Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2009

Nếu Phillip Roesler còn ở Việt Nam...


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/First-Vietnamese-appointed-the-GermanCabinetMinister-HGiang-10272009122541.html

2009-10-27

Truyền thông quốc tế mấy ngày hôm nay xôn xao vì tin ông Phillip Roesler, 36 tuổi, người Đức gốc Việt Nam đã được bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Bộ Y Tế của Cộng Hòa Liên Bang Đức.


Ông Phillip Roesler. Photo courtesy of Wikipedia

in ông được clàm B Trưởng là mt ngc nhiên ngòai d đóan ca gii phân tích ngay ti th đô Bá Linh. Cũng là mt tin làm người Vit khp nơi trên thế gii hãnh din, và làm dư lun trong nứơc xót xa.

Ngạc nhiên thú vị

Không riêng ti Bá Linh, th đô ca nước Đc, mà dư lun nhiu nơi trên thế gii, my ngày nay ngc nhiên v mt tin ngòai d đóan ca mi người, là ông Philipp Roesler, thành viên ca Đng Dân Ch T Do (FDP)- người Đc gc Vit, hin đang là b trưởng kinh tế, lao đng và giao thông ti tiu bang Niedersachsen, va đựơc b nhim đ tr thành b trưởng y tế trong tân ni các ca chính ph Cng Hòa Liên Bang Đc.

Dù đã t lâu đựơc xem là mt ngôi sao ni bt, và là nim kỳ vng ca đng Dân Ch T Do, chính ông Roesler và ngay c ni b đng cũng t ra rt ngc nhiên khi ông được c làm b trưởng y tế liên bang, vì đây là mt b hin đang đương đu vi nhiu rt khó khăn.

Gii phân tích cho rng s dĩ ông đựơc b nhim là vì trong sut thi gian thương tho rt gt gao v vic thành lp tân ni các gia các liên minh, kéo dài hơn 3 tun l, ông Philipp Roesler đã chng t kh năng ca mình bng cách luôn t ra rt thông minh, thc tế, ôn hòa, có cái nhìn thu đáo cùng tài ng khu v nhiu đ tái, nht là v y tế. Ông Roesler còn được cho là người có tài khôi hài, khéo léo xoa du được nhng căng thng trong các cuc tho lun.

Trong vai trò b trưởng y tế. tui 36, ông Phillip Roesler là người B Trưởng tr nht nước Đc, và là người B trưởng đu tiên không phi là người gc Đc, là b trưởng đu tiên người gc Á Châu, và còn là là ngừơi gc Vit Nam..

Ông Röesler sinh năm 1973 Khánh Hòa, là ông là mt đa tr sng vin m côi, và vào lúc mi có 9 tháng tui, đã được cha m nuôi đưa v Đc. Có ngun tin cũng cho rng cha m ông đã b đã b pháo kích chết và người hàng xóm đã b ông vào vin m côi ti Khánh Hòa, Nha Trang.

Niềm kiêu hãnh

Đi vi người Vit Nam sng ri rc khp nơi trên thế gii, thì câu chuyn “đa tr m côi Việt Nam thành ông B Trưởng nước Đc” là mt nim hãnh din vô biên.

Nhiu din đàn đin t đã đưa tin này vi nhng ta như: “Nim hãnh din chung ca người Vit Nam. Nhiu video clips v nhng cuc phng vn hay tin tc v ông đã được đưa lên trang mng You Tube vi nhng ta bt đu vi hai ch “Vit Nam pride” (dch là nim kiêu hãnh ca Vit Nam).

T Đc, tiến sĩ kinh tế Nguyn Ngc Hùng, phát biu:

“Ở ti Đc thì người ta kỳ th lm. Mt người tr, đng thi là mt người không phi là người Đc, mà h còn đt được đa v đó. Nhng người da trng khác cũng không đt được nhng đa v như ông Roesler này.

Ngừơi trứơc ông làm ch tch đng T Do Dân Ch tiu bang đã nói rng ông Roesler là người suy nghĩ và có li gii quyết rt nhanh. Và ông luôn luôn tìm được mt li gii quỵết tt đp nht và nhanh nht. Ông không bao gi trường hp nào c.”

Người Vit hi ngai còn quý mến ông Roesler v vic dù ông tuy đã được nuôi dưỡng như mt người Đc t nh, đã không quên ngun gc ca mình là mt người Vit Nam, và là mt nn nhân chiến tranh.

Cu đi tá CSVN, ông Bùi Tín, hin đang sng Pháp, k:

“Khi ông ông Roesler tr thành mt người ni tiếng Cng Hòa Liên Bang Đc ông có d đnh tham d bui khai trương tượng đài thuyn nhân Hamburg đó. Thì s quán VN ti Berlin đã liên h vi ông, và gn như là hăm da và can ngăn thuyết phc ông y là không nên đến tham d bui khai trương đó, nhưng chính ông đã đến d, và mt tay cm lá c Đc, mt tay cm lá c VNCH mà bà con mà bà con thuyn nhân mang theo, và chp hình chung vi bà con.

Ông ta nói là s quán VN đã làm nhng cái chuyn vô duyên là đnh ép ông không d khai mc tượng đài như thế. Ri còn yêu cầu chính quyn đa phương là b cái ch ghi trên b là “thuyn nhân Vit Nam”, thế nhưng mà chính quyn đa phương h không nghe theo.”

Din đàn X-Càfe cũng có nhiu bloggers bình phm v s kin s quán VN không mun cho ông Roesler tham d bui l khánh thành tượng đài thuyn nhân ti Hamburg.

Nếu cón ở Việt Nam…

Nhưng dường như xen ln trong nim hãnh din dân tc và ni vui mng cho s thăng tiến ca ông Roeler, người ta có mt chút ngm ngùi, và nhng quan tâm sâu xa hơn.

Và ti Vit Nam, ông Hà Văn Thnh – thuc Đi hc Khoa hc Huế, trong bài có ta “Nghĩ V Phillip Roesler” được đăng trên trang mng BauxiteInfo viết:

“Nếu vn còn Khánh Hòa, hin ti ca Roesler (tm đt tên là Đc) là điu ai cũng biết: Chng bao gi anh tr thành mt trí thc được trng vng ch đng nói là có th làm B trưởng! Cơ chế Vit Nam t xưa đến nay ch cơ cu chc B trưởng cho tng lp con ông cháu cha.”

Ông Bùi Tín chia x nhn đnh ca Ông Hà Văn Thnh:

“Tôi nghĩ là nó gi cho ta rt nhiu suy nghĩ, là ch có dưới mt chế đ dân ch, dân ch thc s cơ, tài năng mi được biu l ra, và mi công dân mi được bình đng, và người ta la chn đúng là nhng nhân tài tinh hoa nht ca đt nước.

Tôi nghĩ là nếu mà ông Roesler còn Vit Nam, thì bây gi ông y còn gay go điêu đng lm. Tr m côi thì khó mà có th hc hành đựơc tn ti, và dù hc hành gii đến đâu đi na, cũng khó có th vào mt chc v cao được.”

Ông Hà Văn Thnh đt vn đ:

“Ti sao không thy lp tr đang gii giang hơn và h phi được trng dng hơn? Phi chăng vì nghĩ rng mình càng ngi trên cái ghế quyn lc lâu bao nhiêu thì bng lc còn nhiu chng đó, bt k cng đng, dân tc, tui tác, năng lc.

Mt trong nhng ni đau ln nht ca thc trng cán b ca ta hin nay là vô khi người không đ năng lc, thin đc, kém tài li giành được nhng v trí thơm tho đ tha h thao túng, trc li cá nhân.”

Nếu còn Vit Nam, thì liu ông Roesler s có cơ hi làm b trưởng không? Tiến Sĩ Nguyn Ngc Hùng phát biu:

“Nếu ông Phillip Roesler VN, không nhng ông không th tr thành B Trưởng, mà còn b cm hành ngh, và b kết án vi phm điu lut 88 ca b lut hình s là tuyên truyn chng đi nhà nứơc CHXHCNVN bi vì ông là thành viên ca đng T Do Dân Ch, ch không phi là thành viên ca đng CSVN.”

Mt người ký tên Nguyn Quang Lp viết trong din đàn X-Càfe:

“Nói tht giá nước ta có vài mươi anh như Philipp Roesler , kt lm thì năm by anh cũng được, gi nhng v trí quan trng thì đt nước mình chc s khá lên nhiu. Mt ông nhà văn nói chơi vui, nói lãnh đo nước mình không có ai đ mình gi bng thng c, toàn phi gi bng anh bng ông bng c, chán m đi.”

Theo ông Hà Văn Thnh thì s kin ông Roesler đựơc làm B Trưởng còn làm ni bt lên nim đau xót v nn giáo dc Vit Nam. Cũng trong bài “Nghĩ V Phillip Roesler”, ông viết:

“B GD-ĐT có cm thy bun không khi con nuôi, nhn ti Khánh Hòa, bng chc, “t nhiên” tr thành B trưởng ca nước Đc lng danh? Riêng tôi, đau và xót bi tôi biết chc rng trí tu người Vit Nam không kém nhưng nghèo và hèn, dt và nát bi nn giáo dc này kém ci.

Hai không ri bn không; nhng li có cánh. Vy mà, đc chép vn hoàn đc chép. Nói mà không có chế tài thì nói đ làm gì?

Tôi thy tht ti nghip cho ngài B trưởng. Khi lên chc v đó mà không được quyn thay bt kỳ ai ca cơ chế cũ, giàn khung cũ thì làm sao có th thay đi? Nếu mun có mt nn giáo dc vi hai vn Tiến sĩ tht thì làm sao có th khi 33% TS hin nay ch là giy như chính ông Bành Tiến Long, Th trưởng, đã tha nhn vi báo chí?

Thay mt cái cũ bng mt cái mi gi tưởng bng chính nhng con người kém ci c y, thin cn c y, bo th đến mc y, s mt bng lc đến chng y? Vô kh thi!”

S kin ông Phillip Roesler, 36 tui, mt người m côi không phi dân bn x đã được c làm B Trưởng B Y Tế ca nước Đc đã khiến nhiu trí thc Vit Nam suy nghĩ.

Điu gì đã ngăn cn không cho nước Vit Nam có nhng người lãnh đo tr như ông Phillip Roesler? Và phi làm gì đ tui tr Vit Nam có thc tài có đựơc cơ hi lãnh đo đt nước.?

Chúng tôi xin mượn li phát biu ca Tiến Sĩ Nguyn Ngc Hùng thay cho li kết:

“Sự kiên ca ông Roesler ti Đc đã cho biết rng Vit Nam cn phi thay đi. Ti vì trong mt chế đ đc tài, thì con ngừơi không th phát trin được như vy. Ông Roesler ông y Đc thì ông y mi đựơc phát trin như vy, còn nếu ông y Vit Nam, thì chc chn ông y không được như vy. Cái nguyên nhân ca s chm phát trin là do đc tài. Đc tài cn tr s phát trin v mi mt.”

Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.

Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2009

Tại sao Cộng Sản Việt Nam lại sợ cuốn sách “Chế Ðộ Phát Xít”

http://cuunuoc.org/2009/11/02/csvn-s%E1%BB%A3-cu%E1%BB%91n-sach-ch%E1%BA%BF-%C3%B0%E1%BB%99-phat-xit/

Một cuộc lùng bắt tại Đông Âu

LTS: Đây là câu chuyện của anh Phạm Văn Viêm. Thông thường ta chỉ thấy chế độ Cộng Sản đi lùng bắt các nhà văn “phản động” trong nước, nhưng chế độ XHCN VN đã lập nên một kỳ công mới là gởi công an mật vụ từ trong nước ra để săn đuổi lùng bắt một kỹ sư du học và đang “hợp tác lao động” tại Bulgaria, chỉ vì anh này dám dịch một bộ sách nói về bản chất và tội ác của chế độ phát xít. Việc lùng bắt này diễn ra tại Sofia, Bulgaria. Phạm Văn Viêm là một trí thức hiện đang tỵ nạn tại Bulgaria. Anh đã dịch bộ sách “Bản chất chế độ Phát Xít” của Julie Jeliev – đương kim Tổng Thống Bulgaria (1993). Thật ra cuốn sách chẳng có gì quan trọng, nếu không hiểu rõ hoàn cảnh của dịch giả. Anh Viêm trong thời gian đang dịch sách này là trưởng đội công nhân xuất khẩu tại Bulgaria. Sứ quán Hà Nội tại Sofia hay tin anh Viêm dịch cuốn sách, đã tổ chức khám xét phòng anh và lùng bắt anh ngay tại xứ Bulgaria. Điều đáng nói là Hà Nội sử dụng công an đàn áp tại xứ mà chế độ Cộng Sản đã sụp đổ rồi.

Khi bị giam giữ, anh Viêm đã trốn thoát và xin tỵ nạn. Điểm đặc biệt nữa là cha mẹ anh Viêm đều là đảng viên Cộng Sản Việt Nam và có chức vụ khá cao trong nhà nước. Câu chuyện của anh Viêm có đăng trong phần đầu của cuốn sách do chính anh viết lại.

* * *

Tháng 6/1990, tôi viết cho người yêu: “Nếu tháng 10 này anh vẫn chưa về, anh mong em hãy tự quyết định lấy cuộc đời mình”. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn không giải thích nỗi vì cớ gì mà tôi lại chọn đúng tháng 10. Phải chăng linh tính đã báo trước sự kiện mà tôi sẽ kể cho bạn nghe sau đây? Hồi đó chúng tôi mới chuyển đến Liên Hiệp Xây Dựng Varna (CMK). Tình hình “hợp tác lao động” Bun-Việt đang ở vào giai đoạn chót, chẳng còn gì là hấp dẫn nữa. Tôi mới sang Bulgarie được vài tháng, nhưng đã muốn xin về. Tôi đã nói chuyện này với giám đốc CMK Vlado. Ông hứa sẽ giúp đỡ, nếu có đợt giảm biên.

Sự kiện xảy ra vào ngày 23/10/90 đã làm thay đổi mọi dự định của tôi. Hôm trước tôi vừa đọc xong truyện Vanga (truyện về một bà tiên tri người Bun, hiện đang sống tại thành phố Petrich). Đối với tôi câu chuyện thật hấp dẫn. Vài năm gần đây tôi vẫn có linh cảm về một thế giới phi vật chất xung quanh mà ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Những con chó nghe được âm thanh ở tần số cao, mà tai của chúng ta không hề cảm thấy. Biết đâu con mắt của chúng ta cũng như vậy? Những cái mà chúng ta không nhìn thấy, không nghe thấy, thì không có nghĩa rằng chúng không tồn tại, mà chỉ đơn giản là ta không cảm giác được sự tồn tại của chúng.

Tôi gần bị những mẫu chuyện trong bộ sách thôi miên. Tôi còn nhớ, lúc đó tôi đang ngồi ngoài ban công. Buổi sáng mùa thu vắng lặng và se lạnh. Cả tầng hình như chỉ còn lại mình tôi. Anh em trong đội đi làm hết. Tôi có việc phải đưa một người đi khám bệnh, nên không vào nhà máy. Khi tôi đang đọc những trang cuối cùng, thì một con bọ dừa nhỏ xíu, co cái vòi dài, bay đến, đậu trên mặt sách. Tôi vốn tôn trọng mọi sự sống, dù nhỏ nhoi, nên chăm chú quan sát vị khách tí hon. Tôi có cảm giác là con vật cũng đang nhìn tôi như thế. Nó lúc lắc cái vòi dài, còn tôi hiểu đó là lời chào. Tôi chào lại và thầm nhắc một câu hỏi: “Anh bạn muốn nói với tôi điều gì chăng? Như loay hoay như tìm phương hướng. Rồi nó đứng im, cái vòi giơ cao hẳn lên, vẩy về một hướng xác định, như có ý bảo: “Hướng này này”, 3 lần nó làm như thế, cái vòi đều chỉ về một hướng như trước. Sau đó con bọ cất cánh bay đi, nhưng nó va phải mặt kính, ngã sống soài trên sàn ban công. Tôi nhặt con bọ lên, thả ra ngoài. Lần này thì nó bay đi được. Tôi kinh hãi, đánh dấu cái hướng con bọ chỉ trên trang sách rồi vội lấy bản đồ ra so. Cái hướng dó trùng lập hoàn toàn với hướng từ Varna đi Petrich! Bên tai tôi văng vẳng như tiếng người bảo: “Hãy đến với ta!” Tôi nhìn quanh: không có ai cả, căn phòng hình như vắng lặng hơn lúc thường. Tôi rùng mình, một cảm giác ớn lạnh xuyên suốt từ đầu đến chân. Tôi đã quyết định là làm theo tiếng nói vô hình đó, sẽ đi chuyến tàu tối từ Varna. Và chắc chắn là tôi đã làm như thế, nếu như không có chuyện tài chính: lúc đó trong túi tôi chỉ còn vài đồng bạc, phải 4 ngày nữa mới có lương, còn đi vay thì ngại … Chiều hôm đó tôi như dứt được cơn mê. Thậm chí còn cười mình là nông nổi. Tuy nhiên, tôi vẫn định là lĩnh lương xong sẽ cố gắng dến thăm bà Vanga, nhân thể qua Sofia hỏi thăm có nhà xuất bản nào nhận in bản dịch “Chế độ Phát Xít”. Tôi đã trả giá đắt cho việc trì hoãn này. Đêm hôm đó giấc ngủ đến với tôi một cách khó khăn, lòng nôn nao, nóng như có lửa đốt. Bên ngoài gió lạnh gầm rú, như có ma quỷ nô đùa. “Có điều gì đó không lành”- tôi tự bảo.

Sáng ngày 23/10/1990, khi tôi đang mơ màng thì nghe tiếng gõ cửa gấp gáp. Tôi vùng dậy, mắt nhắm mắt mở đi ra phía cửa, hỏi: “Ai gọi đấy?” Có giọng xứ Nghệ pha Bắc cười đáp: “Ngủ gì ghê thế?” Té ra là anh Nghĩa, đội trưởng – bí thư đảng bộ. Tôi loay hoay tìm chìa khóa và hỏi: “Có việc gì đây?” Một giọng xứ Nghệ đặc sệt ồm ồm trả lời: “Viêm, mở cửa ra!” Tôi nhận ra giọng của đơn vị trưởng, đảng viên Hân.

Tôi mở cửa, 2 người ập vào phòng. Hân bảo tôi:
“Mặc quần áo khẩn trương! Có sứ quán hỏi chuyện thằng Hồng và thằng Tuấn”.

Hồng và Tuấn là 2 người trong đội của tôi. Mấy hôm trước có tin 2 người này cùng mấy người khác nữa bị công an biên phòng Bulgarie bắt ở biên giới vì định vượt biên.

Tôi bảo 2 người: “Sao sớm thế!” và liếc nhìn đồng hồ, mới hơn 6 giờ sáng. Tôi mặc vội quần áo. Đang buộc dở dây giày thì 4 người nữa ập vào phòng. Tôi biết 2 người: Đề, trưởng vùng – đảng ủy viên, và Ngọc, bí thư chi bộ. Một người nữa tôi quen mặt nhưng không biết tên, sau đó mới rõ là bí thư đảng ủy Cường (Cường Bạc). Người cuối cùng tôi chưa gặp mặt bao giờ.

Đơn vị trưởng Hân mời người lạ mặt ngồi xuống cái ghế độc nhất trong phòng và giới thiệu:
“Đây là anh Kim, bí thư thứ 3 của Đại sứ quán”.

Tôi đã từng nghe tiếng người này. Anh ta là đội trưởng đội an ninh. Tôi ngó nhìn nhà chức trách quan trọng: da ngăm đen, môi thâm, mắt một mí, con ngươi đục ngầu, sắc mặt u ám. Một kẻ nham hiểm – tôi thầm kết luận.

“Thế này, anh Viêm nhé! – Người tên Kim hằng giọng nói – Chúng tôi vừa ở chỗ anh Hồng đến. Anh Hồng khai là anh tổ chức vượt biên, vì vậy chúng tôi đề nghị anh cho được khám nhà”. Anh ta nhấn mạnh 2 chữ “đề nghị” như có ý bảo: “Nói thế cho nó lịch sự thôi, chú mày ạ!”

Tôi cãi: “Tôi không có tổ chức vượt biên. Còn khám nhà thì mời các anh cứ tự nhiên”.

Tôi không lạ gì những hành động phi pháp của các “nhân viên an ninh”, nên cũng không buồn hỏi lệnh khám nhà. Họ cần gì đến lệnh! Họ lại có tới 6 người, ai nấy đều “đằng đằng sát khí”, nhất là bí thư đảng ủy Cường, mặt trắng dã, môi mím chặt, hằn học. Khuôn mặt anh quá nghiêm trang, đến mức tôi suýt phì cười. Chống cự hay hạch sách thật vô ích. Thôi thì “mời” cho lịch sự. Vả lại tôi vẫn nghĩ là tôi không liên quan gì đến chuyện vượt biên của Hồng và họ sẽ không tìm được gì cả.

Tôi đã lầm. Đó chỉ là cái cớ để họ khám nhà, còn nguyên nhân thực sự là việc tôi dịch “Chế độ Phát Xít”, có kẻ nào đã tố giác. Thật ra tôi đã dịch tác phẩm này một cách công khai, không hề giấu diếm. Anh em trong đội đều biết tôi đánh máy chữ đến tận khuya.

Chẳng lâu là gì họ đã tìm ra được cái họ cần: 2 cuốn sách “Chế độ Phát Xít” nguyên bản, bản dịch viết tay, 2 bản dịch tiếng Việt đã đánh máy cẩn thận, vài lá thư của người yêu của tôi. Và thậm chí cả những tờ giấy nháp mà tôi viết lung tung, không ra đầu ra đũa gì cả, đến tôi cũng khó mà đọc, có lẽ họ nghi là “tài liệu mật”. Tuy nhiên, bí thư Kim vẫn yêu cầu các đệ tử của mình kiểm tra kỹ hơn lần nữa, trong khi anh tranh thủ “tâm sự” với tôi. Anh hỏi bằng một giọng thật nhẹ nhàng,”thân tình”:

- Viêm quê ở Vĩnh Lộc, Thanh Hóa phải không?
- “Vâng” – Tôi đáp.
- Mình cũng là người Thanh Hóa – anh nói ra chiều thông cảm.

Trên phương diện “đồng hương”, tôi chỉ khâm phục những người Nghệ Tĩnh, họ quý nhau thực sự. Nhưng người Thanh Hóa không có được đặc tính này, tuy rằng chúng tôi “xóm giềng” với những người Nghệ Tĩnh. Tôi chẳng mảy may xúc động trước tình quê hương của nhân vật quan trọng này, tuy vậy tôi cũng hỏi anh:

- Anh ở huyện nào ạ?
- Mình ở Đông Sơn – Anh đáp.

Anh cầm bản đánh máy “Chế độ Phát Xít” xoay xoay trên tay, nhìn tôi với ánh mắt của con rắn đang thương hại con mồi mà nó sắp nuốt tươi, anh bảo: “Làm thế này chắc là vất vả lắm nhỉ! Chắc là phải thức đêm, thức hôm?”

Tôi bảo anh là tôi chỉ dịch và đánh máy chủ yếu vào ban ngày, còn ban đêm thì nhiều lắm đến 12 giờ, rằng tôi không hề giấu diếm việc làm của mình.

Anh quay lại nhắc nhở các đệ tử: “Các anh nhớ kiểm tra thật kỹ cho tôi!”

Các đệ tử sốt sắng làm việc. Quần áo, sách vở, chăn đệm của tôi đều bị bới tung. Cũng may cho họ là tôi không có mấy đồ đạc. Bí thư đảng ủy Cường còn bươi cả các sọt rác sau nhà, mà hình như đã rất lâu tôi quên không đổ. Giá tôi biết trước được là anh chịu khó ngửi cả cái mùi không lấy gì làm mát mẻ đó, thì chắc đã dọn vệ sinh trước để khỏi thất lễ. Đề khôn ngoan hơn, anh chỉ lởn vởn nơi này nơi kia, tránh những chỗ “bẩn thỉu”. Quả là có học cũng có khác.

Chừng hơn 1 tiếng đồng hồ “làm việc cần mẫn”, lần giở từng trang sách, lục tung túi áo, túi quần, “kiểm tra” từng kẽ hở trên nền nhà, nhưng họ không tìm được gì hơn. Có gì đâu mà tìm!

Bí thư Kim chỉ các “tang vật” trên bàn, bảo: :Chúng tôi sẽ thu những thứ này. Đề nghị anh Hân lập biên bản”.

Tôi định hỏi lý do tại sao lại thu, nhưng chợt nghĩ có hỏi cũng vô ích, tốt nhất là im lặng. Tôi chỉ bảo: “Đề nghị các anh đừng thu những lá thư của người yêu tôi, vì đấy là chuyện riêng tư của mỗi người”.

Kim ra hiệu. Bí thư chi bộ Ngọc mở các lá thư, lướt đọc một cách tự nhiên, cứ như chính lá thư gửi cho anh ta vậy. Không hiểu anh có tìm được điều gì quan trọng không, nhưng anh làm hiệu cho Kim. Tôi bảo họ: “Tôi nói vậy thôi. Nếu các anh tôn trọng thì đừng thu, còn nếu không thì tùy”. Họ không hiểu ý tôi, hoặc cố tình giả vờ không hiểu. Trong biên bản ghi chú: “Anh Viêm có xin lại những lá thư của người yêu, nhưng sau khi xem xét, ban kiểm tra vẫn quyết định thu.”

Bí thư Kim hỏi tôi: “Anh có ân hận gì với những việc anh làm không?”

Thật là một câu hỏi ngớ ngẩn! – Tôi thoáng nghĩ, nhưng vẫn bình tĩnh bảo anh: “Không” – Và hỏi lại anh: “Tại sao tôi phải ân hận?”

Anh không trả lời, quay sang bảo Hân:

- Anh ghi vào biên bản cho tôi!
- Ghi thế nào? – Hân hỏi.
- Ghi thế này: “Anh Kim hỏi anh Viêm có ân hận gì về những việc đã làm không? anh Viêm trả lời là không.

Thật rõ ràng đến tận chân tơ kẽ tóc! Biên bản được đọc lại cho tất cả mọi người cùng nghe. Bí thư Kim bảo tôi ký. Tôi ký, sau đó cả “phái đoàn” lần lượt ký.

Kim đứng dậy khỏi ghế. Anh suy nghĩ giây lát rồi bảo: “Thế này, anh chuẩn bị theo tôi lên sứ quán!”

Tôi nhã nhặn hỏi:

- Bao giờ thì đi anh?
- Chưa biết được, để tôi còn chuẩn bị – Kim đáp, và nói thêm:
- Đề nghị anh Nghĩa và anh Ngọc ở lại đây với anh Viêm!

“Lịch sự quá!” – Tôi nghĩ. Sau đó họ ra khỏi phòng, mang theo các “tang vật”. “Trụ sở” của họ ở tầng 5, phòng Hân. Còn lại 3 người, Nghĩa có vẻ như thương tôi. Trong các đội trưởng ở nhà máy này, tôi và anh thân nhau hơn cả, dù anh hơn tuổi tôi rất nhiều. Anh ái ngại bảo tôi: “Chuẩn bị nhanh lên, ổng sẽ bắt taxi đi luôn đến Sofia đấy. Mang ít áo ấm đi, trên Sofia rét hơn ở đây. Đồ đạt để tí nữa tôi mang về phòng giữ hộ cho. Đi biết bao giờ mới về!”

“Có thể không bao giờ còn về – tôi nghĩ thầm – cũng là cái số. Giá đêm qua đi Sofia thì có thể đã thoát khỏi chuyện này rồi”. Tôi thay quần áo. Lòng buồn khôn tả. Thật là tai bay bạt gió, chưa làm nên tích sự gì thì đã bị bắt! Tôi buộc chặt dây giày, nghĩ cách trốn. Nửa đùa nửa thật, tôi cười bảo Nghĩa và Ngọc: “Xin các anh cho em đi rửa cái mặt cho sạch sẽ”. Quả tình là tôi chưa kịp đánh răng, rửa mặt trước khi các nhà chức trách thi hành công vụ. Nghĩa bảo: “Đi đi!”

Tôi lấy bàn chải, khăn mặt. Định mặc thêm cái áo khoác ngoài, nhưng sợ các “quý anh” sinh nghi, nên thôi. Tôi mở cửa phòng, đi về phía nhà tắm. Liếc về phía sau, thấy Ngọc đã lẽo đẽo đi theo, cách tôi vài mét. Tôi đánh răng, rửa mặt xong, quay ra vẫn thấy Ngọc đứng cạnh cửa nhà tắm. Tôi đi trước, anh theo sau. Tôi bèn nhanh trí rẽ vào toa-lét cạnh đấy. Thì cũng phải đi một cái chứ! Trước khi vào, tôi quay lại nhìn Ngọc cười cợt, cố ý bảo: “Đứng cạnh người đi, đẹp mắt chưa!” Hình như anh hiểu điều đó, vì tôi thấy anh cúi xuống, có vẻ như thẹn. Tôi vẫn xếp anh vào loại không đến nỗi nào.

Nhưng tôi chỉ đi … “nhẹ” thôi. Tôi ra khỏi toa-lét, giả vờ đi về phía phòng ở. Lần này Ngọc đi trước tôi. Tôi mừng thầm: “Quý anh” mà tinh ý đi sau tôi thì hỏng bét! Tôi cố tình đi chậm lại để kéo dài khoảng cách giữa tôi và “đối tượng”. Ngọc không hiểu ý, vả lại hình như anh xấu hổ với việc “canh phòng” vừa rồi. Anh đi nhanh về phía phòng tôi ở. Tôi bước qua vị trí cầu thang vài bước, thì Ngọc đã đến trước cửa phòng tôi. Anh mở cửa đi vào, nhưng vẫn cẩn thận ngoái lại nhìn xem tôi đã đến đâu. Chừng như đã chắc chắn là tôi không thể “biến” được, anh khép hờ cửa lại, cho tôi vào sau. Chỉ chờ có thế. Tôi quay người và nhảy 3, 4 bậc thang một, phi mạnh xuống dưới (tôi sống ở tầng 8).

Một kế hoạch rất nhanh vụt thoáng trong đầu tôi. Tôi không thể núp vào các phòng có người Việt sống, vì sẽ dễ dàng bị bắt lại. Tôi vừa đến đây có vài tháng, hầu như không quen biết anh em các đội khác, còn đội tôi thì ở hết trên tầng 8. Thấy tôi “biến”, các “quý anh” nhất định sẽ lùng sục tất cả các tầng và trước sau cũng phát hiện ra. Tôi cũng không thể thoát theo cửa chính của khu nhà vào lúc này, vì họ từng là những “anh bộ đội cụ Hồ” dày dặn. Vả lại họ có thể dùng xe của sứ quán đuổi theo. Khi đó thì dù tôi có cánh cũng khó mà bay thoát. Vậy là đành nấp lại trong khu nhà này, chờ thời cơ thuận tiện.

Nhưng nấp vào đâu? Tầng 3 có bộ phận thiết kế của xí nghiệp làm việc. Tôi có quen vài người trong đó, thậm chí đã nhờ họ giải thích cho một số từ trong khi dịch bộ “Chế độ Phát Xít”. Tôi chạy vào đó, nhưng thật không may. Còn sớm quá, chưa có ai đến làm việc, tất cả các cửa đều đóng, đành lánh tạm vào toa-lét vậy. Tôi đứng ở chỗ nấp chừng 20 phút. Thời gian dài lê thê, thật hồi hộp. Chỉ sợ có người vào toa-lét hay các “quý anh” tìm đến. Rồi có tiếng khóa cửa lách cách, tiếng người Bun trò chuyện với nhau. Tôi hiểu những người trong ban thiết kế nhà máy đã đến làm việc.

Tôi rời chỗ nấp, bước nhanh qua hành lang. Không có người nào đứng ở hành lang cả! Thật may mắn, vì tôi phải giữ bí mật tuyệt đối. Tôi gõ cửa phòng 309, mở cửa bước vào sau khi nghe rõ tiếng “Đa” của người bên trong.

Trong phòng chỉ có một người đàn ông, tôi biết tên anh. Tôi chào X , anh chào lại và mời tôi ngồi. Tôi ngồi xuống ghế, từ tốn trình bày hoàn cảnh. X là một trong những người đã từng giúp tôi dịch bộ “Chế độ Phát Xít” nên anh hiểu ngay ra vấn đề. Tôi không phải giải thích nhiều. Tuy nhiên, anh rất ngạc nhiên hỏi tôi: “Tại sao công an Việt Nam lại hành động phi pháp và ngớ ngẩn như vậy?”

Lát sau, một người nữa đến làm việc. Phòng này có 2 người. Chúng tôi làm quen với nhau, vì tôi chưa biết người ấy. Anh thật đẹp trai, tên là R. Anh là kỹ sư công nghệ dân dụng, cùng nghề với tôi, nghĩa là chúng tôi cùng học một trường. Anh học sau tôi 2 năm. X nói tóm tắt hoàn cảnh của tôi với R. Anh nhìn tôi thông cảm, pha chút ái ngại.

Tôi ngồi trong phòng nói chuyện tầm phào với 2 người. Mỗi khi có ai gõ cửa, tôi lại nấp vào trong cái tủ đứng. Vì vậy ngoài R và X, không ai biết tôi ở đây. Tương đối ổn – tôi nghĩ – các “quý anh” chắc không thể ngờ tôi trốn trong này. Vả lại đây là nơi làm việc của người bản xứ, họ không dám tự tiện xông vào. (Sau này tôi được những người trong đội kể lại là khi thấy tôi biến mất, các “quý anh” nháo nhác đi tìm. Họ lùng sục khắp các khu nhà. Kim, Cường, Đệ còn đánh xe tức tốc đến khu sinh viên, vì nghi tôi “tẩu” sang đó. Bản thân Ngọc phải ngồi canh một cái tủ bị khóa đến tận chiều, vì cho rằng tôi ở phía trong. Họ không dám phá tủ, vì sợ anh em vu cáo cho là ăn cắp).

Bây giờ tôi mới thực sự lo lắng. Trốn đi đâu? Sống thế nào? Trong túi tôi lúc này chỉ có vỏn vẹn 15 Lêva, không đủ mua một vé tàu đi Sofia. Những người bạn Bungari cùng học thời sinh viên thì đã lang bạt khắp nơi. Tôi không có tin tức gì về họ. Còn một vài anh bạn người Việt sống rải rác ở các thành phố của đất nước này. Nhưng đi đến những chỗ đó thì không xong, chẵng khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”. Vả lại có thể vì tôi mà họ phải liên lụy, tôi không muốn như thế.

R. bảo tôi: “Tại sao anh không đến thẳng Phủ Tổng Thống xin bảo trợ? “Chế độ Phát Xít” là tác phẩm của Tổng Thống J.Jeliev, ông ta chắc sẽ giúp anh”

Tôi ngần ngại, vì ý thức được rằng mình chỉ là một kẻ vô danh. Đến một nơi tôn nghiêm như thế với mục đích cầu cạnh theo kiểu ăn vạ, thì thật không đẹp chút nào. Vả lại chắc gì họ đã tin những việc tôi làm. Tôi không có bằng chứng gì cả. Biết đâu họ chẳng sẽ nghĩ tôi là kẻ điên rồ! Nhưng suy đi tính lại vẫn không còn tìm được cách nào hơn. Thôi thì đã liều, ba bảy cũng liều, cùng lắm là chết. Nếu họ không đồng ý cho tôi sống tỵ nạn, tôi sẽ tìm một cánh rừng nào đó để … chết cho khỏi phiền hà đến người đời! Nào ai biết cuộc đời ta sẽ kéo dài bao nhiêu! Thà chết còn hơn để “quý anh” tóm được, đưa về “nghỉ mát” trong các nhà đá, các trại tập trung.

Buổi trưa, X mua thức ăn cho tôi. Tôi gửi tiền, nhưng anh nhất định không nhận. Nhìn qua cửa sổ, thỉnh thoảng vẫn thấy bóng các “quý anh” lảng vảng quanh khu nhà. X và R hỏi tôi kế hoạch “phá vòng vây”. Tôi bảo họ: “Đêm xuống, tôi sẽ có cách thoát”. Khoảng 4 giờ chiều, X về trước. Anh bắt tay tôi: “Chúc may mắn!” Tôi cảm ơn anh và bảo: “Tôi sẽ không bao giờ quên ơn anh”.

Một lát sau R đi ra ngoài. Khi anh trở lại, tôi mới rõ là anh đi mua thức ăn cho tôi: cả bữa chiều và cả thức ăn dự trữ cho tôi mang theo. Anh đun nước chè, mở hộp thịt, cắt bánh mì, rồi bảo tôi dùng bữa. Xong anh lục ví tiền của mình, đưa hết số tiền còn lại trong ví cho tôi, bảo: “Tôi không mang theo nhiều tiền, ở đây chỉ còn 13 đồng, anh cầm lấy mà mua vé tàu”. Tôi cảm động đến suýt ứa nước mắt, vì không ngờ lại được đối xử tốt như vậy. Thế là tôi có 28 đồng, thừa tiền mua vé đi Sofia. Trước khi ra về, anh bảo tôi: “Anh phải cẩn thận. Chúc may mắn”. Tôi chào anh, khóa trái cửa lại. Chỉ còn lại một mình trong căn phòng xa lạ. Hoàng hôn dần buông sau dãy núi xa. Không gian vắng lặng, thoảng hoặc mới có người qua lại phía sau nhà.

Rồi màn đêm phủ trên vạn vật. Thành phố lên đèn. Phía ngoài vẫn thấy bóng các “quý anh”. Kế hoạch phá vòng vây hình thành trong đầu tôi. Tất nhiên là phải chờ lúc bất ngờ nhất, khi các “quý anh” đã chán việc canh phòng và đã ngon giấc. Bên ngoài lạnh lắm, tôi hy vọng là dù với tinh thần Cộng Sản các “quý anh” cũng không dại gì đứng mãi bên ngoài để chết rét. Họ sẽ cho là tôi đã cao chạy xa bay. Và một giấc ngủ trong chăn ấm sẽ mạnh hơn cái tinh thần Cộng Sản nửa vời. Trong phòng này chỉ có 2 lối thoát: qua cửa ra vào và qua ban công. Tôi ngẫm nghĩ cả 2 phương án để chọn cái tối ưu. Phương án nào cũng có ưu, có nhược. Nếu đi qua cửa ra vào, tôi sẽ không thể theo lối cầu thang thoát ra cửa chính, vì ban đêm cửa này bị khóa. Như vậy tôi chỉ còn có thể đi theo hành lang phía đông, mở cánh cửa sổ ở đây và nhảy xuống khu trường học một tầng kề đấy. Hồi chiều, R đã quan sát và chỉ cho tôi lối đi này. Anh cho rằng đây là lối thoát duy nhất, nhưng anh bảo: Từ tầng 3 đến mái khu một tầng còn rất cao, hơn 3 mét, phía dưới lại có nhiều mảnh kính vỡ, nhảy xuống đó rất nguy hiểm.

Phương án thứ 2 là dùng dây buộc vào thành lan can để tụt xuống đất. Lối này tương đối an toàn, nếu các “quý anh” nhỡ may có nhìn thấy qua cửa sổ, thì khi họ xuống được dưới đất, chắc chắn tôi cũng đã cao chạy xa bay. Ban đêm họ khó mà lùa được tôi và lối này không có đường xe chạy, họ không thể dùng ô tô để đuổi theo. Nhưng tôi lại không có dây nhợ gì cả. Trong phòng này không có gì có thể làm dây, trừ tấm phong che bằng vải mỏng. Nhưng tôi không thể sử dụng nó cho mục đích của mình, vì như thế thật là không phải đối với những chủ nhân tốt bụng của căn phòng này. Tôi quyết định xé cái áo đang mặc trong mình, buộc lại làm dây. Nhưng có mỗi một cái áo mà làm thành sợi dây dài gần 5 mét thì thật mong manh. Tôi thở dài nhìn sợi dây yếu ớt vừa tạo ra. “Chọn làm phương án phụ thôi” – tôi thầm bảo và buộc chặt nó vào chân lan can.

Thời gian dần trôi. Bên ngoài mỗi lúc một lạnh hơn. Các “quý anh” đã thôi không lảng vảng nữa. Có lẽ họ đã đi ngủ, hoặc chỉ còn đứng trong nhà nhìn qua cửa sổ canh chừng. Tuy nhiên, vẫn phải chờ lúc thuận tiện nhất. Chỉ cần sơ xuất hay vội vàng là công sức và hy vọng sẽ tan thành mây khói. Tôi quyết dịnh sẽ hành động vào tầm 3 – 4 giờ sáng, khi con người ta đang ngon giấc nhất. Tôi nằm xuống nền nhà, định chợp mắt một lát, nhưng không tài nào ngủ được. Tiếng bước chân đi lại ngoài hành lang nghe rõ mồn một trong đêm vắng. Rồi tiếng động lắng dần, mọi người đi ngủ hết. Không gian như được trải rộng, mênh mông. Cả thế giới chỉ có một mình tôi đang thức! Tôi ngồi dậy quỳ trên nền nhà, tập trung tư tưởng vào một điểm vô hình, lắng nghe nhịp thở đều đều của thời gian. Cô đơn quá! Cả 2 phương án thoát thân đều nguy hiểm. Tôi cầu nguyện.

Đây là lần thứ 2 tôi cầu xin Đức Chúa Trời một cách thành kính nhất mà tôi có thể! Trước đây đã có một lần chúng tôi bị lâm vào cảnh dở sống dở chết dở, và tôi đã cầu nguyện. Tôi cầu Đức Chúa Giêsu, không phải vì tôi có sẵn đức tin, mà vì tôi chỉ biết rõ nhất về Người. Tôi có nghe nói về Đức Phật, về đạo Hồi, v.v… nhưng chưa đọc về những tôn giáo này. Tân Ước là cuốn kinh thánh duy nhất mà tôi đã đọc qua một cách tình cờ. Mẹ tôi theo Phật giáo, nhưng chỉ theo chứ không hiểu gì, còn cha tôi không có đạo. Tôi ở giữa, không ra duy tâm mà cũng không ra duy vật. Tuy nhiên, ngày nhỏ theo mẹ đi chùa, tôi có cảm giác rờn rợn thế nào đấy. Nhà chùa âm u và buồn tẻ quá. Còn sau này mỗi khi có dịp bước vào nhà thờ, tôi thấy ấm lòng và dễ cảm nhận hơn. Nơi đây cao ráo, thanh thoát, mà vẫn có gì đó thật linh thiêng, thật khó tả. Lần đó tôi đã thoát nạn một cách ngẫu nhiên. Nhưng sau đấy tôi vẫn giữ tâm trạng bán tính bán nghi, vừa cho là “quý nhân phù trợ”, vừa nghĩ có thể do may mắn.

Giờ đây tôi lại cầu xin Đức Chúa Giêsu. Ta có thể làm gì khác hơn là cầu Chúa của lòng ta, khi đứng trước bước đường cùng? Tôi cầu thế này: “Chúa ơi, hãy cứu con thoát khỏi cảnh này, dù con đầy tội lỗi”. Quả là tôi đầy tội lỗi và đã phạm muôn vàn lời răn của Chúa. Tôi nhắc đi nhắc lại nhiều lần lời cầu nguyện, cho tới khi có cảm giác là nó đã thấu đấng thần linh. Bất chợt bên tai tôi văng vẳng như có tiếng người bảo: “Trước đây ngươi đã nói Chúa không chỉ là lòng tốt. Tại sao giờ lại xin cứu giúp?” Tôi giật mình, quả tình cách đây một vài tháng tôi có viết cho người yêu: “Cuộc đời này cần có Chúa, nếu không nó sẽ hết sức vô nghĩa. Nhưng theo anh, Chúa không đơn giản chỉ là lòng tốt”. Tôi lẩm nhẩm trong đầu: “Chúa ơi, con chỉ là một kẻ ngu si, nông nổi như mọi người đời, tránh sao khỏi suy nghĩ và hành động sai lầm”. Bên tai tôi lại âm vang giọng nói uy quyền: “Ngươi phải nhớ, Chúa, đó là lòng tốt!”. Tôi làm dấu thánh giá, cảm thấy lòng thanh thản, yên tâm hơn, dù lối thoát vẫn không rõ ràng.

Tôi chợp mắt được một lát trên sàn lạnh. Có tiếng động cơ ô tô vang đến. Tôi giật mình tỉnh dậy, nhìn qua cửa sổ về phía đường cái: xe ô tô buýt. Có nghĩa là lúc này đã gần 5 giờ sáng. Phải hành động gấp. Tôi tra chìa khóa vào ổ, định mở cửa, nhưng không tài nào mở được. Tôi thử một lần, hai lần, ba lần, vẫn thế! Cứ như đây không phải là chìa khóa của ổ khóa này vậy. Thật quái lạ! Hồi chiều tôi đã mở thử một vài lần rồi kia mà!

Trên đường xe cộ qua lại mỗi lúc một nhiều. Không còn chờ được nữa, đành phải theo phương án phụ vậy. Tôi mở cửa hướng ban công. Gió hây hây thổi. Sương đêm giá lạnh. Tôi nhìn sợi dây mỏng manh trên tay, nhìn độ cao chóng mặt. Từ tầng ba đến mặt đất cao khoảng hơn 7 mét, lòng ngao ngán. Nhưng còn cách nào đâu. Lạy Chúa! Tôi làm dấu thánh giá. Một, hai, ba! Lấy hết can đảm, tôi bám dây, tụt xuống. Tôi đã tụt xuống ngang sàn tầng 2. Chỉ còn vài sải tay nữa là tôi đã ở vị trí an toàn. Bỗng tay tôi nhẹ hỗng. “Dây đứt”!” – tôi thoáng nghĩ, miệng kêu: “Chúa ơi!”. Tôi rơi xuống đất nhẹ một cách không ngờ và đã mừng thầm trong một giây ngắn ngủi. Nhưng khi nghiêng vai để giữ thăng bằng và đứng thẳng dậy, tôi bỗng nghe tiếng “rắc” khô khan nơi cổ chân trái.

Không hề thấy cảm giác đau, nhưng rõ ràng là chân trái tôi lết đi hết sức khó khăn. Cần phải nhanh chóng biến khỏi nơi này. Tôi tập tễnh bước đi, men theo bức tường về phía hàng rào trước mặt. Hàng rào này thấp, tôi leo qua tương đối dễ dàng. Nếu chân tôi không gãy, tôi có thể chạy qua khu vườn này, sau đó đi men theo bờ tường của khu nhà máy điện là ra được đến đường cái. Nhưng tôi không chạy được, mà lối này đèn sáng rực. Chỉ cần một “quý anh” lo việc nước, không ngủ được, đứng trên nhà nhìn xuống là tôi sẽ bị phát hiện và không thể nào thoát với cái chân tập tễnh này. Đành phải vượt qua hàng rào bên trái, qua khu trường máy vậy. Tôi chưa đi lối này bao giờ, mà chỉ mới nhìn từ trên tầng cao xuống. Lối này phải qua nhiều hàng rào, nhưng ở đây ít bóng điện hơn, an toàn hơn.

Tôi leo lên hàng rào sắt. Hàng rào này khá cao. Chân tôi lúc này đã bắt đầu đau. Nhưng tôi đã vượt được hàng rào, bước lần đi dưới các bóng cây. Tôi sa xuống một rãnh nước. Rãnh nước này không sâu lắm. Giá chân tôi không gãy thì chắc tôi đã giữ được thăng bằng khỏi bị ngã sống soài. Tôi lồm cồm bò dậy, tiếp tục lần đi. Lại một hàng rào sắt. Lúc này tôi leo trèo đã rất khó khăn. Mỗi khi sử dụng đến bàn chân trái tim tôi co thắt lại. Đau ghê gớm, cứ như có ngàn mũi kim đâm vào tủy xương nơi cổ chân trái vậy. Đành phải cắn răng chịu: một là chịu đau, hai là đứng lại để bị bắt. Tôi chọn cách thứ nhất, rồi tôi cũng vượt qua được hàng rào. Lại tập tễnh lần đi, trên mặt đất thì không đau như khi trèo hàng rào. Lại tiếp tục một hàng rào, rồi lại hàng rào nữa, trán tôi vã mồ hôi, cổ chân đau đớn. Nhưng rồi tôi cũng vượt được hàng rào sau cùng. Từ đây đến đường cái còn hơn 500 mét, nhưng đã dễ dàng hơn vì chỉ cần đi theo một lối con bên bờ con suối cạn. Chân bước mỗi lúc khó khăn, nhưng tôi vẫn lết được.

Vậy là không còn có thể đi Sofia – tôi nghĩ – ta có thể làm gì ở Sofia với cái chân gãy này? Tôi quyết định sẽ đi về Tolbukhin. Đội tôi làm việc ở thành phố này 3 tháng trước khi chuyển đến Varna. Ở đó tôi có một anh bạn người Bun, tuy không thân lắm. Tôi hy vọng anh sẽ giúp tôi, hoặc ít ra tôi có thể nương náu vài tuần. Tôi leo lên một chiếc xe buýt. Không cần nhìn số xe – tất cả xe buýt chạy tuyến này đều qua trung tâm thành phố. Tôi định xuống đó, mua vé ô tô đi Abela, rồi từ đó đi Tolbukhin, thay vì từ bến chính tại Varna, vì biết đâu các “quý anh” chẳng cho người đứng canh tại các bến xe “bến tù”. Bến xe đi Abela là bến “xe xép”, ít ai để ý.

Xe dừng ở trung tâm. Tôi bước xuống. Nhưng Chúa ơi, sao thế này? Tôi không thể bước được nữa! Mỗi khi đến lượt chân trái làm trụ để bước đi, để chỉ chực ngã. Đau ghê gớm, thậm chí chỉ cần nhấc nhẹ bàn chân phải lên là đã không chịu nổi. Tôi dùng chân phải nhảy lò cò đến bên một ghế đá. Hồi bé tôi chơi chọi gà vào loại khá. Nhưng tôi thuận chân trái. Giá mà gãy chân phải thì tôi đã nhảy lò cò không đến nỗi nào! Tôi ngồi xuống ghế đá để thở, vì kiểu đi bằng một chân này thật dễ mệt. Tôi nhìn cái chân trái tội nghiệp của mình, lắc đầu: hết phương cách. Trên hè đường đã có nhiều người qua lại. Phía đông bình minh đã ửng hồng, mặc dù nơi đây vẫn còn tranh tối tranh sáng. Không còn đi Tolbukhin được nữa. Với cái chân đau này ta chỉ còn có thể ngồi một chỗ mà thôi. Sáng ra là các “quý anh” có thể đến rước đi ngay – tôi nghĩ, lòng buồn khôn tả.

Nhưng trước mặt tôi là nhà thờ trung tâm của thành phố Varna, sừng sững uy nghiêm giữa đất trời. Trong buổi sáng ảm đạm đó, nhà thờ quả như một tia hy vọng duy nhất còn sót lại của cuộc đời tôi. Tôi chợt nghĩ: “Hay là Đức Chúa lòng lành đã dẫn tôi đến đây?” Tôi không biết. Nhưng rõ ràng là tôi không còn có thể tự đi khỏi vị trí này. Tôi nhảy cò cò, men theo đường, vòng về phía cửa chính của nhà thờ. Tôi gõ cửa và chờ đợi, nhưng vẫn không có ai trả lời. Lại gõ, lại chờ đợi, vẫn không có dấu hiệu gì khả quan. Thật ngao ngán! Trời mỗi lúc một sáng dần. Lúc này đã có thể nhìn tương đối rõ mặt khách qua đường. Tôi hết kiên nhẫn, lấy hết sức đấm mạnh một hồi vào cánh cửa lim. Tay tôi đau ê ẩm, mà bên trong vẫn im lặng như không có người. Tôi bảo thầm: “Chúa ơi, Chúa bỏ con mất rồi!”. Hết hy vọng, chỉ suýt nữa là tôi phát khóc. Bỗng tôi như nghe văng vẳng một giọng nói bên tai: “Hãy gõ cửa ngôi nhà bên trái”.

Bên trái cách nơi tôi đang đứng 15 mét có một ngôi nhà. Nhưng tôi không biết đó là nhà ai ở. Tôi lại nhảy cò cò về hướng đó. Tôi ấn vào tất cả các nốt bấm chuông điện phía ngoài, bên cạnh cửa. Vẫn không có ai mở cửa, tôi thất vọng ê chề. Nhưng chừng 5 phút sau thì có một người đàn ông đi đường đến bảo tôi: “Có người gọi anh đằng kia!”. Ông ta chỉ tay về phía một cánh cổng sắt cách đó một đoạn.

Tôi lại nhảy cò cò đến đó. Phía sau cổng sắt, một bà già phúc hậu hỏi tôi bằng một giọng thật êm ái: “Tại sao anh lại bấm chuông?” Tôi trình bày vắn tắt hoàn cảnh, nhưng bà già không hiểu. Bà không hề biết gì về tác phẩm “Chế độ Phát Xít”. Bà nhìn tôi nghi hoặc. Dễ thường bà nghĩ tôi là một tên lưu manh, bị đánh què chân trong khi làm “phi vụ” cũng nên. Tôi bảo bà: “Nếu bà không cho tôi vào nhà, người ta sẽ bắt tôi. Mong bà hãy vì Chúa mà làm điều thiện”.

Bà thoáng ngần ngại, nhưng rồi bà bảo: “Hãy đi lại đằng kia, ta sẽ mở cửa cho anh”. Khi tôi đã vào trong nhà, bà già bảo tôi tháo giày, đặt bàn chân trái lên một cái chai. Bà nói như thế sẽ đỡ đau hơn. Rồi bà bảo tôi kể lại tình tiết mọi chuyện cho bà nghe. Tôi kể, lần này thì bà hiểu tôi hơn, mặc dù vẫn không biết “Chế độ Phát Xít” là như thế nào. Bà chỉ hiểu là tôi đang gặp nguy hiểm và cần người giúp đỡ, và tôi không phải là kẻ lưu manh. Tôi nói với bà là tôi đã gõ cửa nhà thờ, nhưng không có ai mở cửa. Bà bảo rằng ban đêm không có ai ở đó cả, và rằng ngôi nhà này cũng thuộc của nhà thờ, bà là người phục dịch, ở đây cũng có một vị linh mục nhưng ông ta đang ngủ. Bà định đánh thức vị linh mục ngay lúc đó. Tôi can bà, vì còn sớm. Vả lại ngồi đây là tôi yên tâm lắm rồi.

Đoạn Kết

Từ hôm đó đến nay nửa năm đã trôi qua, cả một mùa thu lá vàng và một mùa đông tuyết lạnh. Những ngày xuân tươi trẻ đã đến với xứ này. Tôi đã sống với tình thương yêu trong các gia đình những người con của Chúa. Họ đã dành cho tôi nơi ở tốt nhất, trong nhà của họ, ngồi cùng bàn ăn, cho tôi quần áo mặc, chữa chạy vết thương cho tôi dù Bungari đang ở vào thời kỳ đói kém và khó khăn nhất. Chân tôi đã khỏi, tôi đã đi lại và chạy nhảy bình thường. Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn vô hạn của tôi đối với những người Bun, bình dị, khiêm nhường, đã coi tôi – một người Việt Nam xa lạ, lạc lõng, đang bị những phần tử Cộng Sản vô cớ săn đuổi – như người thân thiết của họ. Nhưng tôi thấy lời nói lúc này thật vô nghĩa và không thể nào diễn tả được hết lòng tôi. Bên tai tôi âm vang giọng nói uy quyền: “Con hãy sống vì lòng tốt, đó là cách cám ơn tốt nhất”.

Tháng trước tôi gặp một người quen tên là H, anh bảo tôi: “Hôm nọ sứ quán cử bọn em đi lùng bắt anh. Họ nói anh là phản động, nếu bắt được thì riêng tiền thuê xe taxi hết một vài nghìn đối với sứ quán không có nghĩa gì, cứ lên đó thanh toán. Bọn em đi vì nhiệm vụ nhưng lương tâm thì không nỡ nào. Nếu có gặp, cũng chỉ bảo anh trốn cho kỹ hơn thôi”.

Thật như có phép mầu! Tôi đang là người bình thường, đang vui buồn cùng các bạn, không làm gì nên tội, vậy mà đánh đùng một cái trở thành “phản động”. Lỗi chỉ vì dịch bộ “Chế độ Phát Xít”. Nhưng đây là tác phẩm lên án tội ác của các chế độ phát xít và vạch trần bản chất vô nhân đạo của chúng! Những người Cộng Sản bảo thủ lại đi bao che và bênh vực cho bọn Phát Xít thì kể cũng kỳ quặc. Hay là quả đúng như lời nói đầu của tác giả cho tác phẩm này, rằng: “Mặc dù trong tác phẩm không làm những so sánh không cần thiết, nhưng trên cơ sở tài liệu sử dụng và phương pháp xây dựng, người đọc tự nhận ra một sự thật kinh hoàng rằng giữa chế độ Quốc Xã và Cộng Sản không chỉ là không có những khác biệt đáng kể, mà giá có những điểm như thế thì điều đó chỉ không có lợi cho chế độ Cộng Sản”. Cổ nhân nói “Nàng Tây Thi nước Việt, ai khéo chê cũng không che lấp được cái đẹp. Nàng Vô Diệm nước Tề, ai khéo khen cũng không che lấp được cái xấu”. Cứ cho là với việc dịch bộ “Chế độ Phát Xít” tôi có ý đồ bôi nhọ chế độ đi nữa, nhưng nếu chế độ ta thực sự tốt đẹp thì việc gì những người Cộng Sản phải lo ngại. Sự thật tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào những lời khen chê.

Hành động của những phần tử Cộng Sản bảo thủ, đối với cá nhân tôi và biết bao người có tư tưởng tự do khác, cho thấy một điều, rằng cái “dân chủ” hiện tại ở VN chỉ là đồ rởm, chỉ là lời tuyên truyền. Những việc làm của họ mâu thuẫn hoàn toàn với miệng lưỡi ngọt ngào, chà đạp thô bạo và vô liêm sĩ lên nhân quyền, đạo lý. Không rõ những kẻ mặt người này có bao giờ để mắt tới Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền, hoặc có đôi chút khái niệm nào về những quyền như thế không? Hiện nay tôi được biết là mọi thư từ của tôi đều được “đồng chí bí thư đảng ủy” (Cường Bạc) thu nhận và mở đọc một cách tự nhiên. Nhưng thôi, nói làm gì đến những kẻ không hiểu thế nào là xấu hổ. Nghe đâu bên nhà nước điện sang, lệnh cho sứ quán phải tìm bắt và dẫn độ tôi về nước, “nếu không sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm!”.

Một lần tôi đem chuyện này nói với một anh bạn Bungari. Anh bèn vào nhà trong lấy ra một khẩu súng săn đã cưa ngắn nòng và một túi đạn. Anh đưa súng đạn cho tôi và bảo: “Tôi tặng anh. Anh hãy bắn tan xác những kẻ nào định bắt anh!” Tôi bảo anh:

- Nhưng Chúa có 3 điều cấm kỵ cơ bản: không nói dối, không ăn trộm và không giết người. Vả lại những người đó không có lỗi, lỗi do bọn chóp bu. Họ chỉ làm theo lệnh.
- Đừng hiểu sai lời Chúa. Chúa chỉ bảo anh đừng giết người, chứ không bảo anh đừng giết những kẻ định giết anh, vì những kẻ định giết ta thì không còn là người nữa.

Tôi từ chối không nhận súng, đạn. Anh nhìn tôi chăm chú, rồi kết luận: “Còn lâu người Việt Nam mới có tự do!” Tôi không rõ là anh bạn người Bun nghĩ gì khi nói vậy. Dù sao tôi cũng thật cảm động trước “sự quan tâm” của nhà nước và sứ quán. Nhưng xin phép là tôi sẽ về muộn hơn chút đỉnh.

Hiện nay nhân dân Việt Nam ít nhiều vẫn đang là lò than hồng cho nhà nước ngồi trên sưởi ấm. Nhưng chẳng bao lâu nữa lò than này sẽ cháy bừng thành ngọn lửa và thiêu nhà nước ra tro bụi nếu “nhà” vẫn khư khư bám giữ những chính sách phản động quan liêu, phi dân chủ, ăn chơi phè phỡn và sa đọa trên lưng những người dân lành.

Phạm Văn Viêm, Bulgaria, 25/3/1991

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2009

Hội thảo về án oan

http://nguoibuongio.multiply.com/journal/item/372/372
NguoiBuonGio Oct 28, '09 10:01 PM

Hôm qua tại Viện Khoa Học Xã Hội số 1 Liễu Giai Hà Nội. Liên đoàn luật sư Việt Nam dưới sự trụ trì của PGS.TS.LS Phạm Hồng Hải đã tổ chức cuộc hội thảo có chủ đề '' một số thực tiễn về cải cách tư pháp và phòng chống oan sai trong hoạt động tố tụng''.

Trong lời mở đầu ông Hải cho biết, liên đoàn luật sư Việt Nam ra đời được 5 tháng, đã có nhiều hoạt động tốt. Nhưng gần đây do có nhiều luật sư gửi đơn đề nghị hội thảo về công tác xét xử. Ông Hải mong muốn mọi người đóng góp ý kiến thật bình đẳng, thiện chí để khắc phục những vấn đề oan sai trong xét xử đang tồn tại.

Ông Lê Khả phát biểu rằng

'' làm cách mạng thành công là phải có một nền tư pháp độc lập, muốn có tư pháp độc lập là phải phân quyền. Chúng ta đang tập quyền, mà tập quyền thì tư pháp không độc lập được. Một nền dân chủ không thể tồn tại nếu quyền lực tư pháp không công bằng. Nhiều nhóm hành pháp, lập pháp còn dùng nhiều chiêu bài để can thiệp, gây áp lực với nền tư pháp''

Ông Khải cho rằng nền tư pháp Việt Nam cần phải nhìn nhận những giá trị chung của nhân loại, những nền tảng pháp lý đúng đắn và nhân bản của các nước khác trên thế giới đang sử dụng.Không nên nói kiểu mỗi quốc gia có hình thù khác nhau cho nên luật khác nhau. Có thể có khác nhau nhưng một điều không thể chối được là trên thế giới có những nền tảng pháp lý mang tính chung cho nhân loại, bảo vệ quyền con người.Không thể né tránh điều đó được nếu như muốn xây dựng một xã hội dân chủ, một nhà nước pháp quyền

Kết thúc bài phát biểu của mình, ông Khải đề nghị thẩm phán phải hoàn toàn trung lập, không tham gia đảng phái. Được mức lương ưu đãi, có tài năng , đạo đức và có nhiệm kỳ dài hạn. Ông Khải cũng lưu ý với các cử tọa là nước Mỹ có nền tư pháp độc lập nhất. Người dân Mỹ rất hay đưa mọi tranh chấp ra tòa án, không như dân Việt Nam việc đưa ra tòa là bần cùng bất đắc dĩ.

Ông Nguyễn Đăng Dung nói thẳng rằng tòa án không có quyền năng gì hết, tòa án đi xử mà còn xin ý cấp trên thì làm sao gọi là độc lập. Ông Dung cho rằng tòa án Việt Nam đáng ra phải xét xử trên những tranh luận của bên công tố và bên bào chữa. Nghe xem bên nào có lý để quyết định chứ không nên đánh vật với bị can để tìm chứng cớ buộc tội.thay cho viện kiểm soát. Ông Dung kể những phiên tòa mà ông chứng kiến chả thấy tranh luận gì sất, mà luật quy định là kết quả phiên tòa phụ thuộc vào việc tranh luận tại phiên tòa. Vậy phiên tòa phần tranh luận hời hợt thì lấy đâu ra chất lượng để mà căn cứ.

Ông Dung cho rằng thực trạng việc xét xử ở tòa án Việt Nam hiện nay là mang tư duy thời chiến, thời bao cấp.Không có tính bảo vệ con người. Có phiên tòa bị cáo bị còng tay. Luật sư đòi mở còng thì tòa án nói không có thẩm quyền. Ông Dung chán nản than rằng đến tòa án mà không có quyền mở còng tay cho bị cáo tại phiên tòa, thì còn có quyền gì nữa mà xét xử.

Ông Nguyễn Đức Mai ý kiến.

Ngay cả trong phiên tòa đã có bất công thì tránh sao khỏi có oan sai. Ông Mai đưa ví dụ như chỗ ngồi trong phiên tòa, ông Viện Kiểm Soát ngồi trên cao, ông Luật Sư ngồi dưới ngóc cổ để cãi. Hình thức đã vậy thì nội dung có thiên lệch cũng là điều dễ xảy ra. Ông Mai chỉ trích việc Kiểm soát viên lẽo đẽo đi theo tòa vào phòng để mọi người trong phòng xử từ luật sư đến bị cáo cũng phải đứng dậy chào. Đáng ra kiểm soát viên giữ quyền công tố phải đến trước và đứng dậy chào tòa như bên bào chữa mới phải.

Ông Mai cho biết hiện nay tình trạng oan sai chưa có cơ quan nào nghiên cứu công bố cả, những vụ việc cho là oan sai chỉ do báo chí và luật sư phát hiện. Chúng ta nói đề cao tố tụng nhưng thực ra chúng ta không coi trọng tố tụng. Luật sư không thể tiếp xúc với bị can khi bị giam vì khó dễ trong việc cấp giấy chứng nhận, không có mặt khi bị can, bị cáo trả lời cán bộ điều tra...hoạt động của luật sư bị hạn chế cho dù luật tố tụng có nói đến quyền của họ. Đây là điều cần phải khắc phục sớm nhất.

Ông Phạm Phú Tuyên nói rằng.

Ở nước ta Đảng là lãnh đạo lớn nhất, ông bộ trưởng bộ công an là ủy viên bộ chính trị, còn ông chánh án tòa án tối cao là ủy viên gì ? Việc bổ nhiệm chánh án nếu không có cấp ủy nơi đó đồng ý thì không bổ nhiệm được. Vậy thì ông chánh án có độc lập được không, khi công tác phải nghe ý kiến chỉ đọa của ai ?

Ông Tuyên cho rằng tòa án quá phụ thuộc vào hồ sơ do công an thu thập khi xét xử.

Ông Tuyên đề nghị nâng cao chất lượng luật sư đồng thời cũng bảo đảm quyền của luật sư như trong luật đã định.

Hôm qua dự hội thảo đến lúc ông Tuyên nói thì phải té về đi hàn mấy cái khung sắt, tuy rằng rất muốn ở lại để nghe cho xong. Hôm nay viết đến đây lại bị gọi đi treo mấy cái biển hiệu cho người ta. Không có thời gian bình luận được.Các bạn thông cảm.

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2009

Đánh khẽ không xong

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Why-the-punishment-with-VCP-enews-cant-make-the-satisfactoriness-TVan-10072009161340.html

2009-10-07

Đã hơn một tháng kể từ khi báo điện tử Đảng CSVN dịch và đăng bài nói về sự kiện Hải quân Trung Quốc ngang nhiên sử dụng hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam để tập trận.

Bài báo kèm theo lệnh của Phó Tư lệnh Hạm đội Nam Hải, ra lệnh binh sĩ Trung Quốc tập luyện và bảo vệ tốt vùng biển của Việt Nam mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền.

Sửa sai…

Cho dù cả báo điện tử Đảng CSVN lẫn Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN và chính quyền Việt Nam đã thực hiện một số động tác sửa sai, song sự bất bình của công chúng không những không giảm mà đang càng ngày càng dâng cao. Đó là nội dung cuả nhiều blog tuần qua.

Sau khi công chúng phát giác và bày tỏ sự phẫn nộ của họ, trước việc cơ quan ngôn luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN, tiếp tay cho ngoại bang, phủ nhận chủ quyền lãnh thổ, báo điện tử Đảng CSVN đã lẳng lặng lột tin “Hải quân Trung Quốc diễn tập tại biển Đông” ra khỏi website mang địa chỉ web: cpv.org.vn.

Khoảng mười ngày sau, trước sức ép càng lúc càng lớn của dư luận, Ban Biên tập báo điện tử Đảng CSVN lên tiếng xin lỗi và cám ơn sự góp ý của công chúng.

Tuy nhiên sự chỉ trích của công chúng không giảm, cũng vì vậy, ngày 21 tháng 9, chánh Thanh tra Bộ Thông tin – Truyền thông, tuyên bố: Phạt báo điện tử Đảng CSVN 30 triệu đồng.

Chừng mười ngày sau nữa, báo chí trong nước đồng loạt loan tin, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng CSVN, vừa khiển trách cá nhân ông Đào Duy Quát, Tổng Biên tập báo điện tử Đảng CSVN, vừa khiển trách tập thể Ban Biên tập cơ quan báo chí này.

Thế nhưng công chúng vẫn không hài lòng. Vì sao?

Thiếu công minh

Theo dõi các diễn đàn điện tử và các blog, có thể thấy nguyên nhân đầu tiên, khiến cho một số động tác sửa sai, không thể làm cho công chúng nguôi giận là vì giới hữu trách thiếu công minh.

Hồi tháng 4 vừa qua, Bộ Thông tin – Truyền thông Việt Nam đã từng ra lệnh cách chức lãnh đạo báo Du Lịch, tạm đình bản tờ báo này trong ba tháng, chỉ vì Giai phẩm Xuân Du Lịch đã đăng một vài bài viết cổ vũ cho việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Đến nay, thời hạn ba tháng đã qua, nhưng tờ Du Lịch vẫn chưa đựơc tái bản, toàn bộ cán bộ, phóng viên, nhân viên vẫn thất nghiệp, bởi giới hữu trách chưa phê chuẩn nhân sự lãnh đạo tờ báo.

So sánh cách đối xử với tờ Du Lịch và việc xử lý sai phạm nghiêm trọng của báo điện tử Đảng CSVN, blogger Nguyễn Vĩnh – từng là tổng biên tập một tờ báo tại Việt Nam – nhận xét: Án kỷ luật phũ phàng đối với báo Du lịch, soi cả kính hiển vi điện tử cũng không thấy cái gọi là “sai phạm”…

Trong khi, tin “Hải quân Trung Quốc diễn tập tại biển Đông”, của báo điện tử Đảng CSVN thì: Sai phạm rành rành, đặc biệt nghiêm trọng, hậu quả khôn lường cả đối ngoại, lẫn đối nội!.. Khiến người dân Việt cả trong và ngoài nước đều căm giận…

Blogger Nguyễn Vĩnh cho rằng: Việc Tổng Biên tập Đào Duy Quát sai phạm đặc biệt nghiêm trọng như thế mà không bị truy cứu trách nhiệm, kể cả trách nhiệm hình sự là sự xúc phạm đối với những người cầm bút chân chính nước nhà, xúc phạm công luận cả nước.

Ông kêu gọi những người cầm bút, nhất là các nhà báo lên tiếng. Ông giải thích: Khi cùng lên tiếng, yêu cầu phải có sự bình đẳng trong xử lý với sai phạm của báo chí là đang cùng nhau bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật, cũng là bảo vệ các đồng nghiệp và bảo vệ chính mình.

Sự thiếu công minh đó không chỉ riêng với báo chí. Trong một thư ngỏ gửi cho ông Đào Duy Quát qua diễn đàn điện tử Bauxite Việt Nam, một thanh niên tên là Duy Hải nêu thắc mắc:

Tội của chú không phải tội lơ là, bất cẩn cho đăng tin bài thất thiệt, mà theo cháu đó là tội phản biện ngược chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Thử hỏi mấy ai trong đất nước này phạm tội ấy mà bị phạt những 30 triệu đồng và bị kỷ luật trước Đảng?

Những blogger như Mẹ Nấm, Người Buôn Gió, hay nhà báo Đoan Trang mới chỉ viết bài phê phán cái gọi là quan hệ “anh em thân thiết” Việt Nam – Trung Quốc trong bối cảnh Trung Quốc đang thè lưỡi nuốt biển đảo Việt Nam thế mà đã bị bắt bớ, đày đọa.

Vậy mà chú và cả Ban Biên tập báo Đảng, tức là một tổ chức, đăng bài khẳng định chủ quyền của Trung Quốc, đứng trên lập trường Trung Quốc lại chỉ bị phạt hành chính và kỷ luật nội bộ? Đây có phải là một bất công không, thưa chú?

Nhiều bao biện

Nguyên nhân thứ hai khiến công chúng bất bình là cá nhân ông Đào Duy Quát – một trong những nhân vật từng đảm nhận vai trò chỉ đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân về văn hóa và tư tưởng suốt nhiều năm.

Có blogger như Đinh Tấn Lực đã nhắc lại những sự kiện nhiều người biết về tư cách của ông Quát. Kể cả chuyện ông bị một nữ phóng viên báo Sài Gòn Giải phóng bạt tai vì sàm sỡ với cô khi cùng đi dự liên hoan thanh niên ở Cuba năm 1998, hay chuyện ông giải thích trên tờ Pháp Luật TP.HCM, lý do dẫn tới hàng loạt vụ tai tiếng tương tự là do được nhiều phụ nữ mê. Tuy nhiên đời tư chỉ là một khía cạnh rất nhỏ được dùng để minh họa tính cách nhân vật.

Dấu ấn đậm nhất mà các diễn đàn điện tử, các blogger nhắc tới nhiều nhất, chính là chuyện khi xuất hiện trước công chúng, với vai trò Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu Biển và Đảo Việt Nam” hồi tháng 4 vừa qua, ông Quát nhận định, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc tuyên bố sáp nhập Hoàng Sa và Trường Sa vào thành phố Tam Sa đều là do sự kích động của các thế lực thù địch. Ông Quát khoe, ông đã từng chất vấn những sinh viên tham gia các cuộc biểu tình này, yêu cầu họ suy nghĩ xem làm như thế là lợi hay hại (?).

Ông Quát cũng chính là người đưa ra một số tuyên bố từng khiến giới blogger bàn tán như:

Blog là ngôn luận cá nhân, chính vì vậy phải có sự quản lý của nhà nước. Mỗi blog đều phải đăng ký và khi phát ngôn phải được pháp luật cho phép. Những blog làm ảnh hưởng đến xã hội, an ninh quốc gia… phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Blogger Đinh Tấn Lực đã dẫn lại tuyên bố này để đặt vấn đề: Bây giờ, chính trang mạng do cụ Quát quản lý đang làm ảnh hưởng đến xã hội, an ninh quốc gia. Liệu là cu Quát sẽ nuốt lại những đao to, búa lớn từng phun ra đó cách nào cho ổn?

Ngang ngược & Thiển cận

Sau khi xảy ra scandal ở báo điện tử Đảng CSVN, ông Đào Duy Quát có tiếp tục sử dụng những lời lẽ mà giới blogger gọi là “đao to, búa lớn” nữa không? Không!

Hôm 30 tháng 9, trả lời tờ Tuổi Trẻ, ông Quát bảo vụ scandal đó là “tai nạn nghề nghiệp”, ông giải thích:

Việc đưa tin đó là để cảnh báo một hoạt động, một mưu đồ... Trong đó có mấy từ biên tập đã được thêm vào là phó tư lệnh ngang ngược tuyên bố, cái chữ “ngang ngược” viết ở ngoài thì cậu đánh máy nhận rồi nhưng không đưa vào, nên tự nhiên làm sai lệch thông tin...

Ngay lập tức, hàng chục diễn đàn điện tử và blog cùng tham gia phân tích, chứng minh ông Quát đã nói dối hết sức vụng về, vừa vì hai từ “ngang ngược” không phù hợp với ngữ cảnh của tin đã đăng, vừa vì đây là tin dịch, không thể tùy tiện thay đổi nội dung, bởi như thế là vi phạm nguyên tắc báo chí.

Thậm chí không ít ý kiến chê ông Quát hèn, không dám nhận trách nhiệm mà đổ lỗi cho “cậu đánh máy”. Nhà văn Nguyễn Quang Lập, viết trên blog Quê Choa:

Khi bàn về những người biểu tình chống Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa, bác đã nói rất hùng hồn: ‘Các thế lực thù địch là nó chống phá ta gớm, gớm lắm các đồng chí ạ.

Tôi có tổ chức đối thoại với các sinh viên tham gia cái cuộc, cái cuộc kích động do các thế lực thù địch tổ chức tháng 12 năm 2007. Tôi có hỏi: Làm cái gì? Để làm cái gì? Tôi hỏi các anh các chị. Các anh các chị làm như thế, biểu tình Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam như thế là lợi hay là hại? Lợi hay hại?..’

Bác đã nói vậy rồi mà bây giờ bác lại tính nhét hai chữ ngang ngược vào để chống lại kẻ xâm lược Hoàng Sa ư, làm thế hoá ra bác cũng bị các lực lượng thù địch nó kích động à? Vô lý, phải không bác.

Vì ba cái lẽ ấy, có chồng vàng lút đầu chắc bác cũng chẳng dám nhét hai chữ ngang ngược” ấy vào đâu, khó lắm, khó lắm.

Cũng có vài người như ông Nguyễn Trung – một cán bộ cao cấp đã nghỉ hưu - cho rằng, đây có thế là “may trong rủi” vì:

Lâu nay trong dư luận người đọc – trong đó có tôi – cho rằng các báo chính thống của Đảng thường có thái độ quá mềm dẻo với Trung Quốc và tránh né nhiều điều gay cấn xảy ra trong quan hệ Việt – Trung. Bây giờ lời thanh minh của ông Đào Duy Quát cho tôi cảm giác: Những người làm báo Đảng có lẽ bên trong không đến nỗi mềm yếu như dư luận vẫn nghĩ lâu nay. Dẫn chứng là ông Đào Duy Quát cho biết, khi đưa bài lên mạng người đánh máy đã quên mất hai chữ “ngang ngược” Nếu đúng là thế, thì đây là cái may trong cái rủi. Nghĩa là sự cố của ông Đào Duy Quát cho thấy một tín hiệu tốt nào đó mà người đọc đang mong tìm.

Không biết cảm giác này của tôi có đánh lừa tôi không, mong rằng không phải như vậy. Nghĩa là tôi có lý do để hy vọng trong tương lai những người làm báo Đảng sẽ đủ mạnh để tìm được và dùng được những từ ngữ thích đáng vào những sự việc đòi hỏi những từ ngữ thích đáng? Gọi đúng tên của sự vật và nói lên được sự thật.

Tuy nhiên Giáo sư Nguyễn Huệ Chi không đồng ý. Qua diễn đàn điện tử Bauxite Việt Nam, ông cho rằng, cách nghĩ của ông Nguyễn Trung là cách nghĩ của một người quá nhân hậu. Ông đề nghị:

Anh hãy xâu chuỗi lại và thử ngẫm nghĩ, có phải tất cả những việc làm đó đều bắt nguồn từ một chủ trương ứng xử nhất quán là cái thói quen cúi mình trước ngoại bang rất hèn hạ, hay là một "sách lược cương nhu rất mực cao thâm"?

Tôi ngờ rằng bao lâu nay chúng ta vẫn bị đánh lừa bởi con "ngáo ộp” nó làm mình cứ vừa hy vọng vừa không khỏi... xấu hổ ngượng ngùng, té ra cuối cùng thì chỉ là một chiếc mặt nạ không hơn không kém.

Cùng thảo luận về vấn đề này, nhà văn Phạm Đình Trọng viết:

Trung Quốc cướp đất, cướp biển, cướp đảo của ta, bắn giết dân ta nhưng vì mối liên minh cố kết giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc mà nhà nước ta không dám tố cáo, phản kháng hành động kẻ cướp đó và nhân dân bộc lộ sự phẫn nộ với kẻ cướp đất đai, lãnh thổ thì bị bắt bớ, tù đày.

Đó là cách hành xử thiển cận vì phương tiện hi sinh mục đích, vì lợi ích của Đảng mà hi sinh lợi ích dân tộc, đặt lợi ích của Đảng lên trên lợi ích dân tộc. Đó là nghịch lý lớn nhất của một thời đầy nghịch lý!

Hình như nghịch lý đó là nguyên nhân thứ ba và cũng là nguyên nhân chính, khiến scandal báo điện tử Đảng CSVN vẫn là vấn đề thời sự trên các diễn đàn điện tử, các blog dù chuyện đã xảy ra hơn một tháng.

Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2009

Trần Dần & Tố Hữu

http://www.blogosin.org/?p=1034
Ô Sin // October 06 2009

(Nhân khánh thành Nhà Lưu Niệm Tố Hữu Post lại một bài viết từ thời Yahoo 360)

Tất nhiên, không ai tin việc tập thơ Trần Dần bị “niêm phong” chỉ vì vài cái lỗi về thủ tục. Nhưng thôi, đó cũng là một lối ra rất đỡ mất mặt. Dù sao, Thơ Trần Dần cũng đã bán rất chạy, ngay đến cậu con trai tôi, 15 tuổi, cũng tò mò.

Thơ ông đa nghĩa quá. Chỉ riêng một bài Nhất Định Thắng, tôi nghĩ, đã có thể vừa quy kết ông là một tên phản động cực kỳ nguy hiểm, vừa có thể ca ngợi ông như một người yêu nước nồng nàn. Không hiểu sao, cho tới nay, chưa thấy ai làm một bộ phim truyện dựa trên bài thơ ấy. Ta ở phố Sinh Từ… Một giai đoạn lịch sử buồn đau của đất nước hiện ra mồn một trong mỗi câu thơ của ông.

Khi Trần Dần viết bài thơ ấy, đất nước đang bị phân đôi, ở miền Bắc chiến tranh kết thúc. Nhưng, cuộc sống của người dân thì không có hòa bình. Trần Dần viết: Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc/ Đất hôm nay tầm tã mưa phùn/ Bỗng nhói ngang lưng/ máu rỏ xuống bùn/ Lưng tôi có tên nào chém trộm? Không hiểu, hình tượng “vết chém ngang lưng” ông viết ở đây là để nói về nỗi đau chia cắt tổ quốc hay chỉ đơn giản nói về cái không khí ngột ngạt ở miền Bắc, cái không khí mà đến 30 năm sau, Hữu Loan vẫn nhớ: “Thành viên nào (trong cộng đồng) cũng chứa toàn âm mưu đen tối để chủ hại người bên cạnh”.

Theo Hiệp định Geneve, người dân có một thời gian dài để chọn cho mình miền Nam hay miền Bắc. Nhưng lúc ấy, không có ai tự nguyện từ miền Nam chạy ra “Miền Bắc thiên đường của các con tôi”. Trong khi, hàng triệu người dân đã gồng gánh vào Nam để lại mồ mả ông bà trên đất Bắc. Thoạt đầu, có vẻ như Trần Dần trách móc, thậm chí ông đã buộc tội “những bạn đi Nam” là Thiếu quả tim bộ óc! Nhưng rồi quan sát kỹ hơn, ông buột hỏi: Họ vẫn ra đi/ – Nhưng sao bước rã rời?/ Sao họ khóc?/ Họ có gì thất vọng?

Trong những ngày xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ấy, tình hình Thế giới được “quán triệt” thành hai “phe” Xô- Mỹ. Nhưng cái “phe” mà ông quan tâm cũng “căng thẳng” vô cùng: Gặp em trong mưa/ Em đi tìm việc/ Mỗi ngày đi lại cúi đầu về/- Anh ạ!/ Họ vẫn bảo chờ… Ông nghĩ: Trăm cái bận hàng ngày nhay nhắt./ Chúng ta vẫn làm ăn chiu chắt./ Ta biết đâu bên Mỹ miếc tít mù/ Chúng còn đương bày kế hại đời ta? Nhưng “cơm áo” không phải là những gì ngột ngạt nhất mà những người như ông đã từng nếm trải.

Theo tác giả của Màu Tím Hoa Sim, nhà thơ Hữu Loan: Trên thực tế, khi ấy, rất hiếm những bí thư, chủ nhiệm, thủ kho, cửa hàng trưởng tốt, phải nói hầu hết là ăn cắp, thi nhau để ăn cắp, nhưng văn học không được nói thực mà phải dựng lên toàn là những người lý tưởng. Các văn nghệ sỹ lúc ấy phải học tập những tài liệu hiện thực xã hội chủ nghĩa, từ Liên Xô đưa về, rồi tự Diên An (Trung Quốc) đưa sang. Nghĩa là văn nghệ chỉ được nói đến cái xã hội thiên đường vô cùng đẹp chưa có, chưa biết bao giờ mới có, chứ không được nói đến những cảnh trộm cướp áp bức bóc lột đang diễn ra trước mắt. Theo ông Hữu Loan: Khi một nhà báo hỏi: “Như vậy là Cách mạng đã cấm tự do ngôn luận?” Ông Trường Chinh sửng sốt: “Anh nói sao? Các anh được tha hồ tự do chửi đế quốc đó thôi.” Tố Hữu là một trong những nhà lãnh đạo hăng hái đưa “hiện thực XHCN” vào văn nghệ. Trong khi Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm… phản đối đường lối này. Những người phản đối sau đó, lần lượt dính vào một vụ án gọi là “Nhân Văn Gia Phẩm”.

Phong trào Giai phẩm và Nhân Văn bắt đầu khi hai nhà thơ Trần Dần, Lê Đạt phê phán tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu là “dòng thơ lục bát không có gì mới, nội dung vân vê kỷ niệm không lấy gì làm sâu sắc”. Trần Dần là người phê nặng lời nhất. Tuy nhiều người tán thành với nhận xét này nhưng tập thơ vẫn giành được giải nhất đầu năm 1956. Về sau, nhóm Nhân Văn còn viết nhiều bài được coi như là những “Thất Trảm Sớ”, đặc biệt, bài của Nguyễn Hữu Đang nói về thiết lập nhà nước Pháp quyền. Ngày nay, nếu đọc lại những bài viết của nhóm Nhân Văn, phải công nhận là nước ta đã từng có những nhà trí thức khả kính. Đất nước ra nông nỗi hiện nay là bởi lịch sử đã không chọn họ. Trần Hữu Đang bị tù 17 năm (sau 7 năm thì được tha); Phùng Cung, tác giả truyện ngắn “Con ngựa già của chúa Trịnh”: 7 năm tù giam; Vũ Duy Lân (Bộ Nông lâm, bị nghi là cho Nguyễn Hữu Đang một áo len khi đang đi tù): bị giam 7 năm mới tha; Giám đốc Nhà xuất bản Minh Đức: 17 năm… Khi Hoàng Cầm cho in Nhất Định Thắng, Trần Dần bị mất chức và sau đó bị bắt giam. Nếu Trần Dần không dùng lưỡi lam rạch cổ, có lẽ thời gian “ở trong lao” của ông không chỉ là 3 tháng. Trong tình cảnh ấy, mấy câu thơ: Những ngày ấy bao nhiêu thương xót/ Tôi bước đi/ không thấy phố/ không thấy nhà/ Chỉ thấy mưa sa/ trên màu cờ đỏ… không hẳn là không mang ít nhiều ẩn dụ chính trị.

Cho dù phải sau khi Tố Hữu chết, các ông Hữu Loan, Trần Dần, Lê Đạt… mới được “chiêu tuyết”, vụ “Nhân Văn” không đơn giản chỉ là những vấn đề giữa các cá nhân với nhau. Một nhà nghiên cứu viết, ở thời điểm ấy, thay đổi là một quy luật. Người biết và sử dụng được quy luật thì thăng quyền tiến chức, như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi; người biết, nhưng chỉ né tránh thì tồn tại như Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng; hay xa lánh như Nguyên Hồng. Người không biết, thì đành phải sa hầm sẩy hố… Kể ra thì, các bác ấy sống quá tử tế, làm thơ quá thơ, tính đa nghĩa trong thơ của các bác ấy thật dễ để mà suy diễn. Nếu, 50 năm trước, các bác ấy cứ theo Tố Hữu, viết huỵch toẹt: Má thét lớn tụi bay đồ chó/ Cướp nước tao, cắt cổ dân tao…; hay thật xạo: Yêu biết mấy nghe con tập nói/ Tiếng đầu lòng con gọi Stalin… rồi trơ trẽn khi nghe tin Stalin chết: Thương cha, thương mẹ, thương chồng/ Thương mình thương một, thương Ông thương mười, thì cuộc đời các bác ấy chắc chắn đã không phải thế.

Viết như thế không chỉ giúp Tố Hữu leo dần tới BCT, đã từng có lúc ông nhà thơ khẩu hiệu này lãnh đạo sự nghiệp phát triển kinh tế cho đất nước. Chúng ta không chỉ là nạn nhân của ông ở góc độ “giá lương tiền”. Suốt gần 30 năm, sách vở ngập tràn thơ Tổ Hữu. Bài thi nào cũng Tố Hữu. Giải bình thơ hay nào cũng Tố Hữu. Biết bao thế hệ đã tưởng đấy là thơ. Dân trí đã từng bị đặt trong cái “thênh thang 8 thước” đó. Nay thì Tố Hữu đã chết. Mới đây, gia đình ông đã bán nốt căn biệt thự ở phố Hồ Xuân Hương với giá tính bằng đô la cũng hơn 7 triệu.

Trong khi những người như Tố Hữu được ban những bổng lộc như vậy, những người như Trần Dần, Hữu Loan lại bị đọa đày. Bà Phạm Thị Nhu, vợ ông Hữu Loan, kể: “Chúng tôi nuôi 10 đứa con thật vô cùng vất vả. Ông nhà tôi đi thồ đá, tôi làm 2 sào ruộng, lại xay bột làm bánh bán ở chợ. Hôm nào bán ế là gánh về một gánh nặng, cả nhà ăn trừ bữa. Tôi cứ xào một xoong to toàn các thức rau, các con đi học về là nhào vào múc ăn thay cơm. Ba đứa trai lớn thì hàng ngày phải dậy từ 3 giờ sáng, kéo 3 chuyến xe cải tiến chở đá từ trên núi xuống hồ cách 2 cây số, bán cho các thuyền rồi mới ăn vội bát cơm độn để chạy bộ 7 cây số đi học“. Các con của Hữu Loan gần như không có ai vào được đại học vì lý lịch của một kẻ “Nhân Văn”. Một người con thi đủ điểm đi học nước ngoài cũng không được đi học. Ông đã bị biết bao người thân trách cứ. Nhưng, khi quyết định rời bỏ Hà Nội về quê, Hữu Loan đã nói với vợ: “Thôi thì bà với các con chịu khổ để cho tôi được sống lương thiện. Tôi mà chịu khó hót thì nhà lầu xe hơi sung sướng đấy, nhưng tôi không làm được”. Ông giải thích: “Làm nhà văn khó lắm. Viết vừa lòng nhà nước thì dân chửi, viết vừa lòng dân thì đi tù như chơi. Thôi tôi về đi cày”.

Đôi khi nghĩ, những người như Hữu Loan, Trần Dần dại thật. Nhưng, Những ngày ấy bao nhiêu thương xót, làm sao có thể bắt những người như các ông có thể quay lưng lại với nhân dân!

Dòng Sông Cụt

http://www.blogosin.org/?p=1022
Ô Sin
// September 20 2009

Truyện ngắn

Mọi người tránh ra cho ông Chắt Thấu len vào. Hôm đó, đám dân Xóm Củi đi rừng tụ cả lại trên eo Láng, ngó lên Truông Bát, dải núi hình cánh cung mà trong những năm chiến tranh bị B.52 đánh tróc từng mảng. Giờ, hàng trăm dân công đang leo lên đó cuốc, xới, vẽ thành một câu khẩu hiệu chạy dài cả cây số THAY – TRỜI – ĐỔI – ĐẤT – SẮP – ĐẶT – LẠI – GIANG – SAN. Dân Xóm Củi chưa biết điều gì sẽ xảy ra, nhưng thấy thế thì khoái lắm. Lúc đánh Mỹ, cả Xóm Củi, ngày cũng như đêm, xe pháo, thanh niên xung phong, bộ đội, lớp vô Nam, lớp ra Bắc, cứ rầm rầm, rịch rịch. Bom đạn đào lên lộn xuống hàng trăm lần, hàng ngàn lần thế mà cái con đường dưới chân Truông Bát vẫn thông. Thế mới biết sức người khiếp thật! Lũ trẻ suốt ngày nheo nhéo hát theo các chú thanh niên xung phong: Bom nó bằng gang, tay ta bằng sắt, ngẫm cũng đúng!

… Chắt Thấu leo lên, đứng dạng chân trên hai cái xe cút kít. Đám đông đồng loạt quay về phía ông. Chắt Thấu, là chủ tịch xã, lại mới đi họp trên tỉnh về. Trước một sự kiện mới, bàn ra, bàn vào, chán vạn, rốt cục, người ta vẫn thích có một phát ngôn chính thức từ miệng người có trách nhiệm. Lục cục với cái xà cột da Liên Xô một lúc, dường như là để kéo dài sự tò mò của dân Xóm Củi, chứ thực ra trong cái xà cột oai vệ đó, nếu có thứ giấy tờ gì, thì cũng chỉ là để ông chủ tịch gói thuốc lào. Ông Chắt Thấu dặng hắng rõ dài, rồi giơ hai tay lên, trịnh trọng:
- Tôi vừa đi họp tỉnh về – Ông nhấn mạnh hai chữ họp tỉnh – Tình hình phấn khởi lắm, trong tỉnh ta có nơi đang chuẩn bị gặt lúa bằng máy, ruộng thẳng băng.
- Chuyện như ở bên Liên Xô í – Cu Nghệ đế vào.
- Không phải bên Liên Xô! – ông Thấu tiếp – Mà ngay Xóm Củi của ta đây. Nhưng phải “cải tạo” cái đã, phải “sắp xếp lại” cái đã – ông Thấu sử dụng những từ nghe được ở hội nghị – chớ ruộng nương như cái vẹm của ta đây thì có mà đến mục thất!.
Nhiều tiếng người nhao nhao:
- Nói thẳng tuột ra đi, ông chủ tịch, “vòng vo tam quốc” mãi, sốt ruột lắm rồi!
Ông Thấu nhe răng cười:
- Chuyện phải có đầu có đuôi chớ! Tính rồi, bàn rồi, bà con ta cứ rứa mà mần. Sắp tới, trên cho đào một con sông, từ Vĩnh Sơn đi ngang xã ta, đổ ra biển. Sau đó thì gỗ lạt trên rừng xuống, cá mú ngoài bể vô, tha hồ mà thích!
Cu Nghệ lại đế:
- Cha! Chuyện đào sông mà ông nói xếp xếp, sắp sắp tui nghe như mẹ cu tui bỏ sắn vô nồi luộc!
Ông Thấu quắc mắt:
- Cu Nghệ hử! Mi không thấy hồi đánh Mỹ, bom đạn như trấu, mà có bao giờ tụi thanh niên xung phong để cho đường tắc mô? Chả bằng sức người thì bằng cái chi – Ông xuống giọng – Ở trên tỉnh, cũng có một tay kỹ sư mặt non choẹt, đeo kính cận, đứng lên tính bác, bị đồng chí bên tuyên huấn toát cho một trận, ngồi im re. Kỹ sư kỹ siếc gì, ngữ ấy chỉ có diện đồ, chứ biết ruộng nương chi!
Cu Nghệ im. Nắng lên, mọi người giải tán bớt. Ông Thấu nhảy xuống đất làm cho cái xe bị đổ. Có tiếng kêu:
- Dẹp xe cút kít luôn hả ông Chắt?
Chắt Thấu hả hê:
- Dẹp! Dẹp hết! Nhưng mà hượm đã, mai mốt có cái mà đi đào sông, mí lại, cũng phải giữ vài cái đem vô Viện bảo tàng chớ!
Dân Xóm Củi nom câu khẩu hiệu, lại nghe ông chủ tịch nói, ai cũng khoái cái lỗ nhĩ, nhảy tưng tưng reo hò. Nhưng cũng có người thận trọng hơn vẫn không bỏ chuyến củi thường nhật, xe cút kít, cắm cúi đi. Dù sao, trong lòng họ cũng thấy bừng lên ngọn lửa. Ai ở đâu nghe tin đó, phấn khởi thế nào không biết, chứ dân Xóm Củi thì coi đó là một sự kiện trọng đại. Quanh năm, sống bằng nghề đốn củi, vì ruộng đất, nói theo cách ví von của ông Thấu là như cái vẹm. Mùa nắng, bên trên cát đốt cháy chân mạ, bên dưới đất sét quánh như mật cô. Cắm cây lúa xuống, gió Lào thổi qua một lượt, là ngắc ngư, rũ rượi. Nghề nông không đủ sống, nên vừa xếp liềm hái vô nhà, là vợ chồng con cái lại kéo nhau lên rừng. Với cái xe cút kít bánh gỗ, người gò lưng phía sau nắm hai càng xe đẩy, kẻ đổ rạp người phía trước, ngoắc sợi thừng vào vai, kéo. Củi đem về chẻ ra, đóng bó, sáng hôm sau, đem ra chợ Gát bán, được tiền, không dám đong gạo, mà chỉ đong thóc. Tối về, tranh thủ xay, giã, lấy cám nuôi lợn. Bây giờ nghe nói “thay-trời-đổi… đất” thật đúng vo cái bụng dân. Chẳng hám chi tàu to tàu nhỏ, trên bến dưới thuyền, nhưng có hột thóc ém bồ, dứt được cái nghề “ăn của rừng, rưng rưng nước mắt” này là thỏa rồi.

Những ngày sau đó, bỗng dưng Xóm Củi đông nghẹt người. Người từ đầu tỉnh, cuối tỉnh, kéo đến, toàn là mấy cô cậu thanh niên phây phây. Ông Thấu lo đi mượn nhà cho dân công ngủ, y như hồi kháng chiến mỗi bận có bộ đội hành quân qua. Nhà ông cũng có tới chục người ở, nằm choán hết cả mấy cái chõng tre ở nhà ngoài. Trong buồng là chỗ của bà Thấu và con Loan.
Tối thui ông Thấu mới lò dò về, lên, xuống ngó đám dân công từ xa đến thấm mệt, lăn ra ngủ. Ông tặc lưỡi, ngả cái nong phơi thóc ra, gối đầu lên xà cột…
Từ đời cụ kị ông Chắt Thấu đã ở trên cái Xóm Củi này. Nghề đi củi không biết có từ bao giờ, nhưng cái nghèo thì đeo bám quanh năm suốt tháng. Như những người láng giềng khác, ông Thấu cũng biết đẩy xe cút kít, biết cày ruộng và biết nồi cơm độn toàn sắn lát khô. Ông vốn là một nông dân hiền lành, thật như đất và ít học. Cả Xóm Củi này, trước kia quen gọi ông với một cái tên thân mật như bao người nông dân khác là “Ông Chắt”. Còn cái tên “ông Chủ tịch” là mới sau này, người ta gọi theo chức vụ của ông. Thời trước lúc lão Cháu Li và Bảy Pheo làm chủ tịch, trẻ trong Xóm Củi thường hát: Mỗi người làm việc bằng hai, để cho chủ tịch mua đài, mua xe. Ông Thấu làm chủ tịch cũng có một cái đài bán dẫn hiệu Sony, nhưng dứt khoát không phải là ông sắm bằng tiền tham ô! Ai cũng biết, cái đài đó ông đổi bằng bộ ván gõ gụ lên nước rất bóng, nằm mát tê cái lưng cho thằng cháu, con ông anh cả, đem ở trong Sài Gòn ra. Bà Thấu tiếc của xuýt xoa. Ông cười hề hề:
- Thống nhất rồi, ăn nên làm ra mấy hồi, sau này, người ta nằm giường nệm lò xo, chứ ai còn thiết chi ván gõ nữa. Cái danh từ “Giường nệm lò xo” ông nghe đâu được ở một cuộc họp trên huyện. Khi về, gặp ai cũng tuyên truyền, rồi cười tít mắt. Bà mắng:
- Gàn! Ăn không không đủ mà cứ nói chuyện trên trời dưới đất!
Ông vặc lại:
- Bà thì cả năm không đi khỏi đụn thóc, biết mô tê chi! Giàu có như thằng Mỹ mình cũng đánh nó chạy re được nữa là ba cái chuyện làm giàu. Dân mình, nước mình góp sức vô, mấy hồi!
Nói có vẻ cứng lý vậy, chứ ông cũng chẳng biết cách cớ ra sao để làm cho dân Xóm Củi này giàu. Cả xóm, chỉ có mỗi con mẹ Tam Pha buôn thịt lợn là có nhà gạch, nhưng nhà ấy, thuộc diện con buôn, chả nhẽ lại đi học nó.
Bà Thấu ít lời, như xưa nay bà vẫn ít lời vậy.
Nhớ cái dạo anh Thấu đến nhà, ngập ngừng bảo: “Tị lấy tui nhá!”
Tị là tên của bà hồi con gái, bà cũng không cãi chỉ mắng:
- Gàn!
Cái độ người ta bầu ông làm chủ tịch, chưa kịp mừng, thì một mối lo đã manh nha trong lòng bà. Tính ông cả tin, cục mịch, ôm chức, ôm việc vào không khéo để cho người ta lợi dụng làm bậy, rồi chuốc vạ vào thân, đổ như lão Cháu Ly với tay Bảy Pheo rồi nhục cái tiếng. Chứ nhà có hai vợ chồng, con Loan thì cũng đã lớn, từ khi nghỉ học, nó đã là lao động chính trong nhà, kiếm cái ăn có khó gì mà “ôm rơm cho nặng bụng”. Loan năm nay mười bảy, vai tròn căng, ngực đầy ú ụ, hơi thô, nhưng lại là mẫu con dâu lý tưởng của khối bà mẹ chồng Xóm Củi. Tuy là con một nhưng đã là dân Xóm Củi, Loan cũng biết đẩy xe cút kít, biết đi kiếm củi về bán. Những hôm trời mưa, không lên rừng được, ngồi buồn, Loan lại lân la sang nhà ông bác, học may nhờ cái máy Sinco của bà chị vợ ông anh họ. Bà Thấu thương con, cứ tặc lưỡi với chồng:
- Giá bộ ván ấy, ông đổi cái máy khâu thì con nó đã đỡ cực.
Ông bổ bã:
- Tui cần, là cần cái đài nghe tin tức chủ trương, chứ máy khâu, nay mai, khối!
Bà bực lắm, nhưng chỉ biết thở dài.
Sáng sớm, bà Thấu trở dậy, thấy chồng nằm co ro trong cái nong phơi thóc. Những đốt sống lưng ông gù lên, nom rất tội. Bà thầm trách lũ trẻ vô tâm để ông già ngủ như vậy. Ngồi xuống bên ông, đập tay vào miệng nong, bà khẽ gọi:
- Ông ơi!
- Chết! Sáng rồi a bà? – Ông Thấu ngồi bật dậy, nhìn bà trân trân. Bà phát ngượng mắng:
- Ngó chi ghê rứa!
Ông nắm tay bà kéo lại:
- Ngồi xuống đây, tui kể cái ni cho nghe!
- Nói đại đi, mần khó coi.
Ông thầm thì:
- Đêm qua tui với bà được ngủ trên cái giường lò xo.
- Ông ni mớ!
- Thì tui nói là tui nằm mơ mà, bà biết không, tui thấy tàu ngoại quốc ghé vô xóm mình mua củi.
- Gàn! Ông chả nói là khi đó người ta đun bếp điện, mua củi mần chi?
- Ờ hé! – Ông cười xí xoá – Con Loan mô rồi bà?
- Hắn đang ngủ.
- Con gái chi chừ còn ngủ, bữa ni, bà nói hắn ở nhà đi dân công nhá!
- Nó đang học may!
- Bỏ đó! Cả đời mới có một lần làm cái công trình ý nghĩa lịch sử như rứa! Với lại… con mình không đi, tui khó nói người ta.
Bà chưa kịp mắng: “Gàn!” thì ông đã vác cái nong chạy ra dựng sau hè.

Dân Xóm Củi nhà nào cũng bớt lực lượng đi củi, để ra đào sông. Nhà ít thì một người, nhà nhiều thì hai, ba người. Ở phía Nam Xóm Củi, chỗ khúc sông đào chạy qua bỗng nhiên rộn rịp hẳn. Mấy cái loa to như cái nơm, cái treo ngọn phi lao, cái ngoắc trên đầu thang, dựng tồng ngồng ngay giữa công trường, tối ngày ra rả hát. Mỗi chiều, khi tiếng loa ngoài công trường đọc tên con gái mình trong danh sách những người được biểu dương, ông Thấu phỡn ra mặt. Bà Thấu thì cẩn thận đe con:
- Con gái, con lứa, mi phải biết dè sức, rồi còn đẻ đái con ạ!
Ông cười hề hề:
-Bà hay lo xa, hắn lớn khắc biết lượng sức mà làm. Tụi hắn còn trẻ, phải có “thi đua”, có “phong trào” nữa chứ. Bà không nhớ cái hồi tui với bà đi tải gạo lên Tây Bắc đó à! Mình cũng không kém chi hắn bi giờ, “con ông không giống lông cũng giống cánh”.

Thế mà ở Xóm Củi vẫn có người trốn không chịu đi đào sông, đó là mụ Tam Pha buôn thịt. Con mụ có một sạp bán thịt ở chợ Gát, nổi tiếng cân điêu. Giàu nứt đố, đổ vách mà keo từng hào. Ông Thấu ức lắm, cho đám dân công phục bắt, nhưng thằng Trơng con mụ cũng khôn như ranh. Chỉ có một bữa bí quá, mẹ con mụ phải vứt lại cái đùi lợn, chạy lấy người. Đuổi bắt không được, ông Thấu chửi với theo:
- Mấy con mẹ buôn, đố có đứa nào lên được chủ nghĩa xã hội!
Rồi ông chỉ miếng thịt, ra lệnh:
- Đem về bồi dưỡng cho dân công!
Về sau này, mỗi khi nhắc lại câu nói ấy của ông Thấu, mẹ con mụ Tam Pha lại chửi xéo:
- Nhà tôi đúng là không theo kịp ông anh, bà chị lên chủ nghĩa xã hội, vì không thừa con gái đi tế cho cái lũ khùng!
Tức nghẹn cổ, xót xa với cái chết của con bị người ta đem ra bêu rếu, ông Thấu chửi với theo cái “mô kích” của thằng Trơng đang nhả khói:
- Đồ đểu! Cái loại chúng mày chỉ đáng vo viên để xuống đít cho ông ngồi.
Nói rồi, ông ném phịch người xuống bãi cỏ.
Đúng là không ai lại có thể nhẫn tâm như mụ Tam Pha. Đụng đến người chết là điều ít ai nỡ làm, tệ hơn, đây là cái chết đau thương của đứa con gái độc nhất của ông chủ tịch.

Hôm đó, ngồi họp ở Uỷ ban, ông Thấu cứ ngóng tiếng loa vọng choang choảng từ ngoài công trường vào. Giọng tay phát thanh viên ở bên văn hoá thông tin cứ réo rắt: Xét thể lực của hai đội thì đội An hoà có thế mạnh hơn vì có tới ba trong sáu thành viên của đội là nam. Nhưng qua mấy lần hội thao trước, An Hoà chưa bao giờ vượt được Sơn Thọ. Sơn Thọ có bốn nữ, nhưng giống như bốn cây trụ sắt. Đó là: Hồng, Kim, Loan, Sen, bằng sức khoẻ “bẻ gãy sừng trâu” của mình, các cô đã vượt An Hoà 0,25 thước khối…
Ông Thấu móc một cái đóm trên phên cửa, châm điếu thuốc lào. Sơn Thọ là xã ông làm chủ tịch “con gái ông chủ tịch phải thế chứ”. Ông khoan khoái nhả khói thuốc và theo dõi tiếp.
…Hiện nay, theo dự đoán của chúng tôi, giải thưởng hội thao này cũng sẽ thuộc về Sơn Thọ. Đồng chí tổng chỉ huy công trường đã xuống tận nơi để động viên cả hai đội, và… thưa các bạn, các nữ tướng của Sơn Thọ đã bỏ quang gánh. Vì có lẽ, theo chúng tôi, gánh chỉ được hai rổ đất, trong lúc đó đội có thể được ba mà lại giảm được rất nhiều thao tác”… ông Thấu tự nhủ:
- Thắng thế nào được dân Xóm Củi. Ông gãi mép đắc chí. Trong đội Sơn Thọ, ông biết có tới năm đứa là con cháu Xóm Củi của ông.
…Thưa các bạn! An Hoà cũng đã bỏ quang gánh để đội, cho đến giờ phút này, chúng tôi cũng chưa biết phần thưởng sẽ về tay ai, trong cuộc đọ sức, đọ tài này, đội nào cũng nỗ lực vượt bậc để chứng tỏ sức dời non lấp bể của mình… Kìa… Cố lên. Cố lên. Tiếng loa bỗng khìn khịt rồi im bặt. Ông Thấu đứng lên:
- Mẹ khỉ, đứa mô ra coi cái loa, răng mà tự dưng câm tịt rứa bây!
Phòng họp cũng nhốn nháo cả lên. Té ra, nãy giờ, người ta chỉ chú ý vào mấy cái loa ở ngoài công trường. Mọi người đang nóng ruột, thắc mắc, thì bà Thấu sấp ngửa chạy vào:
- Ông giết con tôi rồi! Bà hét lên rồi ngã ngất trước bậc thềm.
Cả đám người trong phòng họp lao ra ngoài công trường. Người ta rẽ lối cho ông Thấu vào. Có lẽ suốt cuộc đời, không bao giờ ông quên được cảnh ấy! Loan, cô con gái duy nhất của ông được đặt nằm trên một cái chiếu manh, đầu ngoẹo sang một bên. Ở bên mép rỉ ra một dòng máu đỏ hồng. Loan bị chết bởi một tai nạn mà ai cũng cảm thấy, nhưng không ai ngăn cản cả. Do đội ba thúng đất quá nặng, chạy trên một bờ đất chông chênh giữa hai thùng đấu sâu hoắm, cô đã trật chân rơi xuống…
Cô chết một cách tức tưởi, mới thấy đó bỗng mất đó… Ông Chắt Thấu ngồi xuống bên con một hồi lâu, rồi lảo đảo đứng dậy. Cả đám đông sụt sịt khóc. Họ thương Loan và cả chính ông…
Đám tang của Loan hôm ấy, cả công trường đi đưa. Đồng chí chỉ huy công trường đứng ra đọc một bài điếu văn dài, làm cho cả vạn nam nữ thanh niên đang từ không khí bi thương chợt thấy trong lòng hừng hực bốc lên ý chí dời non, lấp bể. Ông Thấu nhận ra cái vinh quang mà con gái ông sớm nhận được ở tuổi mười bảy. Đó là cả một điều an ủi rất lớn đối với ông. Cả đời ông, ngoài cái đám ma của địa chủ Cố Lơn năm 1939 mà ông được chứng kiến hàng ngàn tá điền khắp sáu xã đi đưa, thì chưa có đám ma nào trọng thể như đám ma con gái ông hiện nay. Cho dù ông là chủ tịch cái xã này, khi chết, may lắm được mấy chục ông bạn già đưa tiễn đã là an ủi lắm rồi. Ông đưa cái điều suy nghĩ đó ra nói với vợ vào một buổi chiều, sau đám tang một tuần lễ:
- Nó chết nhưng còn danh, còn tánh, chết vì bát gạo trắng của mọi người. Xóm Củi này biết, huyện này biết, tỉnh này biết. Rứa, coi như cũng đỡ tủi.
Bà Thấu trừng mắt ngó chồng, khóc nấc lên:
- Tôi không cần! Trả con gái tôi đây. Ba thúng đất đập lên đầu còn chi là con tôi, Loan ơi là Loan ơi!
Ông Thấu như bị hẫng đi sau câu nói của vợ. Ông nhớ lại hai con mắt rực lên như dại của bà nhìn ông hôm Loan chết.
Có lẽ, nếu con sông cứ được đào tiếp đủ sâu đủ rộng, bề thế, như một con sông thực thụ, đừng nghẹn lại giữa chừng mà chảy ra tới biển, thì có thể người ta đã suy tôn ông Thấu như một người anh hùng của Xóm Củi, thậm chí người ta đã tạc bia đá để tưởng nhớ con ông. Và điều quan trọng, là bi kịch trong lòng ông không trở nên trầm trọng. Thế mà, đất trên mộ con gái ông chưa kịp se lại, thì có lệnh trên ban xuống đình chỉ đào sông. Mọi người thu “cờ, đèn, kèn, trống” rút đi. Xóm Củi trở lại lặng tờ, cô tịch. Đất nham nhở và những phương tiện đào đất vứt chơ chỏng trên công trường, nom tiêu điều như thể vừa qua khỏi một biến động dữ dội của đất trời. Ông Thấu theo đoàn người Xóm Củi chạy ra bờ sông, nơi mà đám dân công đổ đất lên thành hai cái bờ cao như con đê khổng lồ, lòng ngẩn ngơ, đau xót.
Ông nuối tiếc không khí ngày hội diễn ra hàng tháng ròng trên cái xóm nghèo lẻ loi của ông.
Không ai bảo ai, từng người một bỏ ra về. Ông Thấu càng lẻ loi, chới với. Ông muốn mình có một sức mạnh như cái dạo ông đứng trên xe cút kít diễn thuyết cho từng ấy con người há hốc mồm ra nghe. Ông muốn dang hai tay ra giữ họ lại, trao cho họ cái cuốc, cái rổ, hô hào họ ra đào tiếp. Nhưng miệng ông cứng lại… Lệnh trên đã ban xuống.

Ông Chắt Thấu rời ghế chủ tịch xã giống như việc thay đổi vị trí của một bó củi từ bên này sang bên kia chiếc xe cút kít cho nó cân bằng. Những ngày cuối cùng ngồi ở trụ sở, ông như một ông từ giữ đền. Một mình với chiếc điếu thuốc lào, ông bỗng nghiệm ra cái cụm từ “Ông Chắt Thấu” vẫn yên ổn hơn nhiều cụm từ “Ông chủ tịch”. Nhưng đã quá muộn. Dân Xóm Củi cũng bắt đầu tỉnh ra, nhận thấy cái dạ dày lép kẹp cần được tống vào đó một cái gì cho nó co bóp. Người ta đã thôi nói chuyện đào sông, “cơ khí hoá”… Dân Xóm Củi lại đi kiếm củi như xưa, chỉ có cái khác là bây giờ sang chợ Gát bán củi, họ không còn đẩy được xe cút kít nữa..
Con sông đào cắt ngang chưa làm trọn cuộc hiện đại hoá, nhưng đã kịp buộc dân Xóm Củi đoạn tuyệt với cái phương tiện vẫn được coi là tân tiến của họ. Người đi chợ, gánh củi trên vai, lội qua con sông đào nước ngập đến bụng, lại leo qua hai bờ đất cao, mồ hôi chảy ròng ròng. Họ nhớ cái thời chở bằng xe cút kít, mà tiếc.
Những biến cố sau này ở Xóm Củi cứ như những nhát dao đâm vào lòng ông Thấu. Tuy đã thôi làm chức chủ tịch từ lâu, nhưng ông vẫn không dứt bỏ được quá khứ. Nhiều lúc ông ngồi ngẩn ngơ ngó đôi bờ sông nham nhở, rồi trút tiếng thở dài. Ông cứ khao khát, mong mỏi một cái giấy mời đi họp tỉnh như dạo nọ.Tất nhiên là không phải để nghe chuyện đào sông một lần nữa, mà để nghe những người ngày xưa đã chỉ đạo ông hô hào dân Xóm Củi đi đào sông, nay con sông không chảy được ra tới biển, thì họ cũng phải cho ông biết nguyên cớ tại sao. Để về, ông còn nói lại với dân Xóm Củi chứ… Không, tuyệt nhiên không có ai gọi ông lên để giải thích chuyện đó. Tất cả đều vụt lặn đi. “A! Ông chủ tịch!” Đang đi, Chắt Thấu nghe cái giọng xỏ lá của mụ Tam Pha. Con mụ ấy biết đích xác ông đã thôi chức chủ tịch mà vẫn gọi cái tên ấy để xỏ xiên ông. “Gớm, mời ông anh vô nhà em chơi đã! Bấy lâu, nghe ông anh nói, nghiệm, mới thấy trúng: Nhà em không có tinh thần chủ nghĩa xã hội nên cái thành quả mà các ông anh đào đắp, nhà em chẳng được hưởng!”
Ông Thấu rảo cẳng như bị ma đuổi. Tuy không ngoái lại, nhưng ông biết, cả Xóm Củi bây giờ chỉ có nhà mụ là mưa lụt không bị nước vô nhà. Nhà mụ nền đổ đá xanh cao cả mét, úng ngập ở đâu, mặc! Đời, nghĩ mà tức, khi cả xóm dỡ nhà mình ra, lót hố bom để thông xe vô Nam, đánh Mỹ, thì nó đi gom dù đèn, ống pháo sáng. Khi người ta trằn lưng ra đào sông, thì nó mổ lợn lậu, cất nhà gạch. Vậy mà nó còn dám ăn nói khinh khi ông như vậy đó! Buốt đến tận xương, tận tủy, nhưng cứng họng. Ông Thấu biết, khi con sông chưa chảy ra tới biển, thì người ta không thể phân biệt được đâu là công, đâu là tội. Cái con sông mà khi người ta kêu ông đào, ông tán thành, ông ủng hộ. Rồi về, ông vận động người ta có, ép buộc người ta có, đào đắp chán, cũng chỉ thành con sông cụt. Điều đau đớn hơn, là ông đã hy sinh cả đứa con gái duy nhất của mình vào đó. Giờ, con sông đã không chảy được, lại bỗng dưng, dựng lên hai con đê to chình ình. Trước hết, nó xé cái xã ông ra làm đôi, để bên kia sông, phần đất xưa nay cấy hái nhờ vào hệ thống nông giang dẫn nước từ trạm bơm Đại La về, nay bị con sông cắt ra làm nhiều khúc, gặp nắng, trơ đáy, nằm tênh hênh ngó trời. Cây mạ cắm xuống, bị gió Lào sớm về, thổi thông thốc, cứ rũ gục trên mặt ruộng cứng quàu quạu. Tệ hại hơn, bên này sông, Xóm Củi cứ động mưa kéo cho ít ngày là bị bờ sông ém lại, nước dâng lên xâm xấp nền nhà. Cây mít già, trong vườn ông Thấu chịu được một vụ mưa bỗng đứng đực ra, rũ lá, rụng xuống thối ủng quanh gốc. Cây cam sành, cây bưởi đào cũng không trụ được lâu hơn, lần lượt héo khô rồi chết. Ông Thấu cắn răng, nhờ mấy thằng cháu con ông anh sang chặt đem đi chợ Gát đổi gạo. Một mùa úng, hai mùa úng, cây cối ở Xóm Củi cứ thay nhau trút lá, chết gần hết. Chừng ấy cũng đã đủ để ông Thấu đau khổ, nay lại thêm những lời xỉa xói của mụ Tam Pha nữa. Như người mất trí, ông Thấu hùng hục bước đi mà không biết đêm đã xuống.
Thấy ông Thấu về tới ngõ, lão Thuật nhà bên đang gánh nước rửa chân trước bậc thềm, nói vọng ra:
- Mô về Chắt Thấu?
Người làng cũng đã không gọi hai tiếng “ông Chắt” vừa thân mật, vừa tôn trọng như khi ông còn làm chủ tịch nữa, mà phần đông cứ gọi ông bằng cái tên trần trụi ấy.
Lão Thuật tiếp:
- Có cái con sông cũng hay, Chắt Thấu hỉ, ngồi trên giường thõng chân xuống là rửa được, tiện đáo để!
Ông Thấu tím mặt lại. Đến cả cái lão láng giềng vốn hiền lành này mà còn dở cái giọng xát muối ấy, không trách thằng Cu Nghệ, đáng tuổi con, tuổi cháu ông, dám leo lên cây ổi, tuột quần ỉa, thấy ông còn nhe răng cười:
- Tui thấy từ ngày đào con sông, đến đi ỉa cũng khoái, vừa ngồi vừa nghe nhạc bì bõm cũng vui, ông Thấu hè!
Chắt Thấu băm băm bước vô nhà, gằn giọng với vợ:
- Mai tôi chuyển nhà đó, lên Truông Bát mà ở!
Sáng hôm sau, mặc cho bà Thấu chẳng hiểu mô tê gì cứ tru tréo chửi ông gàn, ông Thấu vẫn lần lượt dỡ nhà trên, nhà dưới, chuyển lên một cái thung đất dưới chân Truông Bát, cất nhà. Dân Xóm Củi thấy vậy, nhìn ông hỏi:
- Chi rứa, Chắt Thấu?
Ông chỉ ừ hử qua chuyện rồi xăm xắm bước đi.

Nghe bà Thấu báo tin ông Thấu ngộ bệnh, hai thằng cháu ở Xóm Củi làm vội cái cáng bạt bế ông Thấu đặt vào, khiêng chạy xong xóc lên bệnh viện cấp cứu. Nhưng ở bệnh viện nằm được một tháng thì người ta trả về. Mọi người đến thăm, bàn tán, thầm thì, riêng Cu Nghệ thì nói choang choáng:
- Thời buổi không có tiền lo thì chết!
Thực tế, bệnh ông Thấu cũng đã trầm trọng lắm. Một mình ông vừa san đất, cuốc núi, vừa chuyển nhà. Thỉnh thoảng lại còn phải kiếm một xe củi cho bà Thấu đem đi chợ Gát đổi gạo nữa. Ráng quá sức, bổ bệnh lao, người ông quắt lại, khô đét như que củi.
Mỗi bữa, bà Thấu ráng bón cho chồng vài thìa nước cháo. Đôi mắt của ông Thấu đục lờ như tách biệt với cuộc sống. Cho đến một đêm, bà Thấu trở dậy, linh tính thấy khang khác, bà vội châm đèn, đến ngồi bên ông. Đôi tay già nua của ộng Thấu khẽ đặt lên tay vợ. Toàn bộ sinh lực trong người ông như dồn vào đôi mắt, đẩy cái màng tinh thể đục lờ ra một khoảng vừa đủ xuất hiện một đốm sáng, cháy rực lên, vừa tha thiết với cõi thế, vừa yếu đuối, sợ hãi với người đời. Giọng phều phào, ông cố hỏi:
- Có… ai… nói… chi… chi… tui… không… bà?
Bà Thấu không dám nghĩ đến cái điều đang xảy ra ấy. Bám lấy đôi vai của chồng, như bám lấy một điểm tựa để giải thoát sự sợ hãi, bà không dám rời ánh mắt ông. Ở đó, nơi khoé mắt, hai giọt nước trong vắt đang ứa ra. Miệng ông Thấu lắp bắp. Bà nghe một tiếng gọi như thoát ra từ một nơi nào đó, sâu thẳm trong lòng ông:
- Bà tha tội cho tôi nha!
Rồi ngay thuỗn ra, ông chết!
Bà Thấu sấp ngửa, chạy như điên về Xóm Củi. Cái tin “Ông Chắt đi rồi!” được người ta lặng lẽ báo cho nhau rất nhanh. Bà Thấu cũng không ngờ dân Xóm Củi vẫn đối xử với ông Thấu như thế. Lâu nay vào ra như chiếc bóng với ông. Bỗng dưng bà cũng bị nhiễm cái mặc cảm của ông. Chính bà tuy không hiểu hết những gì xảy ra trong lòng ông, nhưng cuộc sống của bà cũng dần dần khép lại, lẩn tránh như một người phạm tội. Lẽ ra lúc ông nói lời cuối cùng, bà phải bảo: “Không, không ai có quyền nói gì cả, người có tội, không phải là ông!”. Nhưng dầu sao cũng đã muộn. Bà Thấu như người mất hồn, mặc cho Cu Nghệ bàn với ông anh ruột của chồng:
- Bác bảo bà ấy đem bán cái đài Sony đi mà sắm cho ông ấy cỗ áo…
Ngẫm nghĩ lời Cu Nghệ một lúc, ông bác cất cái đài cũ đi rồi về nhà chở bộ ván gụ của cụ Thấu đổi cho hồi nào sang, bảo với bà Thấu:
- Cả đời chú ấy chỉ ước làm cho dân no, dân ấm, không ngờ lại chết trên cái chõng tre ọp ẹp. Thôi, có bộ ván tốt mình nên nhường cho chú ấy, kẻo tội!
Cu Nghệ thêm:
- Bác nói phải! Khi trước nghe ông ấy nói tới cái giường lò xo, tui cũng ước có một cái để nằm thử, ai ngờ, kết cục lại thế này. Nhưng cũng tại bà con mình bác ạ! Ai cũng muốn được yên thân, muốn có một ông chủ tịch hiền lành dễ nói và nhất là không sợ bị ăn bớt, ăn chặn phần thóc của nhà mình!
… Đợi cho những người dân Xóm Củi đi đưa ông Thấu về hết, thằng Trơng mới lái xe “Mô kích” chở mụ Tam Pha đến nơi mộ bố con ông Thấu nằm. Mụ đốt một bó hương to, xẻ làm đôi, cắm lên cả hai phần mộ, rồi quỳ xuống khấn:
- Nhà em cũng vì miếng cơm manh áo mà phải bươn bả làm ăn. Sinh thời, đôi lúc có làm bác giận. Nay, xin cầu chúc cho bác “sống khôn, thác thiêng”, “phù hộ độ trì” cho mẹ con em được yên ổn làm ăn.
Chiếc xe Mô kích của thằng Trơng chạy vút đi.
Tất cả chìm dần trong màn đêm. Chỉ có hai bó hương cháy trên một của bố con ông Thấu là cứ rực lên như hai con mắt.