Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

THẦN CHẾT CỦA DÂN CƯ MẠNG - GIÁN ĐIỆP TRÁ HÌNH 'TIN TỨC HÀNG NGÀY.ORG'!

http://quanlambao.blogspot.com/2012/11/vi-sinh-menh-cua-chung-ta-tay-chay-gian.html

Bằng các nguồn điều tra riêng trước đây chúng tôi đã công bố 'Chủ nhân ông' của Tin tức hàng ngày chính là một tổ chức Nghiệp vụ an ninh và gián điẹp được xây dựng và đào tạo bởi Nguyễn Văn Hưởng, hiện đang được Trần Việt Tân trực tiếp chỉ huy. Đây chính là một tổ chức được Nguyễn Văn Hưởng xây dựng chui sâu trèo cao phá hoại phong trào đấu tranh cho dân chủ của Việt Nam từ trong chứng nước.

Những 'thành tích' bẩn thỉu của chúng chỉ một thời gian ngắn 03 năm qua có thể kể ra một số vụ việc nổi cộm:

1. Khởi đầu ngoạn mục bằng bí danh Kami hợp tác với Châu Xuân Nguyễn và đến khi Blog đạt lượng truy cập trên 11 triệu thì chính tên gián điệp bí danh Blog Kami hiện vẫn đang viết bài cho RFA đánh sập!

2. Cũng chính tổ chức này đã cử người thâm nhập vào Câu lạc bộ Nhà báo tự do và kết quả là Chủ nhân Blog Điếu cày, Tạ Phong Tần, Anh baSG đã bị bắt và vừa rồi đã bị kết án rất nặng mà cả thế giới đã lên án. Không những thế một số thành viên khác đều bị an minh của Hưởng 'lôi' cổ lên làm việc với cam kết tiếp tục hợp tác với công an Việt Nam thâm nhập dân cư mạng hàng tuần báo cáo cho nhóm gián điệp mạng của Hưởng.
Tuy nhiên khi tên đồ tể Nguyễn Văn Hưởng buộc phải về hưu và trong cuộc chiến bảo vệ chiếc ghế quyền lực và lợi ích của cá nhân các nhóm Mafia được y bảo trợ, cụ thể Hồ Hùng Anh, Trầm Bê, Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Thanh Phượng và trên hết là Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn Bình..., trực tiếp tên Hưởng đã buộc Trần Việt Tân và Tô Lâm giao nhiệm vụ đánh phá và bôi nhọ Chủ tịch nước, Bộ trưởng Trần Đại Quang, Tổng Bí thư qua việc đánh lận con đen bôi nhọ gia đình bà cựu nghị Hoàng Yến.

Chính vì vậy toàn bộ lực lượng gián điệp trong và ngoài nước của Hưởng đã được tung ra phục vụ cho kế hoạch này mà thực chất là kế hoạch cá nhân, hoàn toàn chẳng có lợi ích Quốc gia nào ở đây. Tô Lâm tham gia với hy vọng sẽ 'bứng' được Đại Quang đi để lên thay như hứa hẹn của ngài Thủ Tướng!

Stephens Grady chỉ là một con tốt có nhiệm vụ 'chường' mặt ra, dù cái tên Mỹ, nhưng y là người Việt Nam làm gián điệp được cài cắm tại Houston - Texas. Thành tích của nhóm này trong 04 tháng qua:


1. Run sợ vì Quan làm báo ra đời cất tiếng nói vạch mặt bè lũ khát máu tham quan Nguyễn Tấn Dũng - Nguyễn Văn Hưởng - Nguyễn Văn Bình cùng các bố già. Nguyễn Văn Hưởng đã buộc Trần Việt Tân nhanh chóng 'vẽ' ra thêm mấy blog 4sang, anh lái đò, Tập viết báo, bồ câu đen... để tìm cách bôi đen những lãnh đạo chống tham nhũng. Tuy nhiên chúng đã thất bại thảm hại vì chẳng có ma nào thèm đọc những bài viết bịa đặt nhảm nhí của chúng.

2. Hacked vào Quan làm báo để đăng Video Clip bẩn thỉu ngày 9 tháng 10 gây phẫn uất trên toàn dân cư mạng!

Chính vì sự phản cảm của cái 'thành quả' ngày 9 tháng 10 trên Quan làm báo mà thầy trò của những tên đồ tể bẩn thỉu, đê tiện nên không dự đoán nổi tâm lý bình thường của người dân bình thường, do vậy chúng đã lầm lẫn tưởng rằng với những hình ảnh phạm pháp, những Video Clip tự tạo bẩn thỉu sẽ mang lại kết qua, nhưng chính chúng lại trở thành kẻ bôi phân xú uế vào mặt mình và ông THủ Tướng mà chúng phò trợ!

3. Rút kinh nghiệm xương máu từ vụ này, Trần Việt Tân đã chỉ đạo tên gián điệp mang tên Stephens Grady tại Houston -Texas - Số điện thoại của y: 281.640.0946, điều hành bocauden.net chuyên tung tài liệu giả cầy để hại gia đình họ Đặng cũng như chuyên viết những bài bẩn thỉu, vô nhân tính để 'đánh' Bộ Trưởng Bộ công an Trần Đại Quang và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Sau đó y mới cho đăng lại trên Tin tức hàng ngày để thực hiện mục đích: Giữ cho mặt trang tin tức hàng ngày không bị bốc mùi xú uế và bị dân cư mạng tẩy chay mà vẫn phát tán được thông tin bẩn lên mạng. Chỉ trong một tháng gần đây, tin tức hàng ngày do tên Stephens Grady đứng tên đã đăng lại từ bồ câu đen trên 60 bài loại bẩn thỉu này mà thực chất do chính nhóm của Trần Việt Tân chế biến ra!

4. Thời gian gần đây khi bị Quan làm báo vạch mặt chỉ tên, chúng lo sợ bị dân cư mạng tẩy chay nên đã cho đăng một số bài về Nguyễn Tấn Dũng đánh lừa độc giả rằng chúng là một trong những người đấu tranh cho dân chủ và tự do ở Việt Nam.

Tin tức hàng ngày là một cái bẫy vô cùng nguy hiểm. Tất cả những người vào đọc đều bị đánh cắp toàn bộ thông tin chạy về máy chủ của Bộ phận gián điệp mạng tại Bộ Công An, sau đó một chương trình phần mềm Robot đã phân loại thanh lọc và hiện chúng đang theo dõi trên 20.000 người được xếp vào nhóm 'CHÍNH TRỊ', trong đo có 500 người được theo dõi đặc biệt, đã có trên 300 người bị thẩm vấn và chúng đã bắt trên 60 người. Ngay Phạm Chí Dũng cũng đã bị bắt bởi truy cập vào Tin tức hàng ngày, đã bị cài phần mềm vào máy tính của Phạm Chí Dũng chuyển toàn bộ Datas từ máy tính của Phạm Chí Dũng về hệ thống máy Tại Bộ Công An trở thành bằng chứng bắt Phạm Chí Dũng!

Chúng tôi xin cảnh báo đến toàn thể dân cư mạng và mong các bạn vì sự an toàn cho chính chúng ta, cho sự nghiệp đâu tranh vì dân chủ còn trong trứng nước, hẫy tẩy chay tintuchangngay.org. Nếu tiêp tục truy cập vào sẽ chắp cánh cho Trần Việt Tân thêm vũ khí để phá hoại công cuộc đấu tranh cho dân chủ, chống cường quyền, bác á, bạo chúa đang hoành hành thống trị đất nước Việt Nam.

Nếu các bạn có kiết thức về tin học hãy bám theo để phăng ra đường dây từ Stephens Grady - Houston - Texas về Bộ Công An Tổng cục 5 của Trần Việt Tân và đang tải lên để mọi người cùng biết rõ.


TIN TỨC HÀNG NGÀY CHÍNH LÀ THẦN CHẾT CỦA DÂN CƯ MẠNG VÀ CUỘC ĐẤU TRANH VÌ DÂN CHỦ CHO VIỆT NAM!

Vì sinh mạng của chính mình tẩy chay tổ chức gián điệp  trá hình dưới Blog Tin Tức hàng ngày, Vì Dân chủ cho Việt Nam hãy chiến đấu chống tổ chức gián điệp Tin tức hàng ngày! Đó chính là chống lại mạng lưới điệp viên mạng của Nguyễn Văn Hưởng - Trần Việt Tân tại hải ngoại! 

Hãy cùng chúng tôi cung cấp thông tin cho FBI để phá toàn bộ mạng lưới gián điệp của Trần Việt Tân tại Hoa Kỳ!

Trần Hưng Quốc - Ban biên tập Quan làm báo

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

Công bố danh sách Gián điệp mạng của Tướng Nguyễn Văn Hưởng

http://quanlambao.blogspot.com/2012/10/gian-iep-mang-cua-tuong-nguyen-van-huong.html

Theo thông tin chúng tôi nắm được, xin công bố những danh sách các Blog lề trái giả mà thực chất đều do một nhóm an ninh của Nguyễn Văn Hưởng điều khiển hòng thâm nhập vào dân cư mạng vừa để phát hiện giết chết mầm mống những người đấu tranh cho dân chủ, vừa để phục vụ cho mưu đồ riêng của chính Hưởng.
1. Blog Kami: Không những là Blog giả mà còn lấy giả hình của Quan chức Thái Lan như bài chúng tôi đã đăng cảnh báo.
2. Tin tức hàng ngày
3. Bồ câu đen
4. Tranhung9
5. Anh Lái đò
6. Anh tư sang
7. Tập viết báo

Ngoài ra một số cộng tác viên của RFA, của Dân luận đã bị không chế của bè lũ Nguyễn Văn Hưởng để phục vụ cho mưu đồ bẩn thỉu của chúng.

Chúng ta cần đặc biệt chú ý hời gian gần đây  Blog Bồ câu đen trực tiếp nhận nhiệm vụ tung tin bịa đặt nhằm phục vụ cho mưu đồ đề cao vai trò của thầy trò Nguyễn Văn Hưởng và chuẩn bị dư luận cho việc ám hại hàng loạt người dân vô tội.

Đề nghị bà con dân cư mạng hãy hết sức tỉnh táo khi truy cập vào những blog trên để không bị đánh cắp các dự liệu riêng tư trên máy tíh, trong emails. Đặc biệt độc giả trong nước không nên truy cập vào những blog này vì sự an toàn của chính các bạn.

Chúc các bạn ngày càng kiên cường vượt qua mọi cạm bẫy của những kẻ giả danh 'đầy tớ nhân dân' đang giết hại nhân dân bằng chính tiền thuế của nhân dân!

Quan làm báo cảnh báo

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

"Giáo dục Việt Nam bệnh đã quá nặng, cần được giải phẫu"

http://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/giao-duc-viet-nam-phai-duoc-giai-phau-moi-co-co-may-thoat-hiem/230319.gd

Thất vọng và kỳ vọng vào giáo dục Việt Nam:

"Giáo dục Việt Nam bệnh đã quá nặng, cần được giải phẫu"

Thứ năm 27/09/2012 06:41
(GDVN) - GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng: "Đã từ lâu không có trường đại học nào của Việt Nam lọt vào top 500 trường được xếp hạng quốc tế. Giáo dục đại học Việt Nam ở mức bao nhiêu của thế giới thì chưa rõ, nhưng ở mức rất tệ thì quá rõ ràng".
LTS: GS.TSKH Nguyễn Đăng Hưng là một Việt kiều tâm huyết với giáo dục Việt Nam. Ông học tập tại ĐH Liège (Bỉ), tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ sư vật lý - Hàng không & không gian, và đã có 40 năm giảng dạy đại học, từng là Trưởng khoa Cơ học phá hủy của ĐH Liège. Trong chuyên đề "Thất vọng và kỳ vọng vào giáo dục Việt Nam" của Báo Giáo dục Việt Nam, GS Nguyễn Đăng Hưng thẳng thắn chỉ ra căn bệnh nặng của giáo dục cần chữa trong hai thập kỷ.

- Thưa GS, là một Việt kiều tâm huyết với giáo dục Việt Nam, hiện cũng đang điều hành một công ty ở Việt Nam, ông có nhận xét gì khi Việt Nam đang chuẩn bị cho một cuộc cải cách giáo dục?

GS Nguyễn Đăng Hưng: Lại một đề án mới về cải cách giáo dục? Thú thật, đã từ hơn 15 năm nay, tôi đã nghe nhiều về quyết tâm này, tôi đã bao lần đề đạt các ý kiến, đã mấy lần ký chung với các đồng nghiệp trong và ngoài nước những kiến nghị về cải cách giáo dục, chẳng hạn như kiến nghị phát xuất từ nhóm của GS Hoàng Tụy (2001 rồi 2009), nhưng chuyện đâu lại vào đó. 

GS Nguyễn Đăng Hưng: Các cơ quan chức năng đã bắt đầu ý thức được một điểm căn bản là bấy lâu nay giáo dục Việt Nam không đem lại chất lượng, không thể là tiền đề cho việc công nghiệp hóa đất nước!

Giáo dục vẫn theo đà cũ, bấy lâu nay chẳng có gì thay đổi! Từ gần ba năm nay, tôi phát biểu ít đi vì tôi nghĩ lặp lại mãi những ý kiến đã nói thì không hay, có khi lại nhàm tai người nghe, nhất là các cơ quan chức năng.

Đổi mới căn bản, toàn diện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa? Nghe qua thì có xôm tụ đó, nhưng vì tôi chưa thấy nội dung, chưa có thông tin về cách đặt vấn đề, chưa chứng kiến các bước ban đầu, chưa nghe tên nhân sự khởi xướng, người đứng ra điều động, chưa thấu triệt khâu thực hiện ra sao, nên tôi cho rằng mình phải kiểm chứng, cần phải có thái độ cẩn trọng trong nhận xét…

Điều đầu tiên mà tôi có thể nói được là khi Bộ GD-ĐT kêu gọi nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì
Cái chính yếu là nền giáo dục phải lấy quyền lợi tri thức của người đi học làm mục đích, trong đó những giá trị chân, thiện, mỹ là nền tảng. GS Nguyễn Đăng Hưng
ngay trong cái tên của đề án đã tỏ rõ là: Các cơ quan chức năng đã bắt đầu ý thức được một điểm căn bản là bấy lâu nay giáo dục Việt Nam không đem lại chất lượng, không thể là tiền đề cho việc công nghiệp hóa đất nước!

Đây là lời thú nhận cần thiết (và thống thiết) của một nền giáo dục bị chệch hướng đã hơn nửa thế kỷ nay! Nền giáo dục Việt đang là một con bệnh nặng. Vấn đề là tìm cho ra căn nguyên thì mới có thể có phương pháp chữa trị. Thật vậy, bệnh đã xâm nhập tận xương tủy, đã thành di căn, phải có phương pháp mạnh, chữa trị từ gốc, ngay cả phải giải phẫu cắt bỏ, mới có cơ may thoát hiểm. 

Tôi đã đọc phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn sang tại lễ khai giảng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội): “Các giá trị văn hóa bản sắc dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, các ngành khoa học xã hội và nhân văn gánh vác trách nhiệm quan trọng trong giáo dục tư tưởng, hun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, xây dựng các chuẩn mực giá trị đạo đức, nhân cách con người VN”. Ông còn nhấn mạnh thêm sau đó: “Chất lượng nghiên cứu khoa học, sự gắn kết giữa nghiên cứu khoa học với giảng dạy tạo nên yếu tố quyết định chất lượng đào tạo nguồn nhân lực”. Đây là những nhận xét đúng hướng. 

Vấn đề là chữa trị bằng cách nào và ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm đề đạt những biện pháp cụ thể. Sai lầm đã liên tục tác hại trên nửa thế kỷ, việc chữa trị tất nhiên đòi hỏi thời gian ít ra là một hai thập kỷ. 

Tuy nhiên, việc quan trọng là có đột phá về tư duy, trở về với những giá trị cơ bản nhất của tinh hoa nhân loại và truyền thống dân tộc cao đẹp ngàn năm, để có những chọn lựa ban đầu hợp lý và chính xác. Vạn sự khởi đầu nan, nhưng theo tôi cái khởi sự thực thụ chưa bắt đầu đúng hướng.

- Theo ông, giáo dục Việt Nam đang có thuận lợi và thách thức gì khi bắt đầu công cuộc đổi mới lần này?

Trước hội nghị Trung ương 6, vấn đề đổi mới giáo dục lại một lần nữa trở thành "điểm nóng". Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, là nền tảng cho sự phát triển của đất nước… tuy nhiên sau ba lần hô hào đổi mới thì cho tới nay nền giáo dục nước nhà vẫn còn bộc lộ quá nhiều bất cập. Đó là lý do vì sao Báo Giáo dục Việt Nam tổ chức chuyên đề “Thất vọng và kỳ vọng vào giáo dục Việt Nam”.
Mời các chuyên gia, độc giả quan tâm tới vấn đề đổi mới giáo dục Việt Nam gửi bài về toàn soạn theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn
GS Nguyễn Xuân Hãn:
GS Nguyễn Xuân Hãn: "Chương trình SGK hiện nay có hại cho học sinh"
Quan chức từ chức ở Bộ Giáo dục: Một số người có quyền cũng tầm thường
Quan chức từ chức ở Bộ Giáo dục: Một số người có quyền cũng tầm thường
63 % sinh viên thất nghiệp, chất lượng giáo dục có vấn đề?
63 % sinh viên thất nghiệp, chất lượng giáo dục có vấn đề?
GS Nguyễn Đăng Hưng
: Thuận lợi thì không ít, có cái đã thấy từ lâu, có cái sau này mới tới, phần lớn là những điều kiện khách quan. Thuận lợi thứ nhất là con người Việt Nam, đất nước Việt Nam là xứ sở văn hiến nghìn năm. Người Việt Nam ham học, ham hiểu biết. Tất cả các đại học trên thế giới đều nhận định là sinh viên Việt Nam nói chung học rất giỏi, tiến bộ rất nhanh và đạt thành tích cao. Chỉ có những người tốt nghiệp tại Việt Nam thì bị sắp hạng lộn ngược mà thôi.

Thuận lợi thứ hai là Việt Nam có một đội ngũ chuyên gia trí thức Việt kiều đông đảo và được đào tạo bài bản ở các nước tiên tiến nhất và họ có tình yêu quê hương nồng nàn, sẵn sàng chọn lựa về Việt Nam làm việc nếu có được một môi trường thân thiện, một chế độ lương tiền hợp lý...

Sau 20 năm đổi mới, gần đây một thế hệ mới có điều kiện đi du học ở các nước phát triển. Họ đã tốt nghiệp và nếu bố trí nhân sự hợp lý khi về nước, họ sẽ là những nhân tố thường trực quyết định cho việc hiện đại hóa nền giáo dục đại học.

Thuận lợi sau cùng là giai cấp trung lưu tại Việt Nam đã bắt đầu thành hình, đã có cuộc sống được cải thiện và sẽ ủng hộ một nền giáo dục có chất lượng tại Việt Nam, thay vì phải gởi con em xuất ngoại tốn kém như các đại gia mà ta thường thấy. Ngân sách của chính phủ dành cho giáo dục cũng rất đáng kể, vấn đề đặt ra là phải chấn chỉnh chi tiêu cho hợp lý, cắt bỏ những gì không cần thiết và củng cố những gì thiết yếu cho cải cách giáo dục.

Nhưng thách thức thì theo tôi là còn rất lớn và khó vì cái chính là những điều kiện chủ quan. Vô cùng khó vì đó là những đường mòn tiêu cực đã thành hình từ hơn nửa thế kỷ, lây lan ra xã hội, trở thành hiện tượng phản xạ phổ biến tự nhiên mà người trong cuộc chưa nhận thức được chứ đừng nói đến chuyện tháo gỡ. 

Các nền giáo dục thành công trên thế giới đều coi việc đào tạo nhân cách con người, truyền đạt kiến thức đích thực khoa học là mục đích căn bản của nền giáo dục quốc dân. 

- Là một GS đại học 40 năm, từng giữ chức Trưởng khoa Cơ học phá hủy của ĐH Liège (Vương quốc Bỉ), thực hiện nhiều dự án giáo dục hợp tác Việt-Bỉ, xin ông cho biết giáo dục đại học Việt Nam đang ở mức nào của thế giới?

GS Nguyễn Đăng Hưng: Đã từ lâu không có trường đại học nào của Việt Nam lọt top 500 trường được xếp hạng quốc tế. Giáo dục đại học Việt Nam ở mức bao nhiêu thì chưa rõ, nhưng ở mức rất tệ thì quá rõ ràng.

Sẽ chính xác hơn nếu ta xem xét các nấc thang giá trị cụ thể sau đây. Trong năm 2011, Việt Nam với dân số hơn 80 triệu dân nhưng không có bằng sáng chế nào được đăng ký tại Mỹ. Trong khi đó, con số này ở năm 2011 của một số nước trong khu vực Đông Nam Á như sau: Singapore: 647 bằng/4,8 triệu dân, Malaysia: 161/27,9 triệu, Thái Lan: 53/68,1 triệu, Philippines: 27/93,6 triệu, Indonesia: 7/232 triệu. 

Giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tích ngược đáng lo sợ. Chính tôi cũng là nhân chứng sống của sự kiện xuống dốc này. Trình độ trung bình của sinh viên các cao học thạc sỹ do chúng tôi tổ chức từ năm 1995 cho đến năm 2007 ngày càng xuống, điểm trung bình cuối năm của các em ngày càng tệ.

- Trong số các vấn đề sau của giáo dục đại học: Giảng viên đại học có mức lương thấp, nhiều giảng viên đại học chưa đạt chuẩn, nghiên cứu khoa học yếu, tính tự chủ và chịu trách nhiệm của trường đại học chưa bắt kịp với thế giới... theo giáo sư, giáo dục đại học Việt Nam phải ưu tiên cải cách vấn đề nào trước, hoặc ưu tiên giải quyết vấn đề gì? Nếu Việt Nam có một cuộc cách mạng giáo dục đại học thì ông đặt tên nó là gì? 

GS Nguyễn Đăng Hưng: Một cuộc cải cách đột phá là điều không thể né tránh. Càng chần chờ, tình trạng càng tệ hại. Trước tiên, nhân sự lãnh đạo giáo dục phải thay đổi tận gốc, phải nhanh chóng loại bỏ ra ngoài lề những thế lực kém cỏi bảo thủ.

Bản thân việc cải tổ nền giáo dục cần sự dứt khoát nhưng cũng cần thời gian và lòng kiên trì, sức bền bỉ. Không thể một sớm một chiều mà chúng ta có thể đảo ngược được con bệnh đã đi vào xương vào tủy. Nếu cần những phương thuốc mạnh tay, hiệu quả của phương thuốc sẽ cần thời gian ít ra hai thập kỷ mới có cơ may rõ nét. 

Nên là một cuộc cải cách quyết liệt, đồng bộ, một cuộc hồi sinh của nền giáo dục bằng con đường trở về với những chân giá trị mà tất cả các nước văn minh tiên tiến đã thực thi hằng mấy thế kỷ nay với những kết quả không thể chối cãi.

- Theo ông, Việt Nam cần phát triển một mô hình giáo dục đại học riêng hay đi theo những mô hình đã có sẵn trên thế giới như Mỹ hay các nước châu Âu? 

GS Nguyễn Đăng Hưng: Các nước phát triển có dân trí cao đều có những nền giáo dục đại thể giống nhau. Những nét đặc thù là thứ yếu tùy theo bản sắc văn hóa riêng biệt của từng nước.

Cái chính yếu là những nền giáo dục phải lấy quyền lợi tri thức của người đi học làm mục đích, trong đó những giá trị chân, thiện, mỹ là nền tảng. Quyền lợi của thế lực chính trị hay tôn giáo không được đặt trên quyền lợi của người dân với tất cả sự phong phú của sắc tộc, của thành phần, của gốc gác, của giai cấp, của tôn giáo hay không tôn giáo…

Người học được giáo dục một cách khách quan, vô tư, được đào tạo một cách trung thực, trong đó quyền tự do, tính độc lập, sự chân thực phải tuyệt đối được tôn trọng.

Nhân cách hướng thiện, thương nước, yêu dân, tinh thần vì mọi người, vì xã hội, vì cộng đồng sẽ được hình thành một cách tự giác, tự nguyện… Giáo dục phải đặt trên cái nền như vậy mới có thể trường tồn, phát huy, đảm bảo chất lượng.

- Nếu bây giờ có người mời ông làm Hiệu trưởng của một ĐH ở Việt Nam thì trong năm đầu tiên ông sẽ làm gì, và sau đó ông sẽ làm gì?

GS Nguyễn Đăng Hưng: Tôi sẽ không bao giờ nhận chức Hiệu trưởng một trường nếu quyền tự chủ đại học chưa được thừa nhận một cách minh bạch, dứt khoát… Tôi sẽ dựa trên những nguyên tắc cơ bản nói ở trên để tổ chức đại học. Trong điều kiện hiện hữu ở Việt Nam, tôi sẽ ưu tiên cho việc chọn lựa và bổ nghiệm người thầy, nhanh chóng cải thiện thành phần đứng lớp. 

Tôi sẽ có biện pháp khuyến khích nghiên cứu khoa học, dành ít nhất 40% thời gian cho nghiên cứu khoa học.  Như vậy nội dung giảng dạy sẽ được dần dần cải tiến, công bố khoa học sẽ nở rộ, bằng sáng chế sẽ xuất hiện sau mười, hai mươi năm. 

-Cảm ơn giáo sư đã trả lời phỏng vấn báo Giáo dục Việt Nam.

Đại Vệ Chí Dị - Sep 24, '12 9:04 AM

http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/656/656

Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 67

Mùa thu, khí hậu oi bức. Chính trường nước Vệ cũng nặng nề không kém.

Kiếm tiền trảm hậu tấu Bạo nhận từ thời Vệ Cường Vương vẫn nằm bên phủ Chúa. Vệ Kính Vương mấy lần nhắc nhở, nhưng Bạo cứ lờ đi.

Vương đòi rát quá, Bạo lần nữa cũng cảm thấy khó, mới vò đầu suy nghĩ suốt. Mưu thần là Thụ, trước là phó bộ Hình nay về hưu, làm môn khách trong phủ Chúa. Chuyên bầy mưu kế cho Chúa, Thụ là người lắm mưu, nhiều kế. Thấy Chúa lo toan, bèn vào tâu rằng.

- Giờ trong lúc khó khăn  giữa trùng điệp, chỉ có một cách hoá giải mà thôi.

Bạo hỏi hoá giải gì.

Thụ nhìn quanh rồi dắt tay Chúa ra sân, giả bộ ngắm sao, chỉ trỏ nói về mệnh trời, sao này sáng, sao kia tối, ứng vào điềm này, việc nọ. Nhưng kỳ thực tay Thụ toàn chỉ về phương Bắc.

Bạo hiểu ý, hôm sau nhà Chúa chuẩn bị việc sang Tề chầu. Bấy giờ bên Tề đang vào lúc chuyển ngôi báu, quyền vào tay Tân Vương là Tạp Cặn. Lúc soạn lễ vật dâng cho Tạp Cặn, mưu thần trong phủ Chúa mới bàn.

- Tạp Cặn sắp lên ngôi, trước tiên cần danh chưa không cần báu vật. Chuyến này khó mà biết dâng gì đây.

Mưu thần Thụ nói.

- Thần trước làm phó bộ Hình, đã biết lo xa, mấy năm trước đã sắm cống vật, giờ vẫn đang giữ. Chúa thượng chuyến này sang đó, chắc chắn thành công, được hưởng ơn mưa móc của thiên triều, an bình vạn sự.

Lúc Bạo dẫn đoàn đi, Thụ tiễn chân đến ngoài biên ải. Bạo nhìn thấy Thụ đi tay không thì sốt ruột lắm. Lúc đến cửa biên giới, Thụ mới luồn vào tay Bạo mảnh giấy chỉ có ba chữ.


Y rằng chuyến đó Bạo đi chầu Tân Vương Tạp Cặn, suôn sẻ, nhận được ơn che chở của thiên triều. Về đến nước, mọi việc khó khăn trước kia đều gần như tan biến cả.

Nửa tháng sau, phía Nam nước Vệ có phiên toà đại hình xử ba kẻ can tội dám dùng lời nói để chống phá triều đình. Mức án nặng nề khiến khắp nước không ngớt lời oán thán. Trong đám phạm tội có người cựu chiến binh tuổi đã lục tuần, lại có cả người cựu công sai là phụ nữ, và con của chiến sĩ lão thành. Án xử khiến người ta căm phẫn hơn là khiếp sợ. Nhất là lúc xử, đằng thì nói là công khai, nhưng ai đến dự đều bị bắt giữ cả.

Không ai hiểu vì sao xử đã nặng, trước khi xử lại cố làm to chuyện.

Phải chăng tại kẻ chủ mưu tuổi lục tuần kia trước nay vẫn hô hào chống Phương Bắc. Cho nên việc xử trước bắt người xem để gây sự thu hút, sau nữa xử thật nặng là có ẩn ý gì chăng.?


Bên Tề vào cuộc luận sắp xếp quan lại trong triều đình, bàn cả về xử lý quan hệ các nước lân bang. Nhắc đến nước Vệ thì Tạp Cặn đứng lên giơ mảnh giấy của người Vệ đưa. Trên giấy có ba chữ kỳ quặc, rất vô nghĩa.

- Biển Ống Hút.


Ảnh Lái Gió ở quê

Làm việc với an ninh 26/09/2012

http://menam0.blogspot.com.au/2012/09/lam-viec-voi-ninh-26092012.html

Wednesday, 26 September 2012

 

Làm việc với an ninh 26/09/2012

Ở đất nước này việc tự do đi lại, tự do thu thập kiến thức, học hỏi đôi khi trở thành một điều cấm kỵ. Bởi nhiều khi, nó có thể bị chụp lên đầu một cái mũ nguy hiểm với những lời "nhắn nhủ" rất ngọt ngào: bạn có thể bị đe dọa là bạn sẽ phải ân hận, phải trả giá, là sẽ bị bắt giam...Chuyện đã xảy ra với nhiều người, hôm nay, vừa diễn ra với tôi.
Sáng 25/09/2012, tôi nhận được giấy mời đến Công an thành phố Nha Trang, gặp ông Hải (đội An ninh) để "làm việc".

Tôi đã phúc đáp bằng thư gửi ông Hải vào đầu giờ chiều cùng ngày với lý do như sau:

Hai tiếng sau, tờ giấy mời lần 2, được gửi ngay, lần này đã có lý do làm việc cụ thể hơn.


Trên tinh thần đối thoại với nội dung làm việc rõ ràng, tôi đến Công an thành phố Nha Trang đúng như giấy mời đã ghi.

Có 6 người tiếp tôi, và ông Hải (Đội phó Đội An ninh - Ca Thành phố Nha Trang) cùng ông Trí (người ký giấy mời) chỉ xuất hiện ở phần giới thiệu cá nhân. Sau đó là màn chào hỏi người quen: anh Phương (người nói giọng Nam, đã gặp trong buổi Trà chiều 14/03/2011) và một người trạc tuổi, tự giới thiệu là Nguyên (nói giọng Bắc). Mặc dù được giới thiệu là công an tỉnh, nhưng vì không lạ với anh Phương, nên tôi đoán đây là hai người từ Bộ Công an.
Hơi lạ, vì từ xưa giờ tôi chưa bao giờ phải làm việc với Công an thành phố, và hai người từ Bộ Công an vào sao lại "mượn" danh Công an Thành phố để làm việc với tôi? Không biết công an tự diễn biến hay mình hết nguy hiểm nữa.

Hai người còn lại là em Huy, Ca Tp Nha Trang, người vẫn thường xuyên gặp và trao đổi với tôi. Người còn lại là phụ nữ, vì lý do tôi đang mang thai, nên chị này có mặt.

Để buổi làm việc được rõ ràng và nhanh chóng tôi đề nghị nên làm việc theo nội dung đã ghi trên giấy mời là liên quan đến blog, các việc không liên quan sẽ hỏi sau (nếu có thời gian).

Tuy nhiên, trình tự buổi làm việc đã không diễn ra đúng như vậy.

Ngoài việc hỏi tôi, mục đích của tôi khi tôi viết bài là gì, tức là thông báo ý muốn chuyển tải của người viết cho người đọc trên blog là gì thì các câu hỏi quan tâm đến bài viết khá ít.
Tôi đã bật cười khi cho an ninh cho rằng, một tác giả phải trình bày mục đích với người viết. Bởi với quan điểm của tôi, khi anh chia sẻ điều anh nghĩ, thì đương nhiên phải có nhiều ý kiến khác nhau, viết để buộc người khác nghĩ đúng điều mình muốn là khiên cưỡng, là can thiệp vào tự do tư tưởng của người khác. Đó không phải là điều tôi theo đuổi.

Điều các anh quan tâm hôm nay là việc đi học ở Philippines của tôi, và việc đi Thái Lan trong khoảng thời gian đó.
Cá nhân tôi chỉ chịu trách nhiệm về những việc làm của mình nên không có gì để giấu diếm. Thiết nghĩ việc đi học hay gặp gỡ cá nhân nào đó là quyền tự do và cũng không ảnh hưởng gì đến ai.

Hội thảo "Nhân quyền - Quyền Tự do phát biểu" tại Bangkok tháng 5/2012 do Liên minh báo chí Đông Nam Á (SEAPA) tổ chức, đã tạo cơ hội cho cá nhân tôi là một blogger thấy và hiểu nhiều hơn về khái niệm tự do.


Bên cạnh đó việc tham dự lớp học Bảo mật Internet do Front Line Defenders tổ chức là nhu cầu học hỏi để trang bị kinh nghiệm và tự bảo vệ an toàn cho máy tính của mình cũng chẳng có gì để giấu.

Điều đáng buồn cười, là anh Nguyên liên tục khích tôi rằng: Chị là nhà dân chủ, hoạt động dân chủ, đã làm thì không sợ, sợ thì không làm. Những người khác người ta đã khai hết rồi thì chị cứ khai đi, có gì phải giấu đâu?
Tôi cũng nói rất rõ ràng rằng: Tôi không phải là nhà dân chủ, và tôi nghĩ rằng tôi không có gì để giấu. Hơn nữa, chẳng có lý do gì để tôi phải chịu trách nhiệm về những gì người khác làm hoặc người khác đã khai. Nếu tôi có làm gì vi phạm pháp luật thì cứ thẳng thắn mà xử, không cần phải dọa nhau như thế.

Không biết, anh Nguyên có giữ được bình tĩnh hay không, nhưng anh liên tục tỏ thái độ với tôi bằng cách nhắc đi nhắc lại rằng: "Chị tưởng mình là ai, đừng nghĩ rằng các anh ở đây nhẹ nhàng với chị thì chị muốn gì cũng được. Chưa đến lúc thôi, chúng tôi chưa muốn thôi...Chị chưa là gì so với Hải Điếu Cày, Tạ Phong Tần đâu, chị muốn nổi tiếng như họ không?"

Lúc này, tôi không giữ được bình tĩnh và đập tay xuống bàn: Anh đang dọa tôi đấy à? Tôi nghĩ, việc tôi đến đây làm việc, trong thời gian đang mang thai thế này là cách tôi thể hiện rằng tôi tôn trọng anh và công việc của anh. Anh đừng nói chuyện với tôi bằng thái độ đó.
Những người khác khuyên tôi nhẹ nhàng, bình tĩnh, và tôi có hỏi lại: Nếu là chị (anh) thì chị (anh) có giữ được bình tĩnh hay không? Tôi đã từng bị đi tù chứ chưa phải là không? Và cuối cùng thì sao? Có gì thay đổi không? - Không một ai trả lời!
Không kiềm chế được cảm xúc vì tức, tôi chảy nước mắt.
Anh Nguyên sau một hồi đi ra ngoài đã quay lại và nhắc tôi rằng: "Tôi nhắc để chị nhớ, người không vì mình thì trời tru đất diệt. Mấy thằng ở nước ngoài hả, tụi nó chỉ giỏi kích chị lên, có giỏi thì tụi nó về đây, để xem lúc có chuyện thì ai cứu chị. Làm người là phải vì mình, phải biết mình là ai, đang ở đâu." Trước đó anh cũng liên tục nhắc tôi rằng, những người khác đã khai thế này về tôi, thế kia về tôi.. Xét rằng những điều đó có thể không đúng, ảnh hưởng đến tôi nên anh "tạo cơ hội" cho tôi đính chính.
- Đương nhiên là tôi sẽ vì tôi, nhưng không phải vì mình mà phát ngôn những điều chẳng liên quan đến người khác.Từ trước giờ, cả hai phía an ninh và dân chủ đã cho tôi quá nhiều cái mũ rồi, oan cũng đã sẵn rồi, có oan thêm nữa cũng không sao. Và với tôi, không nhất thiết phải đi giải thích những gì người khác nói. Tôi đương nhiên là người luôn biết mình là ai, và đang ở đâu, vì vậy anh không cần phải dọa tôi như thế.
- Chúng tôi không dọa chị, chúng tôi muốn là chúng tôi làm được, chưa đến lúc thôi. Chị nghĩ tự do là cái gì, là như chị đang viết blog đó hả?
Đúng là có những người có thể nói chuyện, đối thoại, làm việc, cũng có những người không thể chỉ vì thái độ dành cho nhau.

Tôi trả lời rất rõ ràng rằng: "Tự do đối với tôi đơn giản lắm, đó là tôi tôn trọng anh, anh cũng phải tôn trọng tôi. Quan điểm của tôi về đảng phái rất rõ ràng, và tôi không hoạt động chính trị, bởi ở Việt Nam, việc tham gia đảng phái chính trị là con đường ngắn nhất để đến nhà tù. Đó là chuyện tôi nói, còn nghe và tin hay không là quyền của anh.".

Tóm lại rất rõ ràng thế này, anh Nguyên kết luận: Việc đi học là do Việt Tân tổ chức, cơ quan an ninh có đủ bằng chứng để kết luận như vậy.
Tôi cũng trả lời rất rõ ràng rằng: Tôi không tham gia khóa học nào của Việt Tân hết. Nếu mà tôi thực sự có liên quan đến Việt Tân thì tôi nghĩ tôi không còn ngồi được ở đây để làm việc như thế này.

Cái trò cứ thấy việc gì cũng đội cho cái mũ Việt Tân nó đã nhàm chán rồi. Điều này chỉ làm cho người ta tưởng mấy ông bà Việt Tân làm hết tất cả mọi thứ mà thôi.


Việc tôi đi học ở Phi hay đi Thái học, là chuyện cá nhân của tôi, không liên quan đến ai, cũng không liên quan đến tổ chức nào. Những gì tôi học, nếu có ích cho người khác, cho cộng đồng thì tôi không ngại để chia sẻ nó với tất cả mọi người một cách công khai như tôi đã và đang làm.

Chuyện tôi đi đâu và làm gì, tôi có viết, có chia sẻ trên Facebook và blog, không có gì phải giấu diếm.
Tên cơ quan, tổ chức làm việc ở Philippines cũng như Front Lines tôi cũng đã cung cấp rồi, các anh có thể tự điều tra xem họ là ai.


Anh Phương cũng có hỏi thăm anh Nguyễn Xuân Châu người có liên quan đến việc in áo năm 2009 trong nhóm Người Việt Yêu Nước mà tôi vẫn giữ liên lạc hỏi thăm trên Facebook đến bây giờ, và Tập hợp Thanh niên Dân chủ mà tôi không giữ liên lạc, cũng như không có thông tin gì về nhóm từ 2009 đến giờ.

Điều làm tôi chú ý nhất là việc các anh hỏi: "Có cá nhân, tổ chức nào nhờ tôi về nước làm việc này, việc kia, hoặc tiếp xúc với ai sau khi đi học về không? Và tại sao phải đi học?"
Hình như, trong suy nghĩ của những người như anh Nguyên, việc một người tự tìm tòi nghiên cứu điều mình cần học hỏi, và trang bị kiến thức cho mình nó không tồn tại. Phải học và phải làm theo chỉ đạo của người khác - đó là cái khuôn, và mọi người đều phải được đúc cùng một cái khuôn như thế.

Tôi còn nhớ anh Nguyên đã nói thế này:
- Chị nói chị không làm chính trị, nhưng những gì chị viết nó ít nhiều thể hiện điều đó!
- Những gì tôi viết là điều tôi nghĩ và là điều tôi muốn, đừng nghĩ xa xôi đó là làm chính trị, đó chỉ là những nhu cầu căn bản về tự do của một con người đã bị tước đoạt lâu nay thôi. Anh đừng quy chụp những gì tôi nghĩ một cách thiển cận như thế.

Đến 11h trưa, buổi làm việc tạm kết thúc, với lý do để đảm bảo sức khỏe cho tôi, và sẽ bắt đầu lại vào lúc 2 giờ chiều. Tôi đã đề nghị rất thẳng thắn rằng, còn việc gì chưa làm xong thì cùng làm rồi kết thúc luôn. Tôi không thích đi về rồi lại đi lên đồn công an như thế này, và nếu tôi về mà không lên thì lại mang tiếng là không giữ lời, nên nếu muốn, các anh có thể đến làm việc tại nhà tôi.
Các anh chị rất tốt tính và nhân đạo khi cho rằng một bà bầu như tôi cần ăn trưa, nghỉ ngơi rồi làm việc.

Và tôi ra về mà không hứa là sẽ quay lại.

Đôi dòng gửi em Huy (Ca Tp Nha Trang) thân mến,
Nếu em đọc những dòng này, có lẽ em hiểu vì sao chị không trả lời điện thoại buổi chiều của em. Chị thực sự mệt và cảm thấy mình không được tôn trọng, bởi bản thân chị không làm gì sai cả. Và vì chị không hứa, cũng không có lý do gì để chị ép mình phải làm việc với an ninh trong trạng thái không thoải mái như thế.
Hơn nữa, khi phải làm việc với một người luôn muốn khẳng định mình đúng, và đe dọa tinh thần người khác (dù bằng kiểu nói rất nhẹ nhàng thảo mai) là điều không tốt cho phụ nữ đang mang thai như chị.
Việc điều tra và tìm bằng chứng để kết tội người khác là việc của cơ quan an ninh, chị đã làm việc và sẽ chịu trách nhiệm về phần của mình. Thế là đủ.

Bạn bè thân mến,
Tôi viết lại những dòng này, để mọi người hiểu rõ những gì đã xảy ra thật rõ ràng và công khai đúng như nguyên tắc từ xưa giờ của tôi.
Tôi nghĩ, việc tìm tòi học hỏi của mỗi người là chuyện cần thiết và là quyền tự do. Bởi có đi, có học chúng ta mới thấy rõ cái mình cần và cái mình thiếu. Không một ai có thể ngăn cấm chuyện học hỏi của người khác với lý do an ninh quốc gia. Đương nhiên ở trong thể chế chính trị này, người ta sẽ vẽ ra rất nhiều con ma để nhát người khác, nhưng tôi tin rằng, không một con ma nào có thể tồn tại khi chính chúng ta được trang bị kiến thức đầy đủ cho chính mình, để tự bảo vệ mình, và bảo vệ những người khác.

Và chuyện làm việc với cơ quan an ninh, hoàn toàn là quyền của bạn, nếu thấy không đủ an toàn, không rõ lý do và không có nguyên nhân cụ thể, chúng ta có quyền từ chối lời mời.
Muốn công dân tuân thủ pháp luật, trước hết, lực lượng an ninh hãy thôi nhân danh pháp luật để ngồi xổm lên mọi thứ. Làm việc với an ninh, không có nghĩa người được mời là tội phạm, bởi an ninh quốc gia không có nghĩa là vi phạm quyền tự do của con người.

Thứ Bảy, 22 tháng 9, 2012

Lại thêm những phát súng bắn vào nhân dân

http://www.truongduynhat.vn/2012/09/lai-them-nhung-phat-sung-ban-vao-nhan.html

Thứ sáu, ngày 21 tháng chín năm 2012

Lại thêm những phát súng bắn vào nhân dân

onaovguhbat.wct;ci1r8r02p81n6nn208 3 phụ nữ xã Mỹ Hòa (huyện Bình Minh tỉnh Vĩnh Long) bị bắn trong một cuộc xô xát nhằm giữ đất khi họ phản đối, ngăn cản chính quyền thu đất làm đường nhưng không đền bù.
           Dự án “nhà nước và nhân dân cùng làm”, mở đường lấy đất của dân nhưng không đền bù mà vận động dân “hiến đất”. 3 phụ nữ bị công an nổ súng bắn bị thương là Võ Thị Sang, Nguyễn Thị Loan và Nguyễn Thị Nhanh nằm trong số hộ dân không chịu “hiến đất” cho chính quyền.
          Từ tiếng súng Đoàn Văn Vươn Tiên Lãng đến nhát dao Nguyễn Văn Tưởng Quảng Nam. Từ ngọn lửa Văn Giang đến những vành khăn tang Vụ Bản. Từ mẹ con người phụ nữ nghèo lột quần khỏa thân giữ đất ở Cần Thơ đến những phát súng nhắm vào 3 phụ nữ Mỹ Hòa...
          Không biết rồi sẽ còn thêm những hình ảnh nào nữa về những người dân quẫn cùng vùng lên giữ đất như vậy? Những cuộc chiến giữ đất ngày một nhiều, căng thẳng, ngột ngạt. Những hình ảnh nhức nhối tâm can.
onaovguhbat.wct;ci1r8r02p81n6nn208
(ảnh: báo Thanh Niên)

Sự sao chép Chaebol tai hại

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/09/120921_chaebol_viet_failure.shtml

Những tập đoàn Nhà nước đã và đang là gánh nặng lên nền kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiềm năng phát triển của Việt Nam
Những doanh nghiệp này được giới phân tích đánh giá là xuất nguồn từ ý tưởng 'Chaebol' của Nam Hàn, mô hình đã đưa nước này lên vị trí cường quốc thế giới, nổi tiếng với các mặt hàng sản xuất công nghiệp nặng.
Chaebol là tên gọi chung của các tập đoàn hùng mạnh từ thập niên 1960 mà chính quyền của cố Tổng thống Nam Hàn Park-Chung-Hee đã chọn để làm những 'quả đấm thép' trong các chiến lược 5 năm phát triển kinh tế của nước này.
Dưới sự hỗ trợ, hợp tác của chính phủ trong đó có cung cấp vốn vay ưu đãi thông qua ngân hàng, ưu đãi thuế, bảo lãnh chi trả nợ, các Chaebol đã phát triển nhanh chóng và ra sức chiếm lĩnh thị trường thế giới.
Các Chaebol hàng đầu của Nam Hàn được biết đến rộng rãi cho đến ngày nay gồm có LG, Samsung, Hyundai.

Sự quay cóp tai hại

Những sự khác biệt cơ bản đã khiến mô hình Tập đoàn Nhà nước trở nên thất bại, gây hậu quả nghiêm trọng khi lấy ý tưởng từ Chaebol.
Bản thân các Chaebol như Samsung, LG đã là những tập đoàn tư nhân hùng mạnh trước khi được hỗ trợ qua hệ thống ngân hàng, được ban cơ chế độc quyền.
Khác với các Chaebol của Nam Hàn, tập đoàn Nhà nước của Việt Nam trực thuộc Nhà nước, không ra đời qua quá trình tích tụ vốn mà từ những quyết định hành chính với 'hy vọng' sẽ thành công.
Tăng trưởng tín dụng
Tăng trưởng tín dụng Việt Nam.(Nguồn IMF)
Các tập đoàn lớn của Nhà nước lũng đoạn những lĩnh vực chính trong đó có dầu khí (PetroVN), điện (EVN), đóng tàu (Vinashin), xăng dầu (Petrolimex) và các tập đoàn khác. Ngoài ra còn có 96 tổng công ty Nhà nước với hàng ngàn các công ty con.
Những lãnh đạo được bổ nhiệm cho các doanh nghiệp này là công chức Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ tuân theo chỉ đạo của Chính phủ về việc phát triển ngành, khác với Chaebol, chủ yếu được điều hành bởi thành viên trong gia đình.
Điều đảm bảo cho thành công giai đoạn đầu của mỗi Chaebol trong quá khứ, đó là sự vắng mặt của yếu tố cạnh tranh từ các đối thủ quốc tế. Điều này không còn hợp lý với bối cảnh tân thời khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Trong khối WTO, doanh nghiệp nào cũng phải tồn tại trong môi trường cạnh tranh gay gắt, dù đó là tập đoàn Nhà nước, tư doanh hay FDI và doanh nghiệp nào yếu kém sẽ phải chịu thất bại.
Tuy nhiên ngay cả sau khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp Nhà nước lại được xem như là những mô hình 'quá lớn để sụp đổ' (too big to fail) giống như các Chaebol từ những năm 90 và vì vậy, Việt Nam đã phải trả những cái giá đắt để giữ các doanh nghiệp này không bị phá sản.
Mục tiêu hàng đầu của các Chaebol, đó là tập trung vào xuất khẩu nhằm chiếm lĩnh các thị trường mới, đưa trọng tâm nền kinh tế từ công nghiệp nhẹ sang công nghiệp nặng, đồng thời thay thế nhập khẩu.
Bằng chứng là đến cuối thời điểm 1980, các Chaebol của Hàn Quốc đã nổi tiếng trên thị trường thế giới về lĩnh vực sản xuất, thương mại cũng như công nghiệp nặng. Đến những năm 90, chỉ riêng 5 Chaebol lớn nhất (Samsung, Hyundai, LG, Daewoo, SK) đã đóng góp đến 50% GDP Nam Hàn.
Trái với Chaebol, các tập đoàn Nhà nước luôn tỏ ra hết sức yếu kém trong việc học cách xuất khẩu để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Không những thế, việc các doanh nghiệp Nhà nước nhập khẩu quá nhiều, trong đó chủ yếu là sắt và các vật liệu xây dựng khác còn đẩy cán cân thương mại sang hướng nhập siêu.
Các yếu tố trên kết hợp đưa đến thực trạng của nền kinh tế Việt Nam hiện tại: Những doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh yếu kém nhưng lại lũng đoạn, chi phối nền kinh tế nội địa.

Sai lầm của Chaebol

"Việc thực hiện sẽ rất khó khăn gian khổ vì hiện nay đã hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, cản trở mọi cải cách cần thiết nhân danh ổn định chính trị - xã hội"
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh
Bản thân chính phủ Nam Hàn cũng đã thừa nhận những bất cập trong mô hình Chaebol của mình, nhất là sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 mà mô hình này gây ra.
Mối quan hệ gần gũi giữa các lãnh đạo Chaebol với chính phủ đã khiến hệ thống giám sát ngày càng trở nên lỏng lẻo, dẫn đến sự cho vay tràn lan, bao gồm cả khoản vay cho các dự án lợi nhuận kém.
Các Chaebol cũng liên tiếp bành trướng sang nhiều lĩnh vực thay vì tập trung vào những lĩnh vực chính, khiến nhân lực, vốn và cả sự quản lý bị dàn trải, dẫn đến thiệt hại lớn ở những ngành thiếu kinh nghiệm.
Tỷ lệ dư nợ của 30 Chaebol lớn nhất Nam Hàn lên đến 400% tổng giá trị vốn sở hữu trong những năm 90 đã biến các tập đoàn này thành gánh nặng của kinh tế Nam Hàn.
Sự tập trung vốn vào các Chaebol cũng đã cho các tập đoàn này đủ quyền lực để gây sức ép với nhà cầm quyền, đặt tầm ảnh hưởng lên các chính sách kinh tế, xã hội nhằm phục vụ cho các nhóm lợi ích.
Sau năm 1997, Nam Hàn đã phải tiến hành những cải cách triệt để đối với các Chaebol, trong đó để các Chaebol yếu kém phá sản, xác định tỷ lệ vay nợ trên vốn sở hữu, cấm sở hữu công ty tài chính phi ngân hàng, minh bạch hóa quản lý, tập trung vào ngành nghề chính, quy trách nhiệm cá nhân cho các lãnh đạo Chaebol trong việc lãnh đạo tập đoàn, khống chế đầu tư vào công ty thành viên và trừng phạt các hình thức hối lộ.

Lặp lại vết xe đổ

Đầu tư vào Doanh nghiệp Nhà nước so với các khu vực khác. (Nguồn: IMF)
Việt Nam vẫn phạm phải hầu hết những sai lầm lớn của Chaebol mặc dù đã có một thời gian dài chứng kiến những bất cập của mô hình này trước khi đưa ra mô hình Tập đoàn Nhà nước từ năm 2005.
Các doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam vẫn được hỗ trợ vô tội vạ, dù hầu hết đều kinh doanh kém hiệu quả.
Báo cáo lãnh sự quán Anh tại Hà Nội hồi tháng Sáu năm nay cho thấy khoảng cách năng suất lao động của các doanh nghiệp Nhà nước so với cả khu vực doanh nghiệp nói chung tăng ngày càng lớn qua thời gian, từ 1:4 năm 2000 đến 1:8 năm 2008.
Trong năm 2011, 80% lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhà nước chỉ tập trung vào vỏn vẹn bốn tập đoàn kinh doanh các lĩnh vực dầu khí, viễn thông, khoáng sản và cao su, chỉ một số ít trong số 1300 doanh nghiệp còn lại thực sự có lời.
Trong khi đó, hỗ trợ của Chính phủ cho các doanh nghiệp Nhà nước trong những năm qua không những giảm đi, mà còn có xu hướng tăng lên.
Báo cáo của Sứ quán Anh tại Hà Nội cho thấy Chính phủ Việt Nam dồn 68% vốn, 55% tài sản cố định, 45% tín dụng ngân hàng vào các doanh nghiệp Nhà nước cũng như ban cơ chế độc quyền trong hoạt động, chỉ báo cáo trực tiếp lên Thủ tướng.
Rõ ràng có sự đầu tư không dựa theo hiệu quả kinh doanh khi thống kê của IMF trong năm 2012 cho thấy các doanh nghiệp Nhà nước chỉ đóng góp khoảng 26% cho GDP trong khoảng thời gian 2006-2010, so với 43% đóng góp từ doanh nghiệp tư doanh.
"Chính các Doanh nghiệp Nhà nước gây nên tình trạng nhập siêu"
Kinh tế gia Nguyễn Quang A
Việc Chính phủ cho phép các tập đoàn Nhà nước đầu tư đa ngành trong phương hướng phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006-2010, kèm theo việc bơm tín dụng rẻ tràn lan vào các Doanh nghiệp nhà nước khiến các doanh nghiệp này bành trướng, mở rộng sang cách ngành vốn thiếu kinh nghiệm.
Điều này không những làm thất thoát vốn, phát sinh những khoản nợ, nợ xấu khổng lồ mà còn ảnh hưởng đến độ tín nhiệm chung của doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời gây e ngại cho giới đầu tư nước ngoài.
Trong lúc đó, sự ưu ái mà Nhà nước dành cho các doanh nghiệp Nhà nước đã tạo ra các nhóm lợi ích đủ mạnh để chống lại cải cách, bản báo cáo của Sứ quán Anh nhận xét.
Kinh tế gia Lê Đăng Doanh từ Hà Nội cũng có chung một ý kiến khi nhận xét về cải cách trong Bản báo cáo kinh tế Vĩ mô 2012: "Việc thực hiện sẽ rất khó khăn gian khổ vì hiện nay đã hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, cản trở mọi cải cách cần thiết nhân danh ổn định chính trị - xã hội".

Gánh nặng kinh tế

Habubank
Habubank là một trong những ngân hàng thương mại phải gánh chịu hậu quả vì cho Doanh nghiệp Nhà nước vay
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp Nhà nước trong năm 2011 là khoảng 416.000 tỷ đồng, tương đương 17% tổng dư nợ tín dụng.
Báo cáo của Sứ quán Anh nhận xét, các doanh nghiệp Nhà nước tạo nên sự thiếu cân bằng trên thị trường tín dụng; các ngân hàng thương mại thường cho doanh nghiệp Nhà nước vay nhiều hơn các công ty tư doanh vừa và nhỏ có hoạt động kinh doanh tốt, dưới sự ảnh hưởng chính trị cũng như bảo lãnh của Nhà nước.
Ông Deepak Mishra, kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng hiện các doanh nghiệp Nhà nước chiếm 60% tín dụng từ các tổ chức tín dụng cũng như các ngân hàng, đồng thời mức nợ của các doanh nghiệp này chiếm tới 70% nợ xấu của các ngân hàng.
Chính các ngân hàng cho doanh nghiệp Nhà nước vay đã phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất. Trường hợp Ngân hàng Habubank đã phải chịu đóng cửa, sát nhập với Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội vì không gánh nổi khối nợ xấu vì cho Vinashin vay là một ví dụ.
Hiện tại, Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố sẽ tiến hành những cải cách mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp Nhà nước trong khuôn khổ 2013-2015.
Tuy nhiên, các chính sách này vẫn bị cho là quá 'chung chung' vì chỉ tập trung vào sự tư hữu hóa một phần, đồng thời cũng không có kế hoạch cụ thể làm sao để giảm số doanh nghiệp Nhà nước xuống còn 650 cho đến năm 2015, đặc biệt các ngành chính như dầu khí, gas và khoáng sản được đánh giá là khó có khả năng được tư hữu hóa.
Các thông số của doanh nghiệp Nhà nước trình lên Quốc Hội cũng mang tính tổng thể, không giúp ích gì trong việc nghiên cứu cụ thể, theo đánh giá của báo cáo từ Sứ quán Anh.
Bản báo cáo này cũng đánh giá chỉ tiêu giảm chi phí của các doanh nghiệp Nhà nước xuống 5-10% trong năm 2012 là 'hời hợt' vì không có hệ thống quản lý tập đoàn tiên tiến cũng như không có quy định giám sát và đánh giá hiệu quả của các doanh nghiệp này.
Sai lầm trong tư duy khiến Việt Nam sẽ còn phải gánh chịu hậu quả nhiều năm nữa.
Giáo sư Kenichi Ohno, Viện nghiên cứu kinh tế Nhật Bản nhận xét nếu được đẩy mạnh, cần có thời gian ít nhất là 20-30 năm để doanh nghiệp tư doanh cũng như FDI đủ lớn, đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Điều này sẽ đưa các doanh nghiệp quốc doanh về chiếm một vai trò nhỏ trong nền kinh tế (5-10%), tránh xáo động, không chỉ với các khu vực khác vốn chưa sẵn sàng để thế chỗ doanh nghiệp Nhà nước mà còn với lực lượng lao động đông đảo trong nước vẫn đang làm việc cho các doanh nghiệp này.
Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, đang sống tại London, Anh quốc.

Công an cưỡng chế, bắn dân bị thương

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/09/120921_myhoa_land_shooting.shtml

Ba phụ nữ bị thương và một công an bị chém ở tay trong vụ xô xát liên quan đất đai ở tỉnh Vĩnh Long hôm 20/9.
Người dân ấp Mỹ Thới 2, xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh không đồng tình việc chính quyền thi công tuyến lộ mà không bồi thường.
Sáng 20/9, công an và cán bộ xã tiến hành cưỡng chế với một số hộ dân, dẫn đến xô xát.
Báo Tuổi Trẻ dẫn lời trưởng Công an xã, Đoàn Văn Chính, nói: “Phía công an và xã Mỹ Hòa theo chỉ đạo của huyện đã có chuẩn bị lực lượng để bảo vệ.”
“Còn phía những gia đình chống đối thi công cũng chuẩn bị hung khí, cây rọi tẩm xăng, dao, ống sắt.”
“Do bị một số người dân cầm dao dồn vào gốc bưởi và bị đánh túi bụi, công an viên Nguyễn Văn Tâm đã rút súng bắn đạn cao su bắn vào những người tấn công để tự vệ và thoát thân,” ông Chính kể.
Không ngừng công trình
Ba phụ nữ bị trúng đạn phải nhập viện, còn ông Tâm cũng bị thương vì bị chém vào tay.
Trong khi đó, báo Lao Động cho biết thêm đây là dự án làm đường từ trung tâm xã đi qua năm ấp, trong đó có ấp Mỹ Thới 2.
Chính quyền địa phương nói 276/290 hộ dân đồng ý hiến đất không nhận bồi thường, và chỉ có 14 hộ yêu cầu bồi thường.
Tỉnh Vĩnh Long đưa ra mức giá 5 triệu đồng khi di dời nhà và 3 triệu nếu dời mộ.
Trong khi đó, chính quyền xã Mỹ Hòa nói công trình không phải ngừng lại khi trên 95% số hộ đồng tình.
Viết trên blog, cây bút Trương Duy Nhất bức xúc: “Không biết rồi sẽ còn thêm những hình ảnh nào nữa về những người dân quẫn cùng vùng lên giữ đất như vậy?”
Chính phủ Việt Nam trình dự án Luật Đất đai sửa đổi lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 17/9.
Hai trong số những điểm mới của luật sửa đổi là giá thu hồi đất, dù vẫn do nhà nước quyết định, sẽ "phù hợp với giá thị trường" trong khi thời hạn giao đất nông nghiệp sẽ được tăng lên 50 năm.
Mặc dù vậy việc "sở hữu toàn dân về đất đai do nhà nước đại diện" vẫn không thay đổi.

Đại biểu QH 'cầu cứu' Bộ Chính trị

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/09/120919_dangthanhtam_petition.shtml

Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm đã gửi đơn cầu cứu khẩn cấp lên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản và lãnh đạo Việt Nam về việc nhân viên của ông bị bắt.
Theo một nguồn khả tín trong nước, lá Đơn cầu cứu xem xét khẩn cấp đã được gửi đi hôm 8/9, ngay sau khi thông tin về việc ông Nguyễn Duy Hưng, Trưởng Văn phòng đại diện Công ty Cổ phần đầu tư Sài Gòn (SGI) ở Hà Nội, bi bắt được loan báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
SGI là công ty do ông Đặng Thành Tâm làm chủ tịch.
BBC có trong tay văn bản này, được nói đã gửi tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan báo chí. Tuy nhiên cho tới nay, chưa thấy báo nào đưa tin và cũng chưa có phản hồi gì từ các cơ quan chức năng.
Trước đó, tối 7/9, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin Cơ quan An ninh điều tra thuộc Bộ Công an "đã thực hiện Lệnh bắt khẩn cấp, ra lệnh tạm giữ" đối với ông Nguyễn Duy Hưng, vì hành vi Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước theo Điều 263 Bộ Luật Hình sự.
Lá đơn của đại biểu QH khóa XIII Đặng Thành Tâm trong khi đó viết: "Vào chiều ngày 5/9/2012, khi ông Nguyễn Duy Hưng đang trên đường đi làm việc thì bị một số người mặc thường phục khống chế bắt đi".
"Kể từ đó đến chiều ngày 7/9/2012, công ty không thể liên lạc được với ông Hưng."
Đơn này cũng cho hay tới chiều 7/9 đại diện cơ quan an ninh điều tra mới đọc lệnh bắt và khám xét nhưng không đưa ông Nguyễn Duy Hưng về văn phòng và thực hiện công việc này trong sự chứng kiến của chỉ một nhân viên không có thẩm quyền.
Người đứng đầu SGI nhận định đây là một vụ bắt giữ "rất bất bình thường".

Bắt cóc bất hợp pháp?

Lá đơn cho hay nhiệm vụ của ông Nguyễn Duy Hưng chỉ là "lo tiếp tân, hậu cần" cho văn phòng đại diện SGI ở Hà Nội, "một cán bộ nhỏ bé của một đơn vị kinh tế"; và cho rằng việc ông bị quy kết tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước là "một điều hết sức bất ngờ".
"Vào chiều ngày 5/9/2012, khi ông Nguyễn Duy Hưng đang trên đường đi làm việc thì bị một số người mặc thường phục khống chế bắt đi."
Đơn cầu cứu khẩn cấp của ông Đặng Thành Tâm
Văn bản dài hơn bốn trang gọi đây là việc giam giữ người trái phép, "gần như là bắt cóc bất hợp pháp ngoài đường".
Ông Đặng Thành Tâm cũng cho rằng vụ bắt giữ người này "hết sức bất bình thường và có dấu hiệu khuất tất", đồng thời đặt dấu hỏi liệu đây có phải "phục vụ mưu đồ nào đó".
Ông dân biểu yêu cầu điều tra vụ việc để "làm rõ động cơ" vụ bắt ông Nguyễn Duy Hưng, giám sát và kiểm tra quá trình tố tụng để "bảo vệ sự trong sáng của chế độ".
Lá đơn nêu nghi vấn về liên hệ giữa vụ bắt giữ này và "tình hình [có] hàng loạt những vụ án của các nhóm lợi ích, trong có cả nhóm lợi ích ngân hàng tài chính xảy ra trong thời gian gần đây".
Cùng ngày với vụ bắt giữ ông Nguyễn Duy Hưng, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cũng "bắt khẩn cấp, ra lệnh tạm giữ" đối với một nhân viên của Công ty Cổ phần đầu tư và công nghiệp Tân Tạo (ITACO) ở TP Hồ Chí Minh - bà Nguyễn Thị Bích Trang.
Bà Trang bị cáo buộc tội Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự.
ITACO là công ty thuộc Tập đoàn Tân Tạo do chị ông Tâm, bà Đặng Thị Hoàng Yến, làm chủ tịch.
Bà Yến đã phải từ nhiệm đại biểu Quốc hội từ giữa năm nay do bị phát giác là "không trung thực khi khai báo lý lịch".

Nhiều rắc rối

Thời gian gần đây, hai chị em ông Đặng Thành Tâm đã gặp một số rắc rối.
Ngoài việc bà Yến bị tố cáo không trung thực, ông Tâm cũng bị đình chỉ chức Chủ tịch và Hiệu trưởng Đại học Dân lập Hùng Vương, cơ sở mà ông hỗ trợ tài chính, hồi tháng Ba vì "vi phạm nguyên tắc quản lý".
Một số báo Việt Nam vừa lên tiếng công kích ông "khuất tất về tài chính".
Hôm 13/9, Báo Cựu chiến binh Việt Nam đăng bài của tác giả Minh Tuấn tựa đề " Bấm Hơn 600 tỷ đồng chạy đi đâu?".
Bà Đặng Hoàng Yến
Bà Đặng Hoàng Yến, chị của ông Tâm, đã phải từ nhiệm đại biểu QH
Bài báo cáo buộc sai phạm của doanh nhân Đặng Thành Tâm và gia đình trong vụ tái cơ cấu Ngân hàng Phương Tây ở Cần Thơ vài năm trước.
Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) là ngân hàng từng bị mất khả năng thanh khoản và đặt trong tình trạng giám sát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước, cho tới khi tái cơ cấu tổ chức, dẫn tới sự thay đổi lớn của thành phần cổ đông để ngân hàng hoạt động trở lại bình thường.
Ông Đặng Thành Tâm là một trong các cổ đông chủ chốt của ngân hàng này.
Báo Cựu chiến binh nói ông Tâm và thân nhân đã "vi phạm nghiêm trọng Điều 55 khoản 3, Luật Các Tổ chức Tín dụng" rằng cổ đông và người có liên quan cổ đông đó không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng.
Bài báo còn cáo buộc các khoản chuyển tiển "khuất tất" từ Ngân hàng Phương Tây vào tài khoản cá nhân của ông Đặng Thành Tâm.
Điều đáng chú ý là nội dung bài báo trên Cựu chiến binh giống hoàn toàn nội dung một bài báo khác đăng đúng một tuần trước đó trên tờ Tin nhanh Năng lượng mới (PetroTimes), ấn bản điện tử.
Tuy nhiên bài "Ông Nghị Đặng Thành Tâm ôm 600 tỉ đi đâu?" đăng hôm 6/9 trên PetroTimes đã bị gỡ bỏ trong ngày.
Các động thái này dẫn tới phỏng đoán là đang có chiến dịch nhằm vào hai chị em ông Đặng Thành Tâm.
Ông Tâm chưa có phản ứng chính thức trước các cáo buộc tài chính trên, ngoài một lần bác bỏ ngắn gọn rằng ông "không làm điều gì sai".

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Xưởng may đen Việt Nam tại Nga : Địa ngục trần gian

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120920-xuong-may-den-viet-nam-tai-nga-dia-nguc-tran-gian

Tú Anh
Vụ hỏa hoạn thiêu sống 14 công nhân Việt Nam trong một xưởng may bất hợp pháp ở Yegoreev và tai tiếng bóc lột nhân viên như nô lệ ở hai công ty Vinastar và Victoria đã đánh động công luận Nga. Cảnh sát nhập cuộc điều tra trong khi chờ đợi quốc hội điều chỉnh luật lao động nhập cư để ngăn chận tệ nạn bốc lột nhân công như nô lệ.Theo một nguồn tin thông thạo, có khoảng 3000 xưởng may « đen » do người Việt làm chủ tại Nga.

Để tìm hiểu thêm, RFI đặt câu hỏi với ba nữ nhân công vừa được chủ « trả » về Việt Nam  với hai bàn tay trắng sau hai năm làm việc không lương.
Sự thật về các công ty may mặc do một số người Việt làm chủ tại Nga đã phơi bày. Sau vụ « nổi dậy » của công nhân Vinastar hồi tháng 4 năm nay, đến lượt một nhóm nữ công nhân của hãng Victoria cầu cứu hồi đầu tháng 8. Qua sự hỗ trợ của Liên minh bài trừ nô lệ mới CAMSA và lời kêu cứu của gia đình nạn nhân, ngày 12/08/2012, năm nữ nhân công đã về đến Việt Nam.
Cũng ngay ngày hôm đó, thì tại Nga, 14 đồng nghiệp của họ ở một công ty khác đã bị chết cháy.Thông tin trên báo chí Việt Nam nói là « do chập điện ». Do đâu mà tai nạn xảy ra giữa ban ngày mà các nạn nhân không thể chạy thoát ? Sự thật cho thấy là họ bị chủ nhốt trong phòng và khóa cửa bên ngoài. Tin từ truyền thông Nga và cảnh sát điều tra cho biết như sau :
 "Vào lúc 16 giờ 20 ngày 12/08/2012 trong một xưởng may đen tại phố Công xã Paris, nhà số 16, thành phố Yegoreev, đã xảy ra một vụ cháy, làm 14 người bị thiệt mạng. Tất cả các công nhân này đều là người Việt Nam, 7 nam, 7 nữ. Vụ cháy diễn ra cách Matxcơva 70 km về phía đông nam.

Họ bị chết trong lúc đang làm việc. Theo điều tra sơ bộ, vụ cháy xảy ra do bị chập điện trong một căn phòng 30 m2 trên tầng hai của tòa nhà văn phòng lớn, nhưng những công nhân này bị chết oan uổng không phải vì điện bị chập, mà do họ bị khóa trái cửa lại, bên ngoài cửa còn bị chặn một cái búa to, nên họ đã không thoát được ra ngoài."
Đến khi đội phòng cháy và bộ cứu hộ khẩn cấp đến giải thoát thì chỉ cứu được 1 người, ở tình trạng bị thương nặng đã được dưa đi cấp cứu. Các công nhân này làm việc trong một xưởng may đen của người Việt. Xưởng của họ thuê thuộc địa phận một nhà máy sản xuất vải bông ở trung tâm thành phố.
Sau khi đến dập tắt đám cháy, cảnh sát còn phát hiện thêm một căn phòng khác, có 60 công nhân Việt Nam, hoàn toàn không có giấy tờ tùy thân đang sinh sống. Theo lời bà Irina Gumennaya, người đại diện của cục điều tra vùng ngoại ô, thì những công nhân sống trong những điều kiện " hoàn toàn không thể tưởng tượng được, chật chội, thiếu vắng mọi điều kiện vệ sinh tối thiểu, dây điện trần chạy khắp nơi".
Sau vụ cháy này, cảnh sát Nga đã khởi tố vụ án theo điều 219 bộ luật hình sự của Nga là không tuân thủ luật an toàn chống cháy, gây nên cái chết của nhiều người. Cảnh sát đang truy tìm người chủ của xưởng may này, nhưng theo những nguồn tin khác nhau, chủ xưởng đang ở Việt Nam.
Ngày 13-9, bộ ngoại giao của Nga cũng đã lên tiếng chia buồn với gia đình các nạn nhân và đề nghị các cơ quan chức năng của nga phải điều tra cụ thể, tìm ra thủ phạm và có những biện pháp nhằm ngăn ngừa các tai nạn tương tự có thể xảy ra trong tương lai.
Chủ tịch quỹ "Di dân thế kỷ 21" ông Viacheslav Postavnin, cựu phó chủ tịch Cục di trú Liên Bang Nga, cho biết, ông sẽ để nghị thay dổi một loạt các điều luật để ngăn ngừa việc sử dụng lao động trái phép. Hạ viện Saint Peterburg sẽ tiến hành các thủ tục đề nghị, và sau đó sẽ chuyển lên Hạ viện của Liên bang để xem xét và thông qua.
Áp lực từ nạn nhân và công luận đã làm cho Vinastar và Victoria để cho những công nhân này trở về Việt Nam.
Tuy nhiên 5 công nhân của xưởng Victoria đã không được ông chủ « Lập đen » trả lương. Họ cho biết đã phải về lại quê hương với bàn tay trắng sau một thời gian dài, người ba năm kẻ 18 tháng, phục vụ không công cho những «đại gia» thế kỷ 21 nhưng bị đối xử tệ hơn thời Trung cổ.
RFI đặt câu hỏi với ba trong số các nạn nhân : chị Trần thị Thu Nga ở Phú Thọ, chị Bùi Thị Mịa ở Ninh Bình và chị Nguyễn Thị Thúy Liễu, quê ở Bến Tre.
Chị Thu Nga : « Đầu năm 2012 này thì ( Victoria) có tất cả là 150 người nhưng có hơn 30 người tìm cách trốn thoát được…. khi có tin một công ty bị cháy thì cháu xem TV nhưng không rõ cháy vì lý do gì, nhưng các anh chị điện về cho biết thì chỗ cháu làm thì vì công an đến kiểm tra nên phải sơ tán mất hai ngày. Bên đó mỗi lần công an kiểm tra thì tụi cháu bị lùa lên phòng, chèn chặt cửa bên ngoài. Lúc ấy, chúng cháu cũng nghĩ là lúc ấy mà có hỏa hoạn thì không thể chạy thoát…. »
Tại Nga có rất nhiều công ty do người Việt làm chủ như xưởng giày, xưởng mộc hoặc cửa hàng buôn bán công khai nhưng con số này rất ít. Phần đông công nhân tập trung vào xí nghiệp may mặc mà theo giới thạo tin có thể lên đến 3000. Các đường dây của họ sử dụng miếng mồi « lương cao » để thu hút dân quê Việt Nam chất phác, vì nghèo nên sẵn sàng hy sinh đi xa để nuôi sống gia đình. Chị Thúy Nga cho biết là qua tận nơi mới biết bị lừa và bị lừa tối tâm mày mặt : giấy tùy thân bị tịch thu, làm việc không có thời lượng và an ninh bản thân không được bảo đảm :
« Vì nghèo nên nuốn đi bươn chải nhưng không may qua bên ấy thì vất vả quá làm việc mười mấy tiếng đồng hồ từ 11 giờ trưa đến 3 giờ sáng, ăn xong lại làm khi nào mệt quá thì xin quản lý cho nghỉ nhưng mà không có ấn định tuần làm mấy ngày, ngày nào cũng như ngày nào, đêm cũng như ngày chỉ ở trong nhà không biết lúc nào là đêm, lúc nào là ngày, chỉ biết đi làm, không biết người Nga làm luật lao động ra sao …"
Theo luật lao động Nga thì đồng lương tối thiểu của một công nhân Nga không có tay nghề là 12.000 rúp (400 đô la Mỹ) và thời gian lao động mỗi tuần là 40 giờ. Tại sao các ông chủ Việt Nam lại bắt nhân viên người Việt lao động 16 giờ mỗi ngày và không có ngày nghĩ hàng tuần ?
Công nhân bị đặt trong tình trạng cá chậu chim lồng phải chăng là chủ có dụng ý không tính chuyện lâu dài mà chỉ chờ đến lúc vắt chanh xong thì bỏ vỏ ?
Chị Bùi Thị Mịa : " Từ lúc em sang ấy đến lúc về là 18 tháng lúc em xuống sân bay Việt Nam , em không có một đồng tiền trong tay…làm việc mỗi ngày 16, 17 tiếng đồng hồ ..ăn uống thì mỗi tháng được một lần rau quả tươi ..."   Là một trong số các nữ công nhân được Liên minh bài trừ nô lệ mới vận động cứu thoát, chị Thúy Liễu , quê ở Bến Tre cũng xác nhận là đã bị Victoria trấn áp cho đến lúc lên máy bay. Tiền đồng nghiệp đóng góp phụ giúp cũng bị ông chủ « Lập đen » ăn chận và ông này vẫn tiếp tục trấn áp những người còn ở lại :« Có một lần em cùng hai người bạn trốn đi …trong đó có Duy. Ông Lập đánh Duy …không cho sử dụng điện thoại … hôm qua em liên lạc với Duy mà không được…. »
Từ Nho Quan, Ninh Bình, chị Bùi Thị Mịa cho biết là sau những đợt khám xét của cảnh sát Nga, đến lần cuối cùng vì Victoria không phản ứng kịp lùa công nhân đi giấu nên chủ phải thả cho về nước nhưng với… bàn tay trắng: «Em làm việc 18 tháng , xuống đất được hai lần, một lần tiễn người về Việt Nam, một lần vì ốm đau em xin quản lý cho ra hít khí trời thì được ra một tiếng đồng hồ… 150 người thì hết 140 người bị bệnh vì ăn uống không sạch sẽ… »
Bất bình trước tình trạng lường gạt này, anh Dũng, chồng của chị Thúy Liễu nói là phải truy tố trừng phạt những kẻ « buôn người » : « Em đề nghị phải truy tố những người này về tội buôn bán người. Cái này là hành vi mua bán người chứ không phải đi lao động gì hết….. »  Nhưng người dân quê hiền lành này tuy vậy rất an phận. Họ chỉ mong các tổ chức thiện nguyện can thiệp với chính phủ Nga giúp ngăn chận tệ nạn nô lệ mới.
Theo một số nhân chứng thì sứ quán Việt Nam tại Nga rất tích cực can thiệp trợ giúp nạn nhân trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đại diện ngoại giao chỉ can thiệp khi tai tiếng đổ bể. Có một số người cho rằng do tình hình kinh tế tại Việt Nam xuống dốc trong ba năm trở lại đây nên xuất khẩu lao động là một giải pháp để tình hình xã hội tại Việt Nam bớt căng thẳng.
Trong khi đó thì tại Nga, trong cộng đồng người Việt, chỉ có người nghèo mới giúp người đồng hương trong cơn khốn cùng. Giới « đại gia » Việt Nam thì chỉ nghĩ đến tiền đầu tư của họ hơn là qua tâm đến nổi đau khổ của những công nhân cần tiền gửi về nuôi con, nuôi bố mẹ ở quê nghèo.

Con đường nam tiến của Trung Quốc

http://trangridiculous.blogspot.com/2012/09/con-uong-nam-tien-cua-trung-quoc.html

Con đường bành trướng xuống phía nam của Trung Quốc được thực hiện cả trên bộ lẫn trên biển. Nếu quá bị cuốn vào chuyện biển Đông, chúng ta có thể rơi vào bẫy của Trung Quốc.

“Cần phải nhìn nhận quá trình nam tiến của Trung Quốc một cách toàn diện, trong đó không chỉ có khu vực biển Đông và hình thức xung đột quân sự. Đó còn là quá trình diễn ra trên đất liền với những hình thức chiến tranh kinh tế, chiến tranh tiền tệ, chiến tranh mạng, là bành trướng văn hóa, là áp lực chính trị, là quá trình di dân...” - Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, nhận định.

Phân tích vị trí địa lý của Trung Quốc, ông Quách Hải Lượng không đánh giá cao cơ hội của Trung Quốc ở phía bắc (giáp với Nga), phía đông (bị Nhật Bản, Hàn Quốc án ngữ, mà đó là những đồng minh thân cận của Mỹ) và phía tây (giáp vùng Trung Á, vốn bất ổn với sự cạnh tranh của nhiều cường quốc). Hướng mở rộng của Trung Quốc gần như chỉ có một.

Nhận định này cũng trùng với ý kiến của TS chính trị học Đinh Hoàng Thắng. Trong một cuộc trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Thắng nói: “Phải thấy là Trung Quốc chỉ còn phía nam để phát triển xuống. Thế kỷ 21 là thế kỷ của đại dương, nếu chỉ dừng chân trong lục địa Trung Hoa thì không được, mà các ngả khác thì bị chặn hết rồi”.

Biểu hiện rõ ràng nhất của tư tưởng “nam tiến” có lẽ đã xuất hiện từ thời Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc từ năm 1949 đến năm 1976. Tháng 9-1963, Chu Ân Lai phát biểu trong cuộc gặp gỡ với các đại diện của Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Indonesia tại Quảng Đông: “Nước chúng tôi thì lớn nhưng không có đường ra, cho nên rất mong Đảng Lao động Việt Nam mở cho một con đường mới xuống Đông Nam châu Á” (Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm, NXB Sự thật, năm 1979).

Đồng tiền đi trước

Hiếm khi nào trong lịch sử sự hiện diện của Trung Quốc ở Đông Nam Á lại mạnh mẽ trên tất cả lĩnh vực như từ một thập kỷ trở lại đây. Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar, với sự gắn kết chặt chẽ về địa lý và văn hóa với Trung Quốc, với những yếu kém nội tại của mình, là mắt xích yếu nhất dọc biên giới mà người láng giềng phương bắc của họ có thể khai thác. Đồng tiền đi trước, con đường đầu tư kinh tế có lẽ là lối đi nhanh và hiệu quả nhất. Trong một bài viết mới đây, nhà nghiên cứu Trung Quốc Bonnie S. Glaser (Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ) cho biết: “Trong hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc đã theo đuổi một chiến lược ở Đông Nam Á với nội dung căn bản là sử dụng “củ cà rốt” kinh tế để làm tăng lợi ích của các nước Đông Nam Á trong việc gìn giữ quan hệ tốt với Trung Quốc”.

Năm 2010, với những khoản đầu tư trị giá 2,9 tỉ USD, Trung Quốc trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Lào và có trong tay khoảng 10.000 km2 đất dự án, tương đương với 4% diện tích của cả nước Lào. Người Trung Quốc kiểm soát phần lớn nền kinh tế Lào, từ khai thác mỏ, thủy điện đến cao su, hay cả ngành bán lẻ và dịch vụ khách sạn.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Campuchia: Trong năm năm qua, Campuchia đã nhận được khoảng 2 tỉ USD tiền viện trợ từ Bắc Kinh với những điều kiện hết sức hào phóng.

Tại Myanmar, 8,7 tỉ USD đã được Trung Quốc rót vào các dự án đầu tư trong năm 2010, chưa kể khoản vay không lãi trị giá 4,2 tỉ USD. Tính đến tháng 7-2011, 800 dự án của các nhà đầu tư Trung Quốc cũng đang hoạt động tại Việt Nam với số vốn đăng ký 3,2 tỉ USD, đứng thứ năm trong các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

“Làm đường đến đâu xâm chiếm đến đấy”

Đầu tháng 7-2012, lần đầu tiên Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN với lịch sử 45 năm không thể đưa ra được thông cáo chung mà lý do là sự bất đồng của nước chủ nhà Campuchia với các nước có liên quan đến tranh chấp trên biển Đông. Nguyên nhân sâu xa này nhanh chóng được lý giải khi ngay sau hội nghị, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảm ơn Campuchia về sự hợp tác chặt chẽ của chủ nhà trong tiến trình hội nghị.

Nhà phân tích Bonnie S. Glaser nhận định: “Việc Trung Quốc gây ảnh hưởng khống chế lên Campuchia không phải điều đáng ngạc nhiên. Bắc Kinh đã cung cấp tới hơn 10 tỉ USD đầu tư trực tiếp cho Campuchia. Chỉ tính riêng trong năm 2011, lượng đầu tư mà Trung Quốc cam kết với Phnom Penh cao gấp 10 lần con số Mỹ cam kết. Sự phụ thuộc của Campuchia vào Trung Quốc, về mặt kinh tế, thể hiện rõ ở Cung điện Hòa Bình - công trình được xây bằng tiền tài trợ của Trung Quốc - là nơi họp hội nghị thượng đỉnh ASEAN vừa qua”.

Tháng 6-2011, thủ tướng Campuchia công khai khẳng định Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất, đồng thời là nhà tài trợ lớn nhất trong việc giúp đỡ Campuchia xây dựng cơ sở hạ tầng, gồm đường sá, cầu cống... Vấn đề ở đây, theo các nhà phân tích, là các thỏa thuận kinh tế luôn kéo theo những hệ quả chính trị, xã hội, quân sự đã được hoạch định từ trước đó.

Đại tá Quách Hải Lượng nói: “Trung Quốc rất giỏi trong việc xâm chiếm bằng cách làm đường. Làm đường đến đâu xâm chiếm đến đấy, di dân đến đấy. Họ mưu tính làm một con đường suốt từ Vân Nam đi dọc Lào xuống tới tận Tây Nguyên, mà ở đoạn cuối Tây Nguyên thì Campuchia và Lào cho họ thuê đất tới 55 năm. Như vậy cả khu vực sẽ gần như là đất của họ”.

“Đứng về chiến lược quân sự, đó là những con đường cơ động chiến lược và cơ động chiến dịch. Về kinh tế thì có thể khống chế được toàn bộ các hành lang quan trọng của bán đảo Đông Dương. Họ xây dựng cơ sở hạ tầng là nhằm như thế” - ông Lượng giải thích.

Trung Quốc đang nắn dần đường biên giới quốc gia không theo cách thức tấn công quân sự truyền thống mà bằng cách di dân. Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy có khoảng 2,5 triệu người Hoa đến Đông Nam Á làm ăn sinh sống trong vòng 30 năm qua. Khoảng 1 triệu người Trung Quốc cũng đã di dân đến Myanmar trong giai đoạn 1995-2005, theo báo cáo của nhà nghiên cứu độc lập Sudha Ramachandran (Ấn Độ) và khoảng 300.000 người Trung Quốc đang sinh sống rải rác khắp nơi ở Campuchia. Đây hầu hết là lao động Trung Quốc tìm cách ở lại khu vực bản địa sau khi hết hợp đồng với các dự án. Họ thậm chí hình thành nên các khu "phố Tàu" như ở Mandalay (Myanmar) hay Viêng Chăn (Lào).

Tại Lào, một doanh nghiệp Trung Quốc đã thuê cả một thị trấn nằm sát biên giới hai nước và biến nơi đây gần như thành khu vực của riêng người Trung Quốc. Thị trấn rộng 21 km2 được đặt tên là Bò Thèn này có ngôn ngữ chính là tiếng Trung, thanh toán bằng nhân dân tệ và sử dụng giờ Bắc Kinh thay vì giờ Viêng Chăn. Hệ thống điện, viễn thông và ngay cả các lực lượng chức năng như công an cũng đều được “kéo” từ Trung Quốc sang. Lực lượng hải quan đã dời từ biên giới Lào-Trung xuống phía nam của thị trấn này. (Trung Quốc tăng cường di dân sang Lào, website nghiencuubiendong.vn, Học viện Ngoại giao, 29-3-2010).

Nói đến sự hiện diện của người Trung Quốc ở các khu Hoa kiều và nhiều khu vực có dự án đầu tư ở Việt Nam, Đại tá Quách Hải Lượng nói: “Nếu chấm trên bản đồ Việt Nam những khu vực có người Trung Quốc sinh sống, chúng ta sẽ có một tấm bản đồ da báo”.

Người dân nói về các trang mạng

http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/651/651

Báo chính phủ có bài.

http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Nguoi-dan-noi-ve-cac-trang-mang-xau/20129/149011.vgp.


Trong bài này những người trả lời họ đều đọc các trang quanlambao, danlambao....và theo như họ nói là đọc do tò mò, đọc do muốn tìm hiểu. Có thể hiểu họ có chức năng phải đọc như các bộ phận chuyên môn A25, A67...gì gì đó.

Công văn 7169/VPCP- NC của chính phủ đoạn cuối có đoạn là các bộ, các ngành, các cán bộ , công nhân viên chức không loan truyền , phổ biến các thông tin đăng tải trên các trang mạng phản động.

Những người dân đã đọc kia có vi phạm công văn 7169 không.?

Chắc là không, vì vậy họ mới khơi khơi trả lời như vậy.

Sao họ đọc mà và họ loan truyền , dù là trang này nói sai, trang kia xuyên tạc, thế cũng đã loan truyền. Bởi trong công văn không ghi rõ là không được loan truyền. Cho nên có loan truyền trang đó xấu, hay không xấu cũng vẫn là loan truyền. Thế nhưng họ loan truyền ( xấu về các trang đó) lại không bị sao.?

Chắc cái công văn kia phải sửa lại là . Chỉ được loan truyền khi nói xấu về các trang phản động đó. Như thế mới hợp với hoàn cảnh của những người dân đã xem và ngoi mặt lên báo chính phủ phán xét về các trang mạng đó.

Còn công văn không sửa, thì thật là vô lý, khi công văn nói không được loan truyền rồi. Mà chính tờ báo đưa tin công văn ấy lại tiếp tục loan truyền qua ý kiến những người dân.

Bây giờ đi sửa công văn là chỉ được loan truyền xấu về các trang đó cho hợp với những bài báo đang ra sức chến đấu. Thì thật hài hước, công văn của chính phủ mà sửa thế thì còn gì uy nghiêm.

Nhưng không sửa thì cũng hài hước, công văn chính phủ nhắc rõ là không loan truyền. Thế mà chính cái trang điện tử chính phủ vẫn loan truyền rầm rầm hàng ngày.

Có thể họ biện mình là họ đấu tranh với những cái sai trái, vạch mặt những thế lực phản động, chỉ rõ những cái xấu xa của các trang này. Họ làm đúng, không được phép thắc mắc , chỉ nghe họ nói là được.

Nếu vậy thì sự bi hài đến tột đỉnh. Có nghĩa là tao bảo trong nhà này có đứa xấu lắm, xấu kinh khủng, mày tin tao nói thì đừng vào xem. Còn mày xem là mày vi phạm pháp luật. tao sẽ xử lý mày, nghiêm trị mày vì vào xem.?

Nhưng tôi cứ xem đấy, ai làm gì được tôi nào, mấy ông bà kia xem thì tôi cũng xem như thế và cũng nhận định như thế. Tôi tò mò tìm hiểu và tôi thấy ( cái này mới quan trọng nhé) là các trang này chỉ có 50 đến 70% sự thật. ( cái này thì chính báo nhà nước nói nhé). Còn lại là xuyên tạc, bịa ra để bôi xấu lãnh đạo. Tôi thấy các trang mạng này xuyên tạc ở chỗ các cán bộ cao cấp của ta rất thanh bạch, liêm khiết, gia sản chẳng có gì mà chúng nói là lãnh đạo cao cấp của ta tham nhũng hàng nghìn tỉ, hàng triệu đô la, sống xa hoa biệt thự trong ngoài nước. Tôi thấy lãnh đạo ta tài giỏi, đưa đất nước ngày càng đi lên  tăng trưởng cao, vị thế trên quốc tế cũng cao, đời sống nhân dân , được nâng cao giá cả có tăng thế nào dân cũng có tiền mua được ( kể cả 1 tháng tăng giá 3 lần ) như vậy là chính phủ lo cho dân rất tốt. Chủ quyền đất nước được giữ gìn trọn vẹn không bị ngoại bang xâm chiếm, an ninh trật tự trong nước tốt không có cướp giật, hiếp dâm, giết người xảy ra thường xuyên như các nước khác.

Rồi tôi kết luận là các trang mạng này chỉ phản động, xuyên tạc.


Kết luận là công văn chưa rõ ràng, nhưng chúng ta vẫn được xem, và nếu có ý định , ý kiến loan truyền thì cứ vô tư. Chỉ cần nói đọc và thấy các trang này xấu lắm, chỉ có 50-70% sự thật, còn đâu là toàn bịa đặt xuyên tạc với ý đồ xấu chống phá Đảng và Nhà Nước ta.

Tóm lại được đọc với điều kiện đọc xong đi loan truyền xấu về các trang đó.

"Rẻo đất nhỏ của Thượng đế"

http://chimkiwi.blogspot.com/2012/09/reo-at-nho-cua-thuong-e.html#more

Chả hiểu từ bao giờ, tôi bắt đầu cảm thấy gần gũi với những người nông dân. Hay vì ghét chốn đô thị ồn ào bụi bặm mà đâm mê những là ruộng lúa nương ngô, những là vườn cây ao cá?
Hồi về Đường Lâm, nhìn một nàng bò tơ đỏm dáng và óng mượt, đủng đỉnh đi ngang qua cũng thấy mê tít. Kệ mùi hôi hôi của ả, tôi thích thú giơ chạm tay vào lớp lông mềm mại âm ấm, cảm thấy sự sống chảy giần giật dưới tay mình. Rồi chỉ nhìn đàn vịt túa đi như dòng sông đang chảy thôi cũng thấy phấn chấn lạ thường.

Tôi đọc sách báo, thấy trên thế giới người ta đang giành giật lại từng mảng mầu xanh quý giá đang ngày một biến mất. Nào là đô thị hóa, sa mạc hóa. Hiệu ứng nhà kính khiến trái đất nóng lên, băng ở hai đầu địa cầu đang tan chảy khiến mực nước biển dâng cao, nhiều vùng đất có nguy cơ bị chìm dưới nước...
Rồi ở nhiều nước trên thế giới, thủ đô của họ thường có rất nhiều công viên lớn đan xen, được xem như những lá phổi của thành phố. Vậy mà thủ đô mình có mỗi cái công viên Thống Nhất, gọi là to to một tý thì bị xà xẻo hết góc này góc nọ. Dăm ba lần đã thoát nạn bị xẻ thịt làm khách sạn hay khu vui chơi tổng hợp, nay lại lăm le bị cắt ra để xây bãi đỗ xe ô tô cho người giàu.
Trông người lại ngẫm đến ta. Đất nước mình nhỏ, nhưng cái gì cũng thích nhất, cũng thích sánh vai với các cường quốc năm châu. Nước bé, nhưng thủ đô lại muốn to vật vã, sát nhập các tỉnh liền kề vào cho nó hoành tráng, thế nên bây giờ dân thủ đô ta có thêm cả dân tộc thiểu số!
Trước đây không để ý, cứ nghĩ nông thôn nghĩa là kèm theo mùi phân trâu, phân gà, phân lợn. Đến lúc được bạn bè cho đi ké về miền quê, thấy ngô lúa xanh tươi bời bời, đường làng quang quẻ (tuy thỉnh thoảng cũng còn phân trâu, phân chó trên đường làng – phân chó thì ở đô thị cũng luôn phải dè chừng). 

Góc bình yên của làng quê
Rẻo đất nhỏ của Thượng đế


Tất nhiên đây là nông thôn khá gần với thành thị. Thế nên người ta quyết tâm chuyển đổi hẳn họ thành dân thành thị, bằng cách biến những cánh đồng thành sân gôn, hay những tòa nhà cao tầng của khu đô thị sinh thái. Tôi đã có dịp mục kích một phần khu đô thị này, và không một chút nào tin tưởng, rằng nó dành cho những cư dân thành thị mới chuyển đổi này.
Không thích cũng mặc, chính quyền cứ bảo đây là chủ trương phát triển lớn, nên đem cả quân đội và công an hỗ trợ cho chủ doanh nghiệp, đi thu hồi đất của nông dân. Chỉ một số ít người ngoan ngoãn chấp thuận, còn đa phần nông dân là kiên quyết không chịu mất ruộng vườn.
Sau cuộc cưỡng chế làm chấn động dư luận trong và ngoài nước về mức độ tàn bạo của nó, chính quyền có vẻ chùn bước, bỏ mặc doanh nghiệp “chiến đấu” với người dân. Đất đai thuộc diện đang tranh chấp đành để hoang. Người dân chỉ dám trồng trọt các loại rau ngắn ngày, để có bị máy vào ủi trộm cũng không thiệt hại lớn. Đã bốn năm tháng nay, kể từ cuộc cưỡng chế ngày 24/4 năm nay, người dân vẫn kiên trì đi gõ cửa các cấp chính quyền từ tỉnh cho đến trung ương, khiếu nại về việc cưỡng chế mà họ khẳng định là trái pháp luật.
Tôi mới chỉ biết về những cuộc biểu tình của những người nông dân Văn Giang, Dương Nội đi đòi đất qua tin tức trên mạng. Hôm qua mới lần đầu tiên ra xem bà con đi biểu tình như thế nào, chả gì cũng trăm nghe không bằng một thấy.
Đạp xe đạp ra 46 Tràng Thi, thấy bà con đứng ngồi đông đặc hai bên đường. Bà con Dương Nội mặc áo phông đỏ, bà con Văn Giang mặc áo thường. Tôi ước chừng từ 400 đến 500 người. Cổng số nhà 46 Tràng Thi đóng chặt, còn bà con thì ngồi kín vỉa hè. Trong khi tôi chụp ảnh, một tay mặc thường phục cứ nhìn tôi, bà con bảo: công an huyện Văn Giang đấy.



Xem ra bây giờ tự bà con nông dân cũng đã chụp ảnh, đưa lên mạng nhoay nhoáy nên họ cũng chả thể bưng bít được nữa. Còn trước đây ai mà giơ máy lên chụp là an ninh chìm nổi chả xô vào, không giât máy thì cũng chả“tịch thu” ngay thẻ nhớ ấy à.
Tôi nhìn số lượng người ngang bằng cuộc biểu tình chống Trung Quốc mấy tháng trước. Ờ! Đông người thế này mà không thấy công an Hoàn Kiếm bảo là tụ tập gây rối nhỉ. Người ta gọi là biểu tình đòi đất chứ ai lại nói là tụ tập đòi đất nhỉ?
Khi đại diện của người dân ra khỏi 46 Tràng Thi, bà con lục tục đứng dậy, hò nhau tiếp tục kéo sang 35 Ngô Quyền. Thấy tôi vừa dắt xe đạp, vừa giơ điện thoại quay cảnh bà con rùng rùng kéo nhau đi, một bác gái nom rất phúc hậu bảo:chị đưa em dắt xe cho mà chụp. Bà khác lại bảo: chụp xong nhớ đưa lên mạng nhá.
Tôi ngạc nhiên nhìn người phụ nữ lam lũ: Ồ! Đưa chứ.
-  Báo chí bây giờ ấy à, chuyện vợ chồng nhà người ta đánh nhau thì đưa lên ngay, còn dân đi    biểu tình thì cấm có thấy báo nào đưa một tiếng.
Cứ vừa đi vừa chuyện trò, qua những câu chuyện, mỗi lúc tôi lại một ngạc nhiên hơn về nhận thức của bà con nông dân. Tôi cam đoan rằng, nhận thức của bà con nông dân còn cao hơn ối chuyên viên ở cơ quan cũ của tôi.
Đến 35 Ngô Quyền, tôi đứng bên này đường, thấy khoảng chục người đã đứng trước cổng đang nói rất to. Tôi bèn đi sang xem họ nói cái gì. À, là bà con đang bức xúc về cái cái lời hứa nào đó, rằng sau 3 tháng sẽ giải quyết triệt để... thế mà bây giờ vẫn để bà con đi đi lại lại thế này mà chả giả nhời gì sất.
Ai bức xúc mà chả nói to, cứ gì nông dân? Cái nhà ông cao to mặc thường phục, bị bà con quây xung quanh nói xơi xơi thì nổi quạu, bảo các bà gào thét ở đây thì được cái gì?
Ô hay! Nhà ông này nói hay nhỉ? Gào thét thế còn chả ăn ai nữa là im thin thít. Có gào toáng lên thì may ra mới đánh thức các ông dậy được chứ.

Tôi trở về bên kia đường cùng với đa số bà con đang ngồi chờ. Xe công an bắt đầu vè vè tới. Các hàng rào sắt được kéo ra chăng kín lối vào cổng. Vỉa hè hai bên cổng thì để kín những xe máy và ô tô. Nhóm bà con bị nhốt bên trong hàng rào bức xúc đi lại, vung tay có vẻ giận dữ lắm. Nhóm bên ngoài thì bị loa cảnh sát đuổi, bảo yêu cầu lên vỉa hè đứng.
Ngộ thế! Vỉa hè đâu mà đứng? Mà chính các ông đang đứng đầy dưới lòng đường đấy thây.
Đến lúc bà con bức xúc ầm ầm kéo sang, giằng co to tiếng một hồi rồi thì xe cảnh sát cũng đi mất.

Tôi đứng cùng bà con đến hơn 11 rưỡi trưa, cho đến khi bà con lục tục kéo nhau về. Trời bắt đầu nổi gió, những hạt mưa lắc rắc rơi. Tôi không vội về ngay. Đằng nào cũng đã trưa rồi, thấy gánh bún riêu trên vỉa hè phố Ngô Quyền, ngay gần cái biển tuyến phố văn minh, cấm bán hàng trên vỉa hè, tôi ngồi bên cạnh những cô gái mặc đồng phục váy ngắn của ngân hàng quân đội, làm một bát bún riêu rồi mới đủng đỉnh lên xe đạp.
Trời bắt đầu mưa nặng hạt hơn. Tôi cứ đạp xe đi trong mưa, nghĩ miên man về những người dân Văn Giang, Dương Nội đang lầm lũi trở về nhà, nghĩ về hành trình đi đòi đất của họ không biết đến bao giờ. Nhưng tôi cũng thấy được thái độ của người nông dân kiên quyết lắm, kể từ cậu thanh niên trẻ cho đến những bà cụ già. Không dễ cướp đất của những con người này. Chắc chắn là như vậy!