Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

tay này phát biểu nhiều câu ngu đéo tưởng.... Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: 'Trẻ con chơi game là điều tốt'

Chia sẻ với các bạn thanh niên sinh viên tại buổi giao lưu Khởi nghiệp cùng công nghệ thông tin, PGS.TS Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FPT, Chủ tịch VINASA khẳng định: “Trẻ con chơi game là điều tốt”.
Việt Nam là điểm sáng về khởi nghiệp
Mở đầu phần chia sẻ, ông Trương Gia Bình nói: “Tôi được đặt một câu hỏi vì sao Việt Nam lại là điểm sáng về khởi nghiệp? Tôi không biết đã là điểm sáng chưa nhưng ít nhất câu hỏi đó đã có phương án trả lời”.
Theo ông Bình, phương án trả lời đầu tiên đó là đúng thời điểm. Ông chia sẻ: “Trong năm nay tôi được tham dự 2 sự kiện. Sự kiện thứ nhất đó là được ông Klaus Schwab – nhà sáng lập, Chủ tịch diễn đàn Kinh tế Thế giới gửi cho quyển sách trước khi dự diễn đàn nói về cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4. Ông ấy chia sẻ những điều tôi tin tưởng sâu sắc, bởi vì trước đó chúng tôi nghiên cứu về chiến lược công nghệ của mình. Sự kiện thứ 2 là Gartner – một công ty tư vấn trong lĩnh vực công nghệ thông tin cho rằng thế giới thực và thế giới ảo sẽ là 1. Theo đó, mọi công ty, mọi tổ chức sẽ trở thành tổ chức số”.
“Tuy nhiên hiểu thế nào là tổ chức số? Trước kia ai giàu về của cải; nhiều đất, nhiều nhà máy, nhiều tiền thì được cho là giàu. Còn hiện nay người giàu là người nắm bắt được nhiều thông tin, am hiểu công nghệ thông tin. Hiện nay 1,5 tỷ người đã dùng liên lạc thường xuyên qua facebook. Một loại công ty, thậm chí có cả công ty bất động sản hình thành và phát triển mạnh nhưng không có đến một m2 đất; hay là công ty vận tải lớn nhưng không sở hữu riêng một chiếc xe nào như Uber”. – ông Bình nói.

PGS.TS Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FPT, Chủ tịch VINASA
PGS.TS Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần FPT, Chủ tịch VINASA

Ông Bình cũng cho rằng, trong tương lai các bác sĩ có thể thua máy móc bởi công nghệ trong y học ngày càng phát triển, mà việc khám chữa bệnh của bác sĩ lại phụ thuộc quá nhiều vào máy móc, công nghệ. “Một thế giới mới đang được hình thành, mọi ngân sách sẽ trở thành ngân sách số. Mọi nhà lãnh đạo sẽ trở thành lãnh đạo số. Mỗi một công dân đều có thể trở thành doanh nghiệp số”, ông Bình nhận định về xu hướng.
Ông lấy ví dụ, Singapore là một đất nước tuyệt vời bởi Lý Hiển Long ngoài là Thủ tướng nước Singapore, ông còn là người đi đầu trong lĩnh vực số. Ông đã hiểu được Singapore nếu muốn tiếp tục giữ vị thế ở khu vực trong tương lai thì phải đi đầu trong lĩnh vực số.
Với Việt Nam, trong các cuộc chiến tranh, mọi công dân đều đứng lên đấu tranh giành lại độc lập tự do. Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” là một câu tổng kết lại lịch sử ngàn năm của dân tộc. Việt Nam luôn giữ được độc lập chủ quyền của mình, bởi lẽ mỗi một người dân đã trở thành một người lính. “Và cuộc cách mạng số này cho phép mỗi một công dân trở thành một doanh nghiệp số, thậm chí có thể trở thành một doanh nghiệp số hoành tráng như trường hợp Nguyễn Hà Đông với sản phẩm Flappy Bird. Flappy Bird đã được biết đến khắp mọi nơi trên thế giới. Flappy Bird đã nổi tiếng toàn nước Mỹ khi ở Việt Nam chưa ai nói đến. Đấy là một thời điểm, một thời khắc khi Chủ tịch sáng lập Diễn đàn Kinh tế thế giới bắt đầu đặt tên là cuộc cách mạng số. Còn Gartner đặt là Internet vạn vật. Nó chỉ mới bắt đầu và Việt Nam có cơ hội trong vấn đề đó bởi càng đi sau cơ hội càng ít”, ông Bình khẳng định.
Trẻ con chơi game là điều tốt
Điều thứ hai ông Bình cho rằng khá lý thú khi trẻ con Việt Nam được chơi game ngay trong nhà.“Tôi cũng có nhiều cuộc tranh luận trong gia đình, mặc dù bị “đàn áp” nhưng tôi vẫn kiên cường với việc cho con mình chơi game. Và càng ngày tôi càng tin rằng cho con mình chơi game là ý tưởng sáng suốt” - ông Bình hóm hỉnh.
Theo ông Bình: “Nếu các bạn là một em bé sinh ra và lớn lên ở nước Nhật thì các bạn sẽ không có thời gian chơi game vì bị quản thúc bởi nhà trường, bởi phụ huynh. Các em bé ở Mỹ và một số nước cũng vậy. Game không phải là trò chơi được khuyến khích ở châu Âu. Chỉ có trẻ em Việt Nam là được chơi nhiều và điều đó dẫn tới sự may mắn cho dân tộc khi trẻ con Việt Nam dành 5,5 tiếng cho internet, trong khi ở các nước khác chỉ 1,5 tiếng, gấp hơn 3 lần. Và chúng ta đang có một thế hệ lớn lên với internet, đồng hành với internet. Ở Việt Nam thế hệ ấy là hùng mạnh. Cái này các trường học không biết, bố mẹ không biết, chỉ các em biết với nhau thôi”.
Ông Bình cũng chia sẻ thêm: “Google cũng đã thông báo, Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới trong khối các nước phát triển có số người sử dụng internet lớn hơn một nửa dân số. Viện Phát triển Chính trị đánh giá Việt Nam là nước đứng đầu về phát triển ứng dụng app mobile. Thế hệ ấy cực kỳ mạnh, do đó nếu được tạo điều kiện thì lực lượng này sẽ phát triển mạnh mẽ. Theo con số thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam đang có 1.500 doanh nghiệp đang startup, trong đó doanh nghiệp công nghệ thông tin có con số vượt trội hơn so với các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác. Do đó tôi khẳng định, trẻ con được chơi game là điều tốt. Đó có thể là quan điểm riêng của tôi nhưng tôi kiên định với ý kiến đấy”.
Starup không biên giới
Điều thứ ba theo ông Bình starup là không biên giới. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã trở thành dân tộc toàn cầu nhất thế giới với các cuộc di tản sang các nước. Các nước khác họ di tản theo một thể chế riêng của họ, nhưng người Việt Nam không như vậy. Tuy nhiên Việt Nam đã lọt vào dân tộc hiếm hoi trên thế giới với mạng lưới toàn cầu. Biến đổi này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi starup là không biên giới. “Do đó các bạn trẻ muốn làm starup phải có tầm nhìn toàn cầu và liên kết toàn cầu. Có hàng ngàn người trên thế giới sẵn sàng giúp các bạn thành công”. – ông Bình khẳng định.
Điều thứ tư theo ông Bình là Việt Nam đã trở thành một trong những nước phát triển về phần mềm: “16 năm trước, Việt Nam đã xuất khẩu phần mềm mặc dù không biết gì về phần mềm cho thế giới. Thời điểm ấy, chúng ta đã thất bại nhưng chúng ta lại tự đặt ra vấn đề: Trung Quốc, Ấn Độ làm được thì chúng ta cũng phải làm được. Và thực tế chứng minh chúng ta đã làm được. Việt Nam đã trở thành một trong những nước phát triển về phần mềm. Hơn thế, Việt Nam đã có hàng triệu lao động am hiểu vấn đề này. Với một lực lượng mạnh mẽ như vậy, chỉ cần hợp sức lại, chúng ta sẽ chiến thắng”, ông Bình kỳ vọng.
Điều thứ năm ông Bình muốn chia sẻ đó là chúng ta cần phải có sự lựa chọn mới và ý chí vươn lên. “Đúng là đường đến vinh quang còn có nhiều chuyện để làm, nhưng tất cả sẽ vô nghĩa nếu như các bạn không có ý chí - một ý chí Việt vươn lên toàn cầu”- ông Bình khẳng định.
Ông Bình cũng chia sẻ thêm: “Google cũng đã thông báo, Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới trong khối các nước phát triển có số người sử dụng internet lớn hơn một nửa dân số. Viện Phát triển Chính trị đánh giá Việt Nam là nước đứng đầu về phát triển ứng dụng app mobile. Thế hệ ấy cực kỳ mạnh, do đó nếu được tạo điều kiện thì lực lượng này sẽ phát triển mạnh mẽ. Theo con số thống kê chưa đầy đủ, Việt Nam đang có 1.500 doanh nghiệp đang startup, trong đó doanh nghiệp công nghệ thông tin có con số vượt trội hơn so với các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác. Do đó tôi khẳng định, trẻ con được chơi game là điều tốt. Đó có thể là quan điểm riêng của tôi nhưng tôi kiên định với ý kiến đấy”.
Theo DĐDN

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

sai lầm của Nguyễn Mạnh Cầm : Mekong: 'Việt Nam sai lầm từ 1995'?

  • 16 tháng 5 2016
̣̣
Đập Cảnh Hồng do Trung Quốc xây ở thượng nguồn Mekong
Trả lời một báo Việt Nam, bác sỹ Ngô Thế Vinh, tác giả các cuốn sách nghiên cứu về dòng Mekong, nói năm 1995, chính phủ Việt Nam đã phạm một sai lầm chiến lược về ngoại giao liên quan đến dòng sông này.
Trong bài phỏng vấn đăng trên trang Người Đô Thị hôm 15/05/2016, ông Ngô Thế Vinh nói:
"Đại diện Việt Nam đặt bút ký vào Hiệp định Mekong 1995 là Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm với chấp nhận một thay đổi cơ bản trong hiệp ước mới: thay vì như trước, mỗi hội viên trong Ủy ban sông Mekong (1957) có quyền phủ quyết bất cứ một dự án nào bị coi là có ảnh hưởng tác hại tới dòng chính sông Mekong, nay theo nội quy mới (1995), không một quốc gia nào có quyền phủ quyết."
"Phát biểu trong Hội nghị Mekong 1999 tại Nam California (Mỹ), chúng tôi nhận định đây là khởi điểm một bước sai lầm chiến lược của Việt Nam, vì là quốc gia ở cuối nguồn."
Chính sách của Việt Nam kể từ đó liên quan đến sông Mekong là bị động và mất cảnh giác, theo ý kiến ông Ngô Thế Vinh từ Hoa Kỳ:
"Rõ ràng Việt Nam đã mất cảnh giác và thiếu chuẩn bị trong cuộc chiến môi sinh “không tuyên chiến” của Trung Quốc. Lời kêu gọi Trung Quốc xả nước từ hồ chứa Vân Nam để cứu hạn cho ĐBSCL đã nói lên tình thế bị động của Việt Nam. Lẽ ra giới lãnh đạo phải tiên liệu nguy cơ này từ nhiều năm trước."
"Nay lại thêm 9 dự án đập dòng chính hạ lưu của Lào và 2 của Campuchia sẽ khiến bài toán cứu nguy ĐBSCL khó khăn và phức tạp hơn nhiều, mà Việt Nam thì chưa có một chiến lược đối phó."
Nhà hoạt động môi trường, tác giả hai cuốn 'Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng' và 'Mekong - dòng sông nghẽn mạch', cũng nhận định về sáng kiến Lan Thương - Mekong của Trung Quốc gần đây:
"Nay nếu có mở ra thêm khối Hợp tác Lancang - Mekong thì đó cũng chỉ là một bước chiến lược của Trung Quốc, tạo cho mình một hình ảnh hữu nghị nhưng thực tế là nhằm tăng cường ảnh hưởng đưa tới khống chế toàn bộ lưu vực sông Mekong."
"Trung Quốc sẵn có khả năng kỹ thuật, có nguồn tài chính hầu như vô hạn, Bắc Kinh thừa sức để gạt ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Nhật Bản ra khỏi lưu vực sông Mekong, cũng như họ đã đánh sập thế thượng phong của Đệ thất hạm đội Hoa Kỳ trên Biển Đông bằng các đảo chiếm của Việt Nam rồi mở rộng xây dựng căn cứ quân sự trên đó."
 
Ông cũng giải thích vì sao Trung Quốc không tham gia Ủy hội sông Mekong mà nay lại đặt ra khối Lan Thương - Mekong:
"Từ 1995, Trung Quốc chọn đứng ngoài Ủy hội Sông Mekong chỉ gồm 4 nước hạ lưu: Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam. Tới nay với 6 con đập dòng chính, về tổng thể, Trung Quốc đã hoàn tất kế hoạch thủy điện trên khúc sông Mekong 2.200km của họ."
"Tương lai khối Hợp tác Lancang - Mekong ra sao, vẫn tùy thuộc thiện chí rất đáng ngờ của Trung Quốc", bác sỹ Ngô Thế Vinh nói.
Theo báo Nhân Dân từ Việt Nam, hôm 23/3/2016, tại Tam Á, Hải Nam, Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị cấp cao hợp tác Lan Thương - Mekong lần 1.
Người dẫn đầu đoàn Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã phát biểu ý kiến tại hội nghị, "nhấn mạnh, hợp tác Mekong - Lan Thương có thể đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển bền vững tại tiểu vùng Mekong".
Ông Phạm Bình Minh cũng nói hợp tác này sẽ "củng cố quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa sáu nước, hỗ trợ các nước thực hiện Chương trình nghị sự 2030 và làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc".
Gần đây hơn, trong cuộc trả lời phỏng vấn trên trang Southeast Asia - Globe (03/05/2016) Giáo sư Marvin Ott từ trường Johns Hopkins ở Hoa Kỳ nói:
"Các con đập trên dòng Mekong có ý nghĩa chiến lược vì chúng cho phép Trung Quốc quyền lực quyết định sự sống hay cái chết với các nền kinh tế ở hạ nguồn trên cả vùng Đông Nam Á lục địa."
Vấn đề Mekong đang thu hút dư luận toàn vùng Đông Nam Á
Ngay từ năm 2000, bác sỹ Ngô Thế Vinh đã cảnh báo dòng Mekong sẽ cạn nước nhưng lúc đó, các ý kiến này chỉ được đăng tải rộng rãi trên các báo chí tiếng Việt ở nước ngoài.
Trang web của VOA giới thiệu ông Ngô Thế Vinh là người từng tốt nghiệp y khoa Sài Gòn, chủ bút báo sinh viên Tình thương...hiện sống tại Hoa Kỳ và là bác sĩ điều trị tại một bệnh viện nam California.
Ông cũng đăng các bút ký qua những chuyến đi thăm các khúc sông thượng nguồn từ Vân Nam, Lào, Thái, Cam Bốt xuống tới Đồng bằng sông Cửu Long về môi sinh và phát triển lưu vực sông Mekong.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/05/160516_vn_mekong_strategic_mistake

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Có chỉ đạo chống biểu tình từ cấp cao?

Quốc Phương

  • 12 tháng 5 2016
Biểu tình vụ cá chết hàng loạtImage copyrightOTHER
Image captionHàng hàng người đã tham gia các cuộc biểu tình phản đối sau vụ việc cá chết hàng loạt ở Việt Nam gần đây.
Việc chính quyền được cho là 'nặng tay' với các cuộc biểu tình ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh về vụ cá chết hàng loạt là 'có chỉ đạo của cấp trên' cao hơn thành ủy, theo khách mời của Bàn tròn Thứ Năm của BBC Việt ngữ về chủ đề biểu tình ở Việt Nam.
Trao đổi tại bàn tròn hôm 12/5/2016 từ Hà Nội, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam, bình luận về trách nhiệm của tân Chính phủ Việt Nam và các quan chức lãnh đạo thành ủy hai thành phố trên.
"Tôi cho rằng việc để xảy ra vụ việc ở Formosa, vụ việc cá chết hàng loạt ở miền Trung và điều tra chậm, công bố các nguyên nhân chậm, xử lý chậm, thì đấy là trách nhiệm của cấp cao nhất là Chính phủ.
"Còn việc xảy ra các việc trấn áp một cách rất mạnh tay và không đúng pháp luật đối với người dân ở hai thành phố thì chắc chắn là hai vị đứng đầu của hai thành phố không thể thoái thác trách nhiệm.
"Nhưng tôi hiểu ở đây có thể có những chỉ đạo ở cấp cao hơn cả hai ông đứng đầu thành phố.
"Nhưng tôi muốn nói như thế này, đã là người đứng đầu thành phố, thì mình phải có chủ kiến và mình phải chịu trách nhiệm, sẵn sàng chịu trách nhiệm về chủ kiến của mình."
Khi được hỏi, nếu có chủ trương cấp cao đó, thì chủ trương đó tới từ ai, Giáo sư Thuyết nói:
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết
Image captionGiáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho rằng đã là lãnh đạo thì cần phải có chủ kiến và dám chịu trách nhiệm về chủ kiến của mình.
"Tất nhiên hiện nay tôi không có bằng chứng gì để nói là ở đâu, nhưng tôi tin rằng có chỉ đạo ở cấp cao hơn. Ví dụ tại sao tất cả báo chí Việt Nam im lặng trước những chuyện như thế này?
"Thậm chí ngay cả việc ô nhiễm môi trường, cá chết hàng loạt, thì báo chí cũng bị hạn chế đưa bài, đưa tin. Thì tôi nghĩ rằng nó phải có một cấp cao hơn, chứ không phải chỉ là cấp ở địa phương mà có thể quyết định được."

Không có tư cách?

Mạng xã hội Việt Nam mới đây tràn ngập các hình ảnh phản ánh một 'lực lượng mới' được cho là 'Thanh niên Xung phong', được huy động, bên cạnh các lực lượng khác bảo vệ trật tự của chính quyền như công an, trật tự, dân phòng v.v... kể cả lực lượng lâu nay được cho là an ninh, công an mặc thường phục, tham gia 'trấn áp' và 'ra tay nặng' với người biểu tình, kể cả với 'phụ nữ' và 'trẻ em' ở TP. Hồ Chí Minh.
Trước câu hỏi, nếu thông tin về lực lượng này tham gia như vậy là có cơ sở, thì 'Thanh niên xung phong' có chức năng, nhiệm vụ trấn áp, dẹp biểu tình hay không, từ Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học, kỹ thuật Việt Nam - Vusta), nhà nghiên cứu, PGS. TS.Hoàng Ngọc Giao nêu quan điểm:
"Nếu đó là lực lượng Thanh niên xung phong, thì theo luật pháp của nhà nước, họ không có tư cách gì để thực hiện các hành vi tạm gọi là hành vi chấp pháp cả.
"Cứ cho là nếu họ muốn thực thi công vụ để đảm bảo sự tuân thủ của pháp luật, cứ cho là pháp luật đó vi hiến rồi, nhưng mà ngay cả chức năng của họ không có, vậy thì hành vi của đội ngũ thanh niên xung phong này cần phải được coi như là hành vi của một tổ chức xã hội không có tư cách về mặt công quyền, không được trao nhiệm vụ.
"Và trong trường hợp như vậy, cần phải có sự khởi kiện, cũng như đề nghị truy tố đối với lực lượng này và đối với những cá nhân này ra trước pháp luật, (vì) đã có những hành vi bạo lực đối với nhân dân, thì theo tôi như thế mới là thỏa đáng.
PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao
Image captionPGS. TS. Hoàng Ngọc Giao cho rằng lực lượng 'Thanh niên xung phong' không có chức năng chấp pháp và hành vi bạo lực với dân phải bị xử lý trước pháp luật.
"Chứ không thể coi đương nhiên đây là một lực lượng chấp pháp được. Nếu đó là công an, thì coi như là họ thực thi công quyền, nhiệm vụ, đó lại là chuyện khác, nhưng trong trường hợp này, đây là một lực lượng được coi như một tổ chức xã hội, được thành lập trong quá trình động viên tuổi trẻ xây dựng, phát triển kinh tế.
"Và bác Võ Văn Kiệt (cố Thủ tướng Việt Nam) cũng đã rất tự hào về lực lượng này, và tôi được biết, không phải đàn anh của lực lượng thanh niên xung phong hiện nay đồng tình với những hành vi của những thanh niên xung phong trẻ tuổi hiện nay.

Kinh nghiệm quốc tế

Chia sẻ với BBC Việt ngữ ngay trước thềm Bàn tròn thứ Năm, phóng viên Soe Win Than từ ban BBC Burma (Miến Điện) so sánh về xử lý và đối phó biểu tình ở Việt Nam với cách thức của chính quyền quân sự của Myanmar nhiều năm về trước.
Ông nói: "Các chính quyền chưa chấp nhận dân chủ luôn quan ngại các cuộc biểu tình, phản đối của công chúng. Họ e rằng nếu đi quá giới hạn, thì sẽ thách thức quyền lực của chính quyền.
"Lý do các chính quyền nặng tay với nhân dân và người biểu tình, sử dụng các biện pháp trấn áp, đàn áp, đe dọa, thậm chí khủng bố, là như vậy và là do họ không tin, chưa dám tin vào nhân dân.
"Ngày nay, ở Myanmar, mặc dù còn chưa hoàn chỉnh, nhưng các cuộc biểu tình, bãi công, bãi thị, phản đối có thể diễn ra mà không có sự e ngại như trước, vì tôi tin rằng chính quyền đã dám tin vào nhân dân, đã biết tôn trọng nhân dân.
"Mặt khác, họ biết rằng khủng bố, đàn áp người dân, anh không thể thực hiện được đại trà, làm được hết, anh chỉ làm được điểm, mà nếu anh nặng tay quá, có thể để lại hậu quả rất khó lường cho tương lai.
MyanmarImage copyrightREUTERS
Image captionNgười dân Myanmar hiện đang được hưởng một bầu không khí dân chủ và vừa trải qua một cuộc bầu cử phổ thông đầu phiếu tự do.
"Tốt nhất là tôn trọng dân, lắng nghe dân và các cuộc biểu tình của sư sãi, sinh viên ở Myanmar ngày trước, bị khủng bố, đàn áp, trấn áp mạnh như thế, nhưng có ngăn nổi các phong trào và xu thế dân chủ, dân quyền và cải tổ ở đất nước của chúng tôi đâu," nhà báo Soe Win Than nói.
Quan sát tình hình các vụ biểu tình ở Việt Nam gần đây trong vụ cá chết hàng loạt, cũng như theo dõi phản ứng đối phó biểu tình của chính quyền Việt Nam, nhà báo Ngô Ngọc Văn, từ BBC Tiếng Trung và Thế giới vụ (World Service) nêu quan điểm:
"Tôi thấy chính quyền Việt Nam nên đi thẳng vào vấn đề, xem xét nguyên nhân, tìm hiểu thiệt hại, bàn bạc phương án bồi thường thiệt hại, xử lý môi trường, tổ chức đối thoại, lắng nghe dân chúng v.v... hơn là có các động thái mà tới nay bị cáo buộc là khá nặng tay với dân, với người biểu tình.
"Ở Trung Quốc, cảnh sát và quân đội hiện cũng đã ngại nặng tay với người dân, với người biểu tình, sau vụ đàn áp Thiên An Môn, ở phương diện cá nhân, nhiều viên chức bị hội chứng ám ảnh 'flash-back', sau khi tham ra các vụ ra tay ấy, còn với chính quyền, thì các chính phủ ngại bị cộng đồng quốc tế lên án, phê phán.
"Tôi cũng chưa rõ vì sao ngay trước chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama mà Việt Nam chọn cách này để đối phó với các phong trào dân sự?
"Cách thức mà sử dụng bạo lực có thể có vẻ ổn ngay hôm nay, tức thì với chính quyền, nhưng về lâu về dài, nó có thể gây phương hại, rủi ro rất lớn cho vị thế của các chính quyền, chính phủ lựa chọn những cách thức ấy," nhà báo Ngô Ngọc Văn nói với BBC Việt ngữ.
BBC sẽ tiếp tục giới thiệu các ý kiến của khách mời tại cuộc Tọa đàm Bàn tròn về biểu tình ở Việt Nam trong các bài vở tiếp theo, mời quý vị đón theo dõi.
Việt Nam
Image captionMột cuộc xuống đường trong tháng 5/2016 của người dân Việt Nam trong vụ thảm họa môi trường gây cá chết hàng loạt.

trò bỉ ổi cũ mèm của cộng sản: Tại sao quân nhân lại mặc áo thanh niên xung phong đàn áp người tuần hành ôn hòa?

Tại sao quân nhân lại mặc áo thanh niên xung phong đàn áp người tuần hành ôn hòa?

Trịnh Kim Tiến - Tôi chắc chắn rằng ở bất cứ Quốc gia nào, quân đội lúc bắt đầu thành lập, mục tiêu không phải để chống lại nhân dân.

Quân đội cũng không phải được hình thành để bảo vệ chế độ hay bất kỳ một Đảng phái chính trị nào.

Quân đội được nhà nước lập ra với một lý do duy nhất là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ dân lành, chống lại quân xâm lược. 

Vậy mà ngày hôm nay chúng ta lại có thể chứng kiến hình ảnh người quân nhân ngụy trang trong trang phục thanh niên xung phong, dùng những kĩ năng được huấn luyện trong quân đội để đánh đập, đàn áp người dân tay không tấc sắt.

Cuộc tuần hành vừa qua với rất nhiều hình ảnh khó khăn thu lại được, đã lưu lại một số khuôn mặt hung hãn trên mạng xã hội. 

Trong những khuôn mặt ấy có người nhận ra một quân nhân chuyên nghiệp,Thượng úy Nguyễn Anh Bằng công tác tại Tiểu đoàn Kiểm soát Quân sự (KSQS) 31 thuộc Bộ Tư lệnh TPHCM, đóng quân tại đường Lý Tự Trọng trong màu áo xanh thanh niên xung phong. 




Lại trong những khuôn mặt ấy có người xác định một thanh niên xung phong lao vào đánh điên cuồng phụ nữ và trẻ nhỏ là một quân nhân cấp bậc B1 chức vụ CS tên Hồ Lâm Phong Vũ. Thông tin trên đã rất nhanh chóng được truyền đạt trên mạng xã hội.


Trước những hàng rào người đầy ác ý, với những động tác bóp cổ, bẻ tay chớp nhoáng, thuần thục quăng người tuần hành ôn hòa lên xe buýt, trước những thông tin trên mạng xã hội được cung cấp liệu chúng ta vẫn nên tin rằng họ chỉ là những thanh niên xung phong bình thường hay không?

Quân nhân tại sao lại được điều động để làm điều này trong khi đáng lẽ ra nhiệm vụ của họ phải là đứng về phía nhân dân, sống trong lòng nhân dân, bảo vệ nhân dân? 

Ai đã cho phép sử dụng người lính như những tay đánh thuê đánh mướn trong đợt tuần hành vì môi trường? 



Ai đã buộc người lính phải phản bội lại niềm tin của nhân dân? 

"Người chiến sĩ sẽ ra đi vào trận đánh với quân thù
Vì Tổ Quốc chúng ta, vì hạnh phúc của nhân dân
Người chiến sĩ sẽ hy sinh, người chiến sĩ chiến đấu vì tự do
...
Người chiến sĩ sống trong dân, người chiến sĩ chiến đấu vì tình yêu"...

Khúc hát người chiến sĩ Việt Nam vang lên trong đầu tôi với những câu hỏi trăn trở.

Những ngày qua, TRẬN ĐÁNH đó là trận đánh gì?

QUÂN THÙ là quân thù nào?

Và trước những hình ảnh áo xanh lính trận đánh đập phụ nữ, trẻ em trong ngày Chủ nhật vừa qua. 

Những ai mới thật sự đang HY SINH vì Tổ quốc?




http://danlambaovn.blogspot.com/2016/05/tai-sao-quan-nhan-lai-mac-ao-thanh-nien.html

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

đúng là miệng lưỡi cộng sản : Việt Nam bác bỏ tuyên bố của LHQ về vụ cá chết


Người biểu tình bị bắt giữ tại Việt Nam. (Ảnh: Facebook Le Cong Dinh)
Người biểu tình bị bắt giữ tại Việt Nam. (Ảnh: Facebook Le Cong Dinh)
Đại sứ Nguyễn Trung Thành, Đại diện thường trực của Việt Nam tại tổ chức đa phương lớn nhất thế giới, nói hôm Chủ Nhật rằng tuyên bố của ông Rupert Colville, người phát ngôn của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, hôm thứ Sáu tuần trước cáo buộc Việt Nam có hành động bạo lực đối với những người biểu tình Việt Nam là “không chính xác, thiếu khách quan và chưa được xác minh”.
Ông Nguyễn Trung Thành khẳng định, Việt Nam luôn tôn trọng và đảm bảo các quyền cơ bản và tự do của người dân, bao gồm tự do hội họp và phát biểu, phù hợp với Hiến pháp của đất nước và các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người.
Đại sứ Việt Nam cho biết tất cả các công ước quốc tế, đặc biệt là Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị, tuyên bố rằng các quyền và tự do của người dân phải được thực hiện trong phạm vi luật pháp và không gây ảnh hưởng đến trật tự công cộng, an ninh quốc gia, đạo đức và sức khỏe cộng đồng, quyền và lợi ích của các cá nhân khác.
Ông Thành nói: “Dựa trên tinh thần này, các biện pháp cần thiết đã được ban hành là phù hợp với pháp luật Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế, để đảm bảo trật tự giao thông, an ninh và an toàn cho người dân, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em”.
Ông Thành nhấn mạnh rằng tất cả các động thái nhằm kích động bạo lực, xúi giục bài ngoại hoặc gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân phải được ngăn chặn trong khuôn khổ pháp lý cho lợi ích chung của cộng đồng.
Trật tự công cộng đã bị xáo trộn ở Tp. HCM ngày 1/5 và 8/5 bởi các cuộc tập hợp của những người mà cảnh sát thành phố nói rằng ‘do một tổ chức chống chính phủ kích động’.
Trước đó, Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở khu vực Đông Nam Á (OHCHR) đã bày tỏ lo ngại về tác động của vụ cá chết hàng loạt dọc bờ biển miền trung của Việt Nam đối với việc thụ hưởng quyền con người của quốc gia này, đặc biệt là quyền y tế và thực phẩm.
Văn phòng Khu vực cũng quan ngại về việc xử lý các cuộc biểu tình nổ ra sau vụ cá chết, và kêu gọi chính quyền tôn trọng quyền tự do tập hợp, phù hợp với luật quốc tế.
Văn phòng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi Chính phủ Việt Nam phải tôn trọng đầy đủ quyền tập hợp ôn hòa, được bảo đảm trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.
Theo TuoitreNews, VOA
http://www.voatiengviet.com/content/viet-nam-bac-bo-tuyen-bo-cua-lhq-ve-vu-ca-chet/3332805.html