Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Tâm tư của một nhà báo chưa bị đánh

http://anhbasam.wordpress.com/2012/05/11/976-tam-tu-cua-mot-nha-bao-chua-bi-danh/#more-56513

976. Tâm tư của một nhà báo chưa bị đánh

Posted by basamnews on 11/05/2012

Tâm tư của một nhà báo chưa bị đánh 

  Nhà báo HỒ BẤT KHUẤT
Trong những ngày qua, rất nhiều người gọi điện cho tôi hỏi về vụ cưỡng chế ở Văn Giang, về hai nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam bị đánh. Tôi trả lời ậm ừ vì chưa nắm được vấn đề. Rồi tôi bỏ thời gian, công sức để tìm hiểu và gần như muốn hét lên. Nhưng thôi, chuyện to tiếng hãy để sau. Bây giờ chỉ xin nói lên tâm tư, suy nghĩ của mình – một người làm báo có thâm niên.
 Vừa giận, vừa thương các nhà báo bị đánh
 Tôi xin giới thiệu đầy đủ và rõ ràng luôn:
Tôi họ tên là Hồ Bất Khuất, sinh ngày 08/8/1958 tại Quỳnh Lưu, Nghệ An. Tôi bắt đầu tham gia làng báo vào tháng 1 năm 1983 tại Tạp chí Cộng Sản sau khi tốt nghiệp đại học ở Liên Xô. Sau hơn 10 năm làm báo, tôi trở lại nước Nga và bảo vệ luận án Tiến sỹ tại Khoa Báo chí Đại học Tổng hợp Moskva mang tên Lomonosov vào tháng 5/1995.
Về nước, tôi vừa viết báo, vừa tham gia giảng dạy. Tôi không bao giờ nghĩ mình là thầy, còn những người học đại học báo chí tại chức và sau đại học là học trò. Tôi luôn xem đó là những đồng nghiệp. Nhưng dù sao tôi cũng đã từng đứng nói, còn họ ngồi nghe. Bây giờ họ là những người có vai trò rất lớn ở nhiều cơ quan báo chí. Tôi rất mong là họ đứng về phía những nhà báo bị đánh.

Những năm qua, thông tin về nhà báo bị hành hung khá nhiều. Tôi tự nhủ: “Báo chí là nghề nguy hiểm, đã theo nghề thì phải chấp nhận thôi”. Nhưng nay việc hai nhà báo của Đài tiếng nói Việt Nam bị đuổi đánh dã man, tôi không im lặng được nữa.
Tôi đã xem đi, xem lại clip một lũ người mặc sắc phục và thường phục có đeo băng đỏ ở tay đuổi đánh hai người đàn ông đội mũ bảo hiểm. Hai người đó chỉ chạy và chịu trận, hoàn toàn không có bất cứ hành vi chống đối nào. Tôi vô cùng căm tức những kể dùng gậy gộc, chân tay đánh hai người đàn ông đó. Tôi vô cùng thương cảm họ, mặc dù lúc đó tôi không biết họ là ai.
Nay biết hai người bị đánh đó là Hán Phi Long và Nguyễn Ngọc Năm – hai nhà báo của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Khi biết điều này, tôi đã để rơi nước mắt. Nước mắt rơi không chỉ là sự thương cảm, mà còn là sự uất hận. Trước hết, tôi thương các anh. Vì nước, vì dân đi làm nghề đàng hoàng thế mà lại bị người nhà nước đánh đuổi. Sau đó là tôi hận các anh. Bị đánh đau thế, nhục nhã thế sao hàng chục ngày sau mới lên tiếng?!
Theo như báo chí viết, các anh bị đánh, bị giật máy ảnh, bị thu Thẻ Nhà báo, Thẻ Đảng viên, bị còng tay… Nhưng chiều 24/4 các anh đã về cơ quan ở Hà Nội rồi. Lúc này ai cấm các anh lên tiếng?
Mong những người quen biết của tôi không bịt miệng các anh!
 Tôi có quen biết ông Nguyễn Đăng Tiến – Đương kim Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Namvà ông Vũ Văn Hiền (quê ở Hưng Yên) – Cựu Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, hiện là Phó Ban Lý luận trung ương gì đó, có con tên Tuấn, hình như nay là Phó Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam. Những người này có ngăn cản các anh lên tiếng không?
Tôi biết, một số người vì chức tước, vì bổng lộc, vì kém cỏi nên đã im lặng. Không những thế, họ còn bắt những người dưới quyền mình im lặng theo. Trong trường hợp này, tôi hy vọng những người quen của tôi không làm như vậy.
Các anh đã chịu đau, đã im lặng nhưng giờ đã lên tiếng. Các anh bị đau về thể chất, còn chúng tôi – những đồng nghiệp của các anh chịu đau về tinh thần. Chúng ta không nên chịu đau đớn mãi. Việc này phải làm cho ra nhẽ.
Trước hết tôi muốn nói đến cái clip đánh người và ý kiến của ông Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên, Bùi Huy Thanh.
Tôi muốn nói với ông Thanh thế này: Nhìn vào clip đánh người, tôi không nghĩ những người đánh đó là những người đi thi hành công vụ. Tôi không nghĩ đó là những người công an được đào tạo, mà đó chỉ là một mớ côn đồ. Họ hàng mấy chục người, có vũ khí trong tay chạy theo đánh hai người không hề chống đối. Vì vậy dù hai người bị đánh là nhà báo hay dân thường thì những kẻ đánh họ cũng chỉ là những người được giáo dục rất ít. Nếu họ là những người đã được đào tạo qua trường lớp, tôi đề nghị thanh tra những cơ sở giáo dục mà họ đã từng học. Dân không nộp thuế để đào tạo ra những người công an như vậy!
Mà lập luận của ông Chánh văn phòng Thanh cũng rất buồn cười: “… hiện phía cơ quan chức năng chưa thể đưa ra kết luận về vụ việc vì chỉ mới nhận được tường trình một phía, từ các nhà báo”. Thử hỏi những kẻ gây hại cho người khác có bao giờ đến báo với cơ quan chức năng trước khi người bị hại kêu cứu chưa? Thậm chí khi bị bắt, bị tra hỏi, chúng còn chối quanh nữa là!
 Xin được hỏi những người có chức, có quyền?
 Trở lại chuyện các nhà báo bị đánh. Trên thế giới, người ta công nhận nhà báo là nghề nguy hiểm. Họ bị chết ở nơi chiến sự, họ (những nhà báo tham gia phe phái) bị phe đối lập lăng mạ, họ bị những người dân cho là phản ánh không trung thực tẩy chay, xua đuổi. Nhưng đấy là những nhà báo ở nước ngoài.
Còn ở ViệtNamhiện nay không có chiến sự, không có phe đối lập, dân không xua đuổi, tẩy chay… Tại sao nhà báo vẫn bị đánh nhỉ?
Tìm hiểu sâu thêm thì được thấy, nhà báo chủ yếu bị công an và những kẻ bất hảo được chính quyền thuê đánh (“Liên minh” chính quyền – đầu gấu là vô cùng nguy hiểm). Bị công an và đầu gấu đánh thì rõ ràng bản thân nhà báo rất khó chống đỡ. Nhà báo ViệtNamchỉ mong được chính quyền và nhân dân bảo vệ thôi.
Nhưng trước khi được chính quyền và nhân dân bảo vệ, cánh nhà báo chúng ta phải tự bảo vệ mình. Trước hết, chúng ta phải dùng uy lực của những người người có chức, có quyền đã và đang là nhà báo. Trong bộ máy của Đảng và Nhà nước hiện nay, có rất nhiều nhà báo. Điển hình là ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư ĐCS Việt Nam. Ông Trọng trước đây làm ở Tạp chí Cộng Sản, từ phóng viên thường lên chức Tổng biên tập. Ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương, trước đây làm ở Báo Nhân Dân, cũng từ phóng viên tới chức Tổng biên tập; Ông Huynh còn đã từng làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam. Nếu hai ông này mà lên tiếng bảo vệ nhà báo, Giám đốc công an tỉnh Hưng Yên hay Bí thư Tỉnh ủy cũng không thể xem thường.
Nhưng cho đến giờ phút này, hai ông Trọng và ông Huynh chẳng hé răng nói một lời. Các ông không nói nên chẳng biết thái độ của các ông ấy ra sao. Đến ông Nguyễn Đăng Tiến – Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam cũng im lặng nốt.
Vì sao các ông không lên tiếng? Các ông cho rằng đây là vụ việc nhỏ nhặt không đáng để các ông ấy quan tâm? Nếu các ông ấy không từng là nhà báo, cũng không nên nghĩ như vậy. Người của chính quyền đánh dân thường cũng là chuyện to rồi. Đây lại là người của chính quyền địa phương  đánh nhà báo của Đài Đảng trung ương. Chuyện nghiêm trọng quá đi chứ lị! Đừng quên rằng, những vụ việc ở Trung Đông vừa qua (dân biểu tình làm chính quyền ở nhiều nước sụp đổ) bắt đầu bằng việc một người bán hàng rong ở Yemen tự thiêu vì bị cảnh sát ức hiếp!
Có lẽ các ông ấy đang cân nhắc cần bảo vệ ai trong vụ việc này. Bảo vệ các nhà báo hay bảo vệ những người nhân danh chính quyền? Đây chưa phải là việc quá nan giải nhưng vẫn là lựa chọn khó khăn với những người đã từng là nhà báo, nay có quyền cao, chức trọng.
Còn những người đang là nhà báo, cụ thể là những người lãnh đạo cao nhất ở Đài Tiếng nói Việt Nam, những người làm ở Hội Nhà báo Việt Nam– họ có trách nhiệm trực tiếp phải bảo vệ cán bộ của mình, hội viên của mình. Nhưng rõ ràng họ đang im lặng, hoặc tỏ ra ngập ngừng, nghe ngóng. Họ đang chờ xem những người như ông Trọng, ông Huynh có thái độ thế nào. Tôi thấy cách nói của đại diện Hội Nhà báo nhạt lắm! Cái “chết” của nhà báo chúng ta là ở  chỗ đó – những người có trách nhiệm trực tiếp bảo vệ mình lại sợ những người có chức quyền cao hơn.
Do vậy, chúng ta – Những người trực tiếp cầm bút và cầm ống kính, máy ảnh phải tự bảo vệ mình thôi. Chúng ta bảo vệ mình theo cách của mình: Nói lên sự thật và chấp nhận thiệt thòi, hy sinh. Chỉ có điều: Chúng ta không chụi hèn, chịu nhục.
H.B.K.

Ngành giao thông cần một bộ trưởng giỏi nhưng chắc chắn đó không phải là ông Đinh La Thăng

http://blog.yahoo.com/M.Q/articles/182756/index

Ngành giao thông cần một bộ trưởng giỏi nhưng chắc chắn đó không phải là ông Đinh La Thăng
May 9, 2012 4:10 PMPublicPageviews 1688 5
Đã gần 9 tháng kể từ khi ông Đinh La Thăng được Quốc hội phê chuẩn là Bộ trưởng Giao thông vận tải. Sau những tuyên bố mạnh mẽ đầu tiên của ông tại Quốc hội và một loạt tuyên ngôn và các hoạt động điều hành của ông trên cương vị người đứng đầu ngành giao thông, cũng đã đủ thời gian để dư luận có những đánh giá đầy đủ hơn về trình độ, năng lực và cả phẩm chất của vị bộ trưởng này.
 Ai cũng hiểu, hệ thống giao thông, vận tải có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đến thế nào trong việc phát triển kinh tế, đến đời sống dân sinh. Trong nhiều năm qua, sự yếu kém, lạc hậu của hệ thống đó, tình trạng  quá tải, tắc nghẽn giao thông thường xuyên ở cả đường bộ, đường sắt…đã gây cản trở biết bao nhiêu cho sự phát triển của nền kinh tế, gây khó khăn biết bao nhiêu cho việc đi lại của người dân. Chính vì thế, ngành giao thông hơn lúc nào hết, cần một người lãnh đạo có tầm nhìn, hiểu biết, có tài năng và tâm huyết để chỉ đạo, điều hành, tổ chức lại hệ thống yếu kém đó, một cách toàn diện.
 Đáp lại sự kỳ vọng đó của đa số dân chúng, của cộng đồng doanh nghiệp, trong thời gian đầu, sự xuất hiện của ông Đinh La Thăng-nguyên là chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN), với những tuyên bố, hành động ban đầu khá mạnh mẽ và rõ ràng, dư luận đã tưởng rằng, đây chính là một người lãnh đạo cần phải có trên chiếc ghế bộ trưởng Giao thông vận tải.
 Ngay trong ngày được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng GTVT, ông Thăng tuyên bố: “Bộ trưởng là tư lệnh lĩnh vực ngành, phải cho tôi toàn quyền. Tư lệnh ra chiến trường phải được toàn quyền quyết định chiến đấu, tiến hay lùi, nếu chờ xin phép thủ trưởng ở nhà thì sẽ lỡ cơ hội”. Ông cũng nói rõ, phương hướng, kế hoạch hành động của mình với báo giới: “ Bộ Giao thông sẽ tập trung giải quyết 3 khâu đột phá chiến lược. Thứ nhất là đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thứ hai là tình trạng tai nạn giao thông, thứ ba là ùn tắc giao thông. Tôi sẽ thực hiện quyết liệt 3 vấn đề trên”.
 Một hành động khác đáng chú ý của Bộ trưởng Đinh La Thăng sau 2 tháng nhậm chức là khi đi kiểm tra công trình nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng, ông đã chỉ đạo thay chức vụ Trưởng ban quản lý dự án dự án xây dựng nhà ga này. Tiến độ công việc tại dự án này sau đó tiến triển rõ rệt.
Với những sự khởi đầu như vậy, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã nhận được những đánh giá tích cực từ dư luận, báo chí. Người ta đã tưởng rằng, đây chính là vị bộ trưởng mà ngành giao thông cần có trong thời điểm hiện nay. Trong thời điểm ấy, chỉ có một điểm khá lợn cợn khi người ta đánh giá về Bộ trưởng Thăng là tại kỳ họp Quốc hội, ông có đề nghị Quốc hội dành 40.000 tỷ đồng tổng  thu vượt dự toán từ nguồn dầu thô quốc gia để dành hết cho Bộ GTVT sử dụng. Đây là một đề nghị bất ngờ do tính phi lý, cục bộ của người đề xuất.
Nhưng với một loạt hoạt động chỉ đạo, điều hành trực tiếp của ông Đinh La Thăng trong những tháng gần đây đang khiến cho dư luận từ ủng hộ chuyển sang nghi ngờ về năng lực, tầm hiểu biết, phẩm chất thực sự của người đứng đầu ngành giao thông.
 Một trong những điểm người ta dễ đặt câu hỏi nhất là trình độ hiểu biết pháp luật của Bộ trưởng Đinh La Thăng. Một thành viên Chính phủ, đứng đầu một lĩnh vực quan trọng , có tầm ảnh hưởng lớn đến quốc kế, dân sinh không thể không hiểu rõ hệ thống, quy định chính sách, pháp luật. Nhưng với nhiều quyết định, chủ trương của ông Đinh La Thăng, người ta không thể không nghi ngờ về sự hiểu biết của ông trong vấn đề này. Ngay từ khi Công văn số 6630/BGTVT-TCCB do ông  ký ngày 17-10-2011. Trong đó quy định: “các đồng chí lãnh đạo thuộc diện bộ quản lý từ cấp vụ và tương đương trở lên không chơi gôn, không tổ chức hoặc tham gia các giải gôn”. Theo Lê Hồng Sơn, cục trưởng cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp, đây là văn bản có nội dung “sai thẩm quyền, vi phạm quyền cán bộ công chức”.
Một ví dụ khác rõ hơn, ngày 16.3.2012, Bộ trưởng Đinh La Thăng ký ban hành  ban hành công văn số 1782 yêu cầu dừng ngay việc nghiệm thu, cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe cơ giới cải tạo. Công văn có hiệu lực ngay ngày ký . Theo nhiều chuyên gia pháp luật, công văn trên có nhiều điểm sai như: không phải là văn bản quy phạm pháp luật (vì không phải thông tư hoặc thông tư liên tịch hay chỉ thị, quyết định) nhưng yêu cầu dừng thực hiện một văn bản có tính quy phạm pháp luật ( Quyết định số 15/2005/QĐ-BGTVT năm 2005 của bộ trưởng GTVT). Hơn nữa, lại yêu cầu các đơn vị trực thuộc ngành thực hiện ngược lại nội dung trên, thực hiện ngay rồi mới soạn thảo quyết định thay thế quyết định cũ.  Điều này cho thấy, ông Đinh La Thăng thiếu sự hiểu biết về pháp luật mặc dù đây là một kiến thức rất đơn giản mà một cán bộ nhà nước cần phải nắm bắt.
Để thực hiện kế hoạch hành động mang tính “đột phá” cho ngành GTVT-giảm ùn tắc giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có những chủ trương và có nhiều chỉ đạo trực tiếp nhưng cho đến nay, những hoạt động này cũng khiến không ít người dân, tổ chức nghi ngờ, mất lòng tin vào các hành động đó. Cụ thể như việc đổi giờ học, giờ làm ở thành phố Hà Nội, chỉ trong một thời gian ngắn đã chứng minh không đem lại hiệu quả. Hay mới đây, việc đề xuất thu thuế hạn chế phương tiện giao thông cũng gây bức xúc lớn không chỉ trong dư luận mà cả các chuyên gia, cán bộ có uy tín của ngành giao thông. Nhiều người đánh giá đây là chủ trương bất hợp lý, không khoa học, làm tăng thêm chi phí vận tải, giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải Việt Nam. Chính vì điều này, mới đây, Chính phủ đã yêu cầu  Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét lại chủ trương này để trình vào một thời điểm khác.
Nhưng hết chủ trương trên thì Bộ trưởng Giao thông lại đề ra sáng kiến thu tiền của dân qua “Quỹ tham gia giao thông”-một dạng quỹ có thể coi như quỹ chết- đóng hụi, để dễ thu tiền của người tham gia giao thông khi có vi phạm.
Việc tập trung các giải pháp để giảm tai nạn, ùn tắc giao thông là đúng đắn nhưng nó cần phải bằng các giải pháp thực sự khoa học, có nghiên cứu, tính toán đầy đủ và có tính giải trình cao. Nhưng với tất cả những giải pháp do Bộ GTVT đề xuất như vừa rồi trong đó có những biện pháp, giải pháp có dấu ấn cá nhân của Bộ trưởng Đinh La Thăng nó cho thấy chưa đem lại hiệu quả, chưa tạo được sự ủng hộ từ dư luận, từ nhiều cơ quan, các chuyên gia trong lĩnh vực này.  Thậm chí, trong nhiều thời điểm, các giải pháp đó bị đánh giá tiêu cực, khó có thể triển khai do những sự bất hợp lý, thiếu những cơ sở khoa học, thực tế về giao thông đường bộ và không được lòng dân.
Người ta đang lo ngại, với những chính sách mới của ngành GTVT, ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam mới bắt đầu hình thành một chút, ngành vận tải…đang đi vào ngõ cụt. Các hoạt động sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô như đang dần đông cứng lại. Theo số liệu của bộ Tài chính thì chỉ trong quý 1 2012, số thu thuế nk ô tô nguyên chiếc giảm trên 4000 tỷ đồng-một số tiền đủ xây dựng gần 20 cái cầu vượt lắp ghép dạng nhẹ đang phát huy hiệu quả chống ùn tắc tại Hà Nội-và nên nhớ-mới chỉ trong 1 quý.
Những bức ảnh mới đây đăng trên các báo về minh họa cho tình trạng ùn tắc giao thông cho thấy, có nhiều con đường lớn ở một số thành phố, phần đường dành cho ô tô vắng hoe trong khi phần đường dành cho xe máy chật cứng như nêm, kéo dài hàng cây số. Phải chăng, nó đang phản ánh cho sự lệch lạc của chính sách ?
Trong bối cảnh dư luận thất vọng với những đề xuất, giải pháp mới về chống ùn tắc giao thông thì việc mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng lại có đề xuất dành hơn 10.000 tỷ đồng để đầu tư cho hệ thống văn phòng, trụ sở làm việc của Bộ GTVT càng khiến hình ảnh tốt đẹp mà vị Bộ trưởng này gây dựng được trong mấy ngày đầu biến mất trong cách nhìn của những người ủng hộ, có lẽ còn rất ít ỏi của ông. Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, chính Bộ trưởng GTVT còn phải nghĩ nhiều cách để thu thật nhiều tiền của dân qua việc đề xuất thu nhiều loại phí giao thông đường bộ như phí hạn chế phương tiện rồi “quỹ tham gia giao thông”…để có tiền đầu tư, thì việc đề xuất dành hơn 10.000 tỷ đồng trên để xây dựng trụ sở làm việc cho thấy cách xử lý, tầm nhìn của một vị bộ trưởng như vậy là rất có vấn đề. Hơn nữa, trong khi các bộ khác: Kế hoạch, Tài chính…bắt đầu thực hiện chủ trương cắt giảm đầu tư công mà Chính phủ yêu cầu thì việc lãnh đạo Bộ GTVT lại đề xuất đầu tư cả chục ngàn tỷ đồng cho trụ sở như vậy,  thật là điều bất bình thường.
Đáng nói hơn nữa, là Bộ trưởng GTVT còn đề xuất vay vốn ODA để xây trụ sở lại càng phản cảm vì vốn ODA là vốn vay, cuối cùng cũng phải trả bằng những đồng tiền thuế do dân, doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách và nó chỉ nên sử dụng, đầu tư cho những công trình, dự án cấp bách cho phát triển kinh tế-xã hội chứ không phải để làm nhà làm việc cho ngành giao thông.
Nhưng giao thông cũng không chỉ có chuyện ùn tắc, tai nạn. Người ta cũng chưa thấy vai trò của Bộ trưởng Đinh La Thăng trong việc xử lý nhiều vấn đề quan trọng khác của ngành này. Như tình trạng làm ăn thua lỗ, bết bát của nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành giao thông: tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)…Trong khi Vinalines đang làm ăn thua lỗ hàng ngàn tỷ, hàng chục tàu cũ lạc hậu…thì việc quy hoạch, tiếp tục dành cả 100.000 tỷ đồng đầu tư cho doanh nghiệp này liệu có phải là giải pháp đúng đắn ?. Hay trong lĩnh vực hàng không, trong khi cần phải xây dựng một môi trường cạnh tranh thì việc cho phép Vietnam Airlines thâu tóm, chiếm cổ phần chi phối trong hãng hàng không Jestar Paciffic để độc quyền khoảng 90% thị trường hàng không trong nước có đúng đắn ?. Sự yếu kém, lạc hậu của hệ thống giao thông đường sắt, chưa thấy có những đổi mới đáng kể nào từ khi Bộ trưởng Đinh La Thăng lên nắm quyền.

Một câu chuyện liên quan đến tính trung thực của Bộ trưởng. Trong khi Chánh văn phòng Bộ Giao thông Vận tải khẳng định xe Land Cruiser chở Bộ trưởng Đinh La Thăng đã bị một ôtô khác đâm trong chuyến công tác tại Ninh Bình, thì ông Thăng phủ nhận sự việc đó: "Không có chuyện ai bị tai nạn nào hết. Tôi khẳng định là không có chuyện đó". Người ta tất nhiên có quyền đặt câu hỏi nghi vấn về lời thanh minh của Bộ trưởng bởi ba nhẽ: báo chí trưng ra hình ảnh ô tô của ông bị đâm; chánh văn phòng là người phát ngôn của bộ nên lời của ông mang tính chính thức của tổ chức; không một báo nào đăng tin bộ trưởng đâm đã phải cải chính, nếu họ đưa tin không đúng.

Cơ sở hạ tầng đang là 1 trong 3 nút thắt để Việt Nam phát triển. Giải quyết nó không phải là những tuyên bố ngẫu hứng, những văn bản tuỳ tiện. Hơn lúc nào hết, ngành giao thông cần một bộ trưởng có phẩm chất của một nhà chính trị và nhà kỹ trị, có cái nhìn dài hạn, bao quát và ý thức được những tuyên bố và chính sách của mình đối với sự phát triển của đất nước.

Nhìn toàn diện tất cả các vấn đề như vậy để thấy, mặc dù ngành GTVT đang rất cần phải có một Bộ trưởng giỏi giang, quyết đoán, có tâm, có tầm nhưng cho đến giờ này, với lựa chọn là Bộ trưởng Đinh La Thăng, đã là một sai lầm. Cũng có thể nói, BT Đinh La Thăng có một số phẩm chất tốt: quyết đoán, nhanh nhẹn, dám làm…nhưng ở cương vị một chính khách, một bộ trưởng có lẽ phải cần nhiều hơn thế: tầm hiểu biết, cách làm bài bản, khoa học-những điều người ta chưa thấy có ở ông mà người ta chỉ thấy rõ hơn đó là sự nóng vội và nông nổi.
Thường vụ Quốc hội mới rồi họp cũng đã có bàn đến việc bỏ phiếu tín nhiệm với cấp bộ trưởng trở lên. Việc này nếu làm được, sẽ giúp Quốc hội đánh giá, nhìn nhận lại những chức danh đã phê chuẩn-để có những vị trí nào chưa phù hợp, có thể điều chỉnh lại, có thể, bước đầu là rất nên với vị trí BT bộ giao thông ?.

THƯ PHẢN HỒI CỦA BRITISH UNIVERSITIES VỀ DỰ ÁN ECOPARK

http://xuandienhannom.blogspot.com.au/2012/05/thu-phan-hoi-cua-british-universities.html

Thứ bảy, ngày 12 tháng năm năm 2012

THƯ PHẢN HỒI CỦA BRITISH UNIVERSITIES VỀ DỰ ÁN ECOPARK


Thư phản hồi của British Universities

Dưới đây là thư phản hồi của Viện phó Đại học London và của Khoa trưởng Chương trình ĐH Quốc tế sau khi nhận được Lá thư kêu gọi của nhóm các nhà hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và ngành nghề gửi đi vào ngày 08/05/2012 về dự án Ecopark ở Hưng Yên.


Người gửi: Geoff Crossick [Geoff.Crossick@london.ac.uk]
Ngày gửi: 11 Tháng Năm, 2012 6:49AM
Người nhận: Tuan Pham
Đồng kính gửi: Jonathan Kydd
Về việc: Thư gửi Ngài Graem Davies- Khiếu nại dự án Ecopark ở Hưng Yên, Việt Nam

Kính thưa GS Pham Quang Tuan
Viện Đại học chúng tôi vừa nhận được thư của ông đề ngày 08/05/2012 đồng ký tên với 27 vị khác, liên quan đến Dự án Ecopark tại Hưng Yên. Nội dung thư đã đề cập đến một số vấn đề khiến chúng tôi phải xem xét một cách rất nghiêm túc. Nhưng cũng mong ông thông cảm cho rằng chúng tôi cần có chút ít thời gian để nghiên cứu những vấn đề đó và để có thể có giải pháp về sau.

Hiện tại chúng tôi cũng mong ông lưu tâm đến thông tin về Nội quy Chính sách của Viện chúng tôi mà ông có thể tham khảo ở trang nhà Các chương trình Quốc tế của Viện Đại học London.

Ở đây, tôi cần khẳng định rõ rằng Viện Đại học Anh ở Việt Nam (British University Vietnam, BUV) chưa phải là một Trung tâm [đã] được Công nhận trực thuộc Các chương trình Quốc tế của Viện Đại học London như trong Nội Quy Chính sách của Viện xác định. Viện Đại học Anh ở Việt Nam (BUV) chẳng qua cũng mới chỉ là một ứng viên xin được Công nhận mà thôi.

Có lẽ ông nên liên lạc với Giáo sư Jonathan Kydd, Khoa trưởng của Các chương trình Quốc tế Viện Đại học London, là người chịu trách nhiệm trực tiếp trong lĩnh vực này của Viện Đại học London, mà tôi có gửi kèm trong thư này. Tuy nhiên, tôi vẫn sẵn lòng nhận các thông tin mà ông trao đổi với ông ấy để theo dõi tiến trình.

Kính thư,
Geoffrey Crossick
Giáo sư Geoffrey Crossick

Viện Phó*
Viện Đại học London
Senate House | Malet Street | London WC1E 7HU | UK
Tel: +44 (0)20 7862 8004    Web: www.london.ac.uk

*Viện Phó, Vice-Chancellor, là một chức danh điều hành cao nhất trong các Viện/Trường Đại học thuộc Anh và Khối Thịnh vượng, được coi như là chứ Viện trưởng hay Hiệu trưởng. Mặc dù các Viện Đại học này có chức danh Viện trưởng, Chancellor nhưng vị Viện trưởng này không nắm vai trò điều hành tổng quát (Ghi chú của Bauxite Việt Nam)
________

Thư của GS Khoa trưởng Các chương trình Quốc tế của Viện Đại học London 

Người gửi: Jonathan Kydd [Jonathan.Kydd@london.ac.uk] 
Ngày gửi: 11 Tháng Năm, 2012 5:50PM
 Người nhận: Tuan Pham
Đồng kính gửi: Geoff Crossick; Andrew Bollington; Chris Cobb
Về việc: Khiếu nại dự án Ecopark ở Hưng Yên, Việt Nam

Kính thưa Ô Tuan Pham,

Cám ơn ông đã cho tôi biết thêm thông tin. Tôi muốn khẳng định lại nhận xét của ngài Viện Phó cho rằng những vấn đề ông đã nêu, chúng tôi cần phải nghiên cứu rất nghiêm túc.

Như trong thư của ngài Viện Phó đã đề cập, chúng tôi hiện đang bắt đầu tiếp cận để hiểu sâu hơn tình trạng mà ông và các đồng tác giả ký tên kiến nghị. Tôi cũng biết ông sẽ thông cảm là chúng tôi cần có thời gian để tiến hành các quy trình thu thập thông tin, phân tích dữ kiện để có thể đưa ra các quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, chúng tôi bảo đảm là sẽ coi đây là một vấn đề ưu tiên hàng đầu cần phải giải quyết.

Trân trọng,
Giáo sư Jonathan Kydd

Khoa trưởng
Các chương trình Quốc tế của Viện Đại học London
Giám đốc Điều hành Học viện Quốc tế của Viện Đại học London
Stewart House | Russell Square | London WC1B 5DN | United Kingdom
Tel: +44 (0)20 7862 8294    Web: www.londoninternational.ac.uk

Hai bản thư gốc:
From: Geoff Crossick [Geoff.Crossick@london.ac.uk]
Sent: Friday, 11 May 2012 6:49 AM
To: Tuan Pham
Cc: Jonathan Kydd
Subject: RE: Sir Graeme Davies - Appeal concerning the Ecopark project in Hung Yen, Vietnam

Dear Professor Pham Quang Tuan

The University has received your letter of 8 May 2012, co-signed by 27 other individuals, concerning the Ecopark Project in Hung Yen. The letter covers matters which we take very seriously.  You will appreciate that it will take a little time to study these issues and to resolve on any subsequent actions.

Meanwhile I draw your attention to information about our Institutions Policy Framework which can be found on the website of University of London International Programmes.  
In this regard, I should make it clear that the British University Vietnam (BUV) is not a Recognised Centre of the University of London International Programmes as defined by the Institutions Policy Framework.  The British University Vietnam (BUV) is presently no more than a candidate for Recognised status.

It may be helpful if you corresponded with Professor Jonathan Kydd, Dean of University of London International Programmes, who has direct responsibility for this area of work of the University of London, and to whom I am copying this message. I would, nonetheless, be grateful if you could copy me into any messages you send him, so that I am aware of them.


Yours sincerely,

Geoffrey Crossick

Professor Geoffrey Crossick

Vice-Chancellor
University of London
Senate House | Malet Street | London WC1E 7HU | UK
Tel: +44 (0)20 7862 8004    Web: www.london.ac.uk 

 ---------------------------------------------------------------------------------------

From: Jonathan Kydd [
Jonathan.Kydd@london.ac.uk]
Sent: Friday, 11 May 2012 5:50 PM
To: Tuan Pham
Cc: Geoff Crossick; Andrew Bollington; Chris Cobb
Subject: RE: Appeal concerning the Ecopark project in Hung Yen, Vietnam

Dear Tuan Pham:

Thank you for getting in touch and for the additional information.  I reiterate the Vice Chancellor’s comment that the matters you raise are ones which we take very seriously.


As the Vice Chancellor indicated in his email, we have begun to make contacts to deepen our understanding of the circumstances which are of concern to you and co-signatories.  As I am sure you will appreciate, the processes of information gathering, analysis and subsequent decision making will take some time. Nevertheless, be assured that we will give this matter high priority.


With best wishes:

Professor Jonathan Kydd

Dean 
University of London International Programmes
Chief Executive  University of London International Academy
Stewart House | Russell Square | London WC1B 5DN | United Kingdom
Tel: +44 (0)20 7862 8294    Web: www.londoninternational.ac.uk 

TUYÊN BỐ VỀ VIỆC CƯỠNG CHẾ GIẢI TỎA ĐẤT ĐAI VĂN GIANG BẰNG VŨ LỰC

http://xuandienhannom.blogspot.com.au/2012/05/tuyen-bo-ve-viec-cuong-che-giai-toa-at_11.html

Thứ sáu, ngày 11 tháng năm năm 2012

TUYÊN BỐ VỀ VIỆC CƯỠNG CHẾ GIẢI TỎA ĐẤT ĐAI VĂN GIANG BẰNG VŨ LỰC



TUYÊN BỐ VỀ VIỆC CƯỠNG CHẾ GIẢI TỎA

ĐẤT ĐAI VĂN GIANG BẰNG VŨ LỰC

Lưu ý: Bản Tuyên bố này vẫn đang được cập nhật, hiện đã có gần 3 ngàn người ký tên. Kính mời bà con tham gia ký tên tại Email: BauxiteVN_Petition@yahoo.com 

Vụ cưỡng chế giải tỏa đất đai bằng vũ lực diễn ra sáng 24/4/2012 ở địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên đang gây xúc động mạnh mẽ tất cả những người Việt Nam có lương tri, dấy lên nỗi lo lắng chưa từng có trong mọi người dân Việt biết suy tư về vận mệnh đất nước.

Cho đến hôm nay, đã có thể nhận rõ những sự thật đau lòng về bản thân vụ Văn Giang cũng như những sự thật nguy hiểm đối với đất nước đã được phơi bày từ vụ này.

Để chứng tỏ quyền lực của chính quyền trong việc “hỗ trợ” một dự án kinh doanh được Nhà nước bảo trợ thông qua những điều luật và điều khoản dưới luật đã và đang ngày càng bị công luận đồng thanh phản bác vì bản chất vi hiến, đi ngược lại quyền lợi của đại đa số nông dân, thành phần chủ yếu của nhân dân Việt Nam, thành phần từng là chủ lực quân của cuộc cách mạng và chiến tranh do Đảng Lao Động, Đảng Cộng Sản Việt Nam phát động và lãnh đạo trong nửa thế kỷ qua, chính quyền đã huy động hàng ngàn công an, cảnh sát vũ trang hùng hậu đàn áp cuộc chống đối giải tỏa của hàng trăm nông dân quyết bảo vệ mảnh đất thấm mồ hôi, nước mắt và máu, còn lưu giữ xương cốt của cha ông từ nhiều đời.

Những hình ảnh lan truyền khắp thế giới đã khiến tất cả những ai có Lương Tri Con Người phải phẫn nộ. Những kẻ vũ trang tận răng xông vào đe dọa bằng tiếng nổ và đánh đập vài người nông dân yếu ớt. Những tiếng khóc la của đàn bà, con trẻ làm đau nhói tim người. Những mảnh xương cốt cha ông bị máy ủi xới bật lên trên cánh đồng xanh tốt phút chốc tan hoang để lại một ấn tượng chua xót và tủi nhục. Đó là những tội ác Trời không dung, Đất không tha.

Những hình ảnh phơi bày trước con mắt nhân dân trong nước và thế giới sự đối đầu không khoan nhượng giữa bộ máy đàn áp của chính quyền với một bộ phận nông dân, sự bạo hành chỉ có thể áp dụng đối với kẻ thù của nhân dân. Nguy hiểm hơn nữa cho đất nước, qua vụ Văn Giang có thể thấy một đội ngũ mang danh công bộc của dân nhưng lại chống đối nhân dân với tâm lý không biết sợ, không biết thẹn, không biết đau biết nhục.

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, khẩn thiết yêu cầu:

1/ Các cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hãy chính thức bày tỏ quan điểm trước toàn dân về những vấn đề sau đây:

- Việc sử dụng bạo lực để giải tỏa đất ở Văn Giang ngày 24/4/2012 có vi phạm những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam trong việc triệt để tôn trọng quyền mưu cầu hạnh phúc của cả một dân tộc được tự do sinh sống trên mảnh đất độc lập do xương máu của chính mình giành được?

- Việc giải tỏa gây chấn động tâm can hàng chục triệu người dân, trước hết là hàng chục triệu nông dân, chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng khó lường về an ninh chính trị của đất nước, để bảo vệ lợi lộc của một nhóm cá nhân chủ đầu tư, có phải việc nên làm của một nhà nước của dân, do dân, vì dân?

- Việc giải tỏa (nếu có) dựa vào những quy định luật pháp hiện hành đang là đối tượng phải sửa đổi của Luật Đất đai sắp tới có phải việc nên làm của một nhà nước thực sự có thiện chí hướng đến một Nhà Nước Pháp Quyền?

- Việc công khai đối đầu giữa lực lượng vũ trang mệnh danh “Công an nhân dân” với một cộng đồng nhân dân không chống đối chính quyền, chỉ tranh chấp quyền lợi với một nhóm lợi ích, có phá hoại nghiêm trọng khối đoàn kết dân tộc đang là vốn quý nhất của một nước nhỏ yếu trong cuộc chiến đấu lâu dài đòi lại và bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ trước một kẻ thù to lớn và đầy tham vọng?

2/ Các cơ quan quyền lực cao nhất hãy công bố rõ những người, những bộ phận chính quyền địa phương và trung ương chịu trách nhiệm về chủ trương và việc thực hiện vụ cưỡng chế giải tỏa trên.

3/ Xem xét lại toàn bộ dự án Ecopark để điều chỉnh những bất hợp lý, bất hợp tình trong dự án theo hướng ưu tiên lợi ích thực sự của Nhà nước và người nông dân có đất bị thu hồi.

4/ Yêu cầu các cấp chính quyền và doanh nghiệp Ecopark khẩn trương khắc phục những hậu quả của vụ cưỡng chế:

- Công khai xin lỗi, bồi thường cho những người dân bị đánh đập, ngược đãi trong vụ cưỡng chế.

- Làm lễ tạ tội những hương hồn đã bị đào mồ, phơi xương trắng; xin tạ lỗi với những hậu duệ của người chết, xin khôi phục mồ mả của cha ông họ.

- Đền bù thiệt hại của những hộ nông dân bị giải tỏa đất trong vụ cưỡng chế bằng các hình thức được họ chấp nhận.

Nếu Ecopark không thực hiện nghiêm chỉnh những điều nói trên đây, xin khẩn thiết đề nghị hết thảy những ai có tiền và đang muốn mua đất thuộc Dự án khu du lịch sinh thái của Doanh nghiệp Ecopark tại Văn Giang hãy nhất tề tẩy chay Dự án này nhằm biểu lộ tình thương yêu ruột thịt với đồng bào mình là những người nông dân đang lâm vào tình thế không còn đường sống, không còn đến nấm mộ của tổ tiên để được thờ phụng đúng với đạo lý, tín ngưỡng truyền thống hàng ngàn năm nay của người Việt Nam.

5/ Không được sử dụng lực lượng trị an của Nhà nước để cưỡng chế đất đai “hỗ trợ” những dự án không phục vụ lợi ích thật sự của quốc gia, an ninh, quốc phòng.

6/ Nhanh chóng sửa đổi Luật Đất đai và những luật lệ liên quan đến việc giải phóng mặt bằng theo hướng đặt quyền lợi của người dân có đất và quyền lợi thực sự của quốc gia lên cao nhất, tuyệt đối không để các nhóm đặc quyền lợi dụng luật để cướp đất của dân với giá rẻ mạt.

Với tâm huyết bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc, trước hết là lợi ích của người dân lao động, với thiện chí xây dựng một nhà nước thực sự pháp quyền, của dân, do dân, vì dân, chúng tôi kêu gọi những người có trách nhiệm cao nhất của Nhà nước Việt Nam nghiêm túc đáp ứng những yêu cầu trên. Với thiện chí xây dựng một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, lành mạnh và nhân bản cho nước Việt Nam phát triển bền vững, chúng tôi yêu cầu các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tôn trọng lợi ích chính đáng của người dân, không cấu kết với bọn tham nhũng trong chính quyền để mưu lợi lộc bất chính, bất nhân, bất nghĩa, điều sẽ xâm hại chính lợi ích lâu dài của các vị. Với thiện chí xây dựng hình ảnh người “Công an nhân dân” đúng nghĩa, chúng tôi kêu gọi các sĩ quan, chiến sĩ công an, cảnh sát bị điều động tham gia cưỡng chế đất đai của dân phải hết sức tôn trọng người dân trong mọi hành động, cử chỉ, lời nói, không mù quáng tuân theo những mệnh lệnh phi pháp, phi nhân của bọn tham nhũng nhân danh chính quyền, không để mình trở thành kẻ thù của dân, không gây nên nỗi căm hờn của dân vì đó sẽ là mối nguy khôn lường cho an ninh quốc gia.

Hà Nội, ngày Lao động quốc tế 1/5/2012
Bauxite Việt Nam

_________________________________

Nếu đồng ý với Tuyên bố này, xin gửi e-mail về địa chỉ:
BauxiteVN_Petition@yahoo.com

Trong thư, xin cho biết họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp. Khi công bố, Bauxite Việt Nam chỉ ghi tỉnh (đối với người trong nước) hay nước (đối với người ở hải ngoại).
Bauxite Việt Nam

TỔ CHỨC CỦA ĐẢNG MÀ CHƠI THẾ NÀY THÌ ĐỂU QUÁ!

http://xuandienhannom.blogspot.com.au/2012/05/to-chuc-cua-ang-ma-choi-nay-thi-eu-qua.html

TỔ CHỨC CỦA ĐẢNG MÀ CHƠI THẾ NÀY THÌ ĐỂU QUÁ!


Bà Ngô Thị Đức, Vợ liệt sĩ, 47 năm tuổi Đảng
Tóm tắt sự việc:

Năm 2009, Thủ tướng CP có văn bản số 1161/TTg-KTN do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải ký cho phép xây dựng nhà máy xử lý nước thải thị xã Từ Sơn. Các cơ quan chuyên môn của tỉnh Bắc Ninh khảo sát và chọn địa điểm xây dựng tại thôn Trịnh Nguyễn, xã Châu Khê, TX Từ Sơn, BN (QĐ phê duyệt vào tháng 1/ 2010).

Ngày 5/8/2010. UBND TX Từ Sơn đã ra QĐ thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng nhà máy xử lý nước thải TX Từ Sơn ở thôn Trịnh Nguyễn. Mặt bằng của nhà máy này là hơn 2 ha, và có liên quan đến 42 gia đình thương binh liệt sĩ.

Cho đến nay, qua quá trình thuyết phục, ép buộc, đe dọa bằng nhiều hình thức khác nhau (gia đình nào không nhận tiền đền bù mà có con cái làm việc ở xã phường thì cho nghỉ việc để vận động gia đình, dọa khai trừ đảng…) đến nay đã có 37/64 hộ nhận tiền đền bù (tài liệu đề ngày 22/3/2012 thì nói có 36/63 hộ).


Lý do 27 hộ không nhận tiền đền bù: Nhà máy gần khu dân cư gây ô nhiễm, giá đền bù rẻ mạt, nhân dân mất ruộng không biết sẽ làm gì để sống. Những hộ này không phản đối việc xây dựng nhà máy xử lý nước thải, nhưng yêu cầu đưa về cánh đồng Khô cách xa khu dân cư. Họ đã nhiều lần gửi đơn thư, khiếu nại lên TX Từ Sơn, rồi tỉnh Bắc Ninh, và về TW nhưng chưa được trên trả lời thỏa đáng.



Trong số những hộ dân kiên quyết không nhận tiền đền bù có gia đình của 8 đảng viên, trong đó có 4 đảng viên kiên quyết đến cùng (Ông Quỳnh, ông Bình, ông Nhu và bà Đức). Kết quả, là Thị ủy Từ Sơn đã chơi trò bẩn cuối cùng là khai trừ đảng đối với bà Ngô Thị Đức (vợ Liệt sĩ) và ông Đặng Văn Nhu (Bệnh binh – Thương binh).

Bà Ngô Thị Đức năm nay 72 tuổi, đã có 47 năm tuổi Đảng. Bà là vợ liệt sĩ chống Mỹ. Chồng bà hy sinh (1969) khi bà đang mang thai 4 tháng đứa con trai duy nhất của ông bà.

Ngày 22 tháng 3 năm 2012, UB Kiểm tra, thị ủy Từ Sơn đã ra Kết luận về việc kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Ngô Thị Đức đảng viên chi bộ Trịnh Nguyễn - đảng bộ phường Châu Khê:


Ngày 17 tháng 4 năm 2012, cuộc họp chi bộ để bỏ phiếu xét kỷ luật đảng viên Ngô Thị Đức và Đặng Đình Nhu diễn biến như sau:

1- Trường hợp của Bà Ngô Thị Đức:
- Số đảng viên có mặt: 27
- Số phiếu phát ra: 27
- Số phiếu hợp lệ: 27
- Số phiếu không hợp lệ: 0
- Số phiếu đề nghị kỷ luật khai trừ đảng: 01
- Số phiếu không đề nghị bất cứ mức kỷ luật nào: 26

2- Trường hợp Ông Đặng Văn Nhu:
- Số đảng viên có mặt: 26 (1 người ra về)
- Số phiếu phát ra: 26
- Số phiếu hợp lệ: 25
- Số phiếu không hợp lệ: 01
- 02 phiếu đề nghị mức khiển trách
- 02 phiếu đề nghị mức cảnh cáo
- 01 phiếu đề nghị khai trừ đảng
- 20 phiếu không đề nghị bất cứ hình thức kỷ luật nào

Với kết quả trên, ngày 8 tháng 5 năm 2012, Thị ủy Từ Sơn đã ra quyết định khai trừ đảng đối với hai đảng viên Ngô Thị Đức (Vợ Liệt sĩ, 47 tuổi Đảng) và Đặng Văn Nhu (Thương binh, bệnh binh).

Số ĐT của Bà Ngô Thị Đức: 016 78 296 160
Số ĐT của Ông Đặng Văn Nhu: 016 75 260 199


Kiểu xử lý của một tổ chức đảng như vậy, thật quá đểu!

Mời bà con xem một số video clip do bà con Trịnh Nguyễn quay được vào tháng 11 năm 2011, khi bà con dựng lều để đêm ngày trông coi đám ruộng: 

Chính quyền,CA khu phố Trịnh Nguyễn-Bắc Ninh cướp đất, đánh vợ liệt sĩ










NXD- Blog tổng hợp

TÔI TRỰC TIẾP QUAN SÁT VỤ CÔNG AN ĐÁNH NHÀ BÁO.

http://lhdtt.blogspot.com.au/2012/05/toi-truc-tiep-quan-sat-vu-cong-anh-nha.html

Thứ bảy, ngày 12 tháng năm năm 2012

TÔI TRỰC TIẾP QUAN SÁT VỤ CÔNG AN ĐÁNH NHÀ BÁO.

     Những clip về việc công an đánh đập hai nhà báo của VOV ngày 24/4/2012 không có gì phải nghi ngờ. Khi hai nhà báo bị đánh, tôi đang đứng ở một vị trí trên cao, nhìn rất rõ ràng từ đầu đến cuối, phân biệt được công an, người đeo băng đỏ hay xã hội đen. Chúng trèo, nhảy qua tường vào khu nghĩa trang liệt sĩ túm lấy một thanh niên đang mặc áo trắng đánh túi bụi. Tôi còn nhìn rất rõ kẻ bám vào tường bên kia để với sang đập vào đầu anh thanh niên áo trắng. Hắn đội mũ sắt, màu tím sẫm, khác với những mũ sắt có màu xanh cứt ngựa.

Tôi đã đứng nhìn trực tiếp cảnh này.
Chúng túm vào đánh hội đồng người mặc áo trắng hung hãn như một lũ khát máu, lâu mới được đánh đồng loại.
Uất nghẹn và căm phẫn vô cùng, tôi xăm xăm từ tầng cao chạy xuống định xông ra giằng lấy người thanh niên vô tội đó mà nói rằng: "Hãy đánh tôi đây này. Tôi sẵn sàng thế mạng cho người thanh niên kia bởi họ còn trẻ, họ còn cống hiến được nhiều cho đất nước, cho nhân dân. Còn tôi già rồi, tôi sẵn sàng chết thay cho anh ấy".
Thấy tôi quyết liệt quá, các bà, các chị và các cháu thanh niên ôm chặt lất tôi. Họ muốn bảo vệ tôi, không cho tôi ra nơi nguy hiểm. Không ra được, tôi ngồi khóc vì tôi không bảo vệ được dân tôi.
   Những gì tôi xem trong đoạn clip hoàn toàn khớp với những gì tôi nhìn thấy hôm ấy, Thế mà khi báo cảo thủ tướng trong hội nghị trực tuyến, ông Nguyễn Khắc Hào, phó chủ tịch thường trực tỉnh Hưng Yên dám nói là video này là do bọn phản động làm giả để vu không, bôi nhọ chính quyền.
Xin hỏi ông Hào: "Ông có nhìn thấy cảnh tượng đau lòng đó không? Khi ấy, ông ngồi ở xó xỉnh nào mà dám nói sai sự thật như thế?
Còn tôi, một người đã dành cả cuộc đời cống hiến cho nhân dân, cho Tổ quốc, cho đất nước, cho cách mạng, tôi không thể nào nói khác sự thật được
Sau khi ông báo cáo láo với thủ tướng, tôi có gọi điện nói chuyện trực tiếp với ông Nguyễn Khắc Hào thì ông ấy trả lời tôi rằng: “Bác ơi, con chỉ là phát ngôn thôi, con nói đúng là ý của bí thư, chủ tịch và lãnh đạo tỉnh nói chung”.
Việc công an đánh đập dã man hai nhà báo là đã rõ ràng. Vấn đề là chính quyền Hưng Yên có muốn xử lý đến nơi đến chốn không hay thôi. Nhưng nếu họ vẫn áp dụng bài bản quen thuộc như làm nửa vời hay đợi thời gian cho chìm xuống là cách làm có hại hơn cả cho sự tồn vong của chế độ.

Tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế

http://liliapl.blogspot.com.au/2012/05/tranh-chap-hoang-sa-truong-sa-va-luat.html

Nguyễn Thái Linh*

(Bài viết đã đăng trên tạp chí Tia Sáng phần Iphần II và phần III)
Tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có thể xem như một trong những tranh chấp phức tạp, lâu dài nhất trong lịch sử luật quốc tế. Các tranh chấp đã kéo dài cả trăm năm và ngày càng trở nên căng thẳng hơn. Thực tế tranh chấp với nhiều khía cạnh lịch sử, pháp lý, chính trị v.v… đòi hỏi một nỗ lực tổng thể khi tìm hiểu. Trong khuôn khổ bài viết ngắn này, một cách khái quát, chúng tôi muốn trình bày và cân nhắc luận thuyết của các bên tranh chấp dưới ánh sáng luật pháp quốc tế.
Trong tranh chấp Hoàng Sa, các bên tranh chấp là Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đều đòi hỏi chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo.
Tranh chấp Trường Sa bao gồm các bên Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Phillippines, Malaysia và Brunei, trong đó Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đòi hỏi chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo, Phillippines (mới tham gia tranh chấp từ năm 1951) và Malaysia (từ năm 1978) đòi hỏi chủ quyền với một phần quần đảo, còn Brunei chỉ đòi hỏi một đảo (Louisa Reef, từ năm 1984).
I. Luận thuyết của Việt Nam:
1. Từ thế kỷ XVI, Việt Nam đã có danh nghĩa pháp lý đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên quyền phát hiện và chiếm cứ hiệu quả đối với lãnh thổ vô chủ (terra nullius).
Theo luật quốc tế, bản thân quyền phát hiện đầu tiên một lãnh thổ vô chủ không đủ để tạo ra danh nghĩa pháp lý cho quốc gia phát hiện. Muốn thụ đắc chủ quyền, quốc gia này phải tiếp tục chiếm cứ hiệu quả lãnh thổ đó. Hai nguyên tắc cơ bản trong việc thụ đắc chủ quyền là nguyên tắc thực sự, tức là chiếm hữu thực sự lãnh thổ vô chủ, coi nó như một bộ phận lãnh thổ của mình và thực thi quyền hạn nhà nước, quản lý hành chính trong một thời gian hợp lý; và nguyên tắc công khai – việc chiếm hữu phải được các quốc gia khác công nhận.1 Một cá nhân hay một công ty không thể thụ đắc chủ quyền lãnh thổ.
Ngoài yếu tố vật chất (corpus), việc chiếm hữu thực sự đồng thời còn đòi hỏi yếu tố tinh thần (animus) nghĩ là ý chí của quốc gia muốn chiếm hữu lãnh thổ vô chủ.
Để chứng minh cho quyền phát hiện và chiếm hữu thực sự của mình, Việt Nam đã đưa ra các luận cứ sau:
- Nhà nước Việt Nam đã biết đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi đó được gọi dưới tên chung là Đại Trường Sa, Hoàng Sa hay Vạn Lý Trường Sa và coi chúng là một phần lãnh thổ của mình.
- Trong suốt ba thế kỷ từ XVI đến XIX, chính quyền Việt Nam đã thực thi liên tục chủ quyền của mình ít nhất là trên quần đảo Hoàng Sa bằng cách thường xuyên cử các đội thuyền Hoàng Sa và Bắc Hải đến các đảo này hàng năm, trong nhiều tháng, để khảo sát, đo đạc, khai thác tài nguyên một cách có hệ thống, thu lượm các tài sản chìm đắm, xây miếu dựng đền và trồng cây như các biểu tượng khẳng định chủ quyền, tổ chức thu thuế, cứu trợ các tàu thuyền nước ngoài gặp nạn. Việc thực thi chủ quyền này diễn ra hoàn toàn không gặp bất cứ sự phản đối hay tranh chấp nào từ phía các quốc gia khác, kể cả Trung Quốc, và có đầy đủ cả yếu tố vật chất (corpus) lẫn tinh thần (animus).
Để chứng minh cho luận cứ này, Việt Nam đã đưa ra các nguồn tài liệu chính thức của nhà nước như Đại Nam thực lục tiền biên (1600-1775), Toàn tập Thiên Nam thống chí lộ đồ thư (1630-1653), Phủ biên tạp lục (1776), Đại Nam thực lục chính biên (1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (bộ sách địa lý lịch sử chung của Đại Nam 1865-1882), Lịch triều hiến chương loại chí (1821), Hoàng Việt địa dư chí (1833), Việt sử cương giám khảo lược (1876), các châu bản triều Nguyễn về các bản tấu, phúc tấu, các dụ của các Vua, và hàng loạt bản đồ, tài liệu của nước ngoài thời kỳ đó.2
Các tác giả Jaseniew Vladimir và Stephanow Evginii trong cuốn “Biên giới Trung Quốc: từ chủ nghĩa bành trướng truyền thống đến chủ nghĩa bá quyền hiện nay”, sau khi trình bày các sự kiện cho thấy việc thực thi chủ quyền liên tục của nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng nhấn mạnh: “từ lâu đời, chính quyền phong kiến Việt Nam đã sát nhập các quần đảo như Hoàng Sa và Trường Sa vào bên trong biên giới lãnh thổ nhà nước Việt Nam”.3
2. Sau khi thiết lập chế độ bảo hộ tại Việt Nam, Pháp đã đại diện cho Việt Nam trong việc thực thi và bảo vệ chủ quyền trên các quần đảo.
Năm 1899, toàn quyền Paul Doumer ra đề nghị chính phủ Pháp một hải đăng trên quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, công việc này không thực hiện được vì thiếu ngân sách.
Ngày 8 tháng 3 năm 1925, toàn quyền Đông Dương tuyên bố Hoàng Sa thuộc lãnh thổ nước Pháp.4 Các chuyến khảo sát và nghiên cứu khoa học đã được thực hiện ở quần đảo Hoàng Sa từ năm 1925 và ở Trường Sa từ năm 1927.5
Năm 1930, chính quyền Pháp ở Đông Dương cử phái đoàn đến treo cờ trên quần đảo Trường Sa. Sau đó, từ năm 1930 đến 1933, các đơn vị hải quân Pháp đã chiếm cứ các đảo chính của quần đảo này: đảo Trường Sa (13.4.1930), đảo An Bang (7.04.1933), đảo Ba Bình (10.4.1933), nhóm Hai Đảo (10.4.1933), Loai Tạ (11.4.1933), Thị Tứ (12.4.1933) cùng các đảo nhỏ xung quanh các đảo nói trên. Việc chiếm cứ này được thông báo trong Công báo của Cộng Hòa Pháp ngày 26 tháng 7 năm 1933 và Công báo Đông Dương ngày 25 tháng 9 năm 1933. Việc chiếm cứ này không gặp bất cứ sự phản đối nào từ phía Trung Quốc, Phillippines, Hà Lan (khi đó đang chiếm Brunei) hay Mỹ. Nước Anh yêu cầu giải thích và tuyên bố thỏa mãn với hồi đáp của Pháp.6
Ngày 2 tháng12 năm1933, Thống đốc Nam Kỳ J. Krautheimer sát nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa.
Ngày 30 tháng 3 năm1938 hoàng đế Bảo Đại đã ra chiếu chỉ sát nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên. Ngày 15 tháng 6 năm 1938, Toàn quyền Đông Dương J. Brévié ra nghị định thành lập một đơn vị hành chính tại Hoàng Sa. Sau đó chính phủ Pháp tiến hành chiếm cứ thực sự toàn bộ quần đảo. Một đội quân cảnh vệ được cử đến đồn trú thường xuyên tại đây. Vào năm 1938, bia chủ quyền được dựng lên với dòng chữ “Cộng Hòa Pháp – Vương quốc An Nam – Quần đảo Hoàng Sa, 1816 – đảo Hoàng Sa – 1938”. Một hải đăng, một trạm khí tượng và một trạm vô tuyến được đặt trên đảo Hoàng Sa.7
Năm 1939, Nhật chiếm đóng Trường Sa, đổi tên quần đảo thành Shinnan Gunto (Tân Nam Quần đảo) và đặt chúng dưới quyền tài phán của Cao Hùng (Đài Loan). Tháng 4 năm1939, Pháp gửi công hàm phản đối các hành động quân sự của Nhật và khẳng định quần đảo này là một phần lãnh thổ của An Nam.8
Ngay sau khi Nhật đầu hàng năm 1945, chính quyền Pháp đã lập tức khôi phục lại sự có mặt của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 6 năm 1946, một phân đội của Pháp đã đổ bộ lên Hoàng Sa để chiếm lại quần đảo. Tháng 10 năm 1946, chiến hạm của Pháp mang tên “Chevreud” đã đến Trường Sa và đặt bia chủ quyền trên đảo Ba Bình.9
Cuối năm 1946, khi Trung Hoa Dân Quốc cử quân đội đến chiếm đóng đảo Ba Bình (quần đảo Trường Sa), Pháp đã phản đối và yêu cầu họ rời khỏi quần đảo.
Như vậy, với tư cách nhà nước bảo hộ đại diện cho quyền lợi của An Nam, chính phủ Pháp không hề từ bỏ mà vẫn thực thi chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa một các liên tục. Đối với Trường Sa, Pháp coi đây là lãnh thổ vô chủ và đã chiếm cứ thực sự trước khi các nước khác có mặt trên quần đảo này mà không gặp sự phản đối đáng kể nào từ phía các quốc gia khác.
3. Chủ quyền của Việt Nam tiếp tục được thực thi và bảo vệ sau khi Pháp rời khỏi Đông Dương
Ngày 14 tháng 10 năm 1950, chính phủ Pháp chính thức trao lại cho chính quyền Bảo Đại việc quản lý hai quần đảo.
Trong phiên họp thứ 7 tại Hội nghị hòa bình San Francisco vào ngày 7.9.1951, đại diện Quốc Gia Việt Nam (chính quyền Bảo Đại) là thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Trần Văn Hữu đã chính thức tuyên bố khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Không có một phản đối hay bảo lưu nào từ phía 51 nước tham dự Hội nghị. Cả Trung Quốc và Đài Loan đều vắng mặt trong hội nghị này.10 Tuy nhiên, Trung Quốc bảo lưu yêu sách của họ đối với các quần đảo qua tuyên bố của bộ trưởng ngoại giao Chu Ân Lai ngày 15 tháng 8 năm 1951.
Sau Hiệp ước Geneva năm 1954, hai quần đảo được Việt Nam Cộng Hòa kiểm soát. Ngày 22 tháng 8 năm1956, sau khi quân Pháp rút đi, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã thiết lập ngay lập tức sự kiểm soát của họ tại Hoàng Sa và Trường Sa và đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp này.11
Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, với tư cách người thừa kế danh nghĩa pháp lý cùng các quyền và yêu sách của Pháp, đã liên tục tiến hành quản lý hành chính, khảo sát, khai thác và bảo vệ hai quần đảo bằng các hành động như: cắm cờ, lập bia chủ quyền trên quần đảo Trường Sa (8.1956), sát nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam (7.1961), khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo bằng thông cáo của Bộ Ngoại Giao ngày 15 tháng 7 năm 1971, sát nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Phước Tuy (9.1973), cấp phép cho khai thác phân chim, bắt giữ nhóm quân Trung Quốc giả dạng ngư dân xâm chiếm nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa (2.1959). Tháng 1 năm 1974, khi Trung Quốc dùng vũ lực chiếm toàn bộ các đảo Hoàng Sa, chính quyền đã phản ứng mạnh mẽ và tận dụng mọi cơ hội để khẳng định chủ quyền của mình như: gửi thư cho chủ tịch Hội đồng Bảo An và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đề nghị can thiệp, tuyên bố khẳng định chủ quyền tại Hội nghị Ủy ban Kinh tế Viễn Đông (3.1974) và tại Hội nghị lần thứ ba của Liên Hợp Quốc về Luật Biển tại Caracas (7.1974), công bố sách trắng về Hoàng Sa và Trường Sa (2.1975).
4. Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời ngày 2 tháng 7 năm 1976 là bên kế thừa hợp pháp của hai nhà nước trước đó, tiếp tục sở hữu danh nghĩa pháp lý đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho đến nay.
Thực thi chủ quyền của mình, Việt Nam đã thành lập huyện Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng (12.1982), lập thị trấn Trường Sa bao gồm quần đảo Trường Sa, thị xã Cam Ranh và các đảo phụ cận (4.2007), liên tục có quân đồn trú tại quần đảo Trường Sa. Các lãnh đạo của Việt Nam tiến hành các chuyến đi thăm và khảo sát quần đảo Trường Sa nhằm khẳng định chủ quyền như: các chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh, chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nguyễn Quyết, tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam Đoàn Khuê vào tháng 5.1988, chuyến thăm của ủy viên Bộ Chính trị Phạm Thế Duyệt vào tháng 4.1998.
II. Luận thuyết của Trung Quốc và Đài Loan
Do Trung Quốc và Đài Loan sử dụng các luận cứ tương tự cho yêu sách của mình đối với hai quần đảo, chúng tôi sẽ trình bày chung các luận cứ này trong phần dưới đây.
1. Luận thuyết của Trung Quốc dựa trên quyền phát hiện đầu tiên và chiếm cứ hữu hiệu đối với lãnh thổ vô chủ (terra nullius)
Trung Quốc khẳng định họ đã phát hiện ra các quần đảo sớm nhất, từ thời Hán Vũ Đế (thế kỷ II trước CN).12 Tuy nhiên, để chứng minh cho luận cứ này, Trung Quốc đưa ra các tài liệu không phải là chính sử được viết bởi các cơ quan nhà nước. Theo Nguyễn Hồng Thao, “phần lớn chúng là những ghi chép về các chuyến đi, các chuyên khảo và các sách hàng hải thể hiện những nhận biết địa lý của người xưa liên quan không chỉ tới lãnh thổ Trung Quốc mà còn tới lãnh thổ của các nước khác.”13 Hơn nữa, phần lớn các tài liệu nói đến các quần đảo với những tên gọi rất khác nhau, làm cho mọi xác minh không được chắc chắn.14
Mặt khác, tác giả Phạm Hoàng Quân cho biết, theo Cổ kim đồ thư tập thành, bộ bách khoa toàn thư do Thanh triều tổ chức biên soạn, hoàn thành năm 1706, trong phần Chức Phương điển (sách điển chế về địa đồ các đơn vị hành chính), các địa đồ như Chức Phương tổng bộ đồ (địa đồ số 1), Quảng Đông cương vực đồ (địa đồ số 157), Quỳnh Châu phủ cương vực đồ (địa đồ số 167) đều không ghi nhận các quần đảo xa hơn đảo Hải Nam ngày nay. Theo Quảng Đông thông chí vẽ đời Gia Tĩnh (1522-1566) thì phần hải đảo cũng chỉ đến Quỳnh Châu (tức Hải Nam).15
Trung Quốc cũng sử dụng những bằng chứng về khảo cổ và việc tìm thấy vết tích tiền và đồ cổ từ thời Vương Mạng để khẳng định sự có mặt của ngư dân Trung Quốc trên các quần đảo. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác của ngư dân Trung Quốc là các hoạt động tư nhân, không mang lại hiệu lực pháp lý của quyền chiếm cứ hiệu quả mà luật quốc tế đòi hỏi.
Để chứng minh việc thực thi chủ quyền trên các quần đảo từ lâu đời, Trung Quốc đưa ra các sự kiện sau:
  • các cuộc tuần tra quân sự đến vùng biển quần đảo Hoàng Sa từ thời nhà Tống (960-1127). Khẳng định này dựa trên cơ sở Vũ Kinh tổng yếu (chương trình chung về quân sự có lời đề tựa của vua Tống Nhân Tông).16 Theo Monique Chemillier-Gendreau, tài liệu này chỉ cho thấy có các đó là các hành trình thăm dò địa lý tới tận Ấn Đô Dương, và xác nhận Trung Quốc có biết đến quần đảo Hoàng Sa nhưng không minh chứng một sự chiếm hữu nào.
  • Vào thế kỷ XIII, Hoàng đế nhà Nguyên ra lệnh cho nhà thiên văn học Quách Từ Kính thực hiện các quan trắc thiên văn, trong đó có một số quan trắc từ Hoàng Sa. Tuy nhiên, các quan trắc này được thực hiện một phần trong lãnh thổ Trung Quốc, một phần ngoài lãnh thổ, mang tính chất nghiên cứu khoa học, không đủ để tạo nên danh nghĩa chủ quyền.
  • Vào khoảng các năm 1710-1712, phó tướng thủy quân Quảng Đông là Ngô Thăng đã thực hiện một cuộc tuần biển đến Hoàng Sa. Tuy nhiên, theo Monique Chemillier-Gendreau, xem xét trên bản đồ thì lộ trình đi tuần chỉ là một con đường vòng quanh đảo Hải Nam chứ không phải là quần đảo Hoàng Sa.
  • Năm 1883, khi tàu của Đức thực hiện nghiên cứu khoa học tại quần đảo Trường Sa, chính quyền Quảng Đông đã phản đối. Nhưng khi danh nghĩa của một nhà nước chưa được xác lập vững chắc và lâu dài, việc phản đối này chỉ mang tính chất ngoại giao và không có giá trị pháp lý.17
Các bằng chứng lịch sử của Trung Quốc về quyền phát hiện và chiếm cứ hiệu quả hai quần đảo rõ ràng là rất ít ỏi, không vững chắc và không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện của luật quốc tế. “Chúng không chứng minh được một sự chiếm cứ thông thường, một sự quản lý hành chính hữu hiệu sự kiểm soát chủ quyền”.18
Cân nhắc các luận cứ lịch sử của Việt Nam và Trung Quốc về quyền phát hiện đầu tiên và chiếm cứ hiệu quả, giáo sư người Pháp Yves Lacoste cho rằng: “dù sao đi nữa, luận cứ của Việt Nam cũng mạnh mẽ hơn luận cứ của Trung Quốc.”19
2. Các luận cứ của Trung Quốc trong thời kỳ từ đầu thế kỷ XX đến 1945
Đầu thế kỷ XX, Trung Quốc mới thực sự quan tâm và có những nỗ lực đầu tiên để chiếm cứ quần đảo Hoàng Sa. Vào năm 1909, đô đốc Trung Quốc là Lý Chuẩn thực hiện một cuộc đổ bộ nhỏ (trong 24 giờ) lên quần đảo này. Họ kéo cờ và bắn súng để biểu thị chủ quyền của Trung Quốc.20 (Sự kiện này cho thấy sự mâu thuẫn trong lập luận của Trung Quốc. Nếu quần đảo Hoàng Sa đã được Trung Quốc chiếm cứ thực sự từ lâu đời, thì tại sao phái đoàn của Lý Chuẩn lại không biết điều này và hành xử như thể lần đầu tiên phát hiện ra quần đảo?). Nước Pháp đại diện cho An Nam không có phản ứng gì trước cuộc đổ bộ này vì họ cho rằng đó chỉ là một nghi thức hải quân nhân dịp chuyến thám sát.21
Năm 1921, chính quyền dân sự Quảng Đông sát nhập hành chính các đảo Hoàng Sa vào Nhai huyện. Sự kiện này không gây ra phản ứng gì của các nước vì khi đó chính quyền Quảng Đông không được cả chính phủ trung ương Trung Quốc lẫn các cường quốc công nhận.
Năm 1937, trước sự phản đối của Pháp, Nhật chiếm các đảo “nằm ngoài khơi Đông Dương”, đổi tên thành Shinnan Gunto (Tân Nam Quần Đảo) và đặt chúng dưới quyền tài phán của Cao Hùng (Đài Loan).
Trong suốt thời gian Thế chiến II, các quần đảo bị Nhật chiếm đóng.
Như vậy, cho đến khi Thế chiến II kết thúc vào năm 1945, ngoài nỗ lực ban đầu trong việc biểu thị chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc vẫn không thể hiện được một sự chiếm cứ thực sự, liên tục hay sự quản lý hành chính hiệu quả trên các đảo. Đối với quần đảo Trường Sa, Trung Quốc hoàn toàn không hề có một ảnh hưởng nào.
3. Thời kỳ sau 1945
Sau khi đầu hàng vào năm 1945, Nhật Bản rút khỏi Đông Dương và các quần đảo. Sau khi Pháp khôi phục lại sự có mặt của mình tại Hoàng Sa vào tháng 6 năm 1946, quân đội Trung Hoa Dân Quốc đổ bộ lên đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) vào tháng 1 năm 1947. Pháp lập tức phản đối việc chiếm hữu trái phép này của Trung Quốc và cử một phân đội ra quần đảo Hoàng Sa, lập đồn binh và xây trạm khí tượng. Các trạm khí tượng này hoạt động trong suốt 26 năm cho đến khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa chiếm đóng quân sự vào năm 1974.
Cuối năm 1946, Trung Hoa Dân Quốc cử quân đội đến chiếm đóng đảo Ba Bình (quần đảo Trường Sa), sau khi Pháp đặt bia chủ quyền.
Tháng 10 năm 1949, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời. Tháng 5 năm 1950, Quân đội Quốc dân Đảng phải rời khỏi các đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) và Ba Bình (quần đảo Trường Sa). Các trại đồn trú của Pháp vẫn được tiếp tục duy trì ở Hoàng Sa.
Tháng 4 năm 1956, quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đưa quân đến thay thế các đơn vị của Pháp tại Hoàng Sa. Nhưng khi đó chính quyền Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã kín đáo cho quân đổ bộ chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa (cụm An Vĩnh)22.
Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Trung Quốc ra tuyên bố về hải phận 12 hải lý, áp dụng cho cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 19 tháng 1 năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
Đối với quần đảo Trường Sa, theo Jan Rowiński, cho đến thời điểm này (tháng 1 năm 1974) „Trung Quốc không có khả năng gây ảnh hưởng đối với khu vực quần đảo Trường Sa, chứ chưa nói gì đến chuyện kiểm soát nó.”23
Tháng 2 năm 1988, Trung Quốc gửi quân đội đến một số đảo trên quần đảo Trường Sa.24
Tháng 3 năm 1988, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm 6 đảo của Việt Nam trên quần đảo Trường Sa. Trung Quốc là quốc gia duy nhất yêu sách chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Trường Sa nhưng trên thực tế không kiểm soát bất cứ đảo nào cho mãi đến tận năm 1988.25
Tháng 4 năm 1988, Trung Quốc thành lập tỉnh thứ 33 bao gồm đảo Hải Nam và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tháng 5 năm 1989, Trung Quốc chiếm thêm một đảo nhỏ trên quần đảo Trường Sa.26
Tháng 2 năm 1995, Trung Quốc chiếm đá Vành Khăn, một đảo đá nhỏ của Phillippines trên quần đảo Trường Sa.
Có thể thấy phương pháp chủ yếu của Trung Quốc là dùng vũ lực để chiếm hữu các đảo. Tuy nhiên, theo luật quốc tế, từ đầu thế kỷ XX việc dùng vũ lực để chinh phục một lãnh thổ đã bị lên án và không được chấp nhận. Nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 24 tháng 10 năm 1970 cũng đã ghi rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm đóng quân sự, kết quả của việc sử dụng vũ lực trái với các điều khoản của Hiến chương Liên hợp quốc. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là một đối tượng thụ đắc bởi một quốc gia khác do đe doạ sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lưc. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào bằng sự đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực đều là bất hợp pháp.” Do đó, các hành động dùng vũ lực trái ngược với luật quốc tế của Trung Quốc không thể mang lại danh nghĩa pháp lý cho nước này đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
4. Các tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và giá trị pháp lý:
Trung Quốc luôn lập luận rằng Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dựa trên các tuyên bố của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) trong thời gian chiến tranh 1954-1975. Các tuyên bố đó là:
  • Ngày 15 tháng 6 năm 1956 thứ trưởng Ngoại giao VNDCCH Ung Văn Khiêm đã nói với thường vụ viên của đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội rằng các quần đảo này về mặt lịch sử là một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra được biên bản cuộc họp mà họ cho rằng trong đó Ung Văn Khiêm đã nói điều trên.27
  • Công hàm của Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng ngày 14 tháng 9 năm 1958 tán thành tuyên bố về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc mà không có bảo lưu gì đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
  • Ngày 9 tháng 5 năm1965, khi Mỹ leo thang chiến tranh tại Việt Nam và ấn định những vùng chiến thuật, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tuyên bố Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Tuy nhiên, các tuyên bố của VNDCCH có khiến cho nước Việt Nam thống nhất sau 1975 mất chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hay không đòi hỏi những nghiên cứu sâu hơn về luật quốc tế. Trong bài viết ngắn này, chúng tôi sẽ trình bày tóm tắt quan điểm của mình.
Trong thời gian chiến tranh 1954-1975 có hai quốc gia Việt Nam đồng thời tồn tại là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) ở miền Bắc và Việt Nam Cộng hòa (VNCH) ở miền Nam. Đây cũng là quan điểm của nhiều luật gia quốc tế như James Crawford, Robert Jennings, Nguyễn Quốc Định, Jules Basdevant, Paul Reuter, Louis Henkin, Grigory Tunkin.28
Sau Hiệp ước Geneve năm 1954, dựa theo nhận thức và thực tế quản lý của hai quốc gia, quốc gia kế thừa chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là VNCH. Trên thực tế, như đã nêu ở phần trên, VNCH đã liên tục kiểm soát, quản lý hành chính và khẳng định chủ quyền của mình trên hai quần đảo cho đến tận khi bị Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974. Việc quản lý quần đảo Trường Sa vẫn tiếp tục được duy trì đến thời điểm 30 tháng 4 năm 1975.
Công hàm của thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng ngày 14 tháng 9 năm 1958 cũng như các tuyên bố khác của VNDCCH không ảnh hưởng đến danh nghĩa chủ quyền mà VNCH duy trì. Các hành vi của VNDCCH cùng lắm chỉ có thể gây ra các ràng buộc và hiệu quả pháp lý cho chính mình mà thôi. Vậy các ràng buộc và hiệu quả pháp lý đó có thể là gì?
Các tuyên bố của VNDCCH là hành vi đơn phương. Theo luật quốc tế, một hành vi đơn phương hay một lời hứa cần có những điều kiện trước khi có thể gây ra nghĩa vụ ràng buộc. Các điều kiện chính là: a) cần xét đến bối cảnh của hành vi tuyên bố đó; b) bên có tuyên bố cần thể hiện rõ ràng ý chí muốn bị ràng buộc bởi tuyên bố của mình; c) bên kiện quốc gia tuyên bố phải có hành động dựa vào tuyên bố đó và phải chứng minh mình đã bị thiệt hại do tuyên bố đó, hoặc quốc gia tuyên bố đã hưởng lợi từ tuyên bố này. Ngoài ra, nhiều bản án của Tòa án Công lý Quốc tế còn đòi hỏi các tuyên bố này phải mang tính chất liên tục và trường kỳ.29
Có thể dễ dàng thấy rằng các tuyên bố của VNDCCH thiếu hầu hết các điều kiện để có thể gây ra nghĩa vụ ràng buộc. Trung Quốc không có hành động nào dựa vào tuyên bố của VNDCCH và VNDCCH cũng không được hưởng lợi gì từ các tuyên bố đó.
Như vậy, sau năm 1975, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, người kế thừa hai nhà nước VNCH và VNDCCH, đã kế thừa chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ VNCH cùng các tuyên bố đơn phương không mang tính chất ràng buộc và hiệu quả pháp lý từ VNDCCH, và hoàn toàn có đầy đủ cơ sở để khẳng định chủ quyền hợp pháp của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
III. Luận thuyết của các nước khác
1) Luận thuyết của Phillippines
Philippinnes có yêu sách đối với khoảng 60 đảo, đá và bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa.30 Yêu sách đầu tiên được Thomas Cloma, một công dân Phillippines, đưa ra vào năm 1947 khi ông tuyên bố phát hiện ra một nhóm đảo, đá nằm cách bờ Tây đảo Palawan 300 hải lý.
Ngày 17 tháng 5 năm 1951, tổng thống Philippines tuyên bố các đảo của quần đảo Trường Sa phải thuộc về lãnh thổ gần nhất là Philippines. Tuyên bố này đã bị các nước có liên quan phản đối.
Mãi đến tháng 3 năm 1956, Thomas Cloma mới tiếp tục việc “phát hiện” nhóm đảo này. Ông cử một nhóm 40 thủy thủ đổ bộ lên các đảo của quần đảo Trường Sa với mục đích tiến hành chiếm hữu chính thức. Họ cắm cờ Philippines lên một số đảo, trong đó có đảo Ba Bình (Itu Aba)31. Ngày 11 tháng 5 năm 1956, họ tuyên bố các đảo họ đã chiếm đóng được đặt tên là Kalayaan (Đất Tự do), còn Thomas Cloma tự phong mình là Chủ tịch Hội đồng Tối cao Nhà nước Kalayaan32. Tuyên bố này đã bị các nước liên quan phản đối.33
Ngày 15 tháng 5 năm 1956, Thomas Cloma gửi thư cho bộ trưởng ngoại giao của Cộng hòa Philippines thông báo về việc chiếm giữ vùng lãnh thổ rộng 64.976 dặm vuông ở phía Tây Palawan, nằm ngoài các vùng nước của Philippines và không thuộc quyền tài phán của bất cứ nước nào và yêu sách chiếm hữu vùng lãnh thổ này dựa trên quyền phát hiện và chiếm đóng, đồng thời gửi kèm theo bản đồ. Tuy tên của các đảo bị thay đổi hoàn toàn, nhưng bản đồ cho thấy Kalayaan bao gồm phần lớn các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.34
Trong họp báo ngày 19 tháng 5 năm 1956, bộ trưởng ngoại giao Philippines khẳng định rằng nhóm đảo Trường Sa trong đó có đảo Ba Bình và đảo Trường Sa phải thuộc chủ quyền Philippines vì chúng nằm gần Philippines nhất. Sài Gòn, Bắc Kinh và Đài Loan đều phản đối tuyên bố này. Đài Loan có ý định cử thủy quân đến Trường Sa. Manila lập tức thông báo với Đài Loan và Việt Nam rằng Philippines chưa có yêu sách chính thức về chủ quyền đối với vùng lãnh thổ này.
Ngày 6 tháng 7 năm 1956, Thomas Cloma lại gửi thư yêu cầu chính phủ Philippines cho Kalayaan được hưởng chế độ bảo hộ. Trong công văn trả lời T. Cloma, bộ trưởng ngoại giao Philippines cho rằng ngoài nhóm 7 đảo mà quốc tế gọi là Trường Sa (Spratly), các đảo khác đều là lãnh thổ vô chủ (terra nulius), do đó mọi công dân Philippines cũng như công dân các nước khác đều có quyền tự do khai thác kinh tế và định cư.
Đáp trả “sự kiện T. Cloma”, Việt Nam đã cử tàu tuần tra đến quần đảo Trường Sa vào tháng 8 năm 1956.
Ngày 1 tháng 10 năm 1956 xảy ra cuộc đụng độ đầu tiên giữa hải quân Đài Loan và nhóm người của T. Cloma ở North Danger Shoal. Người của T. Cloma bị tịch thu hết vũ khí. Chính phủ Philippines hoàn toàn không can thiệp.
Vào thời kỳ 1970-1971, các đơn vị thủy quân Philippines theo lệnh của tổng thống F. Marcos đã chiếm một số đảo của Trường Sa, trong đó có đảo Thị Tứ, đảo Vĩnh Viễn và South Rock. Philippines cũng tổ chức tuần tra trên một loạt đảo và đá nhỏ ở phía Đông Bắc quần đảo.35 Năm 1971, Phillipines một lần nữa cố chiếm đảo Ba Bình nhưng thất bại. Chính quyền Phillippines phản đối sự chiếm đóng của Đài Loan với các lý do: a) Phillippines có danh nghĩa chủ quyền dựa trên sự phát hiện của T.Cloma; b) Trung Quốc chiếm đóng de facto một số đảo nằm dưới sự kiểm soát của các nước đồng minh mà không cho các nước này được biết; c) nhóm đảo Trường Sa nằm trong vùng nước quần đảo của Phillippines36. Cùng với sự phản đối, Phillippines tăng cường quân số trên các đảo lên 1000 người. Một sân bay đã được xây dựng trên đảo Thị Tứ.
Năm 1974 Thomas Cloma chuyển giao “chủ quyền” Kalayaan cho chính phủ Philippines. Đến thời điểm này, Philippines kiểm soát 4 đảo.37
Năm 1978, Philippines đặt quân đội trên 7 đảo của Trường Sa. Ngày 11 tháng 6 năm 1978, tổng thống Philippines sát nhập 7 đảo này vào lãnh thổ Philippines bằng sắc lệnh số 159638, sắc lệnh này đồng thời khẳng định các đảo này “về mặt pháp lý không thuộc bất cứ quốc gia hay dân tộc nào, giờ đây phải thuộc về Phillippines và nằm dưới quyền tài phán của Phillippines nhờ sự chiếm cứ và quản lý hiệu quả theo đúng luật quốc tế”. Sắc lệnh cũng quy định vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho các đảo này.39
Ngày 14 tháng 9 năm 1979, tổng thống Philippines tuyên bố rõ Philippines sẽ tiếp tục yêu sách chủ quyền đối với 7 đảo họ đang chiếm đóng chứ không phải toàn bộ quần đảo Trường Sa. Trong cuộc họp báo này, tổng thống Phillippines nhắc lại nhóm 7 đảo này là vùng lãnh thổ chưa có người chiếm đóng, chưa được biết đến và chưa có người ở, thậm chí chưa được đánh dấu trên các bản đồ trước Thế chiến II, và Phillippines chiếm cứ chúng như lãnh thổ vô chủ (terra nullius).
Ngày 10 tháng 3 năm 2009, Tổng thống Philippines ký ban hành Luật Cộng hoà 9522 về đường cơ sở, đưa phần lớn các đảo Trường Sa vào quy chế đảo của Philippines. Hành động này của Phillippines lập tức bị Việt Nam và Trung Quốc phản đối.
Luận thuyết của Phillippines không vững vàng ở chỗ nước này cho rằng các đảo mà mình chiếm giữ là lãnh thổ vô chủ và chưa được biết đến, nhưng trên thực tế, chúng thuộc quần đảo Trường Sa. Ngay cả khi bỏ qua các giai đoạn lịch sử xa xưa, quần đảo này đã được Pháp chiếm cứ hữu hiệu từ những năm 1930 (quân đội Pháp có mặt trên đảo Thị Tứ từ tháng 4 năm 1933) và sau đó trao lại cho Việt Nam khi Pháp rời khỏi Đông Dương mà không gặp bất cứ sự phản đối nào từ phía các nước, trong đó có Phillippines. Luật quốc tế cũng không quy định một lãnh thổ phải thuộc về một quốc gia chỉ vì nằm gần quốc gia đó nhất. Ngoài ra, việc chiếm đóng và các yêu sách của Phillippines đối với nhóm đảo thuộc quần đảo Trường Sa ngay từ ban đầu luôn gặp sự phản đối từ phía các nước khác có liên quan, do đó khó lòng có thể nói đến một sự chiếm cứ hiệu quả và không có tranh chấp theo đúng các nguyên tắc của luật quốc tế.
2) Luận thuyết của Malaysia
Năm 1978, Malaysia đưa ra yêu sách chủ quyền đối với các đảo An Bang, Đá Kỳ Vân và đá Công Đo dựa trên cơ sở các quy định của luật quốc tế về thềm lục địa.
Năm 1979, Malaysia công bố bản đồ trong đó một số đảo của Trường Sa được đánh dấu là lãnh thổ Malaysia.
Tháng 6 năm 1983, Malaysia chiếm đóng quân sự đảo đầu tiên - Đá Hoa Lau - trong khu vực yêu sách. Tháng 9 năm 1983, Malaysia chính thức tuyên bố nước này quyết định chiếm cứ bãi san hô ngầm James Schoal, Đá Hoa Lau, bãi Kiêu Ngựa, Đá Kỳ Vân và khẳng định các đảo này nằm trong vùng được gọi là “vùng kinh tế biển” của Malaysia.40 Tháng 12 năm 1986, quân đội Malaysia chiếm đảo Đá Kỳ Vân và Kiêu Ngựa.
Tháng 6 năm1999, Malaysia mở rộng chiếm đóng ra Đá Én Ca và bãi Thám Hiểm, nâng tổng số các đảo bãi chiếm đóng của mình ở quần đảo Trường Sa lên bảy đảo, bãi.
Luận thuyết của Malaysia dựa trên cơ sở các quy định của luật quốc tế về thềm lục địa. Tuy nhiên, điều 76 Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển ghi rõ: “Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biểnlòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ở khoảng cách gần hơn”, hoàn toàn không liên quan đến các đảo, đá nổi lên mặt biển trong vùng thềm lục địa. Luận thuyết của Malaysia hoàn toàn không có cơ sở pháp lý. Yêu sách của Malaysia về chủ quyền cũng không có một cơ sở lịch sử nào.
3) Luận thuyết của Brunei
Brunei chỉ yêu sách chủ quyền đối với đảo Louisa Reef, với luận thuyết đảo này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Brunei. Tuy nhiên, Công ước LHQ về Luật Biển 1982 chỉ công nhận quốc gia ven bờ có “chủ quyền về việc thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió”, quyền tài phán trong việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị về công trình, quyền tài phán trong việc nghiên cứu khoa học biển cũng như bảo vệ và gìn giữ môi trường biển (điều 56). Việc yêu sách chủ quyền đối với các đảo chỉ vì chúng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế là một diễn giải sai lệch các quy định của Công ước. Do đó, luận thuyết của Brunei, tương tự như trường hợp Malaysia, là thiếu thuyết phục và không có cơ sở.
Ở đây, một câu hỏi có thể nảy sinh là: Louisa Reef có phải là một đảo theo qui định của luật quốc tế hay không? Bởi một quốc gia chỉ có thể tuyên bố chủ quyền và thụ đắc chủ quyền đối với đảo (vùng đất tự nhiên có nước bao bọc, khi thủy triều lên vẫn nổi trên mặt nước). Nếu Louisa Reef là một bãi cạn nửa nổi nửa chìm, Brunei và các nước khác đều không thể yêu sách chủ quyền41. Khi đó nó sẽ là một phần vùng đặc quyền kinh tế mà Brunei có thể có các quyền giới hạn như đã nêu trên. Trong trường hợp này, một vấn đề nữa sẽ phải đặt ra là vùng đặc quyền kinh tế của Brunei có chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế mà Việt Nam và Malaysia đòi hỏi hay không.

  1. Kết luận
Những phân tích trên đây cho thấy trong tranh chấp các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, dưới góc độ luật pháp quốc tế, các lý lẽ của Việt Nam là mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, thực tế tranh chấp dai dẳng và phức tạp cũng như ý muốn của các bên khiến việc giải quyết tranh chấp bằng con đường pháp lý hiện nay rất khó khăn. Hơn nữa, tranh chấp các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vì tính chất phức tạp của nó, đòi hỏi một giải pháp tổng thể với các yếu tố pháp lý, lịch sử, chính trị, kinh tế. Mặc dù vậy, theo chúng tôi, yếu tố pháp lý vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông cần rất nhiều nỗ lực và thiện chí của các bên liên quan, đặc biệt là Trung Quốc, nước luôn phản đối việc đưa tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa ra trước tòa án quốc tế bất chấp nhiều lần đề nghị của Việt Nam.
-------
*Thạc sĩ ngành Công pháp quốc tế, Đại học Warszawa
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các góp ý của TS. Dương Danh Huy, TS. Nguyễn Đức Hùng và TS. Lê Vĩnh Trương cho bài viết này.
Tài liệu tham khảo:

1Wójciech Góralczyk, Stefan Sawicki, Đại cương công pháp quốc tế, Warszawa, Wydawnictwo Prawnicze LexisNexis, 2007.
2Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và luật pháp quốc tế, sách trắng của Bộ Ngoại giao Việt Nam, 1988
3 Jaseniew Vladimir, Stephanow Evginii, Biên giới Trung Quốc: từ chủ nghĩa bành trướng truyền thống đến chủ nghĩa bá quyền hiện nay, Moscow, 1982
4Jean-Pierre Ferrier, Le conflit des iles Paracels et le problème de la souveraineté sur les iles inhabitées, Annuaire francais de droit international, vol.21, 1975
5Monique Chemillier-Gendreau, Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Hà Nội, 1998
6 Beauvois Marcel, Les archipels Paracels et Spratley, Vietnam Press nr.7574, ngày 27.11.1971
7Monique Chemillier-Gendreau, sđd
8Rowiński Jan, Biển Đông, khu vực tiềm tàng tranh chấp ở châu Á, Warszawa, 1990
9 Samuels Marwyn S., Contest for the South China Sea, New York, 1982
10Rowiński Jan, sđd
11Nguyễn Hồng Thao, Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Viện Luật kinh tế biển Monaco 2000
12 Lee G. Cordner, The Spratly Island dispute and the Law of the Sea, Ocean Development and International Law, Washington D.C., vol.25, 1994
13Nguyễn Hông Thao, sđd
14Monique Chemillier-Gendreau, sđd,
15Phạm Hoàng Quân, “Tây Sa và Nam Sa trong sử liệu Trung Quốc”, talawas ngày 11.12.2007 (http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=11697&rb=0302 )
16Monique Chemillier-Gendreau, sđd,
17Nguyến Hồng Thao, sđd
18Kuang-Minh Sun, “Dawn in the South China Sea? A Relocation of the Spratly Islands in an Everlasting Legal Storm”, South African Yearbook of International Law, University of South Africa, vol.16, 1990/91, tr.40.
19Lacoste Yves, “Mer de Chine ou Mer de l’Asie du Sud-Est”, Herodote, Paris 1981, tr.8-13
20Monique Chemillier-Gendreau, sđd
21Nguyễn Hồng Thao, sđd
22Monique Chemillier-Gendreau, sđd
23Rowiński Jan, sđd
24Monique Chemillier-Gendreau, sđd
25Rowiński Jan, sđd
26Monique Chemillier-Gendreau, sđd
27Dương Danh Huy, „Trong chiến tranh 54-75, có một hay hai quốc gia Việt Nam trên hai miền Bắc, Nam”, trang web Quỹ Nghiên cứu Biển Đông ngày 9.11.2011 (http://www.seasfoundation.org/articles/from-members/1288-trong-chin-tranh-54-75-co-mt-hay-hai-quc-gia-tren-hai-min-bc-nam )
28Dương Danh Huy, sđd
29Từ Đặng Minh Thu, „Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng są và Trường Sa”, tạp chí Thời Đại Mới, số 11, tháng 7/2007.
30Michael Hindley, James Bridge, “South China Sea: the Spratly and Paracel Islands Dispute”, The World Today, London, vol.50 (June 1994), tr.111
31Quốc Tuấn, „Nhận xét về các luận cứ của Trung Hoaliên quan tới vấn đề chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, Tập san Sử Địa số 29, Sài Gòn 1975
32Jan Rowinski, sđd
33Lee G. Cordner, “The Spratly Island dispute and the Law of the Sea”, Ocean Development and International Law, Washington D.C., vol.25, 1994, trang 62
34Samuels Marwyn S., sđd
35Jan Rowiński, sđd
36Lee G. Cordner, sđd
37 International Herald Tribune, số ngày 28.3.1974
38 Kuang-Minh Sun, “Dawn in the South China Sea? A Relocation of the Spratly Islands in an Everlasting Legal Storm”. South African Yearbook of International Law, University of South Africa, vol.16, 1990/91
39Lee G. Cordner, sđd
40Jan Rowiński, sđd
41Xem các phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế về tranh chấp giữa Quatar và Barhan (http://www.icj-cij.org/docket/files/87/7029.pdf ) và chủ quyền đói với đảo South Ledge trong tranh chấp giữa Malaysia và Singapore (http://www.icj-cij.org/docket/files/130/14506.pdf )