khi phải lặn lội hơn trăm cây số thăm nuôi cha mẹ với chút ít thức ăn trong hoàn cảnh không có tiền và giữ kín không cho ai biết cha mẹ bị đi tù dù là tù oan vì sợ thân sinh bị khinh ghét, dèm pha.
Câu chuyện tuổi thơ của cô bé Ngô Thị Cẩm Hiếu, học lớp 6 cũng là câu chuyện của nhiều trẻ em không may mắn ở VN khi gia đình bị rơi vào hoàn cảnh dân oan. Và hành trình đi tìm công lý của các gia đình này vẫn đầy chông gai trước mắt.

Những đòn thù thâm độc của công an trại giam

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/reveng-treat-to-poli-pri-11102014052736.html

Từ trái: anh Nguyễn Hữu Vinh, chị Cấn Thị Thêu và anh Đặng Xuân Diệu.
Từ trái: anh Nguyễn Hữu Vinh, chị Cấn Thị Thêu và anh Đặng Xuân Diệu.
 
RFA files


Nhiều tù nhân chính trị/lương tâm kiên quyết không chịu nhận tội phải đón nhận những hành xử mang tính trả thù dữ dội trong trại giam.
Anh Basam Nguyễn Hữu Vinh
‘Kiến nghị về việc đổi người giam cùng buồng với nghi can Nguyễn Hữu Vinh’ do luật sư Hà Huy Sơn gửi Viện Kiểm sát Tối cao và giám thị trại giam B14 Bộ Công An ký vào ngày 31 tháng 10 vừa qua. Trong thư luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho trường hợp của blogger AnhBasam Nguyễn Hữu Vinh, hiện đang bị tạm giam và khởi tố về điều 258 Bộ luật hình sự Việt Nam ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ …’ thuật lại lần làm việc vào ngày 30 tháng 10, đích thân ông Nguyễn Hữu Vinh cho biết đang bị giam giữ cùng một bị can nhỏ hơn chừng 20 tuổi có biểu hiện tâm lý bất thường. Người này từng có tiền án giết người và đang bị khởi tố về một tội hình sự đặc biệt nghiêm trọng. Ông Nguyễn Hữu Vinh đã sử dụng nhiều phương cách để khuyên nhủ, trấn tĩnh tâm lý cho bị can giam chung phòng; thế nhưng mọi biện pháp đều không hiệu quả và nếp sinh hoạt bất thường của bị can đó gây ảnh hưởng đến tinh thần của ông Nguyễn Hữu Vinh một cách nghiêm trọng, cũng như có nguy cơ không bảo đảm an toàn cho ông Vinh. Bản thân ông này đề nghị được đổi người giam chung cùng phòng như thế.
Luật sư Hà Huy Sơn vào ngày 9 tháng 11 cho biết như sau:
Trong buổi làm việc cùng điều tra viên thì ông Vinh có trình bày như vậy. Tôi với trách nhiệm của luật sư tôi cũng làm kiến nghị và tôi gửi cho các cơ quan chức năng và tôi thông báo cho gia đình, vợ ông Vinh được biết.
Dân oan Cấn Thị Thêu
Một trường hợp khác được gia đình lên tiếng kêu cứu là của tù nhân Cấn Thị Thêu hiện đang bị giam chung với hai tù nhân nhiễm HIV nặng, thân hình bị lở lói. Thông tin này được một tù nhân khác cũng là dân oan Dương Nội vừa mãn án tù cho các con của bà Cấn Thị Thêu biết.
Anh Trịnh Bá Phương, con trai bà Cấn Thị Thêu, nói về việc nhận được tin xấu đó:
Sau khi cô Nguyễn thị Ngân và Nguyễn thị Toàn, hai người cùng trong đoàn Dương Nội bị bắt, trước khi ra tù hai cô ở cùng buồng giam của mẹ tôi gần một tháng. Sau khi ra tù, các cô cho biết thông tin ở trong đó là mẹ tôi bị nhốt chung với hai tù nhân bị nhiễm HIV và trong trại giam họ có nhiều sai phạm, ngược đãi tù nhân. Qua lời cô Nguyễn thị Ngân thì mẹ tôi bị nhốt cùng hai tù nhân bị nhiễm HIV từ khi bị bắt vào. Cũng theo lời cô Ngân, sau khi xử xong mẹ tôi chuyển sang buồng khác thì hai tù nhân đó cũng đi theo sang. Tôi nghĩ rằng đây là một sự sắp đặt, cố tình nhốt mẹ tôi với hai tù nhân nhiễm HIV.
Về việc ngược đãi, qua lời cô Ngân, cô Toàn, thì mẹ tôi bị cấm cả buồng giam khoảng hơn 20 người không ai được giao tiếp, không ai được nói chuyện với mẹ tôi. Nếu ai nói chuyện sẽ bị kỷ luật trực thêm 5 ngày. Cô Ngân một lần thấy mẹ cháu mệt đến vuốt đầu thì bị đe dọa kỷ luật; thế nhưng mẹ cháu đấu tranh nên không bị.
Mặc dù hai vợ chồng bà Cấn Thị Thêu và ông Trịnh Bá Khiêm bị đưa ra xét xử sơ thẩm vào ngày 19 tháng 9 vừa qua, nhưng đến nay gia đình chưa phép được thăm nuôi hai ông bà này, lý do được cơ quan chức năng đưa ra với gia đình như sau, qua lời của anh Trịnh Bá Phương:
Từ ngày 25 tháng tư khi hai bố mẹ tôi bị bắt thì hai anh em chúng tôi chưa được gặp mặt. Chỉ có em gái được gặp ở phiên tòa thôi, còn hai anh em chúng tôi do không vào được phiên tòa nên từ đó đế nay không được gặp. Họ lấy lý do án chưa có hiệu lực, còn kháng án, án sơ thẩm chưa chính thức có hiệu lực nên chưa cho gặp.
Tù nhân Đặng Xuân Diệu
Vào ngày 7 tháng 10 vừa qua, anh Trương Minh Tam mãn án một năm tù và ra khỏi Trại giam số 5 Yên Định, Thanh Hóa. Cựu tù nhân này tiết lộ thông tin tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu bị giam trong một phòng giáp vách với anh này bị đối xử rất hà khắc vì anh Đặng Xuân Diệu không chịu nhận tội, không mặc áo tù. Theo cựu tù nhân Trương Minh Tam thì tình trạng của anh Đặng Xuân Diệu rất nguy cấp và mọi người cần phải lên tiếng để cứu tù nhân lương tâm này trước những đòn thù mà nhà tù dành cho anh này.
Phản ứng của cơ quan chức năng
Sau khi có sự lên tiếng của cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Tam về trường hợp tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu, trong lần thăm gặp hồi tháng 10 vừa qua, thân nhân anh này được trại giam cho thấy mặt anh trong vòng chừng một phút. Trước đó từ khi chuyển trại đi thi hành án, vì không chịu nhận tội và mặc áo tù, nên trại giam cắt thăm gặp của gia đình đối với tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu.
Đối với trường hợp của bà Cấn Thị Thêu, các con của bà cùng dân oan Dương Nội đã đến các cơ quan chức năng tại Hà Nội yêu cầu ngưng việc giam chung bà với những người nhiễm HIV nặng như thế; tuy nhiên việc kêu cứu đó chưa hề được lắng nghe. Anh Trịnh Bá Phương cho biết:
Đơn thư thì gia đình và bà con đã gửi rồi, phản ánh vi phạm trực tiếp của trại giam đã vi phạm Tuyên ngôn Quốc tế về Quyền Con người và các công ước mà Việt Nam đã ký về quyền dân sự và chính trị. Theo công ước này mẹ tôi bị vi phạm nghiêm trong điều 7 điểm 10, điều 1 và điều 4. Kể cả luật pháp Việt Nam hiện hành là khi những người vào tù phải được đảm bảo sức khỏe và an toàn tính mạng. Nhưng việc nhốt chung với những người nhiễm HIV là đe dọa trực tiếp đến tính mạng của mẹ tôi. Hành vi này là hành vi cố ý giết người, nhưng đến nay chưa có cơ quan nào đứng ra để giải quyết, chúng tôi đã đến cả Bộ Công An và rất nhiều cơ quan rồi nhưng đến nay chưa có ai đứng ra để giải quyết.
Luật sư Hà Huy Sơn cũng cho biết về sự lên tiếng cho trường hợp mới nhất của blogger Anh Basam Nguyễn Hữu Vinh và một số trường hợp khác trước đây và phản hồi từ phía cơ quan chức năng như sau:
Khi xảy ra các dấu hiệu nguy hiểm thì người bị giam cùng và luật sư khi biết cần phải có thông báo với ban giám thị trại và đơn vị thụ lý giai đoạn cuối cùng. Thường chỉ có sự khiếu nại thôi chứ sự đáp ứng luật sư không được thông báo. Nguy cơ như thế nhưng giải quyết thế nào, bản thân tôi trong các trường hợp tôi làm chưa thấy trường hợp nào được trả lời.
Việt Nam tham gia ký kết Công ước Chống Tra tấn và quốc hội kỳ 8 khóa 13 đang họp vừa được chủ tịch nước Trương Tân Sang trình công ước để phê chuẩn. Có thể nói Hà Nội tham gia rất sớm nhiều công ước quốc tế, thế nhưng việc thực thi những công ước đó rất hạn chế. Những đối tượng như tù chính trị, tù nhân lương tâm, những thành phần đối kháng, bất đồng chính kiến… tại Việt Nam luôn đối diện với những hành xử mà những người trong cuộc nói là ‘trả thủ’ nặng nề khi không khuất phục được họ.