Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Cuộc đời trẻ em mồ côi dưới thiên đường cộng sản

http://danlambaovn.blogspot.com/2014/03/cuoc-oi-tre-em-mo-coi-duoi-thien-uong.html

Cuộc đời trẻ em mồ côi dưới thiên đường cộng sản

Uyển Thi (Danlambao) - Ở Sài Gòn trẻ em và người lớn thường mua sắm cho quần áo mới mỗi dịp tết đến xuân về. Nên nhóm thanh niên công giáo chúng tôi có một kế hoạch là hễ chúng tôi quen ai, thường xin những bộ quần cũ vào dịp cuối năm để đem về nhà giặc sạch đem ủi để cuối năm hoặc một ngày chúa nhật thuận tiện, sẽ đem đến các trại cô nhi viện hoặc viện dưỡng lão để tặng lại cho các em và các cụ mặc. Trong dịp cuối năm vừa rồi khi đem số quần áo đến trại cô nhi viện để tặng tôi phát hiện một em trai có khuôn mặt, và ánh mắt buồn hơn tất cả những đứa trẻ khác tôi hỏi gì em cũng không nói mà chỉ lăn hai hàng nước mắt dài nhễ nhại, tôi đành hỏi sơ bề trên về hoàn cảnh đặc biệt của em?
Sơ bề trên kể sở dĩ em Tuấn có khuôn mặt và ánh mắt buồn là bởi cha em bị bệnh mất sớm mẹ bị người ta bán sang nước lạ, nhà cửa ruộng vườn thì bị qui hoạch với lại còn nhỏ cũng chẳng thể lao động được, họ hàng chẳng còn ai nên hai chị em phải dẫn nhau đi ăn xin để nuôi nhau được khoản ba năm. Nhưng mới cách đây hơn một tháng chị em bị tông xe ngất ra đường giữa đêm tối, và người ngây ra tai nạn thấy không có ai ngoại trừ một đứa nhỏ thì bỏ chạy đi mất. Khi người ta đưa chị em đến bệnh viện thì bác sỹ đã bảo chị em đã chết. Vì em Tuấn còn quá nhỏ nên khi em nói người tông chị em có mặc quân phục nên chúng tôi không thể tin ngay được, mong cơ quan điều tra sớm xác minh.
Vì hoàn cảnh đặc biệt của em và được sự giới thiệu của bệnh viên, nên cô nhi mới nhận em về ngôi nhà chung cho đến nay. Biết được hoàn cảnh của em rất đặc biệt tôi có ngỏ ý với sơ sẽ viết bài về em, nhưng sơ nhất định không chịu vì sợ liên lụy và nhất quyết không cho tôi chụp một bức ảnh nào về cô nhi viện của mình, và căn dặn không được viết tên cháu nhỡ may chính quyền đến làm phiền bởi cháu đã quá khổ rồi. Đúng là CS đã không giúp đỡ gì cho em bé và cô nhi viện công giáo thì thôi còn lại làm phiền, Tôi có hứa với sơ là sẽ không viết gì cả câu chuyện cũng dần quên đi, cho đến hôm qua khi tôi ra phố bắt gặp hình ảnh của hai chị em khác, cũng dẫn nhau đi xin nên nhớ ánh mắt buồn của đứa bé mà tôi đã gặp trong cô nhị viện lại hiện lên, nên tôi đặt bút viết tặng em một bài thơ dù có muộn
Và cũng để giữ lời hứa với sơ tôi không nói tên cô nhi viện mà có em Tuấn ở đó, cái tên Tuấn là do tôi đã sửa và những hình ảnh kèm theo chỉ mang tính chất minh họa, để mong bù đắp những gì uất hận mà em không thể nói ra thành lời, mà chỉ diễn tả bằng đôi mắt thật buồn và đầy lệ rơi
Đời Mồ Côi
Em sinh ra đã không hề biết mẹ
Hàng ngày Em theo chị để ăn xin
Ngày đầu đường đêm ghế đá công viên
Sống lay lắt nhờ đồng tiền thiên hạ.
Nhiều khi đói sữa thay bằng nước lã
Hai chị em vật vã dạ cồn cào
Dế ve Sầu nướng lót dạ đêm thâu
Mong trời sáng xin cơm thừa hàng quán.
Cha chết sớm mẹ bị người ta bán
Sang bên Tàu vào động bán dâm
Nhà cửa ruộng nương
Đảng qui hoạch chẳng bồi thường
Nghe người nói cán bộ phường chia chác
Mình sống được nhờ tấm lòng cô bác
Nín đi nào chị sẽ hát ầu ơ
Mất mẹ cha đời đói rét bơ vơ
Đừng khóc nữa em thơ xin hãy hiểu.
Chuyện xui xẻo đẩy đưa đời cô lựu
Chị bị tông xe nằm ngất bên đường
Khi mọi người đưa chị đến nhà thương
Chị đã chết từ trên đường nhập viện.
Kẻ tông chị là đảng viên say xỉn
Sợ liên quan chúng đã biến vào đêm
Hết họ hàng giờ chỉ còn mình em
Nên ánh mắt mới buồn lên đến thế.
Anh xin lỗi mấy tháng rổi mới kể
Chỉ mong sao ánh mắt bé vơi buồn
Trẻ ăn mày không được đảng yêu thương
Nhưng còn có những trại cô nhi viện
Uyển Thi

Bùi Thị Minh Hằng & các thủ đoạn quen thuộc của công an

http://danlambaovn.blogspot.com/2014/03/bui-thi-minh-hang-cac-thu-oan-quen.html

Bùi Thị Minh Hằng & các thủ đoạn quen thuộc của công an

Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Sau kỳ UPR, "món nợ" 227 khuyến nghị đang chờ giới cầm quyền Việt Nam trả, thì tình hình nhân quyền tại quốc gia này ngày thêm tồi tệ. Đó như là sự "giỡn mặt" với Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Liên quan đến bà Bùi Thị Minh Hằng.
Sau sự việc hành hung dã man vợ chồng ông Nguyễn Bắc Truyển cùng 21 người tại Lấp Vò - Đồng Tháp, hiện nay nhà cầm quyền Đồng Tháp vẫn tiếp tục giam giữ trái pháp luật ba người: Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Nguyễn Văn Minh, tính đến nay đã hơn 1 tháng, kể từ hôm 11/2/2014. Sự việc bắt người phi pháp đã khiến họ quyết định tuyệt thực để phản đối. Các con của bà Bùi Thị Minh Hằng đã liên hệ đến hầu hết tất cả những nơi họ có thể nghĩ ra để cứu người mẹ của mình. Tính mạng của ba công dân nói trên đang bị đe dọa nghiêm trọng liên tục suốt 1 tháng qua. 
Điều cần nói trước tiên, cho đến nay chưa có quyết định bằng văn bản chính thức khởi tố bà Hằng, bà Quỳnh và ông Minh theo luật hiện hành. Công an Đồng Tháp đã vi phạm rất nhiều điều trong Luật Tố Tụng Hình Sự, đơn cử: điều 10,11,12,13 v.v... cho đến 48, 49, 50, 54, 55, 104 v.v...
Theo đó, thuật ngữ "người làm chứng" có ý nghĩa khi và chỉ khi quyết định khởi tố vụ án được ban hành chính thức. Suy ra, không có vụ án được khởi tố, đồng nghĩa chưa có bị can bị khởi tố. Như vậy, việc công an Đồng Tháp dùng "giấy triệu tập" đối với 5 người bạn bà Hằng với tư cách "người làm chứng" [1] gồm: Phan Đức Phước, Nguyễn Vũ Tâm, Tô Văn Mãnh, Bùi Thị Diễm Thúy và Đỗ Thị Thùy Trang, nó hoàn toàn vô hiệu, vô giá trị.
Khi nào "giấy triệu tập" được phát hành? Thưa, chỉ khi (các) vụ án và (các) bị can đã có quyết định khởi tố. Bởi vì cụm từ "triệu tập" chỉ dùng với: bị can, bị cáo, người làm chứng, người bị hại, người tố cáo v.v... Do đó, nếu ai bị quấy nhiễu bằng "giấy triệu tập" nên lưu ý điểm này để đấu tranh dứt khoát ngắn gọn: Không có vụ án, bị can bị khởi tố nghĩa là không có khái niệm "giấy triệu tập" trong cuộc nói chuyện giữa công an khu vực, công an phường (xã), công an quận (huyện) cho đến công an thành phố (tỉnh) với người đang bị quấy nhiễu.
Luật gia Tạ Phong Tần phân tích từ lâu [2]: "...Không được phép triệu tập khơi khơi... Thật ra, giấy triệu tập chẳng có gì là ghê gớm, đó là một loại Giấy mời được các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) sử dụng trong quá trình điều tra vụ án hình sự, và được quy định rõ, chi tiết cụ thể các trường hợp sử dụng trong Bộ Luật Tố Tụng Hình sự. Theo quy định, khi tiến hành hoạt động tố tụng không sử dụng Giấy mời mà chỉ có duy nhất giấy triệu tập".
Xin nhấn mạnh lời của Luật gia Tạ Phong Tần luôn nhắc đến cụm từ "vụ án", cũng như trước đây khá lâu khi phân tích cáo trạng truy tố thầy giáo Đinh Đăng Định [3], người viết bài này đã từng chia sẻ với độc giả về cái gọi là "giấy mời" và "giấy triệu tập".
Nhằm bảo vệ bản thân, 5 người bạn của bà Hằng cần căn cứ theo "giấy triệu tập" của công an gởi đến, cân nhắc và tham vấn ý kiến của luật sư để làm đơn khiếu nại. Trong đơn khiếu nại, cần cô đọng nhưng đầy đủ nội dung buổi làm việc, cũng như xác quyết hoàn toàn không chịu trách nhiệm về nội dung do công an ghi hôm ấy (mặc dù theo tin cho biết, cả 5 người đều không ký vào biên bản làm việc, nhưng vẫn rất cần thiết có văn bản chính thức, ở đây chính là "đơn khiếu nại" của cá nhân 5 người bạn bà Hằng). Điều này cũng góp phần hóa giải điều LS. Trần Thu Nam băn khoăn: "Chúng tôi cũng đã lường trước những sự việc này rồi và may mắn là họ không ký vào biên bản lấy lời khai đó. Đây là khó khăn cho quá trình bào chữa cho bà Bùi Thị Minh Hằng. Nếu không ký tên thì không có chứng cứ trong hồ sơ nhưng nếu ký thì sẽ bất lợi. Đây là khó khăn mà chúng tôi đang nghĩ để tìm cách giải quyết nó...".
Đơn khiếu nại này ngoài việc đưa lên các trang báo, nên gởi cho cả công an Đồng Tháp, Viện Kiểm sát Đồng Tháp, UBND Tỉnh Đồng Tháp, HĐND tỉnh Đồng Tháp, ông Nguyễn Đức Hiền - Trưởng ban Dân Nguyện thuộc Quốc hội, Thanh Tra tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt gởi tới "Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm" theo QĐ 187/QĐ - TTg ban hành ngày 18/01/2013, do Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đảm nhận trưởng ban và Bộ trưởng Bộ Công an - Trần Đại Quang (cũng là phó ban thường trực).
Mặt khác, các lá đơn khiếu nại này trở thành quá trình thu thập chứng cớ cần tích lũy. Đó là các chứng cớ rất quan trọng cho cả quá trình bị quấy nhiễu, bởi vì ai cũng biết, phía công an bắt người vô cùng tùy tiện và muốn "triệu tập" thì "triệu tập" mà không cần viện dẫn theo bất kỳ điều luật nào. Lúc đó, chúng ta dễ rơi vào tâm trạng phẫn uất, bởi trong tay không có một bằng chứng nào cả. Xin đừng quan tâm việc họ nhận hay không nhận đơn. Quan trọng là có bản lưu và giấy biên nhận gởi qua đường bưu điện. 
Chúng ta đang thực hiện quyền công dân từ việc nhỏ nhất, trước nhất cho bản thân mình. Hãy bảo vệ mình bằng cách giản dị nhất, trước khi bảo vệ người khác. Nếu bạn đọc nào có khả năng, xin hãy nghĩ đến một hợp đồng với Luật sư riêng mà mình tin tưởng.
Công an muốn làm gì thì làm?
Đài RFA phỏng vấn cô giáo Huỳnh Thị Xuân Mai [4], giảng dạy tại trường trung học cơ sở An Thới Đông, trong một vụ việc bị nhiều công an Tiền Giang xâm phạm bất hợp pháp tư gia và các quyền thư tín, thông tin cá nhân mà không đưa ra bất kỳ lý do chính đáng nào. Sau khi đã hết sức nhã nhặn hợp tác với tư cách nhà giáo, cô Xuân Mai đã thu dọn tất cả những kiên nhẫn cần có để buộc phải đuổi các viên công an ra khỏi nhà vào lúc 11 giờ khuya ngày 06/3/2014, sau 10 tiếng đồng hồ liên tục "làm việc" cùng công an tại trường và tại nhà riêng. Mặc dù những người mà cô giáo Xuân Mai vừa "làm việc" là lực lượng bảo vệ nhân dân, nhưng vẫn không đánh tan nỗi lo sợ trong cô (!) vì khu vực xung quanh tư gia rất vắng vẻ và cô sống độc thân.
Chưa hết, theo blogger Phương Bích [5]: "...có 2 công an xã đến trường nơi cô giáo Xuân Mai đang dạy học, đưa giấy mời của ông Danh - an ninh tỉnh yêu cầu cô 8h sáng mai 11/3 có mặt tại công an tỉnh để trao đổi về một số nội dung xấu trên facebook của cô..."
Mới đây, blogger Paulo Thành Nguyễn - người đã bị cấm xuất cảnh ngày 15/1/2014 theo "lời mời tham gia cùng các tổ chức NGO vận động Nhân Quyền cho Việt Nam tại Quốc hội và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ" - báo động [6]: an ninh thuộc Công an Tp.HCM đã liên tục rình mò anh một cách lén lút nhưng bị anh phát hiện với hình ảnh cụ thể, chỉ rõ mặt viên an ninh tên Bình, một người mà Paulo Thành Nguyễn cho hay là rất quen và bám theo gia đình anh suốt 2 năm nay.
Chắc chắn mọi chuyện sẽ không bao giờ kết thúc tại đây như nhiều vụ bị xách nhiễu khác. 
Giới công an luôn cố tình tạo căng thẳng, rúng ép người dân và đẩy mọi việc đi quá giới hạn luật pháp. Họ sẵn sàng xông vào tư gia bất thình lình khám xét, gây phiền hà từ nguồn tin vu vơ, thậm chí chỉ cần một đố kỵ, ganh ghét nhỏ nhoi từ kẻ vu khống nào đó cũng sinh chuyện. Ý nghĩa này làm phơi bày sự vô giáo dục cùng bản chất nhỏ mọn cũng như không cho thấy một chút nghiệp vụ bài bản cần có của công an như là đại diện cho bộ mặt quyền lực "nhà nước". Từ đó giới công an ngày càng trở nên đổ đốn về tư cách, bệ rạc về tư thế và họ không còn hiểu họ là ai, đang làm gì. Tình trạng này đã trở thành "căn bệnh mãn tính" xuất phát từ việc "xé luật" thường xuyên của công an, bất chấp thông điệp đầu năm của Thủ tướng: "Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng và chủ yếu nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép...".
Do đó, thiết nghĩ trường hợp của cô giáo Xuân Mai và blogger Paulo Thành Nguyễn, có lẽ một đơn tố cáo phù hợp hơn đơn khiếu nại như trường hợp của 5 người bạn bà Bùi Thị Minh Hằng. 
Sự khác nhau giữa đơn tố cáo và đơn khiếu nại: Chiếu theo Luật Khiếu Nại và Luật Tố Cáo cho thấy:
- Việc công an Đồng Tháp bắt giam bà Hằng, bà Quỳnh, ông Minh dù sai luật nhưng đã xảy ra. Năm người bạn nói trên có liên quan, lại nhận "giấy triệu tập" với tư cách "người làm chứng". "Giấy triệu tập" như thế là một "hành vi hành chính", ở đây là hành vi trái phép, do đó cần làm đơn khiếu nại. 
- Trường hợp cô giao Xuân Mai và anh Paulo Thành Nguyễn là chủ thể trong việc trực tiếp bị xâm phạm lợi ích, an ninh cá nhân và có bằng chứng, nên cần làm đơn tố cáo. Vì hành vi rình mò của viên an ninh đối với Paulo Thành Nguyễn và hành vi xâm phạm thô bạo vào tài sản và tư gia của cô giáo Xuân Mai, chính là "hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích [...] của công dân..."
Kết
Trong rất nhiều trường hợp bị xách nhiễu bằng "giấy mời", "giấy triệu tập" cho đến rình mò lén lút hoặc bất thần tông xe, đánh đập như đã diễn ra nhiều lần với nhiều người, thiết tưởng các công dân này cần kiên trì và bình tĩnh đưa sự việc lên rộng rãi và sử dụng pháp luật công khai căn cứ theo "Luật tố cáo" và "Luật khiếu nại", trong đó "Luật tố cáo" là bộ luật chỉ dành riêng cho công dân, còn "Luật khiếu nại" là bộ luật đề cập đến công dân trước hết , sau mới nhắc đến cơ quan, tổ chức. Không nên buông xuôi như một vài trường hợp đã xảy ra, bởi có buông xuôi, với bản chất độc tài toàn trị và bảo thủ cùng cực, không chắc giới an ninh "buông tha" cho chúng ta. 
Trường hợp ông Phạm Đình Thành trong việc giúp đỡ người bạn là ông Nguyễn Văn Thạnh đã bị gây khó khăn cho việc tạm trú là điều phải suy nghĩ [8]. Nếu có bất kỳ điều gì đáng tiếc xảy ra như ông Phạm Đình Thành đã nói, tất cả mọi hậu quả cần phải điểm mặt: do giới công an cố tình gây ra hậu quả nghiệm trọng.

Họp mặt các tổ chức Xã hội dân sự tại Sài Gòn

http://fvpoc.org/2014/03/15/hop-mat-cac-to-chuc-xa-hoi-dan-su-tai-sai-gon/

Phát biểu tại cuộc họp mặt, tiến sĩ Phạm Chí Dũng phát biểu: Hôm nay là buổi gặp mặt mang tính lịch sử vì đây là lần đầu tiên các tổ chức xã hội dân sự ngồi lại với nhau, để hướng tới một mục tiêu chung: làm cho xã hội Việt Nam tốt hơn! Tiến sĩ Dũng cũng cho rằng: Lúc này là thời điểm thích hợp để xây dựng một phong trào xã hội dân sự và liên kết các tổ chức lại với nhau cùng phát triển.
(Châu Văn Thi)-Lúc 14h ngày 14/03/2014, các tổ chức xã hội dân sự đã tổ chức họp mặt tại chùa Liên Trì, quận 2, thành phố Sài Gòn. Tham dự buổi họp mặt có đại diện các tổ chức: Cựu tù nhân lương tâm, Phụ nữ nhân quyền Việt Nam, Hội Dân oan Việt Nam. 
Các tổ chức xã hội dân sự gặp mặt tại Sài Gòn
Các tổ chức xã hội dân sự gặp mặt tại Sài Gòn.
Đến tham gia có các cựu tù nhân lương tâm, blogger, nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền như: ký giả Trương Minh Đức, nhà báo Phạm Chí Dũng, Hòa thượng Thích Không Tánh, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Phạm Bá Hải, Châu Văn Thi, Huỳnh Trọng Hiếu, Nguyễn Ngọc Hà, Nguyễn Thanh Phong, Trần Thị Hài, Nguyễn Xuân Ngữ… Nhân dịp này đại diện Hội cựu tù nhân lương tâm và Hội phụ nữ nhân quyền cũng trao 2 phần quà trị giá 10 triệu đồng/phần cho 2 người chồng của tù nhân lương tâm Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Thị Tuyền (Cờ Đỏ, Cần Thơ) là Phạm Văn Cờ và Trương Văn Thạnh. Hai tù nhân lương tâm này bị kết án lần lượt là 3 năm và 2 năm 6 tháng cho tội “gây rối trật tự công cộng”; nguyên do là từ ngày 20-22/8/2013 họ đã biểu tình ở UBND Cần Thơ để đòi lại phần đất bị thu hồi, đền bù không thỏa đáng. Hòa thượng Thích Không Tánh cũng đại diện Hội CTNLT trao phần quà trị giá 5 triệu đồng cho cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Hà.
Đại diện hội CTNLT, PNNQ trao quà.
Đại diện hội CTNLT, PNNQ trao quà.
*
Phát biểu tại cuộc họp mặt, tiến sĩ Phạm Chí Dũng phát biểu:
Hôm nay là buổi gặp mặt mang tính lịch sử vì đây là lần đầu tiên các tổ chức xã hội dân sự ngồi lại với nhau, để hướng tới một mục tiêu chung: làm cho xã hội Việt Nam tốt hơn!
Tiến sĩ Dũng cũng cho rằng:
Lúc này là thời điểm thích hợp để xây dựng một phong trào xã hội dân sự và liên kết các tổ chức lại với nhau cùng phát triển. 
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng phát biểu.
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng phát biểu.
*
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nói với Hội Phụ Nữ Nhân Quyền:
Phụ nữ là vốn quý và chiếm một vị trí không hề nhỏ trong một xã hội văn minh, tự do; vì vậy việc các phụ nữ đứng lên đòi hỏi nhân quyền, quyền bình đẳng cho chính mình và cho xã hội là một việc làm đáng hoan nghênh, cần phải tiếp tục phát huy.
Ông cũng đặc biệt tỏ lời khen ngợi với các cựu tù nhân lương tâm đã và đang kết nối những thành viên lại với nhau đấu tranh cho một xã hội Việt Nam không còn tù nhân lương tâm…
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và tiến sĩ Phạm Chí Dũng trao đổi cùng nhau.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và tiến sĩ Phạm Chí Dũng trao đổi cùng nhau.
*
Dân Oan Huỳnh Kim Lương đại diện các dân oan nói lên nỗi bức xúc của mình:
Hồi xưa, các ông ấy có gì ngoài cái nón cối và đôi dép râu đi từ trong rừng ra? Người dân miền Nam có nhà, có đất đã che chở cho các ông ấy để vào Sài Gòn. Bây giờ “giải phóng” 38 năm rồi mà người dân chúng tôi không có gì, còn các ông ấy lại có tất cả. Các ông ấy đã phản bội lại lời của ông Hồ Chí Minh:”Không có gì quý hơn độc lập tự do”, độc lập tự do để rồi nông dân mất nhà mất đất sống vỉa hè vậy sao? Chúng tôi đã lớn tuổi, sức cùng, lực kiệt nhưng sẽ chiến đấu hết mình cho đất nước có dân chủ, nhân quyền!
Một số hình ảnh từ buổi họp mặt:
Dân oan chụp ảnh lưu niệm cùng bác sĩ Nguyễn Đan Quế và tiến sĩ Phạm Chí Dũng.
Dân oan chụp ảnh lưu niệm cùng bác sĩ Nguyễn Đan Quế và tiến sĩ Phạm Chí Dũng.
Thầy Thích Không Tánh trao đổi cùng bác sĩ Nguyễn Đan Quế.
Hòa thương  Thích Không Tánh trao đổi cùng bác sĩ Nguyễn Đan Quế.
2014-03-14-14-34-20_photo

Họp mặt 1

IMG_20140314_143119
IMG_20140314_143811


Bốn công an dùng nhục hình, xát ớt bột vào hạ bộ một thanh niên

http://baophapluat.vn/phong-su-dieu-tra/bon-cong-an-dung-nhuc-hinh-xat-ot-bot-vao-ha-bo-mot-thanh-nien-179348.html

Bốn công an dùng nhục hình, xát ớt bột vào hạ bộ một thanh niên
Bà Trên cho rằng con trai mình bị công an đánh đập dã man
Để tìm hiểu sự việc, PV đã liên hệ làm việc với công an huyện Đức Hoà nhưng được cán bộ trực ban cho biết “lãnh đạo đang đi họp trên tỉnh”. Rồi sau khi trao đổi điện thoại với lãnh đạo, cán bộ trực ban cho biết cấp trên chỉ đồng ý trả lời qua đường công văn, không tiếp phóng viên trực tiếp.

(PLO) - “Tôi đau quá chỉ biết kêu rên, gục đầu xuống bàn nhưng mấy anh đổ thừa rằng tôi say xỉn và tiếp tục đánh. Có anh công an vừa đánh vừa tuyên bố: “Tao đánh cho mày mang bệnh về sau mới hả dạ”. Họ còn lấy ớt xát vào vùng bộ hạ của tôi nữa, nhục lắm anh ơi, đau mà không kêu được”, người tố cáo nói.
Sau khi xảy ra mâu thuẫn với tài xế xe tải do va quệt giao thông vào chiều ngày 7/2, đám bạn của Huỳnh Thế Anh (SN 1990, ngụ ấp 7, xã Lương Hoà, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) tập trung tại quán cà phê uống nước. Tại đây, Anh bị công an huyện Đức Hoà bắt giữ đưa về trụ sở.
Sau gần hai ngày bị giam giữ, Anh được gia đình đón về trong tình trạng thương tích, bí tiểu tiện và không thể bước đi vững. Theo đơn tố cáo của Huỳnh Thế Anh, công an huyện Đức Hòa đã dùng nhục hình tra tấn mình.
“Tao đánh cho mày mang bệnh về sau mới hả dạ”?
Theo lời trình bày của Huỳnh Thế Anh, trưa ngày 7/2, anh đang đi giao hàng trái cây thì được bạn gọi điện rủ uống cà phê. Một lúc sau, cả nhóm gồm sáu người tập trung lai rai nhậu nhẹt tại nhà một người bạn ở xã Lương Hoà. Cuộc nhậu bắt đầu khoảng lúc 14h, chừng 30 phút sau cả nhóm thèm ăn dưa leo bèn cử hai người tên là Mai Kiên Cường (SN 1990) và Nguyễn Minh Hiếu (SN 1994) đi mua. 
Cả hai chạy xe máy đến địa phận xã Hữu Thạnh (huyện Đức Hoà) thì bị chiếc xe tải chạy cùng chiều lấn đường khiến chiếc xe máy ngã lăn. Tuy không gây thương tích đáng kể nhưng giữa hai thanh niên và tài xế xe tải đã lớn tiếng cự cãi.
Do hai người trên xe tải cao lớn, cho rằng “đánh không nổi” nên Hiếu chạy xe trở lại điểm nhậu gọi nhóm bạn ra can thiệp. Chừng 30 phút sau, cả nhóm đến địa điểm va chạm giao thông. Vừa tới nơi, chứng kiến tài xế xe tải dùng gậy đánh bạn mình, nhóm thanh niên xông vào can ngăn, đánh trả. 
Theo lời kể của Huỳnh Thế Anh, hai người trên xe tải chỉ bị thương tích nhẹ rồi bỏ chạy. Nhóm trai làng kéo về quán cà phê ở xã Lương Hoà ngồi uống nước.
Khi cả nhóm đang “tám chuyện” thì đột nhiên thấy cảnh sát 113 bước vào quán, cả nhóm nhốn nháo bỏ chạy, duy nhất Huỳnh Thế Anh nghĩ mình không liên can gì nên vẫn ngồi lại quán. Lập tức thanh niên này bị áp tải lên xe đặc chủng đưa về trụ sở công an xã Hữu Thạnh. 
“Tôi bị đưa về trụ sở công an khoảng lúc 15h30’, lập tức một cán bộ công an hỏi tôi nơi ở của Cường. Tôi trả lời rõ ràng nhưng họ vẫn ra tay đánh đập tôi. Có tất cả bốn anh công an thay phiên vào phòng hỏi chuyện và đánh đập mà không cho phép tôi trình bày câu nào”, người viết đơn bức xúc lên tiếng.
Trong đơn tố cáo, Huỳnh Thế Anh tường trình anh đã bị 4 công an huyện Đức Hoà dùng nhiều hành vi tra tấn, ép cung. Người đứng đơn cho rằng, trước tiên anh bị công an dùng tay đánh vào vùng đầu, hai bên má trong tình trạng bị khoá tay khống chế.
 Huỳnh Thế Anh mang thương tích đầy mình sau khi làm việc tại
trụ sở công an?
“Tôi ngồi trên ghế, một tay bị còng vào chiếc xe máy. Rồi cứ thế mấy ảnh bạt tai, dùng cùi chỏ đánh vào ngực, lưng. Khi tỉnh dậy, tôi bị chích điện vào đầu ngón tay, ngón chân mấy lần nữa”, người này nói. Anh còn cho rằng bị dùng gậy cao su đánh liên tiếp vào hai đầu gối. Chưa hết, những người lấy lời khai còn dùng giày đạp vào chân, đập dập trái ớt rồi banh mắt chấm vào mắt nghi phạm?
“Tôi đau quá chỉ biết kêu rên, gục đầu xuống bàn nhưng mấy anh đổ thừa rằng tôi say xỉn và tiếp tục đánh. Có anh công an vừa đánh vừa tuyên bố: “Tao đánh cho mày mang bệnh về sau mới hả dạ”. Họ còn lấy ớt xát vào vùng bộ hạ của tôi nữa, nhục lắm anh ơi, đau mà không kêu được”, người tố cáo nói.
Huỳnh Thế Anh cho biết bị bốn người thay phiên nhau tra khảo từ 15h30’ đến khoảng 17h mới tạm dừng đi ăn cơm. Sau đó anh tiếp tục bị đánh đập, giam giữ tại trụ sở công an xã Hữu Thạnh đến chừng 9h tối.
“Thân tàn ma dại” sau khi trở về từ trụ sở công an
Bà Trần Thị Trên (56 tuổi), mẹ của người đứng đơn phẫn nộ cho biết: Chiều ngày 7/2, nghe tin con bị công an bắt giữ, bà liền chạy lên trụ sở công an xã xem xét thực hư. Tuy không được cho vào phòng gặp mặt nhưng bà Trên cho rằng tiếng kêu than phát ra từ căn phòng cuối dãy là giọng con trai mình. 
“Tôi đứng ngoài mà lòng đau như cắt. Mấy chú công an nói rằng trong đó con tôi đang bị hỏi cung nên không thể gặp được”, bà Trên nói. Bất an nhưng do công việc, bà Trên đành cố nén lòng quay về nhà. Đến 21h cùng ngày vẫn chưa thấy con trai trở về, bà cùng chồng lần nữa tìm đến, lúc này mới biết con mình đã được đưa về trụ sở công an huyện Đức Hoà.
Người mẹ ít hiểu biết đành về nhà cầu nguyện cho đứa con trai được bình an vô sự. Sáng sớm ngày hôm sau, vợ chồng bà tìm đến công an huyện, đến chiều cùng ngày được hướng dẫn làm thủ tục bảo lãnh cho con trai về nhà.
Khoảng 19h ngày 8/2, Huỳnh Thế Anh được thả khỏi phòng. Người mẹ dụi mắt: “Thằng Anh đi ra mà bước không nổi, hai chân khuỵ ngã ngay trước sân. Vợ chồng tôi phải dìu nó lên xe chở về nhà”. 
Gia đình cho hay, lúc được thả tự do, Huỳnh Thế Anh mang thương tích khắp mình mẩy. Người mẹ vội hỏi con tại sao bị thương, Anh chỉ liếc nhìn cán bộ công an vừa hỏi cung mình đứng gần đó rồi lặng im, đến khi về tới nhà mới kể lại sự việc. 
“Lúc thả thằng Anh, chú công an chỉ nói qua loa rằng sau khi xác minh, con trai tôi không liên quan gì đến vụ việc, bảo tôi về dạy con chăm học, chăm làm rồi ngoảnh mặt đi vào”, cha Thế Anh kể lại.
Người nhà cho hay, từ lúc trở về từ trụ sở công an, anh Anh không ăn uống được, chân tay sưng phù bước đi không nổi. Nghiêm trọng hơn, Anh có triệu chứng bí tiểu, hai bên màng tai rỉ chảy chất dịch màu vàng. 
Công an huyện Đức Hoà trả lời “chỉ đồng ý trả lời qua đường công văn, không tiếp phóng viên trực tiếp” 
Sáng ngày 9/2, Anh được gia đình đưa đến bệnh viện Đa khoa Long An kiểm tra sức khoẻ. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị đa chấn thương phần mềm, nghi vấn bị người khác đánh. 
Ngày 15/2, hơn tuần lễ sau khi xảy ra sự việc, thanh niên này vẫn đang được gia đình chăm sóc trong tình trạng quấn băng nhiều bộ phận trên cơ thể. Anh chập chững vịn bước ra bàn tiếp chuyện: “Đúng ra phải nhập viện nhưng do đông bệnh nhân quá nên gia đình xin bác sĩ cho về nhà tự điều trị. Khắp mình mẩy vẫn đau nhức lắm anh ơi, không biết cột sống lưng có bị tổn thương gì không nữa”, vừa nói Anh vừa kéo áo để lộ phần lưng thâm tím. 
Lật bàn tay con trai, bà Trên cho rằng những vết trầy xước ở kẽ tay là do công an gây nên, riêng hai đầu gối vẫn sưng tấy phải băng bó. “Đêm hôm nằm ngủ, thằng Anh thường mê sảng la hét inh ỏi, nhìn cảnh nó khóc thét trong giấc ngủ mà lòng tôi thắt lại. Cả nhà sống nhờ vườn ổi, tôi phải vay mượn tiền bạc khắp nơi để chạy chữa”, người mẹ nói.
Anh là con thứ trong gia đình, tốt nghiệp trường Trung cấp điều dưỡng Đại Việt (đóng tại Thủ Đức) cách đây sáu tháng nhưng chưa xin được việc làm. Trong thời gian chờ việc, hằng ngày Anh giúp bố mẹ vận chuyển ổi trái từ vườn đến các đại lý. Bản thân bà Trên mang bệnh viêm thần kinh não, còn chồng đau bệnh gan nhiều năm nay nên gia đình hết sức khó khăn.
Gia đình Huỳnh Thế Anh cho biết thêm, sau khi xảy ra sự việc đã làm đơn khiếu nại gửi đến công an huyện Đức Hoà nhưng đến nay chưa nhận được hồi âm.