Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

FX Đặng Xuân Diệu - phần 3

Mọi khi lúc mà các đảng viên của mình bị bắt, Việt Tân ngay lập tức đăng đàn để xác nhận công khai thành viên của mình, ngay cả khi đảng viên đó chưa biết đã nhận không, như trường hợp Phạm Minh Hoàng.

Ở lần này khi Việt Cộng đã công bố lý do bắt, giấy chứng mực đen rằng người bị bắt vì '' tham gia đảng Việt Tân hoạt động lật đổ chính quyền''. Việt Tân không xác nhận đó là người của họ.

Bên bảo có, bên bảo không. Sự thật nằm ở đâu ?

Sự thật thì những người bị bắt kia có liên quan đến Việt Tân, nhưng có liên quan không chắc đã là đảng viên, không chắc đã là đồng chí với Việt Tân. Trong một cuộc đời của con người có đầy rẫy các mối quan hệ, bạn có thể đi nhờ xe của một tướng cướp, tụng kinh cùng một nhà sư, dự lễ nhà thờ..nhưng không phải như vậy bạn là một tên cướp, một nhà sư, hay một giáo dân.

Liên quan ở đây là khóa học mà Việt Tân môi giới, mà kẻ giới  thiệu cho dù vì mục đích tốt đẹp hay tư lợi thì cũng không thể nhận vơ người bán hay người mua là của mình được. Sự liên quan chỉ là những người đi học đã đi qua chuyến đò mà Việt Tân là người chở. Khác chăng chuyến đò này lái đò không lấy tiền công mà thôi.

Bởi thế Việt Tân không nhận là người của mình.

Câu chuyện Việt Tân, Việt Cộng và những người liên quan dừng ở đây. Bạn đọc nên suy ngẫm về những thông tin đã nêu, để hiểu thêm về hoàn cảnh những người đang bị giam giữ, cảm thông với họ.

Như lệnh bắt giữ có ghi, thì có một số sinh viên Công Giáo không liên quan đến Việt Tân, họ bị bắt vì tội '' tuyên truyền chống phá chế độ'', như sinh viên Chu Mạnh Sơn.

Chu Mạnh Sơn, người huyện Yên Thành, Nghệ An.





Tôi đến nhà An Tôn Chu Mạnh Sơn lúc chỉ có mình mẹ cậu ở nhà. Mẹ AT Sơn làm chân hương, cứ mỗi một yến chân hương khô được trả công 10 nghìn đồng. Bao gồm công trẻ nhỏ từ ống tre, phơi khô. Tất cả số chân hương mà bà đang phơi trong ảnh kia chưa đến một yến, đó là công sức của một buổi sáng miệt mài chẻ. Nghe hỏi chuyện về Sơn bà mẹ quê nghèo kể trong nước mắt.

Sáng hôm đó Sơn ở nhà, lúc 11 giờ mẹ còn thấy Sơn, mẹ đi ra ruộng hái rau nấu cơm. Về đã không thấy con đâu. Mãi đến chiều có người lạ đến bảo Sơn nhờ đưa máy ảnh, máy tính để mang đi sửa. Bà không đưa, người đó gọi điện cho Sơn bảo Sơn hay nói mẹ đưa máy mang đi sửa. Từ đâu đó Sơn gọi về bảo mẹ đưa máy, thấy giọng con bất ổn, bà không đưa, người kia đi ra góc xa gọi điện, lát sau đưa máy cho bà nói chuyện với Sơn. Lần này Sơn bà cứ đưa, bà mẹ đành phải đưa máy cho người lạ. Sơn chỉ nói kịp rằng mẹ hãy cầu nguyện cho con, rồi máy bị cắt đột ngột.

Nhiều ngày sau biệt tăm tích tin con, bà mẹ mới nhận được giấy báo của công an tỉnh con trai bà phạm tội tuyên truyền chống chế độ.

Có lẽ chưa nơi nào bắt người và thu thập chứng cớ kỳ lạ như ở đây. Bắt xong mới đi tìm chứng cớ, tìm chứng cớ xong qua một thời gian giam giữ thẩm vấn mới công bố lý do bắt.

Các sinh viên như Trần Hữu Đức, Đậu Văn Dương cũng bị bắt trong một tình trạng bí ẩn như vậy, phải một thời gian dài sau khi bắt mới thông báo tội danh cho gia đình.

Chính quyền tỉnh Nghệ An đưa một thông báo cho tòa Giám Mục Xã Đoài có ý trách rằng '' một số giáo dân hoạt động chống chế độ''.

Cơn sóng gió của đợt bắt trước về điều 79 còn đang dữ dội, tiếp theo cơn sóng sau về điều 88 dội liền lên một vị giám mục mới. Cho đến nay một số quan điểm của giám mục Nguyễn Thái Hợp  vẫn là ẩn số cho nhiều người, kể cả là những linh mục giáo phận ngài quản lý, đừng nói chi là phía chính quyền.

Xiết chặt, kiềm chế, kiểm soát, nắm yếu huyệt quyết  không để xảy ra những phản ứng của giáo dân như vụ Tam Tòa hay vụ Cầu Rầm tới đây. Giáo phận Vinh , thành trì duy nhất còn lại sự phản kháng mạnh mẽ, đương nhiên sẽ là mục tiêu lớn nhất.

Tất cả chỉ là vậy, những số phận, những tổ chức liên quan đều chỉ là những phương tiện.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét