Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

Cưỡng chế đất đai ở Hưng Yên nhiều hệ lụy ?

http://www.baomoi.com/Home/PhapLuat/tamnhin.net/Cuong-che-dat-dai-o-Hung-Yen-nhieu-he-luy/8346782.epi

(Tamnhin.net) - Chính các chính quyền địa phương và hệ lụy tất yếu về hệ quả công xã của người dân đang làm mờ nhạt đáng kể những gì mà người dân cảm nhận và khôi phục niềm tin trong thời gian qua ?

Ảnh: Theo Yahoo
Những hình ảnh mới nhất về cuộc tổ chức cưỡng chế của chính quyền Hưng Yên đối với các hộ dân ở xã Xuân Quan, huyện Văn Giang vào ngày 24/4/2012 có lẽ không ít tính biểu dụ để người xem có thể tự hình dung ra những hình ảnh chưa xuất hiện, nhưng thật dễ dàng phát lộ vào một thời điểm nào đó.

Nếu trong các cuộc khiếu tố đông người gần đây ở Hà Nội, trong tay người dân khiếu kiện chỉ là đơn thư, biểu ngữ và cờ Tổ quốc, thì đối mặt với con số hàng ngàn cảnh sát cơ động được huy động một cách ráo riết và bài bản theo chiến thuật tác chiến một cách kinh ngạc, phần lớn người dân xã Xuân Quan lại mang theo bên mình họ hoặc cuốc xẻng, hoặc gậy gộc, hoặc lưỡi hái. Và dù chẳng có ai đi xe máy, nhưng nhiều người vẫn rất nghiêm túc tuân thủ luật giao thông đường bộ với mũ bảo hiểm - một kiểu “trang phục” không kém thua cảnh sát cơ động.

Để thực hiện chiến dịch cưỡng chế, lấy “đất sạch bóng dân” phục vụ cho dự án Khu đô thị - thương mại - du lịch Văn Giang (Ecopark), trong khi chưa hề giải thích những nghi vấn mà báo Người Cao Tuổi đã nêu về “Ra quyết định cưỡng chế trái luật”, UBND huyện Văn Giang đã dấn một bước sâu đậm hơn khi tiếp tục làm sâu sắc mối nghi ngờ đó.

Nhưng lần này, có lẽ rút kinh nghiệm thời sự từ vụ việc Đoàn Văn Vươn ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang đã huy động một cách quy mô lực lượng Công an, Cảnh sát cơ động và Dân phòng.
Nhưng lựu đạn cay bốc khói và dùi cui vung lên cũng đã quá đủ ấn tượng trên cánh đồng Xuân Quan…

Điều gì đang xảy ra vậy? Tiên Lãng chưa qua, Xuân Quan đã đến. Một lực lượng hùng hậu của cơ quan thi hành pháp luật lại đi bảo vệ cho một dự án tư nhân với nhiều khuất tất chưa được làm rõ? “Chi phí cưỡng chế” do ai gánh chịu - từ tiền ngân sách và đó là tiền đóng thuế của nông dân. Hay lại bởi cái gọi là “dịch vụ hỗ trợ thi công” của chủ đầu tư mà đã từng hiển hiện ở Cần Thơ?

Nhiều tiếng nói đầy phẫn nộ và phẫn uất bật lên từ những nông dân áo mộc “Các anh đi bảo vệ cho ai? Bảo vệ cho những kẻ cướp đất của cha mẹ các anh à?”, đã khiến cho một số cảnh sát và nhân viên an ninh dường như phải quay mặt đi.

Ai đang đối đầu ai? Những gốc rễ sâu xa và cay đắng nào đã khiến cho tình thế trở nên bi thiết đến mức như hiện nay? Thực tế mà chúng ta đang chứng kiến đã xảy ra không phải chỉ một lần trên đất nước này, không phải chỉ tại một địa phương. Nhưng những gì đã dẫn tới hệ quả, hay nói đúng hơn là hậu quả của ngày hôm nay, phải được bắt nguồn từ một quá khứ, vào lúc mà người nông dân không nhìn thấy tương lai.

Quá khứ như thế đã dẫn tới điều chắc chắn phải xảy ra là nhiều đoàn người rồng rắn, hết ngày này đến tháng nọ đội đơn trên đầu đi thưa kiện ở các cơ quan công quyền. Khi mà mọi việc trở nên không đi đến đâu, khi mà tình thế trở nên tuyệt vọng thì người dân chỉ còn độc một hy vọng cuối cùng: làm thế nào và bằng cách nào đó phải giữ cho được mảnh đất trồng cấy cuối cùng của gia đình mình. Bởi nếu rời khỏi hoặc bị buộc phải rời khỏi mảnh đất ấy, trong tay họ sẽ chỉ còn trơ trọi liềm hái và búa đục - những công cụ sản xuất sẽ chỉ còn một giá trị hoài niệm nào đó!

Cả ngàn nông dân ra mặt phản ứng với chính quyền hoàn toàn không phải là một con số đáng coi thường. Nhất là khi những nông dân này lại đang chất chứa trong lòng một nung nấu giành giật cho được công lý và công bằng, cho quyền lợi mưu sinh thiết thân của họ và con cái họ.

Dù sao, Ecopark ở Hưng Yên cũng có một tác dụng phụ là làm cho câu chuyện về cá nhân Đoàn Văn Vươn mau chóng trở nên lạc hậu, trong khi được thay thế bởi một hình ảnh sống động, chủ động và mang tính “công xã” hơn nhiều. Thật rõ ràng, con số ngàn người biểu tình về đất đai ở Xuân Quan đã dễ dàng được nhân gấp vài ba lần từ sự tham gia tự nguyện của người dân Dương Nội của Hà Nội hay những địa phương khác. Vả lại, yếu tố công xã này chỉ thêm một lần nữa chứng minh cho sự lợi hại của phương pháp luận đấu tranh bằng tập thể, và hơn nữa là một tập thể được tổ chức chặt chẽ.

Giờ đây, chính các chính quyền địa phương và hệ lụy tất yếu về hệ quả công xã của người dân đang làm mờ nhạt đáng kể những chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kể từ thời điểm ông quan tâm chỉ đạo đến vụ Tiên Lãng. Cũng bởi, điều mà nhiều người thật sự âu lo cho hoàn cảnh ở đất nước ta là Tiên Lãng đã mang tính tiền lệ.

Vụ việc cưỡng chế Ecopark chưa chấm dứt, nhưng đã có thể hình dung được hậu quả của nó: khi những người nông dân đã không còn quá quan tâm đến hậu quả xung đột với lực lượng cưỡng chế hay hậu quả pháp lý trước tòa án các cấp đối với bản thân họ!.


Viết Lê Quân

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

Ngăn ngừa hiểm họa từ những trang web giả mạo

http://anhbasam.wordpress.com/2012/04/25/922-ngan-ngua-hiem-hoa-tu-nhung-trang-web-gia-mao/#more-54165

Posted by basamnews on 25/04/2012
Đôi lời: Ngày 27-3-2012, trên trang Ba Sàm đã đăng lại một bài viết nhan đề  và chú thích: “Bài báo này xuất hiện cùng một ngày, giờ, phút trên tất cả các trang web/blog mang tên các vị lãnh đạo đảng CS và chính quyền Việt Nam (Trương Tấn SangNguyễn Tấn DũngNguyễn Phú TrọngPhùng Quang ThanhTrần Đại QuangPhạm Bình Minh, …). Sự ra đời, tồn tại của các trang web này, có kèm theo nhiều blog tương ứng, được thiết kế, cập nhật thông tin khá bài bản, tuy gần như giống nhau, là một dấu hỏi lớn. BS đã đưa địa chỉ các trang này bên cột phải.” 
Trong phần Chép sử tháng 3-2012, Ngày 26, Ba Sàm đã ghi như sau:Cùng lúc trên tất cả các trang web mang tên các nhà lãnh đạo đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam đăng một bài viết với lời lẽ rất nghiêm khắc, tố cáo Trung Quốc ‘bất tín trong quan hệ với Việt Nam’.Không ít độc giả của BS cũng đã “hỉ hả”, đại để cho rằng đang có những dấu hiệu chuyển biến theo hướng cứng rắn hơn trong thái độ của VN với TQ, rằng các vị lãnh đạo đã tìm được một phương pháp tế nhị, hợp lý …
Thế nhưng … (tiếc thay!), hôm qua, trên tờ Quân đội nhân dân đã có bài nói về những trang web, blog mạo danh các vị lãnh đạo Việt Nam, có lẽ ám chỉ các trang mà BS đã thắc mắc. 
Rất nhiều dấu hỏi thú vị và bí ẩn quanh hiện tượng này. Ví như AI đang thực hiện các trang web/blog này? Với mục đích gì? Bởi vì quy mô, bộ máy, tiền bạc để thực hiện chắc chắn không phải là nhỏ. Nội dung có vẻ như chỉ “có lợi” cho đảng CSVN, nhà nước Việt Nam.
Vậy thì tại sao báo Quân đội nhân dân đã phải công phu có một bài viết vạch ra việc lập các trang này là “có mục đích, động cơ chính trị rất tinh vi, thâm độc”, nhưng lại không nêu được rõ với tất cả nội dung các trang web/blog này từ đầu tới giờ thì các cơ quan quản lý của VN có tìm được chút gì gọi là “âm mưu chống phá” hay không?  
Có lẽ nó nằm trong những phán đoán mơ hồ là: “…đến một lúc nào đó, khi người đọc đã quen đọc, đã tin cậy, chủ nhân của các trang mạng giả danh các đồng chí lãnh đạo có thể cài đặt những thông tin mập mờ làm nhiễu thông tin, phân tâm dư luận xã hội và gây ra những hậu quả khôn lường”,  “đây là một ‘phép thử’ như một lời ‘thách thức’ Việt Nam …”
Liệu có phải việc “cài đặt những thông tin mập mờ” chính là phần nào ám chỉ bài viết mà BS đã đăng lại, được nêu ở trên. Nó làm cho các “bạn 16 chữ vàng” ở phương Bắc hiểu lầm các vị lãnh đạo nhà ta (nếu như thủ phạm lập ra không phải là “bạn”). Còn nếu chính “bạn” lập ra thì … ít ra họ sẽ có cái cớ để mà hoạnh họe khi cần. Thậm chí họ còn có thể hoạnh họe rằng chính ta lập ra nhưng chối bai bải theo cách không chính thống, đăng trên một tờ báo ít người đọc như thế này, thì sao? Rằng tuy nhắc nhở “cần chủ động, kịp thời bóc mẽ ý đồ chính trị” nhưng lại không công bố công khai, chính thức cho báo giới, phổ biến rộng rãi trong dân chúng gì cả … *
  
Quân đội nhân dân

Ngăn ngừa hiểm họa từ những trang web giả mạo

Thứ Ba, 24/04/2012, 21:31 (GMT+7)
.
QĐND – Không chỉ trực tiếp tấn công bằng những luận điệu xuyên tạc, vu khống, những thông điệp vô căn cứ như “Việt Nam có nền báo chí tự do tồi tệ nhất”, “Việt Nam là kẻ thù của internet”, thời gian gần đây, một số thế lực từ bên ngoài còn ngang nhiên lập ra những trang web và blog mạo danh là trang thông tin cá nhân của nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Quân đội, Công an và một số bộ, ngành, thành phố trực thuộc Trung ương.


Trang tin điện tử chính thức của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ (ảnh chụp ngày 22-4-2012). Ảnh: Thiện Anh
Vi phạm pháp luật Việt Nam
Các trang web, blog trên đều có đặc điểm chung là được thiết kế theo dạng trang thông tin trực tuyến, có giao diện trình bày theo một mô-típ khá giống nhau và nội dung là các thông tin hoạt động đối nội, đối ngoại của các đồng chí lãnh đạo. Ngôn ngữ hiển thị phần lớn là tiếng Việt và một phần tiếng Anh. Theo một chuyên viên Phòng Thông tin điện tử thuộc Cục Phát thanh – Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), đến nay có khoảng 30 trang web, blog mạo danh các đồng chí lãnh đạo, nhưng địa chỉ trang mạng, máy chủ lưu trữ thông tin đều đặt ở nước ngoài và được giấu chủ sở hữu tên miền. Các trang web này được tạo lập theo dạng web chuyển tải tin tức, có nhiều chuyên mục với bố cục rõ ràng, cung cấp thông tin cập nhật, đa dạng kèm theo ảnh minh họa khá bắt mắt và thu hút sự tìm kiếm của người đọc.
Đại diện các cơ quan chức năng là Vụ Báo chí-Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương), Cục Phát thanh-Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục Thông tin đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) và A87 (Tổng cục An ninh 2-Bộ Công an) đều khẳng định rằng: Hiện nay chỉ duy nhất có một trang thông tin điện tử chính thức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại địa chỉ thutuong.chinhphu.vn. Trang thông tin này được Cổng thông tin điện tử Chính phủ xác nhận là “Trang tin chính thức, duy nhất của Thủ tướng được xây dựng như một trang thành viên của Cổng thông tin điện tử Chính phủ”, hoạt động từ tháng 8-2007. Còn lại tất cả các trang web, blog giả, mạo danh đều không có tên miền “.vn” và không được cấp phép hoạt động của các cơ quan quản lý của nước ta và  không được các đồng chí lãnh đạo cho phép, đồng ý. Đề cập đến vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn nêu rõ: Việc lập các trang web giả, mạo danh các đồng chí lãnh đạo không chỉ là việc làm thiếu đàng hoàng, không trung thực, mà còn là hành vi vi phạm pháp luật của Việt Nam.
Những khẳng định trên của các cơ quan chức năng và lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn toàn có cơ sở. Khoản 3, Điều 12 Luật Công nghệ thông tin năm 2006 nêu rõ: “Nghiêm cấm hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác”. Một trong những hành vi bị nghiêm cấm cũng được quy định cụ thể tại Khoản 2, Điều 4 Thông tư 14/2010/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông, là: “Tạo trang thông tin điện tử giả mạo cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác”. Bên cạnh đó, việc giả danh này nhằm vào các đồng chí lãnh đạo còn mang dấu hiệu về “Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc” nên vi phạm vào Điều 265, Bộ luật Hình sự. Đấy là chưa nói đến việc công khai hóa những thông tin hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet chính thống của Việt Nam mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó, là hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Tỉnh táo trước “ma trận thông tin” 
Trước sự hoạt động công khai, trái phép của các trang web mạo danh các đồng chí lãnh đạo, ông Vũ Đình Thường, Vụ trưởng Vụ Báo chí – Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương) cho rằng: Bất cứ một tổ chức, cá nhân nào am hiểu luật pháp quốc tế, tôn trọng những giá trị cơ bản của quyền con người thì không bao giờ tự ý mình lập ra những trang web, blog mang tên của nguyên thủ quốc gia mình và các quốc gia khác. Bởi vì, nguyên thủ quốc gia, trước hết với tư cách là một công dân, đều có quyền riêng tư của mình được luật pháp bảo hộ nên không ai được phép xâm hại cả về danh dự, uy tín, nhân phẩm. Việc lập các trang web, blog cá nhân hoặc là do cá nhân tự làm, hoặc phải được phép của cá nhân đó và đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì nó mới có giá trị về mặt pháp lý. Còn việc “khoác tên” các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Quân đội, Công an… của Việt Nam vào các trang web, blog có xuất xứ từ nước ngoài là một trong những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, làm tổn hại đến hình ảnh quốc thể của Việt Nam.
Nhưng không dừng lại ở đó. Việc “chủ sở hữu” và “tác giả” làm ra các trang web, blog giả mạo các đồng chí lãnh đạo còn có mục đích, động cơ chính trị rất tinh vi, thâm độc. Nó tinh vi ở chỗ: Thời gian đầu, các trang mạng này muốn lôi kéo và tạo được sự tin cậy của người đọc nên đã chủ động cung cấp những thông tin nhanh, nhạy, chính xác như các cơ quan báo chí chính thống, có uy tín của Việt Nam. Càng về sau và đến một lúc nào đó, khi người đọc đã quen đọc, đã tin cậy, chủ nhân của các trang mạng giả danh các đồng chí lãnh đạo có thể cài đặt những thông tin mập mờ làm nhiễu thông tin, phân tâm dư luận xã hội và gây ra những hậu quả khôn lường.
Đến đây thì bạn đọc càng thấy rõ, cuộc đấu tranh thông tin trên internet đang diễn ra gay gắt và quyết liệt như thế nào. Các thế lực thù địch và phản động dùng mọi thủ đoạn tinh vi và xảo quyệt để tấn công vào mặt trận tư tưởng, trong đó báo chí-truyền thông là một lĩnh vực quan trọng bậc nhất. Chắc chắn, những trang web kia được lập ra không để phục vụ cho mục đích cung cấp và định hướng thông tin đúng đắn, lành mạnh, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam. Chúng ta cần chủ động, kịp thời bóc mẽ ý đồ chính trị của những người cố tình lợi dụng tự do internet, tự do báo chí để chống phá cách mạng Việt Nam. Mỗi người, mỗi cơ quan tổ chức phải nêu cao cảnh giác, hết sức tỉnh táo, sáng suốt, không bị sa vào những “ma trận thông tin” đầy tính toán xảo quyệt của các phần tử xấu.
Kiên quyết ngăn ngừa hiểm họa
Nguyên do nào mà họ lại cố tình dựng nên những trang web, blog mạo danh các đồng chí lãnh đạo nước ta như vậy? Theo một chuyên gia của A87, đây là một “phép thử” như một lời “thách thức” Việt Nam rằng, nếu không cho phép báo chí tư nhân được hoạt động công khai và các blogger trong nước “bày tỏ các quan điểm dân chủ, tự do”, thì sẽ xây dựng những trang web, trang blog “chính thống” như ở Việt Nam!
Quả là một sự “bài binh bố trận” rất bài bản, chuyên nghiệp, nhưng được biểu hiện dưới một hình thức mới. Thông qua các trang mạng này, một mặt họ tỏ rõ “cái vẻ khách quan” trong việc thông tin những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam và hoạt động của các đồng chí lãnh đạo mà không cần “cắt, gọt, bình luận theo chiều hướng xấu” như một số trang mạng hải ngoại khác từng làm dễ bị phản ứng; nhưng mặt khác, họ đang tìm cách “nín thở”, kiên trì chờ đợi và tận dụng một thời cơ nhất định để thực hiện ý đồ khuất tất của mình. Do đó, mọi sự chủ quan, lơ là, mất cảnh giác của cộng đồng “dân cư mạng”, nhất là giới trẻ trong việc tiếp cận, tìm kiếm những thông tin trên các trang mạng giả mạo các đồng chí lãnh đạo, đều có thể bị “sập bẫy” vào mục đích không lành mạnh từ chủ nhân của các trang mạng này.  
Trước sự xuất hiện nhan nhản những trang web, blog mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Quân đội, Công an…, chúng ta càng thấy rõ tâm địa của những thế lực thù địch, phản động là không bao giờ từ bỏ âm mưu chống phá cách mạng Việt Nam bằng bất cứ hình thức, phương thức, thủ đoạn nào. Trong “thế giới phẳng” hiện nay, họ càng triệt để lợi dụng mạng thông tin toàn cầu để ra sức hô hào, cổ súy cho cái gọi là “tự do báo chí”, “tự do internet” nhằm mở hướng tấn công mới, chống phá cách mạng thông tin. Từ việc làm nhiễu loạn thông tin đến việc làm nhiễu loạn dư luận xã hội, làm cho người dân suy giảm niềm tin, phân hóa, chia rẽ, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” theo hệ tư tưởng tư sản. Do vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta phải tăng cường quản lý an ninh mạng, chủ động nghiên cứu, xây dựng những cơ chế, chính sách phù hợp để tiếp tục phát triển internet đúng hướng, lành mạnh; đồng thời cần đưa ra những quy định, chế tài rõ ràng, có tính khả thi cao để quản lý internet chặt chẽ, hiệu quả, góp phần giữ vững an ninh tư tưởng, thông tin, văn hóa và bảo đảm ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
THIỆN VĂN
—-
* Bổ sung: 
+ Một độc giả nhận xét: những trang weblog này “Từ đó đến nay đã có nhiều thay đổi về mặt kỹ thuật cũng như giao diện.  
- Về mã nguồn họ sử dụng WordPress  (wordpress.org) giống như blog Ba Sàm nhưng là self hosted.
.
- Về nơi đặt máy chủ là HostNOC (burstnet.net) – Đây là một số hiếm các HP cung cấp dịch vụ có sử dụng hệ thống thanh toán tiền tệ được gọi là LR (Liberty Reservelibertyreserve.com). Về LR thì đó là một loại tiền tệ ảo được quy đổi từ tiền tệ thật với tỷ giá tính bằng đồng USD và ai/ở đâu cũng có thể đăng ký/sử dụng mà KHÔNG cần cung cấp bất cứ một thông tin cá nhân ĐƯỢC kiểm chứng nào – nghĩa là hệ thống tiền tệ này không yêu cầu bất cứ một thông tin cá nhân nào cần phải xác thực (comfirmed).
.
- Thông qua tìm hiểu thấy rằng tất cả các weblog trên đều được hosted tại HostNOC tự vận hành và được đầu tư chu đáo, cẩn thận về mọi mặt! Từ công nghệ, an ninh cho đến tài chính là không hề ít.
.
- Ban đầu, tất cả các weblog trên đều sử dụng view/fronend được viết bởi 2 coder/designer người TRUNG QUỐC (theme-junkie.com) nhưng nay đã được thay đổi diện mạo nhưng VẪN sử dụng trên nền cũ.
 
… băn khoăn nhất là nếu đây không phải là sản phẩm của người Trung Quốc thì tại sao lại chọn sự hỗ trợ từ người Trung Quốc và sản phẩm của họ ?” 
.
+ Mới nhất, sáng qua trên các trang web/blog này có một bài với cái tựa “lạ”Báo đảng Cộng sản Trung Quốc kêu gọi tấn công Philippines. Bài này cùng tác giả và nội dung với bài trên báo Thanh niên, nhưng không ghi nguồn, và … “tai hại” là đã sửa cái tựa, thêm vào mấy chữ “đảng Cộng sản”Báo Trung Quốc kêu gọi chuẩn bị đánh Philippines.
Liên hệ tới giọng điệu tức tối trong bài của báo QĐND như thể liên quan tới nội bộ “ta” hoặc “phe ta” nên khó nói ra, khó “xử lý”, đến hình thức giao diện cứng nhắc rất đúng gu … XHCN, đến dấu hỏi tại sao mấy thứ “giả mạo” này lại không được ưu tiên đánh phá, ngăn chặn như các trang “phản động” lâu nay vẫn bị, sẽ cho ta lần tới thực chất sự vụ này.

Vụ Văn Giang: Chính quyền cưỡng chế

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/04/120424_van_giang_showdown.shtml

Vụ Văn Giang: Chính quyền cưỡng chế

Hàng ngàn cảnh sát chống bạo động đã phá vỡ sự kháng cự của dân làng Văn Giang, Hưng Yên, những người phản đối chính quyền lấy đất của họ cho một dự án xây dựng khu đô thị sinh thái.
Dân làng đốt lửa và thức đêm canh 70 héc-ta đất nhưng khoảng 2000-4000 cảnh sát cùng những người lạ mặt không mặc đồng phục đã tràn vào khu đất sáng thứ Ba, theo Reuters.
Hãng tin này dẫn lời một người tên Kiên nói: "Chúng tôi ném chai xăng vào họ nhưng không ăn thua gì vì họ có lá chắn. Họ dùng dùi cui đánh chúng tôi. Kể cả khi chúng tôi chạy về làng họ vẫn đuổi theo và đánh tiếp,"
"Họ đã chiếm đất và dùng xe ủi phá hủy mùa màng. Chúng tôi đã thua. Tôi không biết sẽ làm gì tiếp."
Ông Kiên cũng nói cảnh sát đã ném lựu đạn gây choáng vào dân làng và bắt 10 người.
Trong khi đó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh được VnExpress dẫn lời nói:
“Mọi việc diễn ra dưới sự chứng kiến của đại diện Viện KSND, không hề có quân đội tham gia, cũng không hề có nổ súng.”
Nhưng ông Thanh thừa nhận công an có dùng tới "hai quả đạn khói", vẫn theo VnExpress, báo trong nước hiếm hoi đưa tin về vụ này vào chiều tối ngày 24/4.
Một Bấm clip trên mạng internet cho thấy lực lượng an ninh dường như đã dùng nhiều đạn pháo chứ không phải hai quả như lời ông Thanh.
'Càn quét, phá phách'
Bản thân người dân tên Kiên nói với BBC: 'Sáng nay 4h30 sáng nó đưa công an đến nó giải vây trước.
"Nó đi dàn hàng ngang, dồn bà con vào đánh đập. Nó ném lựu đạn pháo, xong rồi nó dồn về cánh đồng [xã] Xuân Quan, rồi nó đưa gần 100 cái máy ủi xuống nó càn quét, phá phách vườn cây cối của dân."
Một nữ nông không muốn nêu tên kể: "[Khi] giáp lá cà với nhau, nói với nhau thì trong lúc nói với nhau dân cũng bức xúc, cũng chứi.
"Thực sự là chửi bới. Bắt đầu là họ phun hơi cay, bắt đầu cứ dùi cui điện họ đuổi dân họ đánh dân.
"Thế thì dân vừa chạy, cứ người nào quay lại chống đối một cái thì nó bắt nó quẳng lên xe. Hiện nó đã bắt khoảng tám người.
"Khi nó dẹp được chúng tôi chạy tán loạn như thế này thì nó bắt đầu đốt những quả pháo cối rất to ném thẳng vào dân.
"Nó không thương tiếc, nó coi chúng tôi như kẻ thù."
Nữ nông này cũng nói chính quyền đã cho quân, cùng máy xúc máy ủi 'kìn kìn' kéo tới 'nối đuôi nhau từng đoàn như chiến dịch Hồ Chí Minh'.
Hãng tin Reuters cũng dẫn lời một người tên Tuyên nói: "Nếu họ muốn lấy đất, chúng tôi đề nghị các nhà đầu tư đến nói chuyện trực tiếp với chúng tôi nhưng họ không làm vậy.
Còn theo AFP, số người dân "bám trụ" để bảo vệ đất trong vụ chống cưỡng chế lên tới 700 người.
Người dân Văn Giang sáng 24/4
Người dân Văn Giang tự trang bị gậy gộc trong vụ giữ đất bất thành
Tin tức về sự phản đối của dân làng và vụ cưỡng chế chưa xuất hiện trên truyền thông trong nước nhưng một vài bloggers đã về tận nơi để đưa tin.
Video từ các trang mạng xã hội cho thấy người dân xuất hiện với số đông, nhiều người đầu đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang.
Một số người mang theo gậy gộc.
Hình ảnh từ video cũng cho thấy cảnh sát chống bạo động với những lá chắn lớn tiến vào khu đất vào sáng 24/4.
Có những lúc họ phải lùi lại khi bị dân làng Bấm ném đá.
Nhưng số đông công an và những người mặc thường phục cuối cùng đã áp đảo hàng trăm dân làng.
Blogger Xuân Diện nói một số nhân viên an ninh trẻ đã khóc khi bị cụ bà Bấm Lê Hiền Đức 'mắng' họ 'đem súng ống bắn vào dân' và 'cướp đất của cha mẹ... cho bọn quan chức tham nhũng'.
'Lớn nhất miền Bắc'
Người dân Văn Giang đã phản đối dự án xây dựng đô thị sinh thái vì cho rằng dự án này vi phạm pháp luật về đất đai trong khi chính quyền nói họ không làm gì sai trái.
Căng thẳng đã có từ một thời gian tại Văn Giang
Họ nói họ đã bị gây khó dễ khi không nhận các khoản bồi thường mà họ cho là quá ít ỏi cho những khu đất nông nghiệp của họ.
Người dân đã đòi gặp chủ tịch tỉnh Hưng Yên và cũng lên Hà Nội để khiếu kiện nhưng chính quyền dường như không giải quyết thỏa đáng các yêu cầu của họ.
Khu đô thị Thương mại và Du lịch Văn Giang (Ecopark) được quảng cáo xây dựng trên quy mô gần 500 ha của ba xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên và là 'khu đô thị sinh thái lớn nhất miền Bắc'.
Trên Bấm trang web dự án, chủ đầu tư là công ty Việt Hưng (Vihajico) nói "Ecopark sẽ tạo đà phát triển mạnh mẽ cho trục kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng".
Trên trang mạng của Ecopark cũng có khẩu hiệu 'thành phố xanh tươi, cuộc đời trọn vẹn'

Đảng nhắc quân đội ngăn 'tự diễn biến'

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/04/120423_trong_hails_army_agency.shtml

Đảng nhắc quân đội ngăn 'tự diễn biến'

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và cán bộ chủ chốt Tổng cục 2
Ông Trọng kêu gọi Tổng cục 2 cảnh giác với tình trạng 'tự chuyển hóa'
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm và ủy lạo Tổng cục Tình báo Bộ Quốc phòng (Tổng cục 2) và nhấn mạnh vai trò 'chống tự diễn biến'.
Chuyến thăm hôm 21/4 của Giáo sư Trọng, người đồng thời cũng là Bí thư Quân ủy trung ương, đến một cục của Bộ Quốc phòng cho thấy sự quan tâm đặc biệt của đảng Cộng sản đối với cơ quan được cho là đóng vai trò chủ chốt trong trách nhiệm bảo vệ chế độ.
Nói chuyện với các tướng lĩnh chủ chốt của tổng cục, ông Trọng đánh giá vai trò của đơn vị này là ‘đặc biệt quan trọng’.
Trong khi đó, có tiếng nói từ giới cựu tướng lĩnh phê phán rằng Đảng cầm quyền ở Việt Nam đã "ưu ái" Tổng cục 2 dù có nhiều "sai phạm" tại đây.

‘Lực lượng trọng yếu’

Bản tin trên báo Quân đội Nhân dân về chuyến thăm này của ông Trọng cũng đánh giá Tổng cục 2 là ‘lực lượng trọng yếu, đặc biệt tin cậy của Đảng, Nhà nước và quân đội’.
Tổng bí thư Trọng đã khen ngợi Tổng cục 2 với những ‘chiến công thầm lặng’ đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp của Đảng giúp Đảng ‘không bị bất ngờ’ trước các tình huống.
Ông đã nhắc nhở các lãnh đạo chủ chốt của Tổng cục 2 phải luôn cảnh giác và không được lơ là nhất là trong điều kiện hòa bình hiện nay và nhấn mạnh ‘sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng tình báo quốc phòng’.
Ông cũng phân tích với các lãnh đạo tổng cục tình hình trong nước và thế giới với các ‘diễn biến khó lường’ và chỉ ra các yếu tố có thể làm mất ổn định về chính trị, kinh tế và xã hội của đất nước.
Theo đó, ông nhấn mạnh các nguy cơ ‘diễn biến hòa bình, ‘tấn công mềm’, ‘tự chuyển hóa’ và thúc đẩy ‘tự diễn biến’ của ‘các thế lực thù địch’.
Ông Trọng yêu cầu Tổng cục 2 phải nắm sớm và chính xác ‘ý đồ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng’, tăng cường công tác tình báo đối ngoại và quan tâm đến việc chống ‘tự chuyển hóa’ trong hàng ngũ cán bộ của tổng cục.

Quản lý cán bộ

TBT Trọng nhắc tình báo quân đội ngăn ngừa người trong đội ngũ 'phản lại mình'
Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập với thế giới và phát triển kinh tế thị trường, Tổng bí thư Trọng nhắc nhở Tổng cục 2 phải quản lý cán bộ chặt chẽ để tránh xảy ra tình trạng ‘người trong đội ngũ của mình phản lại mình’.
Ông cũng nói rõ Đảng sẽ quan tâm đến đời sống của cán bộ, sỹ quan của Tổng cục 2 và sẽ có các chính sách ưu đãi đặc thù.
Báo cáo với ông Trọng, lãnh đạo Tổng cục 2 cho biết trong thời gian qua họ đã tổ chức lại lực lượng theo hướng ‘giảm bộc lộ, tăng thực lực, đi vào chiến lực, xây dựng cao sâu, giảm khâu trung gian thiếu hiệu quả’, theo tường thuật của báo Nhân dân.
Trao đổi với BBC, thiếu tướng về hưu Nguyễn Trọng Vĩnh cho biết việc Đảng rất ưu ái Tổng cục 2 đã tạo điều kiện cho đơn vị này có rất nhiều sai phạm trong thời gian qua.
“Tổng cục 2 trước đây đã phạm rất nhiều sai lầm và làm rất nhiều việc không tốt từ thời Nguyễn Chí Vịnh làm tổng cục trưởng,” ông nói.
“Từ thời Lê Đức Anh và Nông Đức Mạnh đã rất ưu ái Tổng cục 2,” ông nói, “Ưu ái thế là sai.”
Tướng Vĩnh nói ngay từ đầu lẽ ra không nên tách Cục 2 ra khỏi Bộ Tổng tham mưu thành Tổng cục 2 và bản thân ông đã phê phán việc này cũng như tố cáo các hành động sai trái của đơn vị này đến các lãnh đạo Đảng ‘nhiều lắm rồi’.
Từ những năm 2009-2010, nhiều tướng lĩnh cao cấp của Quân đội Việt Nam, gồm cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp...được nói là đã gửi thư ngỏ lên lãnh đạo Đảng nêu quan điểm về điều họ cho là "sai phạm" ở Bấm Tổng cục 2 từ thập niên 1990.
Trong số những điều họ nêu có có hoạt động "theo dõi cán bộ cao cấp, tổ chức cơ sở làm tài liệu giả, vu cáo nội bộ làm tay sai cho địch", và các hoạt động làm ăn liên quan đến thuế má.
BBC không kiểm chứng được các cáo buộc này.

‘Mỹ không bỏ qua vấn đề nhân quyền VN’

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/04/120422_michael_posner_response.shtml

‘Mỹ không bỏ qua vấn đề nhân quyền VN’


Dân biểu Mc Govern tiếp phái đoàn của người Mỹ gốc Việt vận động cho nhân quyền
Chính phủ Hoa Kỳ nói họ ý thức rất rõ những quan ngại của cộng đồng người Việt về vấn đề nhân quyền của Việt Nam
Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã có phản hồi chính thức đối với thỉnh nguyện của cộng đồng người Việt tại Mỹ về vấn đề nhân quyền của Chính phủ Việt Nam.
Phản hồi này, được trang web của Nhà Trắng đăng tải, do ông Michael Posner, trợ lý ngoại trưởng phụ trách dân chủ, nhân quyền và lao động, đứng tên.

‘Cấu phần quan trọng’

Dưới tiêu đề ‘Theo đuổi những tiến bộ nhân quyền với Việt Nam’, phản hồi của Bộ ngoại giao Mỹ cho biết nhân quyền luôn là một trong những cấu phần quan trọng trong cuộc đối thoại của Mỹ với Việt Nam.
Ông Posner cho biết phía Hoa Kỳ sẽ tiếp tục làm việc tích cực để theo đuổi các tiến bộ về nhân quyền trong các cuộc tiếp xúc cấp cao của họ với Việt Nam trong bối cảnh chương trình nghị sự của họ với nước này trải rộng trên các vấn đề an ninh, kinh tế và chiến lược.
“Trong các cuộc thảo luận của chúng tôi với Chính phủ Việt Nam, chúng tôi luôn nhấn mạnh rằng các bước tiến về nhân quyền, bao gồm việc thả các tù nhân chính trị và thực hiện tự do tôn giáo, là một nội dung quan trọng để cải thiện quan hệ Việt – Mỹ,” ông nói.
Michael Posner đã đưa ra một số dẫn chứng về nỗ lực của Hoa Kỳ thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam, trong đó có việc Ngoại trưởng Hillary Clinton đã nêu những quan ngại về nhân quyền với Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang khi hai người có cuộc gặp bên lề hội nghị APEC vào tháng 11 năm ngoái tại Honolulu, Hawaii.
"Trong các cuộc thảo luận của chúng tôi với Chính phủ Việt Nam, chúng tôi luôn nhấn mạnh rằng các bước tiến về nhân quyền, bao gồm việc thả các tù nhân chính trị và thực hiện tự do tôn giáo, là một nội dung quan trọng để cải thiện quan hệ Việt – Mỹ."
Michael Posner, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ
Trong khi đó, trong tất cả các cuộc tiếp xúc cấp cao kể từ khi nhận nhiệm sở tại Hà Nội từ tháng 8 năm ngoái, Đại sứ Hoa Kỳ David Shear đều nêu vấn đề nhân quyền với phía Việt Nam, theo Bộ ngoại giao Hoa Kỳ.
Bản thân ông Posner cũng từng thúc giục Việt Nam thả tất cả các tù nhân chính trị, cải thiện tự do tôn giáo, phê chuẩn và thực thi Công ước chống tra tấn trong cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ thường niên vào tháng 11 năm ngoái, ông cho biết.

Sức ép thương mại

Trước đó, vào đầu tháng Hai năm nay, cộng đồng người Việt tại Mỹ đã gửi một thư thỉnh nguyện trên trang web của Nhà Trắng đến chính quyền Tổng thống Barack Obama yêu cầu ngừng mở rộng giao thương với Việt Nam để gây sức ép về nhân quyền. Thư thỉnh nguyện này đã thu hút trên 150.000 chữ ký.
“Chúng tôi khẩn khoản yêu cầu Ngài tổng thống hãy gây sức ép để buộc Chính phủ Việt Nam thả ngay lập tức và vô điều kiện tất cả những nhà hoạt động cổ súy nhân quyền hiện đang bị bắt giữ hoặc cầm tù,” thư thỉnh nguyện viết.
Thư thỉnh nguyện này cũng nêu rõ cách gây áp lực là tác động lên mong muốn của Việt Nam được gia nhập và Hiệp ước đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP và Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập GSP.
Sau đó gần một tháng, vào ngày 5/3, Michael Posner và các quan chức cấp cao khác trong Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã đón tiếp 165 người Mỹ gốc Việt từ trên khắp các tiểu bang trên nước Mỹ đến Nhà Trắng trong một cuộc vận động nhân quyền được cho là lớn nhất từ trước đến nay của người Việt tại Mỹ.
"Cả GSP và TPP đều bao gồm các cam kết bảo vệ quyền lao động, trong đó có quyền tự do lập hội nhóm"
Michael Posner, trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ
Trong cuộc gặp này, Chính phủ Hoa Kỳ đã cam kết sẽ tiếp tục làm việc với Việt Nam về vấn đề nhân quyền thông qua các kênh khác nhau, trong ̣đó có cuộc đối thoại thường niên về nhân quyền giữa hai nước.
“Trong khi chúng tôi tiếp tục các cuộc đối thoại với phía Việt Nam, chúng tôi đặc biệt ý thức rất rõ lập trường của cộng đồng người Việt tại Mỹ,” phản hồi của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ viết.
Tuy nhiên, Bộ ngoại giao nước này cho rằng việc thúc đẩy thương mại với Việt Nam sẽ tạo ra cơ hội để bàn thảo các vấn đề nhân quyền.
“Cả GSP và TPP đều bao gồm các cam kết bảo vệ quyền lao động, trong đó có quyền tự do lập hội nhóm.”

Kẻ tội đồ của vòng xoáy đình trệ-lạm phát

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/state-own-eco-to-caus-vicio-circl-04202012061314.html

Kẻ tội đồ của vòng xoáy đình trệ-lạm phát

2012-04-20
Chưa khi nào báo chí Việt Nam và các chuyên gia lại ráo riết truy tìm kẻ tội đồ gây ra điều gọi là “Vòng xoáy đình trệ-lạm phát” như thời gian gần đây.
RFA/vnexpress-petrotimes
Từ trên xuống, TS Trần Đình Thiên, và các chuyên gia kinh tế cao cấp Bà Phạm Chi Lan, ông Phạm Đỗ Chí .

Sai lầm chiến lược?


Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Đỗ Chí được Thời báo Kinh tế Saigon Online trích lời hôm 19/4 nhận định rằng, từ năm 2008 đến nay, Việt Nam đã phải thay đổi 180 độ về chính sách kinh tế vĩ mô ba bốn lần. Lý do là nền kinh tế đã mất đi cân bằng vĩ mô. Theo lời nhân vật từng có thời gian là chuyên gia kinh tế cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF,  từ 2007 đến nay, Chính phủ luôn thay đổi mục tiêu vì kế hoạch phát triển dài hạn không đúng.

Tuy tránh dùng từ sai lầm chiến lược nhưng ông Phạm Đỗ Chí  cho là cần sửa chữa căn bản chiến lược kinh tế, ông cũng đề nghị phải đề cao vai trò chủ đạo của khu vực tư nhân và phải khuyến khích nông nghiệp nông thôn hơn nữa vì đó chính là trụ đỡ cho nền kinh tế.

Đề nghị của ông Phạm Đỗ Chí có thể được mô tả là đi ngược lại với chủ trương của Nhà nước khi mà Hiến pháp 1992 xác định khu vực doanh nghiệp Nhà nước là lực lượng chủ đạo nền kinh tế. 
Hệ lụy của vòng xoáy chống lạm phát, chống suy giảm kinh tế mà Việt Nam phải đối mặt trong suốt 5 năm qua là hệ lụy của đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, và đầu tư của nhà nước quá lớn nhưng không mang lại hiệu quả tương xứng.
Ô. Tomoyuki Kimura

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình thông báo quyết định giảm 1 điểm phần trăm lãi suất ngân hàng hiệu lực từ 11/4
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình thông báo quyết định giảm 1 điểm phần trăm lãi suất ngân hàng hiệu lực từ 11/4. Photo chinhphu.vn
Trước chuyên gia Phạm Đỗ Chí, TS Trần Đình Thiên, viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng nhận định là, đã xuất hiện xu hướng nguy hiểm rất khó thoát ra, là vòng xoáy đình trệ-lạm phát mà nền kinh tế Việt Nam lâm vào. Trong cùng một bài báo trên SaigonTimes Online, ông Tomoyuki Kimura giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu á tại Việt Nam được trích dẫn: “Hệ lụy của vòng xoáy chống lạm phát, chống suy giảm kinh tế mà Việt Nam phải đối mặt trong suốt 5 năm qua là hệ lụy của đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, và đầu tư của nhà nước quá lớn nhưng không mang lại hiệu quả tương xứng.”

Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế cao cấp ở Hà Nội trong dịp trả lời chúng tôi đã phát biểu:

“Điểm rõ nhất ở Việt Nam là vai trò còn quá lớn của Nhà nước trong các hoạt động kinh tế, kể cả các họat động kinh doanh. Ví dụ nhìn sang các nước xung quanh, thì không ở nước nào nhà nước lại chiếm lượng lớn trong đầu tư, tỷ trọng cao trong đầu tư như ở Việt Nam, hay không ở đâu có lượng doanh nghiệp nhà nước lớn và sử dụng nguồn lực quá  lớn của đất nước như ở Việt Nam.”

Một người có nhiều kinh nghiệm trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ông Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Thương mại nhiệm kỳ 1992-1997 nói với chúng tôi:
Điểm rõ nhất ở Việt Nam là vai trò còn quá lớn của Nhà nước trong các hoạt động kinh tế, kể cả các họat động kinh doanh. Ví dụ nhìn sang các nước xung quanh, thì không ở nước nào nhà nước lại chiếm lượng lớn trong đầu tư, tỷ trọng cao trong đầu tư như ở Việt Nam.
Bà Phạm Chi Lan

“Quốc doanh cũng có mặt tích cực nhưng những cái quốc doanh sơ hở gây ra nhiều sự sụp đổ cho nền kinh tế là có rất nhiều chứ không phải ít. Nhiều người không tán thành không đồng tình với cái gọi là sự vun xới quá mức cho quốc doanh mà để nó làm ăn chạy theo lợi nhuận cá nhân, bản thân tập thể của mình mà coi nhẹ lợi ích của cả xã hội hay lợi ích của các doanh nghiệp nhỏ và vừa khác. Điều này quả là có như thế.”
Cùng một đề tài vòng xoáy đình trệ-lạm phát, Báo điện tử VnEconomy mô tả lạm phát cao là một nỗi ám ảnh
Cao ốc và đường cao tốc ở môt số đô thị (RFA - ảnh minh họa.)
Cao ốc và đường cao tốc ở môt số đô thị (RFA - ảnh minh họa.)
của người Việt Nam, theo đó trong vòng 8 năm từ năm 2004 đến 2011, chỉ số vật giá CPI tăng gấp 2,6 lần và đồng tiền mất giá tới 61%. Còn nếu tính trong vòng 5 năm từ 2007 đến 2011 thì CPI tăng 89,8%, đồng tiền mất giá 47,3%.

Như các chuyên gia mà chúng tôi đã trích dẫn lúc đầu, Việt Nam gần như loanh quanh trong vòng xoáy đình trệ-lạm phát, khi giảm được lạm phát thì xảy ra trì trệ sản xuất, khi tìm cách cởi trói tín dụng tăng vốn cho khu vực sản xuất thì lại đẩy lạm phát cao trở lại.

Theo nhận định của chuyên gia Phạm Đỗ Chí trên Saigon Times Online, khi chính phủ áp dụng chính sách giảm tổng cầu, thì đương nhiên sẽ làm tăng hàng tồn kho, giảm chỉ số tăng trưởng bán lẻ, làm doanh nghiệp phá sản và thất nghiệp gia tăng.

Sau khi phải đối phó lạm phát cao, nay chính phủ phải tập trung lo về đình đốn sản xuất. Đình trệ sản xuất bắt đầu từ quí 4 năm ngoái kéo dài đến nay là cái giá phải trả.

Hai năm trở lại đây, trên báo chí Việt Nam xuất hiện nhiều bài phân tích tình trạng khu vực kinh tế nhà nước với các tập đòan, tổng công ty doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả, nhưng ít có những qui kết thẳng thừng là khu vực doanh nghiệp Nhà nước với vai trò chủ đạo nền kinh tế lại chính là nguồn gốc của áp lực lạm phát cao, cũng như mất ổn định kinh tế vĩ mô. 

Giải pháp lâu dài


Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Đỗ Chí nhận định trên Thời báo kinh tế Saigon Online, chính sách tài khóa với chi tiêu công quá cao đã gây ra áp lực lên chính sách tiền tệ trong suốt những năm qua và gây ra áp lực lạm phát.

Theo vị cựu chuyên gia kinh tế của IMF thì lạm phát đích thực là do chính sách tài khóa quá nới lỏng trong thời gian dài. Chính phủ đã theo đuổi chính sách đầu tư công mạnh, bằng chứng là tỷ lệ đầu tư công của Việt Nam lên tới 42% GDP, mức cao thứ  nhì châu Á chỉ sau Trung Quốc.

Việt Nam loan báo giảm đầu tư công trong năm 2011 và tiếp tục trong năm nay nhưng thực tế chưa giảm được bao nhiêu. Vẫn theo
Hàng chục ngàn doanh nghiệp giải thể hay ngừng hoạt động riêng trong quí 1/ 2012. RFA/AFP photo.
Hàng chục ngàn doanh nghiệp giải thể hay ngừng hoạt động riêng trong quí 1/ 2012. RFA/AFP photo.
chuyên gia Phạm Đỗ Chí thay đổi cơ cấu bằng nỗ lực giảm đầu tư công khuyến khích đầu tư tư nhân là bài thuốc chữa lạm phát trong lâu dài.

Chúng tôi xin thêm rằng, khu vực doanh nghiệp nhà nước nắm giữ tới 65% tài sản cố định của quốc gia. Hiệu quả đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước rất thấp mặc dù được hưởng nhiều đặc quyền  đặc lợi.

Thống kê năm 2009 cho thấy, để tạo ra 1 đồng doanh thu doanh nghiệp nhà nước phải cần 2,2 đồng vốn, trong khi khu vực tư nhân chỉ cần 1,2 đồng vốn và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài cần 1,3 đồng vốn.

Đó chỉ là nói tới vấn đề hiệu quả thấp trong đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, chưa nói tới những vụ vỡ nợ phá sản, nhà nước phải gánh đỡ như Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin làm thất thoát 84 ngàn tỷ đồng tương đương hơn 4 tỷ USD.

Ông Lê Trọng Nghi chuyên gia tài chính độc lập ở Saigon cho rằng điều quan trọng là phải tìm hiểu đúng nguyên nhân của lạm phát để giải quyết, chứ không phải là cứ loay hoay trong vấn đề tăng giảm lãi suất ngân hàng. Về triển vọng ổn định kinh tế vĩ mô của Việt nam trong tương lai gần, ông Lê Trọng Nghi phát biểu: 
Tôi không tin rằng vấn đề kiềm chế lạm phát với những hành vi hay những tác động bây giờ là khả thi được, thực hiện được trong bối cảnh này.
Ô. Lê Trọng Nghi

“Tôi nghĩ rằng không tích cực lắm. đúng ra vấn đề này phải nhìn lại thời kỳ 2007 hay trước đó nữa chứ không phải bây giờ. Cho nên vấn đề bây giờ đặt ra là khó, tôi không tin rằng vấn đề kiềm chế lạm phát với những hành vi hay những tác động bây giờ là khả thi được, thực hiện được trong bối cảnh này.”    

Trên Thời báo kinh tế Saigon Online, chuyên gia Phạm Đỗ Chí nhận định rằng, chương trình cải cách kinh tế ba điểm gồm đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng thương mại, đã bắt đầu trả lời được những yếu kém cơ bản của kinh tế Việt Nam. Nhưng theo ông, vấn đề thực hiện các chính sách này phải mất nhiều thời gian và cần nhiều biện pháp mạnh mẽ hơn nữa.

Ông Phạm Đỗ Chí kiên định với khuyến cáo của mình, ưu tiên số một vẫn là phải nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng cách nâng cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, vì đó mới chính là động lực dẫn dắt nền kinh tế ra khỏi tình trạng hiện nay.

Việt Nam: Công an ồ ạt cưỡng chế nông dân Văn Giang, Hưng Yên để tịch thu đất

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120424-viet-nam-cong-an-o-at-cuong-che-nong-dan-van-giang-hung-yen-de-tich-thu-dat

Việt Nam: Công an ồ ạt cưỡng chế nông dân Văn Giang, Hưng Yên để tịch thu đất

Hàng ngàn cảnh sát cơ động triển khai tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên gần Hà Nội để cưỡng chế đất của nông dân.
Hàng ngàn cảnh sát cơ động triển khai tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên gần Hà Nội để cưỡng chế đất của nông dân.
REUTERS/Stringer

Thụy My
Cảnh sát chống bạo động Việt Nam hôm nay 24/04/2012 đã bắn chỉ thiên để giải tán hàng trăm nông dân muốn ngăn trở việc trưng thu đất tại huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên. Hãng thông tấn Pháp AFP trích lời các nhân chứng cho biết, lực lượng công an hùng hậu, trang bị mặt nạ, cũng đã sử dụng hơi cay để tấn công vào đám đông khoảng 700 người. Dân chúng chống lại việc cưỡng chế để lấy đất xây dựng một khu đô thị mới, một hồ sơ đã kéo dài từ nhiều năm qua.

Bà Lê Hiền Đức, 80 tuổi, một nhân vật đấu tranh chống tham nhũng, đã có mặt tại chỗ, cho AFP biết: “Hàng trăm công an vũ trang mặc sắc phục đang hiện diện tại đây. Người dân ném đá vào công an…Lực lượng an ninh đã bắt đi 10 người dân”.
Hàng trăm nông dân đã tập hợp lại tại địa điểm giải tỏa từ tối qua, thứ Hai. Tất cả những con đường dẫn đến vùng này của tỉnh Hưng Yên đều bị chính quyền phong tỏa, với quyết tâm tịch thu 72 hecta đất của 166 gia đình.
Một nông dân 51 tuổi, xin giấu tên, nói với AFP: “Có những loạt đạn bắn chỉ thiên (…). Công an sử dụng hơi cay, đánh đập một số người và bắt họ đi”. Còn bà Lê Hiền Đức tâm sự: “Tôi chưa bao giờ phẫn nộ như thế. Cả đời tôi, tôi đấu tranh chống những bất công đối với người dân, nhưng bây giờ thì tôi thật sự đau khổ”.
Các vụ tranh chấp đất đai đã lan rộng tại Việt Nam trong những năm gần đây, tại một đất nước mà đất đai thuộc về Nhà nước. Chính quyền khẳng định có đền bù cho những người dân bị di dời, nhưng theo AFP, thì số tiền này thường bị "bốc hơi" qua những đường ngang ngõ tắt của bộ máy hành chính tham nhũng.
Dự án đô thị mới “Ecopark” với vốn đầu tư ước tính 250 triệu đô la, do công ty tư nhân Việt Hưng thực hiện. Chính quyền địa phương đã đồng ý giao cho công ty này 500 hecta đất tại Văn Giang, ở phía nam Hà Nội, mà không thực sự thương thảo với những người dân mất đất. Công ty Việt Hưng, từ năm 2004, đã cố đẩy nhanh việc xây dựng, vốn đã bị tạm ngưng sau một loạt các cuộc biểu tình vào năm 2006, nhưng sau đó đã được tiếp tục.
Sau đây mời quý thính giả nghe lời tường thuật của một nông dân xã Phụng Công, huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên, và bà Lê Hiền Đức, hiện đang có mặt tại khu vực bị cưỡng chế.
Nông dân xã Phụng Công:
“Tình hình là sáng nay tầm năm rưỡi là nó đổ quân xuống đông lắm, gần ba nghìn người cơ! Nó rải toàn là cảnh sát cơ động che lá chắn, công an áo xanh, công an áo vàng, rồi xã hội đen…Quân của nó kéo dài hàng hai cây số, dàn hàng ngang - cả cái mặt đường mà nó phá đi, mặt đường 200 mét nó dàn ra. Rồi bắt đầu tầng trên là cảnh sát cơ động có lá chắn, tầng sau là chúng nó có súng bắn hơi cay, rồi dùi cui điện…Nó mang những quả pháo cối to bằng cái bắp chân ấy.
Người dân chúng tôi thì chỉ có tay không, vũ khí không có. Người dân chỉ muốn giữ lấy sào ruộng để làm. Nhưng nó đến là bắt đầu cho bắn hơi cay rồi nó đốt pháo cứ quẳng vào người, và cứ tiến vào…Thế là dân tản mác. Nó cậy đông nó đuổi dân, tất cả phải chạy xuống ruộng. Xong rồi nó cho quân rải kín hết, không cho người dân bén mảng đến.
Người ta đã dùng toàn bộ lực lượng công an, bộ đội, xã hội đen rồi máy móc đông nghìn nghịt như thế. Chúng tôi thật chưa bao giờ từng thấy dã man như vậy. Tôi nghĩ đây là một tập đoàn quan tham nhũng đến cướp đất của dân, chứ không phải là chính quyền nữa rồi. Thật là một ngày kinh khủng chưa từng thấy! Nhân dân khu vực này bàng hoàng, đau đớn trước sự mất mát quá lớn”.

Bà Lê Hiền Đức:
“Gần hai nghìn cảnh sát cơ động, và nói chung là công an, cả xã hội đen nữa, đã bốc hết tất cả hoa mầu của bà con và cây cối đi rồi, và bây giờ cũng đang tiếp tục. Ngoài việc san bằng đất đai của dân ra, nó còn bắt mười người dân.
Cả đêm hôm qua tôi cũng thức cùng với bà con Văn Giang, và sáng hôm nay tôi cũng trực tiếp đứng bên cạnh bà con khi lực lượng công an đến cưỡng chế, đàn áp bà con nông dân, và giờ này đây, tôi vẫn đang ngồi ở Văn Giang.
Tôi ở đây, thứ nhất là để chia sẻ nỗi bức xúc với bà con, và cũng muốn động viên bà con là phải đoàn kết, phải chiến đấu đến cùng. Bởi vì họ mất hết quyền lợi chính đáng của mình là đồng ruộng, cái để mà người nông dân sinh sống từ bao nhiêu đời nay. Họ đổ mồ hôi sôi nước mắt để có được sản vật cung cấp cho xã hội, nhưng bây giờ chúng nó “tàn sát”, cưỡng chế rất là láo! Và gọi là đòi dân bàn giao, thì tôi rất bức xúc với cái từ bàn giao. Tại vì người ta đã nhận tiền đâu?
Nó nói loa oang oang lên cả một buổi sáng. Tôi nghe tôi vừa chói tai – chói đây không phải vì là nó nói to, mà tôi nghe những từ nó nói, tôi tức lắm! Tôi không phải là nông dân ở đây nhưng tôi chia sẻ nỗi bức xúc của bà con. Nó gọi là bàn giao. Bán cho người ta đâu, đã cầm tiền đâu mà gọi là bàn giao! Mà dùng cái từ cưỡng chế, thì tôi thấy là dã man quá.
Tôi nhìn thấy dân tôi khổ lắm! Người già, người trẻ, trẻ con lớn bé, nó xua nó đuổi, nó xịt hơi cay. Có anh thanh niên mà chính mắt tôi nhìn thấy, một thằng đeo băng đỏ và một thằng mặc sắc phục công an, hai người khoác hai bên tay anh thanh niên đem đi.
Tôi ức quá, tôi định xông ra lôi người thanh niên ấy lại và mắng cho những kẻ bắt người một trận. Nhưng dân thương tôi. Dân sợ sức tôi yếu, người tôi già và chân tôi đau, dân lôi tôi lại, nhưng tôi không thể ngồi im được. Nhìn thấy những cái cảnh cưỡng chế sáng nay ở Văn Giang, chính quyền đối xử với người nông dân hiền lành của tôi, tôi xin nói rằng chỉ có súc vật thì mới không đau lòng mà thôi!
Tôi không liên quan gì đến quyền lợi đất đai ở đây đâu. Nhưng nhìn thấy những người dân Việt Nam thân yêu của tôi bị đàn áp ghê quá, tôi không thể chịu được, tôi đau lòng lắm. Giờ này tôi đang còn ngồi với bà con nông dân đây, động viên an ủi bà con.
Nhưng tất nhiên nông dân sẽ không dừng lại ở đây. Còn tiếp đó thế nào thì đó là việc của dân định lượng. Tôi thì tôi chỉ nói là tôi chia sẻ với bà con và luôn luôn đứng bên cạnh những người nông dân hiền lành của tôi!”

Hàng ngàn công an, bộ đội được huy động đến cưỡng chế đất ở Hưng Yên

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hungyen-graps-land-vh-04232012223140.html

2012-04-23
Vào rạng sáng ngày 24 tháng 4, chính quyền tỉnh Hưng yên đã huy động các lực lượng công an, bộ đội đến cưỡng chế cánh đồng 70 ha của xã Xuân Quan của huyện Văn Giang.
Citizen photo
Hàng ngàn công an, cảnh sát cơ động, bộ đội được huy động đến xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm 24-04-2012 để cưỡng chế 70 hecta đất xây dựng khu đô thị Ecopark.

Hỗn loạn

Vào khoảng 5 giờ 30 phút sáng nay, hàng nghìn công an, bộ đội cùng khoảng 40 máy xúc máy ủi đã được huy động đến cưỡng chế cánh đồng xã Xuân Quan, trong sự chống trả quyết liệt của khoảng 2000 người dân của ba xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao.
Vào lúc 8 giờ 30 sáng, một người dân xã Xuân Quan cho chúng tôi biết tình hình sự việc như sau:
Người dân: Hiện tại bây giờ nó xé lẻ dân ra, đông lắm, khoảng 3000, hơn 3000 thằng, nó mặc toàn quân phục, nó mang mã tấu nó đến để xé lẻ dân ra từng tí một, nó đàn áp nó có khoảng 40 xe, vừa cẩu, vừa máy ủi máy xúc nó đã bắt đầu ủi của dân rồi.
Đông lắm, khoảng 3.000 mặc toàn quân phục, mang mã tấu đến để xé lẻ dân ra từng tí một, nó đàn áp nó có khoảng 40 xe, vừa cẩu, vừa máy ủi máy xúc nó đã bắt đầu ủi của dân rồi.
Một người dân Xuân Quan
Việt Hà: Chị có thể cho biết vụ cưỡng chế bắt đầu từ mấy giờ không?
Người dân: Cưỡng chế là bắt đầu từ 7 giờ 30, nhưng sáng nay lúc đó tôi không nhầm là 5 giờ 30, nó mang một đoàn đến công an, bộ đội mang trang phục, rồi xã hội đen nhiều lắm, nó mang mã tấu, nó đeo chắn ở đằng trước.
Họ đến cản dân, đàn áp dân, đe dân. Dân đuổi chúng nó ra và bảo đất của chúng tôi, chúng tôi chưa bán ruộng, chưa lấy tiền, nhưng bây giờ họ đã bắt 4 hay 5 người của chúng tôi rồi.
Việt Hà: Họ có đánh dân không ạ?
VanGiang-04242012-250
Lực lượng cưỡng chế yêu cầu dân chúng phải rời khỏi cánh đồng. Hình: một nhân chứng gửi RFA

Người dân: Lúc hỗn loạn đó, dân cũng cầm đất đả, thì nó cũng lại cầm đất nó đả lại dân. Nó có mã tấu dùi cui, nó cầm gạch đả dân, rồi cầm cả chai lọ đả dân, nó cầm cả súng.

Nổ súng uy hiếp

Việt Hà: Họ có bắn dân không?
Người dân: Nó chưa bắn, nó toàn bắn lên trời để cho dân sợ.
Việt Hà: Có ai bị thương không ạ?
Người dân: Hiện nay thì dân cũng lùi lại, không ai bị thương nhưng hiện nay có 5, 6 người bị bắt không biết xuống huyện hay tỉnh thì có đánh không tôi không biết. Nhưng người của mình cầm vũ khí thô sơ, cả xăng nữa, rồi nó ném lại thì người của dân bị cháy, cháy hết áo, có người bị bỏng mặt.
Lúc hỗn loạn đó, dân cũng cầm đất đả, thì nó cũng lại cầm đất nó đả lại dân. Nó có mã tấu dùi cui, nó cầm gạch đả dân, rồi cầm cả chai lọ đả dân, nó cầm cả súng.
Người dân Xuân Quan
Người dân địa phương cho biết đến 9 giờ sáng ngày 24 tháng 3, lực lượng của chính quyền đã dồn toàn bộ người dân ra khỏi cánh đồng và các máy ủi, máy xúc đã ủi gần như toàn bộ cánh đồng 70 ha của xã Xuân Quan.
Chúng tôi đã tìm cách gọi điện liên hệ với lãnh đạo xã nhưng không có trả lời.
Cho đến 12 giờ trưa cùng ngày, việc cưỡng chế kết thúc. Xe ủi đã ủi toàn bộ các cây cối, chủ yếu là cây cảnh, của người dân trên cánh đồng. Hiện vẫn chưa xác định được tổn thất về tài sản của người dân là bao nhiêu.
Một nông dân xã Xuân Quan cho biết gia đình chị có hơn 1000 cây cảnh tại cánh đồng vào tối ngày 23 tháng 4 và không thể chuyển hết các cây cảnh này ra khỏi cánh đồng trước cưỡng chế. Chị cho biết giá của mỗi cây khoảng 40,000 đồng. Hầu hết các hộ gia đình cũng đều không thể chuyển kịp các cây cảnh ra khỏi cánh đồng vì không đủ thời gian và cũng không có chỗ chứa các cây này.

Theo thông tin mà chúng tôi nhận được vào trưa cùng ngày, đã có 10 người dân thuộc hai xã Phụng Công và Xuân Quan bị bắt giữ trong vụ cưỡng chế ngày hôm nay.

Chúng tôi đã tìm cách gọi điện liên hệ với lãnh đạo tỉnh Hưng Yên nhưng không có trả lời.

Việc cưỡng chế này đã được tỉnh Hưng Yên thông báo trong cuộc họp báo ngày hôm qua, 23 tháng 4. Việc cưỡng chế được thực hiện căn cứ theo quyết định ký ngày 5 tháng 4 vừa qua của chủ tịch huyện Văn Giang. Người dân Văng Giang và báo chí trong nước cho rằng quyết định này của ủy ban nhân dân huyện Văn Giang là trái pháp luật căn cứ theo nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của chính phủ.
Tuy nhiên, trong cuộc họp báo ngày hôm qua, lãnh đạo tỉnh Hưng Yên khẳng định không có sai trái nào trong quyết định cưỡng chế này.

Đừng chĩa súng vào dân!

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/w-should-gun-point-at-qc-04242012134732.html

2012-04-24
Mặc dù gặp sự phản đối quyết liệt của người dân huyện Văn Giang nhưng vụ cưỡng chế cánh đồng 70 hecta của xã Xuân Quan vẫn diễn ra sáng sớm ngày 24-04-2012.

photo-200.jpg
Lực lượng công an dày đặc trong ngày cưỡng chế đất tại huyện Văn Giang hôm 24/4/2012. Thính giả gửi RFA
Cưỡng chế, bắt người

Tin cho biết phía quyền có rất đông người, trong khi người dân tập trung tại cánh đồng lên đến 2 ngàn người. Cuối buổi cưỡng chế, có khoảng 10 người bị bắt. Bà Lê Hiền Đức chứng kiến sự việc và kể lại với Quỳnh Chi của đài Á Châu Tự do. Đầu tiên, bà cho biết về việc bà bị ngăn chặn không cho đến hiện trường:
Bà Lê Hiền Đức: Không có vấn đề gì. “Họ” không  muốn cho tôi có mặt ở hiện trường nhưng dù sao người dân cũng đưa tôi đến để có vài lời động viên với bà con nhân dân và nhắn nhủ với lực lượng công an nhân dân rằng “Cầm súng chĩa vào bọn tham nhũng, đừng cầm súng quay vào nhân dân. Những người nông dân lao động lam lũ chính là những người làm ra hạt lúa nuôi chúng ta”. Tôi nói như thế thì có một cháu công an khóc. Nhưng nói chung là cũng cưỡng chế xong hết rồi. Tuy nhiên, tôi nghĩ dân không thể dừng lại đây được.
Quỳnh Chi: Vì sao mà bà cho rằng người dân sẽ không dừng lại?
Bà Lê Hiền Đức: Không thể dừng lại được vì càng ngày “họ” càng tham nhũng, càng ngày “họ” càng đàn áp dân. Mọi người không thể hiểu được là người dân khổ như thế nào. Hôm nay, không phải chỉ có người dân Văn Giang mà còn nhiều người xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh cũng kéo sang hỗ trợ. Nhân dân Dương Nội, Hà Đông cũng nhiều lần mặc áo đỏ đi đến các cơ quan khiếu kiện. Nói chung nhân dân rất đoàn kết.
Quỳnh Chi: Sau khi vụ cưỡng chế được thực hiện xong thì thái độ hiện tại của người dân ra sao?
Bà Lê Hiền Đức: Trông người dân thương lắm. Bây giờ họ sống bằng gì đây? Tôi xót ra lắm. Thái độ người dân tất nhiên là buồn lắm nhưng họ vẫn có nhiều quyết tâm trong bụng. Tôi hiểu như thế. Tôi biết rằng dân bức xúc lắm.
Quỳnh Chi: Đài RFA có nhận được tin là có vài người bị bắt về đồn công an. Việc này bà có được chứng kiến không?
Bà Lê Hiền Đức: Cho đến bây giờ (7 giờ tối 24 tháng 4) tôi vẫn không biết những người bị bắt ấy bị giữ ở đâu. Người dân cũng chưa biết. Khoảng mười người bị bắt.
Quỳnh Chi: Lý do họ bị bắt là gì? Có phải là trong lúc cưỡng chế, một số người có hành động quá khích?
Bà Lê Hiền Đức: Không có gì là quá khích cả. Người ta cầm gộc gậy, thuổng cuốc đi làm đồng vì có những khu vực không phải là khu bị cưỡng chế. Nếu công an dùng súng hơi cay bắn vào nông dân, dùng dùi cui điện đánh vào dân thì người ta phải chống cự lại để tự vệ. Tôi đã hỏi “Tại sao lại bắt những người đó?” thì một số công an giải thích là tại “chống cự”, nghĩa là “dùng gậy gộc”. Bản thân tôi đi cùng với người dân ra hiện trường để xem thì có chỗ xe không đi được, tôi cũng không bước qua được. Lúc đó nhiều thanh niên chìa lưng vào cõng tôi nên tôi rất cảm động. Trong khi đó, công an thấy tôi cầm cái gậy chống thì hỏi “Bà đánh tôi à?” Một bà già chân đi không vững, phải có người cõng, vịn vào gậy mà họ lại hỏi như vậy. Tôi vừa buồn cười vừa bức xúc.
Tôi thấy chắn chắn không thể phát triển được bởi vì bao nhiêu của cải đều rơi vào tay bọn nhà giàu. Người giàu càng giàu mà người nghèo thì gần như khánh kiệt.
Bà Lê Hiền Đức
Quỳnh Chi: Theo bà thì lực lượng công an tham gia cưỡng chế có đông không? Thái độ của họ ra sao?
Bà Lê Hiền Đức: Gần hai nghìn người. Tôi buồn là chính quyền không tôn trọng người dân. Tôi không thể cầm được nước mắt.
Quỳnh Chi: Thưa bà, ĐCS Việt Nam lúc trước có khẩu hiệu là “Người cày có ruộng”. Nhưng thực tế cho thấy ngày càng xảy ra vụ cưỡng chế đất đai trái với ý muốn của người dân. Đây có phải là một nghịch lý?
Bà Lê Hiền Đức: Tôi không phát biểu về vấn đề này nhưng tôi chỉ muốn nhắc nhở rằng ngày xưa chúng tôi hy sinh cả tuổi thanh xuân. Cho đến bây giờ gần như cả cuộc đời tôi chiến đấu đem lại ấm no cho người dân, cho nông dân có ruộng cày. Nhưng bây giờ thì đồng ruộng của nông dân đang bị tước đoạt gần hết, có nơi bị tước đoạt hết giống như Văn Giang hay Dương Nội hôm nay. Tại những nơi đó, bây giờ những người nông dân chỉ có hai bàn tay trắng. Bây giờ họ sẽ sống bằng gì trong  khi tiền đền bù vô cùng rẻ mạt. Một mét vuông đất chỉ đáng bát phở. Đồng ruộng như xương máu của người nông dân. Lấy hết đất của họ thì họ trồng lúa vào gầm giường à? Nông dân trồng lúa để  nuôi bao nhiêu người và còn có bao nhiêu lúc để xuất khẩu mà bây giờ họ lại tước đoạt hết ruộng của nông dân. Tôi đau xót lắm. Tôi thương họ và đặt tất cả niềm tin vào sức mạnh của họ. Họ sẽ đi tìm công lý.

Nông dân khánh kiệt

van-giang-250.jpg
Người dân huyện Văn Giang bị cưỡng chế đất hôm 24/4/2012. RFA screen capture
Quỳnh Chi: Việc ngày càng có nhiều khiếu kiện liên quan đến đất đai thường xuất phát từ đâu thưa bà?
Bà Lê Hiền Đức: Hoàn toàn là do nông dân cứ bị thu hồi đất. Tôi cũng không đồng ý việc chính quyền dùng từ “thu hồi”. Người ta chưa nhận được một đồng nào tiền đền bù thì tại sao lại dám nhổ hết cây cối của họ đi? Hôm qua tôi đã ở với dân và tìm hiểu cả ngày. Một người nông dân nói với tôi rằng “Nhà cháu chưa chạy được một cây nào cả”. Cánh đồng của bà ta có mấy ngàn cây hoa Hải Đường. Bây giờ mang cây chạy đi đâu? Chẳng lẽ đào lên hết rồi mang về nhà? Trông họ xót xa lắm.
Quỳnh Chi: Nhiều người cho rằng việc ngày càng có các khiếu kiện đất đai là do chế độ công hữu về tư liệu sản xuất đang được ĐCS Việt Nam áp dụng. Ý kiến của bà ra sao?
Bà Lê Hiền Đức: Tôi không dám phân tích xa xôi nhưng tôi chỉ biết bênh vực quyền lợi người dân và chống tham nhũng. Tôi nói là dân sẽ vùng lên nếu họ có trình độ. Bởi vì chủ yếu chính quyền cấp quận huyện cướp đất của dân và ăn chia với cấp tỉnh, thành phố. Cho nên, dân có kiện lên cấp thành phố thì cũng bị trả về tỉnh.
Cầm súng chĩa vào bọn tham nhũng, đừng cầm súng quay vào nhân dân. Những người nông dân lao động lam lũ chính là những người làm ra hạt lúa nuôi chúng ta.
Bà Lê Hiền Đức nói với công an

Quỳnh Chi: Trong  hơn 60 năm phục vụ đất nước thì bà thấy khoảng thời gian nào xảy ra nhiều bất đồng giữa người dân và chính quyền nhất?
Bà Lê Hiền Đức: Đó là thời gian hiện tại. Hoàn toàn trước mắt tôi như thế. Hơn sáu mươi năm hy sinh cả tuổi trẻ và cuộc đời mình, chiến đấu để mang lại lợi ích cho người dân nhưng tôi thấy dân càng ngày càng khổ và càng bức xúc. Cho nên làm sao tôi có thể ngồi yên mà bưng  bát cơm ăn được.
Quỳnh Chi: Thế thì nếu tình trạng bất đồng giữa chính phủ và người dân cứ kéo dài như thế thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước như thế nào?
Bà Lê Hiền Đức: Tôi thấy chắn chắn không thể phát triển được bởi vì bao nhiêu của cải đều rơi vào tay bọn nhà giàu. Người giàu càng giàu mà người nghèo thì gần như khánh kiệt.
Quỳnh Chi: Cám ơn bà đã dành thời gian cho đài RFA.

Căng thẳng ở Hưng Yên: chính quyền tuyên bố cưỡng chế, dân quyết chống lại

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/hung-yen-leader-to-grasp-land-04232012063931.html

2012-04-23
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên hôm nay thông báo sẽ tiến hành cưỡng chế cánh đồng 70 ha của xã Xuân Quan, huyện Văn Giang để lấy đất cho dự án khu đô thị Ecopark, trong khi người dân vẫn kiên quyết giữ đất.
Courtesy Blog nguyenxuandien

Bà con nông dân đã bắt đầu dựng lều bạt trên khu vực cưỡng chế
Trong cuộc họp báo vào sáng ngày hôm nay do ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên tổ chức, ông chánh văn phòng tỉnh, Bùi Duy Thanh thông báo tỉnh sẽ tiến hành cưỡng chế cánh đồng 70 ha của xã Xuân Quan vào ngày mai 24 tháng 3.

Quyết định cưỡng chế


Một nhà báo tham gia cuộc họp báo cho biết lãnh đạo tỉnh khẳng định không làm điều gì sai với pháp luật khi tiến hành cưỡng chế khu đất.

Việc cưỡng chế này được thực hiện căn cứ theo quyết định được chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Văn Giang ký vào ngày 5 tháng 4 vừa qua áp dụng cho 166 hộ dân xã Xuân Quan.

Trước đó vào ngày 4 tháng 4, ông phó chủ tịch huyện cũng đã ký một quyết định cưỡng chế tương tự nhưng sau đó đã thu hồi công văn này trong cùng ngày. Theo công văn ngày 5 tháng 4, lãnh đạo địa phương đưa ra thời hạn cưỡng chế vào ngày 20 tháng 4.

Người dân huyện Văn Giang cho rằng các quyết định này của huyện  hoàn toàn sai pháp luật. Một người dân xã Xuân Quan, giấu tên, cho biết:

"Trái pháp luật là vì công văn hôm trước ông phó chủ tịch ký rồi thu lại rồi sáng hôm sau bà chủ tịch ký. Cái này là sai vì ký thì phải thông qua tỉnh thì mới đúng luật. Cái cưỡng chế này chúng tôi thấy không có tính pháp lý."
Trái pháp luật là vì công văn hôm trước ông phó chủ tịch ký rồi thu lại rồi sáng hôm sau bà chủ tịch ký. Cái này là sai vì ký thì phải thông qua tỉnh thì mới đúng luật. Cái cưỡng chế này chúng tôi thấy không có tính pháp lý.
Một người dân xã Xuân Quan

Từ trên xuống: Ông Bùi Huy Thành, Chánh VP UBND tỉnh Hưng Yên, Bà Đặng Bích Thủy, Chủ tịch huyện Văn Giang. Courtesy NguyenXuanDien
Từ trên xuống: Ông Bùi Huy Thành, Chánh VP UBND tỉnh Hưng Yên, Bà Đặng Bích Thủy, Chủ tịch huyện Văn Giang. Courtesy NguyenXuanDien
Quyết định cưỡng chế đất của huyện Văn Giang được căn cứ theo nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của chính phủ.

Tuy nhiên, theo điều 4 của nghị định này thì thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế đất thuộc về chủ tịch, không phải phó chủ tịch.

Cũng theo nghị định này thì ủy ban nhân dân cấp dưới phải gửi quyết định lên ủy ban nhân dân cấp trên. Quyết định ngày 5 tháng 4 của huyện Văn Giang chỉ gửi cho 166 hộ dân và lưu tại văn phòng huyện.

Các nhà báo tham dự buổi họp báo vào sáng ngày hôm nay cho biết lãnh đạo tỉnh Hưng Yên thông báo sẽ huy động máy ủi, lực lượng cơ động, công an mặc cảnh phục đến khu vực cưỡng chế trong ngày hôm nay, 23 tháng 4 và sẽ tiến hành cưỡng chế vào ngày mai 24 tháng 4.

Vào trước khi cuộc họp báo diễn ra, khoảng 50 người dân xã Xuân Quan đã lên ủy ban nhân dân tỉnh để nộp đơn thư phản đối các quyết định cưỡng chế của huyện.

Một người dân giấu tên có mặt tại ủy ban nhân dân tỉnh vào sáng hôm nay cho Đài Á Châu Tự Do biết:

"Chúng tôi có xuống đó mà họ không cho chúng tôi vào. Chúng tôi xuống đó để gửi đơn tố cáo quyết định ra vào ngày 4 và 5 vừa rồi của bà chủ tịch huyện trái với pháp luật. Chúng tôi nhờ các đoàn nhà báo cầm đơn thư của chúng tôi vào để phản đối quyết định của bà chủ tịch và ông phó chủ tịch".

Nông dân giữ đất đến cùng


Ngay từ sáng sớm ngày 23 tháng 4, được tin tỉnh sẽ sớm tiến hành cưỡng chế cánh đồng xã Xuân Quan, hàng trăm người dân của 3 xã Xuân quan, Phụng Công, và Cửu Cao, đã tụ tập về cánh đồng để giữ đất. Đây là các xã có đất nằm trong diện giải tỏa để lấy đất cho khu đô thị Ecopark.

Một người dân giấu tên thuộc xã Phụng Công cho chúng tôi biết qua điện thoại từ cánh đồng xã Xuân Quan vào sáng ngày hôm nay như sau:

"Hiện nay dân chúng em đang ở chỗ chuẩn bị cưỡng chế. Hiện sáng người ta mang 2 xe cam nhông người, công an, rồi cơ động đến để dựng lều bạt để từ giờ đến sáng mai cưỡng chế. Dân chúng em đã tụ tập người đến rồi đuổi đi, nhưng chúng em vẫn ở hiện trường, dân chúng em nằm vùng từ giờ đến mai."

Người dân này cho biết họ đã mang theo cuốc thuổng, gậy gộc đến cánh đồng để tự vệ. Cũng theo người dân này cho biết thì từ chiều ngày 22 tháng 4, địa phương đã huy động 20 máy ủi và máy xúc đến khu vực chân công trình, cách cánh đồng cưỡng chế khoảng 50 m.
Nếu công ty mà quyết tâm vào tàn phá cướp đất của chúng tôi là chúng tôi sẽ chiến đấu, vì chúng tôi bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chúng tôi.
Một người dân xã Xuân Quan

Một người dân khác thuộc xã Xuân Quan khẳng định người dân sẽ cương quyết bảo vệ đất đến cùng:

"dân chúng tôi đang làm lán lều, bà con đang canh ở đây, nếu có máy ủi chở đến là bà con không cho vào. Chúng tôi đang chờ giải quyết các đơn thư gửi đi khắp nơi. Mấy ngày hôm nay chúng tôi nhận được tin cưỡng chế thì chúng tôi đã gửi cả đơn đi chính phủ, trung ương, quốc hội mà giờ vẫn chưa có gì cả.

Nhưng nếu công ty mà quyết tâm vào tàn phá cướp đất của chúng tôi là chúng tôi sẽ chiến đấu, vì chúng tôi bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chúng tôi.
"

Để tìm hiểu thêm chi tiết sự việc từ phía chính quyền tỉnh Hưng Yên, chúng tôi đã nhiều lần gọi điện thoại tới ông chánh văn phòng tỉnh nhưng không có trả lời.

Dự án khu đô thị Ecopark được bắt đầu từ năm 2004 trên một diện tích đất rộng khoảng 500 ha thuộc ba xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Khoảng 4000 hộ dân của ba xã này được địa phương đề nghị đền bù ở mức 36 triệu đồng một sào ruộng.

Người dân các xã cho rằng đây là mức đền bù quá thấp không đủ để họ có thể tái định cư bắt đầu cuộc sống mới. Vì vậy có khoảng 2000 hộ gia đình đã kiên quyết không chấp nhận mức đền bù này và ở lại bám đất sản xuất.

Những người dân 3 xã đã bắt đầu nộp đơn kêu cứu từ cấp tỉnh đến trung ương, đến các cơ quan đảng, chính phủ, quốc hội và mặt trận tổ quốc từ năm 2004 đến nay nhưng vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Được biết vào tháng 1 năm 2009, chính quyền cũng đã tiến hành một đợt cưỡng chế đất của người dân 3 xã cho dự án Ecopark.