Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Vịn Đảng mà đứng

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/blog-082613-canhco-08262013122005.html

Cánh Cò, viết từ Việt Nam
2013-08-26 
 
 Báo Công an Nhân dân Online: ngày 24 tháng 8 có đăng bài của Linh Nghĩa với tựa: "Nhiều sai lầm, lệch lạc trong bài viết trên giường bệnh của ông Lê Hiếu Đằng".
Bài báo này hơi khác với những bài viết cùng thể loại trên Quân Đội Nhân Dân, Đại Đoàn Kết, Nhân Dân...hình như cố gắng cho xứng tầm với tên báo là Công an Nhân dân. Nó đầy vẻ hậm hực, dọa dẫm, cáo buộc và không che dấu việc kết án tác giả Lê Hiếu Đằng.
"Tính sổ" với Đảng Cộng Sản
Đã có rất nhiều bài viết lẫn phản biện về bài viết của ông Lê Hiếu Đằng nhưng chưa thấy ai lên tiếng về bài viết của Linh Nghĩa. Có thể người ta dị ứng với bốn chữ Công an Nhân dân nên cái gì dính tới 4 từ này thì mọi người đều tránh xa chăng? Nếu thế thì không công bằng cho một cái tên. Báo Công an Nhân dân có quyền tham gia bài viết như mọi tờ báo khác, kể cả nếu tờ báo có tự cho phép mình vượt ra quy phạm thông thường của báo chí: trung thực và khách quan trước một cá nhân hay bất cứ nguồn tin nào mà nó đưa ra.
Đáng buốn là hai tiêu chí này hoàn toàn không có trên bài viết của Linh Nghĩa trên tờ Công an Nhân dân Online.
Mở đầu tác giả Linh Nghĩa trói buộc Lê Hiếu Đằng vào một điều mà bất cứ người đọc bình thường nào cũng thấy quá gượng ép và thô thiển, nói lấy được và phảng phất hơi hám....ép cung.
"Trong phần đặt vấn đề, ông LHĐ gọi hành động sám hối của mình là “Tính sổ” với ĐCS VN và với bản thân cuộc đời của tôi, tư cách một đảng viên, một công dân ở những điểm cơ bản sau: một cách minh bạch, sòng phẳng để từ đây thanh thản dấn thân vô cuộc chiến mới”. Mới đọc mấy câu trên, người đọc ngỡ rằng sắp có vụ thanh toán nhau của các băng nhóm tội phạm!"
Hình như Linh Nghĩa vừa bước ra khỏi phòng điều tra nên trong đầu luôn ám ảnh chuyện tội phạm. Tác giả Lê Hiếu Đằng viết rất bình thản, đàng hoàng. Ông cốt đưa ra một lời mở đầu gói gọn ý tưởng tính toán lại những gì mà ông đã đầu tư hết cả cuộc đời cho Đảng Cộng sản. Tới giờ này ông trắng tay, không phải vì thua lỗ mà ngược lại, sau khi toàn thắng, đảng mà ông theo đã thoái hóa, rục rã trên đống chiến lợi phẩm thu được để rồi trên chính những chiến lợi phẩm ấy nảy sinh không biết bao nhiêu là giòi bọ của giai cấp toàn trị. Ông Đằng có "băng nhóm tội phạm" như Linh Nghĩa nói đâu?
Báo Công an Nhân dân đã phạm lỗi quy chụp người khác một cách vô căn cứ. Tờ báo khác với phòng điều tra xét hỏi vì nó được đọc rộng rãi trên cả nước, còn trong phòng điều tra thì ông/bà Linh Nghĩa muốn làm gì thì làm, kể cả đánh chết nạn nhân rồi đổ cho hắn tự tử cũng xong.
Linh Nghĩa viết: "Nội dung đoạn này chủ yếu LHĐ kể về “lòng yêu nước của mình” nhưng thực chất là sám hối, phủ nhận mọi thành quả của cách mạng Việt Nam, đồng thời ca ngợi, chế độ cũ. LHĐ kể về chuyện khi ông đang bị bắt giam ở lao Thừa Phủ Huế, gia đình làm đơn xin cho ông ra tù để về thi “tú tài”.
Cố gắng lắm thì người ta mới thấy ông Lê Hiếu Đằng có một chút so sánh nhằm khẳng định nhận xét của ông chứ không nhằm ca ngợi chế độ cũ như Linh Nghĩa cáo buộc.
Điều khác nhau rất lớn giữa ông Đằng và ô/b Nghĩa là sự tỉnh táo. Trong khi ông Đằng tỏ ra rất bình thản thuật lại một mẩu chuyện nhỏ trong chính cuộc đời mình thì Linh Nghĩa lại mất bình tĩnh, đập bàn kết tội tác giả là theo chân chế độ cũ để đả phá chế độ mới. Linh Nghĩa không đủ tầm để hiểu được rằng tại sao trong lúc nằm giữa lao tù như vậy mà ông Đằng vẫn nhớ mẩu chuyện thi cử có vẻ lạc điệu và kỳ khôi như thế.
Đây chính là cái cốt hồn của những gì làm cho ông Đằng tỉnh giấc mộng 45 năm mặc dù câu chuyện đã lui vào quá khư thăm thẳm, chỉ những người ở cuối đường cuộc sống mới có đủ tỉnh táo để viết lên như thế: Đó là tính nhân văn rất lớn của chế độ cũ, nó tiềm ẩn rất sâu trong lòng người dân miền Nam bất kể chiến tranh và những tác động ý thức hệ. Tính nhân văn ấy ông Đằng không thấy xuất hiện sau 45 năm ông theo Đảng và vì vậy ông nhớ. Nỗi nhớ tuy bình thường như người ta nhớ một mẩu chuyện đẹp trôi qua trong cuộc đời nhưng có ý nghĩa mạnh mẽ đến nỗi thúc giục ông mang ra trong bài viết mà không chút mặc cảm nào.
Đóng dấu vào văn bản kết tội ấy cho thêm thuyết phục hơn Linh Nghĩa viết: "Lẽ ra ông phải nhớ đến ít nhất một vài vụ việc, chẳng hạn như bọn Mỹ và tay sai đã dùng thuốc độc giết chết cả trăm tù nhân tại Nhà lao Phú Lợi; bọn chúng tra tấn dã man – đóng đinh vào đầu tù nhân ở Nhà tù Côn Đảo, đó là chưa kể đến chúng đã rải hàng triệu lít chất độc da cam trên những đồng quê yên ả khiến cho đến nay vẫn còn hàng triệu nạn nhân thuộc nhiều thế hệ. Quên tội ác của kẻ thù, khái quát bản chất chế độ cũ bằng một sự kiện là một biểu hiện sa ngã về đạo đức, là có tội với đồng bào và chiến sỹ."
Luận cứ này mọi người đã quen. Câu hỏi đặt ra: Nếu muốn so sánh, thì các nhà tù khắp miền Nam làm sao so được với hàng trăm ngàn nhà tù cải tạo khắp đất nước sau ngày giải phóng? Có nhà tù nào kinh hoàng hơn Trại Giam Cổng Trời? Vụ giết người nào dã man tàn độc bằng các vụ giết người công khai trong Cải cách ruộng đất?
Nhà giam Phú Lợi có đóng đinh vào đầu tù nhân hay không thì còn chờ giải mã. Cải cách ruộng đất đem trâu ra cảy cho đứt đầu địa chủ thì hình ảnh, nhân chứng còn sống đầy dẫy ra đấy bác Linh Nghĩa ơi!
Linh Nghĩa sợ người cộng sản quên tội ác của Mỹ, của kẻ thù mà lại cố tình quên tội ác của chính đồng chí của mình đối với toàn dân Việt Nam. Ông Lê Hiếu Đằng hoàn toàn không quên những gì mà cả hai chế độ làm cho người dân của ông. Lần trước ông tham gia phong trào sinh viên, vào bưng chống Mỹ. Lần sau ông một mình đứng lên kêu gọi những ai còn lương tri hãy theo ông lập đảng như ngày xưa ông Hồ Chí Minh từng kêu gọi. Ông Hồ không sai thì ông Đằng sai ở chỗ nào?
Linh Nghĩa tỏ ra yếu lý luận khi đặt vấn đề: “Vấn đề đa nguyên, đa đảng”. Phần này đã quá quen thuộc vì đã có quá nhiều bài viết trên mạng. Vấn đề là ở chỗ, việc lựa chọn chế độ chính trị nào tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi quốc gia dân tộc.
000_Hkg6879719-200.jpg
Một cửa hàng bán những sản phẩm tuyên truyền cho ĐCS tại Hà Nội. AFP photo
Linh Nghĩa lại nói lấy được, hình thức cả vú lấp miệng em của các bà nhà quê ham đánh tứ sắc!
Ai lựa chọn chế độ chính trị vậy? Đảng Cộng sản.
Hoàn cảnh mỗi quốc gia dân tộc nào vậy? Cũng do Đảng Cộng sản tạo ra.
Sau khi thống nhất tổ quốc, Đảng huênh hoang vỗ ngực cho rằng mình là tối thượng, là giai cấp tiên phong là nơi phát sinh ra mọi tinh hoa dân tộc. Đảng quên béng hàng triệu sinh linh bỏ mình trong hai cuộc chiến mà nếu thiếu họ thì Đảng chỉ là manh chiếu rách treo tòn teng trên cây nêu trong ba ngày tết chứ làm gì mà phất phới như ngày nay?
Ban đầu, sau giây phút nức lòng vì thoát khỏi chiến tranh người dân cả nước tự nguyện để cho Đảng cái quyền độc tôn, độc diễn. Lâu dần, sai lầm này chồng chất sai lầm khác đã khiến sân khấu ấy ngày càng ít người xem. Rồi điều tất yếu xảy ra: khán giả tẩy chay và yêu cầu gánh hát Đảng dọn đi cho đoàn hát khác dọn vào.
Đây là quy luật của bất cứ đảng phái nào trên trái đất. Đảng Cộng sản là gì mà có thể tự thoát ra khỏi quy luật ấy?
Linh Nghĩa châm biếm mà không ai cười: “Vấn đề đa nguyên, đa đảng”. Phần này đã quá quen thuộc vì đã có quá nhiều bài viết trên mạng."
Ừ, thì nó tuy quen đấy nhưng rò ràng là chưa thuộc, nhất là Đảng. Nếu Đảng biết đọc chữ hay đủ trình độ để lên mạng xem dân chúng viết gì trên ấy thì có thể câu chuyện ngày hôm nay đã khác. Ông Lê Hiếu Đằng và những đồng chí của ông không mất công kêu gào sau gần 50 năm làm trâu bò cho Đảng khai thác sức kéo.
Đảng không biết đọc thì những người như Linh Nghĩa phải đọc giúp cho Đảng chứ sao lại để đến nông nỗi này, khi nước đã tới vai mới khăn đùm áo vắt mà chạy lũ? Câu trả lời chỉ có thể là: Linh Nghĩa không dám cho Đảng thấy vì khi Đảng mở được mắt ra thì những nô tài như Linh Nghĩa phải đóng đôi mắt của họ lại. Là chết đấy!
Linh Nghĩa móc còi cảnh sát giao thông ra thổi tài xế Lê Hiếu Đằng: "Nhân đây xin nhắc LHĐ pháp luật Việt Nam quy định rằng mọi tổ chức chính trị xã hội đều phải đăng ký, xin phép Nhà nước, kể cả các tôn giáo."
Ngặt một nỗi tài xế Lê Hiếu Đằng và những công dân cứng đầu khác có thể hỏi lại công an: "Vậy Đảng Cộng sản xin phép ai mà tự ý thành lập, tự ý phong thánh cho mình và cũng tự ý bắt tất cả con dân nếu muốn lập đảng phải xin phép?"
Thấy thua hoài, bực quá, Linh Nghĩa nhảy sang một góc khác. Lần này trèo lên tới Bộ chính trị cơ!
Linh Nghĩa viết: Trong bài viết này, LHĐ còn nói: Tuyên bố của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Hội nghị Shangri-La (chống lại nền chính trị cường quyền và những đối xử vô nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam) là ý kiến cá nhân của Thủ tướng. LHĐ nói: “Tôi càng thấy vui hơn khi được biết đây là ý kiến của cá nhân Thủ tướng dám chịu trách nhiệm để tuyên bố như vậy chứ không có sự chỉ đạo nào của Bộ Chính trị cả”.
Rồi, vừa đập bàn, vừa quát tháo, Linh Nghĩa la lối: Xin hỏi ông LHĐ vì sao ông hồ đồ đến vậy? Phải chăng đây là cách suy nghĩ của một người nằm viện hay là của kẻ “ếch ngồi đáy giếng?”. Ai cũng biết ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đồng thời là quan điểm của Đảng ta, của Nhà nước ta. Có phải ông đang cố tình gây chia rẽ trong ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam?
Rõ rồi nhé, ông Nguyễn Phú Trọng gọi cái anh đồng chí Ếch là tự diễn biến đấy nhé. Ai đời Bộ chính trị đồng nhất một lòng như thế mà ông Trọng, trong tư cách Tổng Bí Thư lại mếu máo nói không ai dám kỷ luật đồng chí này, thôi thì để cho đồng chí ấy tự kiểm điểm lấy mình và sửa đổi vậy.
Cái đồng chí X không ai dám kỷ luật ấy ngại gì mà không phát biểu vượt lên nỗi sợ truyền kiếp của cái ông có Đảng hàm là Trọng Lú?
Có những người tuy còn trẻ, còn sung sức nhưng đôi chân lại yếu đến nỗi không thể tự đứng một mình mà phải vịn vào Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam từ bao lâu nay bị bọn a dua, bợ đỡ, nịnh thần dựa vào nhiều quá làm cho nó siêu vẹo đi mất rồi.
Nhà siêu vẹo thì trùng tu. Đảng khi đã siêu vẹo thì chỉ có cách đập bỏ đi mà lập ra một đảng khác.
Ông Lê Hiếu Đằng lấy 45 năm theo Đảng mà nói như thế, ai không tin thì cứ hỏi Đảng cớ sao lại hỏi ông ấy?

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

từ một bản luận văn .....

http://thang-phai.blogspot.com/2013/07/tu-mot-ban-luan-van-vi-tri-cua-ke-ben.html

Thứ ba, ngày 30 tháng bảy năm 2013

từ một bản luận văn : vị trí của kẻ bên lề: thực hành THƠ nhóm MỞ MIỆNG ... bài: phạm xuân nguyên

             từ bản luận văn  thạc sĩ nữ văn sĩ Nhã  Thuyên :
           VỊ TRÍ  CỦA  KẺ BÊN LỀ :  
          THỰC HÀNH THƠ  CỦA NHÓM MỞ MIỆNG TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA 
         
           
                                                

Lời dẫn .-

     Phạm xuân  Nguyên , hiện chủ tịch Hội nhà văn Hànội, chuyên viết điểm sách , có cái nhìn độc lâp tự do  trong văn hóa văn nghệ.  . Anh đã từng có bài điểm sách đầu tiên về 4 cuốn truyện  tái bản  của  Dương nghiễm Mậu , một  tác giả miền Nam trước 1975 ,  bị đám  phê  bình thái giám  ( chữ Nguyễn Khôi )  đánh đòn hội đồng tơi tả .  Và bây giờ, đứng trước một  bản luận  văn   thạc sĩ ' Vị trí một kẻ bên lề; thực hành THƠ  của nhóm Mở Miệng  từ góc nhìn văn hóa' , anh lên tiếng bênh vực người viết luận án bị  áp lục tự xin  thôi  dạy,  còn  người hướng dẫn Pgs / Ts Nguyễn thị Bình   ( senoir researcher)  thôi giữ chức trưởng bô môn  - bài  viết mới nhất đăng trên  tờ  Pháp luật tp HCM ngày 28 - 7- 2013.

ĐƯỜNG BÁ BỔN
SAIGON  JULY, 30, 2013.

                                                 từ một bản luận văn 
                                                    bài viết  : phạm xuân nguyên
                                                      BÁO  PHÁP LUẬT TP HCM  28-7- 2013 


     Tác giả  luận văn là Đỗ thị Thoan còn được biết đến trong văn giới với bút danh Nhã Thuyên.  Người  nghiên cứu này còn trẻ ( s. 1986 -     )  đề tài  lại về một hiện tượng của văn học đương đại  rất mới mẻ  nhưng đã được bộ  môn Lý luận văn học của khoa Ngữ văn đại học Sư phạm Hànội chấp nhận cho làm.   Luận văn đã hoàn thành, đã được hội đồng chấm cho DIỂM 10  cách đây 3 năm ( 2010 ) .

    Bây giờ  một làn sóng phê phán  bản luận văn đang được dấy lên  bằng những bải viết chỉ trích người làm, người hướng dẫn, người chấm và cả cơ quan chủ quản  trong việc này.  Giọng điệu các bài viết rất gay gắt, phẫn nộ, đòi xử lý trách nhiệm của tất cả những ai có dính líu đến bản luận văn.  Và thông tin nghe được cho biết Nhã Thuyên đã bị chấm dứt hợp dồng giảng dạy ở khoa Văn đại học Sư phạm Hànội - giáo viên hướng dẫn cô cũng bị thôi  chức trưởng bộ môn  và bản luận văn sẽ bị đưa ra phanh phui , mổ xẻ. 

    Để sang một  bên nội dung các bài viết phê phán bản luận văn của Nhã Thuyên đúng, sai thế nào, ta hãy xét sự việc dưới góc nhìn pháp luật.   Khoa Ngữ văn đại học Sư phạm Hànội là một cơ sở đào tạo sau đại học có pháp quy.  Các học viên cao học, nghiên cứu sinh muốn được đào tạo tại đây phải trải qua các kỳ thi tuyển.  Đề tài của họ đã được thẩm định.   Người hướng dẫn được phân công và hội đồng chấm luận văn được thành lập đều phải theo đúng quy trình của bộ Giáo dục & đào tạo ban hành và phải được cấp trên quyết định.  Cuộc chấm luận văn được tiến hành theo đúng các thủ tục quy định.   Biên bản cuộc chấm cũng như các phát biểu của thành viên hội đồng, các điểm số đều được lưu lại  hổ  sơ khoa học của khoa.  Nghĩa là  quá trình làm luận văn, chấm luận văn, bậc thạc sĩ cũng như bậc tiến sĩ đều được tiến hành và giám sát bằng một quy trình đã được chuẩn hóa về pháp quy của cơ quan quản lý nhà nước và lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

    Do đó, khi có  yêu cầu được xét lại bản luận văn thì đòi hỏi đầu tiên: phải tuân thủ đúng quy trình đã có.  Bộ hoặc trưởng khoa phải có quyết định  thành lập một hội đồng chấm lại luận văn, hoặc giả, hội đồng phúc tra luận văn.  Hai hội đồng cũ và mới phải được đối thoại, tranh luận với nhau trên cơ sở khoa học.  Kết luận  của hội đồng cũ và mới phải được coi trọng ngang nhau trên bàn của cấp ra quyết định cuối cùng.   Bản thân người làm luận văn là chủ thể chính của văn bản bị đưa ra mổ xẻ, phê phán, phải được quyền có tiếng nói trình bày, bảo vệ và phản biện công trình khoa học dưới dạng luận văn của mình.  Các ý kiến trên dư luận chỉ là thông tin bên ngoài, không thể coi là chứng cứ khoa học, cũng không thể coi là chứng cứ khoa học, càng không thể coi là áp lực số đông làm ảnh hưởng, thậm chí xuyên tạc bản chất khoa học của vấn đề.   Trong khóa họp, tiếng nói của nhà khoa hoặc phải được coi trọng và đề cao.  Hiện tại việc xử lý Nhã Thuyên  và giáo viên hướng dẫn cô đã là sai quy trình pháp luật và  quy trình khoa học. Hội đồng  thẩm định lại luận văn chưa có, cuộc họp xét lại luận văn chưa diễn ra, bản luận văn chưa được xem xét lại,  người làm và người chấm luận văn chưa được tranh luận lại, thế thì lý do nào để cắt hợp đồng giảng dạy của Nhã Thuyên và cất chức của người hướng dẫn khoa học bản luận văn đó

   Không ai có tội trước tòa án trước khi bị tòa kết tội.  Nguyên lý cơ bản đã áp dụng trong trường hợp này là : 

     Bản luận văn  VỊ TRÍ CỦA KẺ BÊN LỀ : THỰC HÀNH THƠ CỦA NHÓM MỞ MIỆNG TỪ  GÓC NHÌN VĂN HÓA   vá tác giả của nó, người hướng dẫn làm nó vì hội đồng chấm nó chưa thể bị quy kết tội phạm gi, khi chưa có một định giá khách quan, khoa học  từ một hội đồng thẩm định bao  gồm các chuyên gia của ngành.  Bởi vì  đây  là một đề tài khoa học. một luận văn khoa học - nên chỉ chịu sự giám sát về mặt khoa học, một luận văn khoa học, nên chỉ chịu sự giám định về mặt khoa học, nhất là khoa học văn học đòi hỏi rất tôn trọng sự tinh tường và tử tế. []

   phạm xuân nguyên

----
*  1)  Nhóm  Mở Miệng  gồm 4 tác giả ban đầu ;  Khúc Duy, Bùi Chát, Lý Đợi Nguyễn Quân.  ( nay chỉ còn Bùi Chát & Lý Đợi )   Tập đầu Mở Miệng đánh máy rồi cho COPY thành một số bản , với số lượng ít  mang tên  Nxb Giấy vụn.

           tự  bạch   :  ' thơ dơ , rác rưởi, nghĩa địa, ngôn ngữ thô tục, bẩn thỉu, lập dị  [ hình như ] nghệ thuật thơ [  mới bắt đầu cảm thấy như bị  bế tắc. "
        dùng thủ pháp  giễu nhại để vu cáo  , xuyên tạc, bôi nhọ nhằm hạ bệ các thần tượng,  danh nhân, bôi bẩn,  phủ nhận giá trị văn hóa đã có  , xúc phạm  giải thiêng  lãnh tụ, danh nhân văn hóa  v.v

       Lý Đợi tự bạch  :

     '   Mở Miệng được hình thành bởi  ý tưởng Bùi Chát ( gốc di cư Hố Nai - BT )  lấy từ Thánh kinh' khởi thủy là LỜI ...' vào cuối 2000  - xuất hiện chính thức năm 2001 : 
        -  phản đối vấn đề kiểm duyệt và cấp phép xuất bản.
        - muốn bình thường hóa việc tự do  ngôn luận, tự do sáng tác, và xuất bản.
       -  lúc đầu còn viết tay  sau mới đánh máy vi tính.' 
       -  xuất bản  tập thơ  ' Bài thơ  một vần / One rythme Poems '.  

       2)   Bùi Chát nhận ' Giải thưởng Tự Do Xuất Bản năm  2011'   được mời sang    nam Mỹ  , đọc diễn từ ( rất ngắn )  tại sảnh đường Jorge Luis Borges tại Buenos Aires vào  chiều ngày 25- 4- 2011:

    ' ...ở một nơi mà tự do chỉ có thể tồn tại trong những hành vi tùy tiện của chính quyền thì những cố gắng cho sự hiện diện của công lí và tình người dường như là vô nghĩa, và để hành động cho những điều tưởng như viển vông này chúng tôi chọn xuất bản (...)    Sách có thể biến thế giới  thành tự do, chính vì thế chúng tôi tin tưởng rằng tự do sẽ đến trước hết đối với những người làm sách, những người đọc sách và những người bàn luận về những điều mà sách mang lại...'  .

       - Bùi Chát được giải thưởng tự do xuất bản - phần lớn  dựa  vào bản luận văn '  Vị tri của kẻ bên lề: thực hiện thơ của nhóm'  Mở Miệng' từ góc nhìn văn hóa ' của  Đỗ thị Thoan - được giới báo chí, truyền thôn quốc tế  biết đến.  

       - giải thưởng Tự Do Xuất Bản  trao cho người trúng giải  $ 50.000  ( Mỹ kim ).

- 3)   tiến sĩ Vũ thị Phương Anh trả lời  cuộc phỏng vấn biên tập viên ML   -  có đoạn :

    "... đây là những người viết theo khuynh hướng HẬU HIỆN ĐẠI thì nó có giá trị.   HẬU HIỆN ĐẠI mà lại bị đánh giá ư ?  Tôi không hiểu là  họ muốn gì ? (   ám chỉ bài viết  Chu Giang-Nguyễn văn Lưu  lên án  bản luận văn thạc sĩ Dỗ thị Thoan và đòi đưa ra ở  một hội đồng  khác để phủ  nhận. Ts Anh gọi  Chu Giang và 2, 3 ông kia là' cha đạo thời trung cổ đang sống ở thời cách mạng này')

        HẬU HIỄN ĐẠI  như  tôi ( ts  Anh)  hiểu một cách đơn giản, nhất là không hài lòng với cái hiện đại hay hiện trạng- không hài lòng ở chỗ như thế này:   bình thường không có gì là hoàn hảo cả.  Vậy thì những người HẬU HIỆN ĐẠI  tạm gọi là nổi loạn, tức là họ không hài lòng. kể cả việc gì có đúng tới 80% mà những người sắc sảo nhìn ra được cái sơ hở của hệ thống đó.  Đó là phản ứng đối với sự nhàm chán, nói chung là  NGÁN SỰ THIẾU SÁNG TẠO hay là có   những sai sót   mà sửa chữa. (...) 

      Từ tinh thần đó họ có thể có những  từ gây SHOCK  hay GIẢI THIÊNG THÔ TỤC..
Từ' giải thiêng' tôi cho là cái nghĩa của nó rất là SHOCK.  Nó bình thường hóa những cái trước kia mình thần thánh hóa.  thần thánh hóa đây không phải là cụ thể là con người VỪA THẦN THÁNH HÓA MỘT CÁCH LÀM, MỘT Ý NGHĨ  -  Thiêng ở đây có nghĩa là coi nó hoàn hảo rồi.  GIẢI THIÊNG tức là nói nó chưa hoàn hảo, vậy thôi . ( ...)   

       Trong đoạn văn của Đỗ thị Thoan có nhắc đến nhóm MỞ MIỆNG,  nhóm này có nhắc đến Hồ chủ tịch . Và trong bài của Chu Giang [ thì ] câu chuyện đó coi như một tội trọng.  Ông [ ta ]  nói những hình tượng như Nguyễn Du, Hồ chủ tịch thì không thể nói tới GIẢI THIÊNG 
được ?  Điều đó coi như là tuyệt đối thiêng liêng, đời đời chắc là như vậy. 

       Tôi nghĩ đó là một thái độ rất trẻ con [ của  ông Chu Giang ].

    Bây giờ thật ra  là CHÚA TRỜI  mà tôi là người theo đạo Cộng giáo [ La Mã ]  thì cũng sẽ thiêng liêng, nhưng không phải là mình trông thấy ảnh tượng rồi mình rối rít lên, quì lạy xì xụp.  Không có như vậy đối với con người của thế kỷ XXI.   GIẢI THIÊNG theo tôi nghĩ,  nó hiền lành, chứ không đến nỗi phải  qui chụp vào đó.  Nó rất  nhiều ý nghĩa. Tôi nghĩ là họ ấu trĩ . 
[ Thế thôi !  ...

    ... Theo phán đoán của tôi có lẽ Chu Giang là một người phát biểu; nhưng sau  đó lại có  một chùm các bài viết khác có những người bị tác động khác.  Tôi nghĩ cả 2   điều POSSIBILITY 
 [ đều ] khả năng.  Nhưng tôi cũng nghĩ là,  có lẽ đa số,   chỉ vì ấu trĩ thì đúng hơn.  Ấu trĩ  và không tự mình quan sát , ... mà thấy bài đầu tiên của Chu Giang với lời lẽ nặng nề, khiến cho những người dễ dãi khi nghe như vậy liền nghĩ :

       " Đúng rồi, những cái đó là THIÊNG LIÊNG,   là TABOO  !  " 

        vì vậy, ai dám đụng tới thì nhảy chồm chồm lên bảo vệ, không [ cần  suy nghĩ ] . 
Tôi cũng không loại những  tin tức từ bên trong cho rằng :   

      "... hay là lợi dụng điều đó mà đấu đá lẫn nhau  ...*

---
*  tiến sĩ Vũ thị Phương Anh trình luận án tại  đại học La Trobe University ( Australia)  về ngành Giáo dục.  Giảng viên và nghiên cứu giáo dục, hiện  là phó giám đốc Trung tâm bồi dưỡng và Hỗ trợ chất lượng giáo dục, Hiệp hội các trường đại học ngoài công lập .
   (  Chú thích : Btv MẶC LÂM,  đài RFA
   

 4)   -  báo Quân đội nhân dân  xuất bản ngày 7- 7- 2013 ,  phê phán :  

     "...  Rõ ràng đây là một bản luận văn trá hình ( của Đổ thị Thoan - BT)  mang nội dung chính trị phản động.  Nó trá hình  ở chỗ mượn cụm từ ' góc nhìn văn hóa để khảo sát hiện trạng văn học '; nhưng thực chất để cổ xúy cho một' thực hành thơ bên lề'  là có tư tưởng chống đối cái trung tâm, cái chính thống, chống lại đinh hướng, chống lại thiên chức phụng sự Tổ quốc,  phụng  sự nhân dân của văn học và nhà văn ...'

 ( BT chú thích )

Nhóm “Mở Miệng”: lịch sử văn học đẫm máu sắp lập lại?

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/open-mouth-group-repeat-literature-sanguinary-ml-07192013170037.html

Trong một bài viết mới nhất đăng trên tờ Quân Đội Nhân Dân có tên “Một góc nhìn phản văn hóa và phi chính trị” tường thuật lại Hội nghị Lý luận-Phê bình văn học lần thứ III do Hội Nhà Văn Việt Nam tổ chức xuất hiện những bài tham luận chống lại một luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Thị Thoan, tức nhà văn Nhã Thuyên có tên “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa”. Luận văn này được phó giáo sư TS Nguyễn Thị Hòa Bình, trưởng Khoa Văn trường Đại học Sư Phạm Hà Nội hướng dẫn.
Luận văn thạc sĩ này thuộc chuyên ngành văn học và có lẽ do đó trong hội nghị Lý luận-Phê bình của hội nhà văn mới xuất hiện những phê phán gay gắt, thậm chí ác độc đối với tác giả luận văn và lây sang cả những cây viết trong nhóm Mở Miệng.

Ba mũi giáp công

Hai người có tham luận và ý kiến trong cuộc kết án này là nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Lưu tức tác giả Chu Giang và Giáo sư Phong Lê, nhà nghiên cứu phê bình lý luận văn học được cho là có uy tín hiện nay.
Cách đây hai tháng tác giả Chu Giang đã viết nhiều bài trên Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh kết án tác giả luận văn và nhóm Mở Miệng. Trong một thời gian dài, những bài viết này rơi vào im lặng nhưng chợt sống lại một cách bất ngờ trong một hội nghị được gọi là Phê Bình lý luận khiến không ít người đặt câu hỏi: Phải chăng tác động bức phá của nhóm Mở Miệng ngày càng lan rộng trong giới sáng tác khiến cho chính hội Nhà Văn Việt Nam sợ hãi sự bùng nổ sẽ làm tan vụn các định hướng từ bao lâu nay trong sinh hoạt sáng tác của hội.
Tờ Quân Đội Nhân Dân trích dẫn một đoạn của Nhã Thuyên để cáo buộc tác giả này đang có ý đồ hướng dẫn người đọc đi theo đường lối phản động của tác giả:
Thực ra đây là biểu hiện của một khuynh hướng muốn mượn văn thơ để làm chính trị thôi, tất nhiên không có nghệ thuật nào tách ra khỏi hệ tư tuởng chính trị cả thế.
-Chu Giang
“Mở Miệng, ở các thực hành thơ, đã là biểu hiện của sự giải phóng, trong nỗ lực giải phóng của nghệ thuật Việt Nam đương đại. Trong sự so sánh với truyền thống thơ của Việt Nam, Mở Miệng là một sự chối bỏ quyết liệt, dù tôi không muốn nhìn nhận họ như một sự đại diện cho thế hệ, nhưng họ đã lên tiếng đòi phá nốt những thành trì kiên cố của sự chuyên chế, khi niềm tin vào chế độ và sự tự do đang có đã tan rã…” (tr. 104).
Để rồi bài báo kết luận ngay sau đó:
“Rõ ràng “đây là một bản luận văn trá hình mang nội dung chính trị phản động”. Nó trá hình ở chỗ mượn cụm từ “góc nhìn văn hóa” để khảo sát một hiện tượng văn học, nhưng thực chất để tung hô, cổ xúy cho một “thực hành thơ bên lề” có tư tưởng chống đối cái trung tâm, cái chính thống, chống lại định hướng, chống lại thiên chức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân của văn học và nhà văn.”
Thật khó mà nghĩ ra tại sao “chối bỏ quyết liệt, phá nốt thành trì chuyên chế” lại là phản động? Như vậy không khác gì bêu rếu rằng nhà nuớc này, nền văn học này đang là thành trì chuyên chế hay sao?

Nhân văn giai phẩm hai?

Nói với chúng tôi nhà phê bình Chu Giang tức Nguyễn Văn Lưu nhận xét về bài luận văn này:
Thực ra đây là biểu hiện của một khuynh hướng muốn mượn văn thơ để làm chính trị thôi, tất nhiên không có nghệ thuật nào tách ra khỏi hệ tư tuởng chính trị cả thế nhưng dù sao cũng phải có cái tương đối của nó nhưng trong luận văn của cô ấy nó hơi thô thiển không phải là một cái tư tưởng nghệ thuật.
Riêng Giáo sư Phong Lê, người mà bài báo mô tả: “hai lần lên diễn đàn đề nghị các cơ quan chức năng phải làm việc nghiêm khắc và xử lý thích đáng đối với tác giả bản luận văn cũng như hội đồng chấm luận văn” trần tình với chúng tôi:
qdnd-250.jpg
Bài viết trên tờ QĐND hôm 7/7/2013 có tên “Một góc nhìn phản văn hóa và phi chính trị”. Screen capture.
Sự thật là thế này: điều ấy tôi biết được qua thành viên chủ trì cuộc họp đó đó là anh Chu Giang. Anh này khảo rất sâu về luận văn đó và anh sâu ngược lên về nhiều chuyện khác nữa và anh viết trên tờ Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh anh đặt vấn đê phải kiềm tra lại khoa văn Đại học Sư Phạm vì sao lại đào tạo ra cái luận văn như thế. Tôi chưa được đọc trong nội dung ấy tức nhiên là phức tạp, mỗi người một cách đánh giá nhưng tôi nói rằng nếu như nội dung ấy đúng như anh nói thì nó phạm phải một đìêu mà tôi cho là không thể giải thiêng được và xúc phạm đến Hồ Chí Minh, xúc phạm nhiều chân lý, nhiều điều đáng lẽ phải tôn trọng. Đối với tôi việc giải thiêng Hồ Chí Minh thì tôi không chấp nhận đựơc và tôi nói nếu sự thực như thế thì hội nhà văn nên kiến nghị với Bộ Giáo dục về việc phải xem lại cái nội dung của luận văn đó chứ tôi không bao giờ nói công an cả. Câu chuyện này tôi biết ở trên họ đã bắt đầu “động” rồi đấy. Sắp tới báo chí nó sẽ xuất hiện.
Theo những thông tin mà chúng tôi có thì Giáo sư Phong Lê là một thành viên trong hội đồng xem xét trường hợp luận văn này và nó sẽ bắt đầu trong thời gian ngắn sắp tới. Điều mà Giáo sư Phong Lê gọi là “sắp tới” ấy được nhà báo Phạm Thành diễn giải:
Thật ra tâm địa của những người chơi nhóm Nhã Thuyên chúng nó còn xấu xa đểu cáng hơn cả cái thời Nhân Văn. Tình chất của nó y chang thế thôi bởi vì rõ ràng đây là một lĩnh vực nghiên cứu tác phẩm công bố trên một phạm vi hẹp thế mà tự nhiên chúng nó la lên mà toàn dùng những ngôin gnữ mật thám ngôn ngữ chó săn để định tiêu diệt người ta vì vậy tâm địa và tính chất vụ việc nó cũng na ná như Nhân Văn Giai Phẩm.”

Từ tránh né đến nói dối

Theo bài báo thì sau khi vụ việc xảy ra Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Khoa Văn của nhà trường đã họp “rút kinh nghiệm”. Bài báo xác nhận trên thực tế chưa ai bị xử lý bất kỳ hình thức kỷ luật gì. Thậm chí có người còn phát biểu trên một số diễn đàn chính thống rằng phê phán bản luận văn như vậy là kiểu “chụp mũ, quy kết” đã lỗi thời.
Tuy nhiên sự thật lại khác hẳn, Nhã Thuyên không được giảng dạy tại trường và người hướng dẫn cô cũng bị mất luôn chức trưởng khoa. Ông Chu Giang nói với chúng tôi:
Nội bộ trong trường các cô làm với nhau thì ai mà biết được. Nhưng vừa rồi cái khoa này có mời cô này về để chuẩn bị giảng dạy chính thức trong trường. Chắc là cũng do hăng hái quá, phát biểu cái quan niệm của cô quá khích cho nên sinh viên họ phản đối dữ dội thì các cơ quan pahỉ can thiệp nên sự việc nó bị bùng ra chứ nếu không ai biết được bên trong nó như thế.
Nhà Báo Phạm Thành cho biết sự thật là cả hai đang trong tình trạng rất khó khăn nhưng ông chia sẻ sự khó khăn của ngôi trường Sư phạm này khi buộc lòng phải có biện pháp với hai người theo lệnh của Tuyên giáo:
Mình đánh giá cao chỗ này, tức là trường đại học sư phạm nó đã đồng ý cho Nhã Thuyên làm cái việc này và cử một giảng viên là cô Nguyễn Thị Hòa Bình ra đề hướng dẫn cho Nhã Thuyên làm luận án tức là họ đã có cái nhìn khoa học, và hành động cao cả. Còn bây giờ bị sức ép của tuyên giáo mà buộc pahỉ cho thôi việc Nhã Thuyên, cách chức trưởng khoa của cô Nguyễn Thị Hòa Bình thì cực chẳng đã phải làm. Mình đánh giá rất cao trường Sư phạm lúc đầu đã chấp nhận cho làm cái việc này. Họ cũng muốn đồi mới vì nghiên cứu thì không có vùng cấm.
Nhóm Mở Miệng họ làm việc đó thật là tuyệt vời nhưng văn hóa Việt Nam mình không chấp nhận vì đầy một lũ tiều nông.
-Phạm Thành
Theo Lý Đợi một thành viên của nhóm Mở Miệng cho biết nhóm được hình thành từ ý tưởng của Bùi Chát, cái tên Mở Miệng lấy từ Thánh kinh: “Khởi thuỷ là lời”, vào cuối năm 2000, nhóm xuất hiện chính thức từ năm 2001gồm có Lý Đợi, Khúc Duy, Nguyễn Quán  và Bùi Chát. Lý do chính của việc thành lập Mở Miệng là phản ứng lại vấn đề kiểm duyệt và cấp phép xuất bản. Sau đó, thì cả nhóm muốn bình thường hoá việc tự do ngôn luận, tự do sáng tác và xuất bản.
Bùi Chát kể lại, trong lúc cả bốn người còn rất trẻ (ngoài 20), mới tốt nghiệp đại học, đầy nhiệt huyết và dự định trong việc cống hiến cho xã hội, cho nghệ thuật... khao khát Mở Miệng càng thấy rõ sự phi lý, trì trệ, sự cam chịu đến khó hiểu trong sinh hoạt văn hoá ở Việt Nam. Không thể nào khác được, những người trẻ này đã phải quyết tâm để Mở Miệng.
Nhà phê bình văn học Nguyễn Hoàng Đức từ Hà Nội có những nhận xét ngắn về nhóm Mở Miệng như sau:
Nhóm Mở Miệng tôi có thể nói theo cảm quan của tôi, thứ nhất là họ có phản ứng với tính chất tâm lý. Ở Việt nam chúng ta sống bằng cảm xúc và tâm lý là nhiều chứ chúng ta không sống bằng lý thuyết. Nhóm Mở Miệng này phản ứng việc bị o ép, Mở Miệng là bung ra bật cửa bật phéc mơ tuya đề mở cửa đề cho gió vào nhưgn họ không có một hệ lực trong hệ lý thuyết. Đối với tôi nhóm Mở Miệng phản ứng một cái hệ trì trệ lâu năm mà họ bật ra bằng cảm xúc và tâm lý nhưng họ chưa có đủ một lộ trình mỹ học để thay thế cái cũ.
Nhà báo Phạm Thành nhận xét:
Nhóm Mở Miệng họ làm việc đó thật là tuyệt vời nhưng văn hóa Việt Nam mình không chấp nhận vì đầy một lũ tiều nông, đầy một lũ du hủ du thực làm văn chương nghhệ thuật cho nên nó cứ phân khu ra chuệyn này chuyện kia. Nó phân khu ra cái này là văn minh, cái kia là không văn minh. Nó cũng theo gót bọn hủ nho cậy mình có chữ ba lăng nhăng coi thường cái nghề chân tay, coi thường người nông chỉ coi chữ nghĩa trên hết mà thôi.

Khi Hữu Thỉnh đọc thơ Lý Đợi

Để biết thêm điều gì đã làm cho nhóm Mở Miệng bị xem là phản động và lấy văn chương kích động người đọc ra sao, mời quý vị nghe bài thơ mang tên “chúng nói: “sông có thể cạn, núi có thể mòn” của Lý Đợi qua giọng đọc của chủ tịch Hội Nhà Văn Việt Nam, ông Hữu Thỉnh:
“Chúng nó nói
Chúng nói
Sông có thể cạn
Núi có thể mòn
Chúng nói
Sông có thể cạn
Núi có thề mòn
Và tôi thấy chúng làm:
Chúng đuổi người đi đường
Chúng không cho người dân cất tiếng nói
Chúng bao vây và trấn áp người biểu tình chống xâm lăng
Chúng cho người trà trộn vào đám đông biểu tình để phá thối, gây chia rẽ
Chúng bảo chúng ta bị xúi giục
Chúng coi thường sự hiểu biết của nhân dân
Chúng bảo mất Hoàng Sa – Trường Sa không phải lo.
Hãy về nhà ngủ và tin vào Cộng sản và nhà nước.
(Tin chúng mày để hôm nay thấy Sài Gòn & Hà Nội đầy một lũ tay sai Bắc Kinh à?)
Chúng vu khống những người yêu nước là phản động
Chúng muốn chúng ta vĩnh viễn là nô lệ
Chúng đã lăng mạ lòng tự trọng dân tộc
Chúng đã phỉ nhổ vào lịch sử
Chúng đã đập bàn thờ tổ quốc
Chúng đã ném cứt vào xương máu những người đã chết cho quê hương
Chúng tóm cổ các nhà báo tự do
Chúng đe doạ, đánh đập văn nghệ sĩ
Chúng khủng bố các nhà trí thức
Chúng theo dõi điện thoại, email
Chúng hiếp dâm nhân quyền...
Và chúng nói tiếp, sau khi làm: “song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.”
Quý vị vừa nghe ông Hữu Thỉnh đọc bài thơ của Lý Đợi. Dĩ nhiên ông đọc lên để phê phán và kết án bài thơ này trong hội nghị của Hội Nhà Văn Việt Nam nhưng có một điều nghịch lý là khi nghe bài thơ qua giọng đọc hùng hồn của ông, người ta có cảm giác ông đang khen bài thơ, khen một cách chân thành vì ngôn ngữ bài thơ sống động bất ngờ đã lái cảm xúc của ông qua một hướng khác, hướng “Mở Miệng” ra để nói những lời chân thật?

Sách nhiễu không thành, an ninh hù dọa mẹ blogger Đoan Trang

http://danlambaovn.blogspot.com/2013/08/sach-nhieu-khong-thanh-ninh-hu-doa-me.html

Như thông tin Dân Làm Báo đã đưa, hôm nay, ngày 09 tháng 08 năm 2013, một cán bộ xưng là Tuyết, thuộc Tổng cục An ninh đã đến nhà để “làm việc” với bà Bùi Thị Thiện Căn, 73 tuổi, là nhà giáo hưu trí, mẹ ruột của blogger Đoan Trang về việc blogger này đã kí tên và trao Tuyên bố 258 của Mạng lưới blogger Việt Nam cho đại diện Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) và nhiều tổ chức quốc tế khác như Freedom House, SEAPA, Human Rights Watch, ICJ, CPJ,..
Nhận được thông tin về ý đồ sách nhiễu của cơ quan an ninh đối với thân nhân thành viên mạng lưới blogger Việt Nam, một số anh chị em blogger và những người ủng hộ Tuyên bố 258 đã đến hỗ trợ tinh thần đối với gia đình blogger Đoan Trang.
Blogger Lê Thiện Nhân, người có mặt từ sớm để hỗ trợ gia đình Đoan Trang, cho biết bà Thiện Căn đã tỏ thái độ kiên quyết, thể hiện sự am hiểu pháp luật khi trả lời từng câu hỏi của cán bộ an ninh, khiến người này mau chóng chán nản và thất vọng.
“Một lúc sau, khi Nguyễn Chí Đức chụp ảnh, với thái độ lo sợ và hèn hạ, viên nữ An ninh này tỏ ra mất bình tĩnh và phản ứng rất gay gắt,” blogger này tường thuật rõ hơn trong một dòng trạng thái chia sẻ trên facebook.

“Cuối cùng, đỉnh điểm của sự lố bịch, hèn hạ của đám công quyền là khi ra về, viên nữ công an tên Tuyết này gọi điện lại cho bà Thiện Căn và hù dọa :”Nếu bác còn mời bạn bè Đoan Trang đến nữa thì chỉ khổ con bác thôi.”
Phản ứng của blogger Đoan Trang 
Nhà báo, blogger Đoan Trang hiện đang đại diện Mạng lưới blogger Việt Nam đi trao Tuyên bố 258 cho các tổ chức nhân quyền quốc tế tại Bangkok, Thái Lan.
Nhận được tin báo từ gia đình tối qua ngày 08/08/2013, cô không khỏi lo lắng: 

“Mẹ tôi năm nay đã 73 tuổi, là nhà giáo hưu trí, sống một mình. Cả đời cụ không biết to tiếng với ai, sợ rằng không chịu đựng nổi sự sách nhiễu của an ninh, ” người từng bị giam giữ 9 ngày vào năm 2009 vì các bài viết nhiều ‘đụng chạm’”, Đoan Trang đã cho CTV DLB biết.
“Ngoài gia đình, họ còn tìm đủ mọi cách như nhắn tin, gọi điện, tiếp xúc để gây sức ép với tòa soạn, bạn bè, đồng nghiệp của tôi.”
Sáng nay, qua Facebook của mình biết được các anh chị em blogger đã đến tận nhà để hỗ trợ mẹ mình trong buổi làm việc với an ninh, Đoan Trang hết sức vui mừng và biết ơn.
“Trân trọng cảm ơn các bác, các cô chú, anh chị em, các bạn, đã hỏi thăm, động viên, chia sẻ và lo lắng cho mẹ con cháu/em. Sự quan tâm đó là cách bảo vệ mẹ cháu/em rất hiệu quả. Cháu/em vô cùng cảm động và thật sự bối rối, không biết nói sao để bày tỏ lòng biết ơn.

Kính gửi toà soạn báo Pháp luật TP.HCM: Em biết nhiều anh chị ở toà soạn cũng đã gặp phiền phức, dù ít dù nhiều, vì những việc em làm. Em biết các anh chị đã hết lòng bảo vệ em, và như một bạn đã nói, “cho dù thế nào mọi người vẫn coi em là một thành viên của báo Pháp luật TP.HCM”. 

Em xin lỗi tất cả toà soạn - nếu có ai vì em mà gặp phải sự khó chịu nào đó. Em cũng muốn cảm ơn thật nhiều tất cả các anh chị em, các bạn, đã luôn ủng hộ em suốt 3 năm qua. 

Cuối cùng, gửi các nhân viên an ninh (mà tôi không muốn nêu tên ở đây): Các anh chị vui lòng chấm dứt việc nhắn tin, gọi điện, tiếp xúc với gia đình, toà soạn, bạn bè và đồng nghiệp của tôi. Các anh chị không cần phải khích bác đâu. Tôi biết việc gặp gỡ “chỉ là tiếp xúc thân tình”, “thăm hỏi” thôi mà, nhưng các anh chị cũng nên để ý xem người ta có muốn gặp mình không chứ. 

Gửi riêng em “áo vàng” đến nhà chị sáng nay, hy vọng em có Facebook: T., chị tôn trọng em và công việc của em. Chị tin là em hiểu điều chị nghĩ và việc chị làm. Vậy tại sao chúng ta không thể tìm tiếng nói chung được? Vấn đề “ý thức hệ”, “tư tưởng chính trị” quan trọng đến thế sao em?
Giới blogger nói gì?
Khi được hỏi về nguyên nhân của việc chính quyền sách nhiễu thân nhân những người kí vào Tuyên bố 258, Nguyễn Việt Hưng, một blogger có nhiều kinh nghiệm đối phó với cơ quan an ninh, giải thích: 

“Họ [công an] biết người Việt Nam sợ liên lụy cho người thân, bạn bè nên họ khai thác.”

“Đây là tâm lí chung có nguồn gốc từ văn hóa làng xã, trọng các mối dây liên kết xã hội của người Việt Nam.”
Blogger Nguyễn Việt Hưng còn chia sẻ thêm một số kinh nghiệm với những người mà người thân của họ có khả năng bị công an sách nhiễu.
“Một là chỉ rõ cho phía an ninh thấy việc gặp thân nhân nhà hoạt động là hoàn toàn không có cơ sở pháp lí. Hai là dặn dò người thân kiên quyết không tiếp công an. Ba là khẳng định ‘việc ai người đó chịu’. Bốn là cảnh cáo công an rằng ‘thời này không phải là Cải cách ruộng đất, không thể muốn làm gì thì làm.”
Đang ở thành phố Weimar nước Đức để tham gia một khóa học bổng ngắn hạn, blogger Người Buôn Gió phát biểu ngắn gọn:
“Đây là một sự lố bịch của pháp luật, không phải thời phong kiến mà có thể bố mẹ liên can đến việc con đã trưởng thành làm.”
Mặc dù luôn khẳng định mong muốn xây dựng nhà nước pháp quyền, song chính quyền Việt Nam, bằng các hành động sách nhiễu thân nhân các nhà hoạt động, đã ‘dẫm đạp’ lên một trong những nguyên tắc pháp quyền căn bản nhất: “cá nhân trưởng thành chịu mọi trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật.”

Công an gây sức ép lên mẹ blogger Đoan Trang

http://danlambaovn.blogspot.com/2013/08/cong-gay-suc-ep-len-me-blogger-oan-trang.html

Hôm nay, ngày 8 tháng 8 năm 2013, gia đình của nhà báo, blogger Đoan Trang đã nhận được điện thoại từ cán bộ của Tổng cục An ninh, thông báo sẽ có một buổi "làm việc" với cụ bà Bùi Thị Thiện Căn. Cụ là một nhà giáo hưu trí nay đã 73 tuổi và là mẹ của nhà báo, blogger Đoan Trang.
Lý do của buổi "làm việc" này liên quan đến việc Đoan Trang đã ký tên và cùng nhiều bạn khác đại diện cho Mạng Lưới Blogger Việt Nam đến trao Tuyên Bố 258 cho đại diện Ủy ban Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (OHCHR) và nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế như Human Rights Watch, SEAPA, Freedom House, Forum-Asia...
Tuyên bố 258 là tiếng nói chung của hơn 100 blogger bày tỏ quan điểm của mình về vai trò và trách nhiệm của nhà nước Việt Nam đối với tình trạng nhân quyền trong nước để có thể được xem xét trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Điển hình là kêu gọi kêu gọi nhà nước Việt Nam và HĐNQ xem xét lại Điều 258 vốn đi ngược lại những quan điểm nền tảng phồ quát về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc.
Hành động tách riêng và sách nhiễu một vài cá nhân đại diện hay thân nhân của những cá nhân này đồng nghĩa với việc xúc phạm đến toàn thể những người đã ký tên và tham gia vận động cải thiện nhân quyền ở Việt Nam.
Hành động nhắm vào thân nhân, cụ thể là đối với một cụ bà 73 tuổi, tóc bạc trắng, một nhà giáo nghỉ hưu rất hiền như cụ bà Bùi Thị Thiện Căn là một hành động vô lương tâm, trái đạo lý và trái luật. Blogger Đoan Trang là một người trưởng thành, tự mình chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách một công dân; không một ai liên quan hay phải chịu trách nhiệm pháp lí nào về hành động của cô ấy.
Hành động "làm việc" với cụ bà Bùi Thị Thiện Căn của Tổng cục An ninh là câu trả lời của nhà nước Việt Nam đối với Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Thái độ này sẽ góp phần vào việc tạo nên hình ảnh tiêu cực của Việt Nam khi đang vận động được trở thành một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016.
Mạng lưới Blogger Việt Nam gửi thông báo này đến tất cả những blogger Việt Nam, đồng bào trong và ngoài nước, cùng những cơ quan tổ chức quốc tế đã nhận Tuyên bố 258 để kêu gọi cùng lên tiếng phản đối và đồng hành hỗ trợ blogger Đoan Trang trước những hành động mang tính trấn áp tinh thần và sách nhiễu một cụ bà 73 tuổi chỉ vì những việc làm chính đáng, hợp pháp của nhà báo, blogger Đoan Trang.
Mạng lưới Blogger Việt Nam kêu gọi các bạn blogger, bằng hữu hãy đến chia sẻ, hỗ trợ tinh thần với mẹ của blogger Đoan Trang và cùng nhau đoàn kết, đồng hành trên con đường còn nhiều thử thách và khó khăn này.
Mạng lưới Blogger Việt Nam
Website: http://tuyenbo258.blogspot.com

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

TP.HCM lên kế hoạch ứng phó sự cố vỡ đập hồ Dầu Tiếng

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130731/tp-hcm-len-ke-hoach-ung-pho-su-co-vo-dap-ho-dau-tieng.aspx


(TNO) Hầu hết diện tích vùng thấp trũng của TP.HCM bị ngập sâu khi hồ thủy lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh) bị vỡ đập hoặc xả lũ theo thiết kế.

Đó là thông tin từ cuộc họp của UBND TP.HCM về kế hoạch ứng phó khẩn cấp trong trường hợp hồ thủy lợi Dầu Tiếng bị vỡ đập hoặc xả lũ theo thiết kế, diễn ra vào chiều 31.7.
Ngập sâu từ 2,07 mét đến 11,97 mét
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Xuân Hoàng, Chi cục phó Chi cục Thủy lợi và phòng chống lụt bão (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM), đưa ra các tình huống khẩn cấp và cấp báo động của hồ Dầu Tiếng.

Đường phố TP.HCM ngập sâu sau một cơn mưa lớn - Ảnh minh họa
  
Theo đó, nếu mưa lớn kéo dài sinh lũ lớn, hồ Dầu Tiếng xả lũ với lưu lượng 3.600 m3/giây, thì thời gian lũ về đến H.Củ Chi (cầu Bến Súc - 42 km) là 6 giờ 34 phút, chiều sâu ngập là 5,71 mét; thời gian lũ về trung tâm thành phố (cửa kênh Thị Nghè - 133 km) là 27 giờ 20 phút, chiều sâu ngập là 2,07 mét.
Nếu vỡ đập chính hồ Dầu Tiếng kết hợp lũ cực hạn, thì thời gian lũ về đến H.Củ Chi (cầu Bến Súc - 42 km) là 2 giờ 8 phút, chiều sâu ngập là 11,97 mét; thời gian lũ về trung tâm thành phố (cửa kênh Thị Nghè - 133 km) là 23 giờ 18 phút, chiều sâu ngập là 2,38 mét.
Có 124 xã, phường thuộc 18 quận, huyện nằm trong khu vực trọng điểm ngập lụt, gồm 4 huyện: Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Nhà Bè; và 14 quận: Gò Vấp, Thủ Đức, Bình Thạnh, Bình Tân, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, 2, 4, 7, 8, 9, 9, 10, 12.
Khẩn trương xây dựng kế hoạch ứng phó chi tiết
Theo ghi nhận của Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tại khu vực Nam Bộ và hạ lưu sông Sài Gòn, thiên tai xảy ra khắp nơi trong khu vực, gây tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng và tác động xấu đến môi trường.
Trong vòng 11 năm từ 2000 - 2011, đồng bằng sông Cửu Long đã xuất hiện 4 năm lũ lớn liên tiếp là 2000, 2001, 2002 và 2011; trong đó lũ năm 2000 được xem là lũ lịch sử, gây thiệt hại đến 4.626 tỉ đồng.
Đợt lũ hạ lưu sông Sài Gòn năm 2000 cũng được xem là năm lũ lớn, gây ngập úng trên diện rộng, thiệt hại khoảng 160 tỉ đồng.
Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam cảnh báo, trước những ảnh hưởng ngày càng sâu sắc của biến đổi khí hậu, mức độ thiên tai ngày càng gia tăng về cả quy mô cũng như chu kỳ lặp lại, kèm theo những đột biến khó lường, gây cản trở trực tiếp đến sự phát triển bền vững.
Chủ trì cuộc họp, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà, cho rằng xảy ra thảm họa thường nằm ngoài dự tính, gây thiệt hại vô cùng lớn.
Để giảm nhẹ thiệt hại đến mức đối đa, ông Hà yêu cầu các quận, huyện, sở ngành khẩn trương xây dựng kế hoạch ứng phó chi tiết cho từng địa phương, từng đơn vị. Sau đó, thành phố sẽ tổng hợp chung cho cả thành phố để triển khai thực hiện.
Theo đó, phải tính toán, mô phỏng (trước khi sự cố bất ngờ xảy ra) cụ thể vùng nào bị ngập sâu, bao nhiêu dân phải di tản, đi tản đến đâu và bằng phương tiện gì cho an toàn, vấn đề cung ứng lương thực, thực phẩm, thuốc men, nguồn điện chiếu sáng như thế nào…
Dung tích chứa hơn 2 tỉ mét khối Hồ thủy lợi Dầu Tiếng thuộc công trình đầu mối cấp 1 nằm trên thượng nguồn sông Sài Gòn thuộc địa bàn xã Phước Minh, H.Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh; được xây dựng từ năm 1981; mực nước dâng bình thường là 24,4 mét với dung tích chứa 1,58 tỉ mét khối; mực nước siêu cao là 26,3 mét ứng với dung tích chứa hơn 2 tỉ mét khối.
Đây là hồ thủy lợi lớn nhất nước ta hiện nay do Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp quản lý.
Đình Phú