Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015

Ước mơ của Thủy

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/book-review-the-dream-of-thuy-ml-12192015083100.html

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-12-19

 uoc-mo-cua-thuy-COVER-622.jpg 
 Sáng ngày 13 tháng 12 năm 2015, công an bất ngờ ập tới quán cà phê sách của Chiêu Anh trên đường Nguyễn Văn Nguyễn phường Tân Định Q 1 bắt sinh viên Phương Uyên và cô chủ quán Chiêu Anh. Hai người bị bắt để tra hỏi về cuốn sách có tên Ước mơ của Thủy, tác giả là một Việt Kiều đang sống tại Na Uy với bút danh Lê Việt Kỳ Nhi. Chính Phương Uyên là người viết tựa cho sách dẫn tới sự bắt giữ hai người.

Một biến cố chữ nghĩa

Vụ việc xáo động cộng đồng mạng vì Phương Uyên là một khuôn mặt nổi bật trong giới trẻ tranh đấu của Việt Nam. Cô nổi tiếng và vừa mãn án tù vì can tội chống Trung Quốc. Những gì Phương Uyên làm dĩ nhiên được sự chăm sóc triệt để của công an và việc bắt giữ này không nằm ngoài dự tính của cô gái trẻ đầy nghị lực này.
Ước mơ của Thủy dày 100 trang thay vì nằm gọn trong chiếc quán cà phê nhỏ bé tại Sài Gòn bây giờ đã tung ra khắp thế giới trong sự háo hức tìm đọc từ những người có quan tâm đến vấn đề của tuổi trẻ Việt Nam. Người ta hỏi nhau cách mua, cách chuyền đọc nhanh và gọn gàng nhất, kể cả tìm bản gốc, không phải vì tiếc một số tiền nhỏ bỏ ra mà sự háo hức không chịu nổi của một biến cố chữ nghĩa.
Ước mơ của Thủy được giới thiệu trên nhiều tờ báo uy tín ở hải ngoại và cuối cùng từ giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, người ủng hộ việc in ấn cuốn sách sau khi có lời yêu cầu của tác giả. Nói với chúng tôi GS Nguyễn Ngọc Bích cho biết:
Họ đã chuyền tay nhau đọc quyển sách đó trong nước mấy năm trời nhưng cuối cùng thì họ muốn được phổ biến cho nên họ có nhờ chúng tôi in ở hải ngoại trước ngày mùng 2 tháng 9 năm nay tức là ngày lễ Độc lập của Việt Nam.
-GS Nguyễn Ngọc Bích
Tôi biết về Lê Việt Kỳ Nhi như thế này: cô là một phụ nữ còn trẻ lắm và khi Kỳ Nhi viết cuốn sách đó vào năm 2008 trong lúc đang công tác tại Việt Nam. Hiện giờ nếu tôi không lầm thì cô đã ra ngoài nhưng quen rất thân với Nguyễn Phương Uyên vì thế nên Phương Uyên đã viết tựa cho cuốn sách của Lê Việt Kỳ Nhi. Họ đã chuyền tay nhau đọc quyển sách đó trong nước mấy năm trời nhưng cuối cùng thì họ muốn được phổ biến cho nên họ có nhờ chúng tôi in ở hải ngoại trước ngày mùng 2 tháng 9 năm nay tức là ngày lễ Độc lập của Việt Nam. Gần đây có nhiều người thấy quyển sách nó hay và cũng muốn ủng hộ cho nó phổ biến trong nước.
Ước mơ của Thủy bắt đầu bằng một mệnh đề tự giới thiệu mình, tha thiết và dứt khoát, Kỳ Nhi viết:
“Cuốn sách này viết lên ước mơ của tôi, - tôi tên là Thủy.
Bất chợt một ngày nọ, mùa hạ năm 2008 tôi biết mình có một ước mơ. Đó là ước mơ về một Việt Nam khác hẳn bây giờ.”
Xin được trích dẫn đoạn văn sau đây trong Ước mơ của Thủy qua giọng đọc của Hiền Duyên:
“Nói đến việc phát triển đất nước và dân tộc, trước tiên phải trả lời cho mình được câu hỏi: Xuất phát điểm là đâu? Nếu không biết đặt viên đá đầu tiên ở đâu thì chẳng thể xây xong một căn nhà nhỏ huống gì là một thành lũy kiên cố để bảo vệ quốc gia và từ đó làm cho phát triển. Chữ phát triển tự nó đã mang ý nghĩa thay đổi. Nếu duy trì mãi những cái cũ thì không hề có thể gọi là có phát triển.
Những gì không còn phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại mà cứ cố giữ mãi chẳng khác chi chiếc áo đã chật vẫn mang ra mặc thì khó tránh chuyện bị bung rách, thủng chỗ này chỗ kia vá víu mãi cũng chẳng xong vì cơ thể cứ lớn dần khiến bản thân người mặc chẳng thấy thoải mái lại làm trò cười cho thiên hạ và thế giới.
Để tìm con đường mới, trước khi bắt đầu chúng ta cần phải chuẩn bị một tư tưởng cởi mở để tìm hiểu điều gì là hợp lý và cần thiết cho con đường phát triển dân tộc và đất nước. Đó là những gì tôi đã hỏi tôi... Và tôi sắp xếp ước mơ của tôi, viết nó ra đây... xin chia sẻ với người đồng cảm.”
Ước mơ nào rồi cũng khó thực hiện và rất nhiều ước mơ trôi nổi, mất tích theo dòng đời nghiệt ngã.
Ước mơ của Thủy không phải của một người, một thế hệ hay một chế độ mà nó là ước mơ của cả một dân tộc, kéo dài từ khi chiếc trống đồng Đông Sơn xuất hiện cho mãi tới hôm nay, thời khắc thành tựu của mọi nơi trên thế giới, duy chỉ còn Việt Nam, vẫn ngồi mơ những điều căn bản của mọi xã hội văn minh.

Tham vọng đánh thức giấc ngàn thu của dân tộc

Ước mơ của Thủy có tham vọng đánh thức giấc ngàn thu của dân tộc, đánh thức giấc ngủ quá dài của công dân, đánh thức sự trầm lắng vô biên về những câu hỏi không tìm ra giải đáp vì cả dân tộc bị thôi miên bởi nhiều loại phù thủy. Ước mơ của Thủy cũng là ước mơ của chúng ta, có điều Lê Việt Kỳ Nhi thấy được hình thái của giấc mơ ấy khi cô thức dậy, còn đa số người trẻ hôm nay, hôm qua và không chừng cả ngày mai, tuy có cùng một giấc mơ như Thủy nhưng khi tỉnh giấc thì mọi thách thức của đời sống đã che đi ánh sáng của niềm mơ ước cháy bỏng của mình.

phuong-uyen-400.jpg
Sáng ngày 13 tháng 12 năm 2015, công an bất ngờ ập tới quán cà phê sách của Chiêu Anh trên đường Nguyễn Văn Nguyễn phường Tân Định Q 1 bắt sinh viên Phương Uyên và cô chủ quán Chiêu Anh. Citizen photo.
Ước mơ của Thủy có ba chương với các tiêu đề: Nguồn Cội, Giáo Dục và Nhân bản luận. Trong lời tựa của cuốn sách, Phương Uyên với nhận xét rất trẻ và khá bộc trực đã viết những giòng chữ chân thành và không thiếu chủ quan, loại chủ quan của người trẻ tuy chưa từng viết sách nhưng sẵn sàng đặt bút khai phá dòng nham thạch của ước mơ. Rõ ràng Phương Uyên cũng mơ và song song với ước mơ ấy, các hoạt động của Uyên đánh thức rất nhiều người để họ cùng mơ ước như cô:
“Đối với giới trẻ của Việt Nam thì người Việt mình phải biết giá trị của người Việt, văn hóa của người Việt, pháp luật của người Việt, lịch sử của người Việt. Cuốn sách này đáng để cho những người trẻ đọc tại vì nó phổ quát và cách viết của chị Nhi rất gãy gọn dễ hiều chứ nó không phải là lối văn vẻ rườm rà.
Trong lời giới thiệu tôi cũng đã nói đây là một suy nghĩ không phải đơn thuần mà bạn đọc có thể lướt qua như những cuốn sách khác mà đây là cách đọc, nói chuyện trực tiếp với tác giả vì những câu văn trong đó nó giống như là nói, rất ngắn gọn. Còn nói về phần tâm đắc trong tác phẩm này thì trong lời giới thiệu tôi cũng đã có nói, trong chương Nhân bản luận tôi gặp ở tác giả và tôi giao nhau trong tư tưởng ở chữ “nhân”. Không những Việt Nam mà cả thế giới đang rơi vào một xã hội băng hoại. Xã hội mà ngày ngày chúng ta chứng kiến sự chết chóc, tàn sát thảm khốc vậy thì chỉ có nhân bản mới cứu vãn và đem lại hạnh phúc bình yên thật sự.
Đó là những gì làm cho tôi cảm thấy đã gặp được tác giả ở chỗ đó và cảm thấy đó là chương sách mà mình thích nhất.”
Không còn trẻ như Phương Uyên nhưng GS Nguyễn Ngọc Bích lại có cái nhìn của một người quá nhiều kinh nghiệm về chữ nghĩa, về triết học và nhất là về cách làm cho chữ nghĩa có linh hồn trong tác phẩm Ước mơ của Thủy. Lê Việt Kỳ Nhi đã nén chữ đặc lại như đá cuội và bất ngờ ném vào dòng suy nghĩ của người đọc với các lập luận thú vị:
“Tôi rất thích cuốn sách đó vì lý do rất đơn giản. Thứ nhất nó là sản phẩm của một người trẻ Việt Nam. Chúng ta được đọc những cuốn sách dày cộm của những người có nhiều kiến thức lắm thế nhưng nó chỉ chứng minh được kiến thức uyên bác của người viết mà chưa chắc đã chuyên chở một thông điệp gọn ghẽ như cuốn Ước mơ của Thủy.
Cái thứ hai ngay cả việc đặt tên cho cuốn sách cũng là ý kiến rất đặc biệt. Như chúng ta biết thì Thủy là tên một người có thể là tên con gái trong trường hợp này, thế nhưng thủy cũng có nghĩa là nước nhưng dùng chữ thủy để thay cho đất nước là một ý niệm tương đối mới mẻ. Sờ dĩ cuốn sách viết ngắn nhưng chuyên chở nội dung khá phong phú và độc đáo nữa vì Lê Thị Kỳ Nhi có suy nghĩ rất sâu sắc khi viết cuốn sách này mặc dù lúc bấy giờ còn rất trẻ mới hăm mấy tuổi thôi.
Chúng ta được đọc những cuốn sách dày cộm của những người có nhiều kiến thức lắm thế nhưng nó chỉ chứng minh được kiến thức uyên bác của người viết mà chưa chắc đã chuyên chở một thông điệp gọn ghẽ như cuốn Ước mơ của Thủy.
-GS Nguyễn Ngọc Bích
Ngay cả vấn đề minh họa thì Lê Việt Kỳ Nhi cũng rất đặc biệt, cô ấy dùng hình của con thuyền trên trống đồng Đông Sơn là bức minh họa đầu tiên trong cuốn sách. Đó cũng là con thuyền quốc gia cho thấy người Việt mình cũng đã có những quan niệm từ rất xa xưa, đã nhìn thấy vận mệnh của đất nước như con thuyền đi trên sóng, trên biển.”
Linh mục Kim Định, một triết gia của Việt Nam đã từng khẳng định “Sứ điệp trống đồng nằm ngay trong chữ Trống…” Trong nhiều tác phẩm của mình, linh mục Kim Định nhiều lần dùng hình ảnh trống đồng để lập thuyết cho triết lý của ông về ý nghĩa thật sự mà tổ tiên Việt Nam đã dùng hình ảnh để chuyển tải.
Với Lê Việt Kỳ Nhi thì ngoài ý nghĩa chữ Trống, chữ Đồng còn bổ xung một lập thuyết khác của cô: chữ đồng còn là đồng tâm, đồng lòng của cả dân tộc nữa. Tác giả chia sẻ:
“Triết gia Kim Định đã nhìn ra được triết lý nằm trong chữ Trống, mà không thấy nói đến chữ Đồng. Trong chữ Đồng trộm nghĩ ắt cũng bao hàm một ý nghĩa sâu xa chẳng kém chữ Trống. Người viết thắc mắc tại sao người xưa lại dùng Đồng mà không dùng loại kim loại nào khác hơn để đúc Trống, và nếu như thời xưa chẳng có kim loại nào chỉ có Đồng là bền nhất mà sao đặt cho thứ kim loại đó là Đồng mà không gọi tên gì khác hơn? Đó chắc hẳn đâu phải là việc ngẫu nhiên. Có phải chăng trong cái chữ “đồng” tàng ẩn những sứ điệp cùng triết lý tư tưởng của Việt Tộc chứ không hoàn toàn chỉ là tên của một thứ kim loại dùng để đúc Trống? Chữ đồng được dùng còn mang một ý nghĩa khác có tính đoàn kết ấy là chữ “đồng” của “đồng lòng”? Và chữ “đồng” của “đồng nhau”; một triết lý về sự bình đẳng rằng con người sinh ra vốn ngang đồng như nhau.”
Hầu như GS Nguyễn Ngọc Bích ngay lập tức bị thuyết phục bởi ý tưởng này ông cho biết:
“Lê Thị Kỳ Nhi không những vừa bị ảnh hưởng vừa dùng ý tưởng của linh mục Kim Định mà cô ta còn đi xa hơn thế. Thí dụ như ảnh hưởng của linh mục Kim Định thì chúng ta thấy trong nước ngay những người như GS Trần Ngọc Thêm cũng bị ảnh hưởng rất nhiều của linh mục Kim Định. Lúc đầu thì Hà Nội không muốn công nhận vai trò tư tưởng của thầy Kim Định nhưng về sau cuối cùng thì trong tự điển văn học của họ cũng phải công nhận vai trò đột phá của linh mục Kim Định trong việc tìm nguồn gốc Việt Nam.
Thế nhưng Lê Việt Kỳ Nhi đi xa hơn thế. Linh mục Kim Định chỉ nói về chữ trống rỗng, cái đó nó rất sâu sắc nó gần như một vấn đề của thiền học tức là mình phải trút bỏ tất cả định kiến của mình để cho óc của mình trống rỗng khi ấy mình mới trông thấy được vấn đề một cách sáng suốt. Cái độc đáo của Lê Việt Kỳ Nhi khi cô bảo rằng chúng ta quên mất chữ “đồng”, chúng ta có chữ “đồng” tức là đồng thuận, cái nhìn toàn quốc để chúng ta có sự thống nhất trong tư tưởng của người Việt thì chúng ta mới có sức mạnh để mà chống lại ngoại xâm chẳng hạn.
Từ xưa tới nay chúng ta chỉ nghĩ chữ đồng là một loại kim khí thôi nhưng Lê Việt Kỳ Nhi rõ ràng muốn chúng ta hiểu một cái nghĩa thứ hai của chữ đồng tức là đồng thuận của dân tộc. Tôi cho rằng đó là cái độc đáo vô song của Lê Việt Kỳ Nhi khi cho biết trống đồng có những nét sâu sắc trong tâm khảm người Việt.
Lê Việt Kỳ Nhi không ngừng lại ở đó, tác giả còn tỏ ra rành rẽ về các thế lực luôn muốn dùng Việt Nam như một lực đẩy để nâng cao tham vọng của họ. Kỳ Nhi lập luận:
“Hãy quăng chủ nghĩa cộng sản vào sọt rác, dẹp chủ nghĩa tư bản luôn! Hãy chọn một chủ nghĩa khác cho riêng mình. Đó là chủ nghĩa "Nhân bản". Lấy con người làm gốc. Có nhu cầu vật chất và tâm linh (tất cả tôn giáo phải được coi trọng). Phát triển thăng bằng giữa hai nhu cầu đó. Tức là làm cán cân giữ thăng bằng giữa Đông và Tây. Đây là con đường dài cần có một bắt đầu và thời gian để xây dựng.”
Câu kết của Kỳ Nhi không mang tính cổ vũ cho bạo lực mà nó khuyến khích thái độ dứt khoát của người trẻ hôm nay trước ngã ba của trách nhiệm quốc gia và bổn phận kiếm sống đối với gia đình hay những nhu cầu vật chất cho bản thân. Ước mơ của Thủy không thể vực dậy được lòng thao thức với dân tộc nếu người đọc cuốn sách này chỉ xem nó như một sản phẩm văn học, một tư duy thông minh và cách chọn lời khôn khéo vì đó không phải là mục đích của người viết.

===
Phát hành: bcLH
Chủ trương: Khơi dậy lòng tự hào về nguồn gốc Lạc Hồng trong mỗi người dân Việt. Quay về giá trị NHÂN BẢN của bản sắc Lạc Hồng để phục hưng đất nước Việt, cũng như để chấn đạo con người Việt và phát huy Trí Tuệ Việt cùng Văn Hiến Việt.
1-      Miễn phí : sách trong dạng PDF ; click vào “Download” để tải xuống
http://www.mediafire.com/download/3devu3413tutjb7/umcT.pdf
2-     Nếu muốn mua sách thì thử liên lạc Uyen Phuong Nguyen hay Bước Chân Lạc Hồng https://www.facebook.com/buocchanlachong/?fref=ts
3- Hay mua tại Amazon :
http://www.amazon.com/Uoc-Mo-Cua-Thuy-Vietnamese/dp/1516995554/ref=sr_1_1?ie=UTF8&qid=1450116686&sr=8-1&keywords=uoc-cua-thuy-vietnamese

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2015

trích từ FB Nguyễn Lân Thắng

Tập Cận Bình, hãy hành xử có liêm sỉ. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Hãy thôi cướp đảo, đâm tàu cá!
习近平, 沙群岛和长沙群岛属于越南,不能占我们的土地!
Tập Cận Bình, tiền và quân đội TQ, không thể khống chế Việt Nam mãi mãi. Các ông sẽ thất bại, và phải trả giá!
习近平, 中国不要以金钱及军队攻打越南。你们一定会失败!
Tập Cận Bình, người Việt Nam không bao giờ chấp nhận một nhà nước do ông chọn lựa!
习近平, 我们的越南国家,你们没有非法干涉的全力
Tập Cận Bình, Nhân Dân Việt Nam muốn chấm dứt tư thế lệ thuộc đế quốc. Việt Nam không phải là một nước nhỏ!
习近平, 越南不是小国家, 越南人民要完全结束帝国主义
Tập Cận Bình, người Việt Nam muốn làm bạn đàng hoàng, chứ ko phải làm nô lệ của người TQ
习近平, 越南人只想当朋友, 一定不是中国的奴隶



Tập Cận Bình - hãy cút xéo !!!



























Thứ Bảy, 24 tháng 10, 2015

Ls Võ An Đôn sẽ bào chữa cho Nguyễn Viết Dũng

http://danlambaovn.blogspot.com/2015/10/ls-vo-on-toi-nhan-bao-chua-cho-nguyen.html

Ls Võ An Đôn sẽ bào chữa cho Nguyễn Viết Dũng



LS Võ An Đôn - Tôi vừa nhận được Giấy đề nghị luật sư bào chữa của bị can Nguyễn Viết Dũng viết từ trại giam Hỏa Lò, nhờ luật sư Trần Thu Nam gửi cho tôi qua đường bưu điện.



Bị can Nguyễn Viết Dũng bị Công an quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội khởi tố về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo quy định tại khoản 2, Điều 245 Bộ luật hình sự, có khung hình phạt từ 2 năm đến 7 năm tù.



Diễn biến sự việc như sau: Nguyễn Viết Dũng (biệt danh Dũng Phi Hổ) là con trai duy nhất trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Trần Phú, xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.



Từ nhỏ Nguyễn Viết Dũng thể hiện là một cậu bé thông minh, hiếu học, bạn bè quý mến. Năm học lớp 12, Dũng tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia và đạt giải nhất cuộc thi tháng, sau đó thi đỗ vào trường Đại học bách khoa Hà Nội, học đến năm thứ 3 thì Dũng bị đuổi học vì tham gia biểu tình chống Trung Quốc.



Sau khi bị đuổi học Nguyễn Viết Dũng trở về nhà làm nông phụ giúp gia đình, trong thời gian bố mẹ đi làm thuê vắng nhà, Nguyễn Viết Dũng đã hai lần tự tay làm lá cờ vàng ba sọc đỏ treo trên nóc nhà, vì nhà của Dũng nằm ở trung tâm địa bàn giáp ranh ba xã (xã Phúc Thành - xã Hậu Thành - xã Lăng Thành) nên rất nhiều người dân nhìn thấy lá cờ, hiếu kỳ đến xem rất đông, cùng với lực lượng an ninh đến bao vây phong tỏa nhiều ngày liền, đã làm náo động cả một vùng quê.



Sáng ngày 12/4/2015, Nguyễn Viết Dũng đi cùng một nhóm bạn mặc áo thun đen có in hình biểu tượng quân lực Việt Nam Cộng Hòa trước ngực, đến vườn hoa tượng đài Lý Thái Tổ, Hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội để tham gia tuần hành bảo vệ cây xanh Hà Nội thì bị bắt giữ, tính đến nay đã hơn 6 tháng.



Không biết kết quả phiên tòa sắp tới sẽ như thế nào, nhưng với tư cách là một luật sư tôi sẽ làm hết khả năng của mình, để bào chữa cho chàng trai lắm tài nhiều tật thật hiếm thấy này.















LS Võ An Đôn
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1656324794651872&id=100008231020747&pnref=story



Côn đồ mượn danh "ủng hộ Hồ Chí Minh" để gây rối tại Hà Nội

http://www.phamdoantrang.com/2015/10/con-o-muon-danh-ung-ho-ho-chi-minh-e.html

Vào khoảng 18h30 tối 21/10, Trần Nhật Quang, 58 tuổi, biệt danh “Quang lùn”, đã cùng với một thanh niên có tên là Đỗ Anh Minh, đều ở Hà Nội, cầm đầu một nhóm khoảng 30 kẻ côn đồ, kéo đến nhà riêng anh Nguyễn Lân Thắng - một nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền tại Hà Nội.

Các đối tượng này đã bấm chuông, đập cửa nhà anh Thắng, đồng thời hò hét chửi bới, thóa mạ anh và gia đình, lấy lý do anh Thắng từng “xúc phạm” công dân Hồ Chí Minh, cố chủ tịch nước Việt Nam DCCH.

Bị gia chủ từ chối mở cửa, chúng tiếp tục thể hiện tính côn đồ, bất chấp pháp luật, bằng việc bao vây nhà anh Thắng và chửi bới tục tĩu, đe dọa người trong nhà. (Gia đình anh Thắng có một cháu nhỏ 2 tuổi). Táo tợn hơn, nhóm đối tượng tụ tập gây rối này còn đánh hội đồng anh Nguyễn Trung, bạn của anh Thắng, khi anh Trung đến can gián.

Được biết, đây không phải lần đầu tiên Trần Nhật Quang có những hành động bạo lực và lời lẽ cổ súy bạo lực. Là một kẻ chống dân chủ điên cuồng, mang trong đầu tâm lý bất mãn, hằn học của một gã đàn ông thất bại trong cuộc sống, Quang từng nhiều lần tuyên bố sẽ “chiến đấu tới cùng” theo kiểu một mất một còn với những người dân có xu hướng ủng hộ dân chủ. Không hiểu nước Việt Nam đang ở thời bình hay thời chiến, còn có luật pháp hay không, mà Quang cư xử như thể Quang và đồng bọn đang ở trong bưng biền vậy.

Còn đối tượng Đỗ Anh Minh, tuy còn trẻ nhưng cũng tỏ ra không kém cạnh gì Quang trong chuyện lồng lộn đấu tranh chống dân chủ. Lười học (hay là học không vào) cũng chẳng nghề ngỗng gì, Minh là "biên tập viên" của cái gọi là “Vietvision”, một “kênh truyền hình” lấy tiêu chí chống dân chủ-nhân quyền làm tôn chỉ mục đích và lẽ sống. Nhận tài trợ của những thế lực thù địch với các giá trị dân chủ-nhân quyền, Vietvision thường xuyên tung ra các “bản tin chống rận” mà thực chất là xuyên tạc tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, đồng thời bôi nhọ, vu khống, xúc phạm danh dự, thậm chí công khai khủng bố những người dân mà chúng không ưa.

Trở lại với vụ gây rối của hai đối tượng Quang, Minh và đồng bọn vào tối 21/10, sau khi ngang nhiên đe dọa, khủng bố tại nhà anh Nguyễn Lân Thắng, cả lũ đã hối hả tháo chạy khi những người bạn và người ủng hộ anh Thắng kéo đến.

Anh Thắng và anh Trung đã đến công an phường trình báo, yêu cầu điều tra làm rõ vụ việc.

--------------

(Nhà cháu đưa tin theo phong cách của “tập đoàn báo chí” Công an Nhân dân, An ninh Thủ đô, Quân đội Nhân dân... Giống không các bác?)

Vì sao Nguyễn Lân Thắng bị Dư luân viên tấn công

http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2015/10/vi-sao-nguyen-lan-thang-bi-du-luan-vien.html

Thứ Sáu, ngày 23 tháng 10 năm 2015

Vì sao Nguyễn Lân Thắng bị Dư luân viên tấn công.

Vào tối ngày 21 tháng 10, một lũ dư luận viên công khai tên tuổi đến tận nhà Nguyễn Lân Thắng để áp báo tại gia. Đám đông hung hãn này hoạt động theo thể thức mà lũ hồng vệ binh của Trung Quốc khi xưa từng hoạt động.

 Chúng lấy lý do Nguyễn Lân Thắng xúc phạm lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Thực ra đây chỉ là một chiêu bài của những tên chỉ đạo bọn dư luận viên này. Nguyên nhân sâu hơn là việc do Nguyễn Lân Thắng và một số anh em ở Hà Nội đưa hình ảnh kêu gọi cộng đồng phản đối chuyến đi của Tập Cận Bình đến Việt Nam.

 Thành uỷ Hà Nội có nhận tiền tài trợ của Bắc Kinh trong cái gọi là '' giáo dục cho thanh niên hai thành phố hiểu biết nhau ''. Đây là một chương trình trá hình mà thành uỷ Hà Nội nhận tiền của Bắc Kinh để nuôi dưỡng một lũ thanh niên cuồng nhiệt yêu Tàu, ghét Mỹ. Thành Uỷ Hà Nội trong vài năm qua đã sử dụng lũ người này phá hoại những cuộc biểu tình của người dân Hà Nội chống Tàu.

 Việc bọn DLV công khai kêu gọi trên mạng , rồi kéo đến tư gia nhà người khác để đe doạ, gây rối, đập phá, đánh người ....không hề bị ngăn trở gì. Điều đó cho thấy chúng nhận được mệnh lệnh từ cấp cao mới có thể lộng hành , trắng trợn như vậy.

 Một điểm rất lạ là chúng cố tình khiến cho vụ việc này ầm ĩ hơn. Chưa dừng lại ở tối ngày 21 tháng 10, đến chiều ngày 23 tháng 10 vợ chồng Nguyễn Lân Thắng đi đón con nhỏ 3 tuổi ở trường mẫu giáo. Bọn côn đồ này đã vây đánh hai vợ chồng, đánh vợ Nguyễn Lân Thắng là chị Lê Thị Bích Vượng. Vừa đánh chúng vừa phán tán truyền đơn kể lể hành vi của chúng là bênh vực hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Thông điệp mà chúng đưa ra rất rõ ràng, cố ý cho cả thế giới biết. Đó là những người phản đối Trung Quốc ở Việt Nam dều bị trừng phạt. Điểm thứ hai là Việt Nam công khai đàn áp tự do ngôn luận, trấn áp mọi quan điểm trái chiều.

Ở điểm thứ nhất chúng giải ngân số tiền nhận được từ Bắc Kinh, số tiền đã được sử dụng đúng mục đích là cho những thanh niên thân thiện với Bắc Kinh đi tấn công , trừng trị những thanh niên không thân thiện với Bắc Kinh.

Ở điểm thứ hai chúng bôi xấu hình ảnh Việt Nam đàn áp trắng trợn bất đồng quan điểm, để cho quốc hội Mỹ có bằng cớ ngăn cản Việt Nam tham gia TPP,  ngáng đường Việt Nam quan hệ mật thiết với Hoa Kỳ. Buộc Việt Nam vào thế cô lập với thế giới tiến bộ, chỉ còn cách tiếp tục lệ thuộc vào Trung Quốc.

Khi Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc, thì những tên cai đầu dài chỉ huy bọn Dư Luận Viên này sẽ được Trung Quốc ghi nhận công lao, đưa lên làm lãnh đạo Việt Nam.

Việc chúng chọn lựa Nguyễn Lân Thắng vì đây là nhân vật được chú ý nhất trong giới bất đồng chính kiến, số lượng người kết bạn và theo dõi Facebook của Nguyễn Lân Thắng lên đến hơn 40 ngàn người, đó là chưa kể những người theo dõi âm thầm, đọc lặng lẽ. Động vào Nguyễn Lân Thắng là hành động của chúng được tiếng vang nhanh nhất như chúng mong muốn.

 Để thực hiện âm mưu chính trị bẩn thỉu này, những tên đạo diễn đứng đằng sau điều khiển Dư Luận Viên đã bất chấp hình ảnh thành phố Hà Nội hoà bình, an ninh, trật tự. Bất chấp hình ảnh đất nước Việt Nam văn minh, tôn trọng quyền và giá trị phẩm giá con người.  Xét sâu sa ra đây là hành vi bán nước. Gây hành động xấu phương hại đến danh dự quốc gia để mưu đồ phục vụ ngoại bang hòng đạt mục đích quyền chức cho mình. Đó là hành vi đủ cấu thành tội bán nước, làm tay sai cho ngoại bang có tổ chức, có kế hoạch, có nhân lực và có nhận tiền từ ngoại bang.

 Yêu cầu ông Nguyễn Đức Chung, giám đốc công an thành phố Hà Nội phải có biện pháp ngăn chặn ngay lập tức hành vi của bọn người cuồng loạn đang phá hoại cuộc sống yên bình ở thủ đô. Sau khi ngăn chặn cần phải tiếp tục có biện pháp răn đe, trừng phạt để chúng không lông hành. Hành động của tên Trần Nhật Quang không những uy hiếp tính mạng người dân, mà còn thách thức lời công bố của ông Chung về nhóm dư luận viên trước đó. Việc ngang nhiên coi thường uy tín giám đốc công an TPHN của bọn Trần Nhật Quang không chỉ đơn thuần là hành vi ngông cuồng, tự ái cá nhân. Đây rõ ràng là hành vi có tổ chức, có âm mưu, kế hoạch của chúng rất tinh vi. Khi sự kiện này xảy ra, chắc chắn câu hỏi của nhiều người là công an Hà Nội ở đâu, ông Nguyễn Đức Chung giám đốc CATPHN ở đâu mà để chúng lộng hành như vậy. Đó là cái mục đích bôi xấu dất nước của bọn Dư Luận Viên  này,  nhưng trước tiên là thành phố Hà Nội, công an Hà Nội phải hứng chịu. Hẳn chúng đã tính toán đến những mục đích như vậy trước khi hành động.

Cho nên lần nữa, tôi lặp lại yêu cầu, đề nghị ông Nguyễn Đức Chung , giám đốc CATP Hà Nội có biện pháp khẩn trương xử lý lũ côn đồ, băng nhóm hoạt động công khai uy hiếp phụ nữ, dân lành như nhóm trên Trần Nhật Quang.



Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015

Nhà báo Đỗ Hùng, báo Thanh Niên bị thu hồi thẻ nhà báo vì một status Facebook?

http://www.datviet.com/nha-bao-do-hung-bao-thanh-nien-bi-thu-hoi-the-nha-bao-vi-mot-status-facebook/

Nhà báo Đỗ Hùng, Phó tổng thư ký Toà soạn báo Thanh Niên Online vừa bị Bộ Thông tin & Truyền thông (4T) thu hồi thẻ nhà báo vì một status vui về ngày 2-9 vừa qua. Trong Quyết định thu hồi thẻ nhà báo của ông Đỗ Hùng, bộ 4T cũng đồng thời gửi cho Cơ quan an ninh A87 Bộ công an và Ban Tuyên giáo Trung ương.
Nhà báo Đỗ Hùng, báo Thanh Niên bị thu hồi thẻ nhà báo vì một status Facebook?
Nhà báo Đỗ Hùng (trái) là một người ủng hộ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Ảnh: FB Đỗ Hùng.
Một nguồn tin từ Diễn đàn Nhà báo trẻ cho biết, ông Hùng bị thu hồi thẻ nhà báo vì status về lễ 2-9 toàn dấu “sắc” đả kích và xuyên tạc về ngày này.
Dòng trạng thái trên Facebook cá nhân của ông sau đó được rút xuống, nhưng các trang mạng thân nhà nước đã dẫn lại và cho rằng ông đã: “đả kích chiến thắng này bằng giọng điệu giễu cợt thô bỉ các lãnh tụ khai quốc công thần đang được nhân dân, quân đội kính trọng như Bác Hồ hay Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.
1
Dòng trạng thái trên FB được cho là lý do khiến ông bị rút thẻ. Ảnh: Blog Loa Phường.
Thậm chí nhiều trang blog còn nói ông không xứng đáng là Phó tổng thư ký toà soạn báo Thanh Niên.
Facebook Nguyễn Đình Bổn ngay sau khi nhận được thông tin nhà báo Đỗ Hùng bị thu hồi thẻ đã nói rằng: “Cái status toàn dấu sắc tếu táo của Đỗ Hùng chỉ là giọt nước tràn ly, là cái cớ đẩy đến việc ngày 3/9/2015, Tổng Biên tập Báo Thanh Niên đã ban hành quyết định về việc xử lý miễn nhiệm chức vụ Phó Tổng Thư ký tòa soạn Báo điện tử Thanh Niên đối với anh và ngày 4.9 anh bị Bộ TT&TT thu hồi thẻ nhà báo.”
2
Quyết định rút thẻ nhà báo Đỗ Hùng của Bộ 4T. Ảnh: FB Nguyễn Ngọc Long.
Được biết nhà báo Đỗ Hùng từng tham dự nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Sài Gòn vào năm 2011, khi Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02. Trước đó, đã nhiều lần các “dư luận viên” gọi ông là “rận chủ” vì những quan điểm của mình trên trang cá nhân.
Cũng xin được nhắc lại, mới đây Ủy ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) công bố phúc trình thường niên đã tiếp tục liệt kê VN trong danh sách 10 nước kiểm duyệt báo chí gắt gao nhất trên thế giới. Theo đó, CPJ nói VN là một trong những nhà tù lớn nhất cho giới ký giả, với ít nhất 16 phóng viên đang bị cầm tù.
Trích bài đăng của nhà báo Đỗ Hùng:
“Lúc ấy. Thế chiến (thứ mấy tớ đéo nhớ), Đế quốc đánh với Phát xít. Phía Phát xít, Thống chế chết. Đám tướng tá, lính lác đánh đấm kém, chết hết đéo sót mấy mống. Phía đế quốc thắng lớn. Thế chiến kết thúc.
Chớp lấy cái thế ấy, bác Ái Quốc, tướng Giáp với mấy chú, mấy mế xứ Pác Bó vác cuốc, vác giáo mác, vác súng ống xuống đánh Phát xít, đánh Pháp, cướp lấy khí giới, cướp thóc, chiếm bót, cứ thế đánh tới bến. Đánh tới cuối tháng 8, bác Ái quốc thắng lớn. Bác ấy với các chú kéo xuống Giáp Bát, chiếm phố, chiếm lấy bót phát xít, chiếm hết. Hết đánh đấm, bác ấy nói: “Các chú thắng phát xít, thắng Pháp, quá xuất sắc”.
Tới tháng 9, bác ấy xuống phố bố cáo quốc khánh. Bác ấy nói: “Đất nước hết chiến đấu, hết đói kém. Phát xít cút. Đế quốc Pháp cút. Các mế, các chú, các cháu bé hết khóc lóc. Thế giới bác ái…”.
Nói tới đó, bác Ái Quốc thắc mắc: “Bác nói thế các chú, các mế, các cháu có thấy quá lí nhí?”
Bá tánh phía dưới đáp: “Chúng cháu thấy bác nói rất lớn. Nói thế quá tốt!”. Tướng Giáp đứng kế đó thét lớn:”Quyết chiến quyết thắng!”.
Bá tánh đáp: “Quyết thắng! Quyết thắng !”
Hết!
(Chúc các bác Quốc khánh sướng nhé)
Theo Dân luận

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Úc tố cáo Nguyễn Tấn Dũng và chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng!

http://danlambaovn.blogspot.com/2015/03/to-chuc-theo-doi-nhan-quyen-uc-to-cao.html

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bài viết của bà Elaine Pearson, giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Úc, đăng trên báo The Guardian. 
Elaine Pearson * Ngoc Nhi Nguyen (Danlambao) dịch - Ông Abbott có thói quen khen ngợi các chính quyền độc tài. Liệu có đối xử khác với Việt Nam? 
Khi Thủ tướng Úc ông Tony Abbott gặp gỡ đối tác Việt Nam là ông Nguyễn Tấn Dũng tại Canberra tuần này, ông sẽ chỉ đơn giản ca ngợi những tiến bộ kinh tế của Việt Nam trong khi vẫn im lặng về tình trạng nhân quyền tồi tệ của nước này chăng? Rất có khả năng là như vậy. Vì từ trước đến nay, chính phủ Úc có thói quen khen ngợi các quốc gia như Campuchia, Sri Lanka và Trung Quốc là "người bạn tốt" của Úc trong khi bỏ qua tình trạng nhân quyền tồi tệ của họ.
Elaine Pearson
"Những người bạn" đó của chúng ta không nên được bỏ qua quá dễ dàng như vậy. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia cộng sản độc đảng còn lại của thế giới. Trong 9 năm, Dũng đã giám sát việc đàn áp các quyền tự do cơ bản, kiểm duyệt phổ biến thông tin đại chúng, và kiểm soát tôn giáo. Hơn 100 tù nhân chính trị hiện vẫn đang ngồi tù tại Việt Nam.
Trong tù là những phụ nữ như cô Hồ Thị Bích Khương, 48 tuổi, một blogger và nhà hoạt động giữ đất, người đã tiếp xúc và thấu hiểu sự đau khổ của nông dân bị cướp mất đất, cho thấy sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam là trên xương máu của những nạn nhân vô hình này. Các nhà chức trách Việt Nam đã phản ứng với những nỗ lực của cô Khương bằng cách đàn áp và bắt bớ truy tố: cô đã phải nhiều lần vào tù ra khám, và hiện đang thụ án tù 5 năm cho "Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam."
Một phụ nữ khác bị bắt giam là cô Mai Thị Dung, một nhà hoạt động Phật giáo. Chính phủ Việt Nam thường xuyên theo dõi và quấy rối các nhóm tôn giáo hoạt động ngoài định hướng của chính phủ. Nhóm Phật giáo Hòa Hảo độc lập của cô đã phải đối mặt với công an giám sát, xâm nhập và đe dọa. Các bản án của tòa qui kết cho cô tổng cộng tới 11 năm tù giam vì vai trò đấu tranh của cô trong các cuộc biểu tình của Phật giáo Hòa Hảo.
Chính phủ Úc cũng biết rõ các vấn đề khó khăn nguy hiểm mà các nhà hoạt động phải đối mặt như thế này. Úc đã từng đề cập đến các trường hợp tù nhân chính trị trong các diễn đàn như tại cuộc đối thoại nhân quyền Úc-Việt hàng năm. Nhưng những cuộc thảo luận kín giữa các quan chức cấp trung phần lớn chỉ là một sự trình diễn.
Thật vậy, như một sự sỉ nhục rất lớn đối với tinh thần của cuộc đối thoại nhân quyền, năm ngoái chính quyền Việt Nam đã ngăn cản một số nhà hoạt động nhân quyền tham gia một hội thảo về tự do báo chí mà chính chính phủ Úc đã góp phần tổ chức.
Cuộc đối thoại lần này, như cuộc đối thoại nhân quyền khác của Úc với Trung Quốc và Lào, khó tạo sự tin tưởng vì thiếu tính minh bạch về những gì đang thực sự được thảo luận, và là một thất bại về việc cung cấp các tiêu chuẩn công rõ ràng để đo lường thế nào là tiến bộ đáng kể về nhân quyền.
Việc đã có những buổi đối thoại (về nhân quyền) như vậy không có nghĩa là ông Abbott và bà Julie Bishop, cùng các bộ trưởng ngoại giao, nên né tránh những cơ hội đưa ra vấn đề này với Thủ tướng Dũng trong chuyến viếng thăm của ông. Ông Abbott đã nói rất nhiều về tầm quan trọng của quyền tự do ngôn luận ở Úc. Người dân Việt Nam đang rất cần những quyền tự do đó, đã bị chà đạp bởi chính phủ Việt Nam.
Ở bất kỳ phương diện nào thì Việt Nam đã có rất ít hoặc không có sự tiến bộ nào về các vấn đề như tự do ngôn luận và tự do tôn giáo, với những người chỉ trích chính phủ chắc chắn phải kết thúc trong tù vì sự bất đồng quan điểm của họ. Nếu các nhà lãnh đạo Úc không tiếp theo các cuộc thảo luận riêng (với các lãnh đạo Việt Nam) bằng những tuyên bố công khai về các vấn đề được nhiều người quan tâm, thì đó không chỉ là bỏ lỡ cơ hội, mà còn là một sự thất bại của nước Úc trong việc đấu tranh cho người Việt Nam đang còn bị đàn áp.
Đương nhiên nước Úc nên tìm cách có quan hệ tốt với các nước láng giềng. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là cần nâng cao mối quan tâm về quyền con người - vì nước Úc, là bạn bè của toàn bộ người dân Việt Nam, không chỉ là bạn bè của nhà cầm quyền Việt Nam.
Sự giao hảo dễ dãi với những nhà cai trị độc tài sẽ đem lại hậu quả không tốt cho toàn bộ người dân sống trong các quốc gia đó. Khi chính phủ Úc ca ngợi cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa Sri Lanka trong khi hạ thấp sự tàn bạo của chính phủ này trong cuộc chiến tranh dân sự của nước đó, đã tạo nên 1 cái bia chính trị để họ có thể núp sau đó đàn áp tiếp tục những người chỉ trích chính phủ và là thách thức trước các áp lực quốc tế đối với cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc vào những tội ác chiến tranh.
Với thất bại của Rajapaksa trong cuộc bầu cử cuối cùng, và chính phủ Sri Lanka mới đã lên tiếng chống lại sự im lặng của Úc về những vi phạm nhân quyền, Úc hiện nay đã ở phía sai của lịch sử. "Khi nhân quyền đã bị chà đạp, và dân chủ còn quá xa, các nước này đều im lặng. Đó là một vấn đề đối với Sri Lanka," thủ tướng mới Ranil Wickremesinghe đã cho biết như vậy trong tháng Hai.
Úc, tất nhiên, cũng có những thiếu sót của chính mình khá nghiêm trọng về quyền con người, bao gồm việc đối xử với những người tị nạn và người dân bản địa. Vấn đề nhân quyền của một quốc gia không phải là một cái cớ để bỏ qua hành vi vi phạm quyền con người ở nơi khác.
Những lời nhắn gửi công khai và riêng tư chuyển tải đến ông Dũng trong chuyến thăm này là rất quan trọng - quan trọng cho cả người dân Việt Nam lẫn các nhân viên chính phủ. Nâng cao sự quan tâm về nhân quyền không phải là "giảng dạy", mà ông Abbott chọn lựa không nói tới. Đó là về việc cần tham gia với một vị trí phù hợp và là nguyên tắc cơ bản về nhân quyền mà tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã đồng ý duy trì.

“Thay thế cây xanh” những hình ảnh biết nói

http://danlambaovn.blogspot.com/2015/03/thay-cay-xanh-nhung-hinh-anh-biet-noi.html

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Ai cũng biết, ngay cả một em học học sinh cấp 1: Những tán lá xanh trong đô thị là lá phổ của thành phố phải chắt chiu gìn giữ (nhà nước dạy như thế mà), bởi muốn có một m2 táng lá xanh khoe sắc làm tế bào cho lá phổi ấy không phải một sớm một chiều.
Thì bỗng nhiên mới đây, sáng ra cư dân Hà Nội chứng kiến những hàng cây cổ thụ hơn trăm năm tuổi mà mảng xanh của tán lá hàng trăm m2 mỗi cây bị thủ tiêu mất dạng trên khoảng trời chói chang nắng lữa mà trước đó nó che chắn rợp bóng mát và rồi bức xúc ngỡ ngàng với “kế hoạch thay thế cây xanh” lên tới 6700 cây cổ thụ của giới cầm quyền TP/Hà Nội.
Ngoài khoảng xanh quá lớn tính theo m2 của “lá phổi TP” đột xuất bị cắt bỏ ấy thì những khối gổ Xà Cừ hàng trăm năm tuổi như thế này sẽ đi đâu? về đâu? thì không hề thấy nhắc tới dù một chữ trong công văn thông báo kế hoạch thay thế 6700 cây xanh này, một khối lượng gổ quí nhóm 1 tài sản rất lớn của xã hội của nhân dân?
Người dân Hà Nội cứ tự vấn nếu xét thấy là cần thiết phải thay thế thì sao không từ ngay bây giờ trồng trước 6700 cây hay hơn thế ở mỗi bên phải trái cách 10m của mỗi cây muốn đố hạ thay thế, cố gắng chăm sóc thật tốt.
2 hoặc 3 năm sau tán lá phân cành nó như thế này thay thế cho mảng xanh sẽ mất thì mới tính đến chuyện đốn hạ cây cũ cũng đâu có là muộn? Vì sao đột xuất triệt hạ nhất thời trong một lúc một khối lượng quá lớn cây xanh tạo nên cú sốc cho môi trường và cho lòng người cư dân Hà Nội một cách thiển cận thiếu tri thức như vậy?
Liệu UBND/TP/ Hà Nội và nhất là ông Nguyễn Quốc Hùng - phó chủ tịch UBND TP Hà Nội có can đảm sẽ đứng trong nắng gió như người dân này thay thế cho cây bị đốn hạ để chờ “cây con” lớn lên tạo lại mảng xanh của TP đã bị triệt hạ hôm nay?

Thêm những hình ảnh về “cung điện” của “hoàng đế cộng sản” Nông Đức Mạnh

http://www.leanhhung.com/2015/02/them-nhung-hinh-anh-ve-cung-ien-cua-vi.html

Những bức ảnh cho thấy tư dinh đế vương của cựu TBT Nông Đức Mạnh được đăng trên báo Tiền Phong, một tờ báo chính thống của đảng và nhà nước Việt Nam, đã khiến dư luận lên cơn sốt bức xúc. Không lâu sau đó, những bức ảnh này đã bị gỡ xuống một cách bí ẩn.
Tuy nhiên, độc giả lại vừa cung cấp cho chúng tôi những bức ảnh còn sinh động hơn thế về cung điện xa hoa của người từng một thời là lãnh tụ của giai cấp vô sản ở Việt Nam này:





Những hình ảnh dưới đây đã bị gỡ khỏi bài "Ban Bí thư T.Ư Đoàn chúc Tết nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước" trên báo Tiền Phong: