Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

Chào mừng Phạm Chí Dũng quay trở lại 'Lề Dân'!

http://quanlambao.blogspot.com/2013/03/chao-mung-pham-chi-dung-quay-tro-lai-le.html

Ngày 12/3/2013 Phạm Chí Dũng có bài khai bút trên BBC. Xin chúc mừng một cây viết sắc xảo, trí tuệ trở lại! Quan làm báo đã là cái cớ dể người ta tống giam anh và ngay 'người bạn' Beo 'thân thiết' của anh còn viết luôn mấy bài kết tội "Không ngạc nhiên khi thấy anh bị bắt vì nhận tiền của Nguyễn Sĩ Bình và viết bài cho... Quan làm báo"!!!! Có lẽ anh cũng học được nhiều bài học từ 'người bạn tri kỷ' đã làm báo cáo 'mật' để cho ông Tướng Tình nhân già Nguyễn Văn Hưởng buộc giám đốc Công An TP. HCM 'tống' anh vào trại giam với tội danh "Phạm Chí Dũng là Quan làm báo"!

Khi anh mới được thả ra, Chúng tôi nghe rằng anh sẽ khởi kiện, song đến nay hầu như không thấy gì??? Lẽ nào anh cũng bị 'dằn mặt' như hai nhân viên của Tân Tạo? Hai nhân viên của Tân Tạo được thả ra vào cuối năm rồi, nhưng cả gia đình cô nhân viên Tân Tạo đóng cửa không dám tiếp ai và vội vã làm đơn xin nghỉ việc để cho không ai còn giúp kiện cáo lôi lũ đồ tể mất nhân tính ra trước vành móng ngựa được nữa!!!!

Bị tống giam, bị hãm hiếp chết đi sống lại chỉ để ép cung phải  khai rằng "bà Cựu Nghị là Quan làm báo... ". Đức tin vào Chúa đã giúp cô bé vượt qua, quyết không 'khai bậy' cho lũ đồ tể làm hồ sơ giả mạo, song khi được thả ra vẫn bị dám an ninh mặt rằng rện bám theo ép buộc phải làm đơn nghỉ việc khỏi Tân Tạo.

Thầy trò Hưởng lo sợ Công đoàn của Tân Tạo đã có hàng ngàn người ký tên gởi lên Lãnh đạo cao cấp, gởi Bộ Trưởng Bộ Công An, Viện Trưởng Viện Kiểm sát kêu oan cho cô và yêu cầu được thuê Luật sư bảo vệ cho cô nhân viên công đoàn viên của mình mà gia đình cô bị đe dọa đến nỗi sợ hãi không dám thuê Luật sư bảo vệ con gái mình để cho lũ quỷ dữ mặc sức gây mọi nhục hình với cô gái nhỏ bé...

Tội ác của bè lũ độc Đảng X là vậy đấy, nó đang biến cả dân tộc thành những kẻ đớn hèn, chỉ cúi đầu cam chịu bất công, đè nén, bịt miệng....

Vụ việc ông Phạm Chí Dũng chính thức kết thúc

Trên trang web Ba Sàm có bức thư của ông Phạm Chí Dũng, người từng bị bắt giam cách đây một thời gian, thông báo vụ việc của ông chính thức kết thúc [do trang web Ba Sàm hiện nay bị hack nên tôi không dẫn link]. Ông Phạm Chí Dũng cho biết ông có bút danh Thường Sơn, Viết Lê Quân. Không rõ đình chỉ điều tra là có nghĩa gì? Không có chứng cứ (bắt nhầm hay sai) hay có chứng cứ nhưng được miễn trách nhiệm hình sự do diễn biến vụ việc thay đổi? Không rõ ông Phạm Chí Dũng có khiếu nại hay đòi bồi thường gì không trong thời gian bị bắt giam.

Trước đây blogger Beo đưa tin ông Phạm Chí Dũng sản xuất nội dung trang Quan làm báo và móc nối với Nguyễn Sĩ Bình. Nghĩ cũng thấy kinh cho nhân tình thế thái.

Giờ nhắc chuyện này tôi chợt nhớ không biết vụ bắt hai nhân viên của Tân Tạo đã đến đâu rồi. Ông Phạm Chí Dũng thông tin tình hình vụ việc của mình cho công luận là rất hay, bởi vì nếu không thông tin công luận không làm sao biết được diễn tiến của vụ việc.

Còn một vụ việc nữa mà giờ tôi không thấy có thông tin gì. Đó là vụ khởi kiện báo chí của bà Hồ Lê Như Quỳnh trong vụ việc liên quan tới ông Cù Huy Hà Vũ.
_________________________
Đình chỉ vụ nhà báo Phạm Chí Dũng


RSF nói ông Phạm Chí Dũng viết nhiều bài trên Tạp chí Phía Trước
Công an Việt Nam đình chỉ điều tra vụ ông Phạm Chí Dũng, một cây bút ở TP Hồ Chí Minh, bị bắt vì nghi tội lật đổ hồi tháng 7/2012.
Ông Dũng, 47 tuổi, người cũng là một cán bộ nhà nước, bị bắt khẩn cấp hôm 17/7/2012 vì nghi biên soạn tài liệu 'nhằm lật đổ chính quyền nhân dân'.

Sau đó, ông bị khởi tố hai tội danh “Âm lưu lật đổ chính quyền” (theo Điều 79 Bộ luật hình sự) và “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (theo Điều 88 Bộ luật hình sự).

Tuy nhiên ông cho BBC biết rằng sau sáu tháng tạm giữ, công an đã thông báo cho ông về việc đình chỉ điều tra và kết thúc vụ án.

"Hiện nay tôi hoàn toàn có thể quay trở lại làm công việc cũ," ông Phạm Chí Dũng cho hay.

Ông đã "khai bút" bằng bài viết mới cho BBC đăng hôm 12/3 có tựa đề 'Ôn Gia Bảo - một thập niên hoài phí'.

Ông Dũng nói: "Là một nhà báo chuyên nghiệp có kinh nghiệm, tôi vẫn mong muốn được đóng góp chút sức lực nhỏ bé của mình cho một đất nước Việt Nam dân chủ, trong sạch và nâng cao mặt bằng dân trí".

Ông cũng nói sẽ cố gắng "phản biện một cách khách quan và trung thực, với những đề tài cải cách hiện đại".
Phản biện khách quan

Cây viết Phạm Chí Dũng trước khi bị bắt là cán bộ Thành ủy TP HCM. Ông có học vị Tiến sỹ Kinh tế.

Ông là người viết báo và viết văn nhiều năm nay, với nhiều bút danh khác nhau như Việt Thắng, Viết Lê Quân, Trường Sơn.

Sinh năm 1966, ông là hội viên Hội Nhà văn TP HCM, tác giả các tập truyện ngắn “Những bông hoa hoang dã” (1993), “Tự thú” (1994), “Những chiếc bồn tắm định mệnh” (2005); các tiểu thuyết “Cuộc phiêu lưu của linh hồn cầm cố” (2005) và “Ngài nghị sĩ” (2006)...

Sau khi tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật Quân sự, ông Phạm Chí Dũng về công tác tại Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP HCM.

Ông Phạm Chí Dũng theo đuổi văn chương từ 1986 và trong những năm gần đây viết nhiều bài dưới các bút danh khác nhau cho tạp chí Phía Trước, bàn về một số chủ đề bị cho là tế nhị ở Việt Nam như tự do báo chí, tham nhũng, nhóm lợi ích cũng như kiểm soát của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong nền kinh tế.

Theo BBC Việt Ngữ

Sự lây nhiễm toàn cầu của phần mềm theo dõi FinFisher

http://danluan.org/tin-tuc/20130316/su-lay-nhiem-toan-cau-cua-phan-mem-theo-doi-finfisher

Morgan Marquis-Boire, Bill Marczak, Claudio Guarnieri, và John Scott-Railton
N.A.M chuyển ngữ
Lời dẫn:
Mới đây ngày 13/3/2013, CitizenLab, phòng nghiên cứu tại trường quan hệ toàn cầu Munk, thuộc Đại học Toronto Canada, đã công bố báo cáo đặc biệt về sự lây lan phần mềm theo dõi FinSpy của hãng Gamma International, trong đó đặc biệt ở Ethiopia và Việt Nam nhằm mục đích chính trị. Gamma International là một trong các công ty bị tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) mới đây xếp vào 1 trong năm công ty là “Kẻ thù của Internet” năm 2013.
13/3/2013
Bài viết này mô tả kết quả một đợt quét Internet toàn cầu để tìm các server điều khiển và ra lệnh của phần mềm do thám FinFisher. Nó cũng mô tả chi tiết việc phát hiện ra một chiến dịch sử dụng FinFisher ở Ethiopia nhằm vào các cá nhân liên quan tới một nhóm đối lập. Ngoài ra nó cũng cung cấp kết quả kiểm tra một mẫu FinSpy Mobile tìm thấy trên mạng cho thấy đã được sử dụng tại Việt Nam.

Tổng kết các phát hiện then chốt

  • Chúng tôi đã tìm ra các server ra lệnh và kiểm soát của các FinSpy backdoor, một phần của “giải pháp kiểm soát từ xa” FinFisher của hãng Gamma International trong tất cả 25 quốc gia gồm: Úc, Ba-rên, Băng-la-đét, Bru-nây, Canada, Séc, Estonia, Ethiopia, Đức, Ấn-độ, Indonesia, Nhật, Latvia, Malaysia, Mexico, Mông-cổ, Hà Lan, Quatar, Séc-bi-a, Singapore, Turkemnistan, Ả-rập, Anh, Mỹ và Việt Nam.
  • Một chiến dịch FinSpy tại Ethiopia sử dụng hình ảnh của Ginbot 7, một nhóm đối lập tại Ethiopia, làm mồi để lây nhiễm vào máy người dùng. Hành động này tiếp diễn chủ đề về các đợt triển khai FinSpy với mục đích chính trị.
  • Có bằng chứng rõ ràng về một chiến dịch dùng FinSpy Mobile ở Việt Nam. Chúng tôi đã tìm thấy mẫu FinSpy Mobile cho Android trên mạng với server ra lệnh và điều khiển ở Việt Nam và gửi tin nhắn về cho một số mobile tại Việt Nam.
  • Những phát hiện này phản bác việc Gamma International trước đó đã cho rằng các server được phát hiện trước đó không phải nằm trong dòng sản phẩm của họ, và các bản phầm mềm của họ được phát hiện trước đó hoặc bị ăn cắp hoặc là bản demo.

1. Nhập đề

FinFisher là một dòng phần mềm do thám và xâm nhập từ xa phát triển bởi công ty Gamma International GmbH đặt tại Munich, Đức. Các sản phẩm FinFisher được tiếp thị và bán rộng rãi cho các cơ quan an ninh bởi tập đoàn Gamma đặt tại Anh quốc. Mặc dù kêu là một bộ công cụ “can thiệp hợp pháp” để theo dõi tội phạm, nhưng FinFisher đã có tiếng xấu vì được sử dụng trong các cuộc tấn công có chủ đích nhằm vào các nhà hoạt động nhân quyền, các nhà bất đồng chính kiến ở các quốc gia có hồ sơ nhân quyền có vấn đề.
Cuối tháng 7 năm 2012, chúng tôi đã công bố các kết quả của một cuộc điều tra vào một chiến dịch email đáng nghi ngờ nhằm vào các nhà hoạt động tại Bahrain. Chúng tôi đã phân tích các file đính kèm và phát hiện rằng chúng có chứa phần mềm gián điệp (spyware) FinSpy, một sản phẩm để kiểm soát từ xa của FinFisher. FinSpy thu thập các thông tin từ một máy tính bị lây nhiễm, như các mật khẩu và cuộc gọi qua Skype, rồi gửi về một server điều khiển và ra lệnh FinSpy (command & control server). Các file đính kèm chúng tôi đã phân tích gửi dữ liệu về một server trong lãnh thổ Bahrain.
Phát hiện này đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu tìm kiếm các server điều khiển & ra lệnh khác để hiểu xem làm FinFisher được sử dụng đại trà như thế nào. Ông Caludio Guanrieri tại Rapid7 (một trong những tác giả của báo cáo này) là người đầu tiên tìm kiếm các server đó. Ông đã lấy “dấu vân tay” của server tại Bahrain và tìm kiếm trong dữ liệu quét Internet để tìm kiếm các server khác trên thế giới mà có cùng dấu vân tay. Rapid7 đã công bố danh sách các server này và mô tả kỹ thuật lấy dấu của họ. Các nhóm khác như CrowdStrike và SpiderLabs cũng đã phân tích và công bố báo cáo về phần mềm FinSpy.
Ngay sau khi ra báo cáo, các server này đã được cập nhật để xoá cách bị phát hiện bằng dấu vân của Rapid7. Chúng tôi đã nghĩ ra một kỹ thuật lấy dấu khác và quét một phần của Internet. Chúng tôi đã khẳng định các kết quả của Rapid7, và cũng tìm được vài server mới bao gồm một cái ở trong Bộ Truyền thông của Turkmenistan. Chúng tôi đã công bố danh sách server của mình vào cuối tháng 8 năm 2012, cùng với bản phân tích các phiên bản di động của FinSpy. Các server FinSpy lại được cập nhật vào tháng 10 năm 2012 để vô hiệu hoá kỹ thuật lấy vân mới, mặc dù chưa từng được công bố.
Tuy nhiên, bằng cách phân tích các mẫu đã có và quan sát các server điều khiển & ra lệnh, chúng tôi đã phát hiện ra các phương pháp lấy dấu mới và tiếp tục quét Internet để tìm phần mềm do thám này. Các kết quả được công bố trong bài viết này.
Các nhóm hoạt động xã hội đã tìm ra nguyên nhân đáng quan tâm qua những phát hiện này; như họ chỉ ra việc dùng các sản phẩm FinFisher tại các quốc gia như Turkmenistan và Bahrain, nơi có hồ sơ xấu về nhân quyền, tính minh bạch và tuân thủ luật pháp. Tháng 8 năm 2012, trả lời một bức thư của tổ chức Quyền Riêng Tư Thế Giới đặt tại Anh, chính phủ Anh đã tiết lộ rằng trong quá khứ họ đã kiểm tra một phiên bản của FinSpy và trao đổi với Gamma về việc cần có giấy phép để xuất khẩu phiên bản đó ra ngoài EU. Gamma đã liên tục từ chối liên hệ với các phần mềm gián điệp và các server điều khiển bị phát hiện bởi nghiên cứu của chúng tôi, cho rằng các server đó “không phải dòng sản phẩm FinFisher”. Gamm cũng tuyên bố phần mềm gián điệp gửi tới cho các nhà hoạt động tại Bahrain là một bản demo đã cũ của FinSpy, bị đánh cắp trong một buổi thuyết trình sản phẩm.
Tháng 2 năm 2013, Privacy International, ECCHR – European Centre for Constitutional & Human Rights (Trung tâm vì Hiến Pháp và Nhân Quyền Châu Âu), trung tâm vì nhân quyền của Bahrain, tổ chức Bahrain Watch, và RSF (Phóng viên không biên giới) đã soạn một bản khiếu lại với OECD (tổ chức hợp tác phát triển kinh tế), đòi tổ chức này tiến hành điều tra xem Gamma có vi phạm các quy tắc OECD cho các doanh nghiệp đa quốc gia với hành vi xuất khẩu FinSpy sang Bahrain. Bản khiếu nại này đã chất vấn các phát ngôn trước đó của Gamma, với việc phát hiện ra ít nhất 2 phiên bản của FinSpy (4.00 và 4.01) tại Bahrain, và việc serve tại Bahrain là một sản phẩm FinFisher và nhận được các bản cập nhật từ Gamma. Bản khiếu nại, như công bố của Privacy International, cáo buộc Gamma về việc:
  • Không tôn trọng các quyền con người được quốc tế công nhận của các cá nhân bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của Gamma
  • Gây ra và góp tác động ngược về nhân quyền trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình
  • Không ngăn chặn và giảm tác động ngược về nhân quyền liên quan tới các hoạt động và sản phẩm của mình; không công bố các tác động đó tại nơi xảy ra
  • Không thực thi đủ trách nhiệm phải thực thi (due diligence) (trong đó có trách nhiệm về nhân quyền); và
  • Không thực thi chính sách cam kết coi trọng nhân quyền
Theo báo cáo gần đây, Cảnh sát Liên bang Đức có thể có kế hoạch mua và sử dụng bộ FinFisher trong phạm vi lãnh thổ Đức. Trong khi đó, những phát hiện của nhóm chúng tôi và các nhóm khác tiếp tục cho thấy sự lan rộng toàn cầu của các sản phẩm FinFisher. Nghiên cứu tiếp tục lật tẩy sự xuất hiện của FinSpy tại các quốc gia có hồ sơ dân chủ tồi tệ và thể chế bóp nghẹt về chính trị. Gần đây nhất, điều tra của tổ chức Bahrain Watch đã xác nhận sự hiện diện của một chiến dịch dùng FinFisher tại Bahrain, và lần nữa mâu thuẫn với bản cáo bạch của Gamma trước công luận. Bài viết này bổ sung phát hiện với bản cập nhật danh sách các server ra lệnh và điều khiển FinSpy, và mô tả các mẫu FinSpy tìm được trên mạng cho thấy chúng đã được dùng để nhắm vào các cá nhân ở Ethiopia và Việt Nam.
Chúng tôi trình bày các kết quả điều tra này với hy vọng sẽ thúc đẩy hơn nữa các nhóm hoạt động xã hội và các cơ quan điều tra có thẩm quyền tiếp tục làm rõ các hoạt động của Gamma, thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu hợp lý, và làm rõ vấn đề lây lan toàn cầu, không kiểm soát của các phần mềm theo dõi.

2. FinFisher: cập nhật kết quả quét toàn cầu


Hình 1. Bản đồ lây nhiễm toàn cầu của FinFisher
Trong tháng 10 năm 2012, chúng tôi đã quan sát thấy các server FinSpy bắt đầu thay đổi hành vi. Chúng dừng phản ứng với dấu vân của chúng tôi, phương pháp này khai thác một khe trong giao thức kết nối đặc thù của FinSpy. Chúng tôi tin rằng điều này chứng tỏ Gamma hoặc đã độc lập thay đổi giao thức FinSpy, hoặc đã phát hiện ra các điểm mấu chốt trong dấu vân của chúng tôi, mặc dù nó chưa từng được công bố.
Trước chuyển biến đó, chúng tôi đã nghĩ ra một kỹ thuật lấy vân mới và tiến hành quét Internet để tìm các server điều khiển & ra lệnh của FinSpy. Đợt quét này mất gần 02 tháng và gửi đi hơn 12 tỷ gói tin. Chúng tôi đã phát hiện ra tổng số 36 máy chủ FinSpy, trong đó 30 máy mới và 6 máy đã tìm được trong lần quét trước. Các server này hoạt động ở 19 quốc gia khác nhau, trong đó 7 máy ở các nước mà chúng tôi chưa từng thấy trước đó.
Các quốc gia mới
Canada, Bangladesh, India, Malaysia, Mexico, Serbia, Vietnam
Trong lần quét mới, 16 server đã thấy lần trước không xuất hiện. Chúng tôi ngờ rằng sau các lần quét trước được công bố thì nhà vận hành đã chuyển chúng đi. Nhiều server bị tắt hay di chuyển sau khi công bố các kết quả lần trước, nhưng trước bản cập nhật tháng 10/2012. Chúng tôi đã không tìm ra FinSpy server tại 4 quốc gia có mặt lần trước (Brunây, Liên hợp Ả-rập, Latvia và Mông-cổ). Tổng hợp lại, FinSpy server hiện tại có mặt tại 25 nước:
Úc, Bahrain, Băng-la-đét, Bru-nây, Canada, CH Séc, Estonia, Ethiopia, Đức, Ấn độ, Indonesia, Nhật Bản, Latvia, Malaysia, Mexico, Mông-cổ, Hà-lan, Qatar, Séc-bi-a, Singapore, Turkmenistan, Liên hợp Ả-rập, vương quốc Anh, Mỹ và Việt Nam.
Quan trọng là chúng tôi tin rằng danh sách này chưa phải là tất cả do số cổng FinSpy server sử dụng rất nhiều. Ngoài ra, việc phát hiện ra một FinSpy server tại một quốc gia không phải là chỉ số đầy đủ để kết luận việc các cơ quan luật pháp và mật vụ ở đó đang sử dụng. Trong một số trường hợp, các server này được vận hành bởi các nhà cung cấp dịch vụ host thương mại và có thể được thuê bởi bất kỳ phần tử nào ở bất kỳ quốc gia nào.
Bảng dưới đây liệt kê các FinSpy server bị phát hiện trong đợt quét mới nhất. Chúng tôi liệt kê đầy đủ địa chỉ IP của các server đã được công bố lần trước. Với các server chưa công bố, chúng tôi ẩn đi 2 số cuối. Việc công bố đầy đủ địa chỉ IP như lần trước không có có ích vì sau đó các server này nhanh chóng được tắt và di chuyển.
IP Nhà vận hành Dẫn hướng tới
117.121.xxx.xxx GPLHost Australia
77.69.181.162 Batelco ADSL Service Bahrain
180.211.xxx.xxx Telegraph & Telephone Board Bangladesh
168.144.xxx.xxx Softcom, Inc. Canada
168.144.xxx.xxx Softcom, Inc. Canada
217.16.xxx.xxx PIPNI VPS Czech Republic
217.146.xxx.xxx Zone Media UVS/Nodes Estonia
213.55.99.74 Ethio Telecom Estonia
80.156.xxx.xxx Gamma International GmbH Germany
37.200.xxx.xxx JiffyBox Servers Germany
178.77.xxx.xxx HostEurope GmbH Germany
119.18.xxx.xxx HostGator India
119.18.xxx.xxx HostGator India
118.97.xxx.xxx PT Telkom Indonesia
118.97.xxx.xxx PT Telkom Indonesia
103.28.xxx.xxx PT Matrixnet Global Indonesia
112.78.143.34 Biznet ISP Indonesia
112.78.143.26 Biznet ISP Indonesia
117.121.xxx.xxx Iusacell PCS Malaysia
201.122.xxx.xxx UniNet Mexico
164.138.xxx.xxx Tilaa Netherlands
164.138.28.2 Tilaa Netherlands
78.100.57.165 Qtel – Government Relations Qatar
195.178.xxx.xxx Tri.d.o.o / Telekom Srbija Serbia
117.121.xxx.xxx GPLHost Singapore
217.174.229.82 Ministry of Communications Turkmenistan
72.22.xxx.xxx iPower, Inc. United States
166.143.xxx.xxx Verizon Wireless United States
117.121.xxx.xxx GPLHost United States
117.121.xxx.xxx GPLHost United States
117.121.xxx.xxx GPLHost United States
117.121.xxx.xxx GPLHost United States
183.91.xxx.xxx CMC Telecom Infrastructure Company Vietnam
Một số điểm đặc biệt đáng chú ý:
  • 8 server vận hành bởi GPLHost tại nhiều quốc gia khác nhau (Singapore, Malaysia, Australia, US). Tuy nhiên, chúng tôi quan sát thấy chỉ 6 máy hoạt động liên tục, chứng tỏ vài địa chỉ IP đã đổi trong khi quét.
  • Một server tại Mỹ có thông tin đăng ký là “Gamma International GmbH,” và người liên lạc là “Martin Muench.”
  • Có một FinSpy server có IP trong dải đăng ký cho “Verizon Wireless.” Verizon Wireless bán các dải IP cho các khách hàng doanh nghiệp, vì vậy không nhất thiết kết luận rằng Verizon Wireless tự vận hành các server này hay các khách hàng của họ đang bị theo dõi.
  • Một server ở Qatar trước đó bị phát hiện bởi nhóm Rapid7 có vẻ hoạt động trở lại. Server này nằm trong dải 16 IP đăng ký cho “Qtel – Corporate accounts – Government Relations.” Dải này cũng chứa website http://qhotels.gov.qa/.

3. Ethiopia và Vietnam: Báo cáo chi tiết về các mẫu mới

3.1 FinSpy ở Ethiopia

Chúng tôi đã phân tích một mẫu phần mềm độc (malware) bắt được gần đây và xác định chính là FinSpy. Malware này dùng hình ảnh các thành viên nhóm đối lập Ethiopia, Ginbot 7, làm mồi nhử. Malware này liên lạc với một Finspy server tại Ethiopia, mà đã bị Rapid7 phát hiện lần đầu vào tháng 8 năm 2012. Server này luôn hiện diện trong mọi lần quét và tiếp tục hoạt động tại thời điểm ra báo cáo này. Nó có địa chỉ trong dải quản lý bởi Ethio Telecom, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông quốc doanh tại Ethiopia.
IP: 213.55.99.74
route: 213.55.99.0/24
descr: Ethio Telecom
origin: AS24757
mnt-by: ETC-MNT
member-of: rs-ethiotelecom
source: RIPE # Filtered
Server này có vẻ được cập nhật theo cùng một cách với các server khác, bao gồm các server ở Bahrain và Turkmenisstan
MD5 8ae2febe04102450fdbc26a38037c82b
SHA-1 1fd0a268086f8d13c6a3262d41cce13470886b09
SHA-256 ff6f0bcdb02a9a1c10da14a0844ed6ec6a68c13c04b4c122afc559d606762fa
Mẫu này tương tự mẫu FinSpy đã được phân tích trước đó gửi tới cho các nhà hoạt động tại Bahrain năm 2012. Giống như mẫu ở Bahrain, malware này tự di chuyển và thả một hình ảnh JPG với cùng tên file như của nó khi bị kích hoạt bởi người dùng sơ hở. Đây là thủ đoạn để lừa nạn nhân tin rằng file mở ra không phải là độc hại. Sau đây là các điểm tương đồng cơ bản giữa các mẫu:
  • Nhãn thời gian PE “2011-07-05 08:25:31” hệt như mẫu tại Bahrain.
  • Chuỗi sau (tìm thấy trong tiến trình bị lây nhiễm bởi malware), tự chỉ ra malware và tương tự mẫu tìm thấy ở Bahrain:
    image003_0.png
  • Các mẫu tìm thấy có cùng file driverw.sys file, SHA-256: 62bde3bac3782d36f9f2e56db097a4672e70463e11971fad5de060b191efb196.
image005.png

Hình 2: Hình ảnh dùng để gài bẫy là hình các thành viên nhóm đối lập Ginbot7 tại Ethiopia
Trong trường hợp này ảnh được sử dụng là ảnh các thành viên nhóm đối lập Ginbot7 tại Ethiopia. Năm 2011 chính phủ Ethiopia gán cho Ginbot7 là nhóm khủng bố. Uỷ ban bảo vệ nhà báo (CPJ) và tổ chức Theo dõi Nhân quyền đều chỉ trích hành vi vu khống này. CPJ đã chỉ ra rằng điều này gây ra tác dụng xấu tới các báo cáo chính trị hợp pháp về nhóm này và lãnh tụ của nó.
Sự tồn tại của mẫu FinSpy sử dụng hình ảnh riêng ở Ethiopia và liên lạc với một server FinSpy tại Ethiopia chứng tỏ rõ ràng rằng chính phủ Ethiopia đang sử dụng FinSpy.

3.2 FinSpy Mobile tại Việt Nam

Gần đây chúng tôi đã thu thập và phân tích một mẫu malware và xác định nó là phần mềm gián điệp FinSpy Mobile cho Android. Mẫu này liên lạc với một máy chủ điều khiển và ra lệnh ở Việt Nam, và gửi tin nhắn báo cáo tới một số mobile ở Việt Nam.
Bộ phần mềm FinFisher gồm các bản FinSpy cho các hệ điều hành điện thoại khác nhau như iOS, Android, Windows Mobile, Symbian và Blackberry. Các tính năng của nó gần với phiên bản trên PC của FinSpy bị xác nhận tại Bahrain, ngoài ra có các tính năng đặc thù của di động như tìm về toạ độ GPS, tạo cuộc gọi gián điệp thầm lặng để nghe nén tiếng động xung quanh điện thoại. Một bản phân tích chuyên sâu về bộ backdoor FinSpy Mobile đã được đăng ở bài trước: The Smartphone Who Loved Me: FinFisher Goes Mobile?
MD5 573ef0b7ff1dab2c3f785ee46c51a54f
SHA-1 d58d4f6ad3235610bafba677b762f3872b0f67cb
SHA-256 363172a2f2b228c7b00b614178e4ffa00a3a124200ceef4e6d7edb25a4696345
Mẫu phần mềm gián điệp có 1 file cấu hình cho biết các tính năng hiện có và lựa chọn đã được bật bởi người triển khai nó.
image007.png

Hình 3: Hình ảnh một phần file cấu hình của phần mềm FinSpy Mobile
Thú vị là file cấu hình còn chỉ ra một số điện thoại ở Việt Nam để điều khiển và ra lệnh qua SMS:
Section Type: TlvTypeConfigSMSPhoneNumber
Section Data: “+841257725403″
Máy chủ điều khiển và ra lệnh có IP nằm trong dải do công ty CMC Telecom Infrastructure tại Hà Nội quản lý:
IP Address: 183.91.2.199
inetnum: 183.91.0.0 – 183.91.9.255
netname: FTTX-NET
country: Vietnam
address: CMC Telecom Infrastructure Company
address: Tang 3, 16 Lieu Giai str, Ba Dinh, Ha Noi
Máy chủ này vẫn hoạt động và khớp với “dấu vân tay” cho một máy chủ của FinSpy. Địa chỉ máy chủ và số điện thoại điều khiển đều ở Việt Nam chứng tỏ một chiến dịch theo dõi đang diễn ra ở nước này.
Trong bối cảnh những đe doạ gần đây tới tự do biểu đạt và hoạt động trên Internet thì việc sử dụng rõ ràng phần mềm gián điệp FinSpy tại Việt Nam là một điều gây bức xúc. Năm 2012, Việt Nam đã ra các đạo luật kiểm duyệt mới trong một chiến dịch bắt giam, đe doạ và xúc nhiễu các blogger dám phát ngôn đối kháng với chế độ. Tổng cộng xử 17 blogger, trong đó 14 người bị kết án 3 đến 13 năm tù.

4. Kết luận sơ bộ

Các công ty bán phần mềm theo dõi và xâm nhập thường kêu rằng các công cụ của họ chỉ được dùng để theo dõi tội phạm và khủng bố. FinFisher, VUPEN và Hacking Team đều dùng một ngôn ngữ. Mặc dù vậy, các bằng chứng liên tục cho thấy rằng các công cụ này thường được mua bởi các quốc gia mà nơi đó hoạt động chính trị đối lập và tự do ngôn luận bị đàn áp. Các khám phá của chúng tôi nhấn mạnh sự mâu thuẫn giữa cáo bạch của Gamma cho rằng FinSpy chủ yếu được dùng để theo dõi “kẻ xấu” với các chứng cứ ngày càng nhiều về việc công cụ đó đã và tiếp tục được sử dụng để chống tại các nhóm đối lập và các nhà hoạt động nhân quyền.
Trong khi nghiên cứu của chúng tôi làm rõ việc sử dụng công nghệ này vì mục đích xâm hại nhân quyền, thì rõ ràng có nhiều quan ngại rộng hơn. Một thị trường toàn cầu, không kiểm soát cho các công cụ tấn công trên mạng hình thành một nguy cơ mới về mặt an ninh cho cả doanh nghiệp và quốc gia. Trong tháng 3 năm 2012, Giám đốc CIA Mỹ James Clapper phát biểu trong báo cáo hàng năm trước quốc hội:
“…các công ty phát triển và bán các công nghệ chuyên nghiệp để tiến hành tấn công trên mạng – thường dán nhãn các công cụ này thành công cụ can thiệp hợp pháp hoặc các sản phẩm nghiên cứu an ninh mạng. Các chính phủ nước khác đã dùng một số công cụ này để tấn công các hệ thống của Mỹ.”
Việc lây lan toàn cầu không kiểm soát của các sản phẩm như FinFisher là cơ sở mạnh để tranh cãi về chính sách đối với các phần mềm theo dõi và việc thương mại hoá tính năng tấn công qua mạng.
Các phát hiện mới nhất của chúng tôi cho thấy bức tranh cập nhật về tình trạng lây lan toàn cầu của FinSpy. Chúng tôi đã xác định 36 FinSpy server đang hoạt động, 30 trong số đó đã phát hiện lần trước. Danh sách các server này là chưa hoàn thiện, bởi vì một số server triển khai kỹ thuật tránh bị phát hiện. Tính cả các server bị phát hiện năm ngoái, tới giờ chúng tôi đã tìm ra FinSpy server tại 25 quốc gai, bao gồm nhiều quốc gia có hồ sơ nhân quyền gẩy tranh cãi. Điều này chứng tỏ một xu hướng toàn cầu về việc các chính phủ phi dân chủ gia tăng dùng các công cụ tấn công qua mạng mua từ các công ty phương Tây.
Các mẫy FinSpy tại Ethiopia và Việt Nam cần tiếp tục điều tra, nhất là với tình trạng nhân quyền tồi tệ tại các quốc gia này. Sự việc bản FinSpy tại Ethiopia sử dụng hình ảnh nhóm đối lập làm mồi nhử cho thấy nó được sử dụng cho các hoạt động theo dõi mang tính chính trị, hơn là vì các mục đích an ninh dân sự.
Mẫu tại Ethiopia là mẫu FinSpy thứ hai mà chúng tôi phát hiện ra liên lạc với một server mà chúng tôi xác định là FinSpy server. Điều này càng củng cố các kết quả quét của chúng tôi, và phản bác lại cáo bạch của Gamma cho rằng những server đó “không nằm trong dòng sản phẩm FinFisher”. Sự tương đồng giữa mẫu ở Ethiopia và mẫu ở Bahrain cũng chất vấn cáo bạch trước đó của Gamma International rằng các mẫu ở Bahrain chỉ là các bản demo bị đánh cắp.
Trong khi việc bán các phần mềm theo dõi và xâm nhập hầu như không có kiểm soát, thì vấn đề này đòi hỏi sự can thiệp cao hơn. Trong tháng 9 năm 2012, Ngoại trưởng Đức, Guido Westerwelle, đã kêu gọi lệnh cấm toàn EU về việc xuất khẩu các phần mềm theo dõi cho các quốc gia độc tài. Trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 12 năm 2012, Marietje Schaake (MEP), là báo cáo viên về chiến lược cấp EU lần đầu về tự do số trong chính sách ngoại giao, đã nói rằng “thật sốc” khi các công ty châu Âu tiếp tục bán các công nghệ đàn áp cho các quốc gia không thượng tôn pháp luật.
Chúng tôi kêu gọi các nhóm hoạt động xã hội và các nhà báo tiếp tục các phát hiện của chúng tôi tại các nước liên quan. Chúng tôi cũng hy vọng rằng các kết quả nghiên cứu của chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin quý báu cho cuộc thảo luận về chính sách và công nghệ đang diễn ra về phần mềm theo dõi và thương mại hoá các tính năng tấn công qua mạng.

Lời cảm ơn

Chúng tôi xin cảm ơn Eva Galperin và Tổ chức Mặt trận Điện tử (EFF), tổ chức Privacy International, tổ chức Bahrain Watch và Drew Hintz.
Chuyển ngữ bởi N.A.M
__________________________

Chú thích

[1] https://www.gammagroup.com/
[2] Software Meant to Fight Crime Is Used to Spy on Dissidents, http://goo.gl/GDRMe, New York Times, August 31, 2012, Page A1 Print edition.
[3] Cyber Attacks on Activists Traced to FinFisher Spyware of Gamma, http://goo.gl/nJH7o, Bloomberg, July 25, 2012
[4] http://bits.blogs.nytimes.com/2012/08/16/company-denies-role-in-recently-uncovered-spyware/
[5] http://www.sueddeutsche.de/digital/finfisher-entwickler-gamma-spam-vom-staat-1.1595253
[6] This sample has also been discussed by Denis Maslennikov from Kasperksy in his analyses of FinSpy Mobile – https://www.securelist.com/en/analysis/204792283/Mobile_Malware_Evolution_Part_6
[7] Configuration parsed with a tool written by Josh Grunzweig of Spider Labs – http://blog.spiderlabs.com/2012/09/finspy-mobile-configuration-and-insight.html
[8] https://www.eff.org/deeplinks/2013/01/bloggers-trial-vietnam-are-part-ongoing-crackdown-free-expression
[9] https://www.securityweek.com/podcast-vupen-ceo-chaouki-bekrar-addresses-zero-day-marketplace-controversy-cansecwest
[10] http://bits.blogs.nytimes.com/2012/08/16/company-denies-role-in-recently-uncovered-spyware/
[11] http://www.guardian.co.uk/uk/2012/nov/28/offshore-company-directors-military-intelligence
[12] http://www.vieuws.eu/foreign-affairs/digital-freedoms-marietje-schaake-mep-alde/

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

nhắn gửi anh Ba Sàm

anh Ba Sàm và Ban Biên Tập thân mến, có thể nói gần như chắc chắn rằng máy tính của quý vị đang bị hacker kiểm soát, nên mọi nỗ lực tạo nhà mới đều bị chiếm quyền ngay sau đó. Công dân mạng đang lo lắng và quan tâm đến quý vị, xin hãy luôn cảnh giác trước các âm mưu thâm hiểm của an ninh mạng vn.
chúc Anh Ba Sàm bất tử !!!!

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

GIÁO DỤC VIỆT NAM KHÔNG THUA HOA KỲ

http://bshohai.blogspot.com.au/2013/03/viet-nam-khong-thua-hoa-ky.html

Nếu nước Mỹ tự hào nền khoa học tiên tiến hàng đầu thế giới từ những phát minh của các trường đại học danh tiếng như Califorinia Institute of Technology trong chương trình đáp xuống sao Hỏa vào lúc 1h30 AM Đông Bắc Mỹ, ngày 06/8/2012, sau 7 tháng phóng đi chiếc xe thám hiểm Curiosity đáng tự hào như video Clip mô phỏng sau:
Thì các trường đại học cảnh sát và an ninh Việt Nam cũng không kém cạnh trong đào tạo ra những thế hệ công an trung thành với đảng trong sự nghiệp chuyên chính vô sản với dân như video clip sau:
Khi chưa được hợp pháp hóa công an được phép bắn dân chống lại "người thừa hành công vụ" mà đã như vậy thì, khi đã được hợp pháp hóa việc đề xuất cho phép bắn người chống lại cán bộ thi hành công vụ thì sẽ ra sao, khi tư pháp, lập pháp và hành pháp là một, dưới sự lãnh đạo toàn diện của đảng cộng sản cầm quyền?
Ai bảo Việt Nam kém hơn Hoa Kỳ? Rất đáng để "tự hào" cho chế độ vì dân, do dân và của dân mà không có tam quyền phân lập và đơn nguyên chính trị, đồng thời chính trị hóa quân đội đấy chứ?

Ai chê nền giáo dục Việt Nam, mình phản biện đến cùng!

Tin thứ Ba, 12-03-2013 anhbasamvn

Tối qua, một độc giả là cựu quan chức, từng biết nhiều chuyện thâm cung bí sử đã email bình luận: “Hình như sự phản đối quyết liệt chủ trương cấm tưởng niệm liệt sỹ ngày 17.02. và bị Trung Quốc lừa cú quá đau trước toàn dân khi TQ rầm rộ kỷ niệm ngày 17.02 đã khiến cho lãnh đạo “sửa sai”, cho phép kỷ niệm ngày 14.03 bị TQ chiếm mất đảo Gạc Ma và đánh chìm tàu vận tải không vũ trang HQ 604. Bộ trưởng QP lúc đó là Lê Đức Anh đã ra lệnh cho các chiến sĩ của ta không được nổ súng bắn vào quân TQ tấn công chiếm đảo vì sợ “bị khiêu khích”. Chỉ một nhóm chiến sỹ đã cưỡng lệnh này và bắn vào kẻ xâm lược.  Có lẽ đây là lý do tại sao TQ sau đó mấy năm đã đặc biệt cử một nhóm bác sĩ sang chữa bệnh cho Chủ tịch nước Lê Đức Anh khi đó đã gần đất xa trời, khỏi bệnh và sống đến tận bây giờ. Không biết bao giờ lích sử VN mới làm rõ trách nhiệm về mệnh lệnh tệ hại này của Bộ trưởng QP Lê Đức Anh và bài học này có được rút kinh nghiệm hay không?”

Tứ trụ độc tài

http://zung.zetamu.net/2013/02/t%E1%BB%A9-tr%E1%BB%A5-d%E1%BB%99c-tai/

By NTZung, on February 21st, 2013


(thừa giấy vẽ voi)

Lịch sử thế giới có rất nhiều các chế độ độc tài khác nhau, tồn tại trong những khoảng thời gian khác nhau. Bởi vậy cũng có rất nhiều phân tích khác nhau về những trụ cột có tác dụng làm duy trì các chế độ độc tài, và khi các trụ cột đó sụp đổ, thì kéo theo sự sụp đổ của chế độ độ tài. Có thể chỉ ra 4 trụ cột chính, đó là các bộ máy:
- Khủng bố (đàn áp những người bất đồng chính kiến bên trong, và gây chiến tranh bên ngoài)
- Vơ vét (thâu tóm quyền lực kinh tế, vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân dân)
- Ngu dân (bộ máy tuyên truyền và kiểm duyệt thông tin, rửa não người dân, bóp méo sự thật, ngăn chặn các tin tức bất lợi cho chế độ)
- Mua chuộc (đối với các nước bên ngoài và các tầng lớp ưu tú bên trong đi theo ủng hộ chế độ độc tài, qua các chính sách hối lộ, đặc quyền đặc lợi, v.v.)
Thử phân tích thêm một chút.
Bộ máy khủng bố
Bản chất của độc tài là áp đặt bằng bạo lực, do đó đặc trưng nổi bật nhất của một chế độ độc tài là bộ máy khủng bố của nó. Ví dụ như các bộ máy khủng bố của Hitler hay của Stalin giết hại hàng triệu người và ép buộc hàng chục triệu người khác phải phục tùng chế độ. Sự ưa chuộng bạo lực của chế độ độc tài không chỉ thể hiện ở bên trong mà còn ra cả bên ngoài: phần lớn chiến tranh là do các độc tài gây ra. Ví dụ như Napoleon đem quân xâm lược khắp cả châu Âu.
Nếu như các chế độ dân chủ hướng tới giải quyết các mâu thuẫn bằng hòa bình, và chuyện thay đổi chính phủ là chuyện rất bình thường và diễn ra một cách hòa bình (gần đây nhất: thủ tưởng Bulgaria vừa tuyên bố từ chức vài ngày 20/02/2013 sau khi dân chúng biểu tình vì tình trạng kinh tế khó khăn và nạn tham nhũng của chính phủ), thì các chế độ độc tài không chấp nhận có thể có chính phủ khác lên thay mình, và do đó đàn áp tất cả những người chống đối bằng bộ máy khủng bố.
Bộ máy khủng bố và tính ham bạo lực của chế độ độc tài giúp bảo vệ chế độ độc tài, nhưng chính nó cũng dẫn đến sự sụp đổ của chế độ độ tài trong nhiều kịch bản “sống bằng bạo lực thì chế cũng vì bạo lực”, đặc biệt là nếu chế độ độc tài đổ quá nhiều tiền của vào chiến tranh dẫn đến kinh tế kiệt quệ, và sau đó lại thua trận. Bản thân bộ máy khủng bố đến một lúc nào đó cũng có thể chia thành các phe phái tranh giành quyền lực trong chế độ độc tài đánh lộn lẫn nhau làm cho chế độ độc tài cạn kiệt suy yếu đi.
Việc điều hành bằng bạo lực có thể làm cho dân sợ, nhưng không làm cho dân phục. Sự căm ghét với chế độ bạo lực như một ngọn lửa âm ỉ trong lòng dân, khi có cơ hội thì bùng lên.
Bộ máy vơ vét
Chế độ độc tài thường kèm theo các độc quyền về kinh tế, chiếm quyền kiểm soát các nguồn kinh tế, tài nguyên quan trọng nhất. Việc kiểm soát kinh tế này góp phẩn củng cố chế độ độc tài, bởi nó đem nuôi chế độ độc tài và những người đi theo chế độ, đồng thời tước đoạt đi khỏi những người chống đối lại chế độ lượng tài sản kinh tế cần thiết để tạo nên sức mạnh đối kháng.
Tuy nhiên, một điểm hay gặp ở bộ máy kinh tế của các chế độ độc tài là độ tham nhũng cao, và việc quản lý kinh tế không hiệu quả. Do phung phí tài nguyên, đầu tư nhầm chỗ, tiêu tốn nhiều vào khủng bố và chiến tanh, và không phát huy được năng lực và sáng tạo của nhân dân, nên kinh tế kém phát triển. Đến một lúc nào đó thì có thể bị kiệt quệ về mặt kinh tế, và đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ độc tài. Nhiều người dân có thể ngoan ngoãn tuân theo chế độ độc tài khi kinh tế còn ở mức chấp nhận được, nhưng đến khi dân chúng bị đảy vài tình trạng kinh tế khó khăn thì mức độ phản kháng tăng lên, nhiều người muốn lật đố chế độ hơn.
Bộ máy ngu dân
Dân càng “ngu” thì càng dễ cai trị., do vậy bộ máy ngu dân là công cụ đắc lực cho việc cai trị của chế độ độc tài. Nó gồm có các công cụ tuyên truyền, rửa não dân chúng bằng các giáo điều có lợi cho độc tài, đồng thời bưng bít thông tin. Nhân dân chỉ được biết “1 nửa sự thật” , còn mù tịt về nửa còn lại, nên có cái nhìn sai lệch về thế giới, tưởng mình đang sống trong một chế độ tốt, cần phải bảo vệ nó. (Nói theo một câu ngạn ngữ, thì một nửa sự thật là toàn bộ sự giả dối).
Nhiều khi, chính sách ngu dân cũng làm ngu luôn chế độ độc tài: bản thân chế độ độc tài tin tưởng vào những giáo điều hoang đường của mình, đến mức tưởng mình là chính nghĩa, là chân lý sáng ngời thật. Càng “ngu dân” và “ngu thân” thì chế độ độc tài càng theo đuổi cách chính sách xa rời thực tế, đi ngược lại thời đại, đem lại đau khổ cho người dân và cho toàn thế giới, và cuối cùng thì gây nên sự diệt vong của chính mình.
Thời đại internet, càng ngày chính sách ngu dân sẽ càng trở nên ít hiệu quả. Việc ngăn cản, kiểm duyệt các luồng thông tin sẽ ngày càng khó hơn, “dân đen” càng ngày càng có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nguồn tin không qua kiểm duyệt của chế độ độc tài hơn, và những sự bip bợm lừa dối của chế độ độc tài dễ bị nhân dân phát hiện hơn. Điều này ắt dẫn đến khủng hoảng niềm tim của một bộ phận dân chúng đối với chế độ. Đầu tiên bộ phận đó có thể nhỏ, nhưng ngày càng tăng lên, thành đa số người dân nhận ra những sự lừa đảo của chế độ. Đó cũng là lúc chế độ độc tài sắp sụp đổ.
Chế độ độc tài sẽ “dẫy chết” trên mặt trận thông tin này bằng nhiều chiêu thức khác nhau, ví dụ như chiêu “tung hỏa mù đánh lộn con đen” (information stuffing), nhưng hiệu quả của các chiêu này sẽ ngày càng giảm. Một người khi đang còn tin vào chế độ, thì có thể bất chợt một lúc nào đó nhận ra một vấn đề trong chế độ (và lúc đó có thể xảy đến bất cứ lúc nào, trong quá trình “tự diễn biến” bột phát). Nhưng ngược lại một người khi đã nhận ra là chế độ có vấn đề bịp bợm, thì không còn làm sao để người đó tin được vào sự tốt đẹp trong sáng của chế độ nữa. Bởi vậy “quá trình tỉnh ngộ” của nhân dân này là quá trình không đảo ngược được.
Bộ máy mua chuộc
Theo nguyên lý “cái gậy và củ cà rốt”, một mặt thì đàn áp những ai chống đối, mặt khác chế độ độc tài mua chuộc một lực lượng đi theo để bảo vệ mình, trong đó có lực lượng cảnh sát, quân đội. Cả trí thức cũng có thể bị mua chuộc bằng các bổng lộc, trở thành các trí thức ton hót cho chế độ. Trong quan hệ đối ngoại, chế độ độc tài cũng hối lộ, mua chuộc, để thiên hạ làm ngơ đi sự độc tài của mình. Vì quyền lợi kinh tế, mà nhiều nền dân chủ lớn vẫn nhận các chế độ đọc tài là đồn minh, cho đến khi họ nhận thấy là chế độ đó sắp sụp đổ do sự nổi loạn của nhân dân, thì họ mới “duỗi ra” không nhận đồng minh nữa.
Các sự mua chuộc này “mua thời gian” cho chế độ độc tài chứ không làm cho nó tồn tại vĩnh viễn được. Các “đồng minh” của chế độ độc tài chỉ là “bạn lúc đẹp trời” và sẽ dễ quay lưng lại bất cứ lúc nào. Đặc biệt là trong thời đại ngày nay, các chế độ độc tài thường không có đồng minh nào đáng tin cậy.
Để mua chuộc thì chế độ độc tài cũng cần có nhiều tiền của. Ví dụ như ở các nước có nhiều dầu mỏ, chế độ độc tài có thể tồn tại lâu bằng cách múc dầu lên bán rồi dùng tiền đó mua chuộc tất thảy mọi người. Nhưng ở những nơi tài nguyên khan hiếm hơn, chế độ độc có thể rơi vào cảnh “rỗng túi” không còn khả năng mua chuộc ai nữa.
Sự sụp đổ của độc tài thời hiện đại
Nếu như vào năm 1973 có đến 43% các nước trên thế giới sống trong các chế độ độc tài không có tự do, thì ngày nay con số này chỉ còn 24%. Quá trình dân chủ hóa, sự sụp đổ của các chế độ độc tài trên thế giới, là quá trình tất yếu không đảo ngược được. Các điểm chính dẫn đến sự sụp đổ của “tứ trụ” của các chế độ độc tài chính là:
* “Trụ cột ngu dân” bị gãy bởi cách mạng thông tin
* “Trụ cột vơ vét” cũng bị gãy bởi những thứ dễ vơ vét đã vơ vét hết rồi, bất tài trong việc phát triển kinh tế xã hội, dẫn đến khủng hoảng kinh tế xã hội.
Khi mất hai trụ cột trên, chế độ độc tài chỉ tồn tại chủ yếu dựa trên các bộ máy khủng bố và mua chuộc ngày càng kém hiệu quả. Những độc tài sáng suốt thì sẽ tìm cách “tự chuyển hóa” rút lui trong hòa bình và danh dự, và có thể trở lại nắm quyền trong chế độ dân chủ (tuy không còn độc tài được nữa), như đã xảy ra ở Chile hồi nửa đầu thế kỷ 20 (có một tướng đảo chính thành độc tài, rồi sau một thời gian cho đất nước dân chủ lại, rồi về sau lại được bầu làm tổng thống 1 nhiệm kỳ). Còn những độc tài ngoan cố như kiểu Kaddafi thì sẽ dẫn đến thảm sát nhân dân, rồi cuối cùng cũng bị lật đổ.
Sự sụp đổ của độc tài là tất yếu. Nhưng như kinh nghiệm của Nga sau thời Xô Viết hay của một số nước trung cận đông gần đây cho thấy, sau độc tài chưa chắc đã là tự do dân chủ thực sự, mà lại có thể rơi vào một kiểu độc tài khác, nếu các lực lượng tiến bộ không kịp thời lớn mạnh lên.

BÁO CÁO ĐẶC BIỆT VỀ GIÁM SÁT INTERNET, TẬP TRUNG VÀO NĂM CHÍNH QUYỀN VÀ NĂM CÔNG TY LÀ KẺ THÙ CỦA INTERNET

http://anhbasamvn.wordpress.com/2013/03/12/bao-cao-dac-biet-ve-giam-sat-internet-tap-trung-vao-nam-chinh-quyen-va-nam-cong-ty-la-ke-thu-cua-internet/


RSF Tổ chức Phóng viên không Biên giới

Bản dịch của Defend the Defenders
March 12, 2013
Hôm nay, ngày 12 tháng 3, ngày Thế giới Chống Kiểm duyệt OnlinePhóng viên Không Biên giới phát hành một báo cáo đặc biệt về giám sát Internet, xem tại surveillance.rsf.org / en. Nó đưa ra cách mà các chính phủ đang ngày càng sử dụng nhiều công nghệ theo dõi hoạt động trực tuyến và chặn truyền thông điện tử để bắt giữ các nhà báo, công dân làm nhà báo và những người bất đồng chính kiến. Khoảng 180 cư dân mạng trên toàn thế giới hiện đang ở trong tù vì cung cấp tin tức và thông tin online.

Đối với năm nay, báo cáo “Kẻ thù của Internet” của Phóng viên Không Biên giới đã xác định Năm chính quyền là kẻ thù của Internet, năm chính quyền “gián điệp” đang tiến hành một cách hệ thống giám sát trực tuyến, gây ra các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Họ là Syria, Trung Quốc, Iran, Bahrain Việt Nam. Sự giám sát tại các quốc gia này nhắm vào những người bất đồng chính kiến ​ đã tăng mạnh trong những tháng gần đây. Các cuộc tấn công mạng và xâm nhập, bao gồm cả việc sử dụng các phần mềm độc hại chống lại những người bất đồng chính kiến ​​và các mạng lưới của họ, đang gia tăng.
Trung Quốc, Bức Trường Thành Điện tử (Electronic Great Wall) có lẽ là hệ thống kiểm duyệt tinh vi nhất thế giới, đã tăng cường cuộc chiến về việc sử dụng các công cụ ẩn danh và đã tranh thủ được các công ty Internet của khu vực tư nhân để giúp theo dõi người dùng Internet. Iran đã thực hiện giám sát trực tuyến đến một cấp độ mới bằng cách phát triển Internet quốc gia của họ, hoặc “Internet Halal”. Liên quan đến Syria, Phóng viên Không Biên giới đã thu được một tài liệu chưa được công bố – một lời mời năm 1999 thành lập Viễn thông Syria để đấu thầu cho một mạng Internet quốc gia Syria – qua đó cho thấy rằng mạng Internet này được thiết kế ngay từ đầu bao gồm sàng lọc và giám sát rộng rãi.
Nếu không có công nghệ tiên tiến, các chế độ độc tài sẽ không thể do thám công dân của họ. Phóng viên Không Biên giới đã lần đầu tiên biên soạn một danh sách năm “Công ty là Kẻ thù của Internet“, năm công ty tư nhân bị xem như “lính đánh thuê thời đại kỹ thuật số” bởi vì họ bán sản phẩm được sử dụng bởi các chính phủ độc tài vi phạm nhân quyền và tự do thông tin. Đó là Gamma, Trovicor, Hacking Team, Amesys và Blue Coat.
Sản phẩm giám sát và đánh chặn của Trovicor đã cho phép gia đình hoàng gia Bahrain do thám những người đưa tin và bắt giữ họ. Ở Syria, sản phẩm kiểm tra Deep Packet được phát triển bởi Blue Coat đã làm cho chế độ này có thể giám sát những người bất đồng chính kiến ​​và cư dân mạng trong cả nước, và bắt giữ và tra tấn họ. Sản phẩm Eagle được cung cấp bởi Amesys đã được phát hiện trong các văn phòng cảnh sát mật vụ của Muammar Gaddafi. Phần mềm độc hại được thiết kế bởi Hacking Team và Gamma đã được sử dụng bởi các chính phủ để hack các mật khẩu của các nhà báo và cư dân mạng.
“Giám sát trực tuyến là một mối nguy hiểm ngày càng tăng đối với các nhà báo, công dân làm báo, các blogger và những người bảo vệ nhân quyền,” Phóng viên Không Biên giới, Tổng thư ký Christophe Deloire nói. “Các chế độ tìm cách kiểm soát tin tức và luồng thông tin ngày càng thích hành động kín đáo, hơn là thực hiện biện pháp ngăn chặn nội dung vốn tạo ra tiếng xấu và sớm bị phá vỡ, họ thích hình thức kiểm duyệt và giám sát tinh tế mà các mục tiêu của họ thường không biết”.
“Khi phần cứng và phần mềm giám sát được cung cấp bởi các công ty có trụ sở ở các quốc gia dân chủ đang được sử dụng để thực hiện vi phạm nghiêm trọng quyền con người. Là những người lãnh đạo của các nước này, họ hãy nói rằng hộ lên án các hành vi vi phạm tự do ngôn luận online, đây là lúc cần phải  thực thi các biện pháp cứng rắn. Trên tất cả, họ nên đặt một kiểm soát chặt chẽ lên việc xuất khẩu vũ khí kỹ thuật số đến những quốc gia chế nhạo các quyền cơ bản của con người”.
Các cuộc đàm phán giữa các chính phủ trong tháng 7 năm 1996 đã đạt Thoả thuận Wassenaar, nhằm mục đích thúc đẩy “tính minh bạch và trách nhiệm lớn hơn trong chuyển giao vũ khí quy ước và các hàng hóa và công nghệ sử dụng kép [(dual-use) dùng cho mục tiêu dân sự nhưng cũng có thể cho cả quân sự - ND], do đó ngăn ngừa sự mất ổn định tiềm tàng”. Bốn mươi quốc gia, trong đó có Pháp, Đức, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ hiện nay là thành viên của Thỏa thuận này.
Qua minh chứng tầm quan trọng của thông tin trực tuyến, Mùa xuân Ả Rập đã tăng cường sự hiểu biết của các chính phủ độc tài về những lợi thế của giám sát và kiểm soát dữ liệu Internet và truyền thông. Các nước dân chủ dường như cũng ngày càng sẵn sàng nhượng bộ sự hấp dẫn nhưng đầy rủi ro về sự cần thiết để giám sát và an ninh mạng bằng bất cứ giá nào. Cơ sở cho việc này là tất cả các dự luật có tính áp chế tiềm tàng như FISAA và CISPA tại Hoa Kỳ, luật Dữ liệu Truyền thông (Communications Data Bill) ở Anh và Wetgeving Bestrijding Cybercrime ở Hà Lan.
Phóng viên Không Biên giới đã thực hiện một “bộ công cụ sống sót trong kỹ thuật số” (digital survival kit) có sẵn trên trang web WeFightCensorship.org để giúp những người cung cấp tin tức trực tuyến tránh được hoạt động giám sát xâm nhập ngày càng tăng.
***

NHỮNG VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG VỀ QUYỀN TỰ DO THÔNG TIN

Đối với chính quyền, cộng đồng blog là mục tiêu chính. Các blog đem đến cả một thế giới thông tin và quan điểm mới – thứ khơi dậy mối quan tâm lớn từ những người sử dụng Internet. Vì lý do đó mà các blog trở thành mục tiêu của những chế tài hà khắc.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh (người vừa được trao giải Công Dân Mạng 2013 – Netizen of the Year for 2013) đúc kết tình hình: “Nhà nước kiểm soát mọi kênh thông tin. Những ý kiến phản đối nhà nước không được phổ biến. Trên thực tế, tự do ngôn luận không tồn tại ở Việt Nam. Vì thế, nhiều người sử dụng blog để thể hiện quan điểm của mình. Song chính phủ lại đóng cửa các blog này. Và nhiều blogger bị bắt. Họ bị sách nhiễu, cùng với gia đình của mình.”
Tháng 9/2012, Công văn 7169/VPCP-NC trực tiếp nhằm vào các blog có ảnh hưởng nhất của đất nước này: Dân Làm Báo, Quan Làm Báo và Biển Đông. Chủ nhân của chúng, vốn sử dụng bút danh dưới các bài viết, phải đối mặt với những án tù dài hạn nếu Đảng khám phá ra nhân thân thực của họ. Ẩn danh là tình trạng phổ biến trong cộng đồng blog ở Việt Nam. Song Đảng lại không để cho điều đó cản trở mình, mà sử dụng các công cụ theo dõi để tìm ra tên thực của các blogger mục tiêu. Nếu bị bắt, họ phải đối mặt với sự trừng phạt nặng nề.
Đó chính là số phận của Lê Nguyên Sang và Huỳnh Nguyên Đạo năm 2006. Mặc dù ký tên giả dưới các bài viết của mình (Nguyễn Hải Sơn và Nguyễn Hoàng Long), họ vẫn bị an ninh mạng nhận diện và bị tuyên án tù người 4 năm và người hai năm rưỡi.
Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt năm 2009 và Lữ Văn Bảy năm 2011, mặc dù cả hai đều sử dụng bút danh khi đăng bài. Trần Huỳnh Duy Thức hiện đang thụ án 16 năm, còn Lữ Văn Bảy, người dùng đến 4 tên giả, bị kết án 4 năm.
Blogger Phan Thanh Hải và nhà văn Phạm Chí Dũng, nguyên cán bộ của UBND Tp Hồ Chí Minh và là người đóng góp bài viết cho các trang mạng “không được phép” như Phía Trước và Quan Làm Báo, cũng bị bắt bất chấp việc họ sử dụng tên giả.
Các nhà hoạt động trong lĩnh vực thông tin thường xuyên bị theo dõi. Các phương thức bao gồm theo dõi hành tung và đe doạ đối với những ai mà nhân thân đã bị lộ. Phishing (thủ đoạn đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng mạng) và gián điệp số được nhằm vào các blogger ẩn danh.
Một nhà hoạt động, người từng thụ án tù và yêu cầu không nêu tên, cho Phóng Viên Không Biên Giới (RWB) biết rằng sau khi anh bị bắt: “Trong tù, họ cho tôi xem các bài mà tôi đã viết và ký với tên giả, những emails mà tôi đã gửi cho đồng nghiệp và thậm chí cả các cuộc trao đổi điện thoại của tôi.”
Đó không phải là trường hợp cá biệt. Công an mạng sử dụng mọi phương thức khả thi, kể cả việc truy cập mật khẩu thông qua phương tiện trung gian (Man In the Middle password retrieval), hack, và theo dõi điện thoại di động. Mục đích của công an không chỉ là khám phá tên thật của các blogger mà còn nhận diện từng người trong mạng lưới của họ. Lời biện hộ chính thức cho tất cả những trường hợp này luôn luôn là: “cấu kết với các tổ chức phản động ở nước ngoài”, “âm mưu lật đổ chính quyền”, hay “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Những cáo buộc về tham nhũng hay trốn thuế cũng thường xuyên được sử dụng nhằm vào các nhà báo và blogger. Năm 2008, Điếu Cày – một blogger nổi tiếng – bị kết án 10 năm tù dựa trên những cáo buộc này. Chiến dịch đàn áp nhằm vào cả các blog cá nhân cũng như blog tập thể. Nhóm blog cá nhân là những blogger như Nguyễn Văn Đài, Phạm Thanh Nghiên, Lê Công Định, Đinh Đăng Định, JB Nguyễn Hữu Vinh, Người Buôn Gió và Nguyễn Quang Lập. Nhóm blog tập thể bao gồm Bạch Đằng Giang, Quan Làm Báo, Bauxite Việt Nam, Dòng Chúa Cứu Thế và Nữ Vương Công Lý.
Danh sách nêu trên vẫn không ngừng dài ra. Ngày 9/1/2013, 14 nhà hoạt động, trong đó có 8 blogger và công dân mạng, đã bị kết án tù từ 3 đến 13 năm – tổng cộng 113 năm tù. Họ bị cáo buộc theo khoản 1 và 2 Điều 79 Bộ Luật Hình sự với “tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và “thành lập tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Tình trạng bị theo dõi thường xuyên tạo ra áp lực “tự kiểm duyệt” cho những nhà hoạt động nào mà gia đình của họ phải chịu áp lực từ phía công quyền. Song bất chấp tất cả, cộng đồng mạng Việt Nam vẫn hoạt động rất mạnh mẽ. Một trong những lý do ở đây là Đảng không đủ khả năng theo dõi toàn bộ thế giới mạng. Và các cơ quan hữu trách cũng không thể ngăn cản việc các blog ra đời. Một số blogger sử dụng các công cụ chống theo dõi, chẳng hạn như proxy, nhằm duy trì hoạt động của mình. Nhiều người thậm chí còn ngang ngạnh đăng bài với tên thật của mình, hay công khai lên án chiến dịch mà nhà cầm quyền nhằm vào họ. Theo lời của một quản trị viên trang Dân Làm Báo: “Không ai có thể bịt miệng chúng tôi hay ngăn chặn quyền tự do ngôn luận của chúng tôi. Đó là sứ mạng của chúng tôi, chúng tôi sẽ tiếp tục bất chấp tất cả.”

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

Tôn vinh bà Tần là ‘sai trái’

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130310_tptan_award_reactions.shtml

Cập nhật: 10:42 GMT - chủ nhật, 10 tháng 3, 2013

Lễ trao giải Phụ nữ can đảm hôm 8/3
Bà Tạ Phong Tần không thể đến nhận giải do Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama và Ngoại trưởng John Kerry trao tặng
Việt Nam đã nhanh chóng có phản ứng trước việc nhân vật bất đồng chính kiến Tạ Phong Tần được Hoa Kỳ trao giải người phụ nữ của năm 2012, gọi đây là ‘hành động sai trái’.
Trước đó, hôm 7/3, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry vinh danh bà Tạ Phong Tần, người đang thụ án 10 năm tù vì tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’, là một trong mười ‘Phụ nữ can đảm của thế giới’ trong năm 2012.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ thì giải thưởng này là để tuyên dương những phụ nữ trên thế giới đã ‘chứng tỏ sự dũng cảm đặc biệt và khả năng lãnh đạo để vận động cho quyền và sức mạnh phụ nữ, bất chấp rủi ro cá nhân’.
Phát biểu tại buổi lễ trao giải ở Bộ Ngoại giao, Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama nói:
"Khi những phụ nữ này chứng kiến các tội ác dã man hay sự chà đạp quyền con người căn bản, họ đã lên tiếng, chấp nhận mọi rủi ro để đòi công lý.
"Khi họ thấy các cộng đồng hay các quốc gia phớt lờ các vấn đề như bạo lực tình dục hay quyền phụ nữ, họ đã mang lại gương mặt và tiếng nói cho những vấn đề này.
"Và với mỗi hành động mạnh bạo và bất khuất, với mỗi một bài viết trên blog, mỗi cuộc gặp cộng đồng, những phụ nữ này đã khuyến khích hàng triệu người sát cánh bên họ và tìm được tiếng nói của chính mình, cùng hợp tác để đạt được thay đổi thực sự và lâu dài."

‘Trao giải cho tội phạm’

Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gọi hành động này là ‘trao giải cho một cá nhân đã vi phạm pháp luật Việt Nam’ và lên tiếng phản đối.
“Đây là việc làm sai trái, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, không có lợi cho sự phát triển quan hệ hai nước,” người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị phát biểu hôm thứ Bảy ngày 9/3.
Động thái vinh danh nhân vật nữ bất đồng chính kiến này của ông John Kerry đã dội gáo nước lạnh vào Chính phủ Hà Nội vốn đang có rất nhiều mong chờ vào vị tân ngoại trưởng có nhiều liên hệ với Việt Nam này.
"Đây là việc làm sai trái, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, không có lợi cho sự phát triển quan hệ hai nước."
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị
Thông cáo của Chính phủ Mỹ đánh giá bà Tạ Phong Tần là một trong số những blogger đầu tiên ‘viết và bình luận về các sự kiện chính trị từ lâu bị giới chức cấm đoán’ với trang blog ‘Công lý và Sự thật’.
Cùng được tuyên dương ‘Phụ nữ can đảm’ với bà Tần còn có nạn nhân của vụ cưỡng hiếp tập thể ở New Delhi gây chấn động xã hội Ấn Độ và các nhân vật khác đến từ các nước Afghanistan, Trung Quốc, Ai Cập, Honduras, Nigeria, Nga, Somalia và Syria.
Giải thưởng đã được đích thân Ngoại trưởng John Kerry và Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama trao vào thứ Sáu ngày 8/3 nhân ngày Quốc tế phụ nữ.
Bà Tần đã không thể đến Mỹ nhận giải thưởng này.
Bà Tạ Phong Tần, sinh năm 1968 tại Bạc Liêu, vốn từng là sỹ quan công an.
Thân mẫu bà Tần, bà Đặng Thi Kim Liêng, đã qua đời vào tháng 7 năm ngoái sau khi tự thiêu trước trụ sở chính quyền tỉnh Bạc Liêu trong một hành động được cho là phẫn uất trước tình cảnh của con gái và gia đình bị chính quyền o ép.
Tại phiên phúc thẩm hồi cuối năm 2012, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã bác kháng cáo và giữ y án đối với bà Tạ Phong Tần vì đánh giá hành động của bà là ‘đặc biệt nghiêm trọng, có tính liên tục, kéo dài và đã tác động xấu đến an ninh quốc gia cũng như hình ảnh của nước Việt Nam trong cộng đồng quốc tế’.

‘Xứng đáng được giải’

Từ thành phố Bạc Liêu, bà Tạ Minh Tú, em gái bà Tần cho biết gia đình đã được Đại sứ quán Mỹ thông báo về giải thưởng này.
"Chị Tần xứng đáng đạt giải thưởng này vì dám đứng lên nói lên tiếng nói tự do dân chủ của mình bất chấp những hy sinh của bản thân. "
Tạ Minh Tú, em gái Tạ Phong Tần
“Gia đình xem đây là sự vinh hạnh,” bà Tú nói với BBC, “Riêng đối với chị Tần thì đây là điều hãnh diện đối với chỉ.”
Bà Tú nói rằng chị của bà ‘xứng đáng’ đạt giải thưởng này vì ‘dám đứng lên nói lên tiếng nói tự do dân chủ của mình bất chấp những hy sinh của bản thân’.
Bà Tú cũng cho biết sau khi tin bà Tần được giải thưởng của Bộ Ngoại giao Mỹ được loan báo, gia đình bà đã nhận được nhiều cuộc gọi điện thoại chúc mừng của bạn bè thân hữu.
Về tình hình của bà Tần, bà Tú mô tả sức khoẻ là ‘ốm, xanh’ nhưng ý chí thì ‘vẫn vững chắc’ sau lần mới nhất bà vào thăm chị ở Phân trại 5, trại giam Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai hôm 14/2, tức mùng 5 Tết.

KÍNH CÁO

http://anhbasamvn.wordpress.com/2013/03/10/kinh-cao/#more-173

10-03-2013
Sau khi 3 blog của Ba Sàm bị hack, chúng tôi tạm mở blog Ba Sàm tại địa chỉ này: http://anhbasamvn.wordpress.com/

Trước hết, xin cám ơn quý độc giả đã chia sẻ tình cảm, sự quan tâm và những lo lắng về bài vở trên blog cũ bị mất. Nhân tiện, xin thưa cùng bà con rằng, dữ liệu trong blog cũ, BTV đã backup gần như đầy đủ, riêng hai tháng qua, vì quá bận bịu nên chỉ backup được một phần. Sau khi đòi được “nhà cũ” chúng tôi sẽ lần lượt đưa lên để hầu độc giả. 

Tôi (BTV) hiện là người duy nhất điều hành blog Ba Sàm ngoài anh Nguyễn Hữu Vinh (được biết với tên Ba Sàm) trước đây điều hành blog này. Về chuyện blog bị hack, tôi tin rằng, một trong những mục đích mà những kẻ đứng đằng sau hacker nhắm vào là tôi. Ngoài việc hack blog Ba Sàm, chúng còn chiếm một số mailbox của tôi. Theo các thông tin mà tôi có, chúng muốn biết tôi là ai? Làm gì? Ở đâu? Có từng làm báo ở Việt Nam hay không? Có dính dáng tới các tổ chức, đảng phái ở hải ngoại hay không? Có nhận tiền của ai đó để làm việc này hay không? Bây giờ, sau khi đọc các email mà tôi trao đổi với bạn bè và người thân, tôi tin, chúng đã biết rõ tôi là ai.
Như tôi đã từng thưa trước đây trên blog Ba Sàm, cũng như trong profile trên facebook, tôi bắt đầu giúp anh Nguyễn Hữu Vinh từ tháng 8 năm 2009. Thời gian đầu tôi chỉ hỗ trợ bằng cách dịch các bài đáng chú ý từ tiếng Anh sang tiếng Việt, thỉnh thoảng có giúp điểm một ít tin. Đến khi xảy ra sự cố tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp, blog Ba Sàm bị hack lần thứ 2 vào tháng 6 năm 2011, tôi đã quyết định bỏ tất cả các công việc đang làm (được trả lương cũng như thiện nguyện) để phụ giúp anh Vinh điều hành blog Ba Sàm. 
Sau khi blog Ba Sàm và một số mailbox cá nhân của tôi bị hack, trên Internet bắt đầu xuất hiện những thông tin mang tính bịa đặt, nhằm gây nhiễu dư luận, cũng vì vậy, qua thư ngỏ này, tôi xin khẳng định, tôi không liên quan tới bất kỳ tổ chức, đảng phái nào. Tôi cũng không hề nhận tiền của bất cứ cá nhân, tổ chức nào để làm blog Ba Sàm dù trong gần hai năm qua, ngày nào tôi cũng phải dành khoảng 15-18 tiếng cho blog Ba Sàm. Sở dĩ tôi dành hết thời gian, công sức cho blog Ba Sàm vì tôi tin rằng, thông tin đủ và đúng sẽ giúp người ta hiểu họ có những quyền nào, hiện tình xứ sở ra sao và cần làm những gì cho chính mình cũng như cho tương lai dân tộc của mình.
Thực tế cho thấy, khi đã làm những công việc có liên quan đến nhiều người khác, chẳng ai có thể giấu diếm được bất kỳ điều gì. Nếu có khuất tất, gian dối, trước sau chúng cũng sẽ bị bạch hóa. Có thể xem “Bên thắng cuộc” là một ví dụ. Nếu vừa qua, phải mất gần 40 năm, những “bí mật cung đình” trong nhiều giai đoạn của lịch sử Việt Nam mới được bạch hóa thì hiện nay, với những gì đang diễn ra tại Việt Nam, tôi tin rằng, chúng ta sẽ chỉ phải chờ thêm một vài năm để biết một cách tường tận về những chiêu, trò bẩn thỉu, gieo rắc hoang mang, ly gián, nhằm cản trở những chuyển đổi tích cực đã bắt đầu trên xứ sở của chúng ta. 
Xin hãy kiên nhẫn và cùng góp sức.
BTV

Thứ Bảy, 9 tháng 3, 2013

Vài nét về trưng cầu dân ý (referendum)

http://liliapl.blogspot.com/2013/03/vai-net-ve-trung-cau-dan-y-referendum.html

Nguyễn Thái Linh



I. Trưng cầu dân ý ở các nước dân chủ và phi dân chủ
Ở các quốc gia dân chủ, trưng cầu dân ý (referendum) là định chế dân chủ trực tiếp phổ biến nhất. Bản chất của định chế này là việc đưa ra quyết định bởi những người có thẩm quyền - tập thể quyền lực tối cao (tức nhân dân) - thông qua bỏ phiếu.1
Trưng cầu dân ý bắt đầu được định chế hóa vào thế kỷ XVI ở Thụy Sỹ, nhưng mãi sau năm 1830, khi các bang trao quyền phán quyết hiến pháp của mình cho nhân dân, định chế này mới được sử dụng rộng rãi và thường xuyên ở đây. Trong giai đoạn đầu tiên này, trưng cầu dân ý cũng được sử dụng tại Mỹ (nhưng trong số 13 bang, chỉ có 2 bang để nhân dân bỏ phiếu cho hiến pháp là Massachusett 1778-1780 và New Hampshire 1779-1784). Vào thế kỷ XIX, ngoài Thụy Sỹ, chỉ có rất ít hiến pháp cho phúc quyết bằng trưng cầu dân ý: Pháp, Áo và một số bang ở Mỹ. Trong các năm từ 1918 đến 1939, trưng cầu dân ý được đưa vào hiến pháp của 17 nước2 Cuối thế kỷ XX, hơn 60 nước đã đưa trưng cầu dân ý vào hiến pháp của mình.
Các hiến pháp đương đại quy định về trưng cầu dân ý bằng các cách khác nhau:
  • chỉ quy định duy nhất hình thức thực thi quyền lực thông qua đại nghị, do đó không cho phép trưng cầu dân ý (ví dụ hiến pháp Phần Lan năm 1999, hiến pháp Đức, hiến pháp Bỉ 1994)
  • cho phép trưng cầu dân ý như một hình thức không bắt buộc trong việc quyết định trực tiếp của quyền lực tối cao (ví dụ hiến pháp Ba Lan 1997, hiến pháp Nga 1993, hiến pháp Pháp 1958, hiến pháp Bồ Đào Nha 1976)
  • quy định trưng cầu dân ý bắt buộc (ví dụ hiến pháp Iceland 1944)
Trên thực tế, trong số các nước dân chủ đương đại cho phép trưng cầu dân ý, định chế này được sử dụng thường xuyên nhất ở Thụy Sỹ. Từ năm 1848 đến 2002 nước này đã tiến hành tổng cộng 491 cuộc. Tiếp theo là các nước Liechtenstein, Ý, Pháp, Ireland, Đan Mạch và 49 bang ở Mỹ. Ở các nước khác số lượng các cuộc trưng cầu dân ý không nhiều.

Từ nửa sau thế kỷ XX, trưng cầu dân ý được sử dụng ngày một nhiều hơn và không chỉ liên quan đến việc sửa đổi hiến pháp (ví dụ như ở Chi-lê, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Ba Lan, Thụy Sỹ, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Uruguay, 49 bang Mỹ) mà còn về vấn đề độc lập dân tộc (ví dụ ở Armenia, Bosnia, Croatia, Estonia, Guine, Gruzia, Litva, Latvia, Marcedonia, Moldavia, Ucraina), cải cách nhà nước (ví dụ ở Pháp, Hy Lạp, Ba Lan, Anh, Ý) hay những vấn đề quan trọng khác đối với xã hội như phê chuẩn công ước quốc tế và chấp nhận gia nhập tổ chức quốc tế (ví dụ ở Đan Mạch, Na Uy, Pháp, Anh khi gia nhập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu, Ba Lan, Malta, Séc, Estonia, Síp, Latvia, Litvia, Slovakia, Slovenija, Hung khi gia nhập Cộng đồng Châu Âu), vấn đề ân xá (ví dụ ở Uruguay), cho phép li dị ( Ý), cho phép nạo phá thai (Ireland), các vấn đề môi trường (ví dụ xây nhà máy điện hạt nhân, đường cao tốc v.v. - Áo, Thụy Điển, Ý, Đài Loan, các bang ở Mỹ), kéo dài nhiệm kỳ tổng thống (ít xảy ra, thường là ở các nước chưa có nền dân chủ ổn định, ví dụ như Ai Cập, hoặc độc tài – như Syria)...
Tuy nhiên, cho đến nay, trưng cầu dân ý vẫn là một định chế gây nhiều tranh cãi. Những người phản đối trưng cầu dân ý đưa ra các lý lẽ như sau:
  1. Trưng cầu dân ý không có lợi và đưa đến cáo chung của dân chủ đại nghị, kìm hãm thay đổi, vì nói chung người ta không muốn thay đổi.3
  2. trưng cầu dân ý dẫn đến cơ chế ra quyết định của quyền lực số đông hoàn toàn theo nghĩa đen, tước bỏ quyền lợi của các nhóm thiểu số4
  3. qua sự hạn chế việc quyết định với câu trả lời „có” hoặc „không”, trưng cầu dân ý phân cực các quan điểm và hạn chế khả năng thảo luận, bổ sung, thỏa hiệp
  4. các cuộc trưng cầu dân ý đương đại được dọn đường trước bằng các chiến dịch được thực hiện bởi các chuyên gia, với những „kỹ thuật” tâm lý - xã hội, hạn chế đáng kể việc thực hiện mục đích của dân chủ trực tiếp là biểu đạt ý kiến sáng suốt, có cơ sở và có trách nhiệm của công dân đối với vấn đề mà họ bỏ phiếu5
  5. nhân dân nói chung thường ít biết hoặc hoàn toàn không hiểu biết về các giải pháp cụ thể trong việc giải quyết các vấn đề nhà nước6
  6. các cuộc trưng cầu dân ý gây tốn kém và mất thời gian
  7. ở các nước thường xuyên trưng cầu dân ý, người dân tỏ ra ít tích cực chính trị và ít quan tâm đến các vấn đề thực thi quyền lực, các cuộc trưng cầu dân ý khiến dân chúng mệt mỏi và trở nên thờ ơ với chính trị, kết quả là khó đạt được mức đa số dân chúng tham gia trưng cầu7
  8. trưng cầu dân ý như một thủ tục phúc quyết đặc biệt, bỏ qua thể thức lập pháp thông thường, được sử dụng để hạn chế quyền hạn lập pháp của quốc hội (điều này có thể được đặc biệt thấy rõ trong hệ thống tổng thống – đại nghị) và để tăng cường quyền lực của tổng thống8
  9. Quyết định về việc trưng cầu dân ý do nguyên thủ quốc gia hoặc chính phủ đưa ra sẽ dẫn đến hai hệ quả:
    - cho phép giới tinh hoa cầm quyền tránh trách nhiệm đối với việc công và chuyển việc đưa ra giải pháp sang cho xã hội (điều này được thấy rất rõ qua các cuộc trưng cầu dân ý về tư hữu hóa ở Ba Lan, Litva và Slovakia)
    - cho phép kiểm soát trưng cầu dân ý qua việc quyết định nội dung và cách đặt các câu hỏi bỏ phiếu.9
Những người ủng hộ trưng cầu dân ý thì lập luận rằng đây là hình thức thực thi quyền lực dân chủ nhất, nó không dùng để làm suy yếu vị thế của quốc hội mà để thể hiện ý chí của quyền lực tối cao là nhân dân. Các lý lẽ của họ như sau:
  1. Trưng cầu dân ý là một hình thức tự vệ trước các quyết định không phù hợp với nguyện vọng của xã hội
  2. trưng cầu dân ý là cơ chế cho phép viện cầu đến nhân dân khi ý kiến của đa số trong quốc hội khác biệt với ý kiến nhân dân, có một số các xung đột và mâu thuẫn quyền lực mà các chính trị gia không thể giải quyết
  3. Các vấn đề được đưa ra trưng cầu dân ý thường đã được thảo luận rộng rãi, các lý lẽ theo và chống đã được biết rõ, do đó người dân có khả năng giải quyết vấn đề một cách có ý thức
  4. tham gia trưng cầu dân ý có ý nghĩa cho việc tạo dựng xã hội dân sự10
Các lý lẽ nói trên được đưa ra khi bàn về trưng cầu dân ý trong các quốc gia dân chủ, nơi nó được tổ chức thực sự minh bạch dưới sự kiểm soát của người dân. Song chúng ta cần nhớ rằng ở các nước phi dân chủ, độc tài và toàn trị, định chế này cũng được sử dụng nhưng với những vai trò hoàn toàn khác, không phải để thực thi dân chủ mà ngược lại, để vi phạm các nguyên tắc dân chủ trong việc đưa ra các quyết định của nhà nước và hợp thức hóa các hành động của chính quyền, ví dụ các cuộc trưng cầu dân ý thời Đức Quốc Xã, trưng cầu dân ý về chính thể cộng hòa Hồi giáo ở Iran năm 1979, trưng cầu dân ý phúc quyết hiến pháp ở Bạch Nga năm 1996, trưng cầu dân ý phúc quyết hiến pháp ở Morocco năm 2011, trưng cầu dân ý phúc quyết hiến pháp ở Syria năm 2012 v.v... Trưng cầu dân ý cũng thường được sử dụng để củng cố vị thế của tổng thống và chính thể độc tài, ví dụ như các cuộc trưng cầu dân ý ở Bạch Nga (năm 1995, 1996, 2004), Ucraina (năm 2000), Nga (1993), các nước châu Á thuộc Liên Xô cũ (Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan, Turcmenistan, Azerbaijan), ở Venezuela (2007,2009), Bolivia (2009), Pakistan (2002), Irak (1995, 2002) v.v...11

Các cuộc trưng cầu dân ý này thường có chung đặc điểm là tỉ lệ người bỏ phiếu cao đến mức khó tin (thường xấp xỉ 90%), được diễn ra trong không khí áp lực, thậm chí là khủng bố chính trị, và ở tình trạng hoàn toàn độc quyền của chế độ về các phương tiện thông tin.
II. Các thể loại trưng cầu dân ý:
  1. Dựa theo mức độ đòi hỏi – nghĩa là việc trưng cầu dân ý có phải là đòi hỏi bắt buộc để đưa ra một quy phạm pháp luật hay một quyết định hay không, trưng cầu dân ý được chia ra thành các loại:
    - trưng cầu dân ý bắt buộc (ví dụ quy định của hiến pháp Island năm 1944), 
    - trưng cầu dân ý không bắt buộc (việc tổ chức trưng cầu dân ý phụ thuộc vào ý chí của các cơ quan nhà nước, ví dụ hiến pháp Ba Lan năm 1997, hiến pháp Nga năm 1993, hiến pháp Pháp năm 1958, hiến pháp Bồ Đào Nha năm 1976).

  2. Dựa theo phạm vi lãnh thổ:
    - trưng cầu dân ý toàn quốc
    - trưng cầu dân ý địa phương (ví dụ như trưng cầu dân ý cấp bang ở Thụy Sỹ)
  3. Dựa theo nội dung trưng cầu dân ý:
    - trưng cầu dân ý phúc quyết hiến pháp,
    - trưng cầu dân ý thông qua đạo luật,
    - trưng cầu dân ý về các vấn đề quan trọng khác của quốc gia hay địa phương.
  4. Dựa theo thời gian tiến hành trưng cầu dân ý (được tiến hành trước hay sau khi thông qua văn bản luật):
    - trưng cầu dân ý phê chuẩn (văn bản luật đã được cơ quan nhà nước thông qua chỉ có hiệu lực khi được phê chuẩn thông qua trưng cầu dân ý)
    - trưng cầu dân ý tham khảo (lấy ý kiến) trước khi cơ quan nhà nước thông qua văn bản luật – một số nhà luật học cho rằng hình thức này không hoàn toàn mang tính chất của định chế trưng cầu dân ý đúng nghĩa vì nó mâu thuẫn với bản chất của trưng cầu dân ý là thực thi ý chí của nhân dân.

    III. Các nguyên tắc tiến hành và hiệu lực của trưng cầu dân ý:
Các chủ thể có quyền đề xướng trưng cầu dân ý có thể là một số lượng công dân theo luật định, quốc hội, nguyên thủ quốc gia, các cơ quan địa phương hoặc một bộ phận của liên bang. Phần lớn các hệ thống pháp luật bỏ qua quyền đề xướng trưng cầu dân ý của nhân dân mà ưu tiên hơn cho quốc hội.12 Ngay cả ở các nước công nhận quyền khởi xướng trưng cầu dân ý của nhân dân thì nó cũng đi kèm với các điều kiện rất khó thực hiện. Ví dụ ở Ucraine, trưng cầu dân ý toàn quốc có thể được khởi xướng bởi ít nhất 3 triệu công dân có quyền bầu cử, chữ ký phải được thu thập từ ít nhất 2/3 địa phương và ở mỗi địa phương phải thu thập được ít nhất 100 nghìn chữ ký.
Việc công nhận hiệu lực của trưng cầu dân ý có thể được quy định theo hai cách:
  • quy định trong hiến pháp hoặc đạo luật về mức tỉ lệ người tham gia bỏ phiếu (ví dụ ở Ba Lan, Hung và Slovakia các cuộc trưng cầu dân ý toàn quốc cần hơn 50% người có quyền bỏ phiếu tham gia)
  • mọi cuộc trưng cầu dân ý được cơ quan nhà nước công nhận đều có hiệu lực, không phụ thuộc vào tỉ lệ người tham gia bỏ phiếu (ví dụ ở Thụy Sỹ).
Kết quả trưng cầu dân ý có hiệu lực cả trong trường hợp những giải pháp đề nghị được chấp nhận hay bị phản đối. Việc đưa ra các quy phạm pháp luật trái ngược với kết quả trưng cầu dân ý là không hợp hiến, trừ phi chính hiến pháp cho phép khả năng này. Một ví dụ thú vị là hiến pháp Slovakia cho phép Hội đồng Nhân dân có thể thay đổi hoặc bãi bỏ kết quả trưng cầu dân ý trong vòng 3 năm kể từ khi có hiệu lực.
Ở một số nước, không thể trưng cầu dân ý lại một vấn đề trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ ở Ý là 5 năm, Ba Lan – 4 năm, Slovakia – 3 năm.
Một số quốc gia không cho phép trưng cầu dân ý về những vấn đề được ghi rõ trong hiến pháp. Ví dụ điều 8 khoản 3 hiến pháp Hung năm 2011 quy định không được trưng cầu dân ý toàn quốc về vấn đề sửa đổi hiến pháp, ngân sách trung ương, các loại thuế, trợ cấp xã hội, các loại lệ phí, thuế hải quan và thuế địa phương, các đạo luật về bầu cử, hiệp ước quốc tế...
---------
1 B. Banaszak, Porównawcze prawo konstytucyjne współczesnych państw demokratycznych (Luật hiến pháp so sánh của các quốc gia dân chủ đương đại), Warszawa 2012
2 E. Zieliński, Referendum w państwie demokratycznym (Trưng cầu dân ý ở các quốc gia dân chủ), Warszawa 1995
3 Granice wolności. Rozmowa z sir Ralphem Dahrendorfem (Ranh giới của tự do. Trò chuyện với sir Ralph Dahrendorf), Wprost 1998 (dẫn theo Banaszak)
4 G. Satori, Teoria demokracji (Lý thuyết về dân chủ), Warszawa 1994, dẫn theo B. Banaszak
5 R.A. Rhinow, Die schweizerische Demokratie in Wandel, 1848/1998. 150 Jahre schweizerischer Bundesstaat, Hrsg. A. Ruch, Zurich 1999, dẫn theo B.Banaszak
6 H. Roussillon, Les dangers du referendum, Referendum et democratie, Toulouse 1998, dẫn theo B. Banaszak
7 G.Brunner, Hofer F., Staat – und Verwaltungsorganisation in Deutschland (Tổ chức nhà nước và hành chính ở Đức), Munich-Bonn 1996, dẫn theo B.Banaszak
8 Por. E. Zwierzchowski, Wprowadzenie do nauki prawa konstytucyjnego państw demokratycznych (Nhập môn luật hiến pháp các nước dân chủ), Katowice 1992, dẫn theo B.Banaszak
9 W. Lider, Demokracja szwajcarska. Rozwiązywanie konfliktów w społeczeństwie wielokulturowym (Dân chủ Thụy Sỹ. Giải quyết xung đột trong xã hội đa văn hóa), Rzeszow 1996, dẫn theo B. Banaszak
10 E. Olejniczak-Szałowska, Referendum lokalne w świetle ustawodawstwa polskiego (Trưng cầu dân ý cấp địa phương dưới ánh sáng luật pháp Ba Lan), Warszawa 2002, dẫn theo B. Banaszczyk.
11 A.R. Bartnicki, E. Kużelewska, Rola referendum w państwach niedemokratycznych (Vai trò của trưng cầu dân ý ở các nước phi dân chủ), Rzeszów 2010
12 M. Jabłoński, Referendum ogólnokrajowe w polskim prawie konstytucyjnym (Trưng cầu dân ý toàn quốc trong luật hiến pháp Ba Lan), Wrocław 2001, dẫn theo B.Banaszak

vì người ta cần ánh mặt trời

http://thichhoctoan.net/2013/02/26/vi-nguoi-ta-can-anh-mat-troi/

Đây là một bài thơ của ông Nguyễn Đắc Kiên, trong tập thơ Những số không vòng trắng
——–
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
bốn ngàn năm, giờ lại ngót trăm năm.
hết phong kiến độc tài, đến lũ bạch tuộc thực dân,
hết quân, hết vương, đến lũ tượng thần chủ nghĩa.
bao thế hệ siết rên trong gọng kềm nô lệ.
chuyên chế dã man đục rỗng chí con người.
cha tôi, ông tôi, bao thế hệ ngủ vùi.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế.
không ánh mặt trời, bóng tối chí tôn,
lũ quỷ ám thừa cơ toàn trị,
khủng bố dã man, reo rắc những kinh hoàng,
biến lẽ sống thành châm ngôn “mày phải sợ”.
mày phải sợ mày ơi mày phải sợ,
sợ nữa đi có sợ mãi được không,
cốt tủy mục rỗng rồi trí óc cũng tối đen,
mày lại đẻ ra lũ cháu con “biết sợ”.
bao thế hệ đã ngậm ngùi mắc nợ,
lũ chúng ta lẽ nào lại mắc nợ mai sau,
còn chần chừ gì mà không tỉnh dậy mau,
sống cho xứng danh xưng con người trên mặt đất.
tôi chưa thấy một đêm nào dài thế,
cũng chưa thấy có ngày mai nào không thể.
vì người ta cần ánh mặt trời,
tỉnh dậy đi lũ chúng ta ơi!
hà nội, 25.2.2012
——–
Đây là chia sẻ của bác Nguyễn Đắc Kiên trên facebook do bác NQH sưu tầm được:
Gửi tất cả các bạn. Đầu tiên cho tôi xin lỗi vì đã không thể trả lời mọi comment và tin nhắn của các bạn. Tôi cố gắng để add tất cả mọi người, hy vọng là có đủ thời gian. Dù có chuyện gì xảy ra, tôi chỉ mong các bạn hiểu cho một điều, tôi không muốn là anh hùng, không muốn là thần tượng. Nước ta đã có nhiều anh hùng, nhiều thánh thần quá rồi. Tôi sợ. Tôi chỉ nghĩ rằng, khi đất nước ta có tự do, dân chủ, các bạn sẽ thấy rằng, các bài viết của tôi là rất bình thường, nó thật sự bình thường, không có gì to tát cả. Tôi cũng xin các bạn đừng nặng lời phê phán Báo Gia đình & Xã hội nơi tôi đã làm việc, tôi hiểu và tôn trọng quyết định của lãnh đạo báo. Nếu ở cương vị của họ, có thể tôi cũng phải làm thế. Tôi hiểu là mọi thứ còn chưa bắt đầu. Cầu chúc an lành cho tất cả chúng ta.