Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011

Tập Cận Bình và chiến công hiển hách ở Tân Cương

Ngay sau khi nghe tin Tân Cương có biến loan, Hồ Cẩm Đào bỏ họp G8 quay về nước họp Bộ Chính Trị quyết định thành lập tổ chỉ đạo vấn đề Tân Cương, cử Tập Cận Bình đứng đầu.


Tập đã dùng Chủ nhiệm ủy ban chính pháp Trung Ương Chu Vĩnh Khàng và Bộ Trưởng công an Mạnh Kiến Trụ làm hai cánh tay phải trái, huy động hơn 20 nghìn cảnh sát và nhiều đơn  vị quân đội để dẹp loạn. Đặc biệt khi dẹp loạn các lực lượng này được phép sử dụng súng, dùi cui điện để giải tán đám người biểu tình.


Tập cũng cho phép máy bay trực thăng. xe bọc phép tuần tiễu tại Urumqi để khủng bố, uy hiếp những người tham gia biểu tình.


Trong suốt thời gian xảy ra biểu tình ở Tân Cương, Tập Cận Bình xiết chặt kiểm soát các thông tin. Dùng hàng ngàn an ninh, mật vụ để phong tỏa tin tức ra ngoài. Tập Cận Bình còn cho cắt đứt các dịch vụ điện thoại bao gồm cả điện thoại cố định lẫn cắt sóng điện thoại di động, internet và người ra vào. Cả quãng thời gian này chỉ duy nhất Tân Hoa Xã được phép đưa tin theo chỉ đạo của Tập Cận Bình. Đến khi đã dọn dẹp tươm tất xác người, tình hình yên Tập Cận Bình mới cho phép 60 phóng viên nước ngoài , nhưng thậm chí số phóng viên này cũng đã bị sàng lọc qua sự chọn lựa của văn phòng chính phủ để lấy ra những phóng viên của các nước có quan điểm độc tài, ủng hộ đàn áp vũ trang vào đưa tin ủng hộ chính quyền Trung Quốc.


Trong công tác tuyên truyền TCB đã chỉ đạo chính quyền Tân Cương lên án các tổ chức nước ngoài  can thiệp , kích động gây nên bạo loạn. Đồng thời chọn lựa cắt xén lấy những hình ảnh người biểu tình đấm đá, đập phá quay đi quay lại trên truyền hình để dư luận nghĩ xấu về họ. Qua đó dành sự ủng hộ của dư luận về việc đàn áp bằng vũ trang của chính quyền Trung Quốc. Tập Cận Bình còn vận động một số học giả có uy tín, những người lãnh đạo tôn giáo khác ở Trung Quốc trả tiền hay bổng lộc hoặc ưu đãi khác cho các vị này để mua chuộc, thúc ép họ phải đăng đàn phát biểu ủng hộ chính quyền và chỉ trích những người biểu tình ở Tân Cương. Dùng dư luận quốc tế (?) như báo chí các nước khác để đăng tải trong nước cho nhân dân thấy sự ủng hộ của quốc tế với hành động đàn áp của chính quyền, nhất là hai nước có nhiều phát biểu tích cực là Việt Nam và Phi Lip Pin.


Đồng thời tiếp tục phân hóa, chia rẽ nội bộ những phần tử tích cực tham gia biểu tình. Dùng 14 triệu usd mua chuộc các nạn nhân , trong đó có những trường hợp tử vong được được đền bù 30 nghìn usd. Vu cáo Mỹ và Phương Tây đứng đằng sau để biện minh cho hành động sử dụng quân đội, công an đến hàng chục nghìn người( có con số của chính phủ TQ nói là hơn 20 nghìn), máy bay, bọc thép , súng đạn của chính quyền. Ý muốn nói vì có chính phủ thù đich nhúng tay vào cho nên mới phải huy động quy mô như vậy, thực chất đây là cách mượn gió bẻ măng của chính quyền Trung Quốc, nhân cơ hội đàn áp đẫm máu người dân tộc thiểu số.


Tân Cương là vùng đất có nhiều tài nguyên, tỉ lệ người Hán ở đây đến nay đã 50% nắm giữ hầu hết nền kinh tế chủ chốt ở đây. Sự việc bùng nổ khi hai công nhân người Duy Ngỗ Nhĩ bị bọn chủ người Hán đánh chết tại một xưởng sản xuất đồ chơi. Sau vụ xung đột giữa 3 ngàn người Duy Ngô Nhĩ và gần 2 ngàn người Hán thì hai ngày sau, 10 nghìn người Hán mang theo gậy gộc, cuốc xẻng tuần hành trên đường phố tìm người Duy Ngô Nhĩ để dạy cho bài học về sự bất tôn kính với dân tộc Đại Hán, những người này đã đập phá nhà cửa của người Duy Ngô Nhĩ. Lực lượng an ninh ở đó không hề ngăn cản hành động của người Hán, họ chỉ dồn người Duy Ngô Nhĩ vào một khu vực để tránh bị người Hán đập chết. Sự việc này khiến người Duy Ngô Nhĩ thực sự khiếp đảm vì họ hiểu chính quyền Trung Quốc không bênh vực họ khi có xung đột sắc tộc.


Trước khi làm TBT ĐCS TQ Hồ Cẩm Đào cũng từng trải qua những cuộc xử lý đẫm máu về biểu tình trên cương vị bí thư tỉnh ủy những tỉnh hẻo lánh. Tập Cận Bình qua vụ xử lý cứng rắn và tàn bạo ở Tân Cương, nghiễm nhiên được lọt vào mắt phe bảo thủ của Trung Quốc để làm '' thái tử'' tiếp ngôi của Hồ Cẩm Đào. Đảm bảo cho Trung Quốc tiếp tục đường lối cai trị bằng bạo lực, độc tài.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét