Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Lại xuất hiện tin đồn về cái chết của đại tướng Phùng Quang Thanh

http://danlambaovn.blogspot.com/2016/12/lai-xuat-hien-tin-on-ve-cai-chet-cua-ai.html

Ảnh minh hoạ

















Hoàng Trần (Danlambao) - Tối ngày 22/12/2016, mạng xã hội loan truyền một thông tin cho biết đại tướng Phùng Quang Thanh - cựu bộ trưởng quốc phòng CSVN đã đột ngột qua đời ở tuổi 67 vào đúng ngày thành lập lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam.

Dù chưa được kiểm chứng, nhưng tin đồn về cái chết của vị tướng này đã nhanh chóng được loan truyền với tốc độ chóng mặt trên các mạng xã hội lẫn dư luận ngoài đời. 

Trước đó, chỉ cách đây chưa đầy 1 tháng, người con trai của ông Phùng Quang Thanh là đại tá Phùng Quang Hải cũng đã bị loại khỏi chiếc ghế Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty 319 mang theo nhiều tai tiếng về tham nhũng và lợi ích nhóm trong bộ quốc phòng.

Chủ động chết?

Đáng chú ý, thời điểm xảy ra tin đồn về cái chết của ông Phùng Quang Thanh diễn ra đúng vào ngày kỷ niệm 72 năm thành lập lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2016) và 27 năm ngày Hội quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2016).

Điều này khiến người ta liên tưởng đến cái chết lãnh tụ đảng CSVN là ông Hồ Chí Minh - người được cho là đã chủ động chọn cái chết đúng vào ngày kỷ niệm khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, 2/9/1969. 

Theo tiết lộ của nhà văn Dương Thu Hương, ông Hồ Chí Minh đã “tự ý dứt bỏ dây nhợ để chết vào đúng ngày kỷ niệm 2 tháng 9” trong hoàn cảnh bị giam lỏng theo lệnh của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ - hai nhân vật quyền lực nhất trong chế độ cộng sản Bắc Việt lúc bấy giờ.

47 năm sau, dường như kịch bản này đã một lần nữa được lặp lại. Trở lại với các tin đồn đang gây xôn xao trên các mạng xã hội tối nay, nếu quả thực ông Phùng Quang Thanh đã chết thì đây dường như là một cái chết có chủ đích và được tính toán. 

Hay nói đúng hơn, ông  Thanh đã chủ động chọn cái chết vào đúng ngày thành lập lực lượng Quân đội Nhân dân Việt Nam. Phùng Quang Thanh đã học tập và làm thep đúng cách mà “bác” của ông ta đã thực hiện nhằm chống lại chính những người “đồng chí” của mình.

Bị bức tử phải chết?

Tuy nhiên, theo ý kiến của cá nhân tôi, nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của ông Phùng Quang Thanh - nếu đúng như tin đồn - thì nhiều khả năng là do bị bức tử. Thủ phạm không ai khác lại chính là những người “đồng chí”, “đồng đội” từng một thời dưới quyền của ông ta.

Từ cuối tháng 7/2015 đến nay, ông Thanh được nói đã bị giam lỏng trong trụ sở Bộ Quốc phòng sau khi từ Pháp trở về Việt Nam với lý do được loan báo là "chữa bệnh."

Trước đại hội đảng lần thứ 12, bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh nhờ được Bắc Kinh hậu thuẫn, trở thành một ứng cử viên nặng ký cho chiếc ghế chủ tịch nước. Tuy vậy, những tranh chấp quyền lực trong bộ chính trị lúc bấy giờ khiến cho tham vọng này của có nguy cơ đổ bể.

Những phân tích gần đây cho rằng, ông Thanh bị cho là đã cầm đầu một âm mưu đảo chính trong đảng, nhưng kế hoạch này sớm bị bại lộ và chặn đứng bởi các tướng lãnh trong bộ công an, với công đầu thuộc về đại tướng Trần Đại Quang. 

Điều này khiến cho cục diện quyền lực đã thay đổi một cách chóng mặt, Trần Đại Quang chắc ghế lên làm chủ tịch nước, trong khi Phùng Quang Thanh bị phế truất quyền lực, nhờ sự can thiệp của Bắc Kinh mới có thể giữ được mạng sống, nhưng vẫn bị giam lỏng trong Bộ Quốc phòng.

Trong hơn 1 năm qua, ông Thanh gần như vắng mặt trong hầu hết các sự kiện quan trọng của quân đội, cho đến đại hội 12, ông ta vẫn được đảng cho lên ngồi ghế chủ tịch đoàn để thực hiện vai diễn cuối cùng nhằm cho thiên hạ thấy về sự “đoàn kết”, “thống nhất” trong nội bộ đảng, ngõ hầu “đập tan luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch”.

Dù đã nỗ lực diễn vở kịch thể hiện lòng trung thành với đảng và với chế độ, nhưng kỹ năng này đã không giúp bảo vệ được mạng sống của Phùng Quang Thanh và gia tộc. 

Đại tá Phùng Quang Hải, con trai ông ta bị loại khỏi chiếc ghế Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty 319 – một sân sau tham nhũng khủng khiếp trong bộ quốc phòng. Hiện không rõ số phận Phùng Quang Hải sẽ đi đâu và về đâu.

Bộ quốc phòng biến loạn

Hơn ai hết, Phùng Quang Thanh hiểu rõ bản chất “vắt chanh bỏ vỏ”, “đào tận gốc, trốc tận rễ” của những người đồng chí, đồng đội của ông ta trong Bộ Quốc phòng - vốn là nơi từng xảy ra nhiều vụ thanh toán, ám sát lẫn nhau trong quá khứ và luôn bị bao phủ bởi bức màn bí ẩn che giấu những âm mưu đáng sợ. 

Sau đại hội 12, chiến thắng vang dội của Nguyễn Phú Trọng đã dẫn đến sự trỗi dậy mạnh mẽ của tổng cục 2 tình báo quốc phòng, một cơ quan siêu quyền lực có khả năng lũng đoạn Bộ Quốc phòng và hệ thống chính trị CSVN. 

3 ngày trước khi xảy ra tin đồn về cái chết của Phùng Quang Thanh, hôm 19/12/2016, tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trực tiếp đến Tổng cục 2 để “làm việc” và “giao nhiệm vụ” cho cơ quan đầy tai tiếng này. Học theo Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu; Nguyễn Phú Trọng muốn dùng Tổng cục 2 để củng cố quyền lực và thanh toán các phe nhóm chính trị trong đảng, đặc biệt là đối với hàng ngũ các tướng lãnh trong quân đội.

Cái chết của thiếu tướng Lê Xuân Duy - tư lệnh quân khu 2 chỉ sau 3 tháng nhậm chức cùng với sự ra đi của đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam là bằng chứng cho thấy tính phức tạp xen lẫn những rối loạn đang xảy ra trong giới chóp bu Bộ Quốc phòng.  

Di sản của ông Phùng Quang Thanh sau 10 năm đứng đầu Bộ Quốc phòng là tình trạng phong tướng diễn ra ồ ạt, tham nhũng xảy tràn lan trong các doanh nghiệp Bộ Quốc phòng, binh lính thì ngày càng suy nhược và rệu rã... Và nguy hiểm nhất, thái độ thần phục Bắc Kinh vô điều kiện của Phùng Quang Thanh đã khiến quân đội Việt Nam trở nên nhu nhược, không còn đủ khả năng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc. 

Phùng Quang Thanh có thể sẽ không chết như tin đồn, nhưng tương lai của gia tộc ông ta sẽ trở nên u ám hơn bao giờ hết. Dù nếu có chết, thì khối tài sản cả đời tham nhũng liệu có mang theo được không, hay sẽ lại rơi vào tay của chính những kẻ vừa bức tử ông ta?

23.12.2016

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Nguyễn Phú Trọng ăn nói tào lao.

https://nguoibuongio1972.blogspot.com/2016/12/nguyen-phu-trong-noi-tao-lao.html

Thứ Bảy, ngày 10 tháng 12 năm 2016

Thúc đẩy công cuộc chấn chỉnh đảng, chống tiêu cực tức Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tạo dược vị thế cho mình. Ông đang tỏ ra mình là một người tổng bí thư có đường lối rõ ràng, sắc nét chứ không mờ nhạt như tổng bí thư Nông Đức Mạnh trước kia. Cuối nhiệm kỳ thứ nhất và sang đầu nhiệm kỳ thứ hai,  Nguyễn Phú Trọng luôn đẩy mục tiêu chấn chỉnh đảng làm trọng tâm chủ trương chính trị của mình.

 Công bằng mà nói, ông Trọng có những động thái mạnh chống tiêu cực, tấn công lợi ích nhóm gây thiệt hại cho dất nước. Điều đáng tiếc duy nhất là không phải ông chống tất cả những quan chức lợi ích nhóm, gây thiệt hại cho đất nước. Mà ông chỉ lựa chọn những quan chức, nhóm nào không thuộc phe ông, hoặc trước kia có gì làm ông không vừa ý để làm mục tiêu.

 Chính vì sự lựa chọn mục tiêu và chỉ cho mình có quyền lựa chọn mục tiêu, cuộc chiến chống tham nhũng, tiêu cực của ông Trọng bị sa lầy và thành trò cười trong con mắt thiên hạ.

Phát biêủ tại hội nghị trực tuyến cán bộ toàn quốc để phổ biến nghị quyết trung ương 4 khoá 12 , Nguyễn Phú Trọng đặt trọng tâm vào những điểm sau.

''tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ''

http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/khong-cho-phep-ai-loi-dung-dau-tranh-chong-tieu-cuc-de-chong-pha-dang-345457.html

Trong những câu từ mà Nguyễn Phú Trọng nói trên, có thể thấy trọng tâm không còn là chống tham nhũng, lợi ích nhóm. Đây là một thay đổi khá quan trọng trong quan điểm của Nguyễn Phú Trọng so với trước kia. Bởi công cuộc chống tham nhũng, tiêu cực của Trọng đã xảy ra một tình huống đặc biệt. Đó là trường hợp Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài, từ đảng và có thái độ chính trị chống đối lại đường lối của đảng,  cũng như  chủ trương của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

 Ông Trọng đang lâm vào cảnh  bịt mảnh vỡ này dẫn đến cái mảnh vỡ khác, từ chuyện chống tham nhũng sẽ dẫn đến các đối tượng mục tiêu thay đổi tư tưởng chính trị, tự diễn biến và chuyển hoá trong nội bộ.Ông Trọng sẽ bế tắc hoànt toàn khi đưa mục tiêu như vậy.  Chưa có quan chức cao cấp nào từ trước đến nay bỗng dưng  tự diễn biến, tự chuyển hoá cả. Trừ khi họ về hưu hoặc bị cách chức, kỷ luật may ra họ mới có những phát ngôn , hành động có thể quy kết vào các tội đó.

Với mục tiêu nói trên, chắc chắn sẽ không có đối tượng quan chức nào bị ông Trọng đưa ra xử lý. Một chủ trương xử lý mà không có đối tượng nào bị đưa ra làm gương, làm chứng. Chủ trương ấy chỉ là hoả mù, nói cho có việc. Ví dụ nói chống tham nhũng phải bắt được kẻ tham nhũng, nói chống chuyển hoá nội bộ , tự diễn biến phải bắt kẻ tự chuyển hoá đưa ra cho dân chúng xem.

 Nếu không chỉ rõ tên tuổi kẻ nào tự diễn biến, chuyển hoá nội bộ để xử lý, rõ ràng Nguyễn Phú Trọng chỉ làm trò khuấy động nội bộ , qua đó nhằm mục đích giữ được vị trí mình đang có mà thôi. Một mục đích hoànt toàn mang động cơ lợi ích cá nhân của ông Trọng.

 Một chuyện tào lao nữa là khi gặp cử tri Đông Anh, Hà Nội, nơi vốn là quê hương của ông Trọng và cũng là của Trịnh Xuân Thanh. Ông Trọng bày tỏ sự cay cú, hằn học với Trịnh Xuân Thanh một cách trẻ con, không ý thức được thực tiễn là ra sao. Ông Trọng nói với cử tri Đông Anh rằng.

- Đã ra truy nã quốc tế với Trịnh Xuân Thanh và đang phối hợp với các nước bắt bằng được.

http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/tong-bi-thu-bat-bang-duoc-trinh-xuan-thanh-3509341.html

 Là một tổng bí thư của một đảng lãnh đạo đất nước, ông Nguyễn Phú Trọng dường như không hiểu về thực tế pháp luật của các nước, hay ông hiểu nhưng ông lờ đi. Phát biểu mị dân cho mình đỡ nhục vì không làm gì được Trịnh Xuân Thanh. Hay ông coi cử tri Đông Anh chỉ là bầy cừu, nói sao thì họ tin vậy.

 Tất cả những luật sư hàng đầu ở các nước mà Trịnh Xuân Thanh có thể đến như Mỹ, Canada, Anh, Đức...đều có thể cho ông Trọng biết rằng, ở quốc gia mà họ đang ở. Luật pháp không cho dẫn độ  về Việt Nam một người có tội danh làm sai quy định gây thất thoát tài sản nhà nước như Trịnh Xuân Thanh.

Không có chuyện cảnh sát nước đó đang hợp tác với Việt Nam để truy tìm Trịnh Xuân Thanh. Đó là điều chắc chắn , bởi những tin tức, hình ảnh của Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu đều được đưa ra từ bloger Người Buôn Gió. Nếu cảnh sát Đức, Mỹ, Bỉ, Ba Lan, Anh hợp tác với cảnh sát Việt Nam để điều tra bắt giữ Trịnh Xuân Thanh. Có lẽ theo trình tự đầu mối, họ đã triệu tập bloger Người Buôn Gió để thẩm vấn vì liên quan đến tội phạm truy nã đỏ. Làm sao mà nước Đức truy lùng một kẻ truy nã mức độ đỏ, mức độ đặc biệt mà vẫn khơi khơi để tin tức của kẻ đó xuất hiện nhơn nhơn trên trang của một cá nhân có tên tuổi, địa chỉ rõ ràng đang sống ở nước Đức.?

 Như thế ông Trọng đang tào lao vì không biết gì, nhưng cố tình lừa bịp dân chúng Đông Anh vì ông nghĩ họ quá ngu.  Càng ngày ông càng trở nên loanh quanh trong công cuộc chấn chỉnh đảng mà ông phát động, ông phát động chống tham nhũng tiêu cực để rồi ông xoay  sang chống tự diễn biến, sắp tới không biến từ tự diễn biến này, ông sẽ chống cái gì nữa.

 Nếu ông muốn có một lối thoát mang lại uy tín cho mình, ông không nên loay hoay với những kẻ đã cao chạy xa bay như Vũ Đình Duy, Trịnh Xuân Thanh, Lê Chung Dũng. Vì như vậy, ông như con bạc đã thua nhiều, giờ đi gạn những con bạc cò con đỡ gỡ gạc, đôi co với chúng. Rút cục chỉ mang lại hình ảnh một vị tổng bí thư già nua, bac nhược và lèm nhèm trong mắt thiên hạ.

 Ông Trọng cần phải làm một cú lớn, một đối tượng lớn để lấy lại uy tín và thanh thế cho mình. Phải bắt và đưa ra xử lý một đối tượng cỡ uỷ viên trung ương đảng như Vũ Huy Hoàng, hoặc uỷ viên Bộ Chính Trị như Đinh La Thăng, những đối tượng mà báo chí trong nước đã có nhiều bài viết đề cập đến những liên quan và sai phạm của họ trong các vụ án ở Dầu Khí và Bộ Công Thương. Bắt giam và khởi tố những người đó, bảo đảm dân chúng sẽ hân hoan và tin tưởng vào sức  mạnh và chân lý của công cuộc xây dưng đảng mà ông đang lớn tiếng. Chứ chỉ cỡ như Vũ Đức Thuận bị bắt giam, rồi ông lấy đó ra làm tự đắc. Chỉ tổ mang lại tiếng cười nhạt, khinh miệt trò đánh chuột sợ vỡ bình của ông.

 Chỉ có những cú lớn như thế, mới chứng tỏ ông Nguyễn Phú Trọng không phải là người ăn nói tào lao, bịp bợp dân chúng. Ông là người có uy tín và được trung ương đảng nể phục, họ tán thành với chủ trương, quyết định của ông.

 Còn không được như thế, ông Trọng chỉ là kẻ bất lực, ngay cả nôị bộ trong đảng họ cũng khinh nhờn ông. Vì khinh nhờn ông nên mới có chuyện nhiều đối tượng bị ông nhòm đến dễ dàng xuất cảnh đi nước ngoài chữa bệnh không về. Việc ông chỉ bắt được mấy con tép như Vũ Đức Thuận, chỉ là cách mà trung ương chiều lòng ông. Như người ta hay chiều bọn trẻ con hay những người già lẩm cẩm, trái tính, trái nết. Đó rõ ràng không phải là thành công , xin ông đừng tự đắc ca ngợi như kiểu.

- Kỷ luật thế đã đau chưa.

 Một điều ông có thể làm ngay, đó là căn cứ những bài viết tố cáo Đinh La Thăng gây thiệt hại cho nhà nước của nhà báo Trương Huy San và nhiều tờ báo khác. Ông Trọng hãy chỉ đạo công an, làm rõ những chi tiết trong những bài viết này, nếu có căn cứ phải tiến hành điều tra, khởi tố ngay bí thư thành uỷ Đinh La Thăng. Thể hiện quyết tâm của ông trong công cuộc chấn chỉnh, xây dựng đảng.

Phát ngôn ở hội nghị trực tuyến phổ biến nghị quyết đảng cho cán bộ cả nước ngày 9/12/2016, ông Trọng nhấn mạnh không cho phép lợi dụng đấu tranh chống tiêu cực để chống đảng. Đã khiến nhiều người thất vọng, vì họ cho rằng ông đã chịu thua và có ý bao biện. Đã thế ông lại còn hàm ý đe doạ những nhà báo như Trương Huy San là lợi dụng chống tiêu cực để chống đảng. Ông đã phản bội lại niềm tin của nhà báo này đã đặt vào ông trong công cuộc chống tham nhũng, cũng như hàng bao nhiêu bạn đọc khác theo dõi những ngày qua.

 Không làm được rõ ràng như yêu cầu trên, ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ là kẻ ăn nói tào lao, già cả quẫn cùng. Một người như ông không nên tiếp tục giữ vị trí hiện nay bằng những trò loanh quanh như ăn vạ nữa. Ông nên bàn giao cho người khác là hơn.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Gia đình 5 người sống trong căn nhà 3 m2 ở Sài Gòn

http://vnexpress.net/photo/thoi-su/gia-dinh-5-nguoi-song-trong-can-nha-3-m2-o-sai-gon-3509738.html

Nằm dưới chân cầu Chánh Hưng (quận 8) là ngôi nhà 3 m2 của vợ chồng anh Vũ thuê ở cùng 3 người con.
Dưới chân cầu Chánh Hưng (quận 8, TP HCM) có căn nhà giác siêu nhỏ, là nơi sinh sống của gia đình anh Nguyễn Phi Vũ với vợ và ba đứa con. Trước nhà, anh Vũ tận dụng sửa xe máy, còn chị Phạm Thị Kim Ngân (vợ anh Vũ) bán nước giải khát. Khi rảnh, chị Ngân cũng phụ chồng bơm vá xe.
 
 Vì nhà chật lại nóng bức nên không gian sinh hoạt, ăn uống, học tập... của cả gia đình đều diễn ra ở vỉa hè.
 
Căn nhà rộng khoảng 3 m2, kết cấu hình tam giác, được hai vợ chồng anh Vũ đã thuê suốt 7 năm nay với giá 3 triệu một tháng.
 
Mọi ngóc ngách từ cầu thang đến vách tường đều chật kín đồ đạc khiến di chuyển của mọi người đều khó khăn. 
 
Con gái lớn của hai vợ chồng tên Bảo Trân đang học lớp 6, còn con trai Bảo Thành học lớp 4 và còn bé út cũng gần đến tuổi đi học. Những đứa trẻ khi ngủ nghỉ trong nhà phải co chân lại để tránh chạm vào cửa.
 
Buổi tối nếu không sinh hoạt dưới nhà, bọn trẻ thường lên gác đùa giỡn và ngủ luôn trên đó. Căn gác cũng chật hẹp, lại thấp nên nóng bức, khi mưa lại tạt nước
 
Lối lên xuống gác là cầu thang nhỏ, thẳng đứng và tối. "Hai đứa lớn vài lần bị rơi từ trên xuống nhưng may chỉ bị xây xát nhẹ", người mẹ cho biết.
 
Hai cánh cửa sắt lúc nào cũng khép hờ, chỉ đủ một người đi vào. "Vì kê nhiều đồ đạc nên muốn mở cửa rộng hơn thì một tay phải đẩy cái tủ chứa đồ, tay còn lại đẩy cửa", chị Ngân cho biết.
 
Tương tự, cánh cửa nhà vệ sinh cũng không mở được hết cỡ vì treo nhiều đồ đạc cả trong ngoài lẫn trên cửa. Việc nấu nướng của gia đình đều diễn ra bên ngoài.
 
Không gian cho việc tắm rửa, nấu ăn, giặt giũ của cả gia đình đều ở bên ngoài. Mấy đứa trẻ cũng chỉ quanh quẩn chơi ở vỉa hè trước nhà.
 
Thường khi con cái ngủ hết, vợ chồng anh Vũ vẫn ráng thức đến 1h sáng để kiếm thêm thu nhập từ những người lỡ đường hư xe ban đêm. Đến khi không có khách, anh chị mới dọn đồ đạc, xe máy vào góc nhà, xích lại cẩn thận.
 
Các vật dụng khi thu dọn đã che hết cửa nên muốn ra vô thì các thành viên trong nhà phải lách qua khe hẹp. Hai vợ chồng cho biết rất muốn thuê nhà mới rộng rãi hơn nhưng không được. "Chỗ này tuy chật nhưng buôn bán tốt, sợ chuyển đi chỗ khác thì lại không làm ăn được. Chỉ lo mấy đứa con lớn lên sẽ khó sống hơn", chị Ngân chia sẻ.
 
Quỳnh Trầ
n

Chủ Nhật, 4 tháng 12, 2016

cờ lờ mờ vờ, cờ lờ vờ

https://www.youtube.com/watch?v=WoiC2cqgu9s

cờ lờ mờ vờ, cờ lờ vờ


cái lồn mẹ vợ, cái lồn vợ....

13 Nhà độc tài nguy hiểm nhất – 13 Deadliest Dictators

http://matildanews.com.au/13-dealiest-dictators/

http://www.thedailybeast.com/galleries/2011/10/21/the-20th-century-s-deadliest-dictators-photos.html

Theo tài liệu của THE DAILY  BEAST:

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016

Đoàn xe của Thủ tướng VN gây ‘sốt’ mạng xã hội

http://www.voatiengviet.com/a/doan-xe-cua-thu-tuong-vn-gay-sot-mang-xa-hoi/3456934.html


Đoàn xe của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rầm rộ kéo vào phố cổ Hội An, bất chấp bảng cấm xe cơ giới.
Đoàn xe của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rầm rộ kéo vào phố cổ Hội An, bất chấp bảng cấm xe cơ giới.
Video và hình ảnh đoàn xe khoảng 10 chiếc màu đen của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại các tuyến đường được cho là phố đi bộ ở Hội An, Quảng Nam, đang gây ra các phản ứng trái chiều trên mạng xã hội.

Đài tiếng nói Việt Nam đưa tin, ông Phúc chiều tối 8/8 tới thăm khu phố cổ ở miền Trung, trước khi tham dự một hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch.
Các hình ảnh được truyền thông nhà nước đăng tải cho thấy ông Phúc tươi cười nói chuyện với người dân địa phương, du khách và thậm chí còn chụp cả ảnh “selfie” với một số người. VOV dẫn lời ông Phúc nói rằng “tôi quảng bá cho du lịch Hội An đấy nhé”.
Trong khi đó, trên các trang mạng “lề trái”, xuất hiện các hình ảnh và video, mà VOA Việt Ngữ chưa thể kiểm chứng độc lập, cho thấy khoảng một chục chiếc xe tháp tùng ông Phúc lăn bánh trên các con phố nhỏ, hẹp trong khi các du khách vẫn đi lại.
Hình ảnh cho thấy khoảng một chục chiếc xe tháp tùng ông Phúc lăn bánh trên các con phố nhỏ trong khi các du khách vẫn đi lại.
Hình ảnh cho thấy khoảng một chục chiếc xe tháp tùng ông Phúc lăn bánh trên các con phố nhỏ trong khi các du khách vẫn đi lại.
Ông Quang Ba, nhân viên một quán ăn ở Hội An, cho VOA Việt Ngữ biết ông có thấy đoàn xe đi qua khu phố cổ.
Ông nói thêm: “Đoàn xe đi ngang qua đây ra đường Bạch Đằng rồi lên quảng trường Sông Hoài đó. Tuyến đường đó là đường đi bộ. Trong phố cổ thì phải đi bộ, không được đi xe điện. Ôtô phải đậu ở phía ngoài đó rồi thì bắt đầu đi bộ vô phố cổ. Thấy hôm qua đi ngang qua đó thôi, còn mục đích gì thì không biết”.
Theo truyền thông trong nước, đề án “Phố dành cho người đi bộ và xe không động cơ” được thực hiện từ năm 2004 trên tất cả các phố nằm trong nội vi đô thị cổ Hội An gồm ba trục đường chính gồm Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng làm trung tâm”.
Tờ Lao Động điện tử đưa tin rằng “ban đầu chủ trương này nhằm giảm thiểu tiếng ồn từ tiếng động cơ của xe máy, đảm bảo an toàn cho du khách, đến nay đã trở thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng của Hội An, góp phần rất lớn trong công tác quảng bá văn hoá, du lịch Hội An”.
Ông Nguyễn Duy Tuấn, quản lý nhà hàng Vĩnh Hưng ở Hội An, cho VOA Việt Ngữ biết rằng ông cũng thấy đoàn xe của ông Phúc.
Ông nói tiếp: “Đi tới mười mấy chiếc, tối thui luôn, nhìn vô không thấy ai, không biết là chú Phúc. Đi một vòng quanh phố cổ vẫn là đi xe ôtô. Mặc dù ở đây cấm xe máy, xe ô tô trong thời điểm đó nhưng mà ổng vô thì phải ưu tiên chứ? Sau đó thì đi bộ, đi bộ vô thăm phố cổ”.
Ông Tuấn cho biết thêm rằng người đứng đầu chính phủ Việt Nam “có ghé thăm nhà hàng” của mình, “hỏi tình hình kinh doanh, các món ăn đặc sản rồi khách nào là chính” thì “mấy nhân viên ở đây có nói thực tế rằng khách Trung Quốc dạo này nhiều lắm”.
Báo điện tử của chính phủ Việt Nam dẫn lời phát biểu của Thủ tướng Phúc hôm 9/8 rằng hội nghị quy mô lớn đầu tiên do chính phủ tổ chức sẽ “góp phần vào phát triển du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước”.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc với chính quyền Hội An để hỏi rõ về các thắc mắc của các cư dân mạng liên quan tới đoàn xe của ông Phúc ở phố đi bộ.
Trong khi đó, một số cư dân mạng trích Luật Giao thông Đường bộ về quyền ưu tiên của một số loại xe để chứng minh rằng đoàn xe của ông Phúc “không phạm luật”.

‘Người ta chơi tôi!’: Giờ thì chẳng còn mấy quan chức ‘an toàn’

http://www.voatiengviet.com/a/nguoi-ta-choi-toi-gio-thi-chang-con-may-quan-chuc-an-toan/3456150.html

Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tổng Bí thư Trọng – bắt đầu từ tháng 6/2016 - đang có triển vọng gây chấn động lớn trong giới chính trị gia nửa mùa nhưng thậm tham.
Tháng Bảy năm 2016, không hiểu vì lẽ gì mà “bỗng dưng” gia đình Thiếu tướng Trần Kỳ Rơi, Giám đốc công an Đắc Lắc, lại bị một tờ báo nhà nước là Dân Việt lôi ra với một bài báo có tựa đề “Cơ ngơi ngàn tỷ” – ám chỉ ngôi nhà chứa đầy gỗ quý của con gái tướng Rơi, cũng là dân công an. Ngay sau đó, ông Trần Kỳ Rơi đã phải thanh minh trên mặt báo: “Người ta chơi tôi!”.
“Người ta” nào?
Giờ thì chẳng còn mấy quan chức, dù là cấp trung hay cả cấp cao, được “an toàn”.
‘Mặt trận’ liên tục phát triển
Từ đầu tháng 6/2016 đến nay, “mặt trận” đã liên tục phát triển về chiều sâu ở các địa phương và bộ ngành. Đầu tiên là Hậu Giang với vụ Phó chủ tịch Trịnh Xuân Thanh nhận xe Lexus 5,7 tỷ đồng, kéo theo quá khứ ông Thanh gây lỗ ở Tổng công ty dầu khí PVC đến 3.200 tỷ đồng. Từ “ruồi” Trịnh Xuân Thanh, cựu Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng lại bị một số dư luận và báo chí cáo buộc phải chịu trách nhiệm hành chính và kể cả trách nhiệm hình sự. Vũ Huy Hoàng là nhân vật nghe nói “giàu nứt đố đổ vách”, từng được coi là một trong những cánh tay mặt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tưởng như đã “hạ cánh an toàn”. Ông Hoàng còn bị coi là phải chịu trách nhiệm trong việc “bổ nhiệm” con trai còn trẻ của mình làm giám đốc doanh nghiệp và gây lỗ cho doanh nghiệp này.
Sát kỳ bầu bán Quốc hội trong tháng Bảy, bất chợt một đại gia có phạm vi hoạt động liên tỉnh - bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường - lại bị bác tư cách đại biểu Quốc hội vì có quốc tịch ở tận… Malta. Ngay sau đó, báo chí lề dân lẫn lề nhà nước đã dồn dập lên tiếng tố cáo bà Hường đã thao túng các dự án bất động sản và đẩy đuổi nông dân đến mức khốn quẫn ra sao…
Nhưng vẫn chưa hết. Mỏ Núi Pháo ở Thái Nguyên là một trong những địa chỉ gây ô nhiễm môi trường mà có lần phóng viên nhà nước đến điều tra đã bị côn đồ hành hung tàn bạo nhưng Hội Nhà báo Việt Nam đã không dám có hành động tối thiểu nào để bảo vệ hội viên của mình. Mỏ Núi Pháo có trữ lượng wolfram lớn vào hàng thứ hai trên thế giới, đã bị Bộ Tài nguyên Môi trường thanh tra toàn diện. Chưa biết kết quả thanh tra sẽ ra sao, nhưng ấn tượng lớn nhất liên quan đến vụ này là Bộ Tài nguyên Môi trường - cơ quan hầu như đã không đưa ra một tuyên bố nào sau vụ cá chết trắng biển 4 tỉnh miền Trung, nhưng lại đang trở thành một mũi tiên phong trong công cuộc “hồi tố” dự án Núi Pháo mà đằng sau đó ai cũng biết là có bàn tay giao dịch đắc lực của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Đến cuối tháng Bảy, vụ Mobifone mua AVG với gần 9.000 tỷ đồng đã chính thức được Ban Bí thư và Chính phủ giao cho Thanh tra chính phủ tổ chức thanh tra. Vụ này từng được một bàn tay bí mật phanh phui đến từng chi tiết trên mạng xã hội mấy tháng trước và còn báo trước là “Thanh tra chính phủ sẽ vào cuộc”. Một lần nữa cái tên Nguyễn Thanh Phượng lại được nêu ra như một “người đứng sau ông Lê Nam Trà ở Mobifone”.
Rồi cũng “không hiểu sao”, một tờ báo nhà nước lại đùng đùng lôi ra vụ một công ty chỉ có vốn điều lệ 3 tỷ đồng nhưng lại tặng siêu xe có giá trị đến 6 tỷ đồng cho Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình. Trước vụ việc gần như y hệt vụ Trịnh Xuân Thanh này, một số dư luận không khỏi đặt câu hỏi: nếu Hậu Giang được coi là “đất” của ông Nguyễn Tấn Dũng thì Ninh Bình là “lãnh địa” của ai?
Còn có một ẩn ý khác.
Bất an ‘thay máu’
Chiến dịch “chống tham nhũng” của Tổng Bí thư Trọng nhắm đến những “mỏ vàng” như Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Thị Nguyệt Hường, mỏ Núi Pháo và Mobifone đang khiến dư luận xôn xao với câu hỏi: phải chăng phía sau chiến dịch này là mưu toan thâu tóm thị trường của nhóm lợi ích mới đối với nhóm lợi ích cũ?
Câu hỏi trên là có “cơ sở thực tiễn”.
Ngay sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng mất chức thủ tướng vào tháng Giêng năm 2016, đã có nhiều đồn đoán về một chiến dịch từ tranh giành đến thâu tóm doanh nghiệp và thị phần kinh doanh, xuất phát từ những nhóm lợi ích liên quan mật thiết đến những nhóm quyền lực mới. Lãnh địa của tay chân ông Nguyễn Tấn Dũng lại được coi là vô cùng lớn và vô cùng màu mỡ, bao gồm nhiều ngành nghề trải rộng ở nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khối tài chính và ngân hàng mà đã có đủ thời gian phát triển thành một thế lực tài phiệt - tức có quyền năng chi phối, can thiệp đáng kể vào không chỉ các chỉ số kinh tế quốc gia mà còn vào cả thế lên xuống của chính trường Việt Nam.
Đương nhiên, những lãnh địa đó là điểm nhắm của mọi con mắt thèm thuồng của những kẻ muốn thâu tóm trong bối cảnh đất nước đang gần như cạn kiệt các nguồn tài nguyên.
Khi mà “rừng vàng biển bạc” đã trở nên trơ trụi và kiệt quệ, khi các nguồn tài trợ lãi suất ưu đãi và viện trợ không hoàn lại từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển Á châu, kể cả một số quốc gia như Nhật Bản, Úc, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy… đã tắt dần đến tắt ngấm, thì việc sát phạt nhau về mặt chính trị đang trở thành thủ đoạn bảo đảm mang lại lợi nhuận lớn nhất, chứ chẳng còn phải là kiểu kinh doanh “một vốn bốn lời” trong việc trục lợi các chính sách của nhà nước như trước đây.
Không khó hiểu nếu đảng muốn những quan chức như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng hay đại gia như Nguyễn Thị Nguyệt Hường, Nguyễn Đăng Quang, Lê Nam Trà… phải “ói ra” - như cách nói rất dung tục của giới giang hồ chính trị chuyên sát phạt lẫn nhau.
Thậm chí, chiến dịch thâu tóm thị phần không chỉ dừng ở các con “hổ nhỏ” mà còn có thể dẫn đến những con “hổ lớn” như Ngân hàng Bản Việt cùng nhiều dự án khác của bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái ông Nguyễn Tấn Dũng.
Nếu quả chiến dịch thanh tra môi trường mỏ Núi Pháo và Mobifone là muốn nhắm vào vai trò của bà Nguyễn Thanh Phượng, thì chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tổng bí thư Trọng đang tiến một bước dài đáng kể.
Nếu ông Trịnh Xuân Thanh là “lính” của ông Vũ Huy Hoàng, thì ông Vũ Huy Hoàng lại là “lính” của ông Nguyễn Tấn Dũng.
Tất cả đều liên quan với nhau, và các “quy trình xử lý” cũng đều có vẻ logic.
Bàn cờ chính trị Việt Nam cũng bởi thế đang sôi động trở lại và trở nên cực kỳ rối rắm sau cuộc đọ sức giữa các kỳ phùng địch thủ trước Đại hội XII vào cuối năm 2015.
Thậm chí bàn cờ chính trị ấy còn diễn ra gay go, ác liệt giữa nhiều phe phái hơn cả thời kỳ đấu đá tranh giành quyền lực vào năm ngoái. Nếu trước Đại hội XII, giới quan sát chỉ tập trung vào hai lực lượng chính trị chủ yếu là “phe chính phủ” và “phe đảng”, gây ra sự xung đột giữa hai nhóm lợi ích lớn - thì hiện nay, chủ thuyết “đa trung tâm quyền lực” đang xuất hiện ngày càng rõ, kéo theo lý thuyết “đa trung tâm lợi ích”.
Vào lúc này, các nhóm lợi ích mới, hoặc nói cách khác là những nhóm lợi ích mới xuất đầu lộ diện theo từng bước chân của những nhân vật quyền lực mới, đang ở thế công. Không chỉ “anh Hai, anh Ba, anh Tư…”, mà tầm lợi ích còn trải rộng ra những trung tâm quyền lực mới như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và một số tỉnh thành. Chiến dịch “sáp nhập ngân hàng” mà nhóm lợi ích cũ tiến hành vào những năm 2011, 2012 coi chừng sẽ bị “thâu tóm” lại. Những dự án béo bở như mỏ Núi Pháo, Mobifone và hơn thế nữa sẽ không thoát khỏi cặp mắt cú vọ của những kẻ đi sau nhưng muốn “hốt trọn ổ”.
Từ quy luật cùng logic “xét lại” ấy, mỗi chiến dịch của nhóm lợi ích mới thanh toán nhóm lợi ích cũ lại có thể gắn liền với một chiến dịch “đả hổ diệt ruồi”, hay gọi nôm na là “quyết tâm chống tham nhũng” nổ ra ở những cấp, ngành và địa phương liên hệ. Những chiến dịch này tất yếu sẽ dẫn đến việc “thay máu” về nhân sự ở các cấp, ngành, địa phương đó.
Giờ thì chẳng còn mấy quan chức “an toàn”.
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.