Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Đoàn xe của Thủ tướng VN gây ‘sốt’ mạng xã hội

http://www.voatiengviet.com/a/doan-xe-cua-thu-tuong-vn-gay-sot-mang-xa-hoi/3456934.html


Đoàn xe của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rầm rộ kéo vào phố cổ Hội An, bất chấp bảng cấm xe cơ giới.
Đoàn xe của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rầm rộ kéo vào phố cổ Hội An, bất chấp bảng cấm xe cơ giới.
Video và hình ảnh đoàn xe khoảng 10 chiếc màu đen của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại các tuyến đường được cho là phố đi bộ ở Hội An, Quảng Nam, đang gây ra các phản ứng trái chiều trên mạng xã hội.

Đài tiếng nói Việt Nam đưa tin, ông Phúc chiều tối 8/8 tới thăm khu phố cổ ở miền Trung, trước khi tham dự một hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch.
Các hình ảnh được truyền thông nhà nước đăng tải cho thấy ông Phúc tươi cười nói chuyện với người dân địa phương, du khách và thậm chí còn chụp cả ảnh “selfie” với một số người. VOV dẫn lời ông Phúc nói rằng “tôi quảng bá cho du lịch Hội An đấy nhé”.
Trong khi đó, trên các trang mạng “lề trái”, xuất hiện các hình ảnh và video, mà VOA Việt Ngữ chưa thể kiểm chứng độc lập, cho thấy khoảng một chục chiếc xe tháp tùng ông Phúc lăn bánh trên các con phố nhỏ, hẹp trong khi các du khách vẫn đi lại.
Hình ảnh cho thấy khoảng một chục chiếc xe tháp tùng ông Phúc lăn bánh trên các con phố nhỏ trong khi các du khách vẫn đi lại.
Hình ảnh cho thấy khoảng một chục chiếc xe tháp tùng ông Phúc lăn bánh trên các con phố nhỏ trong khi các du khách vẫn đi lại.
Ông Quang Ba, nhân viên một quán ăn ở Hội An, cho VOA Việt Ngữ biết ông có thấy đoàn xe đi qua khu phố cổ.
Ông nói thêm: “Đoàn xe đi ngang qua đây ra đường Bạch Đằng rồi lên quảng trường Sông Hoài đó. Tuyến đường đó là đường đi bộ. Trong phố cổ thì phải đi bộ, không được đi xe điện. Ôtô phải đậu ở phía ngoài đó rồi thì bắt đầu đi bộ vô phố cổ. Thấy hôm qua đi ngang qua đó thôi, còn mục đích gì thì không biết”.
Theo truyền thông trong nước, đề án “Phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ” được thực hiện từ năm 2004 trên tất cả các phố nằm trong nội vi đô thị cổ Hội An gồm ba trục đường chính gồm Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng làm trung tâm”.
Tờ Lao Động điện tử đưa tin rằng “ban đầu chủ trương này nhằm giảm thiểu tiếng ồn từ tiếng động cơ của xe máy, đảm bảo an toàn cho du khách, đến nay đã trở thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng của Hội An, góp phần rất lớn trong công tác quảng bá văn hoá, du lịch Hội An”.
Ông Nguyễn Duy Tuấn, quản lý nhà hàng Vĩnh Hưng ở Hội An, cho VOA Việt Ngữ biết rằng ông cũng thấy đoàn xe của ông Phúc.
Ông nói tiếp: “Đi tới mười mấy chiếc, tối thui luôn, nhìn vô không thấy ai, không biết là chú Phúc. Đi một vòng quanh phố cổ vẫn là đi xe ôtô. Mặc dù ở đây cấm xe máy, xe ô tô trong thời điểm đó nhưng mà ổng vô thì phải ưu tiên chứ? Sau đó thì đi bộ, đi bộ vô thăm phố cổ”.
Ông Tuấn cho biết thêm rằng người đứng đầu chính phủ Việt Nam “có ghé thăm nhà hàng” của mình, “hỏi tình hình kinh doanh, các món ăn đặc sản rồi khách nào là chính” thì “mấy nhân viên ở đây có nói thực tế rằng khách Trung Quốc dạo này nhiều lắm”.
Báo điện tử của chính phủ Việt Nam dẫn lời phát biểu của Thủ tướng Phúc hôm 9/8 rằng hội nghị quy mô lớn đầu tiên do chính phủ tổ chức sẽ “góp phần vào phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc với chính quyền Hội An để hỏi rõ về các thắc mắc của các cư dân mạng liên quan tới đoàn xe của ông Phúc ở phố đi bộ.
Trong khi đó, một số cư dân mạng trích Luật Giao thông Đường bộ về quyền ưu tiên của một số loại xe để chứng minh rằng đoàn xe của ông Phúc “không phạm luật”.

‘Người ta chơi tôi!’: Giờ thì chẳng còn mấy quan chức ‘an toàn’

http://www.voatiengviet.com/a/nguoi-ta-choi-toi-gio-thi-chang-con-may-quan-chuc-an-toan/3456150.html

Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tổng Bí thư Trọng – bắt đầu từ tháng 6/2016 - đang có triển vọng gây chấn động lớn trong giới chính trị gia nửa mùa nhưng thậm tham.
Tháng Bảy năm 2016, không hiểu vì lẽ gì mà “bỗng dưng” gia đình Thiếu tướng Trần Kỳ Rơi, Giám đốc công an Đắc Lắc, lại bị một tờ báo nhà nước là Dân Việt lôi ra với một bài báo có tựa đề “Cơ ngơi ngàn tỷ” – ám chỉ ngôi nhà chứa đầy gỗ quý của con gái tướng Rơi, cũng là dân công an. Ngay sau đó, ông Trần Kỳ Rơi đã phải thanh minh trên mặt báo: “Người ta chơi tôi!”.
“Người ta” nào?
Giờ thì chẳng còn mấy quan chức, dù là cấp trung hay cả cấp cao, được “an toàn”.
‘Mặt trận’ liên tục phát triển
Từ đầu tháng 6/2016 đến nay, “mặt trận” đã liên tục phát triển về chiều sâu ở các địa phương và bộ ngành. Đầu tiên là Hậu Giang với vụ Phó chủ tịch Trịnh Xuân Thanh nhận xe Lexus 5,7 tỷ đồng, kéo theo quá khứ ông Thanh gây lỗ ở Tổng công ty dầu khí PVC đến 3.200 tỷ đồng. Từ “ruồi” Trịnh Xuân Thanh, cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng lại bị một số dư luận và báo chí cáo buộc phải chịu trách nhiệm hành chính và kể cả trách nhiệm hình sự. Vũ Huy Hoàng là nhân vật nghe nói “giàu nứt đố đổ vách”, từng được coi là một trong những cánh tay mặt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tưởng như đã “hạ cánh an toàn”. Ông Hoàng còn bị coi là phải chịu trách nhiệm trong việc “bổ nhiệm” con trai còn trẻ của mình làm giám đốc doanh nghiệp và gây lỗ cho doanh nghiệp này.
Sát kỳ bầu bán Quốc hội trong tháng Bảy, bất chợt một đại gia có phạm vi hoạt động liên tỉnh - bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường - lại bị bác tư cách đại biểu Quốc hội vì có quốc tịch ở tận… Malta. Ngay sau đó, báo chí lề dân lẫn lề nhà nước đã dồn dập lên tiếng tố cáo bà Hường đã thao túng các dự án bất động sản và đẩy đuổi nông dân đến mức khốn quẫn ra sao…
Nhưng vẫn chưa hết. Mỏ Núi Pháo ở Thái Nguyên là một trong những địa chỉ gây ô nhiễm môi trường mà có lần phóng viên nhà nước đến điều tra đã bị côn đồ hành hung tàn bạo nhưng Hội Nhà báo Việt Nam đã không dám có hành động tối thiểu nào để bảo vệ hội viên của mình. Mỏ Núi Pháo có trữ lượng wolfram lớn vào hàng thứ hai trên thế giới, đã bị Bộ Tài nguyên Môi trường thanh tra toàn diện. Chưa biết kết quả thanh tra sẽ ra sao, nhưng ấn tượng lớn nhất liên quan đến vụ này là Bộ Tài nguyên Môi trường - cơ quan hầu như đã không đưa ra một tuyên bố nào sau vụ cá chết trắng biển 4 tỉnh miền Trung, nhưng lại đang trở thành một mũi tiên phong trong công cuộc “hồi tố” dự án Núi Pháo mà đằng sau đó ai cũng biết là có bàn tay giao dịch đắc lực của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Đến cuối tháng Bảy, vụ Mobifone mua AVG với gần 9.000 tỷ đồng đã chính thức được Ban Bí thư và Chính phủ giao cho Thanh tra chính phủ tổ chức thanh tra. Vụ này từng được một bàn tay bí mật phanh phui đến từng chi tiết trên mạng xã hội mấy tháng trước và còn báo trước là “Thanh tra chính phủ sẽ vào cuộc”. Một lần nữa cái tên Nguyễn Thanh Phượng lại được nêu ra như một “người đứng sau ông Lê Nam Trà ở Mobifone”.
Rồi cũng “không hiểu sao”, một tờ báo nhà nước lại đùng đùng lôi ra vụ một công ty chỉ có vốn điều lệ 3 tỷ đồng nhưng lại tặng siêu xe có giá trị đến 6 tỷ đồng cho Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình. Trước vụ việc gần như y hệt vụ Trịnh Xuân Thanh này, một số dư luận không khỏi đặt câu hỏi: nếu Hậu Giang được coi là “đất” của ông Nguyễn Tấn Dũng thì Ninh Bình là “lãnh địa” của ai?
Còn có một ẩn ý khác.
Bất an ‘thay máu’
Chiến dịch “chống tham nhũng” của Tổng Bí thư Trọng nhắm đến những “mỏ vàng” như Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Thị Nguyệt Hường, mỏ Núi Pháo và Mobifone đang khiến dư luận xôn xao với câu hỏi: phải chăng phía sau chiến dịch này là mưu toan thâu tóm thị trường của nhóm lợi ích mới đối với nhóm lợi ích cũ?
Câu hỏi trên là có “cơ sở thực tiễn”.
Ngay sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng mất chức thủ tướng vào tháng Giêng năm 2016, đã có nhiều đồn đoán về một chiến dịch từ tranh giành đến thâu tóm doanh nghiệp và thị phần kinh doanh, xuất phát từ những nhóm lợi ích liên quan mật thiết đến những nhóm quyền lực mới. Lãnh địa của tay chân ông Nguyễn Tấn Dũng lại được coi là vô cùng lớn và vô cùng màu mỡ, bao gồm nhiều ngành nghề trải rộng ở nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khối tài chính và ngân hàng mà đã có đủ thời gian phát triển thành một thế lực tài phiệt - tức có quyền năng chi phối, can thiệp đáng kể vào không chỉ các chỉ số kinh tế quốc gia mà còn vào cả thế lên xuống của chính trường Việt Nam.
Đương nhiên, những lãnh địa đó là điểm nhắm của mọi con mắt thèm thuồng của những kẻ muốn thâu tóm trong bối cảnh đất nước đang gần như cạn kiệt các nguồn tài nguyên.
Khi mà “rừng vàng biển bạc” đã trở nên trơ trụi và kiệt quệ, khi các nguồn tài trợ lãi suất ưu đãi và viện trợ không hoàn lại từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển Á châu, kể cả một số quốc gia như Nhật Bản, Úc, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy… đã tắt dần đến tắt ngấm, thì việc sát phạt nhau về mặt chính trị đang trở thành thủ đoạn bảo đảm mang lại lợi nhuận lớn nhất, chứ chẳng còn phải là kiểu kinh doanh “một vốn bốn lời” trong việc trục lợi các chính sách của nhà nước như trước đây.
Không khó hiểu nếu đảng muốn những quan chức như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng hay đại gia như Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Nguyễn Đăng Quang, Lê Nam Trà… phải “ói ra” - như cách nói rất dung tục của giới giang hồ chính trị chuyên sát phạt lẫn nhau.
Thậm chí, chiến dịch thâu tóm thị phần không chỉ dừng ở các con “hổ nhỏ” mà còn có thể dẫn đến những con “hổ lớn” như Ngân hàng Bản Việt cùng nhiều dự án khác của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái ông Nguyễn Tấn Dũng.
Nếu quả chiến dịch thanh tra môi trường mỏ Núi Pháo và Mobifone là muốn nhắm vào vai trò của bà Nguyễn Thanh Phượng, thì chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tổng bí thư Trọng đang tiến một bước dài đáng kể.
Nếu ông Trịnh Xuân Thanh là “lính” của ông Vũ Huy Hoàng, thì ông Vũ Huy Hoàng lại là “lính” của ông Nguyễn Tấn Dũng.
Tất cả đều liên quan với nhau, và các “quy trình xử lý” cũng đều có vẻ logic.
Bàn cờ chính trị Việt Nam cũng bởi thế đang sôi động trở lại và trở nên cực kỳ rối rắm sau cuộc đọ sức giữa các kỳ phùng địch thủ trước Đại hội XII vào cuối năm 2015.
Thậm chí bàn cờ chính trị ấy còn diễn ra gay go, ác liệt giữa nhiều phe phái hơn cả thời kỳ đấu đá tranh giành quyền lực vào năm ngoái. Nếu trước Đại hội XII, giới quan sát chỉ tập trung vào hai lực lượng chính trị chủ yếu là “phe chính phủ” và “phe đảng”, gây ra sự xung đột giữa hai nhóm lợi ích lớn - thì hiện nay, chủ thuyết “đa trung tâm quyền lực” đang xuất hiện ngày càng rõ, kéo theo lý thuyết “đa trung tâm lợi ích”.
Vào lúc này, các nhóm lợi ích mới, hoặc nói cách khác là những nhóm lợi ích mới xuất đầu lộ diện theo từng bước chân của những nhân vật quyền lực mới, đang ở thế công. Không chỉ “anh Hai, anh Ba, anh Tư…”, mà tầm lợi ích còn trải rộng ra những trung tâm quyền lực mới như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và một số tỉnh thành. Chiến dịch “sáp nhập ngân hàng” mà nhóm lợi ích cũ tiến hành vào những năm 2011, 2012 coi chừng sẽ bị “thâu tóm” lại. Những dự án béo bở như mỏ Núi Pháo, Mobifone và hơn thế nữa sẽ không thoát khỏi cặp mắt cú vọ của những kẻ đi sau nhưng muốn “hốt trọn ổ”.
Từ quy luật cùng logic “xét lại” ấy, mỗi chiến dịch của nhóm lợi ích mới thanh toán nhóm lợi ích cũ lại có thể gắn liền với một chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”, hay gọi nôm na là “quyết tâm chống tham nhũng” nổ ra ở những cấp, ngành và địa phương liên hệ. Những chiến dịch này tất yếu sẽ dẫn đến việc “thay máu” về nhân sự ở các cấp, ngành, địa phương đó.
Giờ thì chẳng còn mấy quan chức “an toàn”.
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

VN ‘đưa vũ khí tối tân’ ra Trường Sa

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/08/160810_vn_moved_rocket_launchers_to_spratlys

Image copyrightBBC WORLD SERVICE
Việt Nam đã âm thầm phòng vệ nhiều đảo của mình tại khu vực có tranh chấp tại Biển Đông bằng các giàn phóng tên lửa di động mới có khả năng tấn công đường băng và căn cứ quân sự của Trung Quốc, theo Reuters.
Phóng sự đặc biệt của phóng viên Greg Torode dẫn nguồn tin là giới chức phương Tây, gồm các nhà ngoại giao và quan chức quân đội nói với Reuters rằng thông tin tình báo cho thấy Hà Nội đã vận chuyển các giàn phóng tên lửa từ đất liền tới năm căn cứ ở quần đảo Trường Sa trong những tháng gần đây, một động thái có thể khiến căng thẳng với Bắc Kinh.
Các bệ phóng đã được giấu để không bị phát hiện từ trên không và chưa được lắp đầu đạn, nhưng có thể được đưa vào hoạt động với đạn pháo tên lửa trong vòng hai hoặc ba ngày, theo ba nguồn nói với Reuters.
Hãng tin này cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam nói thông tin này là "không chính xác", mà không giải thích gì thêm.
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nói với Reuters tại Singapore hồi tháng Sáu rằng Hà Nội không có giàn phóng tên lửa hay vũ khí như thế tại tại Trường Sa nhưng bảo lưu quyền thực hiện bất kỳ biện pháp nào.
"Di chuyển bất kỳ vũ khí nào đến bất kỳ khu vực vào bất kỳ lúc nào trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của chúng tôi là quyền hợp pháp của chúng tôi," Tướng Vịnh được Reuters dẫn lời.
Bài viết cho rằng động thái này là để đối trọng với các hoạt động của Trung Quốc trên bảy hòn đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa. Giới hoạch định chiến lược quân sự của Việt Nam lo ngại việc Trung Quốc xây đường băng, radar và các cơ sở quân sự khác tại những hòn đảo này làm sung yếu khả năng phòng thủ đảo và khu vực phía nam Việt Nam.
Giới phân tích quân sự cho rằng đây là những động thái phòng thủ quan trọng nhất Việt Nam đã triển khai tại các đảo của mình ở Biển Đông trong nhiều thập niên qua.
Hà Nội muốn triển khai các giàn phóng tên lửa vì họ dự kiến căng thẳng gia tăng sau một phát quyết cột mốc của tòa án quốc tế bất lợi cho Trung Quốc trong vụ Philippines kiện, giới ngoại giao nước ngoài được dẫn lời.
Phán quyết hồi tháng trước, vốn bị Bắc Kinh thẳng thừng bác bỏ, nói không có cơ sở pháp lý đối với các tuyên bố lịch sử của Trung Quốc ở phần lớn Biển Đông.
Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan tuyên bố chủ quyền tại toàn bộ quần đảo Trường Sa trong khi Philippines, Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền một số khu vực.
"Quân đội Trung Quốc duy trì giám sát chặt chẽ tình hình ở vùng biển và trên không quanh quần đảo Nam Sa", Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố gửi bằng fax tới Reuters.
"Chúng tôi hy vọng các nước liên quan có thể cùng với Trung Quốc bảo vệ hòa bình và ổn định ở Nam Hải."
Hoa Kỳ cũng đang theo dõi chặt chẽ diễn biến.
"Chúng tôi tiếp tục kêu gọi tất cả các bên tuyên bố có chủ quyền tại Biển Đông tránh các hành động gây căng thẳng, thực hiện các bước thiết thực để xây dựng lòng tin, tăng cường những nỗ lực để tìm các giải pháp ngoại giao và hòa bình cho những tranh chấp", một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết.

Hệ thống tối tân

Image copyrightOTHER
Image captionQuân đội VN lần đầu tiên giới thiệu tên lửa đạn đạo EXTRA do Israel sản xuất vào tháng 5/2015.
Giới chức ngoại giao và các nhà phân tích quân sự nước ngoài tin rằng các giàn phóng tên lửa là một phần của hệ thống pháo đối đất tối tên có tên gọi EXTRA mà Việt Nam gần đây đã mua từ Israel.
EXTRA được cho là có độ bắn chính xác lên trong phạm vi 150 km với các đầu đạn khác nhau có trọng lượng 150 kg có thể mang chất nổ hay bom chùm để tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc. Hoạt động cùng với thiết bị bay nhắm bắn, hệ thống này có thể tấn công cả tàu lẫn mục tiêu trên bộ.
Điều này có nghĩa là các đường băng 3.000 mét và những cơ sở của Trung Quốc trên đá Subi, Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn (theo cách gọi của Việt Nam) đều nằm trong tầm ngắm tại 21 hòn đảo và bãi ngầm mà Việt Nam đang nắm kiểm soát.
Trong khi Việt Nam có tên lửa phòng lớn hơn và tầm xa hơn của Nga đề phòng vệ biển, hệ thống EXTRA được coi là có tính dễ di chuyển và hiệu quả chống lại cuộc đổ bộ. Nó sử dụng hệ thống radar nhỏ gọn, do đó không cần hậu cần cồng kềnh - và cũng phù hợp để triển khai trên các đảo và bãi ngầm.