Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2018

Khi ông Nhạ xin lỗi

https://www.voatiengviet.com/a/phung-xuan-nha-nang-diem-thi-xin-loi/4512365.html


Gió vẫn dập, sóng vẫn vùi ông Phùng Xuân Nhạ - Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Việt Nam, bất kể ông đã nhận trách nhiệm về những trục trặc trong Kỳ thi Tốt nghiệp Phổ thông Quốc gia 2018…
Từ giữa tháng 7 đến nay, ông Nhạ tiếp tục là một trong vài nhân vật “nổi” nhất trên mạng xã hội Việt ngữ. Tiếc rằng đó không phải là “nổi bật”, nhiều người dựa vào thực tế lưun ý, yếu tố “nổi” liên quan tới ông Nhạ là “nổi… lều bều”!
***
Theo báo giới Việt Nam, tại cuộc họp diễn ra hôm 30 tháng 7, giữa ông Vũ Đức Đam – Phó Thủ tướng Việt Nam với các chuyên gia, viên chức ngành giáo dục về những vấn nạn liên quan tới cách thức tổ chức các Kỳ thi Tốt nghiệp Phổ thông Quốc gia, làm sao ngăn chặn gian lận thi cử,… ông Nhạ đã chính thức thừa nhận: Kỳ thi Tốt nghiệp Phổ thông Quốc gia 2018 có nhiều thiếu sót, đề thi chưa phù hợp, phần mềm chấm thi trắc nghiệm bộc lộ nhiều điểm yếu, tuy có giám sát song quy trình chấm thi chưa ổn… và xin nhận trách nhiệm.
Giống như nhiều facebooker khác, sự kiện ông Nhạ “xin nhận trách nhiệm” không làm facebooker điều hành trang facebook Hà Tĩnh 24h vui mà chỉ khiến facebooker này thở dài thêm một lần nữa: Cuối cùng người đứng đầu ngành Giáo dục cũng đã lên tiếng! Nguyệt Liễu Trần Hoàng xem chuyện ông Nhạ “xin nhận trách nhiệm” giống như một lời xin lỗi và vì vậy, giống như nhiều facebooker khác, Nguyệt Liễu Trần Hoàng thắc mắc: Xin lỗi nhưng sẽ sửa thế nào. Xin lỗi mà không sửa cũng như không!..
Liệu những người Việt sử dụng mạng xã hội có khe khắt quá không? Dường như là không!
Hồi hạ tuần tháng 6, chẳng riêng học sinh, phụ huynh mà nhiều người, thuộc nhiều giới đã chỉ trích đề thi nhiều môn trong Kỳ thi Tốt nghiệp Phổ thông Quốc gia 2018 phản sư phạm, phi giáo dục vừa vì quá khó, vừa vì đầy thiếu sót không thể chấp nhận được. Thay vì xem xét những ý kiến này một cách cẩn thận và trả lời thật khách quan, thỏa đáng thì thượng tuần tháng 7, ông Nhạ đưa ra những tuyên bố giống như tát vào mặt mọi người, rằng năm nay, đề thi đã… “khắc phục được những hạn chế của đề thi năm ngoái, đặc biệt là tăng tính phân hóa (giữa các loại học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu)”. Còn kỳ thi thì… “đạt được mục tiêu an toàn, nghiêm túc, khách quan và đặc biệt nhẹ nhàng”. Chỉ đến khi công chúng phát giác có dấu hiệu gian lận thi cử ở Hà Giang, Bộ Giáo dục – Đào tạo phải tổ chức thanh tra, sửa – nâng điểm thi cho hàng trăm thí sinh dự Kỳ thi Tốt nghiệp Phổ thông Quốc gia 2018 bùng lên thành scandal, chỉ đạo: Không để việc lợi dụng sai phạm gây tâm lý hoang mang trong học sinh, giáo viên và phụ huynh” vẫn chẳng thể đậy điệm đủ loại bê bối càng lúc càng có vẻ rộng hơn, tính chất – mức độ càng ngày càng có vẻ nghiêm trọng hơn, ông Nhạ mới thẽ thọt phủ nhận… chính mình (đề thi chưa phù hợp, từ giám sát đến chấm đều không ổn).
Sự bất nhất của ông Nhạ là lý do facebooker Phuc Dinh Kim nhận định nửa đùa, nửa thật: Làm Bộ trưởng Giáo dục phải biết nói ngược, nói xuôi, miễn sao bảo toàn được ghế. Với mạch nghĩ tương tự, Tiến Nguyễn Vũ than: Ngày xưa, đánh - chiếm trụ sở của Quân lực Việt Nam Công hòa, tôi rất ấn tượng với khẩu hiệu: Tổ Quốc – Danh dự - Trách nhiệm… Phải chi trên bàn làm việc của ông Phùng Xuân Nhạ có một trong ba khái niệm đó! Tuy nhiên theo Giai Trinh: Chẳng ai làm Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo được đâu. Bộ trưởng nào cũng phải dùng nghị quyết của đảng “gối đầu” nên luôn ráng giữ thân, giữ cho toàn vẹn chữ “nguyên” để khi về hưu còn được ít “cơm thừa, canh cặn” chứ!
Phân tích sâu hơn, facebooker Nguyễn Tiến Tường cho rằng, trước khi ông Nhạ trở thành Bộ trưởng, ngành giáo dục Việt Nam vốn đã có rất nhiều sai sót. Sở dĩ ngành này có thêm nhiều sai sót dưới thời ông Nhạ vì ông “thiếu cả năng lực, tâm lực lẫn uy lực”. Cho đến giờ, ông Nhạ chỉ nỗ lực bảo vệ chính mình, cố xua trách nhiệm ra xa mình. Đứng đầu ngành giáo dục, ông Nhạ đang là tấm gương ích kỷ, tư lợi, thủ đoạn. Bởi cố mang một cái áo quá rộng nên ông liên tục vấp ngã, ngành giáo dục vấp ngã, sẽ có những thế hệ mục ruỗng, tổn thương cả xã hội. Nguyễn Tiến Tường khuyên ông Nhạ nên dừng lại vì mình và mọi người. Đó là tâm thế của người làm giáo dục, người có nhân cách. Tường nhấn mạnh, không hề ác cảm với ông Nhạ nhưng thật sự lo lắng cho những đứa trẻ phải trải qua môi trường giáo dục dưới tay ông Nhạ, trong đó có con của Tường. Bởi càng ráng trì níu, tương lai càng hỗn loạn, tăm tối nên tốt nhất theo Tường: Ông Nhạ nên từ chức. Đó là yêu nước!
Lê Thiếu Nhơn cũng tin rằng ông Nhạ nên từ chức. Blogger này lưu ý: Người làm giáo dục cần có phẩm chất đặc biệt vì họ gánh vác sứ mệnh đặc biệt. Thành quả giáo dục không phải tính bằng điểm số hiện tại mà gửi gắm kỳ vọng cho tương lai. Bài giảng hôm nay có thể không còn phù hợp ở ngày mai nhưng cốt cách người làm giáo dục vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Bằng cấp bây giờ có thể ngày mai không đắc dụng nữa nhưng hình ảnh người làm giáo dục vẫn vững bền, tỏa sáng. Danh vọng và quyền lợi của người làm giáo dục không quan trọng bằng phẩm chất của người làm giáo dục: Biết xấu hổ và biết tự trọng! Vào lúc này, tại Việt Nam, ngành giáo dục không còn là ốc đảo bình yên của cộng đồng vì chính những người làm giáo dục tạo ra sóng gió thành tích ảo bằng các thủ đoạn phản giáo dục. Qui chế thi cử và kỹ thuật chấm bài có thể mô phỏng các quốc gia khác nhưng con người giáo dục phải dựa vào chính nội lực hun đúc của mỗi xứ sở. Né tránh sự thật, vuốt ve thị phi, không phải cách kiến thiết một nền giáo dục tiến bộ và văn minh! Cho nên theo Nhơn, với ông Nhạ, chỉ có một cách giữ gìn liêm sỉ là… từ chức!
Giữ gìn liêm sỉ bằng cách từ chức có thể là chuyện rất bình thường ở nhiều xứ nhưng tại Việt Nam thì không dễ. Hien Ha Ngoc – một thân hữu của Nguyễn Tiến Tường – cho rằng khả năng ông Nhạ sẽ từ chức như mong muốn của Tường và nhiều người Việt khác sẽ không thể xảy ra bởi, chức là thứ mua bằng tiền. Phải cố dùng chức để thu hồi vốn, chẳng lẽ chết đói vì quốc gia, dân tộc(?). Đó cũng là lý do cấp trên luôn luôn thông cảm, nhẹ tay với cấp dưới.
Cho dù có rất nhiều người bày tỏ suy nghĩ như Hien Ha Ngoc nhưng chưa rõ cách giải thích ấy chính xác tới đâu. Chỉ có một điểm rất rõ là tường thuật về cuộc tọa đàm hồi đầu tuần này giữa ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng với các chuyên gia, viên chức ngành giáo dục về những vấn nạn nghiêm trọng tiếp tục bôi bẩn bộ mặt vốn đã nhem nhuốc của ngành giáo dục – cho thấy có nhiều điểm đúng là… hết sức kỳ cục. Chẳng hạn một ông Tiến sĩ tên là Lê Thống Nhất ca ngợi ông Đạm “không ngồi ở vị trí… long trọng như các phiên họp thường kỳ” mà ngồi chung với mọi người quanh bàn tròn. Sau khi ca ngợi ông Đam, ông Nhất chuyển sang ca ngợi ông Nhạ “cầu thị”, người đứng đầu ngành giáo dục “không chỉ trao đổi cởi mở với các đại biểu trong cuộc họp chính thức mà trong thời gian nghỉ trưa cũng tranh thủ trao đổi với một số nhóm và cá nhân”. Cuộc họp vì những vấn nạn liên quan tới Kỳ thi Tốt nghiệp Phổ thông Quốc gia đã không xác định được bất kỳ giải pháp đáng tin cậy nào. Phó Thử tướng, Bộ trưởng Giáo dục – Đào tạo, các chuyên gia, viên chức ngành giáo dục chỉ đề ra những cách thức mà ai cũng ngơ ngác, ngậm ngùi như: Thí sinh phải dùng bút mực tô lại những câu mình chọn để chống tẩy xóa. Tăng thêm thời gian dành cho việc quét (scan) bài. Phải rọc phách. Phải tổ chức chấm tập trung theo cụm, không để các tỉnh tự làm và quan trọng nhất vẫn là… con người!

Không dằn được lòng, facebooker Chanh Tam bỡn cợt: Quá nhiều phát hiện vĩ đại. Phát hiện Phó Thủ tướng ngồi ở bàn tròn có tính thách thức với các giáo khoa kinh điển về hình học. Những phương thức chống gian lận thi cử như dùng bút mực, thi trắc nghiệm có phách, chính yếu vẫn là con người… là những phát hiện cỡ “tiến sĩ ní nuận, ní nẽ rất niền nạc”.

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2018

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Lời chào thân ái từ Hà Nội

https://baotiengdan.com/2018/07/23/vu-trinh-xuan-thanh-loi-chao-than-ai-tu-ha-noi/

LTS: Hôm nay 23/7/2018, tròn một năm kể từ khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại công viên Tiergarten, Đức, và đưa về VN, lên truyền hình đầu thú. Sau một năm, nhiều sự thật liên quan tới vụ bắt cóc này đã được báo chí Đức phanh phui.
Kỷ niệm một năm vụ án này, báo Taz của Đức, số ra cuối tuần vừa qua có đăng bài báo dài, gồm năm chương, có tựa đề “Lời chào thân ái từ Hà Nội” của ba tác giả Sebastian Erb, Marian Mai và Christina Schmidt. Bài báo kể lại toàn bộ chi tiết vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, từ khi bị bắt cho đến phiên tòa xét xử bị can Nguyễn Hải Long, hiện đang diễn ra ở Đức.
Thứ Bảy vừa qua, dịch giả Hiếu Bá Linh cũng đã dịch Chương 3: “Cộng sản và phản động cho Tiếng Dân. Xin được giới thiệu toàn bộ bản dịch năm chương bài báo, của dịch giả Phan Ba.
_____
Tác giả: Sebastian Erb, Marian Mai Christina Schmidt
Dịch giả: Phan Ba
23-7-2018

Vào ngày 1 tháng 8 năm 2001, một người Việt trẻ, 25 tuổi, sang Đức, vào ở trong một phòng đơn trong một ký túc xá tại thành phố nhỏ bé trong vùng Bayern, Murnau Cạnh Hồ Staffel, và bắt đầu học một khóa tiếng Đức. Nước Cộng hòa Liên bang đã mời anh ấy sang. Chính xác hơn: cơ quan tình báo nước ngoài BND.
16 năm sau, vào ngày 23 tháng 7 năm 2017, cũng chính người đàn ông đó lại bước vào một căn phòng trong nước Đức, trong Nhà trọ Kiez, Berlin-Friedrichshain. Chỉ là lần này thì anh ta không ở lâu, mà lại thanh toán tiền rời nhà trọ ngay trong ngày. Anh ta tên là Vũ Quang Dũng và là nhân viên của Tổng Cục 1, Bộ Công an. Tình báo.



Trịnh Xuân Thanh ra tòa. Ảnh: Doan Tan

Trong cùng ngày hôm đó, một người Việt Nam khác biến mất ngay giữa Berlin. Ông ta tên là Trịnh Xuân Thanh và đã nộp đơn xin tỵ nạn chính trị ở Đức vài tuần trước đó. Ông ấy tự nhìn mình như là nạn nhân của một cuộc tranh giành quyền lực trong giới lãnh đạo cộng sản. Chính phủ Việt Nam nói ông ta tham nhũng. Hơn một tuần sau đó, Trịnh Xuân Thanh lại xuất hiện, trên truyền hình nhà nước, gầy ốm, trông giống như một con ma. Ông ấy nói, ông tình nguyện trở về quê hương. Ông ta có nguy cơ bị án tử hình.
Các nhân viên điều tra, tìm kiếm ông từ Đức, đã biết chắc ngay từ lúc đó: Ông ta bị bắt cóc, bởi mật vụ của chính đất nước ông.
Một năm yên lặng đáng ngạc nhiên
Vụ việc này cách đây đã một năm rồi. Lúc đó, Bộ Ngoại giao nói về một “vụ vi phạm luật pháp Đức và luật pháp quốc tế trắng trợn và chưa từng có”, hai nhân viên sứ quán phải rời nước Đức. Nhỏ nhẹ hơn ngay sau đó là việc đối tác chiến lược với Việt Nam bị tạm ngưng, viện trợ phát triển bị cắt giảm, người Việt với hộ chiếu ngoại giao bây giờ cần một thị thực nhập cảnh để vào nước Đức.
Lúc đó, chính phủ liên bang thông báo rằng người ta hoàn toàn không biết gì về các kế hoạch bắt cóc này, vì vậy mà sự việc này là đáng tiếc, nhưng không có thể ngăn chận được. Không có ai hỏi thêm, không có tường trình trong Quốc Hội. Đó là một năm yên lặng đáng ngạc nhiên.
Chỉ có các nhân viên điều tra là ghép lại những gì đã thật sự xảy ra. Một người đàn ông bị cáo buộc đã tham gia vào vụ đó hiện đang đứng trước Tòa án Berlin. Ông ta đã nhận tội và theo dự định là sẽ bị tuyên án trong tuần tới đây.
Nhưng vụ việc này đi xa hơn một vụ tội phạm. Người Việt ở Đức bây giờ tự hỏi, họ thật ra đứng về phía nào – có những người nào đó bị dọa giết. Và cho tới ngày nay thì câu hỏi sau đây vẫn chưa được giải đáp: Cơ quan nhà nước Đức lẽ ra đã có thể ngăn chận được vụ bắt cóc này hay không?
Chương 1: Một vụ án đặc biệt
Xuân 2018, Berlin, Tòa Thượng thẩm Tiểu bang. Tổng Công tố buộc tội một người đàn ông, vì ông ta được cho là đã tham gia vào trong vụ bắt cóc. Cáo trạng buộc tôi ông đã thuê ba chiếc ô tô được sử dụng trong vụ bắt cóc và đã lo liệu phòng ngủ khách sạn cho người được cho là cầm đầu. Những tội phạm nhỏ mà lực dập của nó chỉ được bộc lộ ra ngoài qua một phần phụ: “Hoạt động gián điệp tình báo”. Và: “Chống lại nước Cộng hòa Liên bang”.
Người đàn ông này có tên là Long N. H. Ông ta 47 tuổi và có một văn phòng chuyển tiền ở Prague.
Nhưng tòa án không chỉ muốn biết bị cáo đã làm những gì. Hai nữ thẩm phán và ba thẩm phán của tòa muốn truy cứu cuộc phiêu lưu toàn cầu của kẻ bị bắt cóc. Họ hỏi nhân chứng, những người đã quan sát thấy Trịnh Xuân Thanh cùng với cô nhân tình của ông ta, người mà ông đang đi dạo mát cùng trong Tiergarten ở Berlin, bị lôi vào trong một chiếc buýt VW như thế nào vào lúc 10 giờ 47. Họ để cho các nhân viên cảnh sát điều tra tường thuật, người bị bắt cóc được mang vào trong Sứ quán Việt Nam và bị giam giữ ở đó ra sao, khi các nhân viên điều tra đã bắt đầu tìm kiếm ông ta từ lâu.
Long N. H., bị cáo ở Berlin, dường như không nhận biết được gì nhiều từ tất cả những việc đó. Với cái lưng còng, ông ta ngồi cạnh hai người phiên dịch đang dịch đồng thời ra tiếng Việt cho ông ta tất cả những gì được nói ra qua một tai nghe, nhưng không dịch những gì là hàm ý. Vì vậy mà ngay đến cả câu hỏi của nữ thẩm phán, rằng ông có thật sự đang nhai kẹo cao su trong phiên tòa hay không đã trở thành một màn kịch nhỏ, cho tới khi ông ấy hiểu rằng ông cần phải nhả cái cục ấy ra. Và rồi ông nhìn với một ánh mắt trống rỗng, như thể sự việc không phải là về ông ấy. Cũng đúng là không phải về ông ấy.
Địa hình còn chưa biết đến
Vụ án này mang nhiều yếu tố chính trị và nó đi trên một địa hình còn chưa có ai biết đến. Trong những hàng ghế người xem có nhân viên của đại sứ quán Việt Nam ngồi, quan sát thật kỹ vụ xử án này. Hiện nay, tòa án Đức đã quen với Chủ nghĩa Hồi giáo bạo lực. Nhưng với chế độ ở Việt Nam thì còn chưa.
Vì vậy mà một câu hỏi đơn giản đã gây ra nhiều chấn động. Người vợ của nạn nhân vụ bắt cóc được mời ra tòa như là nhân chứng. Bà thẩm phán hỏi: “Chồng bà có nói ông ấy trở về Việt Nam như thế nào không?” Người vợ cẩn thận nhìn sang bên trái, đến luật sư của bà. “Tôi có được phép xin tạm dừng không?”
Vào buổi sáng, bà ấy đã được ba vệ sĩ hộ tống, qua một cầu thang có che chắn đi trực tiếp vào phòng xử án 145a. Một người phụ nữ mảnh mai, bà ấy mặc một cái áo khoác màu xanh thanh lịch và dùng một tờ giấy che mặt.
Bà ấy kể lại việc chồng bà thăng tiến như thế nào, trên trường chính trị và trong kinh tế, leo lên cho tới hàng đầu của bộ phận xây dựng của tập đoàn dầu khí nhà nước, đến chức phó chủ tịch một tỉnh. Việc trước đây nhiều năm đã có những lời cáo buộc ông ta như thế nào, nhưng lần đó thì người ta nói rằng ông ấy vô tội. Và rồi những kẻ nắm quyền lực mới lại lôi câu chuyện cũ ra như thế nào.
Cảnh báo từ Hà Nội
Bà kể, bà với ba đứa con của bà đã chạy trốn sang Đức như thế nào. Chồng bà sang sau vào ngày 20 tháng 8 năm 2016 như thế nào. Bà nói về một cuộc sống ẩn dật ở Berlin và nỗi lo sợ bị tìm thấy. Mặc dù vậy, những lời cảnh báo từ Hà Nội vẫn đến được với bà. Cảnh báo, rằng điệp viên đã được giao nhiệm vụ đi tìm họ. Bà nghe được, rằng Việt Nam đã yêu cầu nước Đức dẫn độ. Vì vậy mà Trịnh Xuân Thanh đã đưa đơn xin tỵ nạn chính trị trong tháng 5 năm 2017, vài tuần trước khi bị bắt cóc. Thế nhưng ông ấy không thoát khỏi cánh tay dài của nhà nước độc tài ấy.
Sau khi tạm ngưng, người vợ của ông ấy từ chối không trả lời câu hỏi của nữ thẩm phán. Một cuộc thảo luận bùng phát ra trong phòng xử: Quyền từ chối cung cấp thông tin của nhân chứng có hiệu lực ở đây hay không?
Nữ luật sư của Trinh Xuân Thanh xen vào. Vì ông ấy là người kiện phụ nên Petra Schlagenhauf được phép nói trong phòng xử: “Thân chủ của tôi hiện đang ngồi trong tù ở Việt Nam”, bà nói. “Nếu như ông bị gán cho những lời nói nào đó về việc giam cầm thì điều đó có thể dẫn tới sự trả thù”. Sẽ như thế nào khi bị cáo chuyển thông tin về Việt Nam, hay luật sư của ông ta?
Tòa án quyết định: người vợ phải trả lời, không có khán giả trong phòng xử, những người tham gia vụ xét xử này phải có nhiệm vụ giữ bí mật. Cứ như là nhiệm vụ và quy định đã có thể ngăn chận được bất cứ một người nào đó không gây ra vụ án này.
Chương 2: Người ta lột trần điệp viên ra sao
Các nhân viên điều tra gặp may. Nếu như các nhân chứng trong Tiergarten không ghi lại bảng số xe của chiếc VW buýt và nếu như chiếc xe cho thuê này không có hệ thống định vị, thì có thể là những người bắt cóc không bao giờ bị tìm ra.
Nhưng vì vậy mà các nhân viên điều tra thuộc Ban Trọng án 4 của Cục Cảnh sát Hình sự Tiểu bang Berlin biết chính xác tuyến đường mà chiếc xe bắt cóc đã chạy qua. Họ tìm ra những khách sạn mà các điệp viên đã trọ ở trong đó, hai trong số đó ở ngay cạnh Sheraton, nơi mà Trịnh Xuân Thanh đã ngủ qua bốn đêm với tình nhân của ông ta. Họ có thể xem xét hàng giờ những gì mà máy quay giám sát đã ghi lại.
Một người đàn ông nhỏ với gương mặt tròn như mặt trăng và đầu hói phân nửa hay xuất hiện ở đó. Khi một nhân viên cảnh sát hình sự nhờ vào công cụ tìm ảnh của Google mà nhận dạng ra ông ấy thì người ta có thể khẳng định được: Đây là một vụ bắt cóc được tổ chức từ tít ở trên cao.
Người đàn ông đó là trung tướng Đường Minh Hưng. Người phó Tổng cục An ninh trong Bộ Công an, hai ngôi sao vàng trên cầu vai, đã đích thân đi đến Berlin. Và ông ta đăng ký khách sạn với tên thật của ông. Những người bắt cóc cảm thấy an toàn.
Học tiếng Đức cho công việc bắt cóc
Một người bắt cóc khác bị nhận dạng, vì ông tướng keo kiệt. Khách sạn Berlin, Berlin chận một khoản tiền trên thẻ tín dụng của Hưng vì lý do an toàn. Khoản tiền này không được trả lại, một lỗi lầm. Viên tướng gửi một thư điện tử khiếu nại và đưa một số điện thoại cầm tay cho trường hợp cần phải hỏi lại.
Có một tài khoản trên Facebook liên kết với số điện thoại này. Các nhân viên điều tra nhập tên họ đó vào các ngân hàng dữ liệu. Tìm thấy. Người đàn ông này là một người quen cũ: Vũ Quang Dũng, người đã từng nhận học bổng của BND.
Năm 2001, ông ta đã ở Đức hơn tám tháng, khóa học tiếng Đức 20 tuần ở Viện Goethe đã khiến cho BND tốn mất 5.368,57 euro. Thông tin này xuất phát từ hồ sơ của BND và của Sở Ngoại kiều. Sau đó, ông ta liên tục sang Đức. Ngày nay, ông ta là phó phòng “Liên lạc”, chịu trách nhiệm cho các quan hệ với các cơ quan tình báo nước ngoài. Cho vụ bắt cóc, ông ta không chỉ quan trọng vì nói được tiếng Đức. Mà cũng là vì ông ta có nhiều quan hệ tốt.
Với tất cả những kết nối điện đàm giữa những chiếc máy điện thoại cầm tay đã đóng một vai trò nào đó trong vụ bắt cóc, các nhân viên điều tra đã lập nên một giản đồ. Mạng lưới của những kẻ bắt cóc.
Trên đường tìm một chuyến bay
Dần dần, các nhân viên điều tra đã thấy rõ có bao nhiêu người tham gia vào âm mưu này. Họ nhìn thấy nhóm người đến từ Prague, nhóm từ Paris, nhân viên sứ quán mà một phần vẫn còn ở Đức vì được hưởng quyền miễn trừ. Các nhân vật chính là Vũ Quang Dũng, viên tướng và một điệp viên cấp cao mà các liên hệ điện thoại của ông ta cho thấy rằng ông ta phải cùng điều khiển cuộc bắt cóc. Cho tới nay, các nhân viên chỉ biết rằng ông ta sử dụng một chiếc điện thoại thông minh hiệu Samsung với thẻ sim trả trước.
Ai muốn mang một người bị bắt cóc từ Đức về Việt Nam đều đứng trước một vấn đề: Sớm hay muộn thì người này phải bước lên một chiếc máy bay và ở cảng hàng không thì hành khách bị kiểm soát. Các nhân viên điều tra biết rõ: Họ phải tìm ra chuyến bay. Nhưng đầu tiên thì họ lại đáp xuống ở khách sạn Borik nằm trên một ngọn đồi ở Bratislava, thủ đô của Slovakia.
Ba ngày sau vụ bắt cóc, hai chiếc ô tô, một chiếc Range Rover và một chiếc Mercedes Vito đi đến đó. Những người ngồi bên trong, các nhân viên điều tra chắc chắn như vậy: một vài người bắt cóc và người bị bắt cóc. Và rồi thì sự việc trở nên khó khăn cho các nhân viên điều tra. Điệp viên Việt Nam có thể liên tục qua lại nhiều nước khác nhau. Cảnh sát Đức không thể làm như vậy được. Tổng Công tố phải đưa đề nghị nhờ giúp đỡ, việc này mất thời gian và trong trường hợp của Slovakia thì họ chỉ được trả lời một cách sơ sài.
Trong khách sạn Borik có một nhóm người họp lại với nhau vào ngày thứ Tư sau vụ bắt cóc, những người mà người ta không thể nào tưởng tượng hơn thế được trong truyện trinh thám gián điệp này. Chủ nhà là nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák. Có bốn người Việt ở đó, trong đó có Tướng Hưng, người đã điều động vụ bắt cóc ở Berlin, và một tướng hai sao khác từ Bộ Công an. Người dẫn đầu phái đoàn tên là Tô Lâm. Ông ta là Bộ trưởng Bộ Công an, đích thân người sếp của công an và mật vụ.
Kẻ bắt cóc trên đường về nhà
Cuộc gặp gỡ, theo điều tra của báo taz, chỉ kéo dài 50 phút. Cuộc hội nghị này chỉ được lên kế hoạch trước đó một hay hai ngày và là một cái cớ tốt cho người Việt để hỏi mượn những người bạn Slovakia của họ một chiếc máy bay. Thêm tám người Việt nữa gia nhập vào nhóm, trong số đó là Vũ Quang Dũng, người đã nhận học bổng của BND. Một nhóm người bắt cóc trên đường về nước.
Những người khách còn không có cả thời gian để dùng món tráng miệng. Chiếc A319 bay sang Moscow đang chờ ở gian đi cho VIP tại cảng hàng không. Vào lúc 14 giờ 46, chuyến bay SSG004 cất cánh, có mười hai hành khách trên máy bay, tất cả đều có hộ chiếu ngoại giao. Một trong số đó, các nhân viên điều tra chắc chắn, là người bị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Tất nhiên là không dưới tên thật của ông ta.
Qua đó có thể thấy rõ: một nước đối tác nằm trong Liên minh châu Âu đã vướng vào vụ bắt cóc một người đang xin tỵ nạn tại Đức. Khi sự nghi ngờ này xuất hiện vào cuối tháng Tư, Thủ tướng Slovakia  Peter Pellegrini đã hứa với Thủ tướng Merkel rằng sẽ làm rõ mọi việc. Kể từ lúc đó, người ta không nghe được gì nhiều từ ông ấy.
Các nhân viên điều tra không biết rõ kẻ bị bắt cóc từ Moscow tiếp tục về Việt Nam như thế nào. Đầu tháng 8 năm 2017, họ giao nhiệm vụ cho người nữ nhân viên liên lạc của Cục Cảnh sát Hình sự Liên bang tìm xem liệu người bị bắt cóc có ở trên một chuyến bay nhất định hay không. Vietnam Airlines, ký hiệu bay VN64, bay từ Moscow-Domodedovo vào ngày 27 tháng 7 lúc 19 giờ. Nữ nhân viên liên lạc hỏi mật vụ Nga FSB và ba tháng sau đó báo cáo về Đức: Cô không nhận được trả lời và vì cô không cho là sẽ có một câu trả lời nên đã không hỏi tiếp.
Chương 3: Người cộng sản và kẻ phản bội nhân dân
Anh ấy đếm từng phút một, xem tin tức từ Berlin đã tìm được độc giả của nó như thế nào. Phiên xử tạm ngưng vào giữa trưa và nhà báo Lê Trung Khoa đã dùng thời gian đó để ghi lại một video: bị cáo đã nhận tội tham gia, bây giờ Lê giải thích chi tiết điều đó, máy quay nghiên ngã. Anh đưa nó lên Facebook.
Vài giờ sau đó, nó được gần 50.000 người Việt xem. Lê cười. Nhưng anh cũng cười như vậy khi nói về những lời đe dọa giết anh.
Lê Trung Khoa là một trong những nhà báo Việt quan trọng nhất ở Đức. Kiểm duyệt truyền thông thống trị ở quê hương anh, trên danh sách tự do báo chí của “Phóng viên Không Biên giới”, Việt Nam đứng ở hạng 175 trên 180. Trang của anh – thoibao.de – chỉ có thể tiếp cận được từ đó qua những con đường vòng. Hè vừa rồi, anh là nhà báo đầu tiên tường thuật về vụ bắt cóc này. Đầu tiên trên thế giới.
Cho tới năm 2016 Lê Trung Khoa là những gì mà người ta gọi là trung thành với đường lối. Khi sứ quán gọi điện yêu cầu sửa đổi bài viết thì anh sẽ làm điều đó.
Cộng đồng chật hẹp
Trước đây một năm, anh ấy đã không tường thuật về chuyến đi thăm của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 ở Hamburg trong âm điệu yêu nước như Hà Nội mong muốn. Lê Trung Khoa nhận được những lời đe dọa giết chết và đi báo cảnh sát. Sau đó, anh chụp cho mình một tấm hình với thẻ báo chí Đức trước trụ sở cảnh sát và đưa lên trang mạng của anh. Thông điệp: Tôi là một nhà báo Đức. Đây không phải là Việt Nam.
Từ khi Lê Trung Khoa tường thuật về vụ bắt cóc, sứ quán không gọi điện thoại cho anh nữa. Các tập đoàn nhà nước đã đăng quảng cáo ở anh cũng không gọi. Bây giờ có người gọi anh là tên phản bội nhân dân, người khác thì xin chụp hình với anh, như thể anh là một ngôi sao.
Cộng đồng rất chật hẹp. Có cùng quê, miền Bắc hay miền Nam của nước này tạo thành cấu trúc cho cộng đồng ở đây. Và sự gần gũi với chế độ. Các nhà ngoại giao là khách mời danh dự tại những buổi tiệc gia đình hay lễ lạc của các hội, họ là những người mang lại các hợp đồng béo bở cho người cùng quê hương với họ.
Chỉ là bây giờ thì không phải ai cũng muốn có. Một người thuật lại cho báo taz, rằng sứ quán đã muốn giao cho anh nhiệm vụ làm trưởng đoàn du lịch cho một phái đoàn công an, nhưng anh đã từ chối vì sợ dính líu vào những việc làm mờ ám.
Lòng trung thành dịch chuyển
Một người khác đã báo ngay với cảnh sát sau vụ bắt cóc, rằng một người quen trong sứ quán đã nhờ anh ta lấy hộ hành lý trong khách sạn của một phụ nữ Việt đã ngã bệnh. Đó là hành lý của cô người tình bị bắt cóc, người mà ngay trong tối hôm đó đã bị mang về Hà Nội trong một chuyến bay theo lịch trình thường xuyên. Một lời khai chống lại một nhà ngoại giao – cách đó vài tháng vẫn còn không thể tưởng tượng ra được.
Hầu như chỉ có người Việt là theo dõi sự dịch chuyển của lòng trung thành trong phòng xử. Trong một hàng ghế dành cho khán giả có nhân viên của sứ quán ngồi, hai người của hãng tin nhà nước, thỉnh thoảng có người thân của bị cáo. Họ bị những người thuộc phe đối lập ngồi ở hàng ghế khác gọi là “cộng sản”. Những người đó là “những kẻ phản bội nhân dân”. Lê Trung Khoa ngồi ở hàng đầu ở chỗ các nhà báo.
Cuối tháng 6, cảnh sát Berlin nhận được một tin báo. Nặc danh. Lại có thêm kế hoạch cho một vụ âm mưu: nhà báo Lê Trung Khoa cần phải biến mất. Có thể là sẽ bỏ thuốc độc hay tông bằng ô tô.
Cảnh sát nói với báo taz, rằng không có nguy cơ tăng cao cho sự an toàn của người Việt ở Đức. Nhưng họ mời Lê Trung Khoa đến nói chuyện và ghi lại cho ông một số điện thoại. Anh ấy nên gọi số điện thoại đó khi có việc gì khiến cho anh phải chú ý đến. Hay có cảm giác bị đe dọa.
Chương 4: Người Đức biết những gì?
Một cơ quan tình báo nước ngoài bắt cóc một người đàn ông – và không ai biết gì về những công việc chuẩn bị trước đó. Nếu như người ta tiến hành điều tra ở các bộ, các cơ quan mật vụ, trong những hồ sơ điều tra và các bản báo cáo của cảnh sát, thì có một hình ảnh khác xuất hiện. Chính phủ Việt Nam đã thúc giục các cơ quan nhà nước Đức, thậm chí cả các bộ trưởng Đức hãy cho dẫn độ Trịnh Xuân Thanh trước vụ bắt cóc này, cho tới mức mà các cơ quan nhà nước phải hiểu rõ: Họ muốn có người đàn ông này bằng mọi giá.
Thu 2016, Trịnh Xuân Thanh chạy trốn khỏi Việt Nam. Để tìm ông ta, chính phủ gửi cảnh sát của Cục Truy nã Tội phạm C52 sang châu Âu. Họ tìm ông ta ở Prague, ở Đức. Hai nhân viên của Bộ Công an sang Berlin, để “hỗ trợ sứ quán”, theo như một công văn của Cảnh sát Liên bang [Đức] gửi cho Cục Cảnh sát Hình sự Tiểu bang [Berlin] trong năm nay.
Ở Hà Nội, Bộ Công an triệu tập nhân viên liên lạc của Cảnh sát Liên bang [Đức] trong tháng 9 năm 2016, ba lần. Người này được trao cho một lá thư, gửi Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Trong đó: Lời yêu cầu truy nã và dẫn độ. Nhân viên cảnh sát này chuyển nó về Cục Cảnh sát Hình sự Liên bang. Sau đó, đích thân giám đốc Cục Cảnh sát Hình sự Liên bang nhận được một cuộc gọi điện thoại từ Hà Nội. Vào thời điểm này, Trịnh Xuân Thanh đã bị truy nã quốc tế qua Interpol.
Lại có nhiều phái đoàn sang Đức. Vào ngày 13 tháng 9 năm 2016, người Việt nói chuyện trong trụ sở Cảnh sát Liên bang ở Potsdam, thêm một lần nữa vào ngày 22 tháng 9. Người Việt nói rằng họ sẽ chịu phí tổn cho lần dẫn độ.
Một lệnh bắt giam không có chữ ký
Thủ tướng Việt Nam gửi một bức thư cho Angela Merkel. Trong thư trả lời, bà thủ tướng chỉ đến nền tư pháp độc lập, có quyền quyết định về việc dẫn độ. Sau đó, ông thủ tướng đề cập trực tiếp với bà về việc này, đầu tháng 7, ở rìa của Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại Hamburg.
Các cơ quan có thẩm quyền ở Đức đã nhận ra lực nổ của vụ việc này từ lâu. Họ cho rằng việc đó có thể xảy ra, tức là Trịnh Xuân Thanh có nguy cơ đối đầu với một vụ xử án chính trị. Công văn xin dẫn độ về mặt hình thức là không đầy đủ, lời cáo buộc chỉ được mô tả một cách mơ hồ: Là sếp của doanh nghiệp nhà nước, Trịnh Xuân Thanh được cho là đã làm thua lỗ mất 120 triệu euro. Lệnh truy nã còn không được một quan tòa ký tên.
Vì vậy mà các cơ quan nhà nước quyết định không bắt giam người đang được tìm kiếm này. Ông ta chỉ được truy tìm với mục đích xác định nơi ở. Để nói chung là tìm ra nơi ở của ông ta.
Người Việt không bỏ cuộc: Họ chỉ đến những nơi tình nghi là nơi ở, gửi số điện thoại di động Đức và bức ảnh chụp một biển số xe có thể dẫn đến chỗ của ông ấy.
Có những tin đồn
“Bây giờ nhìn lại”, một nhân viên thuộc Phòng Truy nã Interpol của Cục Cảnh sát Hình sự Liên bang nói trước tòa, “thì chúng tôi lấy làm ngạc nhiên.” Bao nhiêu thông tin chi tiết như vậy, tốn công sứ thu thập đến như vậy. Công việc làm của mật vụ.
Không có bằng chứng cho thấy rằng người Việt đã nói thẳng: Nếu các anh không giao Trịnh Xuân Thanh thì chúng tôi sẽ bắt cóc hắn. Nhưng có tin đồn. Có ai đã nghĩ đến việc người ta phải bảo vệ con người đang xin tỵ nạn này không? Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Cơ quan Bảo vệ Hiến pháp [phản gián] và BND không trả lời.
Từ giới an ninh chỉ nghe được rằng Cơ quan Bảo vệ Hiến Pháp, có thẩm quyền về phản gián trong nước, không  được BND thông tin. Cơ quan này không được thông báo rằng có những điệp viên mà người ta biết tên họ đã đi vào nước Đức. Nhưng việc mà một cơ quan tình báo nước ngoài dám hành động như vậy thì thế nào đi nữa cũng không có ai nghĩ ra.
Trong khi đó thì đã có bằng chứng cho thấy mật vụ Việt Nam đã nhiều lần bắt cóc người đồng hương ở nước ngoài. Nhưng đó là ở Đông Nam Á, xa xôi. Một vụ bắt cóc từ một cơ quan tình báo nước ngoài ở Đức – lần cuối cùng mà người ta biết được một vụ như thế là vào cuối cuộc Chiến tranh Lạnh.
Việt Nam là chiếc neo của Phương Tây ở trong khu vực
Nước Đức và Việt Nam liên kết với nhau qua một quan hệ mà người này gọi là thực dụng, người kia thì gọi là tốt đẹp. Năm 2011, nữ thủ tướng Merkel và nguyên thủ tướng Việt Nam đã thỏa thuận một đối tác chiến lược. Hai Bộ Tư pháp hợp tác chặt chẽ, các phái đoàn Đức thường xuyên sang thăm Việt Nam và ngược lại. Và không được phép quên: Bộ An ninh Quốc gia của Cộng hòa Dân chủ Đức đã giúp người Việt hiện đại hóa cơ quan mật vụ của họ cho tới năm 1989.
Việt Nam, đó là chiếc neo của Phương Tây trong khu vực này. Đối với các cơ quan mật vụ Đức và Mỹ thì chăm sóc mối quan hệ với Hà Nội là điều quan trọng, để biết nhiều hơn về Trung Quốc. Có lẽ là còn quan trọng hơn một vụ xúc phạm về ngoại giao. Và số phận của mộtt con người tỵ nạn.
Và vậy mà Vũ Quang Dũng đã bước vào cuộc chơi, nhân viên mật vụ đã học khóa ngôn ngữ ở Đức. Nước Đức thường xuyên đưa ra những khóa học ngôn ngữ như vậy cho các lực lượng an ninh từ những quốc gia mà trong đó luật lệ và an ninh còn ở trong tình trạng cần phải được xây dựng thêm. Việc này được gọi là giúp đỡ đào tạo. Chỉ là, không bao giờ mà chỉ có một bên hưởng lợi từ những quan hệ như vậy.
Tháng 4 năm 2017, Vũ Quang Dũng xin thị thực cho nước Đức. Anh ta nêu một nữ nhân viên của BND ở Hà Nội ra như là người giới thiệu. Mục đích chuyến đi của anh ta: “Trao đổi với Phó Giám đốc BND”. Một cuộc hẹn với cấp cao.
“Không có nhận biết nào có thể sử dụng được trước tòa”
Một người khác cũng được đào tạo ở Đức: Lê Thanh Hải, ông ta là nhân viên liên lạc của cảnh sát Việt Nam ở Berlin, tức là người liên lạc cho các cơ quan nhà nước Đức. Năm 2012, anh ta là người nhận chương trình học bổng của Cục Cảnh sát Hình sự Liên bang ở Berlin. Chương trình này bao gồm khóa học tiếng, hội thảo, thực tập. Phí tổn theo Bộ Nội vụ: hơn 22.000 euro.
Cả Lê Thanh Hải cũng sử dụng những mối quen biết của ông ta. Ông ta chính là người đã chuyển tiếp những chỉ dẫn đến các cơ quan Đức năm 2016. Ông ta chính là người đã đến nói chuyện với Cảnh sát Liên bang. Khi tất cả những việc đó không giúp ích được gì, ông ta bước lên chiếc xe Passat màu xanh nước biển của mình với biển số ngoại giao 0-147-15 vào ngày 25 tháng 7 và đi cùng với Vũ Quang Dũng và những người khác trong đoàn xe mà có lẽ là đã mang nạn nhân của vụ bắt cóc đến Brünn ở Séc, nơi mà từ đó người này được mang tiếp đi sang Slovakia.
Hai tháng sau vụ bắt cóc, BND trả lời theo yêu cầu của Cục Cảnh sát Hình sự: “Không có nhận biết nào có thể sử dụng được trước tòa” về việc Trịnh Xuân Thanh bị đàn áp về chính trị. Cũng có ít thông tin như vậy về chức vụ trong chính trị của ông ta, về việc ông theo phe phái chính trị nào, về cách thức hành xử của giới lãnh đạo Đảng đối với các đối thủ chính trị cũng như vụ xét xử tội phạm của ông ta ở Việt Nam. Không có gì hết.
Người nhận học bổng của Cục Cảnh sát Hình sự Liên bang Lê Thanh Hải trước sau vẫn sống ở Berlin. Anh ta hưởng đặc quyền miễn trừ ngoại giao. Và Vũ Quang Dũng ngày nay vẫn là người liên lạc cho Cơ quan Tình báo Liên bang ở Hà Nội.
Chương 5: Một vụ trao đổi
Sáng sớm này 29 tháng 7, sáu ngày sau vụ bắt cóc, một đoàn người đông bất thường đi vào phòng giam 12 trong trại giam B14 ở Hà Nội. Một ông tướng từ Bộ Công an đã đến đây, một người thuộc ban lãnh đạo trại giam tháp tùng ông ta, nhiều nhân viên canh gác và một bác sĩ của trại giam. Họ muốn đến gặp Trịnh Xuân Thanh. Nguyễn Văn Đài, một nhà luật sư nhân quyền ngồi cách đó vài gian nhớ lại và là người đã được phép xuất cảnh sang Đức trước đây vài tuần. Trong một quán cà phê ở Frankfurt am Main, ông kể lại thời gian ngồi tù của ông.
Trong trại giam, hằng tháng, tù nhân được phép tiếp người thăm một lần. Các cuộc trò chuyện bị giám sát. Phần lớn những người ngồi tù đều đọc sách, chạy tại chỗ hàng giờ liền để giữ gìn sức khỏe. Họ chỉ được phép ra khỏi phòng giam khi các nhân viên điều tra muốn tra hỏi. Lúc nào cũng cùng những câu hỏi đó. Hàng giờ liền.
Mặc dù vậy, tin lan truyền đi rất nhanh chóng, rằng tù nhân mới đến là người nổi tiếng cho tới đâu. Khi không có cai tù ở gần đó, các tù nhân trao đổi với nhau qua cửa sổ của họ, từ phòng giam này sang phòng giam khác. Thì thầm trao đổi thông tin. Trịnh Xuân Thanh không phản ứng, khi nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Văn Đài thử nói chuyện với ông ta.
Những vụ xử án Trịnh Xuân Thanh ở Việt Nam hiện nay đã kết thúc, hai án chung thân. Bộ Ngoại giao đã yêu cầu không được phép xử tử hình ông ta. Ông ta rút đơn kháng án trong tháng 5. Vì ông không hy vọng có được một cuộc xét xử công bằng, nữ luật sư Đức của ông nói. Và cũng có thể là vì đã được xác định từ lâu rồi, rằng sự tự do của ông ta không được quyết định trong phòng xử án.
Bộ Ngoại giao im lặng
Cuối tháng 6, tham tán thương mại của sứ quán Việt Nam nói chuyện phiếm bên lề một sự kiện ở Berlin. Đã có một thỏa thuận từ lâu giữa hai chính phủ, ông ta nói, từ tháng 12 năm 2017. Về việc cần phải bình thường hóa các mối quan hệ như thế nào. Nước Đức luôn luôn nhấn mạnh rằng để làm việc đó thì Trịnh Xuân Thanh phải được tự do. Bộ Ngoại giao không trả lời cho câu hỏi về một vụ trao đổi.
Nếu như Trịnh Xuân Thanh được tự do, thì cuối cùng Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh châu Âu mới có hiệu lực, một hiệp định rất quan trọng đối với Việt Nam.
Ông ta có thể nhập cảnh vào nước Đức bất cứ lúc nào. Vào ngày 5 tháng 12 năm 2017, gần nửa năm sau vụ bắt cóc, Cục Liên bang về Di dân và Tỵ nạn Liên bang đã chấp nhận cho ông tỵ nạn.
Sebastian Erb / Marian Mai / Christina Schmidt
Phan Ba dịch từ Taz.de


===
http://www.taz.de/!5526113/


Trịnh Xuân Thanh

Lời Chào Thân Ái Từ Hà Nội

Một người Việt Nam nộp đơn xin tỵ nạn tại Đức – rồi bị bắt cóc bởi cơ quan mật vụ của chính đất nước mình. Tại sao chuyện này lại có thể xảy ra?
Một người đàn ông đứng giữa nhiều nhân viên cảnh sát.
Trịnh Xuân Thành tại tòa án Hà Nội Ảnh Foto: Doan Tan/VNA/dpa
Wir veröffentlichen die Geschichte „Liebesgrüße aus Hanoi“ aus der taz am Wochenende an dieser Stelle auf Vietnamesisch, um sie einer interessierten Leserschaft sowohl in Deutschland als auch in Vietnam zugänglich zu machen.
Bài viết dưới đây xuất hiện lần đầu hôm 21.07.2018 trên tờ báo „taz“ của Đức và sau đó được cập nhật vào ngày 02.08.2018. „taz“ là một tờ báo độc lập thuộc về một tổ hợp của hơn 18.000 thành viên đầu tư góp sức cho tự do báo chí.
Vào 01.08.2001, một thanh niên Việt Nam, 25 tuổi, sang Đức và đến nhận một phòng đơn tại ký túc xá ở thành phố nhỏ Murnau bên hồ Staffelsee thuộc bang Bayern để bắt đầu một khóa học tiếng Đức. Anh ta tham gia khóa học theo lời mời của Cộng hoà liên bang Đức, nói rõ hơn là: của Cơ quan mật vụ hải ngoại- Tổng cục tình báo liên bang BND.
16 năm sau đó, vào ngày 23.07.2017, cũng người đàn ông này lại đến nhận một căn phòng ở nước Đức, tại nhà trọ „Kiez-Pension“ ở Berlin-Friedrichshain. Nhưng lần này anh ta ở lại không lâu, bởi vì ngay trong ngày hôm đó, anh ta đã báo cắt phòng. Đó là Vũ Quang Dũng, nhân viên Tổng cục 1 của Bộ công an Việt Nam. Một cơ quan mật vụ!
Cũng vào ngày hôm đó, một người Việt Nam khác biến mất ngay tại giữa Berlin. Anh ta là Trịnh Xuân Thanh và trước đó mấy tuần đã nộp đơn xin tỵ nạn tại nuớc Đức. Anh ta cho rằng mình là nạn nhân của cuộc giao tranh quyền lực trong nội bộ ban lãnh đạo nhà nước cộng sản. Chính quyền Việt Nam tuyên bố rằng anh ta phạm tội tham nhũng.
Hơn một tuần sau đó, trên truyền hình nhà nuớc Việt Nam, Trịnh Xuân Thanh xuất hiện với khuôn hình gầy rộc, gần như một bóng ma. Anh ta nói rằng mình đã tự nguyện quay trở về quê hương. Án tử hình đang chờ đón anh ta.
Ngay từ khi đó, các nhà điều tra của Đức, những người đang tìm kiếm anh ta, đã tin chắc rằng: Trịnh Xuân Thanh đã bị bắt cóc- bởi cơ quan mật vụ của chính đất nước mình.
Kể từ đó đến nay đã là một năm. Bộ ngoại giao Đức hồi đó đã nói đến „một vi phạm trắng trợn, có một không hai chống lại luật pháp Đức và chống lại Công pháp quốc tế“, hai nhân viên ngoại giao Việt Nam phải ra khỏi nước Đức. Những biện pháp sau đó như hủy bỏ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, giảm viện trợ phát triển, bắt các cán bộ Việt Nam mặc dù có hộ chiếu ngoại giao cũng phải xin Visa nếu muốn nhập cảnh vào Đức, đã diễn ra một cách kín tiếng hơn.
Khi đó,chính phủ Liên bang thông báo rằng họ không biết tí gì về kế hoạch bắt cóc, và vì vậy, sự vụ xảy ra- mặc dù rất đáng tiếc, nhưng họ đã không thể ngăn chặn. Không có truy vấn, không có xử lý tại Quốc hội.
Đó là một năm yên tĩnh đáng ngạc nhiên.
Chỉ có các nhà điều tra- cho đến tận hôm nay, vẫn đang chắp nối các sự kiện để biết được chuyện gì đã thực sự xảy ra. Cho đến gần đây, một người đàn ông bị nghi là liên quan đến sự vụ đã phải đứng trước Tòa thượng thẩm Berlin. Hôm 25 tháng Bảy anh ta đã bị tuyên án tù ba năm và mười tháng. Tòa thấy rằng việc anh ta là một thành tố của nhóm bắt cóc thuộc cơ quan mật vụ Việt Nam đã được minh chứng rõ ràng. Anh ta đã đứng ra thuê nhiều chiếc xe được sử dụng cho việc theo dõi cũng như được trực tiếp dùng cho việc bắt cóc. Anh ta cũng có mặt khi phòng khách sạn của nhân vật bị nghi là cầm đầu nhóm bắt cóc được dọn dẹp. Khi đó, anh ta đã luôn biết rằng những việc mình làm thuộc về một hoạt động mật vụ. Trước tòa, bị can đã thú nhận sự tham gia của mình trong vụ bắt cóc. Việc thú nhận đã góp phần thu ngắn thời gian xử tòa và làm giảm mức phạt đối với anh ta. Trong phần lý giải án quyết, tòa nêu rõ: vụ bắt cóc là một „vi phạm trắng trợn chủ quyền của nước Đức“. Trong lịch sử đương đại của Cộng hoà liên bang Đức, vụ này là „có một không hai“.
Nhưng đây không chỉ đơn giản là một vụ hình sự. Người Việt ở Đức đang phải tự hỏi là họ thực sự đứng về phía nào- có những nguời trong họ đã bị dọa giết. Và cho đến ngày hôm nay vẫn có câu hỏi chưa được trả lời- đó là: Lẽ ra chính quyền Đức đã có thể ngăn chặn được vụ bắt cóc hay không?
Chương 1: Một vụ xử đặc biệt
Đầu năm 2018, tại Toà thượng thẩm, Berlin. Ủy viên tổng công tố liên bang truy tố một người đàn ông với cáo buộc rằng người này đã tham gia vào vụ bắt cóc. Theo bản cáo trạng, người đàn ông này đã thuê ba chiếc xe hơi dùng cho việc bắt cóc cũng như đã đứng ra lo liệu phòng khách sạn cho nhân vật bị nghi là chỉ huy vụ bắt cóc. Đó là những tội nhỏ, sức nặng của chúng chỉ được đặt ở câu phụ: „Hoạt động gián điệp mật vụ“. Và: „Nhằm chống lại Cộng hòa liên bang Đức“.
Người đàn ông đó là N. H. Long. Anh ta 47 tuổi và có một văn phòng chuyển tiền tại Praha.
Nhưng Tòa không chỉ có chủ đích làm rõ những gì người đàn ông này thực hiện. Hai nữ thẩm phán cùng với ba nam thẩm phán khác của Tòa còn muốn đưa ra ánh sáng hành trình xuyên quốc gia của nạn nhân bị bắt cóc. Họ thẩm cung những nhân chứng đã nhìn thấy Trịnh Xuân Thanh cùng với người tình bị lôi lên chiếc xe VW-Bus vào lúc 10h47 khi hai người này đi dạo tại Tiergarten ở Berlin. Họ được các nhân viên cảnh sát điều tra tường thuật lại việc những người bị bắt cóc đã bị chở đến Đại sứ quán Việt Nam và bị giữ tại đó như thế nào trong khi các nhà điều tra lùng kiếm các nạn nhân bị bắt cóc.
N.H. Long- bị can tại Berlin, có vẻ như không nhận thức được tất cả những gì đang diễn ra. Anh ta còng lưng ngồi cạnh hai thông dịch viên, những người thông qua hệ thống tai nghe dịch ngay lập tức sang tiếng Việt cho anh ta nghe những điều được nói. Nhưng không ai có thể nói cho anh ta biết những suy luận đằng sau các câu nói đó. Đã có lúc xảy ra một màn kịch nhỏ khi một nữ thẩm phán hỏi có đúng là anh ta đang nhai kẹo cao su trong lúc xử tòa hay không. Phải một lúc sau anh ta mới hiểu là mình phải nhả miếng kẹo cao su ra. Rồi ngay cả sau khi làm như vậy, anh ta vẫn giữ lại ánh mắt trống rỗng, coi như mọi chuyện chả liên quan gì đến bản thân.
Và mọi chuyện cũng đúng là như vậy.
Các phiên xử bị nạp đầy không khí chính trị và chuyển động trên một địa hình lạ lẫm. Trong khu vực dành cho khán giả có những nhân viên của Đại sứ quán Việt Nam ngồi theo dõi kỹ lưỡng quá trình xét xử. Với thời gian, tòa án Đức đã có kinh nghiệm với chủ nghĩa Hồi giáo bạo hành. Nhưng với chính thể Việt Nam thì chưa.
Vì vậy mà một câu hỏi đơn giản cũng có thể gây lên một cơn phấn khích. Vợ của nạn nhân bị bắt cóc được triệu tập tới tòa với tư cách một nhân chứng. Một nữ thẩm phán hỏi: „Đã có khi nào chồng bà nói đến chuyện ông âý đã về Việt Nam như thế nào không?“ Người đàn bà thận trọng nhìn về phía bên trái, nơi luật sư hỗ trợ nhân chứng ngồi. „Tôi có thể đề nghị phiên tòa gián đoạn một lúc được không?“
Vào buổi sáng, cô được ba cảnh sát bảo vệ đưa qua cầu thang kín dẫn thẳng vào phòng xử số 145a. Đó là một người phụ nữ mảnh dẻ, cô ta mang một chiếc áo khoác thanh lịch màu xanh sẫm, và che mặt bằng một tờ giấy.
Cô tường thuật về bước đường công danh của chồng trong chính trị và kinh doanh, cho đến khi anh ta trở thành người cầm đầu ngành xây dựng của Tập đoàn dầu khí nhà nước và sau đó là Phó chủ tịch một tỉnh. Cô kể về việc cách đây nhiều năm đã có những cáo buộc đối với chồng, và hồi đó đã có kết luận rằng chồng cô vô tội. Và về việc sau này những người cầm quyền mới lại bới ra câu chuyện xưa.
Cô kể về việc mình cùng ba con chạy trốn sang nước Đức. Về người chồng sang sau vào ngày 20 tháng Tám 2016. Cô nói về cuộc sống kín đáo tại Berlin và về nỗi sợ bị phát hiện. Mặc dù vậy, những cảnh báo từ Hà Nội cũng đến được với họ. Cảnh báo rằng có những mật vụ đang tìm kiếm họ. Họ nghe rằng Việt Nam đã yêu cầu nước Đức dẫn độ họ về. Vì vậy, vào tháng Năm 2017, Trịnh Xuân Thanh đã nộp đơn xin tỵ nạn chính trị, chỉ một vài tuần trước khi anh ta bị bắt cóc. Thế nhưng anh ta vẫn không thoát khỏi cánh tay dài của nhà nước chuyên chế.
Sau một lúc gián đoạn ngắn, người đàn bà từ chối trả lời câu hỏi của nữ thẩm phán. Trong phòng xử bùng ra cuộc tranh luận: Trong trường hợp này, cô ta có được ứng dụng quyền từ chối trả lời của nhân chứng hay không?
Khi đó, nữ luật sư của Trịnh Xuân Thanh vào cuộc. Do trong vụ này anh ta là phụ nguyên đơn, nên Petra Schlagenhauf được phép phát biểu tại tòa: „Thân chủ của tôi đang ngồi trong trại giam ở Việt Nam“, bà nói. „ Nếu những lời khai về quá trình bị đưa về Việt Nam bị gán cho anh ta, thì có thể anh ta sẽ bị trả thù!“ Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như bị can hay là luật sư bào chữa cho anh ta chuyển những thông tin này về Việt Nam?
Cuối cùng, tòa quyết định: Người đàn bà phải trả lời, nhưng không có khán giả trong phòng xử, và tất cả các bên liên quan đến vụ xử phải có trách nhiệm giữ bí mật. Cứ như là việc giữ trách nhiệm và luật lệ trước đó đã có thể ngăn cản ai đó không gây ra vụ việc.
Chuơng 2: Những nhân viên mật vụ đã bị phát hiện như thế nào
Các nhà điều tra (Đức) đã gặp may. Nếu không có những nhân chứng ở Tiergarten ghi lại ký hiệu biển số của chiếc xe VW-Bus, và nếu như chiếc xe thuê không có hệ thống định vị GPS, thì hoàn toàn có khả năng là người ta không bao giờ tìm ra những kẻ bắt cóc.
Nhưng nhờ vậy mà các nhân viên điều tra Ban điều tra án mạng số 4 của Cục cảnh sát hình sự Berlin đã biết chính xác hành trình của chiếc xe bắt cóc. Nhờ vậy mà họ tìm ra các khách sạn, nơi các mật vụ xuống xe, hai người xuống ngay sát khách sạn Sheraton, chỗ Trịnh Xuân Thanh cùng tình nhân đã ở bốn đêm. Từ đó, các nhân viên điều tra đã có thể xem kỹ những dữ kiện thu hình kéo dài vài tiếng đồng hồ của các Camera theo dõi.
Trên màn hình, một người đàn ông nhỏ bé, mặt tròn, đầu hói một nửa, thường xuyên xuất hiện. Khi các nhân viên hình sự xác minh người này qua hệ thống tìm ảnh của Google, thì một điều được khẳng định: Đây là một vụ bắt cóc được tổ chức từ giới lãnh đạo cao nhất.
Người đàn ông trên màn hình là trung tướng Đường Minh Hưng. Vị sếp phó cơ quan mật vụ của Bộ công an, với hai ngôi sao vàng trên cầu vai, đã đích thân sang Berlin. Và ông ta đăng ký vào khách sạn với tên thật của mình. Những kẻ bắt cóc cảm thấy rất an toàn, chắc nhắn.
Một kẻ bắt cóc khác bị xác minh do ông tướng chặt chẽ về chuyện tiền nong. Để làm đảm bảo, khách sạn Berlin, Berlin chặn lại một số tiền trong thẻ tín dụng của của tướng Hưng. Rồi do một sự nhầm lẫn, số tiền này không được tháo trả. Ông tướng liền gửi một khiếu nại qua Email và thông báo một số Handy cho trường hợp khách sạn cần liên hệ.
Số điện thoại này gắn với trang Facebook của một người đàn ông khác. Các nhà điều tra truy tên người này trong bộ lưu trữ dữ kiện. Và họ trúng mối. Đó là người quen cũ: Vũ Quang Dũng, nhân vật đã từng nhận học bổng của BND (Tổng cục tình báo liên bang Đức).
Năm 2001, anh ta đã ở nước Đức hơn tám tháng, BND chi trả 5.368,57 Euro cho 20 tuần anh ta học tiếng Đức tại học viện Goethe. Điều này được ghi trong hồ sơ của BND và của Sở ngoại kiều. Sau đó, anh ta thường xuyên qua lại Đức. Hiện thời, anh ta là phó thủ trưởng của Cục „Hợp tác (đối ngoại)“ chuyên trách về quan hệ với các cơ quan tình báo nước ngoài. Trong vụ bắc cóc, anh ta đóng vai trò quan không phải chỉ vì biết tiếng Đức, mà còn do anh ta có nhiều quan hệ hữu dụng.
Thông qua tất cả liên lạc điện thoại giữa các máy Handy có vai trò trong vụ bắt cóc, các nhà điều tra đã dựng lên được một sơ đồ. Đó là mạng lưới hành động của những kẻ bắt cóc.
Các nhân viên điều tra dần dần tìm ra có bao nhiêu người đã dính líu tới âm mưu tội phạm. Họ thấy có nhóm người xuất hành từ Praha, có nhóm người đi từ Paris, có những nhân viên sứ quán- nhiều người hiện nay vẫn còn ở Đức do có quy chế miễn trừ ngoại giao. Những nhân vật chủ chốt là Vũ Quang Dũng, ông tướng và một nhân vật tình báo cao cấp khác. Các liên kết điện thoại của nhân vật này cho thấy đây rất có thể là người đã cùng điều hành vụ bắt cóc. Về nhân vật này, cho đến bây giờ các nhà điều tra vẫn chỉ biết rằng đó là một người đã từng sử dụng chiếc Smartphone hiệu Samsung đi cùng với thẻ Sim nạp.
Ai muốn đưa nạn nhân bị bắt cóc từ Đức về Việt Nam sẽ phải đứng trước một trở ngại: Sớm hay muộn thì anh ta cũng phải leo lên một chiếc máy bay, mà ở tất cả các sân bay, mọi hành khách đều bị kiểm tra. Đối với các nhà điều tra, có một điều chắc chắn: Những kẻ bắt cóc phải tìm được một chuyến bay. Nhưng đầu tiên, nhóm bắt cóc đã đi đến khách sạn Borik nằm trên một ngọn đồi tại Bratislava, thủ đô của Slowakia.
Ba ngày sau vụ phạm tội, hai chiếc xe hơi- một Range Rover và một Mercedes Vito, phóng về địa điểm nêu trên. Các nhân viên điều tra tin chắc rằng, ngồi trong hai chiếc xe trên là một số kẻ bắt cóc và nạn nhân bị bắt cóc. Đoạn tiếp theo hoàn toàn không thuận cho các nhà điều tra. Mật vụ Việt Nam có vẻ như dễ dàng thường xuyên qua lại nhiều nước khác nhau. Nhưng cảnh sát Đức thì không được như vậy. Tổng công tố liên bang phải đề nghị xin hỗ trợ pháp lý, chuyện này cần phải có thời gian, và trong trường hợp đối với Slovakia thì sự trả lời nhiều khi lại rất mập mờ.
Vào thứ Tư sau hôm xảy ra vụ bắt cóc, ở khách sạn Borik có một buổi tụ họp ly kỳ không ai có thể sáng chế ra hay hơn của câu chuyện trinh thám. Chủ nhà là Bộ trưởng nội vụ Slovakia hồi đó, ông Robert Kalinak. Bốn khách Việt Nam có mặt, trong đó có tướng Hưng- người đã điều phối vụ bắt cóc tại Berlin, và một vị tướng hai sao khác của Bộ công an. Người dẫn đầu phái đoàn tên là Tô Lâm. Ông ta là Bộ trưởng công an Việt Nam, đích thân sếp của Bộ công an và của cơ quan mật vụ.
Theo điều tra của „Taz“, cuộc gặp gỡ chỉ kéo dài 50 phút. Buổi gặp mặt này chỉ được đề xuất ra mới một hay hai ngày trước đó, và là một cái cớ rất tốt để phía Việt Nam hỏi mượn một chiếc máy bay của các người bạn Slovakia. Rồi tám người Việt Nam nữa đến nhập vào đoàn, trong đó có Vũ Quang Dũng- người đã nhận học bổng của BND hồi nào. Một nhóm bắt cóc trên đường trở về nhà.
Thậm chí các vị khách cũng không có thời gian để ăn tráng miệng. Chiếc phi cơ A319 đang chờ họ tại cửa VIP của sân bay để đi về Moscow. Lúc 14 giờ 46, chuyến bay SSG004 cất cánh, có 12 hành khách ngồi trong phi cơ, tất cả đều mang hộ chiếu ngoại giao. Các nhà điều tra tin chắc rằng, một nguời trong đó là nạn nhân bị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Tất nhiên là anh ta không được mang tên thật của mình.
Vậy là đã rõ: Một nước bạn trong khối EU đã dính líu vào vụ bắt cóc một người xin tỵ nạn tại Đức. Khi nghi vấn này bung ra vào cuối tháng Tư, thủ tướng Slovakia, ông Peter Pellegrini, đã cam đoan với Thủ tướng Merkel là sẽ làm sáng tỏ toàn bộ sự vụ. Từ đó đến nay người ta chẳng thấy ông ta phát biểu gì nhiều.
Có một điều các nhà điều tra không rõ là nạn nhân bị bắt cóc đã đi đường nào từ Moscow về Việt Nam. Đầu tháng Tám 2017, một nữ nhân viên liên lạc của BKA được giao nhiệm vụ tìm hiểu xem liệu có phải nạn nhân bị bắt cóc đã có mặt trong chuyến bay VN64 cuả Vietnam Airlines, cất cánh ở sân bay Moscow-Domodedowo lúc 19 giờ ngày 27 tháng Bảy hay không.
Nữ nhân viên liên lạc đặt lại câu hỏi này với cơ quan tình báo Nga FSB và ba tháng sau báo cáo về Đức: Bà ta không nhận được trả lời, và do tin rằng sẽ chẳng bao giờ có câu trả lời nên bà ta đã không hoài công hỏi lại.
Chương 3: Những người cộng sản và các kẻ phản bội nhân dân
Cứ vài phút là anh ta lại đếm xem có bao nhiêu người theo dõi tin tức từ Berlin. Phiên xử tạm dừng vào buổi trưa và nhà báo Lê Trung Khoa tận dụng thời gian đó để thu hình Video: Bị can đã nhận tội tòng phạm, và Khoa đưa ra những chi tiết, máy quay phim rung nhẹ. Khoa chuyển thông tin lên Facebook . Vài giờ sau đó đã có gần 50.000 người xem tin của anh. Khoa cười nhẹ. Và anh cũng cười như vậy khi nói về chuyện có người dọa giết mình.
Lê Trung Khoa là một trong những nhà báo Việt Nam quan trọng nhất ở Đức. Ở quê hương của anh chế độ kiểm duyệt báo chí hoành hành, trong bảng xếp hạng của tổ chức „Ký giả không biên giới“ Việt Nam đứng hàng thứ 175 trên tổng số 180 nước. Ở đó, người ta phải đi đường vòng mới vào được Thoibao.de, trang báo mạng của anh. Mùa hè vừa qua, anh là nhà báo đầu tiên đưa tin về vụ bắt cóc. Và tin của anh đã lan khắp thế giới.
Cho đến năm 2016, Lê Trung Khoa vẫn là nhà báo- như người ta thường nói, trung thành với lề chính. Nếu có lúc Sứ quán gọi điện và yêu cầu sửa một bài nào đó, anh ta sẽ đáp ứng.
Cách đây một năm anh đăng một bài nói về chuyến đi thăm Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc với giọng điệu không được yêu nước như Hà Nội mong muốn. Lê Trung Khoa nhận đuợc đe dọa giết, và anh đi gặp cảnh sát. Tiếp đó, anh chụp ảnh mình đứng trước trụ sở cảnh sát cùng với thẻ nhà báo Đức và chuyển ảnh này lên trang mạng. Thông điệp của anh là: Tôi là một nhà báo Đức. Đây không phải là đất Việt Nam.
Kể từ khi Lê Trung Khoa đưa tin về vụ bắt cóc, Sứ quán không gọi điện cho anh nữa. Các công ty nhà nước đã thuê đăng quảng cáo trên báo của anh cũng dừng liên hệ. Có những người gọi anh là kẻ phản bội nhân dân, có những người xin chụp ảnh Selfìe cùng anh như thể anh là một ngôi sao.
Cộng đồng Việt trở nên chật hẹp. Chuyện gốc gác từ cùng một tỉnh, việc xuất thân từ Bắc hay Nam cũng quyết định đến cấu trúc của cộng đồng người Việt ngay tại Đức. Và cả sự xa, gần đối với chính quyền trong nước. Các nhân viên ngoại giao là khách quý trong những bữa tiệc gia đình hay là trong liên hoan hội đoàn, họ là những người có thể mang lại cho đồng hương những hợp đồng làm ăn hấp dẫn.
Có điều là bây giờ không phải ai cũng thích như vậy. Một người đàn ông kể với „Taz“ là Sứ quán muốn giao cho anh ta làm người hướng dẫn du lịch cho một phái đoàn công an, và anh ta đã từ chối. Anh ta sợ bị lôi kéo vào một thế lực mờ ám.Một người khác ngay sau khi vụ bắt cóc xảy đã đến gặp cảnh sát và khai rằng có một người quen làm trong Sứ quán nhờ anh ta đến khách sạn lấy hành lý của một phụ nữ Việt Nam bị bệnh đột xuất. Đó là hành lý của cô tình nhân đã bị bắt cóc, người mà ngay tối hôm xảy ra sự vụ đã được đưa lên máy bay để về Hà Nội. Một khai báo bất lợi cho một nhân viên ngoại giao- điều không ai có thể nghĩ đến trước đó một tháng.
Hầu như chỉ có người Việt theo dõi sự chuyển dịch lòng trung thành này trong phòng xử của tòa án. Trên một hàng ghế dành cho khán giả của tòa là nhân viên của Sứ quán, hai người đàn ông của các hãng thông tấn nhà nước (Việt Nam), thỉnh thoảng lại có người nhà của bị can. „Cộng sản“, đó là cụm từ để chỉ họ từ những người ngồi ở một hàng ghế khác, hàng ghế của những người đối lập, những người bị gọi là „phản bội nhân dân“. Lê Trung Khoa ngồi ở phía trên bên cạnh các nhà báo khác.
Cuối tháng Sáu cảnh sát Berlin nhận được một thư tố giác. Nặc danh. Rằng lại có một âm mưu khác đang nằm trong kế hoạch. Nhà báo Lê Trung Khoa phải không còn tồn tại. Có thể là bị đầu độc hay là do xe hơi cán.
Cảnh sát thông báo với „Taz“ rằng tình trạng an ninh của người Việt tại Đức vẫn không có gì thay đổi. Nhưng cảnh sát vẫn mời Lê Trung Khoa lên nói chuyện và đưa cho anh ta một số điện thoại. Khoa có thể gọi vào số này nếu như anh ta thấy điều gì khác thường, hay là khi cảm thấy mình bị đe dọa.
Chương 4: Người Đức biết những gì?
Một cơ quan mật vụ nước ngoài bắt cóc một người đàn ông- mà có vẻ như không ai biết gì về tiến trình chuẩn bị tội ác. Nhưng khi lục kỹ những dữ kiện tại các bộ, các cơ quan tình báo, các hồ sơ điều tra của các báo cáo cảnh sát, thì một bức tranh hoàn toàn khác được hiện ra. Trước vụ bắt cóc, chính phủ Việt Nam đã cố sức ép các cơ quan chức năng Đức và thậm chí cả các bộ trưởng Đức phải bắt và dẫn độ Trịnh Xuân Thanh. Lẽ ra nhà đương cục Đức phải thấy rõ: phía Việt Nam muốn có người này bằng bất cứ giá nào.
Mùa thu 2016 Trịnh Xuân Thanh đào thoát khỏi Việt Nam. Để tìm kiếm anh ta, chính quyền gửi nhân viên cảnh sát của Cục truy nã tội phạm C52 sang châu Âu. Họ tìm kiếm anh ta tại Praha, tại Đức. Hai nhân viên của Bộ công an sang Berlin „để hỗ trợ cho Sứ quán“, theo như thông báo của Cảnh sát liên bang gửi cho LKA, Cục cảnh sát hình sự tiểu bang, vào năm đó.
Ở Hà Nội, vào tháng Chín 2016, Bộ công an Việt Nam mời nhân viên liên lạc của Cảnh sát liên bang Đức đến gặp. Không phải một, mà là ba lần. Anh ta nhận được một bức thư, ghi người nhận là Bộ trưởng nội vụ Đức. Nằm trong thư là đề nghị truy tìm và đề nghị dẫn dộ. Người cảnh sát liên bang chuyển tiếp lá thư này cho BKA, Tổng cục cảnh sát hình sự liên bang. Một thời gian sau, đích thân Giám đốc của BKA nhận được một cú điện thoại gọi từ Hà Nội. Vào thời điểm đó, Trịnh Xuân Thanh đã nằm trong danh sách truy nã quốc tế của Interpol.
Rồi lại có những phái đoàn bay sang nước Đức. Vào ngày 13 tháng Chín 2016 có những người Việt Nam đến làm việc tại Trụ sở cảnh sát liên bang tại Potsdam, một lần khác là vào ngày 22 tháng Chín. Phía Việt Nam cho biết họ sẵn sàng gánh chịu phí tổn của chuyện dẫn độ.
Ông Thủ tướng Việt Nam gửi một bức thư cho bà Angela Merkel. Bà nữ thủ tướng trả lời rằng cơ quan tư pháp độc lập mới là nơi quyết định việc dẫn độ. Sau đó, bà trực tiếp được ông Thủ tướng đề cập vấn đề, vào đầu tháng Bảy, bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg.
Từ rất lâu, các cơ quan có chức năng tại Đức đã nhận thấy mức độ nghiêm trọng của sự vụ. Họ cho rằng rất có thể Trịnh Xuân Thanh sẽ phải đối chọi với một tiến trình xét xử mang tính chính trị. Yêu cầu dẫn độ không hoàn chỉnh về pháp lý, lời cáo buộc lại mơ hồ: Trịnh Xuân Thanh bị cho là người cầm đầu một công ty nhà nước đã làm ăn thua lỗ khoảng 130 triệu Euro. Lệnh bắt giam thậm chí còn không có chữ ký của một thẩm phán.
Vì thế, các nhà chức trách quyết định không bắt giữ người bị truy tìm. Họ chỉ ra lệnh điều tra về nơi trú ngụ của anh ta. Tức là chỉ để tìm xem anh ta đang sống ở đâu.
Nhưng phía Việt Nam vẫn không lỏng tay: Họ thông báo cho phía Đức địa chỉ các nơi được cho là người bị truy lùng đang lưu trú, họ cho biết cả các số điện thoại và ảnh của biển số xe, những thứ có thể dẫn đến chỗ anh ta.
„Sau này“, đó là lời khai trước tòa của một nhân viên Tổng cục hình sự liên bang BKA phụ trách việc truy nã cùng với Interpol, „những điều trên quả thực có làm cho chúng tôi ngạc nhiên“. Có rất nhiều những hiểu biết chi tiết được chắp nối một cách kỹ lưỡng. Đó phải là kết quả làm việc của cơ quan mật vụ.
Hoàn toàn không có những chỉ dấu cho thấy là phía Việt Nam đã công khai tuyên bố: Nếu quý vị không dẫn độ Trịnh Xuân Thanh, thì chúng tôi sẽ bắt cóc anh ta. Nhưng lại có những tin đồn. Liệu đã có ai đó suy tính đến chuyện phải bảo vệ nhân vật xin tỵ nạn này không? Đối với câu hỏi này, Bộ ngoại giao, Bộ nội vụ, Tổng cục bảo vệ hiến pháp và Tổng cục tình báo hoàn toàn nín tiếng. Giới an ninh chỉ cho biết rằng, Tổng cục bảo vệ hiến pháp- nơi phụ trách công việc chống gián điệp trong nội địa, đã không nhận được thông tin gì từ phía Tổng cục tình báo. Họ chẳng được thông báo rằng đã có những nhân vật tình báo với tên tuổi rõ ràng đã đi vào nước Đức. Nhưng việc một cơ quan mật vụ nước ngoài dám làm một hành động như vậy, thì quả thật là không ai có thể mường tượng được.
Thực ra thì cũng đã có những chỉ dẫn cho thấy mật vụ Việt Nam đã nhiều lần bắt cóc công dân của họ ở nước ngoài. Nhưng đó là ở Đông Nam Á, một nơi xa tít. Một vụ bắt cóc của một cơ quan mật vụ nước ngoài diễn ra ngay tại Đức- người ta chỉ biết những chuyện như vậy mới nhất là xẩy ra vào cuối thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Giữa Đức và Việt Nam tồn tại mối quan hệ có người gọi là „thực dụng“, có người gọi là „tốt đẹp“. Năm 2011, bà Thủ tướng liên bang Merkel và Thủ tướng Việt Nam hồi đó đã thoả thuận với nhau về một quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước. Các bộ tư pháp hợp tác chặt chẽ với nhau, các phái đoàn Đức đều đặn sang thăm Việt Nam, và ngược lại cũng vậy. Và có một điều không nên quên: Cho đến năm 1989, chính Bộ an ninh quốc gia (Stasi) của Cộng hoà dân chủ Đức đã giúp Việt Nam hiện đại hoá hệ thống mật vụ.
Việt Nam, đó là điểm thả neo của Phương Tây trong khu vực. Các cơ quan tình báo Đức và Mỹ rất coi trọng việc gìn giữ quan hệ với Hà Nội, để từ đó có thể biết nhiều hơn về Trung Quốc. Điều này có lẽ là quan trọng hơn một vụ xúc phạm ngoại giao. Và quan trọng hơn so với số phận một kẻ xin tỵ nạn.
Và thế là Vũ Quang Dũng- một nhân viên mật vụ đã từng tham gia khóa học tiếng tại Đức, lại được đưa vào cuộc. Nước Đức vẫn thường xuyên mở các khoá học tiếng Đức cho nhân viên cơ quan an ninh của các quốc gia đang còn lỏng lẻo về luật pháp và an ninh. Cái đó được gọi là Trợ giúp đào tạo. Có điều là mối quan hệ này không bao giờ chỉ mang lại lợi lộc cho một phía.
Vào tháng Tư 2017 Vũ Quang Dũng xin cấp Visa sang Đức. Với giấy giới thiệu của một nữ nhân viên Tổng cục tình báo Đức BND tại Hà Nội. Mục đích chuyến đi Đức: „Hội đàm với Phó giám đốc BND“. Một lịch hẹn với giới chức cao nhất.
Một người đàn ông khác cũng đã được nước Đức đào tạo: Đó là Lê Thanh Hải, anh ta là nhân viên liên lạc của công an Việt Nam tại Berlin, tức là đầu mối liên hệ đối với các nhà chức trách Đức. Năm 2012, tại Berlin, anh ta tham gia một chương trình đào tạo có học bổng của Tổng cục cảnh sát hình sự liên bang. Chương trình đào tạo bao gồm học tiếng Đức, thảo luận, thực tập. Chi phí cho anh ta, theo Bộ nội vụ, là hơn 22.000,- Euro.
Cả Lê Thanh Hải cũng tận dụng những mối quan hệ của mình. Anh ta chính là người năm 2016 đã chuyển đến nhà chức trách Đức những chỉ dẫn cho việc truy nã. Anh ta là người đã đến gặp cơ quan Cảnh sát liên bang. Khi mọi cố gắng không có kết quả, vào ngày 25 tháng Bảy- hai ngày sau vụ bắt cóc, anh ta lên chiếc xe Passat của mình, màu xanh, mang biển số ngoại giao 0-147-15, cùng với Vũ Quang Dũng và những người khác trong một đoàn xe- bị nghi là chở nạn nhân bị bắt cóc, đi đến Brno; từ đó, nạn nhân bị đưa tiếp về Slovakia.
Hai tháng sau vụ bắt cóc, Tổng cục tình báo gửi trả lời cho Tổng cục cảnh sát hình sự liên bang: „Không có những phát hiện có giá trị trước tòa“ về việc Trịnh Xuân Thanh bị truy bức chính trị. Họ cũng hầu như không đưa những thông tin về vị thế chính trị và quan hệ phe cánh trên chính trường của anh ta, về các biện pháp hành sử của ban lãnh đạo Đảng đối với các đối thủ chính trị và về tiến trình tố tụng hình sự đối với nạn nhân. Tất cả đề trắng trơn.
Lê Thanh Hải, nhân vật từng nhận học bổng của Tổng cục cảnh sát hình sự liên bang, hiện nay vẫn ngụ tại Berlin. Anh ta có quyền miễn trừ ngoại giao. Và Vũ Quang Dũng cho đến hôm nay vẫn là đầu mối liên hệ của Tổng cục tình báo liên bang tại Hà Nội.
Chương 5: Thỏa thuận
Sáng sớm ngày 29 tháng Bảy, sáu ngày vụ bắt cóc, có một nhóm nhân vật bất thường đến xà lim số 12 trong trại giam B14 tại Hà Nội. Một vị tướng của Bộ công an được tháp tùng bởi giám đốc trại giam cùng với nhiều lính canh và một bác sỹ của nhà tù. Họ đến gặp Trịnh Xuân Thanh. Điều này được kể lại bởi Nguyễn Văn Đài, một Luật sư đòi nhân quyền bị giam trong một xà lim gần đó và cách đây một vài tuần đã được xuất cảnh sang Đức. Trong một tiệm Cafe gần Frankfurt am Main, anh thuật lại những ngày tù của mình.
Ở trại giam, mỗi tù nhân được phép có người thân vào thăm mỗi tháng một lần. Tất cả các trao đổi chuyện trò đều bị theo dõi. Phần đa tù nhân đều đọc sách hoặc chạy tại chỗ trong xà lim để giữ gìn sức khoẻ. Họ chỉ được ra khỏi xà lim để đi trả lời các câu hỏi của điều tra viên. Vẫn là các câu hỏi cũ. Và kéo dài vài tiếng đồng hồ.
Mặc dù thế, tiếng đồn về người tù nhân nổi tiếng mới đến đã lan khắp trại giam.
Nếu không có lính canh đứng gần, các tù nhân nói chuyện với nhau qua cửa sổ, từ xà lim này sang xà lim khác. Đó là kênh truyền thông ngầm. Nhưng Trịnh Xuân Thanh đã không phản ứng khi nhà tranh đấu nhân quyền Nguyễn Văn Đài tìm cách bắt chuyện với anh ta.
Đến hôm nay thì những phiên xét xử Trịnh Xuân Thanh đã kết thúc, anh ta nhận hai án chung thân. Bộ ngoại giao (Đức) đã đòi hỏi là không có án tử hình đối với anh ta. Vào tháng Năm, anh ta đã rút lại đơn kháng án. Vì không hy vọng rằng sẽ có một phiên xét xử công bằng, nữ luật sư người Đức của anh ta cho biết như vậy. Và cũng có thể vì một điều đã chắc chắn từ lâu, rằng tự do của anh ta không được quyết định tại tòa (Hà Nội).
Cuối tháng Sáu, bên lề một buổi họp mặt tại Berlin, vị Tham tán thương mại của Sứ quán Việt Nam đã tiết lộ một thông tin. Ông ta nói rằng trước đó từ lâu, cụ thể là từ tháng Mười Hai 2017, đã có một thỏa thuận giữa hai chính phủ. Thỏa thuận về tiến trình bình thuờng hoá quan hệ giữa hai nước. Nước Đức vẫn luôn luôn nhấn mạnh rằng, để đạt được điều đó, Trịnh Xuân Thanh phải được thả tự do. Khi được hỏi về một sự thỏa thuận, Bộ ngoại giao (Đức) không phúc đáp.
Nếu Trịnh Xuân Thanh được tự do, thì Hiệp định tự do thương mại với EU- một cái rất quan trọng đối với Việt Nam, sẽ có hiệu lực.
Trịnh Xuân Thanh có thể nhập cảnh vào Đức bất cứ lúc nào. Ngày 5 tháng Mười Hai 2017, gần nửa năm sau vụ bắt cóc, Tổng cục về di cư và tỵ nạn của liên bang đã cấp quy chế tỵ nạn cho anh ta.

Phạm Việt Vinh chuyển ngữ. Bản dịch được tài trợ bởi Quỹ taz panter.

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

Clay Phạm: 'Mạo hiểm để làm phim Mẹ Nấm'

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-44976829

Việt Nam
Hai bé Nấm và Gấu - Một cảnh trong phim Khi mẹ vắng nhà
Tác giả phim tài liệu Mẹ Nấm phải sống xa quê để trốn chính quyền trong khi cuốn phim đang được trình chiếu ở nhiều nước.

Quá trình làm phim đầy nguy hiểm

Việt Nam 
Image caption Bà Tuyết Lan (mẹ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh) - và bé Gấu (con Quỳnh) - Một cảnh trong phim Khi mẹ vắng nhà
"Mẹ Vắng Nhà là cuốn phim tài liệu duy nhất của tôi và cũng là phim đầu tiên về gia đình một tù nhân lương tâm Việt Nam," Clay Phạm, người đạo diễn và sản xuất phim tài liệu Mẹ Nấm, chia sẻ với BBC.
"Cuối năm 2017, sau khi xong phần quay cho phim Mẹ Nấm, tôi có việc phải ra nước ngoài vài hôm. Trong chuyến đi đó tôi đã bị an ninh Việt Nam giam lỏng tại sân bay, tịch thu không biên bản toàn bộ tài sản cá nhân bao gồm hộ chiếu, laptop, các thiết bị chuyên dụng dành cho quay phim, giấy tờ tuỳ thân... Sau đó họ thông báo tôi bị cấm xuất cảnh vô thời hạn."
"Gia đình tôi cũng liên tục bị an ninh quấy nhiễu để khai thác thông tin về tình hình hiện tại của tôi."
"Bản thân tôi không được về nhà, phải tạm lánh ở một địa phương khác để tránh sự sách nhiễu và giữ an toàn cho bản thân."

Trên thực tế, không phải đợi đến sau khi phim Mẹ Nấm hoàn thành, Clay Phạm mới gặp rắc rối với chính quyền.
Trong quá trình làm phim, ông luôn phải đối phó sự theo dõi của an ninh địa phương cùng hệ thống camera do chính quyền lắp đặt 'dày đặc' quanh nhà blogger nổi tiếng.
"Tôi đã nhận được sự bảo vệ tuyệt đối của gia đình bà Lan [thân mẫu của Mẹ Nấm] trong thời gian này. Tôi rất cảm ơn bà Lan về sự bảo bọc này", Clay Phạm nói.
"Bây giờ khi phim được mang đi chiếu ở khắp nơi thì tôi mong tôi và gia đình sẽ không còn bị sách nhiễu, có thể quay trở lại cuộc sống của một công dân bình thường."

Mẹ Nấm - Nguồn cảm hứng

  Việt Nam
Bản quyền hình ảnh TUYET LAN
Image caption Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng bé Nấm và Gấu
Clay Phạm cho hay ông biết đến Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh qua một vài người bạn. Thời điểm đó, blogger Mẹ Nấm đã bị bắt giam gần một năm.
Thông tin về hành trình đấu tranh cho dân chủ của Mẹ Nấm gây cảm hứng cho ông. Sau đó, Clay tìm đọc thêm tin tức về Mẹ Nấm trên internet.
Dần dần, y' tưởng làm phim tài liệu về Mẹ Nấm nảy sinh.
"Khi biết đến câu chuyện của Quỳnh, tôi có vài lần đến nhà Quỳnh ở Nha Trang và được bà Lan tiếp đãi rất nhiệt tình, vui vẻ. Tôi đặc biệt có sự quý mến đối với Nấm và Gấu - hai đứa con nhỏ của Quỳnh."
 Việt Nam
Bản quyền hình ảnh OTHER
Image caption Poster phim tài liệu về Mẹ Nấm
"Lúc đầu tôi chỉ nghĩ rằng sẽ làm một cuốn phim ngắn bỏ túi để sau này khi Quỳnh ra tù, cô sẽ thấy được những đứa con của mình lớn lên như thế nào trong thời gian không có mẹ."
"Tuy nhiên, càng hiểu nhiều về câu chuyện của Quỳnh, tôi càng thấy quý trọng cô ấy hơn. Tôi muốn kể chuyện của cô ấy như một câu chuyện truyền cảm hứng về một tù nhân lương tâm."
"Tôi nhớ mãi hình ảnh bà Tuyết Lan, ở tuổi ngoài 60, vẫn tất bật vừa chăm cháu, dạy cháu, vừa mưu sinh, vừa đi tìm công lý cho con gái, mưu sinh..."
"Bà Lan là một mẫu người phụ nữ khi cần nghị lực thì rất can trường, khi cần nhẫn nhịn thì rất cam chịu. Có những hôm áp lực đến nỗi bà giận dữ la mắng hai đứa cháu. Sau đấy tôi lại thấy bà trốn vào một góc nhà ôm mặt khóc nức nở."
"Lúc đó bà mới nghẹn ngào: "Không hiểu tại sao tôi lại trở nên như vậy, vì sao gia đình tôi lại rơi vào thảm cảnh như thế này".
"Tôi tự hỏi: "Với sức lực của một người phụ nữ ngoài 60, liệu bà Lan có thể chịu đựng thêm 10 năm ròng rã? Liệu khi bà gục ngã thì con gái và hai đứa cháu sẽ ra sao?"
"Thời đầu tiếp xúc với gia đình Quỳnh, tôi cứ bị ám ảnh một câu hỏi: "Tại sao một người mẹ trẻ lại chấp nhận rời xa hai đứa con mình để đấu tranh dân chủ?"
"Nhưng rồi dần dần tôi tự tìm được câu trả lời qua lối sống và cách dạy con cháu của bà Lan. Ở Việt Nam, gia đình là nền tảng. Nhưng mỗi gia đình có thể có cách riêng để nuôi dạy, hay bày tỏ tình yêu với con cái."
"Với Quỳnh, những gì cô làm cho tới nay chính là vì cô mong muốn con cái mình có tương lai tốt đẹp hơn."
"Tôi xin trích dẫn lời Quỳnh như một minh chứng về tình yêu cô dành cho hai đứa con của mình, dù cô chọn cách phải sống xa bọn trẻ: "Những gì tôi tranh đấu hôm nay, là những gì tôi muốn con cái tôi hưởng trọn vẹn sau này".
Cấm ở Việt Nam - Chiếu khắp thế giới
  Việt Nam
Bản quyền hình ảnh Clay Phạm
Image caption Bé Nấm (con Như Quỳnh) - Một cảnh trong phim Khi mẹ vắng nhà
Phim tài liệu Mẹ Nấm không được cấp phép chiếu ở Việt Nam. Thậm chí ngay tại Thái Lan phim cũng mới được chiếu một lần cho báo giới quốc tế tại CLB Nhà báo ở Bangkok.
Buổi chiếu phim lần thứ hai tại Bangkok hồi đầu tháng Bảy bị hủy bỏ vào phút chót "do yêu cầu của chính quyền Việt Nam".
Tuy nhiên, "Khi mẹ vắng nhà" đã, đang và sẽ được chiếu ở nhiều nước trên thế giới, theo ông Trịnh Hội thuộc tổ chức VOICE - được Clay Phạm ủy quyền sử dụng cuốn phim.
"Phim tài liệu về Mẹ Nấm của Clay Phạm được chiếu lần đầu tại Úc. Sắp tới sẽ chiếu thêm nhiều lần nữa tại Úc do có thêm rất nhiều đề nghị tại đây," ông Trịnh Hội nói với BBC từ Hoa Kỳ.
"Phim cũng vừa được chiếu vào thứ Bảy vừa qua tại Bắc California và vào Chủ Nhật tại Nam California. Vào tháng Tám, chúng tôi sẽ đem phim đi chiếu ở Đài Loan, nhiều vùng khác của Hoa Kỳ, và châu Âu."
"Trong cái rủi có cái may. Chính quyền Việt Nam càng cấm thì bộ phim càng nổi tiếng, khán giả càng muốn xem. Chúng tôi đã nhận được hàng trăm lời đề nghị chiếu phim ở khắp nơi."
Ông Trịnh Hội nói lần chiếu ở Huston, Hoa Kỳ mới đây, "Mẹ vắng nhà' thu hút 1.500 khán giả".
"Tôi chưa bao giờ nhìn thấy có nhiều người tham gia một sự kiện về nhân quyền đông đến vậy trong suốt hơn 20 làm việc trong lĩnh vực này," ông Trịnh Hội nói với BBC.
"Điều tôi vô cùng hãnh diện là phim được làm hoàn toàn trong nước, từ kịch bản, quay phi, hậu kỳ đến phụ đề. Hơn thế nữa, người làm phim bị ngặp nguy hiểm nhưng vẫn dũng cảm nói lên sự thật, đưa câu chuyện ra ánh sáng."

Bao giờ mẹ thôi vắng nhà?

  Việt Nam
Bản quyền hình ảnh OTHER
Image caption Poster phim Me vang nha
Phim tài liệu về Mẹ Nấm của Clay Phạm được trình chiếu khắp thế giới trong khi nhân vật chính của phim, bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đang tuyệt thực trong tù.
Theo bà Tuyết Lan, mẹ của Như Quỳnh, Mẹ Nấm tuyệt thực để phản đối những chính sách tra tấn tinh thần của trại giam.
Mới đây, bà Lan cho biết Mẹ Nấm đã ngừng 16 ngày tuyệt thực sau khi đại diện của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã vào tù thăm chị.
Ông Trịnh Hội cho rằng việc phim tài liệu về Mẹ Nấm được chiếu nhiều nơi sẽ giúp tạo áp lực để tranh đấu cho tự do của bà.
"Chúng tôi có kinh nghiệm rằng khi hồ sơ của tù nhân lương tâm nào được để ý thì chính quyền sẽ giảm bớt đàn áp đối với họ. Do đó, chúng tôi hi vọng rằng sự quan tâm của quốc tế tới phim Mẹ Nấm và bàn thân chị sẽ giúp chị 'dễ thở hơn trong tù," ông Trịnh Hội nói.
Còn theo Clay Phạm, mục đích làm phim của ông chỉ đơn thuần về hoàn cảnh của một gia đình tù nhân lương tâm. Ông không hề có dự định tuyên truyền cho Mẹ Nấm, cũng không áp đặt bất cứ khuynh hướng chính trị nào trong phim.
"Tuy nhiên nếu sau khi xem phim khán giả đồng cảm với câu chuyện tôi kể và thấy những việc Quỳnh làm là đúng thì hãy lên tiếng vì tinh thần của người phụ nữ mạnh mẽ này."
"Mong nhiều cá nhân và tổ chức sẽ cùng cất lên tiếng nói để Quỳnh sớm thoát khỏi vòng lao lý và gia đình họ sớm được đoàn tụ," Clay Phạm chia sẻ.
Những người như Mẹ Nấm, bà Tuyết Lan và con cháu họ, với Clay Phạm, cũng giống bao người Việt Nam "chân phương giản dị" "khác chăng là tình cảm họ dành cho Việt Nam nhiều hơn, tha thiết hơn..."

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018

Khủng bố nhân dân, công an Việt Nam đã hiện nguyên hình là ác ôn cộng sản

http://www.phamdoantrang.com/2018/06/khung-bo-nhan-dan-cong-viet-nam-hien.html

Tuesday, 19 June 2018

Đây là câu chuyện của một bạn trẻ bị bắt giữ tuỳ tiện và bị công an đánh hội đồng - thực chất là tra tấn - suốt từ 2h chiều đến 7-8h tối chủ nhật, 17/6, ở sân vận động công viên Tao Đàn (quận 1, TP. HCM). Vì bạn còn rất trẻ, không phải người hoạt động dân chủ-nhân quyền, cũng không hề có nhu cầu được “nổi tiếng” theo cách nghĩ thường lệ của dư luận viên và an ninh, nên trong câu chuyện, bạn xin giấu mọi thông tin về nhân thân.
* * *
Khi em mở mắt ra thì thấy mình đã nằm trên giường bệnh. Xung quanh không còn bóng an ninh nào. Một cô bé y tá đi đến, em hỏi mới biết đây là phòng cấp cứu bệnh viện Bộ Công an, và lúc đó là khoảng 12h đêm. Thế nghĩa là chúng đã đánh em liên tục từ 2h chiều cho tới khi em bất tỉnh thì quẳng em vào đây và... chuồn mất để khỏi phải chịu trách nhiệm gì. Nhưng cũng rất có thể là chúng còn canh gác đâu đó phía dưới sảnh.
Bệnh viện đòi viện phí 2 triệu. Em sờ lại người thì thấy chúng để lại cái bóp với hơn 100.000 đồng. Ngoài ra chẳng còn gì. Điện thoại đã bị lấy mất. Số liên lạc của gia đình nằm trong điện thoại. Đến đôi giày cũng mất tiêu - chúng đã lột giày em ra và dùng chính đôi giày ấy táng hàng trăm cái vào đầu, cũng như dùng dùi cui liên tục giã nát hai bàn chân em. Khắp người em đầy vết thâm tím, vết rách, chỉ cựa nhẹ cũng đã thấy đau.
Em nói em muốn về nhà. Bác sĩ không cho, bảo là cần phải xem em có bị tụ huyết trong não, chấn thương sọ não không (không biết vì ông sợ bệnh nhân gặp chuyện gì hay vì sợ mấy bạn công an có thể đâu đó ngoài kia). “Cậu về mà chết giữa đường là tôi không chịu trách nhiệm đâu đấy”. Nhưng em cũng làm gì có đủ tiền mà nộp viện phí. Đầu em đau nhức, váng vất. “Em không sao đâu. Em chỉ muốn về nhà, muốn ngủ thôi, với lại cũng phải báo cho người thân yên tâm”. Em nói vậy. Nhìn bộ dạng em với khuôn mặt phù, mắt tím bầm như gấu trúc, môi rách và sưng phù lên như trái cà, cô bé y tá có lẽ cũng thương nên thì thào: “Thôi anh đi đi. Coi như anh trốn viện”. Cô ấy dẫn em qua một cửa nhỏ, theo một lối đi riêng, kín đáo ra khỏi bệnh viện.
Em lết từ taxi về tới cổng nhà rồi ngồi sụp luôn trước cửa. Lúc đó khoảng 1h sáng.
* * *
Cách đó nửa ngày, vào khoảng 1h chiều chủ nhật 17/6, em rời nhà ra quận 1 chơi. Khu trung tâm Sài Gòn chưa bao giờ đông công an và dân phòng như thế. Vỉa hè, quán cafe đầy nghẹt những tốp công an áo xanh, dân phòng đeo băng đỏ, và những thanh niên cao to, mặt mày hung dữ. Họ bắt người liên tục; gần như cứ thấy ai cầm điện thoại đi ngang là xông vào bắt. Thậm chí họ vào tận quán cafe để khám xét giấy tờ và lôi khách ra ngoài, bắt đem đi. Không khí ngột ngạt, căng thẳng. Chưa bao giờ em thấy Sài Gòn căng thẳng như thế. Như thời chiến, với toàn xã hội là một trại lính, công an trộn lẫn với dân và có thể toàn quyền chặn bắt, khám xét giấy tờ, hốt về đồn bất kỳ ai.
Em ghé quán cafe mua một ly đem đi, rồi vào phố sách. Đường sách hôm nay hình như không hoạt động. Em đi được vài mét thì bị một nhóm công an chặn lại; có lẽ họ đã “tia” được em từ lúc nào không hay. Họ hỏi giấy tờ. Xui cho em là em chỉ tính đi cafe nên không mang giấy tờ gì theo. Họ quát bảo em gọi người thân mang giấy đến. Em cầm điện thoại gọi về nhà, chỉ vừa nói được câu “con bị bắt”, thì một người đã chộp lấy và giật tung điện thoại khỏi tay em. Em kêu lên, nhưng cả đám đẩy em vào xe, phóng đi.
Chúng đưa em vào một khu nhà tập ở sân Tao Đàn. Xung quanh la liệt người, già trẻ nam nữ, có cả mấy cô gái áo dài, chắc là hướng dẫn viên du lịch. Sau này em mới biết, hôm đó công an Thành phố đã bắt tới 179 người, gom về Tao Đàn. Trong số đó, có cả khách du lịch, hướng dẫn viên, và những bác già đi tập thể dục. Tất cả đều bị bắt, và kinh khủng hơn, đều bị đánh.
Chúng đưa em vào một căn phòng, moi điện thoại em ra, hất hàm: “Mật khẩu?”. Em đáp: “Sao các anh lấy điện thoại của tôi?”. “Bộp” - câu trả lời là một cú đấm thẳng vào mặt em. Sau đó là liên tiếp những cái tát. Em vẫn không đưa mật khẩu. Chúng nắm tóc, dúi đầu em xuống mặt bàn, đấm tới tấp vào hai mang tai. Rồi chúng bảo nhau rằng thằng này bướng, mang nó qua phòng kia.
Thì ra cả phòng em chỉ có mình em không khai mật khẩu điện thoại cho chúng, nên chúng “sàng lọc”, đưa đối tượng cứng đầu sang phòng riêng để tiện bề tra khảo.
Ngay sau đó, khi đưa em sang một căn buồng khác, chỉ còn mình em, chúng xông vào ra đòn ngay. Hai chục thanh niên cao to, cả sắc phục và thường phục, vây lấy em, đánh hội đồng bằng dùi cui, gậy và tất nhiên, chân tay. Em ngồi bệt trên sàn, co người lại, hai tay ôm đầu. Hai thằng bèn bẻ tay em ra sau, để cho đám còn lại đấm như mưa vào mặt. “Đù má, lì hả mày” - chúng vừa đánh vừa chửi.
Chúng cho gọi mấy kỹ thuật viên vào phá password. Trong lúc kỹ thuật viên làm việc, khoảng 15-20 phút, chúng đánh em không ngơi tay. Có mấy an ninh nữ rất xinh gái cũng bạt tai em liên tục đến độ em chỉ còn thấy trước mắt một màu nhờ nhờ trắng. Một lão an ninh già, khoảng ngoài 60 tuổi, vụt dùi cui rất dữ. Nghĩa là đánh em có đủ thành phần an ninh, nam phụ lão ấu.
Rồi kỹ thuật viên cũng phá được khoá máy (iPhone 5s), và đám an ninh hả hê: “Đù, mày tưởng ngon hả, tưởng tụi tao không mở được điện thoại mày hả?”. (*) Chúng còng tay em lại, đánh càng dữ hơn, vừa đánh vừa “điều tra” về từng người trong contacts của em. “Thằng này là thằng nào?”. “Là bạn Facebook của tôi”. “Mày gặp nó chưa? Làm gì?”. “Tôi gặp uống cafe”. “Gặp đâu, hồi nào?”. “Tôi không nhớ”. “Đù má, không nhớ này. Không nhớ này”.
Cứ mỗi từ “không nhớ” hay “không biết” mà em nói, chúng lại lấy gậy sắt dộng mạnh vào hai bàn chân em. Mu bàn chân em sưng phồng lên, mặt em chắc cũng vậy. Một thằng túm tóc kéo giật đầu em ra, và chúng phun nước miếng vào mặt em. “Tao ghét cái từ không biết hay không nhớ lắm nha. Mày còn nói mấy từ đó nữa, tao còn đánh”.
Một trong vô số vết thương mà ác ôn để lại trên thân thể bạn trẻ. 
“Con này con nào?”. “Bạn tôi”. “Bồ mày hả? Mày chịch nó chưa? Bú l. nó chưa mày?”. Không còn một từ gì tục tĩu nhất mà chúng không dám phun ra miệng.
Chúng tháo giày em ra và cầm luôn đôi giày đó quật vào mặt em. “Dạng chân ra” - chúng quát. Em sợ bị đánh vào hạ bộ nên càng co người lại. Nhưng may thay chúng không đánh vào chỗ đó, chỉ lột áo quần em ra đấm đá vào bụng, ngực, và rít lên: “Mày có tin là bọn tao có thể treo mày lên mà đánh như đánh một con chó không?”.
Một lát, chúng nghỉ. Em bò lết lên tấm nệm mút đặt sẵn ở đó (trong phòng tập, cho vận động viên). Một thằng quát: “Đù. Mày đòi được nằm nệm ấy hả?”. Rồi chúng nắm chân em lôi xuống sàn, tiếp tục đánh hội đồng, giẫm đạp. Cứ như thế.
Rất lâu sau, có lẽ khi trời đã xế chiều, chúng vẫn chưa ngừng còn em thì đã không mở được mắt ra nữa. Khi trời tối hẳn thì em bắt đầu rơi vào trạng thái lơ mơ. Chúng nắm tóc, kéo tay, thảy em ra ngoài nằm chung giữa một đám người. Em chỉ nghe tiếng lao xao, và sau đó là tiếng la khóc. Rất nhiều người khóc, không hiểu khóc cái gì. Em cố mở mắt, và nhận ra là mọi người khóc vì em. Quanh em la liệt người, có lẽ ai cũng bị đánh vì nhiều người mặt sưng húp. Mấy bác già cũng bị đánh. Nhưng ai cũng nhìn em, khóc như mưa. Họ bảo nhau: “Lấy đồ che cho thằng bé đi”. Thế là một loạt áo được truyền tới, đắp phủ lên mình em.
Sao mà giống cảnh tù Côn Đảo - như trong văn học và lịch sử “cách mạng” viết quá vậy? Nhưng khác hẳn ở một điểm, là ở đây, đám công an con cháu của thế hệ “cách mạng” chống “Mỹ ngụy” năm xưa giờ đã hiện nguyên hình là một lũ ác ôn, thẳng tay khủng bố dân để bảo vệ đảng độc tài phản quốc. Ác ôn cộng sản.
Có một cô lớn tuổi bước đến, gối đầu em lên đùi cô, xoa dầu lên trán em, nắm tay em và khóc rưng rức. Em không sao mở to nổi mắt để nhìn rõ mặt cô, chỉ thấy nhờ nhờ. Em cố mấp máy đôi môi đã sưng vều: “Cô. Cô đừng khóc nữa. Cô khóc con khóc theo đó”. Em muốn nói thêm, “mà con không muốn tụi nó thấy mình khóc”, nhưng không thở được nữa nên không nói nổi.
Nghe loáng thoáng mọi người nói: “Sao chúng nó đánh thằng nhỏ dữ vậy trời?”. Thấy không khí căng quá, ai cũng thương em, sợ mọi người “nổi loạn”, đám công an lại sầm sập chạy lại, kéo em ra. Cô lớn tuổi đang xoa dầu cho em khóc rất nhiều và la: “Mấy người còng tay tôi đi, tha cho thằng nhỏ, đánh nó chết rồi sao?”.
Em cố mở mắt ra để nhìn và nhớ gương mặt cô. Nhưng hoàn toàn không thể, lúc đó đầu óc em đã mụ mị rồi. Đám công an ném em lên xe, về sau em mới biết là chúng đưa em đi bệnh viện cấp cứu. Mọi người giữ em lại, chúng giằng ra. Có mấy người che cho em để khỏi bị đánh tiếp. Mặc, chúng vẫn lôi em đi. Cô lớn tuổi kia chạy theo em ra xe, nhưng chúng bịt miệng, kéo cô ra ngoài. Cửa xe sập lại. Em nghe một thằng chửi vọng: “Đù má thằng này. Mày diễn hay lắm. Mày diễn cho cả đám tụi nó khóc hả?”.
Sau đó em không biết gì nữa. Khi tỉnh lại, em đã ở trong bệnh viện, nhưng cũng chưa được điều trị gì vì... chưa đóng viện phí.
* * *
Đêm đó em nằm li bì. Sáng sớm hôm sau em vào viện khám lần nữa. Quá may mắn, em chỉ bị công an đánh cho đến đa chấn thương thôi chứ chưa bị chấn thương sọ não. Và hai ngày nay, liên miên anh em, bạn bè đến thăm em. Ai cũng thương em, cho tiền, cho quà bánh rất nhiều.
Nhưng em vẫn nhớ những người đã ôm lấy em, che đòn cho em, và cởi áo phủ lên em vào ngày chủ nhật ấy. Nhất là cô đã đặt em gối đầu lên chân cô - như đứa con với mẹ - và xoa dầu cho em, và cầm tay em, và khóc. Em muốn ghi nhớ nét mặt cô mà không nhìn được nên không nhớ nổi. Đến tên cô, em cũng chẳng biết. Em chẳng nhận ra được ai trong số những người bị đánh hôm đó, những người đã che chở, bảo vệ, động viên em trong những giờ phút kinh khủng nhất, cùng chia sẻ với nhau nỗi đau đớn của những người dân vô tội, bị công an giam giữ vô luật và đánh như đánh kẻ thù.
Trong lúc bị đòn hội đồng, em không nhớ nổi gương mặt ác quỷ nào, nhưng cũng kịp nhìn thấy một phù hiệu trên ngực áo của một công an, ghi tên Nguyễn Lương Minh. Chúng không hề biết em là ai, chỉ vì em không khai password điện thoại mà chúng còn đánh em như vậy; không hiểu những người bị chúng coi là “biểu tình viên”, “nhà hoạt động dân chủ-nhân quyền”, “nhà bất đồng chính kiến”, thì nếu vào tay chúng, chúng còn hành hạ họ tới mức nào. Và còn hàng trăm người bị bắt bừa bãi hôm đó nữa, cả những bác già, những sinh viên trẻ măng, tinh khôi, những hướng dẫn viên du lịch áo dài...
Qua đây em cũng muốn hỏi thông tin về cô - người phụ nữ đã khóc rất nhiều vì em hôm ấy. Lúc đó là khoảng 7-8h tối chủ nhật 17/6, ở một căn phòng nào đó trên sân vận động công viên Tao Đàn.
——-
(*) Chú thích của người viết về chi tiết “phá mật khẩu iPhone 5s”: Khi bạn trẻ này rút điện thoại gọi về nhà, có một vài nhân viên an ninh đứng sau lưng và sát bên bạn đã nhìn trộm được hai chữ số (mật khẩu 6 chữ số). Như vậy trên nguyên tắc, an ninh chỉ phải dò bốn chữ số còn lại. Và các kỹ thuật viên của họ đã làm được điều đó sau một thời gian ngắn.