Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Úc tố cáo Nguyễn Tấn Dũng và chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền trầm trọng!

http://danlambaovn.blogspot.com/2015/03/to-chuc-theo-doi-nhan-quyen-uc-to-cao.html

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Bài viết của bà Elaine Pearson, giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Úc, đăng trên báo The Guardian. 
Elaine Pearson * Ngoc Nhi Nguyen (Danlambao) dịch - Ông Abbott có thói quen khen ngợi các chính quyền độc tài. Liệu có đối xử khác với Việt Nam? 
Khi Thủ tướng Úc ông Tony Abbott gặp gỡ đối tác Việt Nam là ông Nguyễn Tấn Dũng tại Canberra tuần này, ông sẽ chỉ đơn giản ca ngợi những tiến bộ kinh tế của Việt Nam trong khi vẫn im lặng về tình trạng nhân quyền tồi tệ của nước này chăng? Rất có khả năng là như vậy. Vì từ trước đến nay, chính phủ Úc có thói quen khen ngợi các quốc gia như Campuchia, Sri Lanka và Trung Quốc là "người bạn tốt" của Úc trong khi bỏ qua tình trạng nhân quyền tồi tệ của họ.
Elaine Pearson
"Những người bạn" đó của chúng ta không nên được bỏ qua quá dễ dàng như vậy. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia cộng sản độc đảng còn lại của thế giới. Trong 9 năm, Dũng đã giám sát việc đàn áp các quyền tự do cơ bản, kiểm duyệt phổ biến thông tin đại chúng, và kiểm soát tôn giáo. Hơn 100 tù nhân chính trị hiện vẫn đang ngồi tù tại Việt Nam.
Trong tù là những phụ nữ như cô Hồ Thị Bích Khương, 48 tuổi, một blogger và nhà hoạt động giữ đất, người đã tiếp xúc và thấu hiểu sự đau khổ của nông dân bị cướp mất đất, cho thấy sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam là trên xương máu của những nạn nhân vô hình này. Các nhà chức trách Việt Nam đã phản ứng với những nỗ lực của cô Khương bằng cách đàn áp và bắt bớ truy tố: cô đã phải nhiều lần vào tù ra khám, và hiện đang thụ án tù 5 năm cho "Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam."
Một phụ nữ khác bị bắt giam là cô Mai Thị Dung, một nhà hoạt động Phật giáo. Chính phủ Việt Nam thường xuyên theo dõi và quấy rối các nhóm tôn giáo hoạt động ngoài định hướng của chính phủ. Nhóm Phật giáo Hòa Hảo độc lập của cô đã phải đối mặt với công an giám sát, xâm nhập và đe dọa. Các bản án của tòa qui kết cho cô tổng cộng tới 11 năm tù giam vì vai trò đấu tranh của cô trong các cuộc biểu tình của Phật giáo Hòa Hảo.
Chính phủ Úc cũng biết rõ các vấn đề khó khăn nguy hiểm mà các nhà hoạt động phải đối mặt như thế này. Úc đã từng đề cập đến các trường hợp tù nhân chính trị trong các diễn đàn như tại cuộc đối thoại nhân quyền Úc-Việt hàng năm. Nhưng những cuộc thảo luận kín giữa các quan chức cấp trung phần lớn chỉ là một sự trình diễn.
Thật vậy, như một sự sỉ nhục rất lớn đối với tinh thần của cuộc đối thoại nhân quyền, năm ngoái chính quyền Việt Nam đã ngăn cản một số nhà hoạt động nhân quyền tham gia một hội thảo về tự do báo chí mà chính chính phủ Úc đã góp phần tổ chức.
Cuộc đối thoại lần này, như cuộc đối thoại nhân quyền khác của Úc với Trung Quốc và Lào, khó tạo sự tin tưởng vì thiếu tính minh bạch về những gì đang thực sự được thảo luận, và là một thất bại về việc cung cấp các tiêu chuẩn công rõ ràng để đo lường thế nào là tiến bộ đáng kể về nhân quyền.
Việc đã có những buổi đối thoại (về nhân quyền) như vậy không có nghĩa là ông Abbott và bà Julie Bishop, cùng các bộ trưởng ngoại giao, nên né tránh những cơ hội đưa ra vấn đề này với Thủ tướng Dũng trong chuyến viếng thăm của ông. Ông Abbott đã nói rất nhiều về tầm quan trọng của quyền tự do ngôn luận ở Úc. Người dân Việt Nam đang rất cần những quyền tự do đó, đã bị chà đạp bởi chính phủ Việt Nam.
Ở bất kỳ phương diện nào thì Việt Nam đã có rất ít hoặc không có sự tiến bộ nào về các vấn đề như tự do ngôn luận và tự do tôn giáo, với những người chỉ trích chính phủ chắc chắn phải kết thúc trong tù vì sự bất đồng quan điểm của họ. Nếu các nhà lãnh đạo Úc không tiếp theo các cuộc thảo luận riêng (với các lãnh đạo Việt Nam) bằng những tuyên bố công khai về các vấn đề được nhiều người quan tâm, thì đó không chỉ là bỏ lỡ cơ hội, mà còn là một sự thất bại của nước Úc trong việc đấu tranh cho người Việt Nam đang còn bị đàn áp.
Đương nhiên nước Úc nên tìm cách có quan hệ tốt với các nước láng giềng. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là cần nâng cao mối quan tâm về quyền con người - vì nước Úc, là bạn bè của toàn bộ người dân Việt Nam, không chỉ là bạn bè của nhà cầm quyền Việt Nam.
Sự giao hảo dễ dãi với những nhà cai trị độc tài sẽ đem lại hậu quả không tốt cho toàn bộ người dân sống trong các quốc gia đó. Khi chính phủ Úc ca ngợi cựu Tổng thống Mahinda Rajapaksa Sri Lanka trong khi hạ thấp sự tàn bạo của chính phủ này trong cuộc chiến tranh dân sự của nước đó, đã tạo nên 1 cái bia chính trị để họ có thể núp sau đó đàn áp tiếp tục những người chỉ trích chính phủ và là thách thức trước các áp lực quốc tế đối với cuộc điều tra của Liên Hiệp Quốc vào những tội ác chiến tranh.
Với thất bại của Rajapaksa trong cuộc bầu cử cuối cùng, và chính phủ Sri Lanka mới đã lên tiếng chống lại sự im lặng của Úc về những vi phạm nhân quyền, Úc hiện nay đã ở phía sai của lịch sử. "Khi nhân quyền đã bị chà đạp, và dân chủ còn quá xa, các nước này đều im lặng. Đó là một vấn đề đối với Sri Lanka," thủ tướng mới Ranil Wickremesinghe đã cho biết như vậy trong tháng Hai.
Úc, tất nhiên, cũng có những thiếu sót của chính mình khá nghiêm trọng về quyền con người, bao gồm việc đối xử với những người tị nạn và người dân bản địa. Vấn đề nhân quyền của một quốc gia không phải là một cái cớ để bỏ qua hành vi vi phạm quyền con người ở nơi khác.
Những lời nhắn gửi công khai và riêng tư chuyển tải đến ông Dũng trong chuyến thăm này là rất quan trọng - quan trọng cho cả người dân Việt Nam lẫn các nhân viên chính phủ. Nâng cao sự quan tâm về nhân quyền không phải là "giảng dạy", mà ông Abbott chọn lựa không nói tới. Đó là về việc cần tham gia với một vị trí phù hợp và là nguyên tắc cơ bản về nhân quyền mà tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã đồng ý duy trì.

“Thay thế cây xanh” những hình ảnh biết nói

http://danlambaovn.blogspot.com/2015/03/thay-cay-xanh-nhung-hinh-anh-biet-noi.html

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Ai cũng biết, ngay cả một em học học sinh cấp 1: Những tán lá xanh trong đô thị là lá phổ của thành phố phải chắt chiu gìn giữ (nhà nước dạy như thế mà), bởi muốn có một m2 táng lá xanh khoe sắc làm tế bào cho lá phổi ấy không phải một sớm một chiều.
Thì bỗng nhiên mới đây, sáng ra cư dân Hà Nội chứng kiến những hàng cây cổ thụ hơn trăm năm tuổi mà mảng xanh của tán lá hàng trăm m2 mỗi cây bị thủ tiêu mất dạng trên khoảng trời chói chang nắng lữa mà trước đó nó che chắn rợp bóng mát và rồi bức xúc ngỡ ngàng với “kế hoạch thay thế cây xanh” lên tới 6700 cây cổ thụ của giới cầm quyền TP/Hà Nội.
Ngoài khoảng xanh quá lớn tính theo m2 của “lá phổi TP” đột xuất bị cắt bỏ ấy thì những khối gổ Xà Cừ hàng trăm năm tuổi như thế này sẽ đi đâu? về đâu? thì không hề thấy nhắc tới dù một chữ trong công văn thông báo kế hoạch thay thế 6700 cây xanh này, một khối lượng gổ quí nhóm 1 tài sản rất lớn của xã hội của nhân dân?
Người dân Hà Nội cứ tự vấn nếu xét thấy là cần thiết phải thay thế thì sao không từ ngay bây giờ trồng trước 6700 cây hay hơn thế ở mỗi bên phải trái cách 10m của mỗi cây muốn đố hạ thay thế, cố gắng chăm sóc thật tốt.
2 hoặc 3 năm sau tán lá phân cành nó như thế này thay thế cho mảng xanh sẽ mất thì mới tính đến chuyện đốn hạ cây cũ cũng đâu có là muộn? Vì sao đột xuất triệt hạ nhất thời trong một lúc một khối lượng quá lớn cây xanh tạo nên cú sốc cho môi trường và cho lòng người cư dân Hà Nội một cách thiển cận thiếu tri thức như vậy?
Liệu UBND/TP/ Hà Nội và nhất là ông Nguyễn Quốc Hùng - phó chủ tịch UBND TP Hà Nội có can đảm sẽ đứng trong nắng gió như người dân này thay thế cho cây bị đốn hạ để chờ “cây con” lớn lên tạo lại mảng xanh của TP đã bị triệt hạ hôm nay?

Thêm những hình ảnh về “cung điện” của “hoàng đế cộng sản” Nông Đức Mạnh

http://www.leanhhung.com/2015/02/them-nhung-hinh-anh-ve-cung-ien-cua-vi.html

Những bức ảnh cho thấy tư dinh đế vương của cựu TBT Nông Đức Mạnh được đăng trên báo Tiền Phong, một tờ báo chính thống của đảng và nhà nước Việt Nam, đã khiến dư luận lên cơn sốt bức xúc. Không lâu sau đó, những bức ảnh này đã bị gỡ xuống một cách bí ẩn.
Tuy nhiên, độc giả lại vừa cung cấp cho chúng tôi những bức ảnh còn sinh động hơn thế về cung điện xa hoa của người từng một thời là lãnh tụ của giai cấp vô sản ở Việt Nam này:





Những hình ảnh dưới đây đã bị gỡ khỏi bài "Ban Bí thư T.Ư Đoàn chúc Tết nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước" trên báo Tiền Phong:


Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

"Quân vô tri, vô học"

http://chimkiwi.blogspot.com/2015/02/quan-vo-tri-vo-hoc.html

Mặc dù tôi đã đăng rồi, nhưng thấy một cư dân mạng thốt lên câu nói đầy giận dữ lẫn đau đớn này, lại phải bê tấm hình này lên đây một lần nữa.

HAI TẤM ẢNH BIẾT NÓI: (nội thất nhà "đày tớ" và ngoại thất nhà "chủ nhân")
Cựu TBT ĐCSVN cùng nhiều chóp bu khác đều não ngắn, văn hóa lùn, ưa phô trương trọc phú, kệch cỡm kiểu Nghị Quế (Tắt Đèn - Ngô Tất Tố). Một đất nước đói nghèo bậc nhất, mà chóp bu xa hoa - vô cảm, vô liêm sỉ.
Để có những bộ salon chạm trổ rồng phượng cầu kỳ, hàng triệu ha rừng tự nhiên - lá phổi của nhân loại - phải biến mất trên hành tinh xanh này. Quân vô tri, vô học!

 
Mặc dù bức ảnh chuo cảnh xa hoa được cho là nhà ông Nông Đức Mạnh, đã bị gỡ bỏ trên các báo, nhưng nó đã kịp lưu lại trên rất nhiều trên facebook.

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

CA đàn áp cuộc biểu tình của Phong trào Liên đới Dân oan Tranh đấu

http://danlambaovn.blogspot.com/2015/03/phong-trao-lien-oi-dan-oan-tranh-au.html

Bất chấp hoàn cảnh bị CA đàn áp và ngăn chặn, một số dân oan vẫn tập trung tại Sài Gòn giơ biểu ngữ 'Phụ nữ Việt Nam quyết noi gương Hai Bà Trưng chống Tàu xâm lược'
CTV Danlambao - Một cuộc biểu tình mang thông điệp 'chống nội thù, kháng ngoại xâm' dự kiến diễn ra vào sáng ngày 8/3/2015 tại Sài Gòn đã bị lực lượng côn an cộng sản xua quân đàn áp.
Nhiều thành viên của Phong trào Liên đới Dân oan Tranh đấu như bà Trần Ngọc Anh, Phùng Thị Ly, Lê Thị Ngọc Đa... cùng hàng chục dân oan khác bị bao vây, chặn bắt khi đang trên đường đến điểm hẹn. 

Dù vậy, vẫn có khoảng 5 dân oan trong trang phục áo vàng đã tập trung giơ cao khẩu hiệu 'Phụ nữ Việt Nam quyết noi gương Hai Bà Trưng chống Tàu xâm lược'.
Lo sợ trước cuộc biểu tình của các dân oan, nhà cầm quyền CSVN đã dùng thủ đoạn bắt bớ, đánh đập thô bạo đối với bà Phùng Thị Ly, một thành viên tích cực của Phong trào Dân oan Tranh đấu.
Lúc 07:30' sáng ngày 8/3/2015, bất chấp hoàn cảnh bị lực lượng CA theo dõi dày đặc, bà Phùng Thị Ly đơn độc đón xe từ Long An đến điểm hẹn tại Sài Gòn.
Ngay khi đi đến một đoạn đường vắng, một đám côn an xuất hiện chặn xe với lý do nhận được đơn tố cáo bà Ly 'gây rối trật tự công cộng'. Bà Ly sau đó bị bắt đưa về trụ sở CA xã Tân Đông, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.
Bà Phùng Thị Ly sau khi rời khỏi đồn CA
Tại đây, nhóm CA này tiếp tục dùng bạo lực để cướp điện thoại, bất chấp sự chống trả quyết liệt của bà Ly.
Sau một hồi vật lộn trước lực lượng CA hung bạo, bà Ly đau đơn, bất lực đứng nhìn bọn chúng cướp đi chiếc giỏ sách, bên trong có chứa những tấm biểu ngữ tranh đấu.
Quá phẫn nộ vì bị hành hạ như một con vật, bà Phùng Thị Ly lớn tiếng tố cáo tội ác chế độ CS ngay trong đồn côn an. Đến trưa cùng ngày, bà Ly về đến nhà trong tình trạng khắp người ê ẩm.
Dù cuộc biểu tình sáng 8/3/2015 đã không thể bùng nổ như dự kiến, nhưng tinh thần của những người phụ nữ trong Phong trào Liên đới Dân oan Tranh đấu, điển hình là bà Trần Ngọc Anh, Phùng Thị Ly... đã một lần nữa khẳng định sự kiên cường, quả cảm của những người phụ nữ Việt Nam trước bạo quyền cộng sản.

Bông hoa nào cho ngày 8 tháng 3?

http://danlambaovn.blogspot.com/2015/03/bong-hoa-nao-cho-ngay-8-thang-3.html

Mi Van Løvstrøm - Ngày 8/3/2015 năm nay, MV muốn dành tặng vài lời đến các chị phụ nữ đấu tranh vì quyền lợi chung ở trong nước. Đặc biệt chị Phùng Thị Ly, một trong những người đã chuẩn bị "cuộc xuống đường 8/3 theo tinh thần của Hai Bà Trưng, để nói lên tinh thần yêu nước, chống giặc phương Bắc". Buổi xuống đường đã không được thực hiện, vì các chị đã bị công an địa phương ngăn chặn, không ra ngoài được. Riêng chị Phùng Thị Ly, trên đường đi đã bị công an bắt giữ và chị Ly đã bị công an đánh...

*
Sáng ngủ dậy, như thường ngày, MV cà phê, đọc báo và lướt mạng. Hôm nay FB tràn đầy lời chúc, hoa, quà và rất nhiều thứ, từ thức ăn đến những buổi shopping được nhiều bạn chia sẻ qua hình ảnh.
Ngày Quốc tế Phụ nữ là thành quả đấu tranh lâu dài và lặng lẽ của hàng triệu người phụ nữ trên thế giới. Kể từ năm 1910, ngày 8 tháng 3 được chọn làm ngày để kỷ niệm những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới.
Ngày nay ở một số các quốc gia, ngày 8 tháng 3 được kỷ niệm bằng những hoạt động liên quan, diễu hành, đòi quyền bình đẳng, chống mại dâm và bạo lực đối với phụ nữ...
Ở Việt Nam, dường như ngày 8/3 đã được bình thường hóa như là một ngày phái nam chiều chuộng phái nữ, tặng quà, tặng hoa, mời đi ăn... Nhưng hầu như ít ai nói đến chuyện bình đẳng hay quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội.
Ngày 8/3/2015 năm nay, MV muốn dành tặng vài lời đến các chị phụ nữ đấu tranh vì quyền lợi chung ở trong nước. Đặc biệt chị Phùng Thị Ly, một trong những người đã chuẩn bị "cuộc xuống đường 8/3 theo tinh thần của Hai Bà Trưng, để nói lên tinh thần yêu nước, chống giặc phương Bắc". Buổi xuống đường đã không được thực hiện, vì các chị đã bị công an địa phương ngăn chặn, không ra ngoài được. Riêng chị Phùng Thị Ly, trên đường đi đã bị công an bắt giữ và chị Ly đã bị công an đánh.
Thiết nghĩ trong cùng một ngày, bên ngoài đang ăn mừng, chúc tụng phụ nữ, nhưng bên cạnh đó lại có nhiều phụ nữ bị chặn lại ở nhà không được đi đâu. Có những phụ nữ bị bắt, có những phụ nữ bị trù dập, chỉ vì các chị ấy muốn thể hiện cái quyền của mình và muốn nói lên tấm lòng yêu nước của mình.
Không có bông hoa nào đẹp hơn những bông hoa đang ẩn hiện ở trong trái tim của các chị. Cảm ơn cuộc đời đã cho MV có cơ hội biết đến những bông hoa này. 
Cảm ơn chị Phùng Thị Ly.
Cảm ơn các chị trong Phong Trào Liên Đới Dân Oan và tất cả các người phụ nữ Việt Nam khác đã và đang dấn thân trên con đường đấu tranh cho nhân quyền và nhân bản.

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

From Stalin to Hitler, the most murderous regimes in the world

http://www.dailymail.co.uk/home/moslive/article-2091670/Hitler-Stalin-The-murderous-regimes-world.html






















The 20th century witnessed death and slaughter on an unprecedented scale.
It was the century of the Holocaust and two World Wars; of communist, Nazi, fascist and military dictators who between them killed more than 100 million people.
Scroll down for the leaders themselves, listed in order of the numbers who died as a result of their rule.
The casualties of conflicts involving the U.S., the UK and France in Korea, Algeria, Vietnam, the Gulf, Afghanistan and Iraq are excluded on the grounds that, though many would view these as unjust colonial wars by ‘imperialist’ powers, they weren’t fought by dictators.
Indeed, when the wars proved unpopular or unwinnable, they were brought to an end by the pressure of public opinion.
Mao Zedong: Victims 60 million
Mao Zedong: Victims 60 million
Joseph Stalin: Victims 40 million
Joseph Stalin: Victims 40 million
Adolf Hitler: Victims 30 million
Adolf Hitler: Victims 30 million

1 MAO ZEDONG

China (1949-76) Regime Communist Victims 60 million
China’s so-called ‘Great Helmsman’ was in fact the greatest mass murderer in history. Most of his victims were his fellow Chinese, murdered as ‘landlords’ after the communist takeover, starved in his misnamed ‘Great Leap Forward’ of 1958-61, or killed and tortured in labour camps in the Cultural Revolution of the Sixties. Mao’s rule, with its economic mismanagement and continual political upheavals, also spelled poverty for most of China’s untold millions. The country embraced capitalism long after his death.

2 JOSEPH STALIN

Soviet Union (1929-53) Regime Communist Victims 40 million
Lenin’s paranoid successor was the runner-up to Mao in the mass-murder stakes. Stalin imposed a deliberate famine on Ukraine, killed millions of the wealthier peasants – or ‘kulaks’ – as he forced them off their land, and purged his own party, shooting thousands and sending millions more to work as slaves and perish in the Gulag.

3 ADOLF HITLER

Germany (1933-45) Regime Nazi dictatorship Victims 30 million
The horror of Adolf Hitler’s dictatorship lies in the uniqueness of his most notorious crime, the Holocaust, which stands alone in the annals of inhuman cruelty. It was carried out under the cover of World War II, a conflict Hitler pursued with the goal of obtaining ‘Lebensraum’. The war ended up costing millions of lives, leaving Europe devastated and his Third Reich in ruins.
King Leopold II
KING LEOPOLD II
Belgium (1886-1908)
Regime Colonial empire in Congo
Victims Eight million enslaved Congolese
Hideki Tojo
HIDEKI TOJO
Japan (1941-45)
Regime Military dictatorship
Victims Five million (Japan’s victims in World War II)
Ismail Enver Pasha
ISMAIL ENVER PASHA
Ottoman Turkey (1915-20)
Regime Military dictatorship
Victims Two million (Armenians, Greeks and Assyrians)

Pol Pot
POL POT
Cambodia (1975-79)
Regime Communist (Khmer Rouge)
Victims At least 1.7 million (political opponents)
Kim Il-Sung
KIM ILSUNG
North Korea (1948-94)
Regime Communist
Victims At least 1.6 million (political opponents/civilians through famine)
Mengistu Haile Mariam
MENGISTU HAILE MARIAM
Ethiopia (1974-78)
Regime Communist military dictatorship
Victims 1.5 million (Eritreans/political opponents)

Yakubu Gowon
YAKUBU GOWON
Nigeria (1967-70)
Regime Military dictatorship
Victims One million (Biafrans starved and soldiers killed in civil war)
Jean Kambanda
JEAN KAMBANDA
Rwanda (1994)
Regime Tribal dictatorship (Hutu)
Victims 800,000 (Tutsis)
Saddam Hussein
SADDAM HUSSEIN
Iraq (1979-2003)
Regime Ba’ath Party dictatorship
Victims 600,000 (Shi’ites, Kurds, Kuwaitis, political opponents)

Josip Broz Tito
JOSIP BROZ TITO
Yugoslavia (1945-80)
Regime Communist
Victims 570,000 (political opponents)
Sukarno
SUKARNO
Indonesia (1945-66)
Regime Nationalist dictatorship
Victims 500,000 (Communists)
Mullah Omar
MULLAH OMAR
Afghanistan (1996-2001)
Regime Islamist dictatorship (Taliban)
Victims 400,000 (political/religious opponents)

Idi Amin
IDI AMIN
Uganda (1971-79)
Regime Personal dictatorship
Victims 300,000-500,000 (political/personal opponents)
General Yahya Khan
GENERAL YAHYA KHAN
Pakistan (1970-71)
Regime Military dictatorship
Victims 300,000 (Bengalis in East Pakistan)
Benito Mussolini
BENITO MUSSOLINI
Italy (1922-45)
Regime Fascist dictatorship
Victims 250,000 (Ethiopians, Libyans, Jews, political opponents)

General Mobutu Sese Seko
GENERAL MOBUTU SESE SEKO
Zaire/Congo (1965-97)
Regime Personal dictatorship
Victims 230,000 (political opponents)
Charles Taylor
CHARLES TAYLOR
Liberia (1989-96)
Regime Personal dictatorship
Victims 220,000 (political/military opponents and civilians)
Foday Sankoh
FODAY SANKOH
Sierra Leone (1991-2000)
Regime Personal dictatorship
Victims 210,000 (political opponents)

Ho Chi Minh
HO CHI MINH
North Vietnam (1945-69)
Regime Communist
Victims 200,000 (political opponents, South Vietnamese)
Michel Micombero
MICHEL MICOMBERO
Burundi (1966-76)
Regime Personal dictatorship
Victims 150,000 (Hutus)
Hassan Al-Turabi
HASSAN ALTURABI
Sudan (1989-99)
Regime Islamist dictatorship
Victims 100,000 (political/religious opponents)

Jean-Bedel Bokassa
JEAN-BEDEL BOKASSA
Central African Republic/Empire (1966-79)
Regime Personal dictatorship
Victims 90,000 (political opponents)
Efrain Rigs Montt
EFRAIN RIOS MONTT
Guatemala (1982-83)
Regime Military dictatorship
Victims 70,000 (peasants, political opponents)
Francoise/Jean-Claude Duvalier
FRANCOIS/ JEANCLAUDE DUVALIER
Haiti (‘Papa Doc’ 1957-71; ‘Baby Doc’ 1971-86)
Regime Personal dictatorship
Victims 60,000 (political opponents
Rafael Trujillo
RAFAEL TRUJILLO
Dominican Republic (1930-61)
Regime Personal dictatorship
Victims 50,000 (political opponents)
Hissene Habre
HISSENE HABRE
Chad (1982-90)
Regime Military dictatorship
Victims 40,000 (political opponents)
General Francisco Franco
GENERAL FRANCISCO FRANCO
Spain (1939-75)
Regime Fascist/military dictatorship
Victims 35,000 (political opponents

Fidel Castro
FIDEL CASTRO
Cuba (1959-2006)
Regime Communist
Victims 30,000 (political opponents)
Hafez/Bashar Al-Assad
HAFEZ/ BASHAR ALASSAD
Syria (Hafez 1970- 2000; Bashar 2000-)
Regime Ba’ath Party dictatorship
Victims 25,000- 30,000 (political/ sectarian opponents
Ayatollah Ruhollah Khomeini
AYATOLLAH RUHOLLAH KHOMEINI
Iran (1979-1989)
Regime Islamist dictatorship
Victims 20,000 (political/religious opponents)
Robert Mugabe
ROBERT MUGABE
Zimbabwe (1982-)
Regime Personal dictatorship
Victims 15,000 (political/tribal opponents)
General Jorge Videla
GENERAL JORGE VIDELA
Argentina (1976-83)
Regime Military dictatorship
Victims 13,000 (left-wing political opponents)
Augusto Pinochet
GENERAL AUGUSTO PINOCHET
Chile (1973-90)
Regime Military dictatorship
Victims 3,000 (political opponents)