Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Khi người Hoa vỡ mộng

Tạp chí Chính sách Ngoại giao của Hoa Kỳ vừa có bài nói về sự thất vọng của nhiều người Trung Quốc trước các khó khăn và bế tắc họ phải đối mặt trong những năm gần đây.
Bài mang tựa đề "Chấm dứt Giấc mơ Trung Quốc" của Christina Larson bắt đầu với câu chuyện của người bạn tác giả, một nhà báo làm việc tại Thẩm Dương với mức lương bèo bọt.
Anh phải sống chung với sáu người khác trong một căn nhà ba phòng ở ngoại ô thành phố, năm trong số đó là các cô gái trẻ mà anh phát hiện ra làm nghề bán hoa.
Tác giả Larson nói nhiều người Trung Quốc sống chật vật tại các thành phố lớn với mức lương khó có thể theo kịp mức lạm phát khoảng 4% mà người ta nghi là bị chính quyền nói giảm đi.
"Bất cứ ai ở Bắc Kinh cũng có thể chỉ ra các ví dụ về những người bạn phải thuê nhà với giá cao hơn tới 10% hoặc hơn nữa trong một năm," bà Larson viết.
"Giá tại các nhà hàng tiếp tục tăng ngay cả khi khẩu phần nhỏ đi trông thấy.
"Tính thêm cả những mất mát vô hình mà tiền không thể mua được - như chất lượng không khí và an toàn thực phẩm - người ta có thể bắt đầu hiểu được những lời than phiền của những người Bắc Kinh không khá giả rằng chất lượng cuộc sống của họ có vẻ giảm đi ngay cả khi tổng thu nhập quốc dân tăng tới mức chín phần trăm."
Bà Larson, người cũng là biên tập viên cộng tác của tạp chí Chính sách Ngoại giao - Bấm Foreign Policy, nói so với lần cuối cùng bà sống ở Bắc Kinh, bà có thể cảm thấy sự thất vọng của người Trung Quốc.
"Bạn có thể thấy nó trên những gương mặt khắc khổ trong tàu điện ngầm, nghe nó trong các giọng nói bực tức giữa những câu chuyện quanh bàn ăn và nhất là cảm thấy sự thô lỗ mới có của lái xe taxi, những người không còn nghĩ rằng họ được giá hời khi đưa khách đi lại để lấy 10 nhân dân tệ, tức khoảng 1,6 đô la Mỹ."
'Triều đại'
Foreign Policy nhắc lại một loạt các vụ mà người dân đã nhân cơ hội trút giận trong năm.
Đó là vụ thanh niên Lý Khải Minh phải ra tòa hồi đầu năm vì lái xe khi say rượu và đâm phải hai sinh viên khác làm một người chết. Sau khi đâm chết người Lý Khải Minh toan bỏ chạy và khi bị chặn lại thì tuyên bố "Bố tôi là Lý Cương."
Lý Khải Minh
Lý Khải Minh đã bị đưa xét xử cho dù có cha là phó cảnh sát huyện ở Hồ Bắc
Ông Cương là một phó công an huyện tại tỉnh Hồ Bắc.
Vụ khác liên quan tới thiếu niên 15 tuổi Lý Thiên Dực, con của một quan chức quân đội cao cấp, lái xe khi chưa có bằng. Khi bị một xe khác cản đường, thiếu niên này đã ra khỏi xe và đánh người lái xe đang cản đường.
Trong một vụ khác, một sinh viên của Học viện Điện ảnh Bắc Kinh lái xe Audi, xe thường của các quan chức Trung Quốc, đã cãi vã khi tìm chỗ đỗ xe và vật lộn với một người quét dọn 43 tuổi khiến ông này chết khi vào viện.
Michael Anti, một blogger và chuyên gia bình luận chính trị được Foreign Policy dẫn lời nói:
"Giới giàu có đang trở thành triều đại.
"Giờ người Trung Quốc nhận ra rằng "mình có được vị trí không phải vì chịu khó hay bằng cấp mà vì bố mình."
Còn Giáo sư Patrick Chovanec của Đại học Thanh Hoa nói:
"Giờ có cả một tầng lớp giàu lên vì họ là ai chứ không phải họ làm gì - và họ theo các luật lệ riêng."
'Chuyện cổ tích'
Tác giả Larson nói khả năng có thể mua bán bất động sản và giành được các hợp đồng của chính phủ là đòn bẩy tốt nhất tạo sự giàu có.
Nhưng nhà báo nói chính những người đang giàu có và nhiều quan hệ mới tiếp cận được những cơ hội này.
Giáo sư Chovanec cũng được dẫn lời nói:
"Giờ người Trung Quốc nhận ra rằng "mình có được vị trí không phải vì chịu khó hay bằng cấp mà vì bố mình."
Blogger Michael Anti
"Chính phủ ôm đồm quá nhiều thứ trong nền kinh tế Trung Quốc... Chính phủ có quyền lực lớn trong việc quyết định người thắng, kẻ thua và bạn là ai và biết ai quan trọng hơn tất cả những thứ khác.
"Và những người ở tầng trên ngày càng đứng trên pháp luật."
Nhưng điều này, bà Larson nói, trái với câu chuyện cổ tích lạc quan của Trung Quốc trong 30 năm qua mà Đảng Cộng sản tích cực tuyên truyền.
Bà Larson kết bài viết với ý kiến của người bạn làm báo ở Thẩm Dương: "Người dân không còn tin rằng người ta có thể thăng tiến nhờ làm việc chăm chỉ và thành thực ở Trung Quốc."

CHÁNH ÁN TÒA ÁN HN ĐÃ "GIẢI QUYẾT" ĐƠN KHIẾU NẠI CỦA CHÚNG TÔI

Thưa chư vị,

Như chư vị đã tường, ngày 10 tháng 11 năm 2011, mười người chúng tôi có Đơn Khiếu nại gửi Ông Nguyễn Sơn, Chánh án Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội, về QĐ số 26/2011/ QĐ-TA ngày 27/10/2011 và Thông báo số 85/TB-TA ngày 17/10/2011 của Tòa án Nhân dân quận Đống Đa.

Chúng tôi vừa nhận được Quyết định Giải quyết Khiếu nại của Chánh án Tòa án Nhân dân Tp Hà Nội do ông Phó Chánh án Tạ Quốc Hùng ký ngày 20 tháng 12 năm 2011, và được gửi đi, theo dấu bưu điện là ngày 24 tháng 12 năm 2011. 

Ông Chánh án Tòa án Nhân dân Tp Hà Nội cho biết: "Quyết định này là Quyết định giải  quyết khiếu nại cuối cùng". Như thế có nghĩa là mọi cánh cửa các công đường ở "phủ khai phong" Hà Nội đã đóng sập lại trước mặt 10 người chúng tôi.

Vậy xin loan báo Quyết định Giải quyết Khiếu nại nói trên, để chư vị phẩm bình.
.




Ghi chú: Bằng bản QĐ này ông Chánh án đã tự tiện đổi họ tôi từ Nguyễn Xuân Diện sang Phạm Xuân Diện (ở ngay trang 1).

Tập Cận Bình và chiến công hiển hách ở Tân Cương

Ngay sau khi nghe tin Tân Cương có biến loan, Hồ Cẩm Đào bỏ họp G8 quay về nước họp Bộ Chính Trị quyết định thành lập tổ chỉ đạo vấn đề Tân Cương, cử Tập Cận Bình đứng đầu.


Tập đã dùng Chủ nhiệm ủy ban chính pháp Trung Ương Chu Vĩnh Khàng và Bộ Trưởng công an Mạnh Kiến Trụ làm hai cánh tay phải trái, huy động hơn 20 nghìn cảnh sát và nhiều đơn  vị quân đội để dẹp loạn. Đặc biệt khi dẹp loạn các lực lượng này được phép sử dụng súng, dùi cui điện để giải tán đám người biểu tình.


Tập cũng cho phép máy bay trực thăng. xe bọc phép tuần tiễu tại Urumqi để khủng bố, uy hiếp những người tham gia biểu tình.


Trong suốt thời gian xảy ra biểu tình ở Tân Cương, Tập Cận Bình xiết chặt kiểm soát các thông tin. Dùng hàng ngàn an ninh, mật vụ để phong tỏa tin tức ra ngoài. Tập Cận Bình còn cho cắt đứt các dịch vụ điện thoại bao gồm cả điện thoại cố định lẫn cắt sóng điện thoại di động, internet và người ra vào. Cả quãng thời gian này chỉ duy nhất Tân Hoa Xã được phép đưa tin theo chỉ đạo của Tập Cận Bình. Đến khi đã dọn dẹp tươm tất xác người, tình hình yên Tập Cận Bình mới cho phép 60 phóng viên nước ngoài , nhưng thậm chí số phóng viên này cũng đã bị sàng lọc qua sự chọn lựa của văn phòng chính phủ để lấy ra những phóng viên của các nước có quan điểm độc tài, ủng hộ đàn áp vũ trang vào đưa tin ủng hộ chính quyền Trung Quốc.


Trong công tác tuyên truyền TCB đã chỉ đạo chính quyền Tân Cương lên án các tổ chức nước ngoài  can thiệp , kích động gây nên bạo loạn. Đồng thời chọn lựa cắt xén lấy những hình ảnh người biểu tình đấm đá, đập phá quay đi quay lại trên truyền hình để dư luận nghĩ xấu về họ. Qua đó dành sự ủng hộ của dư luận về việc đàn áp bằng vũ trang của chính quyền Trung Quốc. Tập Cận Bình còn vận động một số học giả có uy tín, những người lãnh đạo tôn giáo khác ở Trung Quốc trả tiền hay bổng lộc hoặc ưu đãi khác cho các vị này để mua chuộc, thúc ép họ phải đăng đàn phát biểu ủng hộ chính quyền và chỉ trích những người biểu tình ở Tân Cương. Dùng dư luận quốc tế (?) như báo chí các nước khác để đăng tải trong nước cho nhân dân thấy sự ủng hộ của quốc tế với hành động đàn áp của chính quyền, nhất là hai nước có nhiều phát biểu tích cực là Việt Nam và Phi Lip Pin.


Đồng thời tiếp tục phân hóa, chia rẽ nội bộ những phần tử tích cực tham gia biểu tình. Dùng 14 triệu usd mua chuộc các nạn nhân , trong đó có những trường hợp tử vong được được đền bù 30 nghìn usd. Vu cáo Mỹ và Phương Tây đứng đằng sau để biện minh cho hành động sử dụng quân đội, công an đến hàng chục nghìn người( có con số của chính phủ TQ nói là hơn 20 nghìn), máy bay, bọc thép , súng đạn của chính quyền. Ý muốn nói vì có chính phủ thù đich nhúng tay vào cho nên mới phải huy động quy mô như vậy, thực chất đây là cách mượn gió bẻ măng của chính quyền Trung Quốc, nhân cơ hội đàn áp đẫm máu người dân tộc thiểu số.


Tân Cương là vùng đất có nhiều tài nguyên, tỉ lệ người Hán ở đây đến nay đã 50% nắm giữ hầu hết nền kinh tế chủ chốt ở đây. Sự việc bùng nổ khi hai công nhân người Duy Ngỗ Nhĩ bị bọn chủ người Hán đánh chết tại một xưởng sản xuất đồ chơi. Sau vụ xung đột giữa 3 ngàn người Duy Ngô Nhĩ và gần 2 ngàn người Hán thì hai ngày sau, 10 nghìn người Hán mang theo gậy gộc, cuốc xẻng tuần hành trên đường phố tìm người Duy Ngô Nhĩ để dạy cho bài học về sự bất tôn kính với dân tộc Đại Hán, những người này đã đập phá nhà cửa của người Duy Ngô Nhĩ. Lực lượng an ninh ở đó không hề ngăn cản hành động của người Hán, họ chỉ dồn người Duy Ngô Nhĩ vào một khu vực để tránh bị người Hán đập chết. Sự việc này khiến người Duy Ngô Nhĩ thực sự khiếp đảm vì họ hiểu chính quyền Trung Quốc không bênh vực họ khi có xung đột sắc tộc.


Trước khi làm TBT ĐCS TQ Hồ Cẩm Đào cũng từng trải qua những cuộc xử lý đẫm máu về biểu tình trên cương vị bí thư tỉnh ủy những tỉnh hẻo lánh. Tập Cận Bình qua vụ xử lý cứng rắn và tàn bạo ở Tân Cương, nghiễm nhiên được lọt vào mắt phe bảo thủ của Trung Quốc để làm '' thái tử'' tiếp ngôi của Hồ Cẩm Đào. Đảm bảo cho Trung Quốc tiếp tục đường lối cai trị bằng bạo lực, độc tài.

Sau Bùi Hằng sẽ là ai?

Từ những ngày đầu nghe tin Bùi Hằng vào đồn công an Bến Nghé rồi không trở về, cho đến lúc biết cô ấy bị giam giữ ở trại Thanh Hà với cái án không xét xử là 2 năm, bây giờ tôi mới thực sự có thời gian để suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này.
Ngay từ năm 2010, trong một bài báo đăng trên báo Pháp luật TPHCM với tiêu đề: Giáo dục, giáo dưỡng đang bị lợi dụng - đã làm dấy lên trong công luận một sự thật :
Qua việc “nhóm nghiên cứu của Vụ Pháp luật Hình sự-Hành chính (Bộ Tư pháp) đã khảo sát, đánh giá thực trạng việc áp dụng các biện pháp nói trên, chỉ rõ những bất cập của các quy định hiện hành”, trước mắt tôi quan tâm đến 3 vấn đề chủ yếu mà bài báo đã nêu là:
-     Báo cáo của nhóm nghiên cứu chỉ rõ: Việc lập hồ sơ đưa một người vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do công an thực hiện, khi hồ sơ sang hội đồng tư vấn thì lãnh đạo cơ quan công an lại là chủ tịch hội đồng. Điều này chưa đảm bảo tính khách quan và chính xác vì công an dường như “độc diễn” trong quá trình này.
-    “hoạt động của hội đồng chủ yếu giới hạn ở việc xét duyệt hồ sơ, tài liệu do các cấp hành chính thu thập, không có thông tin đa chiều, không được nghe nội dung bào chữa, biện hộ từ phía người vi phạm…”
-     “Người bị áp dụng các biện pháp này không có quyền tham gia và phát biểu ý kiến, không được tranh tụng, không có luật sư tham gia…”
Qua ngần ấy thông tin trong bài báo trên, đủ cho thấy việc bắt giam Bùi Hằng thông qua hình thức giáo dục, cải tạo là có động cơ, rõ ràng là thiếu minh bạch của chính quyền thành phố Hà Nội. Ghép Bùi Hằng vào tội gây rối trật tự công cộng, cốt là để hợp thức hóa việc giam giữ và né tránh xét xử Bùi Hằng theo khía cạnh phản đối chính quyền bắt bớ người biểu tình.
Tôi nhớ lại hôm ở Bờ Hồ, tình cờ gặp giáo dân Thái Hà đi nộp đơn ở phòng tiếp dân 34 Lý Thái Tổ, và chứng kiến việc một số giáo dân bị bắt lên xe buýt khi họ đi bộ trên Bờ Hồ. Lúc đó tôi đứng cách đó khá xa, quan sát thấy cảnh bắt bớ đó lại nhớ những ngày mình đi biểu tình cũng từng bị bắt như thế. Rồi đột nhiên có 3  “thanh niên” đi qua vườn hoa, hướng đến chỗ tôi đứng. Bọn họ túm lấy một cậu thanh niên đang đứng cạnh tôi lôi đi, mặc cho cậu ấy bất bình la lên phản đối. Tôi đang bức xúc về cái chuyện, họ cứ ngang nhiên bắt người như thế này thì một viên công an đi đến nói rất to:
-     Ai không có nhiệm vụ giải tán ngay khỏi khu vực này. Không được tụ tập ở đây.
Mọi người xung quanh tôi chạy té đi. Tôi bực mình lắm, cứ đứng yên tại chỗ. Thấy thế, tay công an hất hàm:
-     Chị nữa, không có nhiệm vụ gì, yêu cầu chị giải tán...
-     Đây là vườn hoa. Thế nhiệm vụ gì thì được đứng ở đây?
Tay công an ngớ người nhìn tôi. Hình như anh ta rất ngạc nhiên, khi có người không những không ù té chạy mà còn dám hỏi vặn lại công an. Anh ta không trả lời câu hỏi của tôi, chả lẽ lại bảo vườn hoa Bờ Hồ là nơi chỉ để công an và an ninh làm nhiệm vụ? Nếu khi ấy tôi không đứng đó, làm sao tận mắt chứng kiến sự việc. Chưa cần biết ai đúng sai thế nào, ít nhất là tôi có thể kể lại một cách trung thực khi cần làm chứng. Công an không muốn nhân dân nhìn thấy, nghe thấy là để một mình họ độc diễn chăng? Nếu họ làm đúng, tại sao họ không để cho nhân dân thấy rằng họ đang thực thi pháp luật một cách đúng đắn, và những kẻ gây rối kia đáng bị trừng trị thích đáng, cần được tuyên truyền rộng rãi bằng hình ảnh và clip video cụ thể để làm gương cho thiên hạ?
Viên công an không giải thích được thì trừng mắt nhìn tôi, gằn giọng:
-     Nhớ! Không được tụ tập ở đây nhớ! Đây là khu vực nhạy cảm nhớ!
Tôi cãi ngay:
-    Anh nói lạ nhỉ? Tôi đang đứng có một mình mà anh bảo tụ tập là thế nào? Cái gì nhạy cảm? Tôi chẳng hiểu cái gì gọi là nhạy cảm cả.
Anh ta rút bộ đàm ra, nghe chừng định gọi người đến bắt tôi chắc. Ngay lúc ấy một thanh niên đi đến lôi tay công an đi chỗ khác. Tôi tức giận quay ra nói với những người vừa chạy đi:
-     Làm sao mọi người phải chạy? Đây là vườn hoa, mình đứng giữa thanh niên bạch nhật thế này, phạm pháp cái gì mà phải chạy?
Về đọc tin trên mạng, thấy nói tất cả những người bị bắt lên xe buýt hôm đó đều bị ghép vào tội gây rối trật tự công cộng. Tôi thấy lạ là trong hàng trăm người đang đi trên Bờ Hồ lúc đó, họ lại chỉ bắt một số người? Nói như bản báo cáo của nhóm nghiên cứu Bộ Tư pháp thì đúng là công an hoàn toàn độc diễn trong việc này. Họ muốn lập hồ sơ về ai đó thì chỉ cần vài lần bắt lên xe buýt như thế này, chắc hẳn sau đó sẽ lập được ngay cái hồ sơ để tống bất cứ ai đó vào trại giáo dục và cải tạo.
Điều này khiến nhiều người thực sự lo ngại. Chính quyền có thể còn tiếp tục sử dụng cái chiêu bài đưa đi giáo dục cải tạo, để trấn áp những người tham gia biểu tình thời gian qua, hoặc bất cứ đối tượng nào chính quyền không “ưa” mà không bị một cơ quan nào tuýt còi. Những người biểu tình chúng tôi đùa vui: Nếu vậy, mỗi chúng ta đều là những trại viên dự bị mà Bùi Hằng là người đầu tiên hy sinh. Đùa thế nhưng trong lòng thấy cay đắng làm sao.
Hẳn ai cũng biết việc điều chỉnh hệ thống pháp lý cho phù hợp với cuộc sống ở nước ta là quá chậm chạp (ví dụ như luật biểu tình là 19 năm. Lạc đề đi một chút là 15 năm triển khai việc mua nhà theo nghị định 61 vẫn bế tắc sau nhiều lần gia hạn). Một tay công an nói với tôi: ai kiện cứ việc kiện...! Thật là một câu mang đầy thái độ thách thức, coi thường luật pháp.
Đời người quá ngắn ngủi để mà chờ đợi công lý được thực thi. Có bị tước đoạt tự do dẫu chỉ một ngày mới hiểu được phần nào giá trị của nó. Mặc dù vậy, chính quyền cũng thừa hiểu việc giam giữ dưới hình thức giáo dục, cải tạo này sẽ không bao giờ thay đổi được quan điểm và ý chí của Bùi Hằng.
Việc hôm nay với Bùi Hằng rất có thể sẽ xảy ra với bạn, với tôi hoặc ai đó trong nay mai. Sau Bùi Hằng sẽ còn những ai nữa, trở thành nạn nhân của hệ thống pháp lý mà vốn dĩ còn quá  nhiều sự vô lý, bất cập này?
Trong khi chờ đợi luật sư khiếu nại việc cưỡng bức Bùi Hằng vào trại cải tạo, tôi hy vọng rằng sẽ có nhiều người lên tiếng đấu tranh cho việc trả tự do cho Bùi Hằng. Mong làm sao ngày được đón cô ấy trở về trong vòng tay người thân và bè bạn.
 

Tư liệu tham khảo: những đoạn chữ đỏ in nghiêng được dùng để trích dẫn
(Bài đăng trên Báo pháp luật TP HCM - Giáo dục, giáo dưỡng đang bị lạm dụng)
Bộ Tư pháp đang nghiên cứu để tư pháp hóa thủ tục đưa người vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.
Việc đưa người vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục… bằng quyết định hành chính ít nhiều liên quan đến quyền tự do cá nhân của người vi phạm pháp luật trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, trình tự, thủ tục cũng như việc tổ chức, thực hiện loại “quyết định hành chính khác” này còn nhiều bất cập.
Trong khuôn khổ dự án “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam”, ngày 13 và 14-12, Bộ Tư pháp và Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) tổ chức hội thảo bàn hướng hoàn thiện pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính này.
Xích mích gia đình: Đưa vào cơ sở giáo dục
Trước đó, nhóm nghiên cứu của Vụ Pháp luật Hình sự-Hành chính (Bộ Tư pháp) đã khảo sát, đánh giá thực trạng việc áp dụng các biện pháp nói trên, chỉ rõ những bất cập của các quy định hiện hành.
Theo quy định, chủ tịch UBND cấp huyện, tỉnh là người trực tiếp ban hành quyết định hành chính để đưa một người vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hay trường giáo dưỡng. Ngoài ra, một số chủ thể khác như công an, tư pháp, nhà trường, tổ dân phố… tham gia vào quá trình đề nghị, xác minh, lập hồ sơ, tư vấn giúp chủ tịch UBND ra quyết định.
Báo cáo của nhóm nghiên cứu chỉ rõ: Việc lập hồ sơ đưa một người vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng do công an thực hiện, khi hồ sơ sang hội đồng tư vấn thì lãnh đạo cơ quan công an lại là chủ tịch hội đồng. Điều này chưa đảm bảo tính khách quan và chính xác vì công an dường như “độc diễn” trong quá trình này.
Đành rằng chủ tịch UBND là người quyết nhưng Hội đồng tư vấn có vai trò rất lớn, có thể nói là quan trọng nhất với việc có áp dụng biện pháp đưa người vi phạm vào trường, cơ sở hay không. Thế nhưng hoạt động của hội đồng chủ yếu giới hạn ở việc xét duyệt hồ sơ, tài liệu do các cấp hành chính thu thập, không có thông tin đa chiều, không được nghe nội dung bào chữa, biện hộ từ phía người vi phạm…
“Việc ra quyết định áp dụng biện pháp liên quan đến hạn chế tự do của đối tượng vi phạm theo pháp luật hiện hành chưa thật sự đảm bảo tuân theo nguyên tắc công khai, minh bạch và công bằng, tranh luận và biện hộ. Người bị áp dụng các biện pháp này không có quyền tham gia và phát biểu ý kiến, không được tranh tụng, không có luật sư tham gia…” - nhóm chuyên gia bình luận.
Vì những thủ tục “khép kín”, đôi khi áp đặt, chủ quan của cơ quan có thẩm quyền nên không ít người bị đưa vào trường, cơ sở chưa đúng theo quy định. Nhóm chuyên gia dẫn chứng, tại Cơ sở giáo dục Bến Giá (Trà Vinh) có 6% người được đưa vào đây do thực hiện các hành vi cãi nhau, đánh nhau giữa những người thân trong gia đình (không thuộc đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục).
Thời gian “cao su”
Theo quy định, thời hạn người vi phạm ở trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh từ ba tháng đến hai năm. Tuy nhiên, thực tế khảo sát tại các cơ sở giáo dục tập trung, hầu hết người vi phạm đều bị áp dụng ở mức tối đa. Báo cáo của Cơ sở giáo dục Thanh Hà cho thấy trong năm năm (từ 2004 đến tháng 6-2008), chỉ có một người được áp dụng thời hạn tối thiểu. Đến tháng 9-2009, Trường Giáo dưỡng số 4 ở Đồng Nai có ba người được áp dụng thời hạn tối thiểu!
Để hạn chế “án cao su”, ngay từ Pháp lệnh Xử lý VPHC năm 1995, sau đó là pháp lệnh năm 2002 đều không quy định việc gia hạn thời hạn ở trường, cơ sở… Tuy nhiên, một số văn bản hướng dẫn (nghị định, thông tư) đã mở rộng quy định của pháp lệnh, cho phép trường hợp “… đã được giáo dục và bị kỷ luật nhiều lần, đến khi hết thời hạn giáo dục tại cơ sở giáo dục mà vẫn không chịu sửa chữa, không tiến bộ thì giám đốc cơ sở giáo dục lập hồ sơ báo cáo chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục đóng xem xét, quyết định việc đưa người đó vào cơ sở giáo dục…”. Quy định trên thực chất là kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục, trái với tinh thần của pháp lệnh.
Báo cáo của nhóm nghiên cứu cho biết có 13 trường hợp ở Cơ sở giáo dục Xuân Hà (Hà Tĩnh), 16 trường hợp ở Cơ sở giáo dục Hoàn Cát (Quảng Trị) kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục với thời hạn từ sáu tháng đến 24 tháng. Cá biệt, có người hết thời hạn 18 tháng ở trường giáo dưỡng tại Hà Nội lại tiếp tục bị đưa tiếp vào Cơ sở giáo dục Hoàn Cát (Quảng Trị) với thời hạn 24 tháng.
Sẽ “tư pháp hóa” thủ tục
Dự thảo Luật Xử lý vi phạm hành chính do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo dự kiến bỏ biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh ra khỏi dự thảo luật.
Về biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, ban soạn thảo dự kiến xây dựng hai phương án xin ý kiến Quốc hội. Phương án một: Chuyển cho tòa xem xét, quyết định theo trình tự, thủ tục tố tụng. Phương án hai là vẫn giao cơ quan hành chính nhưng “mượn” một số thủ tục tư pháp như cho luật sư, người đại diện, giám hộ… giải thích, biện hộ với cơ quan áp dụng biện pháp hành chính khác.
+ Kiện vì không nghiện mà phải vào cơ sở chữa bệnh. Năm 2008, anh Nguyễn Văn Sơn (được về trước thời hạn ba năm) đã kiện UBND huyện Châu Thành (tỉnh Tây Ninh) vì ra quyết định đưa anh vào cơ sở chữa bệnh hai năm trời, trong khi bản thân anh không sử dụng ma túy. Tại phiên sơ thẩm lần hai năm 2009, tòa buộc UBND huyện Châu Thành bồi thường vật chất, tinh thần cho anh Sơn trong thời gian bị đưa đi cai nghiện…
+ Tàn phế sau khi được đưa đi giáo dục. Cuối tháng 9-2009, thấy chồng là anh Nguyễn Minh Hà (ở Phú Thọ) hay rượu chè, đánh đập vợ con nên người vợ nộp đơn đề nghị công an đưa chồng đi cải tạo, giáo dục. Sau đó, anh Hà bị kiểm điểm tại UBND xã trước sự chứng kiến của làng xóm. Ba tháng sau, nghi ngờ con trai anh Hà ăn trộm, các cán bộ đã mời thằng bé và anh Hà đến trụ sở công an và anh bị giữ lại, đưa đến Cơ sở giáo dục Thanh Hà thuộc V26 - Bộ Công an. Bốn ngày sau, một công an đến nhà báo cho vợ anh là anh Hà bị cảm nặng, tới gặp ngay kẻo không kịp. Đến nơi, người vợ thấy chồng mê man, trên người đầy vết bầm. Hộp sọ bên trái của anh bị vỡ một miếng, gãy xương hông, xương cánh tay…
ĐỨC MINH

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011

VN 'nên đóng cửa toàn bộ trại cai nghiện'

Cập nhật: 14:10 GMT - thứ hai, 5 tháng 12, 2011
Học viên Trung tâm Giáo dục lao động xã hội Phước Bình tách hạt điều
HRW từng cáo buộc những người cai nghiện bị cưỡng bức lao động không công
Một chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi Việt Nam đóng cửa các trại cai nghiện và phục hồi nhân phẩm, sau 10 ngày thị sát.
Ông Anand Grover, báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền sức khỏe, nói "tôi hoàn toàn ủng hộ việc đóng cửa các trại phục hồi nhân phẩm (rehabilitation centre)".
Bấm Tuyên bố của ông được đăng tải trên trang web Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ hôm nay.
Thông cáo nhấn mạnh việc giam giữ và điều trị bắt buộc với những người nghiện ma túy và gái mại dâm tại các trung tâm này là vi phạm quyền y tế và sức khỏe của họ.
Ông Grover nói: "Trại viên bị tước quyền từ chối điều trị cưỡng bức, quyền đồng ý trong các quyết định liên quan đến họ về y tế."
Bản tiếng Anh của báo cáo gọi các trại viên là 'detainee' cũng có nghĩa là 'người bị giam', 'bị cầm tù'.
Duy trì kỳ thị?
Chuyên gia của LHQ nói các trung tâm cải tạo kiểu này duy trì sự kì thị, phân biệt đối xử, cản trở nỗ lực đối phó HIV/AIDS của chính phủ và không giúp giảm nạn mãi dâm và dùng ma túy.
Ông Grover nói: "Tôi hoàn toàn ủng hộ việc đóng cửa các trung tâm cải tạo."
"Cần đảm bảo rằng nguồn đầu tư đáng kể cho các trung tâm này được dành cho các cách điều trị khác."
Hồi tháng Chín, tổ chức nhân quyền ở Mỹ, Human Rights Watch, ra phúc trình về tình trạng trại viên bị giam giữ trong các trại cai nghiện của Việt Nam và nói họ "bị tra tấn và cưỡng bức lao động".
Khi đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam mạnh mẽ phản đối phúc trình này.
Ông Anand Grover trong cuộc họp báo hôm nay ở Hà Nội
Hà Nội nói: "Báo cáo mà Tổ chức Theo dõi Nhân quyền mới công bố là không có cơ sở, xuyên tạc thực tế công tác cai nghiện tại Việt Nam với dụng ý xấu."
"Nghiện ma túy là hành vi gây hậu quả nhiều mặt tới cộng đồng, xã hội, và đặc biệt ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe, hành vi, nhân cách của chính bản thân người nghiện."
Hiện Việt Nam chưa đưa ra phản ứng quanh bình luận của vị chuyên gia độc lập do Hội đồng Nhân quyền LHQ bổ nhiệm.
Trong một báo cáo riêng gửi cho báo chí hôm nay, ông Anand Grover nói ông đã có "những trao đổi thẳng thắn" với quan chức Việt Nam.
Ông khen ngợi chính phủ Việt Nam đã quyết tâm cung cấp chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân.
Tuy vậy, ông nói "cần thêm nhiều hỗ trợ cho người nghèo và cận nghèo".
Vị chuyên gia này sẽ viết báo cáo để đệ trình cho Hội đồng Nhân quyền LHQ vào tháng Sáu 2012.
Theo tiêu chuẩn quốc tế, quyền đồng ý của người chữa bệnh (patient consent) là một phần quan trọng của nhân quyền.
Chẳng hạn như Bấm luật ở Anh nói bệnh nhân, kể cả bệnh tâm thần phải được quyền theo dõi và giám sát những biện pháp y tế áp dụng với chính cơ thể họ.
Tuy nhiên, tại Việt Nam nhà chức trách thường nhân danh các chiến dịch 'diệt trừ tệ nạn xã hội' để cưỡng bức điều trị với một số nhóm dân chúng.

LHQ yêu cầu Việt Nam đóng cửa các trung tâm cai nghiện ma túy

Thanh Hà
Sau chuyến công tác Việt Nam trong 10 ngày, báo cáo viên Liên Hiệp Quốc về quyền được chăm sóc sức khỏe kêu gọi chính quyền Hà Nội đóng cửa các trại cải huấn dành cho người nghiện ma túy và gái mại dâm. Với lý do các trung tâm này « không hoạt động hiệu quả và phản tác dụng ».

Trả lời báo chí hôm nay 05/12/2011, báo cáo viên Liên Hiệp Quốc về quyền được chăm sóc sức khỏe, Anand Grover tuyên bố ông « hoàn toàn ủng hộ việc đóng cửa các trại cải huấn », do những trường hợp bị đưa vào các trại này đều là những người « bị cưỡng bức » và họ không được giải thích một cách rõ ràng về các phương pháp điều trị.
Vẫn theo quan chức Liên Hiệp Quốc, Việt Nam có thể sử dụng khoản tiền dành cho các trung tâm cai nghiện một cách hiệu quả hơn. Trong số những biện pháp hữu hiệu, phải kể tới việc sử dụng chất methadone để cai ma túy. Chuyên gia Liên Hiệp Quốc lưu ý là hiện tại Việt Nam đang thí điểm một số chương trình dùng methadone.
Tháng 9/2011tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch lên án chính phủ Việt Nam tra tấn và cưỡng bức lao động tại các trại cai nghiện ma túy. Việt Nam đã mạnh mẽ phản bác báo cáo nói trên và cho rằng Human Rights Watch đã « bóp méo sự thật ».
Theo thống kê chính thức, tại Việt Nam có khoảng 150.000 người nghiện ma túy và 30.000 gái mại dâm. Cả hai thành phần này đều bị coi là những « tệ nạn xã hội ». Theo quy định của luật pháp Việt Nam, gái mại dâm có thể bị bắt giữ từ 3 đến 18 tháng. Còn những người nghiện ma túy thì bị đưa vào các trung tâm cai nghiện trong thời hạn là 4 năm.

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát” bị cấm tại TPHCM?

2011-11-30
Bộ phim “Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát” nói về cuộc sống của ngư dân huyện đảo Lý Sơn và Bình Châu do ông André Menras-Hồ Cương Quyết hợp tác với Đài Truyền hình TPHCM thực hiện năm 2011 đã bị cấm chiếu ra mắt vào đêm 29 tháng 11 tại quận Bình Thạnh vừa qua.
RFA file
Ông André Menras Hồ Cương Quyết tác giả bộ phim "Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát".

Theo lời ông André Menras Hồ Cương Quyết tác giả bộ phim kể lại thì vào lúc 17 giờ 30 tối hôm 29 tháng 11 ông cùng bạn bè cũng như anh em trong đoàn làm phim của hãng phim TFS dự định chiếu ra mắt cuốn phim Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát trong vòng thân hữu tại quán cà phê Ami thuộc khu du lịch Văn Thánh, Quận Bình Thạnh TPHCM.

Cấm chiếu bằng cách cắt điện

Tuy nhiên cuốn phim đã gặp phải sự cấm đoán của cơ quan an ninh và theo lời thuật lại của nhiều nhân chứng thì hàng rào chào đón cuốn phim do an ninh thiết lập từ bên ngoài đã rất dày dặc. Theo lời kể của ông André Menras cho chúng tôi biết như sau:
-Hôm qua thì buổi sáng còn hôm nay thì không bắt Internet được vì công an theo dõi. Tối nay ở khu du lịch Văn Thánh công an đông người lắm. Anh phản đối công an bắt một cách phi pháp vì việc chiếu phim có phép của Bộ Ngoại giao, được kiểm duyệt một cách đàng hoàng và không có một cái gì khác nói về Hoáng Sa, nói về người dân của mình. Không có gì sai không có gì trái với pháp luật Việt Nam.
Anh phản đối công an bắt một cách phi pháp vì việc chiếu phim có phép của Bộ Ngoại giao, được kiểm duyệt một cách đàng hoàng và không có một cái gì khác nói về Hoáng Sa, nói về người dân của mình. Không có gì sai không có gì trái với pháp luật Việt Nam.
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng là một trong các vị khách mời của cuốn phim cho biết những ghi nhận của ông khi cuốn phim bị cấm chiếu:
-Tôi biết được cái tin André Menras Hồ Cương Quyết định chiếu cái phim này ở cà phê Ami gần cái ngõ vào
Chị Bùi Thị Thủy ở Bình Châu, có chồng là ngư dân bị mất tích ở vùng biển Hoàng Sa.
Chị Bùi Thị Thủy ở Bình Châu, có chồng là ngư dân bị mất tích ở vùng biển Hoàng Sa. Source tuanvietnam.net
Văn Thánh thì tôi có tới để xem nhưng tôi thấy nó xảy ra cái chuyện người ta nói là không chiếu được bởi vì cúp điện và anh Minh là người chủ quán bị áp lực cho nên không được phép chiếu cái phim này.

Tác giả nói gì?

Theo ông André Menras Hồ Cương Quyết cho biết thì đây là một phim tài liệu dài 59 phút, phỏng vấn người dân ở xã Bình Châu và đảo Lý Sơn, đặc biệt là những ngư dân bị mất tài sản vì Trung Quốc. Ngư dân kể lại trong những lần bão lớn tàu của họ chạy tránh bão nhưng bị tàu Trung Quốc không cho vào tạm trú tại các địa điểm an toàn gần Hoàng Sa, do đó rất nhiều vụ đắm tàu gây nhiều cái chết thương tâm.
Cuốn phim do chính ông đứng ra xin phép cũng như vận động bạn bè, người quen biết giúp đỡ về mặt tài chánh để thành hình nhằm nói về hoàn cảnh của ngư dân tại xã Bình Châu và huyện đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Khi được hỏi cuốn phim có theo đúng thủ tục xin phép mà nhà nước quy định hay không, ông André Menras xác nhận:
-Tôi được sự ủng hộ rất nhiệt tình của nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Với sự đồng ý của Bộ Ngoại Giao tại Hà Nội và Sở Ngoại Vụ tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là phim duy nhất tại Việt Nam nói về ngư dân và chính quyền Việt Nam đã cho phép chiếu phim này.
-Tôi được sự ủng hộ rất nhiệt tình của nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Với sự đồng ý của Bộ Ngoại Giao tại Hà Nội và Sở Ngoại Vụ tại thành phố Hồ Chí Minh. Đây là phim duy nhất tại Việt Nam nói về ngư dân và chính quyền Việt Nam đã cho phép chiếu phim này.
ông André Menras
Để chứng minh lời nói của mình là đúng sự thật ông André Menras cho chúng tôi biết nguyên văn bức Công văn do bà Vụ Trưởng Vụ Báo chí Nguyễn Phương Nga của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi cho Đài Truyền hình TPHCM yêu cầu tạo điều kiện giúp đỡ cho ông trong đó có đoạn:
“ Ông Hồ Cương Quyết đã được chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao quyết định nhập quốc tịch Việt Nam năm 2009 vì có công đối với Việt Nam trong thời gian kháng chiến chống Mỹ trước kia và xây dựng đất nước hiện nay.
Vụ thông tin báo chí đã đề nghị Sở Ngoại vụ Quảng Ngãi thu xếp cho ông Hồ Cương Quyết thực hiện  phóng sự và cử cán bộ hướng dẫn ông Quyết thực hiện chương trình.
Trên cơ sở đó Vụ Thông Tin Báo Chí Bộ Ngoại Giao trân trọng đề nghị quý đài cử quay phim đi cùng, hỗ trợ ông Hồ Cương Quyết ghi  hình tại Lý Sơn theo sự hướng dẫn của Sở Ngoại Vụ Quảng Ngãi.”

Cuộc phỏng vấn đầu tiên cua Andre Menras là với bà Nguyễn Thị Hào, người đã bị mất chồng (ông Nguyễn Huệ) và con (Nguyễn Văn Ngữ, 24 tuổi) tại vùng biển Hoàng Sa vào ngày 17.4.2008. RFA screen capture
Cuộc phỏng vấn đầu tiên cua Andre Menras là với bà Nguyễn Thị Hào, người đã bị mất chồng (ông Nguyễn Huệ) và con (Nguyễn Văn Ngữ, 24 tuổi) tại vùng biển Hoàng Sa vào ngày 17.4.2008. RFA screen capture
Cuộn phim là tâm huyết của một người Pháp, yêu Việt Nam đến nỗi xin nhập tịch và sống như một người Việt thuần túy. Với cái tên Hồ Cương Quyết, ông André Menras đã chu du khắp nước, sống cùng người dân và cảm nhận nỗi khó khăn của họ như chính của mình đặc biệt là những ngư dân chịu quá nhiều thiệt thòi vì Trung Quốc.

Tình yêu và mối nợ của André

Đối với André Menras, ông tự cho mình là mắc nợ với ngư dân khi chưa nói lên được những sự thật này ra trước công luận. Ông cho biết đã cảm động không thể chịu nỗi khi nghe trực tiếp gia đình ngư dân kể lại những nỗi thương tâm của họ. Những người vợ góa mất chồng ngoài biển, những bà mẹ mất con tại Hoàng Sa. Đây là tiếng nói của họ và sự trung thực phải là tuyệt đối và theo ông thì chính quyền không thể không cho phép công luận nghe những sự thật này. Theo ông thì chính quyền không thể tiếp tục bịt miệng người ta vì đấy không phải là phục vụ và bảo vệ cho đồng bào.
-Dù sao thì phim này cũng hoàn toàn có lợi cho Việt Nam giúp đỡ đồng bào ngư dân bị Trung Quốc làm khó và uy hiếp ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam. Tuy có lợi nhưng vẫn cứ cấm chiếu mà không có lý do. Không đưa ra một lý do nào, cái đó lá khó chịu nhất và tôi sẽ tiếp tục tố cáo thái độ đó bởi vì thái độ đó không phải là thái độ bảo vệ dân, là thái độ chỉ phục vụ cuối cùng cho một nước đang hại Việt Nam, đang hại ngư dân.
Họ không biết gia đình ngư dân khổ như thế nào, vất vả, buồn như thế nào khi mất chồng mất con ở vùng biển của mình vì phải mưu sinh ở ngư trường của mình! Công an chắc chắn là nó không cần về vấn đề đó khi cấm người yêu nước Việt Nam hỗ trợ và đưa thông tin về tình hình đó là đi ngược lại lời tuyên bố của Thủ tướng.
Ông André Menras
Họ không biết gia đình ngư dân khổ như thế nào, vất vả, buồn như thế nào khi mất chồng mất con ở vùng biển của mình vì phải mưu sinh ở ngư trường của mình! Công an chắc chắn là nó không cần về vấn đề đó khi cấm người yêu nước Việt Nam hỗ trợ và đưa thông tin về tình hình đó là đi ngược lại lời tuyên bố của Thủ tướng.

Tại sao lại cấm?

Bản đồ đảo Lý Sơn và quần đảo Hoàng Sa. RFA screen capture
Bản đồ đảo Lý Sơn và quần đảo Hoàng Sa. RFA screen capture
Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng cho biết nhận xét của ông về việc cấm đoán của chính quyền địa phương đối với cuốn phim như sau:
-Tôi thấy đây là một chuyện rất khó hiểu nó không có lợi trên chỗ đứng của Việt Nam trên trường quốc tế vào lúc này. Quan điểm của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất rõ ràng, hợp lý và nhất là hợp lòng dân. Đây có thể nói là điều thiêng liêng về hải đảo Hoàng Sa mà Việt Nam phải tiếp tục đòi cho được bởi vì thủ tướng đã nói rõ Hoàng Sa đã bị Trung Quốc nhiều lần chiếm bằng võ lực, mà lấn chiếm như vậy thì đã vi phạm hiến chương Liên hiệp quốc. Đây là vần đề được lòng dân và nhất là giới trí thức rất hoan nghênh. Những việc mà quản lý của địa phương rất không phù hợp với quan điểm của Thủ tướng. Những cách làm cũ vẫn còn tồn tại. Họ chưa thấu triệt những diễn biến mới về vấn đề này.
Ông André Menras-Hồ Cương Quyết cũng cho biết ông sẽ viết bài yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ ai đã ra lệnh cấm chiếu bộ phim này và cấm vì lý do gì ông nói:
-Chánh phủ, quận và phường có thái độ có thể nói là thiếu hiểu biết tình hình nên thô bạo như vậy. Cấm cái phim nhưng không biết nội dung của nó như thế nào. Họ không biết nhưng họ vẫn cấm. Tôi không hiểu rõ nên phải hỏi cái văn bản cấm chiếu cuốn cuốn phim ở đâu? Ai đã ra lệnh
Ông André Menras
-Chánh phủ, quận và phường có thái độ có thể nói là thiếu hiểu biết tình hình nên thô bạo như vậy. Cấm cái phim nhưng không biết nội dung của nó như thế nào. Họ không biết nhưng họ vẫn cấm. Tôi không hiểu rõ nên phải hỏi cái văn bản cấm chiếu cuốn cuốn phim ở đâu? Ai đã ra lệnh và tôi không bao giờ bỏ cuộc, tôi sẽ tiếp tục.
Với một bích chương viết bằng tiếng Việt, ông André ghi rõ: “Tôi Hồ Cương Quyết, công dân Việt Nam, phản đối các hoạt động phi pháp và bạo động của công an TPHCM ngăn chặn và cấm việc chiếu phim tài liệu Hoàng Sa Việt Nam – Nỗi đau mất mát, dù nó là tiếng nói của đồng bào ngư dân Miền Trung và hoàn toàn có lợi cho Việt Nam trong sự nghiệp khẳng định chủ quyền trên biển đảo Hoàng Sa”.

Dư luận quần chúng

Việc cấm đoán chiếu cuốn phim “Hoàng Sa Việt Nam - Nỗi đau mất mát” đã dấy lên rất nhiều đồn đoán trong dư luận. Người dân không tin UBND thành phố Hồ Chí Minh do lo ngại mất lòng Trung Quốc mà ra tay cấm đoán cuốn phim bởi tình hình hiện nay không còn như vài tháng trước. Quốc tế chú ý và ủng hộ Việt Nam ngày một nhiều và công khai hơn trong đó có Hoa kỳ cùng liên Âu cũng như Úc, Ấn Độ, Nhật Bản.... Đây là tiền đề khiến Thủ tướng Dũng tuyên bố công khai những gì mà Bộ chính trị trước đây vẫn còn e ngại.
Câu hỏi đang gây bức xúc là phải chăng tại Việt Nam đang hình thành một hình thái loạn sứ quân của thế kỷ thứ 10 qua câu chuyện bắt người biểu tình tại Hà Nội và cấm chiếu cuốn phim tại TPHCM. Cả hai sự kiện đều liên quan đến tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cả hai cho thấy hành động của chính quyền địa phương cao hơn nội dung của một nguyên thủ quốc gia trước Quốc hội. Đây là thách thức lòng tin của người dân hay là thước đo sự trung thực, khả tín của Thủ tướng?