Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Dĩ vãng cuộc chiến Việt - Trung

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/110830_china_vietnam_war.shtml


Dĩ vãng cuộc chiến Việt - Trung

Cập nhật: 15:45 GMT - thứ ba, 30 tháng 8, 2011

Bộ đội Việt Nam trong cuộc chiến biên giới 1979
Những người lính trẻ của Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 chống láng giềng Trung Quốc.
Khi chiến tranh biên giới giữa Trung Quốc và Việt Nam nổ ra năm 1979, tôi chỉ mới là anh sinh viên đại học. Là những "thanh niên yêu nước", chúng tôi rất phấn khích vì sau thật nhiều năm, quân đội của chúng tôi hình như đã tìm ra đối tượng để biểu dương khả năng của mình.
Chúng tôi chờ đợi tin chiến thắng từ chiến trường, nhưng truyền thông nhà nước im lặng trong nhiều ngày như thể chẳng có gì xảy ra giữa hai nước, cho đến khi quân đội Trung Quốc chiếm Lạng Sơn. Truyền thông nhà nước ca ngợi chiến thắng và rồi tuyên bố vì quân ta đã hoàn thành sứ mạng "dạy một bài học" cho kẻ "bá đạo", Trung Quốc nay sẽ lui quân.
Sự im lặng đó thực sự cho chúng ta biết nhiều điều vào ngày hôm nay. Nó lờ đi lo ngại của người dân quanh một cuộc chiến với nước láng giềng, cách hành xử đặc trưng của một chính phủ kiểm soát và lung lạc thông tin cùng dư luận. Ngoài ra, nó hé lộ sức kháng cự mà quân Trung Quốc gặp phải từ đối phương, một điều mà sẽ làm chính phủ Trung Quốc mất mặt.
Ngày hôm nay, chúng ta đã biết thêm nhiều chi tiết quanh cuộc chiến. Ví dụ, một số cựu chiến binh đã viết bài trên mạng về một kế hoạch quân sự gây sốc: viên tướng Trung Quốc chỉ huy cuộc xâm lăng đề nghị tiến đánh Lào, nước đồng minh với Việt Nam, để phân cắt Việt Nam làm hai và bao vây quân Việt Nam ở miền Bắc. Mục tiêu là hủy diệt một phần lớn quân Việt Nam, với khả năng chiếm luôn Hà Nội. Kế hoạch đó không được chấp nhận vì nó gây hại cho hình ảnh quốc tế của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc cũng để ý đến miền bắc của mình - Liên Xô sẽ không cho họ đi quá xa.
"Các xung đột biên giới không phải là hiếm, nhưng vì sao người Trung Quốc bộc lộ sự thù ghét người Việt như vậy trong một cuộc chiến biên giới? Trong hai thập niên, họ đã là "đồng chí và anh em", và bỗng dưng được mô tả là kẻ thù xấu nhất."
Nhưng một mục tiêu lớn của kế hoạch đó - hủy diệt Việt Nam thật nhiều để nước này không còn có thể thách thức Trung Quốc - đã được thực hiện. Bài báo này tự hào nói quân Trung Quốc đã nã đại bác không thương tiếc trên đường tấn công, và khi lui quân thì cũng phá hủy không thương tiếc. Bài báo viết: "Còn nhiều hơn những gì bọn Mỹ làm với Việt Nam." Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Duẩn bị sốc không nói nên lời khi ông ta nhìn thấy những thiệt hại do quân Trung Quốc để lại.
Dĩ nhiên, những câu chuyện này không hoàn toàn mới cho tôi, nhất là phần nói về sự phá hủy. Nhưng điều làm tôi không thoải mái là giọng điệu các bài viết trên mạng: nó phấn khởi nhưng cũng tiếc nuối rằng đã không phá đủ và vì thế mà Việt Nam một lần nữa đang làm Trung Quốc giận dữ, thách thức Trung Quốc ở Biển Nam Trung Hoa.
Những bài viết này không đại diện cho toàn thể nhân dân Trung Quốc, nhưng chừng nào đa số còn im lặng, chúng sẽ còn lan tỏa và lây nhiễm vào con người. Với vai trò cường quốc toàn cầu gia tăng của Trung Quốc và tình cảm dân tộc chủ nghĩa đi kèm, việc thiếu vắng tiếng nói đối lại thật đáng ngại.
Sau nhiều năm, hai câu hỏi về cuộc chiến vẫn chưa được trả lời. Thứ nhất, vì sao Trung Quốc xâm lược Việt Nam năm 1979? Câu trả lời của chính phủ Trung Quốc là Việt Nam khi ấy đang xâm lấn lãnh thổ Trung Quốc, Việt Nam đang hành hạ người Việt gốc Hoa, Việt Nam đồng minh với Liên Xô chống lại Trung Quốc, Việt Nam xâm lược Campuchia để lật đổ một chính phủ thân Trung Quốc.
Nhưng không có lý do nào ở trên thuyết phục chúng tôi về một cuộc chiến tàn khốc. Một giải thích, mà tôi có xu hướng tin tưởng hơn, là Đặng Tiểu Bình muốn có cơ hội thiết lập sự lãnh đạo tối cao thông qua việc điều động quân đội và đạt thành tựu quân sự.
Câu hỏi thứ hai gây thắc mắc hơn: các xung đột biên giới không phải là hiếm, nhưng vì sao người Trung Quốc bộc lộ sự thù ghét người Việt như vậy trong một cuộc chiến biên giới? Trong hai thập niên, họ đã là "đồng chí và anh em", và bỗng dưng được mô tả là kẻ thù xấu nhất.
Nhưng với Trung Quốc, điều này cũng đã từng xảy ra. Người Nga được bảo là "anh em của chúng tôi" trong thập niên 1950 và rồi trở thành kẻ thù số một của Trung Quốc trong cuối thập niên 1960. Ấn Độ là bạn thân của Trung Quốc trong thập niên 1950 nhưng Trung Quốc cũng đánh nhau với Ấn Độ vào đầu thập niên 1960. Chính sách ngoại giao của Trung Quốc bị lung lạc bởi nhu cầu chính trị của chính thể độc đảng, và ngày nay, nó cũng gần như y như vậy.
Thăm Hà Nội
Gần đây tôi có chuyến thăm Hà Nội. Tôi gặp nhiều trí thức và người dân bình thường. Hiện là một giáo sư người Mỹ gốc Hoa, tôi được tiếp xúc với góc nhìn của người Việt về câu chuyện, đặc biệt là những câu chuyện nhớ về sự tàn nhẫn của quân Trung Quốc trong cuộc chiến, mà ban đầu tôi không muốn tin vì chúng quá tàn nhẫn.
Nhưng tôi, từ kinh nghiệm sống ở đất nước Trung Hoa cộng sản, đã học được rằng dù sốc và vô lý đến đâu, nhiều câu chuyện về chính thể này sau đó trở nên đáng tin và rồi trở thành một phần sự thật lịch sử.
Đây là một ví dụ, mặc dù nó hơi cách xa năm 1979. Tôi quan tâm làm thế nào Trung Quốc của Mao áp đặt nhiều chính sách lên Bắc Việt Nam, đặc biệt là cải cách ruộng đất, cải cách tư tưởng, và nhiều chính sách trí thức - văn hóa trong thập niên 1950.
Tôi lờ mờ nhận biết rằng trong nhiều trường hợp, các chính sách của Trung Quốc bị bắt phải thực hiện. Nhưng như thế nào và trong những vụ cụ thể nào?
Trong chuyến thăm, có người giới thiệu với tôi cái tên Nguyễn Thị Năm. Bà từng là nhân vật nữ thuộc hàng lãnh đạo trong công cuộc tranh đấu chống Pháp.
Gia đình bà giàu có nhưng bà tham gia cách mạng, dùng tiền gia đình hỗ trợ cách mạng. Nhưng sau khi có độc lập, chính sách cải cách ruộng đất của Trung Quốc ở Bắc Việt cần có nạn nhân.
"Ông Hồ rất miễn cưỡng, nhưng các cố vấn Trung Quốc thúc ép. Bà Nguyễn Thị Năm bị tử hình như người Trung Quốc muốn"
Bà bị đưa ra, và các cố vấn Trung Quốc cố gắng thuyết phục Hồ Chí Minh rằng cần xử bắn bà để làm gương cho phong trào.
Có nhiều người giống bà đã tham gia cách mạng dân tộc, nhưng nay họ trở thành vô dụng, hoặc có ích theo một nghĩa khác.
Ông Hồ rất miễn cưỡng, nhưng các cố vấn Trung Quốc thúc ép. Bà Nguyễn Thị Năm bị tử hình như người Trung Quốc muốn.
Trong cải cách ruộng đất ở Việt Nam, hàng trăm, hàng ngàn "phú nông" và những người ủng hộ họ đã bị bắn, bị tù hay đơn giản là bị đánh chết - một thói tục phổ biến trong cải cách ruộng đất của Trung Quốc trước đó.
Là sử gia viết về chính thể dạng này, người ta phải sẵn sàng cho việc đụng mặt, vào bất kỳ lúc nào, những hành vi con người như thế mà vốn thật khó giải thích nếu chiếu theo lý tính thông thường.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một sử gia người Mỹ gốc Hoa, là Phó giáo sư thuộc Đại học Delaware State, Hoa Kỳ và nghiên cứu viên thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Châu Á, Đại học Quốc gia Singapore.

Người Việt còn là nước Việt còn

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/motherland-we-r-vns-tq-08302011173033.html


Người Việt còn là nước Việt còn

2011-08-30
Thu luôn là đề tài xúc cảm bất tận cho tao nhân mặc khách, là nguồn thi hứng dạt dào khi thi nhân chiêm ngưỡng “mùa thu mây tím lá vàng”.
RFA PHOTO
Tháp rùa, hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh chụp tháng 7 năm 2011.

Nỗi buồn của một thế hệ

Và đặc biệt,  mùa Thu năm nay cũng không tránh khỏi làm xao xuyến lòng người yêu nước. Có lẽ đó là lý do khiến nhà thơ Trường Nhân “xúc cảnh sinh tình” rằng:
Tháng Tám mùa thu Hà Nội
Tầm tã mưa rơi
Một phía biểu tình, một phía vui chơi
Ôi Hà Nội trăm chiều lá đổ.
Blogger Mẹ Nấm cũng bồi hồi rằng “mùa thu Hà Nội thường đọng lại trong tôi rất nhiều ký ức đẹp, nhưng có lẽ hôm nay ký ức đó không những đẹp mà còn buồn”.
Blogger Đoan Trang cũng mang một nỗi buồn sâu đậm khi “Trời vào Thu, VN buồn lắm em ơi” dưới ánh nắng vàng vọt của những ngày đầu Thu mà sao thấy lòng trống vắng. Theo blogger Đoan Trang thì hai năm trước, vào những ngày này, cũng vậy, khi nắng chói chang, mây trời xanh ngăn ngắt, tác giả chỉ thấy mệt mỏi và trống rỗng tận cùng. Lúc ấy, tác giả mới thực hiểu tâm trạng của người viết câu thơ: “Tôi bước đi không thấy phố, không thấy nhà. Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ”.
Và, blogger Đoan Trang tâm sự tiếp, “Chưa bao giờ tôi cảm nhận điều ấy rõ như thế: Thành phố quê hương tôi, bây giờ không còn là của tôi nữa”. Tại sao như vậy ? Tác giả giải thích:
000_Hkg5049235-250.jpg
Công an tiến đến sát một người biểu tình khi họ hô vang khẩu hiệu chống TQ. AFP
"Thành phố quê hương tôi, nơi mà tôi thuộc từng mảnh tường cũ gạch tróc vữa bong, từng góc phố lộn xộn hàng quán, từng khung cửa sổ thời Pháp, từng mảng bóng cây xà cừ xanh sẫm mỗi mùa đông để rồi sang xuân bừng sáng trở lại… Thành phố mà tôi và những bạn bè “Tây An Nam” của tôi gắn bó và nâng niu đến mức không muốn tàn hại dù chỉ một chiếc lá, một viên gạch lát đường, vì chúng tôi luôn cảm nhận Hà Nội và Việt Nam giống như một cơ thể đã quá mong manh lại còn đang bị băm nát thêm.
Tình cảm ấy có lẽ khó được gọi là niềm ái quốc, mà chúng tôi chỉ dám coi đó là sự gắn bó thôi. Chúng tôi đã quen thuộc với vẻ đẹp, sự đáng yêu, trong trẻo, và cả những cái chật chội, nhếch nhác của quê hương. Càng nhìn, càng chứng kiến, càng trải nghiệm, chỉ càng thấy thương hơn…
Thành phố ấy, bây giờ không còn là của tôi nữa. Nó giống như là cõi riêng của những kẻ vô học tay đeo băng đỏ, miệng chỉ chực phồng lên thổi còi “quen quét”; của những nhân viên an ninh, công an, đồng phục và thường phục, ngút ngàn tự tin; của những nhân vật mà-ai-cũng-biết-là-ai-đấy, mặt trơ trán bóng, bụng tích dần lớp mỡ dày …
Trong cái cõi ấy, họ có toàn quyền làm điều gì họ thích. Họ có thể bỏ vài chục tấm biển “cấm tụ tập đông người” vào trong thùng xe, lượn phố, rồi thích thì thả biển xuống vườn hoa, công viên, hồ nước, chân tượng đài Lý Thái Tổ. Họ có thể thộp ngực, xốc nách, xách tay những thanh niên không tấc sắt lên xe buýt, “hốt về bót”, mà miệng vẫn leo lẻo: “Đây là chúng tôi mời, không phải bắt”. ..Thành phố ấy, bây giờ không còn là của chúng tôi nữa."
Tháng Tám mùa thu – ngày thật buồn! Các vị sẽ phải chịu trách nhiệm về nỗi buồn của cả một thế hệ!
GS Phạm Toàn
Qua bài “Mùa Thu, không đề” được Hoàngquang’s blog và nhiều mạng nhật ký khác phố biến, GS Phạm Toàn kêu gọi mạnh mẽ rằng:
"Hỡi những người cầm quyền, hãy hình dung Mẹ Nấm và lớp trẻ đó khi họ vẫn còn nhớ tới Tháng tám mùa thu, và xin hãy đừng để hồn thơ của họ phải kết thúc các bài họ viết như thế này.
Tháng Tám mùa thu – ngày thật buồn! Các vị sẽ phải chịu trách nhiệm về nỗi buồn của cả một thế hệ!"

Nếu không lấy dân làm gốc...

Qua blog của mình cũng như được nhiều mạng nhật ký khác phổ biến, nhà báo Huy Đức đề cập tới vấn đề “độc Tài”, nhận xét rằng người dân Việt xuống đường biểu tình phản đối TQ xâm lược là họ còn hy vọng ở nhà cầm quyền VN, do đó giới cầm quyền đừng để “sự phẫn uất khiến họ quay lưng”. Tác giả phân tích:
000_Hkg5218915-250.jpg
Từ trái sang: Các ông Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Văn Khải, Nguyên Ngọc cùng xuống đường biểu tình chống TQ hôm 14/8/2011. AFP
"Chính quyền độc tài nào cũng cần sự trung thành của quân đội và an ninh. Nhưng, ngay cả chính quyền độc tài thì cũng cần dân. Đừng quá sợ hãi các “thế lực thù địch” mà sợ luôn cả nhân dân. Ngay cả các vụ án chính trị thì chính trị cũng phải đứng trên an ninh chứ không phải là ngược lại. Đừng nghĩ lấy lại được vài lô đất của nhà thờ là thành công.
Điều Chính quyền cần là giáo dân, là sự đoàn kết quốc gia, chứ không phải là vài thầy tu dễ bảo. Cơ quan điều tra thì có quyền bắt người, nhưng phải để cho Viện kiểm sát cân nhắc trước khi phê chuẩn và hãy để luật sư làm tròn bổn phận. Ngay cả bị cáo là Cù Huy Hà Vũ thì cũng phải để cho Tòa án độc lập, nếu tòa thấy vô tội thì phải để tòa trả tự do.
Tuyên giáo cũng phải cân nhắc chính trị trước các yêu cầu của cơ quan công an. Đừng vì áp lực mà để cho các công cụ truyền thông nhà nước trở nên lố bịch. Chính quyền có hơn 700 tờ báo, có VTV, nhưng người dân cũng có internet. Không giống Bắc Triều Tiên, Việt Nam hiện có hơn 30 triệu người có thể tiếp cận với những tiếng nói đa chiều. Đảng chỉ có thể gặt hái được lợi ích chính trị khi công lý chiến thắng chứ không phải cứ nhất định là cơ quan điều tra chiến thắng."
Qua Blog Hoàngquang, tác giả Nguyễn Quang Nhàn khẳng định rằng nhân dân không bao giờ là kẻ bán nước, phản bội tổ quốc. Và tác giả nêu lên nghi vấn rằng nếu nhà nước đàn áp nhân dân, không đứng về phía người dân thì đứng ở phía nào ? Qua bài “Ta yêu quê ta thì đâu có bao giờ mất !”, tác giả nhận xét:
Đảng chỉ có thể gặt hái được lợi ích chính trị khi công lý chiến thắng chứ không phải cứ nhất định là cơ quan điều tra chiến thắng.
Nhà báo Huy Đức
"Khi nhân dân, thanh niên, trí thức có biểu hiện lòng yêu nước, có trách nhiệm với đất nước, xuống đường đòi chủ quyền – ”Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, chỉ mới đi trên lề chưa dám bước chân xuống đường biểu tình nhưng lại bị chính những kẻ nhân danh “Nhà nước của dân, do dân, vì dân” vây bắt, thẳng chân đạp vào mặt cùng với muôn vàn thủ đoạn…ngăn cấm lòng yêu nước của nhân dân. Dân là chủ, “đồng bào” là “đồng bào” của mình, yêu nước là yêu nước mình sao lại bị bắt? Yêu nước là một tình cảm tự nhiên sao phải xin phép “được yêu” ? Tổ quốc, đất nước VN là của đồng bào Việt Nam vì sao chỉ có đảng độc quyền yêu nước ? Họ có phải là “đồng bào” Việt Nam? – Nhân dân không bao giờ là kẻ bán nước, phản bội tổ quốc.
Khi kẻ độc quyền yêu nước chống lại nhân dân tỏ lòng yêu nước, lên tiếng nói bảo vệ đất nước chống kẻ thù cướp nước thì bộ mặt của kẻ độc quyền nhân danh yêu nước đã không còn ; nhà nước và bộ máy đàn áp đã không đứng cùng một phía với nhân dân mà lại đàn áp cả nhân dân thì nhà nước ấy đã đứng với ai? Là của ai? Không có nhân dân sẽ không có đất nước; không có “đồng bào Việt Nam sẽ không có Tổ Quốc Việt Nam."

... thì hãy nhìn sang Libya

Khi giải thích “Biểu tình có lợi ích gì không ?”, blogger Nguyễn Hưng Quốc lưu ý rằng thường chỉ có nhà cầm quyền là bạo động ở các quốc gia độc tài và nửa độc tài, nơi quyền lực và võ khí nằm trong tay của họ. Trong chiều hướng đó, tại VN, bạo động phát xuất từ công an nhằm đàn áp những người biểu tình ôn hòa, dù họ chỉ bày tỏ lòng ái quốc, khiến diễn ra những bi cảnh như công an bắt, bóp cổ, khiêng người đi biểu tình như khiêng vác lợn, thậm chí thực hiện “cú đạp lịch sử” nhiều lần vào mặt người dân…
Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc lập luận:
000_Nic602831-250.jpg
Quân nổi dậy tiến chiếm thành phố Tripoli hôm 21/8/2011. AFp photo
"Trong một xã hội hoàn toàn không có tự do ngôn luận và tự do chính trị như tại Việt Nam, mọi cuộc vận động từng chứng minh có nhiều hiệu quả ở Tây phương hoàn toàn vắng mặt. Không có con đường nào cho các cuộc vận động hành lang cả. Không có cách gì để khuấy động lên các cuộc tranh luận tập thể cả. Biểu tình trở thành cách thức duy nhất để lên tiếng…các cuộc biểu tình ở Bắc Phi và Trung Đông, ít nhất là tại Tunisia và Ai Cập vào đầu năm nay, đã chứng minh một cách hùng hồn là chúng có hiệu quả. Hiệu quả lớn lao và vô cùng hiển nhiên. Không có ai có thể hoài nghi hay phủ nhận được…ở Việt Nam, biểu tình vẫn là một lựa chọn tối ưu cho những kẻ thấp cổ bé miệng nếu họ muốn tiếng nói của họ được nghe."
Blogger Phan Nguyễn Việt Đăng nêu lên câu hỏi rằng “Vì sao TQ lại nguy hiểm nhất” đối với quê hương và dân tộc VN?
Rồi tác giả tự trả lời rằng “Vì bởi với mọi kẻ thù trong lịch sử Việt Nam, nhân dân cùng các thế hệ lãnh đạo luôn kề vai sát cánh đi đến chiến thắng. Chỉ riêng với kẻ thù Bắc Kinh hôm nay, những nhà lãnh đạo… Việt Nam lại là kẻ luôn bị đánh bại đầu tiên, và lại tận lực bộ máy cai trị để buộc nhân dân mình cùng bị đánh bại”.
Qua blog Dân Làm Báo, tác giả Thái Phục Nhĩ không tránh khỏi bực dọc rằng nhà cầm quyền “ém nhẹm thỏa hiệp ngầm về lãnh thổ với Bắc Kinh rồi nói mọi chuyện đã có đảng và nhà nước lo” trong khi các sĩ phu, những người bày tỏ lòng yêu nước thì bị đàn áp, bị vu là “muốn làm loạn”. Tác giả không quên trích dẫn lời của học giả Lê Quý Đôn vào thời Hậu Lê rằng “phi trí bất hưng”, và bày tỏ quan ngại rằng “cứ cái đà tiêu diệt dân khí và đàn áp trí thức này thì nước Việt chẳng bao lâu sẽ bị phá tan tành tới mức mà tình trạng lạc hậu và hỗn độn như bây giờ vẫn còn tốt chán”. Tác giả viện dẫn gương sáng của tiền nhân mà không khỏi buồn cho vận nước ngày nay:
"Quang Trung sau khi đánh thắng quân Thanh nói trước ba quân đại ý rằng, nước ta nhỏ, bang giao với Trung Hoa cốt ở hòa hiếu, đợi chục năm nữa ta làm cho nước hùng cường thêm thì bất tất phải sợ nó. Quả thật, ngày nay những nước nhỏ như nước Việt là Nam Hàn, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Malaysia, cho đến đảo quốc Đài Loan có nước nào là sợ Trung Quốc.
Chỉ tiếc là Quang Trung mất quá sớm, mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ngày nay không được như nhà cầm quyền những nước lân cận kia, nên cái đường lối ngoại giao Việt- Trung dù có tô điểm bằng những chữ vàng, chữ hảo cũng chỉ là lối ngoại giao kiểu tư thông chính trị mà thôi….Quốc gia cần một chính quyền biết chăm lo lợi ích của người dân và biết đặt quyền lợi của tổ quốc lên trên mọi lợi ích bè phái, sự thay đổi đó nếu những người trong chính quyền không làm được thì chính người dân sẽ làm. Người dân đã làm tất sẽ làm được, nhân loại chưa bao giờ có một chế độ nào cai trị bằng bạo lực và ngu dân mà không bị lật đổ. Cứ nhìn sang những chế độ độc tài ở Ai Cập, Tunisia, Libya mà xem."
Người dân đã làm tất sẽ làm được, nhân loại chưa bao giờ có một chế độ nào cai trị bằng bạo lực và ngu dân mà không bị lật đổ. Cứ nhìn sang những chế độ độc tài ở Ai Cập, Tunisia, Libya mà xem.
Tác giả Thái Phục Nhĩ
Qua bài “Mẹ Việt Nam ơi !” được blog Dân chủ-Nhân quyền cho VN cùng nhiều mạng nhật ký khác phổ biến, tác giả Quảng Trung Thiên khẳng định rằng truyền thống hào hùng của dân tộc vẫn dạt dào trong huyết quản, nên cho dù vận nước có ra sao, người con dân nước Việt quyết theo gương tiền nhân mà giữ nước:
"Thưa Mẹ Việt Nam, lũ chúng con sinh ra không nhầm thế kỷ. Nòi giống rồng tiên chúng con vẫn ghi khắc trong lòng. Truyền thống hào hùng của dân tộc vẫn chảy ào ào trong huyết quản. Hưng thịnh tùy theo thời của đất nước nhưng nhân tài hào kiệt vẫn còn đây. Có những kẻ… đã rước voi về dày mả tổ, nhưng cũng có những anh hùng tuẫn tiết với giang sơn. Lũ bán nước rồi cũng đền tội, giặc ngoại xâm rồi phải chạy dài, như ông cha đã làm từ bốn ngàn năm trước. Đớn đau của dân tộc rồi cũng sẽ phải qua, chúng con nguyện chung tay góp sức, lời Đức Thánh Trần vẫn còn sang sảng bên tai, “dẫu cho trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn thây ta bọc trong da ngựa”, cũng nguyện xin làm. Thưa mẹ, chúng con là người Việt Nam!”

Vụ Lê Công Định - vì đâu nhận tội?

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/110830_viet_political_prisoners.shtml


Vụ Lê Công Định - vì đâu nhận tội?

Cập nhật: 14:23 GMT - thứ ba, 30 tháng 8, 2011

Các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long (hàng trên, trái sang), Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung (dưới, trái sang)
Các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long (hàng trên, trái sang), Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung (dưới, trái sang)
Gia đình của một số phạm nhân trong vụ án chính trị Lê Công Định - Nguyễn Tiến Trung vừa hé lộ cho BBC hay lý do thực sự đằng sau việc người thân của họ nhận tội khi bị bắt hơn một năm về trước, đồng thời cho biết về tình hình giam giữ, sức khỏe và 'lập trường' của người nhà của họ ở trong tù hiện nay.
Trước hết, vợ của ông Trần Huỳnh Duy Thức, người bị phạt nặng nhất trong vụ án với mức án được y án tại phiên phúc thẩm 11/05/2010 là 16 năm tù và 5 năm quản chế tại gia với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân," cho hay chồng của bà hiện vẫn được giam riêng với một bạn tù cùng vụ án.
Bà Lê Đính Kim Thoa, nói sau hơn một năm thụ án phúc thẩm, chồng của bà hiện bị giam cùng với ông Lê Thăng Long, người bị kết án 5 năm tù với cùng tội danh theo điều 79 Bộ luật Hình sự, trong khi cha đẻ của ông Thức, ông Trần Văn Huỳnh, 74 tuổi, tháng trước vừa gửi thư lần thứ ba tới các cơ quan chức năng xin xét lại bản án của con trai mình.
"Ba chồng tôi có gửi một thỉnh nguyện thư công dân tới các nơi có thẩm quyền để xin giám đốc thẩm, gửi tới các nơi, Quốc hội, Viện Kiểm sát Nhân dân, giải thích thêm những công việc chồng tôi làm không có gây hại gì cho đất nước," bà Thoa cho hay ông Thức và gia đình hiện vẫn đang chờ phản hồi.
"Tôi vẫn tin rằng chồng tôi vô tội. Chồng tôi không làm gì gây hại cho đất nước Việt Nam này hết"
Bà Kim Hoa nói về chồng, ông Trần Huỳnh Duy Thức
Vợ của ông Thức, người thăm chồng một lần mỗi tháng tại trại giam Xuân Lộc, thuộc tỉnh Long Khánh, nói chủ đề giao tiếp của các cuộc gặp với chồng bà được trại giới hạn về thăm hỏi tin tức gia đình, sức khỏe, tuy nhiên cho hay chồng của bà không thay đổi về lập trường của mình:
"Anh ấy đâu có tội gì đâu nên vẫn bình thường, tinh thần vẫn ổn như cũ vậy thôi. Vẫn giữ vững lập trường từ xưa đến giờ."
Khi được hỏi về lý do ông Thức đã từng đọc một bản nhận tội trước cơ quan an ninh điều tra vốn được công bố rộng rãi trên truyền thông trong nước, nhưng lại bất ngờ cáo buộc ông bị "nhục hình và bức cung" trong quá trình bị điều tra, rồi phủ nhận hoàn toàn việc có tội tại các phiên sơ thẩm (20/1/2010) và phúc thẩm (11/05/2010), bà Thoa đáp:
"Cái đó tôi cũng không hiểu chồng tôi lắm. Nhưng tôi vẫn tin rằng chồng tôi vô tội. Chồng tôi không làm gì gây hại cho đất nước Việt Nam này hết."
"Vì chịu sức ép"
Các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Lê Công Định (trái sang)
Các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Lê Công Định (trái sang) tại phiên sơ thẩm tháng 01/2010.
Gia đình của Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung, một phạm nhân khác cùng vụ án, đang thụ mức án 7 năm tù giam, 3 năm quản chế tại gia với tội danh "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân," cho hay "Trung vẫn khỏe" trong lần gần nhất gia đình vào thăm nuôi ở số 4 Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, hôm 18 tháng Tám.
Bà Lê Thị Minh Tâm, mẹ của Tiến Trung cho BBC hay con trai của bà đang tiến hành một số thủ tục trong trại giam được cho là liên quan tới việc xin ân xá:
"Ở trong trại người ta đang bảo Trung làm một số đơn từ để xin khoan hồng, Trung cũng có thực hiện một số vấn đề. Người ta cũng hứa, nhưng hoàn toàn gia đình không nghe thấy gì cả."
Bà Tâm nói từ ngày 1 tháng Chín, gia đình sẽ giảm việc được thăm nuôi từ hai lần một tháng xuống chỉ còn một lần theo thông báo mới của trại tuy không biết lý do vì sao. Bà cũng nói Thạc sỹ Trung được giam chung với một tù nhân thường phạm:
"Giam chung với một người tù nữa, tù về kinh tế. Chủ yếu gia đình cung cấp thức ăn, còn trong trại chỉ có cơm thôi."
"Trung có một niềm tin. Cái gì Trung không làm được thì mọi người tiếp tục làm... Tôi tin rằng con tôi vô tội. "
Mẹ của Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung
Bà Tâm cũng cho biết một người bạn gái thân thiết của Thạc sỹ Trung, nhà hoạt động dân chủ Hoàng Lan hiện đang tu nghiệp ở Hoa Kỳ, "vẫn thường xuyên liên lạc về hỏi thăm tình hình của Trung" và "gia đình cũng động viên Hoàng Lan cố gắng học cho xong Tiến sỹ."
Về lý do đằng sau việc Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung nhận tội, bà Tâm cho biết: "Theo tôi vì cái áp lực của nhà tù là chính. Còn những việc làm của Trung, thì tôi nghĩ, Trung biết là Trung làm đúng, chứ không sai. Trung cũng động viên gia đình là vì nhiều nguyên nhân khác nữa mà Trung phải làm như vậy."
"Những cái đó không thể đưa hết lên truyền hình đâu. Nhiều khi vì những áp lực với gia đình nữa, cho nên Trung không muốn ảnh hưởng đến bố mẹ."
Khi được hỏi liệu có phải Thạc sỹ Trung đã nhận tội vì muốn áp lực lên gia đình bị giảm đi và muốn bản án được nhẹ hơn hay không, mẹ của nhà hoạt động này khẳng định:
"Cái đó chỉ là một phần thôi, Trung rất thương gia đình. Có lẽ bây giờ chưa tiện nói ra, nhưng sau này các anh sẽ hiểu thôi. Vì nó có ảnh hưởng đến gia đình, cái chính là thế."
Bà Tâm không cho rằng con trai của bà đã chịu nhận tội dưới các tác động điều khiển tâm lý như "bị thôi miên," nhưng tin rằng có thể đã có ai đó mong muốn làm "hạn chế" tiếng nói của Tiến Trung sau sự việc, sau này, khi con trai của bà mãn hạn tù".
"Trung có một niềm tin. Cái gì Trung không làm được thì mọi người tiếp tục làm... Tôi tin rằng con tôi vô tội."
"Tôi nghĩ rằng Trung không làm gì sai cả, chỉ có điều Trung đi hơi sớm, đơn lẻ, chứ không như tình hình bây giờ," bà Tâm nhận định.
"Ý thức cải tạo kém"
Ông Trần Anh Kim (AP)
Người nhà ông Trần Anh Kim (bên phải) cho hay ông vẫn "giữ nguyên lập trường chính trị" của mình trong trại giam.
Vợ của một phạm nhân khác trong vụ án, cựu chiến binh Trần Anh Kim, người bị kết án 5 năm rưỡi tù giam, ba năm quản chế và đang thụ án tại trại giam Ba Sao ở tỉnh Nam Hà, cho hay ông Kim "mạnh khỏe" và tinh thần "vẫn dũng cảm."
"Anh Kim bây giờ được giam chung với một số đồng bào ở Tây Nguyên bị bắt trong vụ kiện đòi đất cát và một một số anh đấu tranh về chính trị khác," bà Nguyễn Thị Thơm, vợ của vị cựu trung tá quân đội, cựu Bí thư Đảng ủy quân sự, phó chỉ huy chính trị Ban quân sự Thị xã Thái Bình, cho biết.
Về khả năng được giảm án, ân xá của ông Kim, bà Thơm cho hay: "Với những người tù chính trị như anh Kim, khi mà mình vẫn giữ lập trường của mình, thì có lẽ họ cũng không thể có ân xá hay khoan hồng cho những người làm chính trị mà lập trường vững vàng như cánh anh Kim đâu."
Bà Thơm cho BBC hay ông Kim được trại giam đánh giá là có "ý thức cải tạo kém," "không chấp hành," và do đó khó có khả năng ông được ân giảm:
"Đợt vừa rồi, tôi nhận được thư của trại giam gửi về cho gia đình, thân nhân. Họ nhờ gia đình kết hợp giáo dục thành viên phạm nhân, như anh Trần Anh Kim là ý thức cải tạo kém, không chấp hành... Vấn đề họ đưa ra nhận xét anh Kim như thế thì chuyện ân xá hay ra sớm như anh Kim thì chắc là không có."
Vợ của nhà hoạt động đang bị giam thuật lại rằng chồng bà tiếp tục tin ông vô tội: "Lúc nào anh ấy cũng khẳng định những việc anh ấy làm có ích lợi cho dân tộc Việt Nam, đòi quyền lợi cho bản thân anh và quyền lợi của dân tộc, nhân dân mình được hưởng theo những công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết."
"Nếu như họ làm được bất cứ điều gì để đạt được mục đích để hạ uy tín của ông Kim đối với trong và ngoài nước, thì họ phải làm như thế."
Bà Nguyễn Thị Thơm, vợ của ông Trần Anh Kim
"Anh ấy là những người biết cho nên anh ấy đòi quyền lợi cho bản thân, dân tộc và đất nước và anh ấy khẳng định điều ấy là đúng. Thứ hai, anh ấy bảo cả cuộc đời anh ấy sống trong sạch, làm việc gì cũng vì việc chung, vì dân tộc cả, chứ anh không làm việc gì sai cả. Còn bây giờ họ bắt anh ấy vào đây là vì họ muốn bịt đi tiếng nói của anh ấy thôi."
Trước câu hỏi vì sao ông Kim đã nhận tội, nhưng nay lại không chịu "cải tạo" tốt, bà Thơm bình luận: "Nếu như họ làm được bất cứ điều gì để đạt được mục đích để hạ uy tín của ông Kim đối với trong và ngoài nước, thì họ phải làm như thế. Nhưng tôi nghĩ đó chỉ là một khía cạnh để che mắt tất cả những người nào đó không am hiểu sâu về mục đích cao cả và chính trị thôi."
"Còn những người nào hiểu sâu về mục đích cao cả, về chính trị, về đất nước, họ sẽ không nghĩ như thế. Và tôi nghĩ mục đích ấy của họ không đạt được, cho nên trong vụ án của ông Kim, họ tuyên án ông Kim rất nặng nề."
Người nhà của ba trong số các phạm nhân mà BBC có dịp trao đổi đều cho biết họ gặp khó khăn ít nhiều từ mặt vật chất, tới tinh thần, sau khi các phạm nhân, vốn là các trụ cột gia đình về phương diện kinh tế, tinh thần, bị lãnh án tù.
BBC chưa liên lạc được với gia đình của luật sư Lê Công Định. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên báo Việt Nam, cô Ngọc Khánh, vợ của luật sư Định, tiết lộ "chúng tôi coi như là đã ly thân rồi".
Một bản tin hôm 29/8/2011 của Thông tấn xã Việt Nam cho biết Nhà nước vừa công bố ân xá cho 10.535 phạm nhân, nhân dịp kỷ niệm Quốc khánh 2/9, trong đó có 1.333 người là nữ, 29 người trên 70 tuổi, và 150 cựu cán bộ, quan chức.
Tuy nhiên, các phạm nhân trong vụ án chính trị thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước và quốc tế năm 2010, có thể còn phải trải qua nhiều thời gian nữa trước khi có thể được xét ân xá, đặc xá hay hưởng khoan hồng như kỳ này.

Pháp nhắc lại lời yêu cầu Việt Nam trả tự do cho ông Phạm Minh Hoàng

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110830-phap-nhac-lai-loi-yeu-cau-viet-nam-tra-tu-do-cho-ong-pham-minh-hoang


Pháp nhắc lại lời yêu cầu Việt Nam trả tự do cho ông Phạm Minh Hoàng

Ông Phạm Minh Hoàng, người Pháp gốc Việt bị án 3 năm tù ngày 10/08/2011
Ông Phạm Minh Hoàng, người Pháp gốc Việt bị án 3 năm tù ngày 10/08/2011
Vietnam News Agency / AFP

Trọng Nghĩa
Phát biểu với báo chí vào hôm nay, 30/08/2011, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Pháp Bernard Valero, đã tỏ ý tiếc là ông Phạm Minh Hoàng không nằm trong danh sách tù nhân được ân xá nhân lễ Quốc khánh Việt Nam 02/09. Do đó, Paris đã lập lại yêu cầu trả tự do cho ông Hoàng.

Ông Phạm Minh Hoàng, quốc tịch Pháp, gốc Việt, đấu tranh cho nhân quyền. Ngày 10/08/2011 vừa qua, ông đã bị một tòa án tại Việt Nam kết án ba năm tù giam và ba năm quản thúc tại gia với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền. Tòa án kết tội ông về 33 bài báo mà ông đã công bố trên blog dưới bút hiệu Phan Kiến Quốc, bị coi là đã "bôi đen hình ảnh của đất nước."
Theo bộ Ngoại giao Pháp, « lẽ ra quyết định ân xá hơn 10.000 phạm nhân, nhân dịp lễ Quốc khánh Việt Nam 02/09, phải là cơ hội để trả tự do cho ông Phạm Minh Hoàng. Điều đó đã không diễn ra. Chúng tôi rất thất vọng vì thông điệp của chúng tôi đã không được lắng nghe ».
Vì thế, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Pháp yêu cầu Việt Nam xem xét lại quyết định của mình « càng sớm càng tốt » để ông Phạm Minh Hoàng « được tự do ».
Xin nhắc lại là nhân lễ Quốc khánh 02/09, chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã ân xá cho 10.244 tù nhân vì hạnh kiểm tốt, và đã xóa tội cho 291 người khác bị án nhưng chưa chấp hành hình phạt.
Ông Bernard Valero cho biết là Paris đã gửi yêu cầu xin ân xá ông Phạm Minh Hoàng đến chủ tịch nước Việt Nam. Theo bộ Ngoại giao Pháp, « như nhiều người khác tại Việt Nam, ông Phạm Minh Hoàng đã bị bắt và bị kết án vì đã bày tỏ ý kiến của mình », và thời gian ông bị tạm giữ đã tương đương với một phần ba án tù.
Ngoài nước Pháp, mới đây, bà Catherine Ashton, lãnh đạo ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu cũng lên tiếng đòi hỏi Việt Nam trả tự do cho ông Phạm Minh Hoàng, đồng thời tôn trọng quyền tự do ngôn luận.

Thành viên diễn đàn HVA tìm và vô hiệu hóa Sinh Tử Lệnh

http://tintuchangngay4.wordpress.com/2011/08/29/thanh-vien-di%E1%BB%85n-dan-hva-tim-va-vo-hi%E1%BB%87u-hoa-sinh-t%E1%BB%AD-l%E1%BB%87nh/


Thành viên diễn đàn HVA tìm và vô hiệu hóa Sinh Tử Lệnh

sinhtu1.jpg
Tqvn2004 tổng hợp
-
Nhóm tin tặc Sinh Tử Lệnh nổi lên kể từ khi hack vào diễn đàn X-cafevn.org và Dân Luận ngày 28/2/2010, đánh cắp thông tin cá nhân của các thành viên và tung lên mạng tại trang sinhtulenh.org. Thực ra họ đã có nhiều hoạt động phá hoại từ trước, nhưng chưa lấy Sinh Tử Lệnh làm danh xưng. Rất nhiều trang web nổi tiếng đã trở thành nạn nhân của Sinh Tử Lệnh, trong đó phải kể đến blog Osin Huy Đức, trang Minh Biện, Talawas, Bauxite Việt Nam, blog Anh Ba Sàm, blog của nhạc sĩ Tô Hải, Thông Luận, v.v…
Hoạt động tấn công trên mạng của nhóm Sinh Tử Lệnh rất đa dạng, từ đánh cắp thông tin cá nhân (ví dụ mật khẩu hòm thư hoặc quyền điều khiển trang blog) bằng cách gửi email có virus hoặc lừa nạn nhân vào những trang web giả mạo (phishing) cho đến tấn công từ chối dịch vụ (DoS) quy mô lớn. Sinh Tử Lệnh đã đột nhập vào một số trang cung cấp phần mềm gõ tiếng Việt như VPS, Unikey hay VietKey, thay thế bộ gõ ban đầu bằng phiên bản có chứa mã độc (trojan), để biến máy tính của người sử dụng thành bàn đạp tấn công các trang web lề trái theo lệnh của họ. Nạn nhân gần đây nhất của những mạng botnet (mạng gồm nhiều máy tính bị nhiễm virus) của Sinh Tử Lệnh là Dân Làm Báo, Tin Tức Hàng Ngày, HVA Online và cả VietnamNet.
Rất may cho chúng ta là một số kỹ thuật viên bên mạng HVA Online đã bắt tay vào phân tích mã virus của nhóm Sinh Tử Lệnh, từ đó phát hiện ra rất nhiều phiên bản khác nhau của virus Sinh Tử Lệnh. Họ đã gửi những phân tích của mình tới các hãng phần mềm diệt virus nổi tiếng thế giới để cập nhật cách diệt (trước đó người ta chỉ biết tới một phiên bản là Vecebot), giúp loại bỏ loại trojan độc hại này khỏi máy của người sử dụng, nếu máy tính có cài trình diệt virus của hãng. Họ cũng đã tìm ra những trung tâm điều hành mạng botnet, và thông báo với nhà cung cấp dịch vụ để đóng cửa các server vi phạm pháp luật này.
Độc giả có thể hỗ trợ các thành viên HVA Online trong cuộc chiến chống lại Sinh Tử Lệnh bằng cách:
- Đọc về cách kiểm tra máy có bị nhiễm virus của Sinh Tử Lệnh hay không ở đây: http://www.hvaonline.net/hvaonline/posts/list/540/39641.hva
- Thông báo rộng rãi cho bạn bè mình cách kiểm tra máy tính
- Chuyển những mẫu nghi có virus tới thành viên HVA, hoặc
- Giúp các kỹ thuật viên HVA chuyển mẫu virus đã bị phát hiện tới các hãng diệt virus (càng nhiều người báo thì họ càng ưu tiên cập nhật cách diệt sớm hơn).
Theo nhận xét của Admin PXMMRF trên HVA Online thì đây là một tổ chức có khá nhiều thành viên và nguồn tài chính dồi dào:
Như chúng ta đã thấy qua quá trình giải mã (RCE) của anh TQN, Sinh Tử Lệnh (STL) có khá nhiều webserver, trên 10 cái, đặt ở nhiều quốc gia mà điển hình là Hoa Kỳ và Nga, chuyên dùng làm master-webserver, chỉ huy và điều khiển các cuộc tân công DDoS vào các trang mang Việt Nam. Nạn nhân mới đây chính là HVA. Nạn nhân mới nhất là Vietnamnet.net. Hôm nay trên báo SGGP, Vietnamnet đã xác nhân thông tin website này bị DDoS. Việc bị DDoS đã làm cho website này luôn bị quá tải. Việc truy cập đến các trang của website khá chậm, đăc biệt là các trang đăng tải các hình ảnh.Tuy có nhiều master webserver như vậy, nhưng thưc tế gần đây STL chỉ sử dung thường xuyên một số master website-webserver. Chúng là: - second.dinest.net
- map.priper.info
- speed.cyline.org
- net.iadze.com
- một, hai website-webserver khác
STL thường chuyển nhiệm vụ thường trực chỉ huy điều khiển mang bot (in-charge) từ webserver này sang webserver khác, nhằm làm chúng ta bối rối trong việc theo dõi. Ngoài ra chúng còn thay đổi cổng truy cập, thí dụ từ 80 TCP sang 8080 TCP hoăc sang 443 TCP HTTPS…. Gần đây STL cũng đã dời webserver second.dinest.net từ một địa chỉ IP tĩnh cũ sang một đia chỉ IP tĩnh mới, để đánh lạc hướng người theo dõi.
Các webserver nói trên hầu hết hay tất cả chỉ hosting (đặt) một website duy nhất làm nhiệm vụ master webserver cho mạng bot. Các webserver nói trên đa phần là các dedicated server (server thuê riêng), chỉ một hai cái có thể là virtual server (Hai hay vài virtural server cùng trên một máy chủ).
Để theo dõi, điều chỉnh, bảo dưỡng, giải quyết các trục trặc về KT và hành chính từ xa (remote management) tất cà các master webserver nói trên thường xuyên, hàng giờ thì chắc chắn STL phải cần ít nhất là từ 3-4 người có trình độ KT khá và tương đối thông thạo ngoai ngữ (tiếng Anh). Thông thao đươc hiểu là trao đổi đươc qua phone, khi khẩn cấp và qua email. Chứ không phải là người có trình độ tiêng Anh ngớ ngẩn như một thành viên non nớt của STL viết một câu tiếng Anh dớ dẩn như vừa qua.
Ai đã từng đặt một webserver ở nước ngoài đều biết rõ và trải nghiệm điều này.
Chi phí thuê nhiều webserver đặt ở nước ngoài như STL đang làm, không hề nhỏ chút nào. Ai đã thuê dedicated server nước ngoài cũng biết rõ điều này. Các chi phí phụ, cần cho webserver hoạt động ổn định thường lại khá cao.
Để làm được rất nhiều việc như ta đã thấy hiện nay (không chỉ theo dõi quản lý các webserver, mà còn nhiều việc khác, như viết, sưu tầm các mã virus, trojan, tổ chức và thưc hiện việc gây nhiễm hàng trăm ngàn máy zombies ở VN và nước ngoài với virus tạo ra, theo dõi hiệu quả của quá trình….) STL cần nhiều nhân lực. STL cũng còn phải có một nhóm chuyên đọc, theo dõi nội dung và các bài viết trên rất nhiều website, blog trên mạng, để quyết định hay xin chỉ thị cấp trên là đánh (DDoS hay khui thông tin cá nhân nói xấu người chủ trì trang mạng) ai? Đánh như thế nào (đánh cảnh cáo – có thể như với Vietnamnet.net, hay đánh cho sụp hẳn – như với HVA)? Đánh thật hay đánh giả? (Đánh giả để che giấu mục đích thật, sâu xa của STL)….. Các bạn thử đoán xem cần bao nhiêu người để làm cho đạt yêu cầu (của cấp trên) việc này?
Nếu ai đó nói về một vài công việc khác mà có thể STL đang làm, chúng ta có thể phải kinh ngạc về khối lượng công việc họ phải làm và thán phục về ý tưởng sâu xa, thâm hiểm của họ.
Tôi nghĩ rằng STL là một tổ chức khá chặt chẽ, với biên chế hàng chục người, có thể lên đến 40-50 người, kể cả cấp trên trực tiếp. Tất nhiên STL gồm nhiều thành phần trong đó có vài bạn nhỏ VN biết ít nhiều về virus, nhưng dại dột trong cuộc sống. Nhưng cũng có những những người có trình độ khá, hay rất khá về virus, IT hoặc có những ý tưởng độc đáo, thông minh. Vì vậy không nên đánh giá STL quá thấp, như một số bạn đã viết. Cũng không nên đánh giá quá cao, để sợ.
Điều lạ lùng là nhóm Sinh Tử Lệnh tấn công dai dẳng vào một trang tin lớn của Việt Nam, đó là VietnamNet, mà không thấy cơ quan chức năng nào vào cuộc để tìm ra thủ phạm:
Sáng nay vô thử Vietnamnet thì vẫn tràn ngập trong “biển lửa”. Tất cả các trang mạng thuộc Vietnamnet đều chập chờn và đa số là bị lỗi 404.Hôm trước có vô được nhưng cực kỳ chậm. Điều này chứng tỏ cho đến nay Vietnamnet vẫn còn bị tấn công nặng nề, thậm chí còn nặng nề hơn mấy hôm trước. Botnet của Sinh Tử Lệnh vẫn tiếp tục “crawl” (dựa thông tin lấy từ con vmware đang chạy thử) và dường như Vietnamnet ứng dụng javascript để redirect nhưng chỉ thuần tuý redirecting nhưng không kiểm soát cụ thể cái gì được redirect và cái gì không được redirect. Hơn nữa, botnet của Sinh Tử Lệnh đập thẳng vô những trang chính của của Vietnamnet và sau đó tiếp tục “crawl” thì không có cách gì đỡ nổi. Về mặt pháp lý, lẽ nào một trang web lớn như Vietnamnet, một trong những cơ quan ngôn luận của nhà nước mà vẫn bó tay thúc thủ? Thông tin giải mã đã được anh em ở HVA công bố quá đầy đủ. Các cơ quan chức năng thừa sức mạnh để làm việc xuyên qua những channel chính thức để thộp cổ bọn tội phạm này. Nếu chuyện tường lửa đã được áp dụng để cản đến mức độ từng blog mà không thể dùng tường lửa để cản các master bots thì đây quả là chuyện kỳ lạ.
Để bảo vệ chính mình, hãy sử dụng ít nhất một chương trình diệt virus được cập nhật thường xuyên. Nếu không có tiền mua, độc giả có thể dùng tạm các bản miễn phí nổi tiếng sau đây:
- AVG Free
- AVAST! Free
- AVIRA Free
- Microsoft Security Essentials
Theo: http://danluan.org/node/9739

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Ông Lê Hồng Anh chỉ đạo lý luận

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/110829_lehonganh_ideology_debate.shtml


Ông Lê Hồng Anh chỉ đạo lý luận

Cập nhật: 02:53 GMT - thứ ba, 30 tháng 8, 2011

Ông Lê Hồng Anh
Ông Lê Hồng Anh nay là Thường trực Ban Bí thư
Đại tướng công an Lê Hồng Anh đề nghị các nhà lý luận của Đảng 'thảo luận dân chủ' để làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh thực tế thúc đẩy đảng cầm quyền phải lý giải nhiều vấn đề của Việt Nam.
Ở cương vị thường trực Ban Bí thư của Trung ương Đảng, ông Lê Hồng Anh, người được cho là do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đưa lên, đã tổng kết nhiệm kỳ năm năm của Hội đồng lý luận trung ương hôm 27/8 ở trụ sở báo Nhân dân tại Hà Nội.
"Dân chủ trong thảo luận, tranh luận khoa học sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra," Lê Hồng Anh được trích lời phát biểu trong phiên họp.
Ông cũng thừa nhận rằng "Nếu không có dân chủ trong thảo luận… thì khoa học không thể phát triển".
Vẫn chưa rõ về chủ nghĩa xã hội?
Ngoài ông Lê Hồng Anh còn hai ủy viên Bộ chính trị khác là ông Tô Huy Rứa và ông Đinh Thế Huynh cho thấy tầm quan trọng của vấn đề lý luận với ban lãnh đạo nhiệm kỳ mới sau một loạt sắp xếp lại về tổ chức Đảng, Quốc hội và Chính phủ từ Đại hội Đảng hồi đầu năm tới nay.
Thường trực Ban bí thư Lê Hồng Anh dẫn chứng là "nhiều vấn đề mới…đã được phát hiện", thông qua "dân chủ bàn bạc… và khảo sát thực tế" trong quá trình tổng kết 20 năm đổi mới kinh tế từ năm 1991.
"Nếu không có dân chủ trong thảo luận… thì khoa học không thể phát triển."
Ông Lê Hồng Anh
Ông nói việc các nhà nghiên cứu được phép tự do nêu ý kiến sẽ giúp khắc phục những hiện tượng bảo thủ, trì trệ, giáo điều trong nghiên cứu khoa học và ‘mở đường cho cái mới, cái tiến bộ’ phát triển.
Tổng kết nhiệm kỳ của Hội đồng lý luận trung ương từ năm 2006 đến nay, ông Anh nêu rõ hội đồng đã làm rõ thêm về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam và Nhà nước pháp quyền 'xã hội chủ nghĩa của nhân dân do Đảng lãnh đạo'.
Tuy nhiên hiện chưa rõ các vấn đề mới về "văn hóa, xã hội, tư tưởng, lý luận, báo chí trong tình hình hiện nay" mà ông Lê Hồng Anh khen ngợi là gì.
Thời gian qua, Đảng Cộng sản Việt Nam tăng cường chỉnh đốn truyền thông chính thống trong bối cảnh các trang mạng tự do ngày càng phát triển mạnh.
Với vài triệu blogger cá nhân và con số người dùng Internet tăng nhanh vào loại nhất châu Á, việc kiểm soát các luồng thông tin trong và ngoài nước ngày càng khó khăn.
Các trí thức Việt Nam và nhiều giới khác đang đề nghị sửa đổi Hiến pháp để phù hợp với nhu cầu cải cách hành chính, pháp luật và hội nhập.
Các tiết ḷô từ điện thư của giới ngoại giao Mỹ từ Việt Nam do Wikileaks tung ra cũng cho thấy nội bộ giới cầm quyền cho chia rẽ mạnh về đường lối phát triển đất nước.
Tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, nhu cầu dân chủ hóa xã hội, chống tham nhũng đều được xã hội Việt Nam bàn thảo rộng rãi, bất kể Đảng cộng sản muốn hay không.
Trong một cuộc gặp hôm 18/8, Trung tướng công an Trần Đại Quang đã yêu cầu ngành báo chí cộng tác chặt chẽ với an ninh vì nhu cầu kiểm soát đó.
Hôm 27/8, báo Quân Đội Nhân Dân có bài phê phán cách tư duy "bảo vệ an ninh Biển Đông" trước Trung Quốc bằng cách thay đổi thể chế sang dân chủ và liên kết chặt với Phương Tây.
Những điều này cho thấy Việt Nam đang đứng trước một bước ngoặt về tư duy với các xu hướng đòi cải cách triệt để tích hợp lại từ nhiều luồng khác nhau, tạo sức ép lên Đảng cầm quyền.
Nay, ông Lê Hồng Anh khen ngợi Hội đồng lý luận trung ương đã nghiên cứu và đề xuất những luận cứ đấu tranh với các quan điểm "sai trái với đường lối, quan điểm của Đảng" trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền.
Ông cho biết là Hội đồng lý luận trung ương đã phối hợp tốt với nhiều cơ quan khác nhau để thực hiện cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, bao gồm các cơ quan báo chí, truyền thông, quân đội, công an, Ban tuyên giáo, Ban đối ngoại và Học viện chính trị quốc gia.
Đại tướng Lê Hồng Anh cũng giao một số nhiệm vụ cho Hội đồng trong năm năm tới là tiếp tục làm rõ thêm nữa những vấn đề lý luận cơ bản và cung cấp luận cứ cho công tác sửa đổi Hiến pháp.
Hội đồng lý luận trung ương là cơ quan đầu não nghiên cứu của Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập năm năm trước đây theo quyết định của Bộ chính trị do cựu Tổng bí thư Nông Đức Mạnh ký để bảo vệ lý thuyết Leninist trước những luận cứ phản bác lại ngày càng gia tăng ngay tại Việt Nam.
Đương kim Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng là chủ tịch hội đồng.

THƯ NGỎ GỬI CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VIỆT NAM VỀ HIỂM HOẠ NGOẠI BANG VÀ SỨC MẠNH DÂN TỘC

http://anhbasam.wordpress.com/2011/08/30/thu-ngo-gui-lanh-dao-vn-cua-tri-thuc-hai-ngoai/


THƯ NGỎ GỬI CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO VIỆT NAM

VỀ HIỂM HOẠ NGOẠI BANG VÀ SỨC MẠNH DÂN TỘC

Kính gửi:
Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chủ tịch và Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Thủ tướng và Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
Tổng Bí thư và Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Thưa quý vị,
Chúng tôi, một số trí thức sinh sống tại nước ngoài, gửi đến quý vị lá thư ngỏ này để phát biểu những suy nghĩ thẳng thắn và xây dựng trước tình hình nghiêm trọng của Việt Nam hiện nay.
Trước hết, chúng tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ bản “Tuyên cáo” ngày 25 tháng 6, 2011 của 95 nhân sĩ, trí thức, tố cáo và lên án nhà cầm quyền Trung Quốc liên tục gây hấn, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Chúng tôi đồng thời hưởng ứng bản “Kiến nghị” ngày 10 tháng 7, 2011 của 20 nhân sĩ, trí thức, kêu gọi Quốc hội và Bộ Chính trị công khai hoá thực trạng quan hệ Việt-Trung, nhấn mạnh vào nhu cầu đổi mới hệ thống chính trị, tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của nhân dân để có thể thực hiện thành công nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước.
Cả hai bản Tuyên cáo và Kiến nghị đại diện những tiếng nói can đảm, trung thực của giới trí thức yêu nước mà chúng tôi có cơ hội tiếp xúc, trực tiếp hay gián tiếp, trong nhiều năm qua. Dù xa quê hương đã lâu, dù còn mang quốc tịch Việt Nam hay đã trở thành công dân nước ngoài, chúng tôi vẫn luôn quan tâm đến các khó khăn và thuận lợi của đất nước. Do đó chúng tôi ủng hộ những ý kiến chính đáng của nhân sĩ, trí thức trong nước và chỉ trình bày ngắn gọn một số nhận định bổ túc sau đây.
Hiểm hoạ ngoại bang
Sau chiến tranh biên giới cực Bắc năm 1979, nguồn tư liệu do Nhà nước bạch hoá về quan hệ Việt-Trung cho thấy mối quan hệ giữa hai nước không tốt đẹp như nhiều người lầm tưởng. Do hơn 30% dân số Việt Nam hiện sử dụng internet, thông tin ngày nay không còn là độc quyền của riêng ai. Kết hợp các nguồn tư liệu khác nhau cũng cho thấy rằng đối với Trung Quốc, “Việt Nam là một đối tượng quan trọng cần khuất phục và thôn tính” (“Sự thật về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua”, nxb Sự thật, 1979, trang 8).
Quan điểm trên được thể hiện rõ nét qua một chiến lược nhất quán của Trung Quốc trong gần 60 năm nay tuy chiến thuật tùy lúc, tùy thời có khác nhau: phản bội Việt Nam ở Hội nghị Geneva năm 1954, ngăn cản Việt Nam thương lượng với Mỹ năm 1968, dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974, phát động chiến tranh biên giới năm 1979, dùng vũ lực đánh chiếm một phần Trường Sa năm 1988; và sau khi quan hệ giữa hai nước đã bình thường hoá năm 1991, từng bước lũng đoạn kinh tế, thu vét tài nguyên, thực hiện mưu đồ đồng hoá, xâm phạm chủ quyền và đối xử tàn bạo đối với ngư dân Việt Nam trên Biển Đông.
Sức mạnh dân tộc
Việt Nam có lịch sử chống ngoại xâm, phần lớn là từ phương Bắc, trong nhiều thế kỷ. Việt Nam cũng có nhiều tài nguyên thiên nhiên, với non 20 triệu héc-ta rừng, và hơn 3.200km đường biển. Trong dân số gần 90 triệu, hơn 3 triệu người có trình độ đại học trở lên. Do biến chuyển thời cuộc, hiện có hơn 3 triệu người gốc Việt sinh sống tại nước ngoài, trong đó có hơn 300.000 người có trình độ đại học trở lên và nhiều người là chuyên gia, giáo sư ở những công ty, trường đại học hàng đầu của thế giới.
Vị thế chính quyền
Sau hơn 35 năm lãnh đạo một đất nước thống nhất, các nhà cầm quyền chắc biết rõ hơn ai hết toan tính thâm độc của Trung Quốc và tình thế nguy nan của Việt Nam. Nhưng trong thời gian qua những chính sách và biện pháp đối nội và đối ngoại được thực thi đã tỏ ra lúng túng và mâu thuẫn, trái với sự mong đợi của toàn dân. Tình trạng này hiển nhiên làm suy yếu sức mạnh dân tộc, đòi hỏi chính quyền cần phải có những thay đổi toàn diện về cơ chế và chính sách mới có thể bảo vệ được chủ quyền và phát triển đất nước.
Những việc cần làm
Khác với các cuộc xâm lăng trong quá khứ, Trung Quốc trong thế kỷ XXI có nhiều lý do cần thiết hơn và nhiều điều kiện thuận lợi hơn để “khuất phục và thôn tính” Việt Nam mà không cần sử dụng vũ khí hay tổn thất nhân mạng. Mặc dù yếu kém hơn Trung Quốc về kinh tế và quân sự, Việt Nam có một lợi thế lớn chưa từng có trong lịch sử: không một nước tự do, dân chủ nào muốn thấy một nước độc tài chuyên chế như Trung Quốc xâm phạm quyền lợi hay quyền tự quyết của một nước khác, đe dọa tình trạng ổn định trong khu vực và toàn cầu. Tuy nhiên, cũng sẽ không có quốc gia hay liên minh nào có thể hỗ trợ Việt Nam nếu, trước hết, chính phủ Việt Nam không chứng tỏ là có ý chí và khả năng bảo vệ dân tộc và đất nước của mình.
Một lần nữa, chúng tôi khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ các ý kiến chính đáng vừa qua của nhân sĩ, trí thức trong nước. Chúng tôi hi vọng quý vị lãnh đạo tiếp thu đóng góp quan trọng ấy và sớm thiết lập một lộ trình cải cách cụ thể để được nhân dân tin tưởng và ủng hộ. Chúng tôi đề nghị những điểm chính dưới đây cần được chú trọng khi quyết định lộ trình:
1- Đối với Trung Quốc: Cần xác định công khai và rõ ràng lập trường của Việt Nam đối với chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa-Biển Đông: mọi tranh chấp phải được giải quyết dựa trên luật pháp quốc tế và chứng cứ lịch sử. Cần xét lại toàn bộ quan hệ Việt-Trung và chỉnh sửa những quyết định sai lầm trước đây khiến Việt Nam mất cân bằng, lệ thuộc vào mối quan hệ này trên các lãnh vực khác nhau. Cần nhấn mạnh truyền thống hiếu hòa của Việt Nam với nhân dân Trung Quốc, đặc biệt là trí thức tiến bộ, để tranh thủ sự ủng hộ của họ trong việc cùng tranh đấu cho công bằng và quan hệ bình đẳng giữa hai nước.
2- Đối với ASEAN và các nước khác: Cần tiếp tục củng cố và phát triển quan hệ hợp tác với thành viên ASEAN cũng như những nước then chốt khác. Cần đồng thuận trong việc bác bỏ đòi hỏi trên 80% chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc và trong lập trường đàm phán đa phương với Trung Quốc về Trường Sa. Cần tranh thủ sự ủng hộ của ASEAN và quốc tế cho một giải pháp về Hoàng Sa trên cơ sở luật pháp quốc tế và chứng cứ lịch sử. Cần thúc đẩy sự đồng thuận của ASEAN trong việc đổi tên Biển Đông thành Biển Đông Nam Á để góp phần vô hiệu hóa đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc, và để tránh ngộ nhận về các tên gọi khác nhau cho một vùng biển chung.
3. Đối với nhân dân trong nước: Cần sửa đổi Hiến pháp để đẩy mạnh quá trình dân chủ hoá với ba cơ chế hoàn toàn độc lập: Quốc hội và cơ chế đại diện ở cấp thấp hơn, cơ chế toà án và cơ chế chính quyền. Cần thực hiện tự do bầu cử và ứng cử. Cần tôn trọng các quyền tự do công dân quy định bởi Hiến pháp Việt Nam và những công ước quốc tế mà Việt Nam cam kết tôn trọng, cụ thể như quyền tự do biểu tình và tự do phát biểu nhằm phản đối hành động hung hãn của Trung Quốc trên Biển Đông. Cần trả lại tự do cho những công dân bị giam giữ vì tranh đấu ôn hòa cho tự do, dân chủ, cho chủ quyền quốc gia, để đoàn kết toàn dân. Cần cải tổ hệ thống luật pháp, kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế, v.v. để đẩy lùi tham nhũng, giảm thiểu bất công, gia tăng năng lực, bảo vệ tài nguyên. Cần tham khảo với những nhóm nghiên cứu độc lập (như Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã phải tự giải thể năm 2009) trong quá trình hình thành các chính sách có tầm vóc quốc gia và quốc tế.
4. Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài: Cần tạo bước đột phá để cải thiện sự hợp tác của cộng đồng vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Cần cho tái thiết Nghĩa trang Biên Hoà vô điều kiện, giúp đỡ chương trình tìm kiếm hài cốt những người đã bỏ mình trong trại tù cải tạo, không can thiệp vào việc xây dựng bia tưởng niệm thuyền nhân ở các nước Đông Nam Á. Đây là bước cần thiết bắt đầu một quá trình nghiêm túc thực hiện hoà giải và hoà hợp dân tộc.
Mặc dù chính quyền kêu gọi trong nhiều năm, sự đóng góp về trí tuệ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài vẫn quá nhỏ bé: số chuyên gia, trí thức hàng năm về nước “chuyển giao công nghệ” chỉ trong vòng 500 lượt người trên con số hơn 300.000 trí thức.
Có hai nguyên nhân chính: (1) cơ chế chính quyền hiện hữu không những đánh mất niềm tin của người dân trong nước mà còn là cản trở lớn cho trí thức ở nước ngoài muốn đóng góp vào mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” do chính Nhà nước đề ra;  (2) sự nghi ngờ, thiếu tin tưởng vào thiện chí của trí thức còn phổ biến trong một bộ phận không nhỏ của lãnh đạo.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài còn có điều kiện nghiên cứu và vận động tìm kiếm những giải pháp thuận lợi cho Việt Nam, như tranh thủ sự ủng hộ của các chính phủ và dư luận quốc tế cho quan điểm của Việt Nam. Thực tế là một số chuyên gia trong và ngoài nước từng hợp tác với nhau trong các hoạt động theo chiều hướng này và công cuộc vận động đã đạt được một số kết quả tích cực về vấn đề Biển Đông và sông Mekong.
Trước chiến lược trước sau như một của Trung Quốc đối với Việt Nam và trước tham vọng bành trướng, bá quyền ngày càng lộ rõ của Trung Quốc, đất nước và nhân dân đòi hỏi quý vị phát huy sức mạnh dân tộc, đoàn kết toàn dân trong và ngoài nước trong giai đoạn cực kỳ hiểm nguy cho Việt Nam. Chúng tôi mong quý vị dũng cảm nắm lấy thời cơ duy nhất để thực hiện một cuộc cách mạng dân chủ toàn diện, xây dựng một chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân, nhằm đưa Việt Nam lên vị thế xứng đáng với các nước trong khu vực và cộng đồng thế giới.
Trân trọng kính chào,
Ngày 21 tháng 8 năm 2011
Đồng ký tên:

Xem Thư ngỏ bản pdf

Trí thức hải ngoại 'kiến nghị' với chính phủ

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/110830_oversea_viet_letter.shtml


Trí thức hải ngoại 'kiến nghị' với chính phủ

Cập nhật: 09:57 GMT - thứ ba, 30 tháng 8, 2011

Người Việt biểu tình chống Trung Quốc ở Los Angeles
Trí thức hải ngoại lo sợ 'hiểm họa' từ Trung Quốc
Cộng đồng Trí thức Việt Nam ở nhiều nước gửi thư đóng góp ý kiến “thẳng thắn và xây dựng trước tình hình nghiêm trọng của Việt Nam hiện nay.”
Bức thư với bốn nội dung chính trong ̣đó nhấn mạnh vào vai trò của sức mạnh dân tộc và hiểm họa từ thế các lực bên ngoài mà chủ thể xuyên suốt là Trung Quốc.
Lá thư được gửi đi ngày 23/8/2011 đến các vị lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy chính phủ Việt Nam hiện nay, trong đó có Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình.
Hơn 30 trí thức Việt Nam đồng ký tên dưới lá thư này hiện đang sống và làm việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Úc, Pháp và Thụy sỹ.
Dẫn đầu danh sách là giáo sư, nhà văn Doãn Quốc Sỹ, TS kinh tế Đinh Xuân Quân, Luật sư Đoàn Thanh Liêm, Hồ Bạch Thảo, Lê Xuân Khoa, giáo sư sử học Nguyễn Thế Anh; cùng một số vị như Trịnh Hội, Nguyễn Thị Ngọc Giao, Trương Hồng Sơn...

‘Ngoại bang Trung Quốc’

"Cần xét lại toàn bộ quan hệ Việt-Trung và chỉnh sửa những quyết định sai lầm trước đây khiến Việt Nam mất cân bằng, lệ thuộc vào mối quan hệ này trên các lãnh vực khác nhau."
Hiểm họa của Việt Nam từ thế lực nước ngoài mà bức thư này đặc biệt nhấn mạnh là Trung Quốc, trong đó nhóm trí thức hải ngoại đã đưa ra vấn đề Biển Đông và nhắc tới mối quan hệ bị cho là “không tốt đẹp như nhiều người lầm tưởng” bằng việc dẫn chứng về chiến tranh biên giới năm 1979, “dùng vũ lực đánh chiếm một phần Trường Sa năm 1988” và cáo buộc Trung Quốc đã “từng bước lũng đoạn kinh tế, thu vét tài nguyên, thực hiện mưu đồ đồng hoá, xâm phạm chủ quyền và đối xử tàn bạo đối với ngư dân Việt Nam trên Biển Đông.”
Những người ngày cũng đưa ra những giải pháp với phía chính phủ Việt Nam về vấn nạn ‘ngoại bang Trung Quốc’ trong đó kêu gọi minh bạch thực trạng quan hệ Việt- Trung.
“Chúng tôi đồng thời hưởng ứng bản “Kiến nghị” ngày 10 tháng 7, 2011 của 20 nhân sĩ, trí thức, kêu gọi Quốc hội và Bộ Chính trị công khai hoá thực trạng quan hệ Việt-Trung, nhấn mạnh vào nhu cầu đổi mới hệ thống chính trị, tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của nhân dân để có thể thực hiện thành công nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước.”
Bức thư có đoạn: “Cần xét lại toàn bộ quan hệ Việt-Trung và chỉnh sửa những quyết định sai lầm trước đây khiến Việt Nam mất cân bằng, lệ thuộc vào mối quan hệ này trên các lãnh vực khác nhau."
"Cần nhấn mạnh truyền thống hiếu hòa của Việt Nam với nhân dân Trung Quốc, đặc biệt là trí thức tiến bộ, để tranh thủ sự ủng hộ của họ trong việc cùng tranh đấu cho công bằng và quan hệ bình đẳng giữa hai nước.”
Trịnh Hội
Luật sư Trịnh Hội là một trong những người đồng ký tên trong bức thư gửi chính phủ Việt Nam hôm 23/8
Bên cạnh đó, những thành phần trí trức ở hải ngoại đã lên tiếng phê phán về sự ‘lúng túng’ trong chính sách đối nội và đối ngoại từ phía chính phủ và cho rằng đây có thể ảnh hưởng đến sức mạnh dân tộc.
'Việc cần làm'
Bên cạnh nội dung chính về giải pháp với Trung Quốc, các trí thức nước ngoài cũng yêu cầu chính quyền sửa đổi Hiến pháp, cải tổ cơ chế, trả tự do cho những nhân vật bất đồng chính kiến cũng như đẩy mạnh dân chủ trong đó có quyền biểu tình và và “tự do phát biểu nhằm phản đối hành động hung hãn của Trung Quốc trên Biển Đông”.
Họ kêu gọi chính phủ hỗ trợ một số nguyện vọng nhằm thực hiện quá trình hoà giải dân tộc.
“Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài: ... Cần cho tái thiết Nghĩa trang Biên Hoà vô điều kiện, giúp đỡ chương trình tìm kiếm hài cốt những người đã bỏ mình trong trại tù cải tạo, không can thiệp vào việc xây dựng bia tưởng niệm thuyền nhân ở các nước Đông Nam Á.”
Họ cũng đưa ra những nguyên nhân làm hạn chế số lượng trí thức nước ngoài về nước vì cho rằng việc thiếu tin tưởng của hai bên giữa cơ chế của chính quyền và lực lượng trí thức hải ngoại.
Bức thư của nhóm trí thức hải ngoại khẳng định sự đồng thuận với các nhân sỹ, trí thức ở Việt Nam. Đặc biệt, họ bày tỏ sự ủng hộ với bản Tuyên cáo chống Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam hôm 25/6 và bản Kiến nghị công dân ngày 10/7.
Hai bản Tuyên cáo và Kiến nghị này được lực lượng trí thức nước ngoài đánh giá là những ý kiến chính đáng và trung thực.
Trong khi đó, sau sự kiện về cuộc gặp giữa nhóm nhân sỹ trí thức trong nước và giới chức Hà Nội hôm 27/7, nhiều bài báo trong nước đã lên tiếng chỉ trích những người này và một số blogger nói việc bắt giữ những người biểu tình là theo đúng nghị định 38 về "hành vi gây rối trật tự công cộng".

Wikileaks: Tướng Giáp nói gì với Hoa Kỳ

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/110829_general_giap_wikileaks.shtml


Wikileaks: Tướng Giáp nói gì với Hoa Kỳ

Cập nhật: 12:02 GMT - thứ hai, 29 tháng 8, 2011

Tướng Giáp tại một họp báo ở Hà Nội hôm 30/4 năm 2004
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gặp Đại sứ Hoa Kỳ hồi năm 2004 và 2008
Đại Tướng Võ Nguyên Giáp kêu gọi Việt Nam và Hoa Kỳ tránh những 'sự cố' làm ảnh hưởng tới bang giao hai nước và tăng cường quan hệ, nhất là trong giáo dục, theo các điện tín gửi đi từ Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội mà Wikileaks công bố.
Đại sứ Hoa Kỳ Raymond Burghardt đã có cuộc gặp gỡ từ biệt Tướng Giáp khi kết thúc nhiệm kỳ hồi tháng 9/2004 và Đại sứ Michael Michalak đã gặp vị tướng huyền thoại để bàn về giáo dục hồi tháng 4/2008.
Trong hai bức điện đánh đi từ Hà Nội, các quan chức từ Đại sứ quán Hoa Kỳ không nhất quán khi nói về tuổi của Tướng Giáp. Họ nói vị tướng này 92 tuổi hồi năm 2004 và 97 tuổi khi đề cập tới cuộc gặp hồi năm 2008.
Theo điện tín gửi đi hôm 7/9/2004, Đại sứ Burghardt cùng một số quan chức của đại sứ quán đã tới chào từ biệt Tướng Giáp hôm 3/9.
Vị tướng đã mời đại sứ mở đầu trước và ông Burghardt đánh giá quan hệ Việt - Mỹ 'tiến triển tốt' nhưng 'còn nhiều việc cần làm'.
Với cả người Việt ở Mỹ
Ông cũng nói Hoa Kỳ và Việt Nam từng giao tranh và có một lịch sử đau thương nên tiến bộ chậm và từng bước là 'có thể hiểu được'.
Ông Burghardt nói quan hệ quân sự đã bình thường hóa với chuyến thăm của Tướng [Phạm Văn] Trà, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tới Hoa Kỳ và hai tàu hải quân của Mỹ đã thăm Việt Nam.
Ông cũng nói ông gặp Tướng Trà trong tuần trước đó và ông Trà đã đưa ra những ý tưởng để cải thiện quan hệ quân sự Việt - Mỹ.
Đại sứ Hoa Kỳ nói Hoa Kỳ muốn mở rộng hơn nữa quan hệ quân sự với Việt Nam cũng như hy vọng có thể phá vỡ được sự nghi kỵ và phát triển quan hệ với cảnh sát Việt Nam.
"Sự cải thiện quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam là yếu tố quan trọng để đảm bảo hòa bình và ổn định tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhất là ở Đông Nam Á, và Tướng Giáp cảm ơn Đại sứ đã cố gắng trong lĩnh vực này trong ba năm qua."
Điện tín của Đại sứ quán Hoa Kỳ
Ông cũng nói Việt Nam cần có sự hòa giải tốt hơn nữa với cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ cho dù đã có nhiều cố gắng trong vấn đề này.
Về phần mình, Tướng Giáp nói ông "không phải là nhà ngoại giao" và ông sẽ nói chuyện thẳng thắn.
Người dẫn dắt quân đội Bắc Việt Nam trong hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ nói Việt Nam chia sẻ mong muốn tiếp tục cải thiện quan hệ trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Ông nói hai bên cần tránh các "sự cố", cho dù là lớn hay nhỏ, có thể làm quan hệ xấu đi.
Tướng Giáp nói đã có những "sự cố và vụ việc" không đáng xảy ra trong mấy năm vừa qua.
Ông cũng nhắc tới Hiệp định Paris năm 1973 mà trong đó, theo ông, có điều khoản buộc Hoa Kỳ có trách nhiệm giúp đỡ Việt Nam khắc phục những thiệt hại mà chiến tranh gây ra, bao gồm cả những vấn đề "nhân đạo và truyền thống".
Đại tướng nói ông muốn chính phủ Hoa Kỳ cố gắng hơn nữa trong việc giải quyết vấn đề chất độc Da cam. Tướng Giáp kể ông đã gặp Đô đốc [Elmo] Zumwalt, người ra lệnh rải chất Da cam ở đồng bằng sông Mekong trong cuộc chiến Việt Nam.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội năm 1995
Ông nói những người lính của cả hai bên, trong đó có cả con của Đô đốc Zumwalt, đã bị phơi nhiễm chất độc và vị Đô đốc "đã đồng ý rằng chính phủ Hoa Kỳ phải hợp tác với Việt Nam" để "giải quyết vấn đề".
Về các nội dung trao đổi khác, điện tín của Hoa Kỳ cũng viết: "Ông Giáp bày tỏ hy vọng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục trợ giúp Việt Nam để phát triển nguồn nhân lực và trợ giúp về khoa học về công nghệ.
"Đào tạo con người là cách có ích nhất để giúp đỡ nhau, ông Giáp nói, và lại nhấn mạnh một lần nữa rằng cả hai phía phải giảm thiểu các "sự cố" để đảm bảo quan hệ phát triển mạnh hơn.
"Sự cải thiện quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam là yếu tố quan trọng để đảm bảo hòa bình và ổn định tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhất là ở Đông Nam Á, và Tướng Giáp cảm ơn Đại sứ đã cố gắng trong lĩnh vực này trong ba năm qua.
"...Tướng Giáp nói chính cháu gái ông đã theo học trường ở Virginia, và, trở lại vấn đề người Mỹ gốc Việt, nói đa số họ đều muốn về "quê hương", và chính sách của Việt Nam là ngày càng "cởi mở", cả về chính trị và kinh tế.
"Kiều hối từ Hoa Kỳ [gửi về Việt Nam] cũng tăng hàng năm.
"Dĩ nhiên, có những kẻ "phản bội tổ quốc"," tướng Giáp nói tiếp, những chuyện này nước nào cũng có.
"Tuy nhiên hầu hết người Việt Nam là "yêu nước" và ông hy vọng chính phủ Hoa Kỳ sẽ làm những gì có thể để "giúp đỡ" Việt kiều trở về nước thường xuyên hơn."
Tuyên ngôn độc lập
Vị Đại tướng cũng nhắc với Đại sứ Burghardt rằng mọi người đều biết Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam trích lời lẽ từ Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.
Ông nói Việt Nam và Hoa Kỳ có nhiều điểm chung và Việt Nam không quên rằng "đa số người Mỹ" phản đối chiến tranh Việt Nam.
Đại tướng nói người dân Việt Nam không bao giờ quên những điều tốt mà người khác làm cho họ và luôn tôn trọng độc lập và chủ quyền của các nước.
Ông nói văn hóa người Việt Nam rất yêu nước nhưng cũng yêu hòa bình và độc lập.
"[Chủ tịch] Hồ Chí Minh mong muốn hòa bình và độc lập không chỉ cho Việt Nam mà còn cho toàn thể các dân tộc trên thế giới," điện tín trích lời Tướng Giáp.
Đại sứ Burghardt nói với Tướng Giáp ông tới làm việc ở Việt Nam lần đầu tiên là tại Đại sứ quán ở Sài Gòn khi Việt Nam còn chiến tranh.
Tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Việt Bắc năm  1950-hình tư liệu của Getty Images
Tướng Giáp (góc trên bên trái) nổi tiếng hơn cả với cuộc Kháng chiến chống Pháp nhưng về cuối đời bị mất quyền
Còn trong lần công tác này của ông, Việt Nam đã hòa bình và đang phát triển.
Tướng Giáp nói Việt Nam "anh hùng và đang phát triển" nhưng vẫn còn nghèo trong khi Hoa Kỳ giàu hơn nhiều.
Đại sứ Burghardt nói Hoa Kỳ mong muốn Việt Nam giàu hơn và đang cố gắng giúp đỡ bằng cách khuyến khích đầu tư và trợ giúp cho Việt Nam.
Ông cũng nói Hoa Kỳ muốn thấy một nước Việt Nam mạnh và giữa hai nước không có xung đột chiến lược mà thực tế có nhiều lĩnh vực trong đó hai bên có sự tương đồng chiến lược.
'Ghi âm Đại tướng'?
Bức điện tín về cuộc gặp thứ hai của Tướng Giáp với Đại sứ Michael Michalak mà Wikileaks công bố được đánh đi hôm 5/5/2008 có tựa đề "Vẫn còn minh mẫn ở tuổi 97: Tướng Giáp nói chuyện giáo dục với Đại sứ".
Đại sứ quán Hoa Kỳ nói Đại sứ Michalak đã đề nghị có cuộc gặp, vốn kéo dài 40 phút, để bàn về vấn đề trao đổi giáo dục.
Phần tóm tắt cuộc gặp của điện tín nói Tướng Giáp cho thấy ông là người ngưỡng mộ các định chế giáo dục của Hoa Kỳ.
Theo điện tín, Tướng Giáp mặc quân phục, ngồi trong phòng khách, và không đứng lên khi Đại sứ và các tùy viên chính trị của đại sứ quán bước vào.
Không có đại diện báo chí nào có mặt nhưng trên bàn có máy thu âm ghi lại cuộc nói chuyện.
Theo Đại sứ quán nhận định, điều này cho thấy các quan chức của Đảng vẫn cảm thấy phải theo dõi những gì Tướng Giáp nói với khách nước ngoài dù tuổi ông đã rất cao.
Bức điện tín cũng có chú thích:
"Sau khi gạt bỏ Tướng Giáp khỏi Bộ Chính trị hồi năm 1982, mà lý do được cho là ông phản đối đưa quân vào Campuchia, các đối thủ trong Đảng tiếp tục giám sát các hoạt động và câu chuyện của vị Tướng."
Tướng Giáp nói trong cuộc gặp rằng Chính phủ Việt Nam chú trọng tới cải thiện giáo dục và khoa học và "nhân tố con người" là quan trọng nhất.
Ông nói một trường đại học của Hoa Kỳ nên có cơ sở ở Việt Nam, có thể là theo hình thức đại học liên doanh Việt - Mỹ.
Đại sứ Michalak nói với Tướng Giáp chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng muốn một trường của Hoa Kỳ có chi nhánh ở Việt Nam và Hoa Kỳ muốn tăng gấp đôi số sinh viên Việt Nam du học ở Hoa Kỳ.
Ông Michalak nói trong điện tín rằng vị tướng nói lẫn một số lần trong cuộc gặp nhưng nói rất rõ ràng về tầm quan trọng của giáo dục.
Điện tín kết thúc với câu: "Với bằng tiến sỹ kinh tế và cựu giáo viên trung học, người có con gái và các cháu học ở các trường đại học của Hoa Kỳ, vị Tướng nói rõ rằng ông coi các định chế giáo dục của Hoa Kỳ là quan trọng đối với tương lai của Việt Nam."

Nhân sỹ chỉ trích báo chí Hà Nội

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/110829_vnmedia_campaign.shtml


Nhân sỹ chỉ trích báo chí Hà Nội

Cập nhật: 11:28 GMT - thứ hai, 29 tháng 8, 2011
Báo chí Việt Nam
Những người biểu tình không hài lòng về một số bài trên đài báo ra ở Hà Nội gần đây
Một số nhân sỹ, trí thức cáo buộc báo chí gần đây đăng nhiều nội dung "xuyên tạc, vu khống, xúc phạm đến công dân".
Nhóm nhân sỹ trí thức vừa gửi thư lên ông Lê Quang Lợi, giám đốc đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội, để bày tỏ thái độ và yêu cầu xin lỗi sau khi đài này có tường thuật gọi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc mới đây là bất hợp pháp và do “những phần tử phản động” tổ chức.
Lá thư này được ký tên bởi những cái tên không mấy xa lạ như Nhà văn Nguyên Ngọc, TS Nguyễn Quang A, GS Nguyễn Huệ Chi... hôm 26/8.
Ngoài những phỏng vấn mang tính chỉ trích được đài này dẫn lời từ một vài người dân Hà Nội, lời bình trong phóng sự dài hơn sáu phút của Đài truyền hình HTV1 nói:
“Là những người con của Hà nội đã từng cầm súng ra trận bảo vệ tổ quốc các cựu chiến binh như ông Khoa ông Thành vô cùng bức xúc trước những hành động tự phát của một số kẻ xấu đã chà đạp lên tình cảm yêu nước chân chính của người dân Thủ đô”
Bên cạnh đó, còn một bài báo với tựa đề “Chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình tự phát” của An ninh Thủ đô hôm Chủ Nhật, 28/8, với nội dung lần nữa khẳng định biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội là bất hợp pháp.
Bài báo có đoạn: “Bên cạnh sự đồng thuận của tuyệt đại đa số người dân với yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động tụ tập, biểu tình tự phát, cũng có một vài ý kiến phân vân về tính hợp pháp và động cơ của các cuộc tụ tập. Loạt bài viết trên Báo An ninh Thủ đô trong tuần qua đã phân tích chi tiết, cụ thể về vấn đề này, khẳng định tính bất hợp pháp và động cơ xấu của các cuộc tụ tập và những kẻ tổ chức kích động các cuộc tụ tập đó.”
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, người chỉ quan sát các diễn biến vừa qua ở Hà Nội, cho biết:
"Theo tôi, đây là việc rất nguy hiểm vì đây là sự chia rẽ trong hàng ngũ nhân dân"
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
“Bản thân tính hợp pháp và bất hợp pháp của biểu tình hiện nay chưa được xác định rõ, vì vậy cho nên những bài báo này có tính vũ đoán. Trong đó, có một số bài đã nặng lời đả kích, thóa mạ, xúc phạm những người đi biểu tình.”

'Chia rẽ dân tộc'

Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói với BBC về nội dung trong phóng sự chiều ngày 22/8 trên đài truyền hình Hà Nội rằng:
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
“Theo tôi, đây là việc rất nguy hiểm vì đây là sự chia rẽ trong hàng ngũ nhân dân. Những người đi biểu tình là biểu tình chống Trung Quốc xâm lược và vi phạm quyền và lợi ích của Việt Nam chứ không phải họ có thù địch gì với Trung Quốc.”
Tiến sỹ cũng cho biết những người đi biểu tình đã có cuộc hẹn gặp mặt để trao đổi và làm rõ vụ việc này vào lúc 3:30pm ngày 30/8.
Ông cũng nói thêm nếu như cuộc gặp này ‘không thỏa đáng’ thì theo luật báo chí, họ sẽ đâm đơn kiện đài truyền hình Hà Nội vì xúc phạm và phỉ báng danh dự.
“Những cơ quan báo chí hay những ai có lời lẽ xúc phạm thì phải chịu trách nhiệm.”
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho biết vấn đề còn tồn đọng trong cuộc gặp này là tính pháp lý của thông báo cấm biểu tình được UBND TP Hà Nội.
Ông nói có lẽ vấn đề này nên chăng cần được tiếp tục trao đổi giữa những người biểu tình và các nhà chức trách.
“Trong khi mà có sự trao đổi như vậy, phía những người biểu tình đã bày tỏ thiện chí; tức là họ tạm thời không biểu tình nữa”
Được biết, hai bên vẫn chưa thống nhất hoàn toàn về mặt nhận thức khi xét đến tính pháp lý của thông báo này.

"Cha mẹ xin lỗi con" chiếu trên kênh BBC

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture_social/2011/08/110826_child_we_apologise.shtml


"Cha mẹ xin lỗi con" chiếu trên kênh BBC

Cập nhật: 15:24 GMT - thứ sáu, 26 tháng 8, 2011

Lời đề trên bia mộ hài nhi được chọn đặt tên cho bộ phim. Ảnh: Tada
Lời đề trên bia mộ một hài nhi vô danh đã được đạo diễn chọn đặt tên cho bộ phim. (Ảnh: Tada)
Bộ phim tài liệu của nhà đạo diễn và biên kịch Phan Huyền Thư, với tựa đề "Cha mẹ xin lỗi con", sẽ được chiếu trên kênh truyền hình BBC World vào hai ngày thứ Bảy và Chủ nhật tuần này.
Đây là một trong ba bộ phim tài liệu của Việt Nam được kênh BBC chọn trong loạt chương trình My Country - Đất nước tôi - một series giới thiệu phim tài liệu của rất nhiều nước trên thế giới.
Bộ phim kể về việc làm của một người thợ xây công giáo bình dị, ông Tống Phước Phúc, người đã nhiều năm nhận các thai nhi nạo hút từ các bệnh viện hay bị vứt trong các thùng rác, vệ đường, đem về chôn chất tại nghĩa trang hài nhi do ông lập ra ở đảo Hoàng Đỏ, Nha Trang, mà cho tới nay đã lên tới khoảng 9000 ngôi mộ.
Ông cũng nhận nuôi những trẻ em bị bỏ rơi và giúp những phụ nữ trẻ có thai ngoài ý muốn, và sẽ không có khả năng nuôi con, nuôi dưỡng các thai nhi này đợi ngày sinh nở và nhận nuôi những trẻ em đó với lời hứa họ có thể quay lại nhận con bất cứ khi có đủ điều kiện.
Với cái tên "Cha mẹ xin lỗi con" - lời đề trên một bia mộ tại nghĩa trang hài nhi - bộ phim đã dùng câu chuyện của một nhân vật cụ thể với những hành động cụ thể để nêu ra một số vấn đề khá nhạy cảm tại Việt Nam, đó là tình trạng nạo phá thai, mà Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới, kế hoạch hóa gia đình, và giáo dục giới tính vị thành niên v.v.
Việc duy trì nghĩa trang này không phải đã không gặp một số khó khăn nhưng cũng đã nhận được sự hỗ trợ của rất nhiều người, đặc biệt là của các tăng ni, phật tử và những người theo đạo Thiên Chúa giáo từ khắp nơi đến nghĩa trang này làm lễ .
Các vấn đề nhạy cảm
Nhà biên kịch và đạo diễn Phan Huyền Thư, trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt Ngữ, cho biết đã phải rất khó khăn mới thuyết phục được ông Phước và những người trong nhóm Thiện nguyện Bảo vệ sự sống cho đi theo và làm phim.
Hàng ngàn ngôi mộ hài nhi được chôn cất tại đảo Hoàng Đỏ, Nha Trang
Hàng ngàn ngôi mộ hài nhi được chôn cất tại đảo Hoàng Đỏ, Nha Trang
Nhưng nhờ đó, đạo diễn Phan Huyền Thư nói thêm, đã được chứng kiến "sự gặp gỡ nhân ái giữa Thiên chúa giáo và Phật giáo khi cùng đứng ra bảo vệ quyền con người và giá trị nhân bản, bất chấp các chủ trương, đường lối chưa thực sự sát với thực tế về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình và giáo dục giới tính vị thành niên tại Việt Nam".
Việt Nam hiện vẫn áp dụng chính sách kế hoạch hóa gia đình, với quy định mỗi gia đình chỉ có hai con và áp dụng các biện pháp hành chính với những người sinh con thứ ba trở lên.
Ngày nay với kỹ thuật siêu âm xác định giới tính ngày một phổ biến, tình trạng nạo hút thai nhi nữ cũng gia tăng, dẫn tới tình trạng chênh lệch giới tính đáng quan ngại, với tỉ lệ cứ 100 trẻ em nữ thì có 110.6 trẻ em nam ra đời, so với mức trung bình trên thế giới là 105 nam.
Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc đã cảnh báo tình trạng mất cân bằng giới tính này có thể dẫn tới một số vấn đề xã hội trong những năm tới và hồi tháng Năm năm 2009, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nói tình trạng này có thể khiến chừng 3 triệu đàn ông Việt Nam khó tìm được vợ vào năm 2030.
Việt Nam đã cấm việc phá thai vì lý do lựa chọn giới tính từ năm 2003 trong một nỗ lực để giải quyết tình trạng mất cân đối này, tuy nhiên tình trạng này vẫn chưa chấm dứt.
Ngoài ra bộ phim còn động chạm tới một đề tài vẫn còn khá nhạy cảm tại Việt Nam đó là giáo dục tuyên truyền phòng tránh thai trong thanh thiếu niên với quan niệm của nhiều bậc cha mẹ vẫn phản đối quan hệ tình dục trước hôn nhân.
"Cha mẹ xin lỗi con", Hãng phim Tài kiệu và Khoa học Trung Ương, đã đoạt giải Cánh diều Bạc cho phim tài liệu hồi tháng 3 năm 2009 và Cánh diều vàng dành cho Đạo diễn xuất sắc nhất.
Phim cũng đã được chiếu tại 25 trường đại học ở Đông Bắc Mỹ, trong đó có nhiều trường danh tiếng như Harvard, Pensylvania, Yale, Princeston, Cornell, New York.
Đạo diễn Phan Huyền Thư cho biết rất tiếc là phim chưa được phát hành rộng rãi trên các kênh truyền thông trong nước nhưng tác giả vẫn hy vọng sẽ được chiếu ở các rạp chiếu phim công cộng trước giờ chiếu phim truyện để có thể đến được đông đảo giới trẻ tại Việt Nam.

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2011

Wikileaks: Giáo dục Mỹ ở Việt Nam

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/08/110828_wikileaks_education_vn.shtml


Wikileaks: Giáo dục Mỹ ở Việt Nam

Cập nhật: 14:08 GMT - chủ nhật, 28 tháng 8, 2011
Cựu đại sứ Mỹ Michael Michalak
Cựu đại sứ Mỹ Michael Michalak tin rằng giáo dục có vai trò quan trọng cho quan hệ song phương
Việc cổ vũ cho các chuẩn mực giáo dục Mỹ ở đại học Việt Nam được xem là giúp gây ảnh hưởng đến thế hệ lãnh đạo Việt Nam tương lai, theo lời của những nhà ngoại giao Mỹ ở Việt Nam.
Đây là một phần nội dung trong bức điện, bị tiết lộ qua Wikileaks, chuẩn bị cho chuyến thăm Hà Nội hồi tháng Tư năm 2010 của Tiến sĩ Kerri-Ann Jones, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đại dương, Khoa học và Môi trường quốc tế.
Mỗi khi có một quan chức từ Washington đến thăm Việt Nam, sứ quán Mỹ tại Hà Nội đều gửi về điện thư đánh giá tình hình Việt Nam với mục đích chuẩn bị kiến thức cho phái đoàn sắp sang.
Bức điện gửi Tiến sĩ Kerri-Ann Jones ngày 24/02/2010 là bức thư gần nhất mang nội dung này, trong số các điện thư vừa được Wikileaks công bố trong tuần.
Trong thư, người khi đó là đại sứ tại Hà Nội, ông Michael Michalak (nhiệm kỳ 2007 - 2011), nhận định giáo dục "tiếp tục là vấn đề quan trọng trong mối quan hệ".
Ông nói sứ quán "tích cực" tìm cách thúc đẩy việc áp dụng các chuẩn mực giáo dục Hoa Kỳ trong các trường đại học Việt Nam để "gây ảnh hưởng đến thế hệ lãnh đạo kế tiếp, gia tăng số lượng người tốt nghiệp có kỹ năng cần thiết để làm cho công ty Mỹ ở Việt Nam, và giúp Bộ Giáo dục - Đào tạo hiện đại hóa hệ thống bị nhiều người xem là hệ thống giáo dục đổ vỡ".
Trong bức điện, đại sứ cho biết Quỹ Giáo dục Việt Nam (Vietnam Education Foundation, VEF) đến năm 2010 đã đưa 306 người sang học ở 70 trường của Mỹ, đa số là học tiến sĩ khoa học.
Ông cho biết một bộ quy định pháp chế liên quan VEF lúc đó đang chờ Quốc hội Mỹ xem xét mà nếu được thông qua sẽ cho phép VEF tiếp nhận cả những người Việt muốn theo học ngành khoa học xã hội.
Vấn đề Trung Quốc
Bức điện nói sự nghi ngờ Trung Quốc tại Việt Nam "hằn sâu", nhưng Hà Nội cũng thực tế nhìn vào sự bất cân đối quyền lực và không muốn gây thù địch với Trung Quốc.
"Hà Nội cũng không mắc ảo tưởng rằng họ có thể 'cân bằng' Trung Quốc với từng cá nhân Hoa Kỳ, Nga hay Nhật Bản."
Trích điện thư
"Hà Nội cũng không mắc ảo tưởng rằng họ có thể 'cân bằng' Trung Quốc với từng cá nhân Hoa Kỳ, Nga hay Nhật Bản."
"Ở trong nước, Đảng cũng không chấp nhận cách tiếp cận mang tính đối đầu hơn với Trung Quốc: khi đã được bùng ra, tình cảm dân tộc chủ nghĩa, dù ban đầu nhắm tới Trung Quốc, có thể dễ dàng quay sang Đảng."
Theo đại sứ Michalak, Việt Nam muốn có quan hệ "ấm áp và ổn định" với Trung Quốc, đồng thời "thận trọng" tìm kiếm nhiều tình bạn song phương.
Lá thư nói quan hệ song phương với Việt Nam có thể xem là đang ở mức phong phú nhất kể từ khi hai nước lập lại quan hệ năm 1995, phần lớn là nhờ hai nước nhìn thấy giá trị chiến lược trong việc mở rộng quan hệ đối tác.
"Những người bảo thủ quyền uy trong Đảng Cộng sản và ngành an ninh, gồm cả quân đội, vẫn lo ngại về ý định của Mỹ, nhưng ảnh hưởng của họ sẽ phai nhạt theo thời gian khi dân số trẻ của đất nước ngày càng hướng về phương Tây."
Đại sứ Michalak nói Việt Nam đã có nhiều tiến bộ về tự do tôn giáo nhưng quyền chính trị và tự do báo chí đã xấu đi khi Đảng Cộng sản gia tăng đàn áp trước thềm Đại hội Đảng tháng Giêng 2011.
Chất độc da cam
Theo đại sứ Mỹ, "những nghiên cứu môi trường gần đây cho thấy việc nhiễm dioxin tập trung ở khoảng 20 'điểm nóng', phần lớn nằm trong những khu vực từng là sân bay Mỹ, nơi lưu trữ, chuyên chở và vận chuyển chất da cam".
Trong khi Việt Nam vẫn nói dioxin có vai trò dẫn đến gần ba triệu người tàn tật, nhưng đại sứ Mỹ viết rằng "chúng tôi không tin con số này có thể được hỗ trợ bởi số liệu và phân tích vững chắc về khoa học".
Nhưng đại sứ Mỹ cho rằng sự tham gia của Mỹ trong vấn đề này "đã đạt được nhiều, cả trong việc chuyển hóa giọng điệu cuộc đối thoại, xây dựng khả năng giải quyết vấn đề môi trường và giúp đỡ người tàn tật".
Theo bức điện, khoảng 75% viện trợ phát triển mà Mỹ dành cho Việt Nam liên quan các vấn đề sức khỏe, như HIV/AIDS, dịch cúm...