Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

Côn đồ phá vòng hoa tưởng niệm liệt sĩ Hoàng Sa là thiếu úy quân báo?

http://www.danchimviet.info/archives/93413/con-do-pha-vong-hoa-tuong-niem-liet-si-hoang-sa-la-thieu-uy-quan-bao/2015/01

Ngày 19/1/2015 một số nhân sí trí thức và người dân yêu nước đã đem theo vòng hao cùng băng rôn tưởng niệm các liệt sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh bảo vệ Hoàng Sa vào ngày này 41 năm trước. Cũng như năm ngoái và các năm trước đó, hành động đầy tính nhân văn, tinh thần dân tộc của họ đã bị nhà cầm quyền dùng du côn, côn đồ, dư luận viên phá đám, chửi bới, giằng giật hết sức thô bạo.
Cũng giống như các vụ trước, trong đám đó, không ít công an ‘nhân dân’ trà trộn, từ quay phim, chụp ảnh, tới thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với những người dân dám biểu thị lòng yêu nước không theo định hướng của đảng.
Phát hiện của cộng đồng mạng cho thấy, một nhân vật trong đám đầu trâm mặt ngựa có thể là thiếu úy quân báo.
Theo những người có mặt, tên côn đồ tự xưng là quần chúng tự phát, xông vào quấy phá, giật các dải băng trên các vòng hoa và đe dọa hành hung nhiều người. Chính tên này đã thô bạo chụp và bấm huyệt vào tay một phụ nữ tay yếu chân mềm khi chị nầy đến can ngăn giải thích cho hắn biết việc dâng hoa là hành động bày tỏ lòng kính trọng đến những người đã hy sinh vì tổ quốc và nhắc nhở mọi người luôn nhớ về Hoàng Sa là một phần tổ quốc đang bị giặc xâm lược chiếm đóng.
Toàn bộ hành vi càn quấy của tên côn đồ nầy đã được ghi hình. Và mỉa mai hơn nữa là chính phe nhóm của tên này đứng bên ngoài quay lại hết các hình ảnh côn đồ đó rồi tung lên Youtube ca ngợi rằng đó là một thanh niên quần chúng dũng cảm đã một mình dám chống lại “phản động”
Sáng nay, trên mạng xã hội xuất hiện hàng loạt ảnh và bài viết của cư dân mạng chứng minh rằng tên côn đồ đó chính là một thiếu úy quân đội (?)
Một số hình ảnh:
condo-1
condo-2
condo-3condo-4

Theo Facebook, blog Tuzo

Cú rớt đài của bí thư thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị.

http://nguoibuongio1972.blogspot.com/2015/01/cu-rot-ai-cua-bi-thu-thanh-uy-ha-noi.html




Thứ Năm, ngày 22 tháng 1 năm 2015

Giữa năm 2014 vị thế của Phạm Quang Nghị lên cao, đây là thời điểm vụ trong án Dương Chí Dũng, Phạm Quý Ngọ đang thu hút dư luận tạo thành một vòng xoáy khốc liệt khiến nhiều lãnh đạo cao cấp khác bị cuốn vào.
Tranh thủ thời điểm các đối thủ khác trong vòng xoáy ấy, bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị đã đẩy mạnh những hoạt động để vận động quảng bá hình ảnh của mình cho chức TBT tương lại. Ông Nghị có chuyến đến thăm hàng loạt các tỉnh đồng bằng Nam Bộ, một hành động rất hiếm mà các uỷ viên BCT người Bắc chưa mấy ai làm. Ngay cả TBT Nguyễn Phú Trọng cũng chưa làm điều đó trong nhiệm kỳ của mình.
Để cho các đối thủ phải sa đà thêm vào vòng xoáy Vinashin, khi mà lời khai của Dương Chí Dũng về một ông anh ở Bộ Công An chưa báo nào dám đăng. Thế đang giằng co, vờn nhau, bất ngờ tờ báo Hà Nội Mới nhận sự chỉ đạo của Hồ Quang Lợi, một đàn em thân tín của Phạm Quang Nghị đột ngột nêu đích danh tên tuổi tướng Phạm Quý Ngọ trong lời khai của Dương Chí Dũng.
Bài viết của báo Hà Nội Mới như một phát đại bác hỗ trợ phá toan bức màn phòng thủ của Phạm Quý Ngọ, khiến tiến trình vụ án được mở rộng, Phạm Quý Ngọ lọt vào vụ trọng án chờ kết luận. Rút cục Phạm Quý Ngọ chết bất ngờ do bệnh. 
Nếu không có bài báo của Hà Nội Mới, chắc chưa ai dám đụng đến Phạm Quý Ngọ.
Chiến dịch đánh tham nhũng ở Vinashin do Nguyễn Bá Thanh cầm đầu thật ra là thực hiện ý đồ của TBT Nguyễn Phú Trọng. Hành động cho tờ HNM đăng tên Phạm Quý Ngọ là hành động mà Phạm Quang Nghị muốn bày tỏ sự trung thành của mình với TBT Nguyễn Phú Trọng. Mọi ý tưởng của Nguyễn Phú Trọng đưa ra đều được Phạm Quang Nghị hăng hái hưởng ứng thực hiện như cuộc lấy phiếu tín nhiệm quan chức Hà Nội các cấp trong thành uỷ cũng như uỷ ban NDTP.
Sau khi lấy lòng được Nguyễn Phú Trọng, nhận thấy quân đội là lực lượng mạnh trong cuộc tranh giành chiếc ghế TBT. Phạm Quang Nghị đã nắn cả một con đường thẳng thành hình chữ U để chạy qua khu dinh cơ của các tướng lĩnh quân đội tại Hà Nội. 
Bước tiếp theo Phạm Quang Nghị sang Hoa Kỳ trong vai trò mập mờ của một TBT tương lai, tặng cho thượng nghĩ sĩ Hoa Kỳ tấm hình vị thượng nghị sĩ này lúc bị bắt làm tù binh tại Hà Nội. Thông điệp mang tính nhục mạ này của Phạm Quang Nghị muốn nhắn nhủ rằng quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt không thể nào tốt đẹp được, nhắc nhở dư luận Mỹ - Việt luôn là kẻ thù. Một hành động gián tiếp để lấy lòng nước láng giềng Trung Quốc đang lo sợ lãnh đạo tương lai của Việt Nam sẽ xa rời 16 chữ vàng để tiến gần quan hệ chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ.
Những bước đi tiến tới chức TBT của Phạm Quang Nghị có thể tóm tắt các điểm sau.
- Giữ hình ảnh Hà Nội là một đảng bộ trong sạch vững mạnh. Đi đầu trong việc thực hiện nghị quyết của BCT. Đoàn kết thân ái với các đảng bộ địa phương khác. Quan điểm thực hiện đường lối 16 chữ vàng trong bang giao Trung Việt. Cứng rắn với những hành vi khiến quan hệ Trung Việt xấu đi. Lợi dụng việc chống tham nhũng để chọc gậy bánh xe khiến các đối thủ khác phải sa vào vòng đấu đá, còn riêng mình ung dung nhàn nhã có thời cơ, uy tín tiếp cập chức TBT.
Ở vị trí quan chức Cộng Sản, việc kết bè cánh, tạo uy tín, gây chia rẽ đối thủ để tranh giành quyền lực là việc bình thường. Đây là đặc trưng nội bộ ĐCSVN không phải riêng gì một mình Phạm Quang Nghị. 
Nhưng điều không thể chấp nhận được ở Phạm Quang Nghị là để đạt được mục đích là TBT đã ra tay trấn áp những người yêu nước một cách thái quá để nhằm giành sự ủng hộ của Trung Quốc.  Hẳn ai cũng biết từ nhiều năm nay, chiếc ghế TBT Việt Nam luôn phải chịu chi phối từ phía Trung Quốc. Giá như Phạm Quang Nghị chọn con đường đã đi như Nông Đức Manh, Nguyễn Phú Trọng là bày tỏ tình hữu nghị với Trung Quốc cũng là lẽ thường, nhưng đi quá mức lấy lòng Trung Quốc bằng cách thù hận những người yêu nước là việc khiến người đời phải lo ngại. 
Việc đi quá mức này chẳng hạn như báo Hà Nội Mới số ra ngày 19.9.2008 đưa bài ca ngợi tướng Trung Quốc Hứa Thế Hữu là tướng tài, có tâm, có lòng, quảng đại.
Thực tế Hứa Thế Hữu là tướng Trung Quốc được Đặng Tiểu Bình tin cậy giao cho trách nhiệm tấn công 6 tỉnh biên giới Việt Nam năm 1979 cùng với tướng Dương Đắc Chi. Là người am hiểu địa hình, quân đội Việt Nam Hứa Thế Hữu là tướng chính chủ lực cầm quân. Quân đôị của Hứa Thế Hữu đã tàn sát đàn bà, trẻ con dân tộc Viêtj Nam suốt 6 tỉnh biên giới, phá tan làng mạc, giết hại nhiều chiến sĩ, đồng bào ta. Mọi điều ấy đến trẻ con cũng biết. Thế nhưng một cơ quan tuyên giáo mạnh như thành uỷ Hà Nội có lẽ nào không biết.
Không phải họ không biết. Họ biết rõ nhân dân ta nghĩ gì nên họ dội gáo nước lạnh thẳng thừng nhằm nhục mạ tinh thần dân tộc của nhân dân ta một cách triệt để. Hàng ngày đài truyền hình Hà Nội từ năm này qua năm khác dưới thời Phạm Quang Nghị công chiếu liên miên những bộ phim Trung Quốc. Khiến cho thanh niên Việt Nam yêu văn hoá, con người, lãnh đạo Trung Quốc hơn yêu Việt Nam, hiểu văn hoá Trung Quốc hơn văn hoá Việt Nam.
Đặc biệt cảm thấy dùng các biện pháp chính quy không đủ, thành uỷ Hà Nội còn lập ra đội dư luân viên, xung kích trên mặt trận bảo vệ tư tưởng thân Tầu của mình. Đạo diễn và chỉ đạo đội xung kích này là thiếu tướng an ninh, phó giám đốc công an Thành phố Hà Nội Bạch Thành Đinh, trưởng ban tuyên giáo thành uỷ Hà Nội Hồ Quang Lợi và chỉ đạo chung là phó bí thư thành uỷ Tưởng Phí Chiến.
Trong cả nước, chỉ riêng có duy nhất Hà Nội là sử dụng đội ngũ xung kích dư luận viên này một cách chính quy và bài bản, có chiến lược. Đây là mô hình thí điểm để tương lai khi  Phạm Quang Nghị nắm chức TBT sẽ nhân rộng và phát triển cả nước.
Thành uỷ Hà Nội có mối kết thân mật thiết với thành uỷ Bắc Kinh, trong cuộc gặp gỡ trước đại lễ 1000 năm Thăng Long. Dưới danh nghĩa là giúp Hà Nội làm đại lễ thành công, thành uỷ Bắc Kinh đã cử một phái đoàn sang hướng dẫn cách làm đại lễ theo phong cách của Trung Quốc, sử dụng vật liệu, pháo hoa ( gây ra vụ nổ ở Mỹ Đình mà số người chết đến nay còn giấu kính )..của Trung Quốc và tài trợ một khoản tiền rất lớn. Một phần ngân sách để cho Tưởng Phí Chiến, Hồ Quang Lợi, Bạch Thành Định thực hiên mô hình dư luân viên, xung kích lấy ra từ cái goi là chương trình hỗ trợ quan hệ hai thành uỷ thủ đô hai nước.
Chính vì mục đính chính trị và tiền bạc tài trợ từ phía Trung Quốc mà những kẻ chỉ đạo đôi ngũ Dư Luân Viên, xung kích này đã ngày càng đẩy những hành vi trấn áp người dân Hà Nội yêu nước lên cao, bất chấp cả đạo lý dân tộc, đạo lý lịch sử. Chúng miệt thị những người biểu tình yêu nước phản đối Trung Quốc, bắt bớ, đàn áp, dùng mọi thủ đoạn đánh vào đời sống cá nhân  chưa đủ.
Ngày 19/1/2015 thiếu uý an ninh Trịnh Việt Dũng đóng giả làm thanh niên xung kích đập tan lẵng hoa của những người yêu nước tưởng nhớ những chiến sĩ VNCH đã hy sinh bảo vệ chủ quyền dưới họng súng Trung Quốc. Hành vi này càng trở nên trầm trọng hơn, bày tỏ rõ cho dư luận thấy quan điểm thù địch với lòng yêu nước của nhân dân ta hơn khi giữa thủ đô Hà Nội, thiếu uý Trinh Việt Dũng  lớn tiếng chửi những chiến sĩ hy sinh đó là bọn '' nguỵ  bán nước ''.
74 anh linh của những người đã chiến đấu vì chủ quyền đất nước, dù họ có binh lính của chế độ nào , Lê, Trần, Nguyễn, Lý đi chăng nữa. Điều hiển nhiên là 74 con người anh dũng ấy đã hy sinh vì mảnh đất quê hương. Họ chiến đấu ngoài hải đảo xa xôi, chống lại sự xâm lược của ngoại bang. Họng súng của họ chĩa vào quân giặc,  họ không hề chiến đấu trên đất liền để mà quy kết họ tội bán nước, hại dân nào cả. Có đại biểu quốc hội từng lên tiếng phải ghi nhớ công ơn họ, thủ tướng chính phủ cũng nhắc đến sự hy sinh của họ, người dân trong và ngoài nước đóng góp tấm lòng thương nhớ họ qua chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa, chuẩn đô đốc Việt Nam cũng đến nhà những người lính ấy để cúi đầu tưởng niêm. Lịch sử và đạo nghĩa của một dân tộc phải rạch rồi ân oán như vậy thì dân tộc ấy mới đáng tư cách tồn tại.
Chắc chắn thiếu uý an ninh Trịnh Việt Dũng trong vai xung kích mà dư luận viên che đậy gọi là '' một thanh niên yêu nước tên Dũng '' làm theo mệnh lệnh nào đó, chỉ có thế anh ta mới tha hồ nhục mạ vong linh của những người lính hy sinh bảo vệ tổ quốc. Mênh lệnh đó là ý đồ xuyên suốt bao năm qua của thành uỷ Hà Nội từ vụ ca ngợi Hứa Thế Hữu đến vụ nhục mạ linh hồn tử sỉ Việt Nam chống Tàu.


Thanh niên tên Dũng giật hoa và miệt thị anh linh chiến sĩ VNCH



Thiêú uý Trịnh Việt Dũng cùng sát cánh với đội ngũ Dư Luân Viên Hà Nội.

https://www.facebook.com/video.php?v=713976985377024


Clip mà dư luận viên Hà Nội ghi lại chiến công của thiếu uý Trinh Viêt Dũng.


Hành động của Trịnh Việt Dũng được thực hiện có bài bản, có sự phối hợp, tính toán.  Dũng mặc quần áo dân sự, xông vào cướp hoa, chửi bới, nhục mạ người hy sinh. Có sự chứng kiến của công an, dân phòng. Có đội ngũ dư luận viên đào tạo bài bản quay phim ghi hình , đưa lên mạng.

Một chuỗi phối hợp như thế chỉ thực hiện được khi có sự chỉ đạo thống nhất từ trên cao. Và sự phỉ báng, nhục mạ 74 chiến sĩ VNCH đã hy sinh ấy cũng phải có sự chỉ đạo trên cao cỡ như Tưởng Phí Chiến, Hồ Quang Lợi , Bạch Thành Định.


Trời cao có mắt, dẫu Phạm Quang Nghị dày công vun vén tâm linh, xây dựng chùa chiền ở quê nhà, kết giao với bọn sư sãi làm bùa phép để mong được chức cao chót vót. Dẫu Phạm Quang Nghị trong 10 năm tỏ vẻ trong sạch, liên khiết, lập bè, kết phái, chọc gây bánh xe để mưu đồ chức vị TBT...nhưng cái giá phải trả của nhân quả là điều tất yếu. Trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm Bộ Chính Trjj ở hội nghị trung ương 10 vừa qua. Phạm Quang Nghị xếp hạng 19/20/ Thấp hơn cả uỷ viên dự khuyết, chỉ trên một phụ nữ.


Đó là cái giá phải trả cho sự dung túng bọn tay chân sử dụng đội ngũ xung kích, dư luận viên để miệt thị vong linh chiến sĩ hy sinh vì tổ quốc. Chùa chiền nào, sư sãi nào có thể mang phúc đến cho kẻ xâm phạm đạo lý dân tộc như vậy. 

Những kẻ làm cho Phạm Quang Nghị mất uy tín ở cuộc bỏ phiếu vừa qua, chính là những kẻ đứng đằng sau tổ chức đội ngũ dư luận viên, xung kích tung hoành tại Hà Nội, những kẻ dựng những trang bloge ẩn danh để xúc phạm những người yêu nước. Mọi hành động lộng hành của những kẻ này đã khiến bí thư thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị rớt khỏi vũ đài chính trị. Sau vụ đại biểu quốc hội Hà Nội Châu Thị Thu Nga bị bắt vì lừa đảo tiền nhân dân sẽ đến vụ Nguyễn Quốc Hùng, phó chủ tịch Hà Nội mà Phạm Quang Nghị cất nhắc lên đối dầu với việc tham nhũng bị phanh phui khi xây dựng cơ bản các công trình tại Hà Nội.

http://nvphamvietdao.blogspot.de/2015/01/phat-hien-nhieu-sai-pham-trong-cac-du.html


Còn một năm nữa đến đại hội Đảng. Còn chưa muộn để cho bí thư thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị sửa chữa sai lầm, đó là dẹp bỏ bọn dư luân viên, xung kích. Dẹp bỏ bọn gian thần hại chủ như Tưởng Phí Chiến, Hồ Quang Lợi, Bạch Thành Định. Những kẻ mà xướng tên lên thôi người ta đã có cảm giác là người Tàu chứ chưa cần nhìn hành động  lời nói của chúng.

-----------------------------------------------------------------------------------

 Bài thứ hai nhé Loa Phường, Nhạn Biển. Bố đã bảo chúng mày rồi, động bố mày thì bố lôi cụ chúng mày ra tế.

Mũi thuyền xé sóng – mũi Cà Mau

http://www.danchimviet.info/archives/93403/mui-thuyen-xe-song-mui-ca-mau/2015/01

Để tiện theo dõi câu chuyện, tôi có đôi dòng về cấu trúc thượng tầng quyền lực của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).
Năm năm Đại hội đại biểu một lần, bầu ra Ban Chấp hành Trung ương (BCH –TU). Từ đó, BCH –TU bầu Tổng Bí thư, và các Ủy viên Bộ Chính trị (BCT). Nói một cách lý thuyết thì BCH –TU là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng. Điều 36 mục 3, Điều lệ Đảng viết: “Ban Chấp hành Trung ương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Bộ Chính trị.”
Bài học Trần Xuân Bách
Tháng Ba năm 1990, Nguyễn Văn Linh ra tay trừng trị Trần Xuân Bách. Trong BCT lúc đó có đến ba nhân vật cấp tiến: Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch và Võ Văn Kiệt. Cả hai ông Thạch và Kiệt thúc thủ. Ông Bách đơn thương độc mã, chống đỡ trong vô vọng dưới trận đòn của Nguyễn Văn Linh.
Cuối cùng, ông Bách không những bị đuổi ra khỏi BCT mà còn bị trục xuất ra khỏi BCH –TU. Lần đầu tiên trong lịch sử ĐCSVN có một Ủy viên Bộ Chính trị bị kỷ luật nặng đến như thế.
Cũng trong khoảng thời gian đó, ông Linh còn lạm quyền, vi phạm nguyên tắc, điều lệ đảng, tùy tiện không cho hai Ủy viên Trung ương vào phòng họp.
Hội nghị Trung ương 6, Khóa XI
Giữa năm 2012, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng định lặp lại thủ đoạn này với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Trọng dùng bài “Phê và tự phê” trong nội bộ BCT. Ông Dũng cùng hàng trợ lý không khoanh tay chịu trận, không để cho Tổng Bí thư lấn sân. BCH – TU là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng mới đủ thẩm quyền quyết định.
Tháng Mười năm 2012, Hội nghị BCH – TU 6 khai mạc. Ông Trọng tuyên bố: “Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị BCH – TU cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị.”
Cùng lúc, blog Quan Làm Báo ra đời, tung những thông tin cá nhân tấn công Nguyễn Tấn Dũng. Thậm chí, còn tung tin gia đình ông Dũng đã bắt đầu di tản khỏi Việt Nam.
Hội nghị BCH – TU 6 bế mạc. Thế cờ lật ngược. Ông Dũng bình an. Ông Trọng diễn một màn bi hài chưa từng có trong lịch sử: Khóc trên kênh truyền hình quốc gia, xin BCH – TU cho Bộ Chính trị một hình thức kỷ luật nhưng không được.
Từ đó, uy tín cá nhân của ông Trọng lao xuống vực trong khi uy tín của Thủ tướng Dũng bắt đầu có dấu hiệu khôi phục.
Hội nghị Trung ương 7, Khóa XI
Tháng Năm năm 2013, Hội nghị BCH – TU 7 khai mạc. Tổng Bí thư đích thân đứng ra giới thiệu hai đồng chí: Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị.
Cuộc bầu bán vô cùng gian nan, kéo dài đến ba giờ sáng vẫn không ngã ngũ. Bầu chính thức, bầu lại, rồi bầu bổ sung. Cả hai ứng cử viên trên vẫn không hội đủ số phiếu quy định, nhưng Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Kim Ngân đắc cử ngoài dự kiến.
Lại một chuyện chưa từng có trong lịch sử của ĐCSVN đã xảy ra ở Hội nghị này. Ý kiến của Tổng Bí thư Trọng không trọng lượng. Hay nói một cách khác, ông không được các Ủy viên Trung ương tôn trọng.
Những ngày cuối tháng Sáu, 2013, Quốc hội Việt Nam họp lấy phiếu tín nhiệm, ông Dũng chỉ đạt 42.14% phiếu tín nhiệm cao. Cuối tháng 11 năm 2014, Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm lần hai: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chiếm tỉ lệ 64,39% tín nhiệm cao.
Ông thở phào nhẹ nhõm. Nếu hai năm liền ông đạt tỷ lệ dưới 50%, các đấu thủ sẽ gây sức ép bắt ông phải từ chức. Giờ đây, cơn giông tố đã qua. Ông lấy lại được sự quân bình.
Hội nghị Trung ương 10, Khóa XI
Tháng Giêng 2015, tại Hội nghị 10, Trung ương lấy phiếu tín nhiệm các Ủy viên Bộ Chính trị. Kế quả bị giấu kín, coi đó là bí mật quốc gia. Nhưng có tin đồn: Thủ tướng Dũng đạt số phiếu tín nhiệm cao nhất.
Người ta không phải mất quá nhiều thời gian và công sức để xác minh tính chân thực của thông tin trên. Vài ngày sau blog Chân Dung Quyền Lực công bố kế quả. Lời đồn đoán trên đây là chính xác. Nếu chỉ tính riêng phiếu “tín nhiệm cao” thì ông Dũng đứng đầu. Nếu tính tổng số phiếu “tín nhiệm cao” và “tín nhiệm” thì ông Sang cao hơn, nhưng chỉ hơn đúng một phiếu.
Điều này khẳng định rằng, sự nghiệp chính trị của ông Dũng chưa thể kết thúc ở cuối nhiệm kỳ này. Hoặc ông vẫn giữ chức Thủ tướng, hoặc ông sẽ lên làm Tổng Bí thư khóa XII. Ở lại chức thủ tướng có lẽ không mấy khó khăn, nhưng leo lên tổng bí thư thì vô vàn những gian nan, rủi ro và cạm bẫy đang rình rập ông phía trước.
Bài học Võ Văn Kiệt
Năm 1995, uy tín của ông Kiệt trong đảng và trong dân rất cao. Tổng bí thư Đỗ Mười ở tuổi 80. Ông Kiệt trở thành ứng cử viên cho chức tổng bí thư vào Đại hội VIII. Điều này đã làm cho Trung Quốc và đặc biệt là Nguyễn Văn Linh không loại trừ một thủ đoạn nào để loại ông Kiệt ra khỏi sân chơi.
Bắt đầu bằng việc bôi xấu vợ ông Kiệt, bà Phan Lương Cầm. Hình bà Cầm mang gói quà được truyền tay nhau: “Ông xem, nó chỉ đi để lấy quà”, và lời đồn thổi về chuyên cơ chở bà Cầm mang nhiều hàng hóa. Ông Linh công khai: Bà Cầm tham nhũng.
Ông Kiệt lấy vợ, ông Linh cho là “ẩu”, “không thèm hỏi ai”, “không chấp nhận được”. Ông Kiệt chơi tennis, ông Linh cho là “xa rời lối sống và đạo đức cách mạng”, “tốn kém” và “học đòi”. Ông Kiệt có con ngoài giá thú, ông Linh chỉ mặt từng đứa một. Ông Linh công khai: “Tham nhũng đâu cần chống ở đâu, cứ chống ngay trong nhà Thủ tướng”.
Ông Linh dựng một nhân vật cũng gốc miền Tây, Nam Bộ, Nguyễn Hà Phan vào Bộ Chính trị. Từng là đệ tử ruột, nay Nguyễn Hà Phan trở thành người đối đầu trực tiếp với Võ Văn Kiệt. Tháng 1 năm 1994 tại hội nghị giữa nhiệm kỳ, ông Phan đưa ra một bản thống kê mười sáu điểm chệch hướng của ông Kiệt.
Một vây cánh bền vững gồm: Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng, Nguyễn Đức Bình, Nguyễn Hà Phan được dựng lên để cô lập và loại Võ Văn Kiệt ra khỏi sân chơi.
Tất cả những hoạt động trên mới làm giảm uy tín, chứ chưa thể kết liễu sự nghiệp chính trị của ông Kiệt. Cho đến khi ông Kiệt công bố “Thư gởi Bộ Chính Trị”. Lá thư này được cho là do Nguyễn Trung, thư ký của ông, chấp bút.
Đối thủ của ông Kiệt đã không bỏ lỡ cơ hội. “Thư gởi Bộ chính trị” bị hình sự hóa. Ông Lê Hồng Hà bị khám nhà, hưởng hai năm tù giam vì tội tàng trữ lá thư. Tiến sỹ Hà Sỹ Phu hưởng một năm tù giam vì tội chuyên chở lá thư. Nguyễn Kiến Giang 15 tháng tù treo vì tội đọc lá thư.
Người chống đối lá thư này mạnh nhất là Nguyễn Hà Phan. Phan kết tội ông Kiệt là “nối giáo cho giặc”, “không vững vàng”, “chệch hướng 100%”. Lê Khả Phiêu người đập lại lá thư này bằng hàng loạt bài đanh thép trên tờ “Quân đội nhân dân” đã trở thành Tổng Bí thư sau đó.
Người ta phải dàn xếp để Nguyễn Văn Linh không “đao to búa lớn” với ông Kiệt như từng làm với Trần Xuân Bách. Nhưng sự nghiệp chính trị của ông Kiệt coi như đã cáo chung.
Bài học Trường Chinh
Tháng Bảy năm 1986, Lê Duẩn trước khi chết, chỉ định Trường Chinh thay ông làm Tổng Bí thư. Khác với những người đồng chí chỉ đổi mới bằng đầu môi chóp lưỡi, Trường Chinh thay đổi từ trong nhận thức. Ông công khai tuyên bố đoạn tuyệt với “Quan liêu bao cấp”, xóa bỏ lệnh “Ngăn sông cấm chợ”. Ông mời gọi những chuyên gia giỏi, có tấm lòng về giúp việc, viết lại toàn bộ văn kiện Đại hội VI.
Uy tín của ông lên cao, đặc biệt những đảng viên gốc miền Nam, sau cuộc “Hội đàm Đà Lạt”. Ông nắm chắc ghế Tổng Bí thư ở Đại hội VI tháng 12 năm 1986.
Lê Đức Thọ thèm muốn ghế tổng bí thư từ Đại hội III, năm 1960. Đi đến đâu ông cũng bảo lũ đàn em: “Giờ đến lượt tao”. Nhưng bóng của Lê Duẩn quá lớn, ông không thể vượt qua. Giờ đây Lê Duẩn chết, cơ hội để ông thực hiện giấc mơ. Bất hạnh thay, uy tín cá nhân của ông không cao. Hơn nữa, trong hơn một phần tư thế kỷ làm Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, vô tình hay cố ý, ông đã sản sinh ra bao kẻ thù chính trị.
Lê Đức Thọ nhìn chiếc ghế tổng bí thư đang từ từ tuột khỏi tầm tay, vô phương cứu vãn. Bất ngờ, hai giờ đêm trước ngày khai mạc Đại hội VI, ông cùng Phạm Văn Đồng đến nhà riêng Trường Chinh và bảo: “Anh mà không rút lui thì Đảng ta tan nát mất”. Trường Chinh lặng lẽ rút lui, rồi qua đời do bị té cầu thang hai năm sau đó.
Những liệt sỹ của Đổi Mới
Từ Đại hội VI đến nay, ĐCSVN đã thay đổi nhiều theo chiều hướng phức tạp. Càng về sau, càng phức tạp, không thể chọn ra được những người tài đức. Nguyễn Văn Linh thủ đoạn và thành kiến. Đỗ Mười bảo thủ và gia trưởng. Lê Khả Phiêu thủ cựu và bè phái. Nông Đức Mạnh non kém toàn diện. Nguyễn Phú Trọng giáo điều và lạc hậu. Ngược lại, những nhân vật có uy tín, có tấm lòng và có tài năng, thường chết ngay ở loạt đạn đầu.
Trường Chinh kiến trúc sư của Đổi Mới chết tươi trong trong tay Lê Đức Thọ và Phạm Văn Đồng. Trần Xuân Bách kêu gọi đổi mới kinh tế phải song song với đổi mới chính trị, chết thê thảm duới tay đao phủ Nguyễn Văn Linh. Võ Văn Kiệt người dấn thân cho Đổi Mới chết dần chết mòn trong bàn tay lông lá của một bầy đoàn bảo thủ giáo điều đứng đầu là Nguyễn Văn Linh.
Nhìn lại ba “liệt sỹ của phong trào Đổi Mới”, người quan sát nhận ra cả ba nạn nhân đều có điểm chung: Ba ông cùng chọn trợ lý là những chuyên gia giỏi chuyên môn, có tâm huyết, nhưng lại vắng bóng những nhà mưu lược.
Nếu Trường Chinh và ban tham mưu đánh giá đúng, và hiểu rõ ý đồ Lê Đức Thọ, hẳn ông không bị động mà chấp nhận rút lui một cách dễ dàng như vậy. Nếu Trường Chinh quyết mang vấn đề ra trước Đại hội, để đại biểu quyết định. Có lẽ sự nghiệp chính trị của ông kết thức ở một ngả khác và ĐCSVN không thể nằm gọn trong tay của nhóm vừa bảo thủ vừa thủ đoạn.
Trần Xuân Bách cũng mắc sai lầm tương tự. Ông cùng ban tham mưu không đấu tranh đến cùng để đưa sự việc ra trước Ban Chấp hành Trung ương, không thể để một mình Nguyễn Văn Linh thao túng, lạm quyền, vi phạm vào điều lệ Đảng một cách trắng trợn. Nếu Ban Chấp hành Trung ương giải quyết vụ Trần Xuân Bách, có lẽ kết quả hoàn toàn khác. Tại sao ông Bách và nhiều Ủy viên Trung ương lại không nắm lấy vũ khí “Điều lệ Đảng” đứng lên bảo vệ quyền lợi sinh mạng chính trị cho mình mà chỉ biết nghiến răng chịu đựng.
Trường hợp Võ Văn Kiệt có hơi khác. Ban tham mưu của ông không đánh giá đúng tình hình. Công bố lá thư vào một tình huống mà ông Kiệt đang bị bao vây bởi cánh bảo thủ, và ở vào một thời điểm trước đại hội, khi mà các phe nhóm đang tính sổ với nhau, là một sai lầm chiến lược.
Bó đũa chọn lấy cột cờ
Trình độ nhận thức của các Ủy viên Bộ Chính trị hiện tại rất yếu, không theo kịp bánh xe lịch sử, cứ loay hoay bám víu lấy một mớ lý thuyết bảo thủ đã cũ nát. Hình như một mình Nguyễn Tấn Dũng có những thay đổi từ nhận thức trong thời gian gần đây, nhất là từ vụ Giàn khoan HD 981. Thảng hoặc, ông có những phát biểu khá táo bạo, hợp với lòng dân hơn.
Khi nói về mối quan hệ Việt – Trung, ông bảo: “Không thể đánh đổi chủ quyền quốc gia lấy tình hữu nghị viển vông”, hay “không có chuyện nhà anh cũng là nhà tôi.” Hai câu nói này không thể nằm ngoài tai của Trung Nam Hải.
Cho đến giờ, chưa một ai đụng đến, chỉ ông Dũng dám nói “Người dân được làm tất cả những gì luật pháp không cấm”. Ông công khai đề nghị phải có luật biểu tình, được đưa thông tin lên mạng, tôn trọng quyền được biết của dân. Ông ủng hộ gia đình Đoàn Văn Vươn v.v.
Trong BCT, ông là người có học vấn thấp nhất, trưởng thành từ chiến tranh. Nhưng những bài phát biểu của ông đỡ mùi bảo thủ, mùi giáo điều, mùi dậy dỗ, mùi trịch thượng, mùi rao giảng. Nó mang chút hơi hướng của nhân văn, của khai phá, vượt xa những ủy viên mang học hàm học vị đầy mình.
Tuy vậy, những lời phát biểu có thể thành mục tiêu để đối phương khai thác. Bài học của Bộ trưởng Đinh La Thăng đã chứng minh. Ông Thăng chỉ phê bình nhà thầu Trung Quốc vô trách nhiệm gây ra tai nạn chết người tại công trường xây dựng ở Hà Nội, nhưng bị quy chụp kích động tư tưởng bài Hoa.
Nếu cần, cánh bảo thủ có thể chụp mũ ông những tội không thua kém gì Trần Xuân Bách hay Võ Văn Kiệt.
Lí lịch của ông rõ ràng, không mù mờ ám muội như Lê Đức Anh. Đời tư của ông cũng trong sạch, không ngoại tình, tai tiếng như Lê Khả Phiêu, hay Nông Đức Mạnh.
Ngôi nhà thờ họ của ông ở Rạch Giá bị dư luận rùm beng một thời. Thực ra, nó cũng chỉ bằng cái gác xép của những quan chức khác. Con cái ông học hành thành đạt, còn tốt hơn nhiều lần những kẻ mượn quyền lực danh vọng của cha anh để ăn chơi quậy phá.
Ông Trọng ngậm ngùi khóc lóc xin kỷ luật mà BCH không cho. Ông Sang bóng gió “đồng chí X”, “bầy sâu”, “cay đắng lắm”. Nguyễn Sinh Hùng dí dỏm, hài hước. Phùng Quang Thanh ăn không nên đọi, nói chẳng nên lời, và nhu nhược với Trung Quốc. Phạm Quang Nghị mang thành tích dọn vệ sinh thủ đô đi ngoại giao.
Ông Dũng vượt lên như một người thuyền trưởng. Liệu ông có thể đưa con thuyền vượt qua sóng gió. Liệu ông có thể trở thành mũi thuyền rẽ sóng ra khơi như một câu thơ mà tôi thuộc từ hồi còn bé, hình như của Xuân Diệu, viết về Việt Nam, về đất mũi Cà Mau quê hương ông:
Tổ quốc tôi như một con thuyền
Mũi thuyền xé sóng – mũi Cà Mau
Tháng Giêng 2015
© Trần Hồng Tâm
© Đàn Chim Việt

Chủ Nhật, 25 tháng 1, 2015

“Chuyện tử tế” ngày nay

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/the-story-of-kindness-nowadays-01242015054824.html

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-01-24

tran-van-thuy-622.jpg
Đạo diễn Trần Văn Thủy.
Courtesy apl.edu.vn

Nhiều vấn đề bức bối

Trong những năm vừa qua nhân sĩ trí thức Việt Nam đã lên tiếng lo ngại cho việc xuống cấp đạo đức, văn hóa suy đồi nghiêm trọng trong xã hội Việt Nam. Những chuyện đáng buồn từ trường học cho tới mặt bằng xã hội từ chính quyền cho tới hệ thống truyền thông, giải trí đâu đâu cũng xảy ra những vấn đề bức bối không thể chấp nhận.
Mời quý vị theo dõi cuộc mạn đàm giữa Mặc Lâm và đạo diễn Trần Văn Thủy, tác giả cuốn phim “Chuyện tử tế” phát hành từ hơn 30 năm trước nhưng nay nhìn lại vẫn thấy như cuốn phim nói về cuộc sống hôm nay. Trước tiên đạo diễn Trần Văn Thủy nhận xét:
Trần Văn Thủy: Tôi thấy có lẽ vào thời điểm hiện tại những bi kịch của xã hội, những chuyện trên báo đài và trong các phương tiện thông tin đại chúng đưa ra các mặt trái của xã hội, tệ nạn, những chuyện hiếp đáp nhau và những chuyện đau lòng nhiều quá.
Theo sự hiểu biết trải nghiệm cũng như cái ám ảnh của tôi thì một đất nước có trở nên hấp dẫn hay không, có hạnh phúc hay không cái quan trọng nhất là mối quan hệ giữa người với người, cái tình người.
-Đạo diễn Trần Văn Thủy
Đúng là thời điểm hiện tại thì tự nhiên nó rộ lên đề cao sự tử tế. Truyền hình thì có chương trình “Việc tử tế” và gần đây thì người ta nhắc nhiều lắm kể cả những tổ chức xã hội dân sự có quan tâm họ mời tôi đến để chiếu phim, nói chuyện, mạn đàm. Không phải ngẫu nhiên mà bây giờ lại quan tâm đến chuyện tử tế, coi như một đề tài nóng bởi vậy cho nên vừa rồi theo lời mời của một số diễn đàn thì tôi có trao đổi tham luận và có một số suy nghĩ như thế này:
Nếu mà nói về sự tử tế thì nó là vấn đề của nhân loại, nó lớn lắm và nếu nói vể sự tử tế tận cùng tới cái góc khuất của đời sống thì nó cũng sẽ đụng tới vấn đề chính trị. Đấy là qua cái trải nghiệm của tôi mà nhất là Việt Nam khi bàn vể chuyện tử tế, bàn về nếp sống văn hóa, sự ứng xử văn hóa thì thực ra nó không phải là vấn đề nhỏ.
Theo sự hiểu biết trải nghiệm cũng như cái ám ảnh của tôi thì một đất nước có trở nên hấp dẫn hay không, có hạnh phúc hay không cái quan trọng nhất là mối quan hệ giữa người với người, cái tình người. Tôi nghĩ chưa chắc một đất nước giàu nhất to nhất hay đông dân nhất hay đánh nhau giỏi nhất…mà ở xứ sở nào có tình người tốt đẹp thì người ta tìm thấy hạnh phúc và người ta coi là nơi đáng sống nhất.
Mặc Lâm: Trong lúc xã hội bàn cãi một cách rộng rãi về chuyện tử tế thì truyền thông có nhắc lại cuốn phim cùng tên của ông đã làm hơn 30 năm trước hay không?
Trần Văn Thủy: Gần đây người ta bàn rộ lên chuyện tử tế thì tôi đôi khi trở thành mục tiêu cho người ta đàm tiếu. Thường thường người ta đặt ra cho tôi câu hỏi: Tôi hỏi ông cái xã hội bây giờ so với hơn 30 năm trước khi ông làm “Chuyện tử tế” thì bây giờ nó tốt lên hay xấu đi? Tôi cũng thẳng thắn mà thưa rằng 30 năm trước đây tuy nghèo thật, khó khăn đời sống vất vả hơn nhưng tình người, cách đối xử giữa con người với nhau nó tốt hơn bây giờ. Bây giờ đời sống đi lên nhưng về mặt tình người, về mặt đạo đức, ứng xử thì nó tệ hơn ngày xưa. Rõ ràng bây giờ trộm cắp hơn, tệ nạn hơn, tham nhũng hơn, nhiều chuyện bất nhẫn hơn. Đấy là một nghịch lý.
20130601165840-chuyen-tu-te-400.jpg
Một cảnh trong phim Chuyện Tử Tế. Screen capture.
Có lẽ tôi là người khởi xướng cái đề tài này cách đây 30 năm mà tôi phải xin thưa với quý thính giả rằng thời tôi làm bộ phim có tên là “Chuyện tử tế” thì mọi người nhìn tôi bằng con mắt ít thiện cảm và cũng ít sự chia sẻ. Những người có trách nhiệm trong chính quyền về phương diện điện ảnh gây khó khăn cho tôi rất nhiều. Mà bộ phim cho tới giờ phút này cũng không nhận được một vinh danh, một đánh giá nào chính thức của các Liên hoan phim hay các hội đoàn về điện ảnh.
Tôi nghĩ rằng cái quan trọng nhất là giữa người với người. Sự ứng xử, lòng tốt, sự tử tế…thậm chí tôi viết trong lời mở đầu của cuốn phim có một đoạn nguyên văn mà tôi còn thuộc lòng như thế này:
“Từ rất xa xưa cha bác có dạy rằng tử tế vốn có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi giòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bĩ đánh thức sự tử tế đặt nó lên bàn thờ tổ tiên hay trên lễ đài của quốc gia bởi thiếu nó, một cộng đồng dù có những nỗ lực tột bực và chí hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn. Hãy hướng con trẻ và cả người lớn đầu tiên vào việc học làm người, người tử tế, trước khi mong muốn và chăn dắt họ trở thành những người có quyền hành giỏi giang hoặc siêu phàm.

Tương tác giữa văn hóa và sự tử tế

Mặc Lâm: Thưa ông xét trên bình diện xã hội thì sự tử tế có liên quan mật thiết thế nào đối với văn hóa, nhất là trong thể giới văn minh ngày nay sự tử tế được xem như là khởi điểm của ứng xử trong cộng đồng?
Trần Văn Thủy: Cái chìa khóa cho xã hội đi lên là vấn đề văn hóa. Tất nhiên giữa văn hóa và sự tử tế nó có sự tương tác. Một người tử tế thì không thể nào thiếu văn hóa được. Tủ tế là đỉnh điểm của văn hóa. Trong bản thân người được gọi là có văn hóa không thể nào thiếu sự tử tế được. Đây là một đề tài lớn lắm anh Mặc Lâm ạ, đề tài của nhân loại, tuyệt đối không phải là đề tài nhỏ.
Cái chìa khóa cho xã hội đi lên là vấn đề văn hóa. Tất nhiên giữa văn hóa và sự tử tế nó có sự tương tác. Một người tử tế thì không thể nào thiếu văn hóa được. Tủ tế là đỉnh điểm của văn hóa.
-Đạo diễn Trần Văn Thủy
Thế nhưng ở Việt nam đã lâu rồi ai nói cái gì cứng một tí, lệch lề phải lể trái một tí thì “Ối giời ôi chuyện chính trị” hoặc là “không nói chuyện chính trị” hay “không thích chuyện chính trị”. Khổ, chính trị nó có tội vạ gì đâu? Xã hội Việt Nam bây giờ nếu mà luận bàn sơ sơ hay nói chuyện phiếm lề đường quán nước thì không sao nhưng bất kỳ một để tài gì mà nói đến sự tận cùng của nó thì đều đụng đến cái gọi là chính trị.
Mặc Lâm: Thưa có lẽ vì vậy mà chính quyền đang kêu gọi thực hiện theo nghị quyết vực dậy đạo đức nơi công sở cũng như thực hiện đời sống văn hóa mọi nơi…đem chính trị hướng dẫn văn hóa đôi khi cũng thuyết phục người dân phải không ạ?
Trần Văn Thủy: Tôi nói thì nó hơi ngược tí anh Mặc Lâm ạ. Ở Việt Nam đã từ lâu rồi người ta quan niệm rằng văn hóa là một phạm trù của chính trị. Một phạm trù nhỏ bé trong chính trị và chính trị phải lãnh đạo văn hóa, điều đó xã hội Việt Nam xem là mặc nhiên từ lâu rồi nó là như thế. Có lúc tôi đã nghĩ như thế này: hình như không hoàn toàn là như thế mà hình như chính trị là một phạm trù của văn hóa. Nếu như một nền chính trị mà không mang màu sắc văn hóa, không mang tinh thần nhân văn, nhân đạo, tiên tiến thì không thể nào có một cái thứ chính trị chân chính được.
Nếu cứ quan niệm đặt chính trị lên trên, rồi thì văn hóa phải đi theo chính trị thì một đất nước có một nền văn hóa tốt sẽ không thể nào có một nền chính trị dở được và cũng không thể sản sinh ra chính trị gia tồi được cho nên cái văn hóa nó phải bao trùm lên. Tôi nghĩ rằng nó bao trùm lên mọi mặt của đời sống xã hội chứ không riêng những phạm trù nào đâu. Phải nói rằng đến bây giờ chúng ta ý thức được điều đấy thì cũng là may mắn nhưng cũng quá muộn.
Mặc Lâm: Ông có vẻ bi quan nhưng tôi vừa đọc một bản tin nói về người dân Sài Gòn kéo một tên trộm dưới sông lên và thấy anh ta lạnh quá có người cởi áo ra cho anh ta nữa. Đây là một sự tử tế tuy ít nhưng vẫn xảy ra phải không?
Trần Văn Thủy: Anh gợi ra cái chuyện một số bà con đã lấy áo cho người ăn trộm thì nó là cái chuyện quý mà nó không phải là ít đâu những người tốt trong xã hội còn nhiều nếu không có chắc chúng ta không sống nỗi. Tôi xin thưa cũng trong bộ phim vừa nhắc đến là bộ phim “Chuyện tử tế” cách đây hơn 30 năm có một đoạn nguyên xi cái hình và lời của nó như thế này; “Xung quanh chúng ta có nhiều người tử tế lắm chứ! Những người tử tế chính là những người bất hạnh, nghèo khó. Họ chính là những người khát khao sự tử tế hơn ai cả.
Tôi vẫn tin đời sống còn rất nhiều người tử tế nhưng tôi muốn nhấn mạnh đến vai trò của người trí thức, vai trò của thông tin đại chúng, vai trò báo chí phát thanh truyền hình và đặc biệt là vai trò của người cầm quyền. Tôi nghĩ trong một đất nước, trong một gia đình, vai trò của người cầm quyền rất là quan trọng nếu anh không gương mẫu thì xã hội không thể tốt đẹp lên được.
Nhưng bây giờ nhìn vào những người cầm quyền thì đâu có nhiều gương tốt? Phần lớn những người tốt thì tiếng nói của họ đâu phải là tất cả và nhiều khi nổi lên những chuyện băng đảng rồi chạy quyền chạy chức, rồi tham nhũng. Để làm sao xã hội nó tốt lên được, để làm sao xã hội mà văn hóa và sự tử tế nó có đất tồn tại, thì có lẽ người cầm quyền chịu trách nhiệm rất là quan trọng. Bên cạnh sự khích lệ sự tử tế có lẽ phải bàn đến việc tạo ra một môi trường để con người ta có thể sống tử tế được. Nếu không có môi trường để con người ta sống tử tế, người ta đói rách quá người ta bần hàn quá, bất công ngạt thở quá thì làm sao người ta sống tử tế được mà cái này thì tôi nghĩ trách nhiệm của người cầm quyền.
Mặc Lâm: Như ông nói thì hình như vai trò của người dân trong xã hội không mấy quan trọng trong việc ứng xử với nhau một cách tử tế. Dù sao thì trong mỗi cá thể phải tự chịu trách nhiệm trong cách ứng xử của mình thưa ông?
Trần Văn Thủy: Tôi thấy anh Mặc Lâm hôm nay lại nhắc nhiều đến trách nhiệm và hiện trạng của người bình thường. Vâng, tôi rất chia sẻ và tán thành với anh bởi vì tất cả chúng ta đều có trách nhiệm đối với vần đề thịnh suy, tốt xấu của xả hội. Tôi là người có chính kiến và tôi nghĩ đầu tiên phải là người câm quyền. Thượng bất chính, hạ tất loạn.
Thưa anh nếu như dân chúng, trí thức và những người có lòng không được tự do trình bày cái ý kiến của mình tức là lại đụng đến vấn đề lớn là vấn dề tự do ngôn luận ở Việt Nam, thì không có cách nào xây dựng một xã hội có văn hóa và có sự tử tế được đâu. Nếu bây giờ chỉ nói theo lề phải, chỉ nói theo văn bản, chỉ nói theo đường lối chính sách tại vì cuộc sống nó muôn màu muôn vẻ và nó đa dạng. Có lẽ để kết thúc buổi mạn đàm ngày hôm nay anh cho phép tôi được nhắc lại cái câu mà tôi cho rằng cũng đáng lưu tâm.
Vừa rồi có một buổi giao lưu ra mắt cuốn sách “Điệp viên hoàn hảo” của sử gia Larry Berman ông ấy viết về điệp viên Phạm Xuân Ẩn ra mắt ở số 3 Phạm Ngũ Lão. Họ cũng biết tôi là người tham gia chiến tranh có mặt ở chiến trường cũng có rất nhiều quan tâm đến thời chiến, có một nhà báo bảo ông Trần Văn Thủy phát biểu đi, thế là tôi lên phát biểu. Cái đoạn cuối cùng tôi có nói như thế này: “Thượng đế sinh ra cho chúng ta mỗi người một cái mồm. Cái mồm có bổn phận phải nói những điều chúng ta nghĩ. Không có lý do gì cái mồm do Thượng đế sinh ra mà chúng ta lại nói những điều người khác muốn”. Cho nên tôi cho rằng tôn trọng tự do ngôn luận là điều tối thượng để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, tử tế hơn, văn hóa hơn.
Mặc Lâm: Xin cám ơn đạo diễn Trần Văn Thủy.

Chuyện đáng buồn của giáo dục Việt Nam

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/conflict-principal-student-regardling-discipline-measures-tt-01242015091742.html

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2015-01-24

Dinh_chi_hoc_622.jpg
Bà Lê Thị Thanh Nguyệt (trái), Hiệu trưởng THPT Phạm Ngũ Lão giải thích về quyết định kỷ luật với trường hợp em Nguyễn Thị Tuyết Linh.
Courtesy CATPHCM

Sự việc nữ sinh một trường trung học bị kỷ luật vì quyết định đi làm việc thiện thay vì tham gia biểu diễn văn nghệ cho trường được các trang mạng xã hội và báo chí trong nước đăng tải .
Ban Giám Hiệu trường cho hay em học sinh này được giải quyết cho đi học lại 24 tiếng đồng hồ sau đó và mọi chuyện coi như ổn thỏa. Chi tiết đằng sau vấn đề này là như thế nào?

Biện pháp kỷ luật gây sốc

Tên của nữ sinh bị kỷ luật là Nguyễn Thị Tuyết Linh thuộc trường Trung Học Phổ Thông Phạm Ngũ Lão ở Gò Vấp.
Cô không cho em đi, kêu một là múa hai là không thì cô sẽ đe dọa hạ hạnh kiểm. Cô nói kiểu em là cái rốn vũ trụ, em làm giá làm cao, hỏi em là có cần cô đe dọa để em múa không.
-Nguyễn Thị Tuyết Linh
Quyết định đình chỉ học tập vô hạn định đối với Nguyễn Thị Tuyết Linh được đích thân bà hiệu trưởng Lê Thị Thanh Nguyệt ký và có hiệu lực ngày 20 tháng Giêng năm 2015, tức hai ngày sau khi em không tham gia biểu diễn văn nghệ cho trường mà lại đi ra ngoài làm việc từ thiện. Tin được các trang mạng xã hội trong nước loan tải khiến dư luận, đặc biệt cả báo chí, nêu ý kiến và đặt vấn đề về biện pháp kỷ luật khá gây sốc của bà hiệu trưởng trường Phạm Ngũ Lão.
Theo nữ sinh Nguyễn Thị Tuyết Linh, khi đó em nghỉ đi làm việc từ thiện thì có lý hơn là đi múa trong trường:
“Đi phát quà cho người nghèo ăn Tết ở Tiền Giang, chị em tự quyên góp rồi thành lập một nhóm nhỏ để đi phân phát.
Tiết mục đó đã có sẵn và diễn lại chứ không phải tập đợt. Em có xin phép cô hiệu trưởng thì cô hiệu trưởng cứ nằng nặc một hai bắt em phải múa chứ không phải trên báo kêu là em tự nguyện. Cô không cho em đi, kêu một là múa hai là không thì cô sẽ đe dọa hạ hạnh kiểm. Cô nói kiểu em là cái rốn vũ trụ, em làm giá làm cao, hỏi em là có cần cô đe dọa để em múa không. Em nhớ câu đấy tại cô kêu là cái việc từ thiện không bắt buộc nhưng việc múa là bắt buộc và em có cần cô đe dọa em không. Nghe như vậy thì em phải chấp nhận đồng ý thôi.
hoc-sinh-400.jpg
Quyết định đình chỉ học tập vô hạn định đối với Nguyễn Thị Tuyết Linh. Hình chụp từ FB.
Nhưng mà lúc đi thì em đã xin phép người biên đạo, anh ấy kêu là anh sắp xếp đội hình xong hết rồi thì em có thể nghỉ. Em cứ nghĩ anh ấy sắp xếp xong đội hình thì em không cần phải múa nữa.”
Đến Chủ Nhật ngày 18, không thấy Tuyết Linh trên sân khấu, bà hiệu trưởng quyết định hình phạt đối với em:
“Em có lên xin lỗi cô hiệu trưởng nhưng mà lúc ấy cô giận quá cô không tha lỗi. Lúc cô viết quyết định trước mặt em chỉ ghi ngày có hiệu lực đình chỉ còn ngày đi học không có. Nhưng lúc cô kêu em đọc quyết định trước lớp thì lúc đó em mới biết em bị đình chỉ vô thời hạn, tước lại giấy khen, hạ hạnh kiểm thì lúc đó em mới sốc.”
Đến ngày 21, báo trong nước đưa tin Nguyễn Thị Tuyết Linh đã được ban giám hiệu trường Trung Học Phổ Thông Phạm Ngũ Lão cho phép đi học trở lại:
“Tại vì cái hình chị em đăng với bản đình chỉ thì được nhiều người quan tâm, người ta share và cái lượt share nhiều quá thì báo chí vô tình thấy và họ điều tra. Sở Giáo Dục cũng gọi điện thoại về trường em, kêu là nhà trường phải dừng quyết định ấy lại nên cô đã dừng lại.”

Không một giáo viên nào lên tiếng bênh vực?

Từ trường Trung Học Phổ Thông Phạm Ngũ Lão ở Gò Vấp, hiệu phó Nguyễn Văn Phúc, cũng xác nhận nữ sinh Nguyễn Thị Tuyết Linh đi học bình thường trở lại trong ngày 21:
“Cứ lên trang mạng VNEpress hoặc trang mạng báo Tuổi Trẻ của Việt Nam, đọc ý kiến của các chuyên gia giáo dục về trường hợp em Tuyết Linh trên các tờ báo chính thống. Nọi việc đã giải quyết xong xuôi kể cà Sở Giáo Dục Đào Tạo thành phố Hồ Chí Minh.
Đây chỉ là biện pháp giáo dục thôi. Tât nhiên về mặt thủ tục rồi hành chính, hình ảnh thì những người bên ngoài nhìn vào tưởng là ghê gớm lắm mà thực ra bản chất của nó không như những báo mạng hoàn toàn không có phóng viên mà chỉ lấy tin trên facebook xào nấu lại. Điều quan trọng là cháu đi học lại ngay ngày hôm sau chứ không phải đình chỉ giống như trong tờ quyết định thấy ở trên mạng.”
Vẫn theo lời thầy hiệu phó Nguyễn Văn Phúc, chuyện cho em Tuyết Linh trở lại trường không phải là do áp lực từ dư luận, từ các trang mạng xã hội, và nhà trường cũng đã nghe ngóng những ý kiến trái chiều:
Đáng buồn là không thấy một thầy giáo cô giáo nào cương trực đứng ra bênh vực, không một giáo viên nào lên tiếng. Xây dựng thì không phải chỉ phê phán nó, xây dựng là cách cư xử văn minh hơn, biết đối thoại với nhau.
-Nhà giáo Phạm Toàn
“Tôi xin khẳng định một điều chắc chắn là kể cả báo chí hay không có báo chí vào cuộc thì hoàn toàn không giống những điều nói là búa rìu dư luận.Có người nói quyết định như thế là nặng tay, có thể gây sốc tâm lý. Đứng ở góc độ một người phụ trách trong trường, cụ thể trong ban giám hiệu, cũng xin nói nếu như thực tế mọi dư luận hiện nay chiếu vào cái hình thức kỷ luật học sinh thì đúng là nhà trường có thiếu sót trong qui trình kỷ luật học sinh .
Đứng về góc độ pháp lý thì qui trình ra một quyết định kỷ luật như thế là sai, Sở Giáo Dục cũng đã phê bình rồi nhà trường cũng đã ghi nhận những sai sót. Nếu vào VNEpress thì toàn bộ lời ghi âm và trả lời của cô hiệu trưởng đã được thể hiện một cách đầy đủ. Trong đó có nhiều ý kiến, khoảng 30% là không đồng tính với biện pháp của cô hiệu trưởng, nhưng cũng khoảng 70% là đồng tình hoàn toàn hoặc đồng tình một phần.”
Vẫn theo lời thầy hiệu phó này, đây là một bài học mà tất cả những người làm công tác giáo dục phải rút kinh nghiệm, chỉ có điều:
“Nếu là giáo viên đứng trên bục giảng của trường Pham Ngũ Lão thì sẽ rất đau lòng khi học sinh xầm xì trong dư luận rằng rồi đây cô thầy mà nói cái gì, giáo viên nói gì làm gì thì chụp hình đăng lên facebook hết. Có nghĩa là nó quay lại một hướng tiêu cực, giống như hù dọa lại thầy cô. Ông bà mình dạy thương cho roi cho vọt, ngày xưa ai đi học mà không bị đánh, nhưng mà bây giờ nói nặng học sinh một cái là vi phạm luật, đánh học sinh là càng vi phạm luật. Ở Thanh Hóa hay Quảng Ninh gì đó đã có trường hợp học sinh nữ chạy lên túm tóc cô giáo đánh cô giáo ngay trên bục giảng chỉ vì cô giáo ghi tên mình vô sổ không thuộc bài thôi.”
Được biết trước giờ Nguyễn Thị Tuyết Linh là một học sinh tốt của Trung Học Phổ Thông Pham Ngụ Lão. Bày tỏ khi được cho phép đi học trở lại, em nói:
“Em rút ra được cái bài học cho mình, chuyện này không phải em đúng hoàn toàn, em có một phần lỗi sai. Đi học thì thầy cô bạn bè đối xử bình thường, coi đây như một vụ việc chưa từng xảy ra.”
Nhiều người khác hoặc tỏ ta khách quan như tiến sĩ Nguyễn Đông Hải, giáo sư Đại Học Sư Phạm Sài Gòn:
“Ban Giám Hiệu cu4mg nói cái đó chỉ là để răn đe em thôi chứ không có ý định đuổi học thật. Nhiều người cũng bảo đó là cách cư xử hay của nhà trường. Có người bảo nhà trường là người lớn thì không nên nói chơi được. Thực ra mỗi người có một cách nghĩ và cách làm của họ, mình không đứng trong vị trí của họ thì khó có thể nói được lắm.
Trong câu chuyện này đứng về Ban Giám Hiệu thì họ phải có cách kỷ luật nào đó vì như cô hiệu trưởng thì em này đã bỏ tập rất nhiều lần trong những trường hợp đột xuất như vậy. Về phía gia đình thì nghĩ rằng điều này quá sốc đối với nó, xã hội cũng có cái lý của xã hội khi nhìn vào biện pháp giáo dục như vậy.”
Hoặc chủ quan hơn như nhà giáo Phạm Toàn ở Hà Nội, trường hợp nữ sinh Nguyễn Thị Tuyết Linh bị kỷ luật như vừa rồi là chuyện đáng buồn, ông nói:
“Em này thấy làm từ thiện đúng hơn thì nó tính toán nó đi làm từ thiện, chứ lại đi phân tích em đi làm từ thiện thì em được cái gì cho em. Một giáo viên lập luận như thế làm sao mà trẻ con nó tin được. Đáng buồn là không thấy một thầy giáo cô giáo nào cương trực đứng ra bênh vực, không một giáo viên nào lên tiếng. Xây dựng thì không phải chỉ phê phán nó, xây dựng là cách cư xử văn minh hơn, biết đối thoại với nhau.”
Vẫn theo lời ông, nhiệm vụ của nhà trường, đặc biệt của Ban Giám Hiệu, là giáo dục, dìu dắt và chỉnh sửa trong khuôn khổ phương pháp sư phạm chứ không phải áp đặt, đe dọa và bắt buộc học sinh làm theo ý mình.

Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015

Những dự án nghìn tỷ của Nguyễn Tuấn Anh, con ruột ông Nguyễn Hòa Bình tại quê nhà Quảng Ngãi

http://chandungquyenluc.blogspot.com/2015/01/nhung-du-nghin-ty-cua-nguyen-tuan-anh.html

Đầu tiên phải nhắc độc giả về nội dung “chưa đến trăm tỷ” trong bài trước chỉ là số vốn đăng ký ban đầu để làm mồi. Bắt đầu từ đó, tiền nghìn tỷ mới ào ào đổ về túi của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình mới là tiền thật. Trong số các dự án lớn của Nguyễn Tuấn Anh tại quê nhà Quảng Ngãi phải kể đến 2 dự án lớn có tổng vốn đầu tư từ vài trăm tỷ lên tới cả nghìn tỷ đồng với sự góp “vốn chính trị” là chủ yếu từ bố Nguyễn Hòa Bình hồi làm Phó Bí thư, đến khi làm Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi và giờ là Viện trưởng VKSND Tối cao. Đó là các dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” và “Khu đô thị An Phú Sinh”, hãy xem quá trình đầu tư và triển khai các dự án này.

1- Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi”

Tháng 04/2010, Công ty Cổ phần Đầu tư Thiên Ấn (TAI) của Nguyễn Tuấn Anh mượn danh nghĩa 2 công ty khác là Công ty TNHH Bất động sản Tầm Nhìn Mới và Công ty TNHH Tre Việt để hợp thức hóa “liên danh đầu tư”. Từ đó Nguyễn Tuấn Anh vẽ ra Công ty Cổ phần Thiên Ấn Holding (TAH) với vốn điều lệ 6 tỷ đồng và được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp chứng nhận đầu tư số 341032000072 ngày 12/4/2010 để TAH thực hiện dự án xây dựng “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” tại phường Nghĩa Chánh, trung tâm thành phố Quảng Ngãi với tổng vốn đầu tư 458 tỷ đồng trên tổng diện tích 89.728 m2 (gồm 79.128 m2 và 10.600 m2 trên nền của bến xe Quảng Ngãi). Điều “hỗn hào” với luật pháp nhà nước là dự án rất lớn lên tới gần nửa nghìn tỷ đồng (458 tỷ) tại trung tâm thành phố mà UBND Tỉnh Quảng Ngãi lại sẵn sàng cấp phép đầu tư cho “liên danh” với vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỷ đồng  của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (?!), phần còn lại sẽ có từ vốn vay, vốn huy động đầu tư “thứ cấp” 389,75 tỷ và phát hành trái phiếu 62,25 tỷ.
Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” có trị giá trị đầu tư tới 458  tỷ đồng (gần nửa nghìn tỷ đồng) được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho một công ty “liên danh” có vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (trang 1)
Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” có trị giá trị đầu tư tới 458  tỷ đồng được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho một công ty “liên danh” có vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (trang 2)
Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” có trị giá trị đầu tư tới 458  tỷ đồng được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho một công ty “liên danh” có vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (trang 4)
Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” có trị giá trị đầu tư tới 458  tỷ đồng được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho một công ty “liên danh” có vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (trang 5)
Dự án “Khu Liên hợp Bến xe Quảng Ngãi” có trị giá trị đầu tư tới 458  tỷ đồng được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho một công ty “liên danh” có vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình (trang 6)
2- Dự án “Khu đô thị An Phú Sinh”

Sau khi được vị trí Bí thư tỉnh ủy, một mặt ông Nguyễn Hòa Bình chỉ đạo UBND Tỉnh Quảng Ngãi “tung” ra nhiều dự án bất động sản mời gọi đầu tư, mặt khác thì chỉ đạo con trai Nguyễn Tuấn Anh chuẩn bị “hứng” các dự án này. Cụ thể, ngày 29/3/2011, ông Nguyễn Hòa Bình đã ban hành thông báo số 108-TB/TU về việc triển khai dự án trên lô đất rộng 42,64ha thuộc phường Nghĩa Chánh và xã Nghĩa Dõng - trung tâm thành phố Quảng Ngãi. Đúng 1 tháng sau, ngày 29/4/2011, con trai Nguyễn Tuấn Anh mở công ty Thiên Bút, và chỉ hơn 1 tháng sau nữa, ngày 09/6/2011 Thiên Bút đã được UBND Tỉnh Quảng Ngãi vội vàng cấp giấy CNĐT số 34121000097 để thực hiện dự án phát triển “Khu đô thị An Phú Sinh” tại lô đất trên với tổng vốn lên tới 972 tỷ đồng. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu của Thiên Bút cũng chỉ có 6 tỷ đồng, phần còn lại là vốn huy động (?!)
Công ty Thiên Bút được Nguyễn Tuấn Anh thành lập ngày 29/4/2011 với vốn điều lệ 6 tỷ đồng
Công ty Thiên Bút được Nguyễn Tuấn Anh thành lập ngày 29/4/2011 với vốn điều lệ 6 tỷ đồng
Dự án “Khu đô thị An Phú Sinh” có trị giá trị đầu tư tới 972 tỷ đồng (gần nghìn tỷ đồng) tiếp tục được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho công ty  Thiên Bút với vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình Bí thư  Nguyễn Hòa Bình (trang 1)
Dự án “Khu đô thị An Phú Sinh” có trị giá trị đầu tư tới 972 tỷ đồng tiếp tục được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho công ty  Thiên Bút với vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình Bí thư  Nguyễn Hòa Bình (trang 2)
Dự án “Khu đô thị An Phú Sinh” có trị giá trị đầu tư tới 972 tỷ đồng tiếp tục được UBND Tỉnh Quảng Ngãi cấp cho công ty  Thiên Bút với vốn chủ sở hữu chỉ có 6 tỉ đồng của gia đình Bí thư  Nguyễn Hòa Bình (trang 3)
* * *
Hiện nay, cả hai dự án vẫn đang còn dang dở, từng lớp dân oan kéo về TW khiếu kiện vì mất đất, mất ruộng, một số báo chí lên tiếng nhưng rồi cũng dần bị lãng quên. Trong khi chính quyền tỉnh đe dọa sẽ thu hồi 23 dự án chậm tiến độ nhưng kỳ lạ là lại ưu ái kêu gọi đầu tư cho 2 dự án chậm tới 3-4 năm của gia đình nguyên Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình ? 
Một sự thật khôi hài, vì tham lam muốn làm cả hai dự án quá lớn so với năng lực thực sự nên gia đình ông Bí thư Nguyễn Hòa Bình đã bị “mắc nghẹn” , nhưng vì “vốn chính trị” quá lớn nên được Quảng Ngãi đặc cách, song song với việc chủ động kêu gọi đầu tư cho gia đình ông Nguyễn Hòa Bình, thì chính quyền tỉnh Quảng Ngãi xé lẻ cấp sổ đỏ cho từng khu đất thuộc 2 dự án trên để biến thành tài sản riêng của gia đình. Gần đây nhất, ngày 27/12/2014, UBND Tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành quyết định số 6058/UBND-CNXD:
Từ các dự án đầu tư gần như không vốn, các lô đất tại trung tâm Tp. Quảng Ngãi được chính quyền xé lẻ, lần lượt cấp cho gia đình ông Nguyễn Hòa Bình một cách rất hợp pháp
Như vậy, theo quyết định này:
- Nộp ngân sách 1,18 tỷ đồng, Thiên Ấn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho 3.346m2 thuộc dự án “Khu liên hợp Bến xe Quảng Ngãi”.
- Nộp ngân sách 11,12 tỷ đồng, Thiên Bút cũng được cấp sổ đỏ cho phần đất rộng 22.416m2 thuộc dự án “Khu đô thị An Phú Sinh”.
Cả 02 lô đất trên đã được Nguyễn Tuấn Anh phân lô, bán nền, cụ thể:
- Khu đất thuộc dự án “Khu liên hợp Bến xe Quảng Ngãi”: Nguyễn Tuấn Anh đã phân thành 173 lô, gồm các khu: N1.1 (26 lô), trị giá 19 tỷ; N1.2 (70 lô), trị giá 51,4 tỷ; N1.3 (35 lô), trị giá 36,9 tỷ; N1.4 (32 lô), trị giá 29,6 tỷ và N1.5 (10 lô) trị giá 5,6 tỷ. Tổng giá trị các lô đang rao bán là: 142,6 tỷ đồng. Như vậy, riêng dự án này, gia đình ông Nguyễn Hòa Bình đang và sẽ thu về được ít nhất 141,82 tỷ đồng.
- Khu đất thuộc dự án “Khu Đô thị An Phú Sinh”: Nguyễn Tuấn Anh đã phân thành 254 lô, gồm các khu: N1.1 (33 lô), trị giá 34,7 tỷ; N1.2 (40 lô), trị giá 52 tỷ; N1.3 (16 lô), trị giá 8,9 tỷ; N1.4 (8 lô), trị giá 5,4 tỷ; N1.5 (5 lô), trị giá 3 tỷ; N1.13 (36 lô), trị giá 21,2 tỷ; N1.15 (34 lô), trị giá 22,7 tỷ; N2.13 (4 lô), trị giá 6 tỷ; N3.33 (12 lô), trị giá 8,3 tỷ; N3.34 (5 lô), trị giá 5 tỷ; N3.35 (12 lô), trị giá 8,7 tỷ; N3.36 (5 lô), trị giá 5 tỷ; N3.37 (12 lô), trị giá 3,7 tỷ; N3.39 (16 lô), trị giá 11,4 tỷ và N3.40 (16 lô), trị giá 11,4 tỷ. Tổng giá trị các lô đang rao bán là: 207,39 tỷ đồng. Riêng dự án này, gia đình ông Nguyễn hòa Bình đang và sẽ thu về được ít nhất 196,27 tỷ đồng.
Như vậy, với riêng quyết định này của UBND Tỉnh Quảng Ngãi, gia đình ông Bí thư Nguyễn Hòa Bình xem như đã cướp không đất của tỉnh nhà (nói cho đúng là cướp không đất của người nghèo) để phân lô, rao bán ra ngoài với danh nghĩa các công ty đầu tư Thiên Ấn, Thiên Bút thu lợi bất chính tới 337.69 tỷ đồng. Cứ theo đà xé lẻ cấp sổ đỏ “hợp pháp” như thế thì sau khi “làm thịt” xong 2 dự án trên, gia đình ông Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình vơ vét được từ vùng đất quê nhà vốn được xem là tỉnh nghèo này lên tới con số nghìn tỷ âu cũng là chuyện đương nhiên.

Nguồn: Thanh tra Nhân dân

Chỉ mặt những công ty “ma” của Nguyễn Tuấn Anh, con trai Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình

http://chandungquyenluc.blogspot.com/2015/01/nhung-cong-ty-ma-cua-nguyen-tuan-anh.html

Nguyễn Tuấn Anh (sinh năm 1983) là con trai lớn của ông Nguyễn Hòa Bình, năm 2001 tốt nghiệp PTTH, Nguyễn Tuấn Anh học tiếp 1 năm ngành CNTT tại Đại học Quốc gia Hà Nội (năm 2002) sau đó được bố thu xếp cho 1 suất du học tại Anh Quốc. Năm 2006 tốt nghiệp Đại học Kinh tế và Chính trị Luân Đôn, Anh Quốc, Nguyễn Tuấn Anh tiếp tục được đài thọ suất học thạc sĩ tại Đại học Nottingham rồi về nước lập gia đình cùng Hoàng Minh Thủy và bắt đầu cùng bố Nguyễn Hòa Bình xây dựng sự nghiệp kinh tế ở quê nhà Quảng Ngãi.
Nguyễn Tuấn Anh trong thời gian du học tại Anh Quốc
Điểm rơi thuận lợi của Nguyễn Tuấn Anh là cùng thời gian bắt đầu khởi nghiệp, bố Nguyễn Hòa Bình được bổ nhiệm làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi (tháng 5/2008), cũng như Vũ Chí Hùng con rể PTT Nguyễn Xuân Phúc, chỉ với hai bàn tay trắng và “vốn” chính trị của bố Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Tuấn Anh lập tức mở hàng loạt các công ty đầu tư tại tỉnh nhà Quảng Ngãi, thế là “tự nhiên” hàng loạt các dự án lớn rơi vào tay gia đình ông Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hòa Bình. Điểm lợi hại của cha con ông Nguyễn Hòa Bình là không trực tiếp đứng tên doanh nghiệp nào, mà tất cả được quản lý bởi những người thân tín bên gia đình sui gia – ông họa sĩ Hoàng Đăng Định (bố ruột Hoàng Minh Thủy - vợ Nguyễn Tuấn Anh). 

Ông Hoàng Đăng Định, sinh năm 1953 tại Đồ Sơn, Hải Phòng vốn là một họa sĩ tương đối nổi tiếng với nghệ danh Hoàng Định, suốt ngày chỉ viết vẽ nhưng bị Nguyễn Tuấn Anh cho đứng tên thay nhiều doanh nghiệp, sau bài mở đầu về ông sui gia Nguyễn Hòa Bình trên CDQL, cả hai vợ chồng đang nhấp nha nhấp nhổm, tâm sự với bạn bè không thể tập trung vẽ được nữa…
Giấy đăng ký kết hôn của Nguyễn Tuấn Anh, con trai Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình và Hoàng Minh Thủy, con gái họa sỹ Hoàng Đăng Định
Sổ hộ khẩu gia đình ông Hoàng Đăng Định và bà Nguyễn Thị Hằng
Hoàng Minh Thủy, con dâu Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình là con gái lớn của họa sĩ Hoàng Đăng Định và bà Nguyễn Thị Hằng
 Khó có thể tưởng tượng, chỉ trong 3 năm (2009-2012), vừa du học về, chỉ với hai bàn tay trắng, doanh nhân trẻ Nguyễn Tuấn Anh ở độ tuổi chưa tới 30 lại có thể mở tới 8 doanh nghiệp với số vốn nhiều tỷ đồng, trong đó có tới 5 doanh nghiệp tại Quảng Ngãi, nơi ông bố Nguyễn Hòa Bình làm Phó bí thư; 2 doanh nghiệp tại Đà Nẵng và 1 doanh nghiệp tại TP. HCM. Hầu hết các công ty này đều hoạt động trong lĩnh vực bất động sản: 
(1) Công ty CP Đầu tư Thiên Ấn (TAI): Thành lập ngày 5/8/2009 tại Quảng Ngãi. Vốn điều lệ: 2,5 tỷ đồng;
(2) Công ty CP Thiên Ấn Holding (TAH): Thành lập ngày 12/4/2010 tại Quảng Ngãi. Vốn điều lệ: 6 tỷ đồng;
(3) Công ty CP Đầu tư TAG (TAG): Thành lập ngày 25/4/2011 tại Quảng Ngãi. Vốn điều lệ: 7,2 tỷ đồng;
(4) Công ty TNHH 1TV BĐS Thiên Bút (TBP): Thành lập ngày 29/4/2011 tại Quảng Ngãi.Vốn điều lệ: 6 tỷ đồng;
(5) Công ty TNHH 1TV Tài nguyên Thiên Ấn (TAR): Thành lập ngày 6/6/2011 tại Quảng Ngãi. Vốn điều lệ: 1 tỷ đồng;
(6) Công ty CP Thiên Ấn Land (TAL): Thành lập ngày 18/11/2011 tại Tp. Đà Nẵng. Vốn điều lệ: Vốn điều lệ: 41 tỷ đồng;
(7) Công ty TNHH Kinh doanh Đầu tư Xây dựng Phú Mỹ (MPIC): Thành lập ngày 11/1/2012 tại Tp. Đà Nẵng. Vốn điều lệ: 25 tỷ đồng;
(8) Công ty CP Đầu tư Phát triển Nhà Quốc gia (NHO): Thành lập ngày 6/9/2012 tại Tp.HCM. Vốn điều lệ: Vốn điều lệ: 20 tỷ đồng.
    Trong phạm vi bài phóng sự, chúng ta hãy bắt đầu xem các thông tin cụ thể về 8 doanh nghiệp do ông Nguyễn Hòa Bình và con trai Nguyễn Tuấn Anh mượn tay gia đình bên vợ thành lập như sau:
1- Công ty Cổ phần Đầu tư Thiên Ấn (TAI)
Công ty Cổ phần Đầu tư Thiên Ấn (Thien An Invest JSC - TAI) được thành lập ngày 5/8/2009 với GPKD mang số 4300474865 cấp tại Sở KH&ĐT Tỉnh Quảng Ngãi với vốn điều lệ khiêm tốn là 2,5 tỷ đồng. Địa chỉ doanh nghiệp: 97 Khu dân cư Bà Triệu, P. Lê Hồng Phong, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi. Doanh nghiệp này do bố mẹ vợ của Nguyễn Tuấn Anh là ông họa sĩ Hoàng Đăng Định và bà Nguyễn Thị Hằng đứng tên sáng lập.
Giấy phép kinh doanh TAI (trang 1)
Giấy phép kinh doanh TAI (trang 4)
Giấy phép kinh doanh TAI (trang 5)
2- Công ty Cổ phần Thiên Ấn Holding (TAH) 

Công ty CP Thiên Ấn Holding (TAH JSC) được thành lập ngày 12/4/2010 theo giấy chứng nhận đầu tư số 341032000072 tại UBND Tỉnh Quảng Ngãi với vốn pháp định 6 tỷ đồng. Doanh nghiệp này cũng được giao cho mẹ vợ Nguyễn Tuấn Anh là bà Nguyễn Thị Hằng đứng tên sáng lập. Trụ sở tại số 67 Lê Thánh Tôn, phường Nghĩa Chánh, Quảng Ngãi.
Giấy chứng nhận đầu tư TAH (trang 1)
Giấy chứng nhận đầu tư TAH (trang 2)
3- Công ty Cổ phần Đầu tư TAG (TAG)

Công ty Cổ phần Đầu tư TAG (TAG Investment JSC) được thành lập ngày 25/4/2011 theo GPKD số 4300594104 cấp tại Sở KH&ĐT Tỉnh Quảng Ngãi). Trụ sở tại: Đường Đinh Tiên Hoàng, Tổ 14, Phường Nghĩa Chánh, Tp. Quảng Ngãi sau đó được dời về 97 Khu dân cư Bà Triệu, P. Lê Hồng Phong, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi (cùng địa chỉ với TAI). Vốn điều lệ: 7,2 tỷ đồng. Doanh nghiệp này do chính con dâu ông Nguyễn Hòa Bình là Hoàng Minh Thủy (vợ Nguyễn Tuấn Anh) làm đại diện pháp luật.
Giấy phép kinh doanh TAG (trang 1)
Giấy phép kinh doanh TAG (trang 3)
Giấy phép kinh doanh TAG (trang 4)
4- Công ty TNHH Một Thành viên Bất động sản Thiên Bút (TBP)

Công ty TNHH 1TV BĐS Thiên Bút (TBP Co.LTD) được thành lập ngày 29/4/2011 theo GPKD số 4300594707, cấp tại Sở KH&ĐT Tỉnh Quảng Ngãi. Địa chỉ: 97 Khu dân cư Bà Triệu, P. Lê Hồng Phong, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi (cũng cùng địa chỉ với các công ty TAI, TAG). Vốn điều lệ: 6 tỷ đồng. Chủ sở hữu là Công ty TAG của Nguyễn Tuấn Anh.
Giấy phép kinh doanh TBP, cũng cùng địa chỉ với các công ty TAI, TAG (trang 1)
Giấy phép kinh doanh TBP, cũng cùng địa chỉ với các công ty TAI, TAG (trang 2)
5- Công ty Cổ phần Thiên Ấn Land (TAL)

Công ty CP Thiên Ấn Land (TAL JSC) được thành lập ngày 18/11/2011 theo GPKD số 0401456343, cấp tại Sở KH&ĐT Tp. Đà Nẵng. Địa chỉ: 42 Trần Văn Dư, Phường Mỹ An, Quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng. Vốn điều lệ: 41 tỷ đồng. Doanh nghiệp này cũng do sui gia của ông Nguyễn Hòa Bình là họa sỹ Hoàng Đăng Định đại diện công ty TNHH Hoàng Anh I  và Công ty CP Đầu tư Thiên Ấn (TAH) đứng tên sáng lập với 90% cổ phần.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp TAL (trang 1)
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp TAL (trang 2)
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp TAL (trang 3)
6- Công ty TNHH Một thành viên Tài Nguyên Thiên Ấn (TAR)
Nguyễn Tuấn Anh tiếp tục mở doanh nghiệp khai thác tài nguyên quê nhà Quảng Ngãi: Công ty TNHH 1TV Tài nguyên Thiên Ấn (TAR Co.LTD) vào ngày 6/6/2011 theo GPKD số 4300598123, cấp tại Sở KH&ĐT Tỉnh Quảng Ngãi. Địa chỉ: Địa chỉ: 97 Khu dân cư Bà Triệu, P. Lê Hồng Phong, Tp. Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi (cũng lại cùng địa chỉ với các công ty khác) với vốn điều lệ: 1 tỷ đồng và cùng chủ sở hữu là công ty CP Đầu tư Thiên Ấn (TAG).
Giấy phép kinh doanh TAR, công ty này cũng cùng nằm chung 1 địa chỉ với nhóm công ty TAI, TAG... của Nguyễn Tuấn Anh (trang 1)
Giấy phép kinh doanh TAR, công ty này cũng cùng nằm chung 1 địa chỉ với nhóm công ty TAI, TAG... của Nguyễn Tuấn Anh (trang 3)
7- Công ty TNHH Kinh doanh Đầu tư Xây dựng Phú Mỹ (PMIC)
Ngày 11/1/2012, Nguyễn Tuấn Anh tiếp tục mở thêm doanh nghiệp xây dựng tại Đà Nẵng: Công ty TNHH Kinh doanh Đầu tư Xây dựng Phú Mỹ (MPIC) với GPKD số 0401471165, cấp tại Sở KH&ĐT Tp. Đà Nẵng. Địa chỉ: 76-78 Bạch Đằng, Phường Hải Châu 1, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng. Vốn điều lệ: 25 tỷ đồng. Trong đó, TAG của Nguyễn Tuấn Anh và đối tác NIBC (Hàn Quốc) là những cổ đông lớn nhất chiếm 59% cổ phần.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp PMIC (trang 1)
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp PMIC (trang 2)
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp PMIC (trang 3)
8- Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Nhà Quốc Gia (NHO) 
Nguyễn Tuấn Anh cùng đối tác NIBC (Hàn Quốc) thành lập công ty CP Đầu tư Phát triển Nhà Quốc gia (NHO JSC) ngày 6/9/2012 theo GPKD số 0311956912, cấp tại Sở KH&ĐT Tp.HCM. Địa chỉ: 307/6 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 1, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh. Vốn điều lệ: 20 tỷ đồng (công ty TAG chiếm 69% cổ phần). Doanh nghiệp này Nguyễn Tuấn Anh để thư ký của mình là Trần Thị Dịu Hòa làm đại diện pháp luật.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp NHO (trang 1)
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp NHO (trang 2)
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp NHO (trang 3)
Như vậy, ông Nguyễn Hòa Bình và con trai Nguyễn Tuấn Anh đang sở hữu 8 doanh nghiệp trong nước, trong đó có tới 5 doanh nghiệp tại địa phương Quảng Ngãi, các doanh nghiệp này kinh doanh những gì? Các dự án khởi đầu chỉ bằng “vốn chính trị” mà không cần tiền của ông Nguyễn Hòa Bình được triển khai tại Quảng Ngãi ra sao? Gia đình ông đã kiếm được bao nhiêu từ các dự án này? Mời độc giả đón xem trong các phóng sự tới. 

Nguồn: Thanh tra Nhân dân