Thứ Bảy, 10 tháng 2, 2018

nhận xét về ông Phùng Xuân Nhạ của bà Phương Thơ (từ fb David Văn)

https://www.facebook.com/van.david.90857/posts/183129349085443

Lấy bài cũ của bà Phương Thơ (MS) để nhắc nhở là bà ta nói ra ít khi nào sai, nên phải chú ý những danh sách đen những ông quan chức mà bà ta liệt kê là hầu như kết quả đều rất đúng. Trước đây thì Đinh La Thăng, và một đống lãnh đạo quan chức dầu khí, ngân hàng bị truy tố đều có lịch trình học hành văn bằng rất giống nhau, trích dẫn:
"Ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ có lý lịch và lịch trình đi học và công tác khá đẹp, rất dễ gây hiểu lầm là học giả.
Có vẻ như Harvard University là một nạn nhân để quan chức so sánh, khi nói sinh viên Harvard ra trường mà thất nghiệp thì cần dẫn nguồn cụ thể, không là người ta kiện cho thì mệt. Thực tế ở Mỹ các trường đào tạo có hiệu suất cao không hẳn là Đại học Harvard mà còn có các đại học khác mà phẩm chất cao hơn Đại học Harvard, như: California Institute of Technology, Massachusetts Institute of Technology, Stanford University, Cornell University, Yale University, University of Chicago, Johns Hopkins University,...
Quan chức VN thì ít ai dám can đảm học các trường đại học kể trên vì rất khó học, nó không dễ dãi "cấp bằng tiến sĩ danh dự" như ĐH Harvard.
TÓM TẮT:
Trích nguyên văn:
Tóm tắt quá trình công tác và học tập của ông Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ:
Giai đoạn: 4/1986 – 8/1993: Cán bộ giảng dạy, Trung tâm Bồi dưỡng lý luận Mác Lênin, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.
9/1993 – 7/1994: Học sau đại học tại Trường Đại học tổng hợp Manchester, Vương quốc Anh.
8/1994 – 8/2002: Giảng viên; Phó Trưởng phòng Hành chính – Tuyên huấn – Đối ngoại (đến tháng 01/1997); Phó Giám đốc Trung tâm Châu Á Thái Bình Dương (từ tháng 02/1997), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội.
9/2002 – 7/2003: Nghiên cứu sau tiến sĩ tại Trường Đại học Tổng hợp Georgetown, Hoa Kỳ.
8/2003 – 4/2007: Giảng viên; Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế phát triển; Phó Chủ nhiệm Khoa Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội (từ tháng 01/2005), kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế phát triển.
5/2007 – 8/2010: Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế phát triển (đến tháng 12/2007).
9/2010 – 02/2013: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội; Thành ủy viên Thành ủy Hà Nội (từ tháng 10/2010). Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 01/2011).
2/2013 – 01/2016: Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI); Thành ủy viên Thành ủy Hà Nội (đến tháng 11/2015); Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng được bầu vào ban Chấp hành Trung ương Đảng.
01/2016 – 4/2016: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.
4/2016 - nay: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII), Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo./. Nguồn tham khảo bạn đọc gửi đường link nhờ tôi nhận xét: chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/tieusulanhdao…
Rất đáng nghi và đáng ngờ, trong lý lịch tuyển dụng mà tôi trước đây hay tham gia phỏng vấn ứng viên thì tôi chưa từng thấy ai có lý lịch học và công tác như vậy cả. Xếp hạng bậc thang trùng theo tháng như: "tháng 4/1986 – 8/1993, rồi nối tiếp 9/1993 – 7/1994 rồi nối tiếp 8/1994 – 8/2002,...”.
Tôi hết sức thận trọng một đặc tính rất trùng lặp, hay trùng hợp đó là cái văn bằng học thuật gọi là “Tiến sĩ; Chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế”. Đó là ông Phùng Xuân Nhạ này có văn bằng và kinh nghiệm học qua. Khốn nỗi cái nơi bảo vệ luận án tiến sĩ ấy có cụm từ rất kiêu căng là “Viện Kinh tế thế giới”, thuộc lò ấp trứng tiến sĩ giấy đầy tai tiếng những năm gần đây Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, mà năm 1999 ông này bảo vệ luận án tiến sĩ. Học tiến sĩ chưa đủ thì ông này vào năm 2002-2003 tiếp tục bảo vệ làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ (Fulbright Scholar) tại trường Đại học Tổng hợp Georgetown, Mỹ.
Chuyện quái đản là ông Nhạ này từ năm 4/1986 – 8/1993, là cán bộ giảng dạy, Trung tâm Bồi dưỡng lý luận Mác Lênin, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Và sau này bổng dưng chuyển nghề sang tiến sĩ là “Tiến sĩ Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế”.
Một ông quan chức lớn khác cũng có bằng cấp chuyên ngành, nhưng thấp hơn là có trình độ Thạc sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế là Bí thư Tỉnh uỷ Cao Bằng, Nguyễn Hoàng Anh, ông này có trình độ “Thạc sĩ Kinh tế, chuyên ngành Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế”. Tức là đào tạo từ một lò mà ra, và ông này mới được bộ nhiệm vào chức vụ Chủ tịch siêu Ủyban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhiều triệu VND.
Một chuyện ngộ nghĩnh quái đản nữa là ông Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, trình độ chuyên môn là một kỹ sư, nhưng nghề nghiệp lại là “Phó Tiến sĩ Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế.”.
Tức là cùng một lò đào tạo mà ra như những anh em, đồng chí sinh đôi là “Thạc sĩ, Phó Tiến sĩ, Tiến sĩ Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế”.
Khốn nỗi ông quan chức nào cũng ưa chuộng “Tiến sĩ Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế”, nhưng chưa bao giờ có bài báo hay công trình phân tích về “kinh tế thới giới” bao giờ cả, Vĩ mô tầm vóc rộng hơn của thế giới đã vậy, mà vi mô tầm vóc hẹp hơn trong nước thì còn mơ hồ là chưa có bất cứ bài báo nào phân tích kinh tế lần nào cả.".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét