LTS: Hôm nay 23/7/2018, tròn một năm kể từ khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại công viên Tiergarten, Đức, và đưa về VN, lên truyền hình đầu thú. Sau một năm, nhiều sự thật liên quan tới vụ bắt cóc này đã được báo chí Đức phanh phui.
Kỷ niệm một năm vụ án này, báo Taz của Đức, số ra cuối tuần vừa qua có đăng bài báo dài, gồm năm chương, có tựa đề “Lời chào thân ái từ Hà Nội” của ba tác giả Sebastian Erb, Marian Mai và Christina Schmidt. Bài báo kể lại toàn bộ chi tiết vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, từ khi bị bắt cho đến phiên tòa xét xử bị can Nguyễn Hải Long, hiện đang diễn ra ở Đức.
Thứ Bảy vừa qua, dịch giả Hiếu Bá Linh cũng đã dịch Chương 3: “Cộng sản và phản động” cho Tiếng Dân. Xin được giới thiệu toàn bộ bản dịch năm chương bài báo, của dịch giả Phan Ba.
_____
Tác giả: Sebastian Erb, Marian Mai và Christina Schmidt
Dịch giả: Phan Ba
23-7-2018
Vào ngày 1 tháng 8 năm 2001, một người Việt trẻ, 25 tuổi, sang Đức,
vào ở trong một phòng đơn trong một ký túc xá tại thành phố nhỏ bé trong
vùng Bayern, Murnau Cạnh Hồ Staffel, và bắt đầu học một khóa tiếng Đức.
Nước Cộng hòa Liên bang đã mời anh ấy sang. Chính xác hơn: cơ quan tình
báo nước ngoài BND.
16 năm sau, vào ngày 23 tháng 7 năm 2017, cũng chính người đàn ông đó lại bước vào một căn phòng trong nước Đức, trong Nhà trọ Kiez, Berlin-Friedrichshain. Chỉ là lần này thì anh ta không ở lâu, mà lại thanh toán tiền rời nhà trọ ngay trong ngày. Anh ta tên là Vũ Quang Dũng và là nhân viên của Tổng Cục 1, Bộ Công an. Tình báo.
Trong cùng ngày hôm đó, một người Việt Nam khác biến mất ngay giữa Berlin. Ông ta tên là Trịnh Xuân Thanh và đã nộp đơn xin tỵ nạn chính trị ở Đức vài tuần trước đó. Ông ấy tự nhìn mình như là nạn nhân của một cuộc tranh giành quyền lực trong giới lãnh đạo cộng sản. Chính phủ Việt Nam nói ông ta tham nhũng. Hơn một tuần sau đó, Trịnh Xuân Thanh lại xuất hiện, trên truyền hình nhà nước, gầy ốm, trông giống như một con ma. Ông ấy nói, ông tình nguyện trở về quê hương. Ông ta có nguy cơ bị án tử hình.
Các nhân viên điều tra, tìm kiếm ông từ Đức, đã biết chắc ngay từ lúc đó: Ông ta bị bắt cóc, bởi mật vụ của chính đất nước ông.
Một năm yên lặng đáng ngạc nhiên
Vụ việc này cách đây đã một năm rồi. Lúc đó, Bộ Ngoại giao nói về một “vụ vi phạm luật pháp Đức và luật pháp quốc tế trắng trợn và chưa từng có”, hai nhân viên sứ quán phải rời nước Đức. Nhỏ nhẹ hơn ngay sau đó là việc đối tác chiến lược với Việt Nam bị tạm ngưng, viện trợ phát triển bị cắt giảm, người Việt với hộ chiếu ngoại giao bây giờ cần một thị thực nhập cảnh để vào nước Đức.
Lúc đó, chính phủ liên bang thông báo rằng người ta hoàn toàn không biết gì về các kế hoạch bắt cóc này, vì vậy mà sự việc này là đáng tiếc, nhưng không có thể ngăn chận được. Không có ai hỏi thêm, không có tường trình trong Quốc Hội. Đó là một năm yên lặng đáng ngạc nhiên.
Chỉ có các nhân viên điều tra là ghép lại những gì đã thật sự xảy ra. Một người đàn ông bị cáo buộc đã tham gia vào vụ đó hiện đang đứng trước Tòa án Berlin. Ông ta đã nhận tội và theo dự định là sẽ bị tuyên án trong tuần tới đây.
Nhưng vụ việc này đi xa hơn một vụ tội phạm. Người Việt ở Đức bây giờ tự hỏi, họ thật ra đứng về phía nào – có những người nào đó bị dọa giết. Và cho tới ngày nay thì câu hỏi sau đây vẫn chưa được giải đáp: Cơ quan nhà nước Đức lẽ ra đã có thể ngăn chận được vụ bắt cóc này hay không?
Chương 1: Một vụ án đặc biệt
Xuân 2018, Berlin, Tòa Thượng thẩm Tiểu bang. Tổng Công tố buộc tội một người đàn ông, vì ông ta được cho là đã tham gia vào trong vụ bắt cóc. Cáo trạng buộc tôi ông đã thuê ba chiếc ô tô được sử dụng trong vụ bắt cóc và đã lo liệu phòng ngủ khách sạn cho người được cho là cầm đầu. Những tội phạm nhỏ mà lực dập của nó chỉ được bộc lộ ra ngoài qua một phần phụ: “Hoạt động gián điệp tình báo”. Và: “Chống lại nước Cộng hòa Liên bang”.
Người đàn ông này có tên là Long N. H. Ông ta 47 tuổi và có một văn phòng chuyển tiền ở Prague.
Nhưng tòa án không chỉ muốn biết bị cáo đã làm những gì. Hai nữ thẩm phán và ba thẩm phán của tòa muốn truy cứu cuộc phiêu lưu toàn cầu của kẻ bị bắt cóc. Họ hỏi nhân chứng, những người đã quan sát thấy Trịnh Xuân Thanh cùng với cô nhân tình của ông ta, người mà ông đang đi dạo mát cùng trong Tiergarten ở Berlin, bị lôi vào trong một chiếc buýt VW như thế nào vào lúc 10 giờ 47. Họ để cho các nhân viên cảnh sát điều tra tường thuật, người bị bắt cóc được mang vào trong Sứ quán Việt Nam và bị giam giữ ở đó ra sao, khi các nhân viên điều tra đã bắt đầu tìm kiếm ông ta từ lâu.
Long N. H., bị cáo ở Berlin, dường như không nhận biết được gì nhiều từ tất cả những việc đó. Với cái lưng còng, ông ta ngồi cạnh hai người phiên dịch đang dịch đồng thời ra tiếng Việt cho ông ta tất cả những gì được nói ra qua một tai nghe, nhưng không dịch những gì là hàm ý. Vì vậy mà ngay đến cả câu hỏi của nữ thẩm phán, rằng ông có thật sự đang nhai kẹo cao su trong phiên tòa hay không đã trở thành một màn kịch nhỏ, cho tới khi ông ấy hiểu rằng ông cần phải nhả cái cục ấy ra. Và rồi ông nhìn với một ánh mắt trống rỗng, như thể sự việc không phải là về ông ấy. Cũng đúng là không phải về ông ấy.
Địa hình còn chưa biết đến
Vụ án này mang nhiều yếu tố chính trị và nó đi trên một địa hình còn chưa có ai biết đến. Trong những hàng ghế người xem có nhân viên của đại sứ quán Việt Nam ngồi, quan sát thật kỹ vụ xử án này. Hiện nay, tòa án Đức đã quen với Chủ nghĩa Hồi giáo bạo lực. Nhưng với chế độ ở Việt Nam thì còn chưa.
Vì vậy mà một câu hỏi đơn giản đã gây ra nhiều chấn động. Người vợ của nạn nhân vụ bắt cóc được mời ra tòa như là nhân chứng. Bà thẩm phán hỏi: “Chồng bà có nói ông ấy trở về Việt Nam như thế nào không?” Người vợ cẩn thận nhìn sang bên trái, đến luật sư của bà. “Tôi có được phép xin tạm dừng không?”
Vào buổi sáng, bà ấy đã được ba vệ sĩ hộ tống, qua một cầu thang có che chắn đi trực tiếp vào phòng xử án 145a. Một người phụ nữ mảnh mai, bà ấy mặc một cái áo khoác màu xanh thanh lịch và dùng một tờ giấy che mặt.
Bà ấy kể lại việc chồng bà thăng tiến như thế nào, trên trường chính trị và trong kinh tế, leo lên cho tới hàng đầu của bộ phận xây dựng của tập đoàn dầu khí nhà nước, đến chức phó chủ tịch một tỉnh. Việc trước đây nhiều năm đã có những lời cáo buộc ông ta như thế nào, nhưng lần đó thì người ta nói rằng ông ấy vô tội. Và rồi những kẻ nắm quyền lực mới lại lôi câu chuyện cũ ra như thế nào.
Cảnh báo từ Hà Nội
Bà kể, bà với ba đứa con của bà đã chạy trốn sang Đức như thế nào. Chồng bà sang sau vào ngày 20 tháng 8 năm 2016 như thế nào. Bà nói về một cuộc sống ẩn dật ở Berlin và nỗi lo sợ bị tìm thấy. Mặc dù vậy, những lời cảnh báo từ Hà Nội vẫn đến được với bà. Cảnh báo, rằng điệp viên đã được giao nhiệm vụ đi tìm họ. Bà nghe được, rằng Việt Nam đã yêu cầu nước Đức dẫn độ. Vì vậy mà Trịnh Xuân Thanh đã đưa đơn xin tỵ nạn chính trị trong tháng 5 năm 2017, vài tuần trước khi bị bắt cóc. Thế nhưng ông ấy không thoát khỏi cánh tay dài của nhà nước độc tài ấy.
Sau khi tạm ngưng, người vợ của ông ấy từ chối không trả lời câu hỏi của nữ thẩm phán. Một cuộc thảo luận bùng phát ra trong phòng xử: Quyền từ chối cung cấp thông tin của nhân chứng có hiệu lực ở đây hay không?
Nữ luật sư của Trinh Xuân Thanh xen vào. Vì ông ấy là người kiện phụ nên Petra Schlagenhauf được phép nói trong phòng xử: “Thân chủ của tôi hiện đang ngồi trong tù ở Việt Nam”, bà nói. “Nếu như ông bị gán cho những lời nói nào đó về việc giam cầm thì điều đó có thể dẫn tới sự trả thù”. Sẽ như thế nào khi bị cáo chuyển thông tin về Việt Nam, hay luật sư của ông ta?
Tòa án quyết định: người vợ phải trả lời, không có khán giả trong phòng xử, những người tham gia vụ xét xử này phải có nhiệm vụ giữ bí mật. Cứ như là nhiệm vụ và quy định đã có thể ngăn chận được bất cứ một người nào đó không gây ra vụ án này.
Chương 2: Người ta lột trần điệp viên ra sao
Các nhân viên điều tra gặp may. Nếu như các nhân chứng trong Tiergarten không ghi lại bảng số xe của chiếc VW buýt và nếu như chiếc xe cho thuê này không có hệ thống định vị, thì có thể là những người bắt cóc không bao giờ bị tìm ra.
Nhưng vì vậy mà các nhân viên điều tra thuộc Ban Trọng án 4 của Cục Cảnh sát Hình sự Tiểu bang Berlin biết chính xác tuyến đường mà chiếc xe bắt cóc đã chạy qua. Họ tìm ra những khách sạn mà các điệp viên đã trọ ở trong đó, hai trong số đó ở ngay cạnh Sheraton, nơi mà Trịnh Xuân Thanh đã ngủ qua bốn đêm với tình nhân của ông ta. Họ có thể xem xét hàng giờ những gì mà máy quay giám sát đã ghi lại.
Một người đàn ông nhỏ với gương mặt tròn như mặt trăng và đầu hói phân nửa hay xuất hiện ở đó. Khi một nhân viên cảnh sát hình sự nhờ vào công cụ tìm ảnh của Google mà nhận dạng ra ông ấy thì người ta có thể khẳng định được: Đây là một vụ bắt cóc được tổ chức từ tít ở trên cao.
Người đàn ông đó là trung tướng Đường Minh Hưng. Người phó Tổng cục An ninh trong Bộ Công an, hai ngôi sao vàng trên cầu vai, đã đích thân đi đến Berlin. Và ông ta đăng ký khách sạn với tên thật của ông. Những người bắt cóc cảm thấy an toàn.
Học tiếng Đức cho công việc bắt cóc
Một người bắt cóc khác bị nhận dạng, vì ông tướng keo kiệt. Khách sạn Berlin, Berlin chận một khoản tiền trên thẻ tín dụng của Hưng vì lý do an toàn. Khoản tiền này không được trả lại, một lỗi lầm. Viên tướng gửi một thư điện tử khiếu nại và đưa một số điện thoại cầm tay cho trường hợp cần phải hỏi lại.
Có một tài khoản trên Facebook liên kết với số điện thoại này. Các nhân viên điều tra nhập tên họ đó vào các ngân hàng dữ liệu. Tìm thấy. Người đàn ông này là một người quen cũ: Vũ Quang Dũng, người đã từng nhận học bổng của BND.
Năm 2001, ông ta đã ở Đức hơn tám tháng, khóa học tiếng Đức 20 tuần ở Viện Goethe đã khiến cho BND tốn mất 5.368,57 euro. Thông tin này xuất phát từ hồ sơ của BND và của Sở Ngoại kiều. Sau đó, ông ta liên tục sang Đức. Ngày nay, ông ta là phó phòng “Liên lạc”, chịu trách nhiệm cho các quan hệ với các cơ quan tình báo nước ngoài. Cho vụ bắt cóc, ông ta không chỉ quan trọng vì nói được tiếng Đức. Mà cũng là vì ông ta có nhiều quan hệ tốt.
Với tất cả những kết nối điện đàm giữa những chiếc máy điện thoại cầm tay đã đóng một vai trò nào đó trong vụ bắt cóc, các nhân viên điều tra đã lập nên một giản đồ. Mạng lưới của những kẻ bắt cóc.
Trên đường tìm một chuyến bay
Dần dần, các nhân viên điều tra đã thấy rõ có bao nhiêu người tham gia vào âm mưu này. Họ nhìn thấy nhóm người đến từ Prague, nhóm từ Paris, nhân viên sứ quán mà một phần vẫn còn ở Đức vì được hưởng quyền miễn trừ. Các nhân vật chính là Vũ Quang Dũng, viên tướng và một điệp viên cấp cao mà các liên hệ điện thoại của ông ta cho thấy rằng ông ta phải cùng điều khiển cuộc bắt cóc. Cho tới nay, các nhân viên chỉ biết rằng ông ta sử dụng một chiếc điện thoại thông minh hiệu Samsung với thẻ sim trả trước.
Ai muốn mang một người bị bắt cóc từ Đức về Việt Nam đều đứng trước một vấn đề: Sớm hay muộn thì người này phải bước lên một chiếc máy bay và ở cảng hàng không thì hành khách bị kiểm soát. Các nhân viên điều tra biết rõ: Họ phải tìm ra chuyến bay. Nhưng đầu tiên thì họ lại đáp xuống ở khách sạn Borik nằm trên một ngọn đồi ở Bratislava, thủ đô của Slovakia.
Ba ngày sau vụ bắt cóc, hai chiếc ô tô, một chiếc Range Rover và một chiếc Mercedes Vito đi đến đó. Những người ngồi bên trong, các nhân viên điều tra chắc chắn như vậy: một vài người bắt cóc và người bị bắt cóc. Và rồi thì sự việc trở nên khó khăn cho các nhân viên điều tra. Điệp viên Việt Nam có thể liên tục qua lại nhiều nước khác nhau. Cảnh sát Đức không thể làm như vậy được. Tổng Công tố phải đưa đề nghị nhờ giúp đỡ, việc này mất thời gian và trong trường hợp của Slovakia thì họ chỉ được trả lời một cách sơ sài.
Trong khách sạn Borik có một nhóm người họp lại với nhau vào ngày thứ Tư sau vụ bắt cóc, những người mà người ta không thể nào tưởng tượng hơn thế được trong truyện trinh thám gián điệp này. Chủ nhà là nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák. Có bốn người Việt ở đó, trong đó có Tướng Hưng, người đã điều động vụ bắt cóc ở Berlin, và một tướng hai sao khác từ Bộ Công an. Người dẫn đầu phái đoàn tên là Tô Lâm. Ông ta là Bộ trưởng Bộ Công an, đích thân người sếp của công an và mật vụ.
Kẻ bắt cóc trên đường về nhà
Cuộc gặp gỡ, theo điều tra của báo taz, chỉ kéo dài 50 phút. Cuộc hội nghị này chỉ được lên kế hoạch trước đó một hay hai ngày và là một cái cớ tốt cho người Việt để hỏi mượn những người bạn Slovakia của họ một chiếc máy bay. Thêm tám người Việt nữa gia nhập vào nhóm, trong số đó là Vũ Quang Dũng, người đã nhận học bổng của BND. Một nhóm người bắt cóc trên đường về nước.
Những người khách còn không có cả thời gian để dùng món tráng miệng. Chiếc A319 bay sang Moscow đang chờ ở gian đi cho VIP tại cảng hàng không. Vào lúc 14 giờ 46, chuyến bay SSG004 cất cánh, có mười hai hành khách trên máy bay, tất cả đều có hộ chiếu ngoại giao. Một trong số đó, các nhân viên điều tra chắc chắn, là người bị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Tất nhiên là không dưới tên thật của ông ta.
Qua đó có thể thấy rõ: một nước đối tác nằm trong Liên minh châu Âu đã vướng vào vụ bắt cóc một người đang xin tỵ nạn tại Đức. Khi sự nghi ngờ này xuất hiện vào cuối tháng Tư, Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini đã hứa với Thủ tướng Merkel rằng sẽ làm rõ mọi việc. Kể từ lúc đó, người ta không nghe được gì nhiều từ ông ấy.
Các nhân viên điều tra không biết rõ kẻ bị bắt cóc từ Moscow tiếp tục về Việt Nam như thế nào. Đầu tháng 8 năm 2017, họ giao nhiệm vụ cho người nữ nhân viên liên lạc của Cục Cảnh sát Hình sự Liên bang tìm xem liệu người bị bắt cóc có ở trên một chuyến bay nhất định hay không. Vietnam Airlines, ký hiệu bay VN64, bay từ Moscow-Domodedovo vào ngày 27 tháng 7 lúc 19 giờ. Nữ nhân viên liên lạc hỏi mật vụ Nga FSB và ba tháng sau đó báo cáo về Đức: Cô không nhận được trả lời và vì cô không cho là sẽ có một câu trả lời nên đã không hỏi tiếp.
Chương 3: Người cộng sản và kẻ phản bội nhân dân
Anh ấy đếm từng phút một, xem tin tức từ Berlin đã tìm được độc giả của nó như thế nào. Phiên xử tạm ngưng vào giữa trưa và nhà báo Lê Trung Khoa đã dùng thời gian đó để ghi lại một video: bị cáo đã nhận tội tham gia, bây giờ Lê giải thích chi tiết điều đó, máy quay nghiên ngã. Anh đưa nó lên Facebook.
Vài giờ sau đó, nó được gần 50.000 người Việt xem. Lê cười. Nhưng anh cũng cười như vậy khi nói về những lời đe dọa giết anh.
Lê Trung Khoa là một trong những nhà báo Việt quan trọng nhất ở Đức. Kiểm duyệt truyền thông thống trị ở quê hương anh, trên danh sách tự do báo chí của “Phóng viên Không Biên giới”, Việt Nam đứng ở hạng 175 trên 180. Trang của anh – thoibao.de – chỉ có thể tiếp cận được từ đó qua những con đường vòng. Hè vừa rồi, anh là nhà báo đầu tiên tường thuật về vụ bắt cóc này. Đầu tiên trên thế giới.
Cho tới năm 2016 Lê Trung Khoa là những gì mà người ta gọi là trung thành với đường lối. Khi sứ quán gọi điện yêu cầu sửa đổi bài viết thì anh sẽ làm điều đó.
Cộng đồng chật hẹp
Trước đây một năm, anh ấy đã không tường thuật về chuyến đi thăm của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 ở Hamburg trong âm điệu yêu nước như Hà Nội mong muốn. Lê Trung Khoa nhận được những lời đe dọa giết chết và đi báo cảnh sát. Sau đó, anh chụp cho mình một tấm hình với thẻ báo chí Đức trước trụ sở cảnh sát và đưa lên trang mạng của anh. Thông điệp: Tôi là một nhà báo Đức. Đây không phải là Việt Nam.
Từ khi Lê Trung Khoa tường thuật về vụ bắt cóc, sứ quán không gọi điện thoại cho anh nữa. Các tập đoàn nhà nước đã đăng quảng cáo ở anh cũng không gọi. Bây giờ có người gọi anh là tên phản bội nhân dân, người khác thì xin chụp hình với anh, như thể anh là một ngôi sao.
Cộng đồng rất chật hẹp. Có cùng quê, miền Bắc hay miền Nam của nước này tạo thành cấu trúc cho cộng đồng ở đây. Và sự gần gũi với chế độ. Các nhà ngoại giao là khách mời danh dự tại những buổi tiệc gia đình hay lễ lạc của các hội, họ là những người mang lại các hợp đồng béo bở cho người cùng quê hương với họ.
Chỉ là bây giờ thì không phải ai cũng muốn có. Một người thuật lại cho báo taz, rằng sứ quán đã muốn giao cho anh nhiệm vụ làm trưởng đoàn du lịch cho một phái đoàn công an, nhưng anh đã từ chối vì sợ dính líu vào những việc làm mờ ám.
Lòng trung thành dịch chuyển
Một người khác đã báo ngay với cảnh sát sau vụ bắt cóc, rằng một người quen trong sứ quán đã nhờ anh ta lấy hộ hành lý trong khách sạn của một phụ nữ Việt đã ngã bệnh. Đó là hành lý của cô người tình bị bắt cóc, người mà ngay trong tối hôm đó đã bị mang về Hà Nội trong một chuyến bay theo lịch trình thường xuyên. Một lời khai chống lại một nhà ngoại giao – cách đó vài tháng vẫn còn không thể tưởng tượng ra được.
Hầu như chỉ có người Việt là theo dõi sự dịch chuyển của lòng trung thành trong phòng xử. Trong một hàng ghế dành cho khán giả có nhân viên của sứ quán ngồi, hai người của hãng tin nhà nước, thỉnh thoảng có người thân của bị cáo. Họ bị những người thuộc phe đối lập ngồi ở hàng ghế khác gọi là “cộng sản”. Những người đó là “những kẻ phản bội nhân dân”. Lê Trung Khoa ngồi ở hàng đầu ở chỗ các nhà báo.
Cuối tháng 6, cảnh sát Berlin nhận được một tin báo. Nặc danh. Lại có thêm kế hoạch cho một vụ âm mưu: nhà báo Lê Trung Khoa cần phải biến mất. Có thể là sẽ bỏ thuốc độc hay tông bằng ô tô.
Cảnh sát nói với báo taz, rằng không có nguy cơ tăng cao cho sự an toàn của người Việt ở Đức. Nhưng họ mời Lê Trung Khoa đến nói chuyện và ghi lại cho ông một số điện thoại. Anh ấy nên gọi số điện thoại đó khi có việc gì khiến cho anh phải chú ý đến. Hay có cảm giác bị đe dọa.
Chương 4: Người Đức biết những gì?
Một cơ quan tình báo nước ngoài bắt cóc một người đàn ông – và không ai biết gì về những công việc chuẩn bị trước đó. Nếu như người ta tiến hành điều tra ở các bộ, các cơ quan mật vụ, trong những hồ sơ điều tra và các bản báo cáo của cảnh sát, thì có một hình ảnh khác xuất hiện. Chính phủ Việt Nam đã thúc giục các cơ quan nhà nước Đức, thậm chí cả các bộ trưởng Đức hãy cho dẫn độ Trịnh Xuân Thanh trước vụ bắt cóc này, cho tới mức mà các cơ quan nhà nước phải hiểu rõ: Họ muốn có người đàn ông này bằng mọi giá.
Thu 2016, Trịnh Xuân Thanh chạy trốn khỏi Việt Nam. Để tìm ông ta, chính phủ gửi cảnh sát của Cục Truy nã Tội phạm C52 sang châu Âu. Họ tìm ông ta ở Prague, ở Đức. Hai nhân viên của Bộ Công an sang Berlin, để “hỗ trợ sứ quán”, theo như một công văn của Cảnh sát Liên bang [Đức] gửi cho Cục Cảnh sát Hình sự Tiểu bang [Berlin] trong năm nay.
Ở Hà Nội, Bộ Công an triệu tập nhân viên liên lạc của Cảnh sát Liên bang [Đức] trong tháng 9 năm 2016, ba lần. Người này được trao cho một lá thư, gửi Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Trong đó: Lời yêu cầu truy nã và dẫn độ. Nhân viên cảnh sát này chuyển nó về Cục Cảnh sát Hình sự Liên bang. Sau đó, đích thân giám đốc Cục Cảnh sát Hình sự Liên bang nhận được một cuộc gọi điện thoại từ Hà Nội. Vào thời điểm này, Trịnh Xuân Thanh đã bị truy nã quốc tế qua Interpol.
Lại có nhiều phái đoàn sang Đức. Vào ngày 13 tháng 9 năm 2016, người Việt nói chuyện trong trụ sở Cảnh sát Liên bang ở Potsdam, thêm một lần nữa vào ngày 22 tháng 9. Người Việt nói rằng họ sẽ chịu phí tổn cho lần dẫn độ.
Một lệnh bắt giam không có chữ ký
Thủ tướng Việt Nam gửi một bức thư cho Angela Merkel. Trong thư trả lời, bà thủ tướng chỉ đến nền tư pháp độc lập, có quyền quyết định về việc dẫn độ. Sau đó, ông thủ tướng đề cập trực tiếp với bà về việc này, đầu tháng 7, ở rìa của Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại Hamburg.
Các cơ quan có thẩm quyền ở Đức đã nhận ra lực nổ của vụ việc này từ lâu. Họ cho rằng việc đó có thể xảy ra, tức là Trịnh Xuân Thanh có nguy cơ đối đầu với một vụ xử án chính trị. Công văn xin dẫn độ về mặt hình thức là không đầy đủ, lời cáo buộc chỉ được mô tả một cách mơ hồ: Là sếp của doanh nghiệp nhà nước, Trịnh Xuân Thanh được cho là đã làm thua lỗ mất 120 triệu euro. Lệnh truy nã còn không được một quan tòa ký tên.
Vì vậy mà các cơ quan nhà nước quyết định không bắt giam người đang được tìm kiếm này. Ông ta chỉ được truy tìm với mục đích xác định nơi ở. Để nói chung là tìm ra nơi ở của ông ta.
Người Việt không bỏ cuộc: Họ chỉ đến những nơi tình nghi là nơi ở, gửi số điện thoại di động Đức và bức ảnh chụp một biển số xe có thể dẫn đến chỗ của ông ấy.
Có những tin đồn
“Bây giờ nhìn lại”, một nhân viên thuộc Phòng Truy nã Interpol của Cục Cảnh sát Hình sự Liên bang nói trước tòa, “thì chúng tôi lấy làm ngạc nhiên.” Bao nhiêu thông tin chi tiết như vậy, tốn công sứ thu thập đến như vậy. Công việc làm của mật vụ.
Không có bằng chứng cho thấy rằng người Việt đã nói thẳng: Nếu các anh không giao Trịnh Xuân Thanh thì chúng tôi sẽ bắt cóc hắn. Nhưng có tin đồn. Có ai đã nghĩ đến việc người ta phải bảo vệ con người đang xin tỵ nạn này không? Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Cơ quan Bảo vệ Hiến pháp [phản gián] và BND không trả lời.
Từ giới an ninh chỉ nghe được rằng Cơ quan Bảo vệ Hiến Pháp, có thẩm quyền về phản gián trong nước, không được BND thông tin. Cơ quan này không được thông báo rằng có những điệp viên mà người ta biết tên họ đã đi vào nước Đức. Nhưng việc mà một cơ quan tình báo nước ngoài dám hành động như vậy thì thế nào đi nữa cũng không có ai nghĩ ra.
Trong khi đó thì đã có bằng chứng cho thấy mật vụ Việt Nam đã nhiều lần bắt cóc người đồng hương ở nước ngoài. Nhưng đó là ở Đông Nam Á, xa xôi. Một vụ bắt cóc từ một cơ quan tình báo nước ngoài ở Đức – lần cuối cùng mà người ta biết được một vụ như thế là vào cuối cuộc Chiến tranh Lạnh.
Việt Nam là chiếc neo của Phương Tây ở trong khu vực
Nước Đức và Việt Nam liên kết với nhau qua một quan hệ mà người này gọi là thực dụng, người kia thì gọi là tốt đẹp. Năm 2011, nữ thủ tướng Merkel và nguyên thủ tướng Việt Nam đã thỏa thuận một đối tác chiến lược. Hai Bộ Tư pháp hợp tác chặt chẽ, các phái đoàn Đức thường xuyên sang thăm Việt Nam và ngược lại. Và không được phép quên: Bộ An ninh Quốc gia của Cộng hòa Dân chủ Đức đã giúp người Việt hiện đại hóa cơ quan mật vụ của họ cho tới năm 1989.
Việt Nam, đó là chiếc neo của Phương Tây trong khu vực này. Đối với các cơ quan mật vụ Đức và Mỹ thì chăm sóc mối quan hệ với Hà Nội là điều quan trọng, để biết nhiều hơn về Trung Quốc. Có lẽ là còn quan trọng hơn một vụ xúc phạm về ngoại giao. Và số phận của mộtt con người tỵ nạn.
Và vậy mà Vũ Quang Dũng đã bước vào cuộc chơi, nhân viên mật vụ đã học khóa ngôn ngữ ở Đức. Nước Đức thường xuyên đưa ra những khóa học ngôn ngữ như vậy cho các lực lượng an ninh từ những quốc gia mà trong đó luật lệ và an ninh còn ở trong tình trạng cần phải được xây dựng thêm. Việc này được gọi là giúp đỡ đào tạo. Chỉ là, không bao giờ mà chỉ có một bên hưởng lợi từ những quan hệ như vậy.
Tháng 4 năm 2017, Vũ Quang Dũng xin thị thực cho nước Đức. Anh ta nêu một nữ nhân viên của BND ở Hà Nội ra như là người giới thiệu. Mục đích chuyến đi của anh ta: “Trao đổi với Phó Giám đốc BND”. Một cuộc hẹn với cấp cao.
“Không có nhận biết nào có thể sử dụng được trước tòa”
Một người khác cũng được đào tạo ở Đức: Lê Thanh Hải, ông ta là nhân viên liên lạc của cảnh sát Việt Nam ở Berlin, tức là người liên lạc cho các cơ quan nhà nước Đức. Năm 2012, anh ta là người nhận chương trình học bổng của Cục Cảnh sát Hình sự Liên bang ở Berlin. Chương trình này bao gồm khóa học tiếng, hội thảo, thực tập. Phí tổn theo Bộ Nội vụ: hơn 22.000 euro.
Cả Lê Thanh Hải cũng sử dụng những mối quen biết của ông ta. Ông ta chính là người đã chuyển tiếp những chỉ dẫn đến các cơ quan Đức năm 2016. Ông ta chính là người đã đến nói chuyện với Cảnh sát Liên bang. Khi tất cả những việc đó không giúp ích được gì, ông ta bước lên chiếc xe Passat màu xanh nước biển của mình với biển số ngoại giao 0-147-15 vào ngày 25 tháng 7 và đi cùng với Vũ Quang Dũng và những người khác trong đoàn xe mà có lẽ là đã mang nạn nhân của vụ bắt cóc đến Brünn ở Séc, nơi mà từ đó người này được mang tiếp đi sang Slovakia.
Hai tháng sau vụ bắt cóc, BND trả lời theo yêu cầu của Cục Cảnh sát Hình sự: “Không có nhận biết nào có thể sử dụng được trước tòa” về việc Trịnh Xuân Thanh bị đàn áp về chính trị. Cũng có ít thông tin như vậy về chức vụ trong chính trị của ông ta, về việc ông theo phe phái chính trị nào, về cách thức hành xử của giới lãnh đạo Đảng đối với các đối thủ chính trị cũng như vụ xét xử tội phạm của ông ta ở Việt Nam. Không có gì hết.
Người nhận học bổng của Cục Cảnh sát Hình sự Liên bang Lê Thanh Hải trước sau vẫn sống ở Berlin. Anh ta hưởng đặc quyền miễn trừ ngoại giao. Và Vũ Quang Dũng ngày nay vẫn là người liên lạc cho Cơ quan Tình báo Liên bang ở Hà Nội.
Chương 5: Một vụ trao đổi
Sáng sớm này 29 tháng 7, sáu ngày sau vụ bắt cóc, một đoàn người đông bất thường đi vào phòng giam 12 trong trại giam B14 ở Hà Nội. Một ông tướng từ Bộ Công an đã đến đây, một người thuộc ban lãnh đạo trại giam tháp tùng ông ta, nhiều nhân viên canh gác và một bác sĩ của trại giam. Họ muốn đến gặp Trịnh Xuân Thanh. Nguyễn Văn Đài, một nhà luật sư nhân quyền ngồi cách đó vài gian nhớ lại và là người đã được phép xuất cảnh sang Đức trước đây vài tuần. Trong một quán cà phê ở Frankfurt am Main, ông kể lại thời gian ngồi tù của ông.
Trong trại giam, hằng tháng, tù nhân được phép tiếp người thăm một lần. Các cuộc trò chuyện bị giám sát. Phần lớn những người ngồi tù đều đọc sách, chạy tại chỗ hàng giờ liền để giữ gìn sức khỏe. Họ chỉ được phép ra khỏi phòng giam khi các nhân viên điều tra muốn tra hỏi. Lúc nào cũng cùng những câu hỏi đó. Hàng giờ liền.
Mặc dù vậy, tin lan truyền đi rất nhanh chóng, rằng tù nhân mới đến là người nổi tiếng cho tới đâu. Khi không có cai tù ở gần đó, các tù nhân trao đổi với nhau qua cửa sổ của họ, từ phòng giam này sang phòng giam khác. Thì thầm trao đổi thông tin. Trịnh Xuân Thanh không phản ứng, khi nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Văn Đài thử nói chuyện với ông ta.
Những vụ xử án Trịnh Xuân Thanh ở Việt Nam hiện nay đã kết thúc, hai án chung thân. Bộ Ngoại giao đã yêu cầu không được phép xử tử hình ông ta. Ông ta rút đơn kháng án trong tháng 5. Vì ông không hy vọng có được một cuộc xét xử công bằng, nữ luật sư Đức của ông nói. Và cũng có thể là vì đã được xác định từ lâu rồi, rằng sự tự do của ông ta không được quyết định trong phòng xử án.
Bộ Ngoại giao im lặng
Cuối tháng 6, tham tán thương mại của sứ quán Việt Nam nói chuyện phiếm bên lề một sự kiện ở Berlin. Đã có một thỏa thuận từ lâu giữa hai chính phủ, ông ta nói, từ tháng 12 năm 2017. Về việc cần phải bình thường hóa các mối quan hệ như thế nào. Nước Đức luôn luôn nhấn mạnh rằng để làm việc đó thì Trịnh Xuân Thanh phải được tự do. Bộ Ngoại giao không trả lời cho câu hỏi về một vụ trao đổi.
Nếu như Trịnh Xuân Thanh được tự do, thì cuối cùng Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh châu Âu mới có hiệu lực, một hiệp định rất quan trọng đối với Việt Nam.
Ông ta có thể nhập cảnh vào nước Đức bất cứ lúc nào. Vào ngày 5 tháng 12 năm 2017, gần nửa năm sau vụ bắt cóc, Cục Liên bang về Di dân và Tỵ nạn Liên bang đã chấp nhận cho ông tỵ nạn.
Sebastian Erb / Marian Mai / Christina Schmidt
Phan Ba dịch từ Taz.de
16 năm sau, vào ngày 23 tháng 7 năm 2017, cũng chính người đàn ông đó lại bước vào một căn phòng trong nước Đức, trong Nhà trọ Kiez, Berlin-Friedrichshain. Chỉ là lần này thì anh ta không ở lâu, mà lại thanh toán tiền rời nhà trọ ngay trong ngày. Anh ta tên là Vũ Quang Dũng và là nhân viên của Tổng Cục 1, Bộ Công an. Tình báo.
Trong cùng ngày hôm đó, một người Việt Nam khác biến mất ngay giữa Berlin. Ông ta tên là Trịnh Xuân Thanh và đã nộp đơn xin tỵ nạn chính trị ở Đức vài tuần trước đó. Ông ấy tự nhìn mình như là nạn nhân của một cuộc tranh giành quyền lực trong giới lãnh đạo cộng sản. Chính phủ Việt Nam nói ông ta tham nhũng. Hơn một tuần sau đó, Trịnh Xuân Thanh lại xuất hiện, trên truyền hình nhà nước, gầy ốm, trông giống như một con ma. Ông ấy nói, ông tình nguyện trở về quê hương. Ông ta có nguy cơ bị án tử hình.
Các nhân viên điều tra, tìm kiếm ông từ Đức, đã biết chắc ngay từ lúc đó: Ông ta bị bắt cóc, bởi mật vụ của chính đất nước ông.
Một năm yên lặng đáng ngạc nhiên
Vụ việc này cách đây đã một năm rồi. Lúc đó, Bộ Ngoại giao nói về một “vụ vi phạm luật pháp Đức và luật pháp quốc tế trắng trợn và chưa từng có”, hai nhân viên sứ quán phải rời nước Đức. Nhỏ nhẹ hơn ngay sau đó là việc đối tác chiến lược với Việt Nam bị tạm ngưng, viện trợ phát triển bị cắt giảm, người Việt với hộ chiếu ngoại giao bây giờ cần một thị thực nhập cảnh để vào nước Đức.
Lúc đó, chính phủ liên bang thông báo rằng người ta hoàn toàn không biết gì về các kế hoạch bắt cóc này, vì vậy mà sự việc này là đáng tiếc, nhưng không có thể ngăn chận được. Không có ai hỏi thêm, không có tường trình trong Quốc Hội. Đó là một năm yên lặng đáng ngạc nhiên.
Chỉ có các nhân viên điều tra là ghép lại những gì đã thật sự xảy ra. Một người đàn ông bị cáo buộc đã tham gia vào vụ đó hiện đang đứng trước Tòa án Berlin. Ông ta đã nhận tội và theo dự định là sẽ bị tuyên án trong tuần tới đây.
Nhưng vụ việc này đi xa hơn một vụ tội phạm. Người Việt ở Đức bây giờ tự hỏi, họ thật ra đứng về phía nào – có những người nào đó bị dọa giết. Và cho tới ngày nay thì câu hỏi sau đây vẫn chưa được giải đáp: Cơ quan nhà nước Đức lẽ ra đã có thể ngăn chận được vụ bắt cóc này hay không?
Chương 1: Một vụ án đặc biệt
Xuân 2018, Berlin, Tòa Thượng thẩm Tiểu bang. Tổng Công tố buộc tội một người đàn ông, vì ông ta được cho là đã tham gia vào trong vụ bắt cóc. Cáo trạng buộc tôi ông đã thuê ba chiếc ô tô được sử dụng trong vụ bắt cóc và đã lo liệu phòng ngủ khách sạn cho người được cho là cầm đầu. Những tội phạm nhỏ mà lực dập của nó chỉ được bộc lộ ra ngoài qua một phần phụ: “Hoạt động gián điệp tình báo”. Và: “Chống lại nước Cộng hòa Liên bang”.
Người đàn ông này có tên là Long N. H. Ông ta 47 tuổi và có một văn phòng chuyển tiền ở Prague.
Nhưng tòa án không chỉ muốn biết bị cáo đã làm những gì. Hai nữ thẩm phán và ba thẩm phán của tòa muốn truy cứu cuộc phiêu lưu toàn cầu của kẻ bị bắt cóc. Họ hỏi nhân chứng, những người đã quan sát thấy Trịnh Xuân Thanh cùng với cô nhân tình của ông ta, người mà ông đang đi dạo mát cùng trong Tiergarten ở Berlin, bị lôi vào trong một chiếc buýt VW như thế nào vào lúc 10 giờ 47. Họ để cho các nhân viên cảnh sát điều tra tường thuật, người bị bắt cóc được mang vào trong Sứ quán Việt Nam và bị giam giữ ở đó ra sao, khi các nhân viên điều tra đã bắt đầu tìm kiếm ông ta từ lâu.
Long N. H., bị cáo ở Berlin, dường như không nhận biết được gì nhiều từ tất cả những việc đó. Với cái lưng còng, ông ta ngồi cạnh hai người phiên dịch đang dịch đồng thời ra tiếng Việt cho ông ta tất cả những gì được nói ra qua một tai nghe, nhưng không dịch những gì là hàm ý. Vì vậy mà ngay đến cả câu hỏi của nữ thẩm phán, rằng ông có thật sự đang nhai kẹo cao su trong phiên tòa hay không đã trở thành một màn kịch nhỏ, cho tới khi ông ấy hiểu rằng ông cần phải nhả cái cục ấy ra. Và rồi ông nhìn với một ánh mắt trống rỗng, như thể sự việc không phải là về ông ấy. Cũng đúng là không phải về ông ấy.
Địa hình còn chưa biết đến
Vụ án này mang nhiều yếu tố chính trị và nó đi trên một địa hình còn chưa có ai biết đến. Trong những hàng ghế người xem có nhân viên của đại sứ quán Việt Nam ngồi, quan sát thật kỹ vụ xử án này. Hiện nay, tòa án Đức đã quen với Chủ nghĩa Hồi giáo bạo lực. Nhưng với chế độ ở Việt Nam thì còn chưa.
Vì vậy mà một câu hỏi đơn giản đã gây ra nhiều chấn động. Người vợ của nạn nhân vụ bắt cóc được mời ra tòa như là nhân chứng. Bà thẩm phán hỏi: “Chồng bà có nói ông ấy trở về Việt Nam như thế nào không?” Người vợ cẩn thận nhìn sang bên trái, đến luật sư của bà. “Tôi có được phép xin tạm dừng không?”
Vào buổi sáng, bà ấy đã được ba vệ sĩ hộ tống, qua một cầu thang có che chắn đi trực tiếp vào phòng xử án 145a. Một người phụ nữ mảnh mai, bà ấy mặc một cái áo khoác màu xanh thanh lịch và dùng một tờ giấy che mặt.
Bà ấy kể lại việc chồng bà thăng tiến như thế nào, trên trường chính trị và trong kinh tế, leo lên cho tới hàng đầu của bộ phận xây dựng của tập đoàn dầu khí nhà nước, đến chức phó chủ tịch một tỉnh. Việc trước đây nhiều năm đã có những lời cáo buộc ông ta như thế nào, nhưng lần đó thì người ta nói rằng ông ấy vô tội. Và rồi những kẻ nắm quyền lực mới lại lôi câu chuyện cũ ra như thế nào.
Cảnh báo từ Hà Nội
Bà kể, bà với ba đứa con của bà đã chạy trốn sang Đức như thế nào. Chồng bà sang sau vào ngày 20 tháng 8 năm 2016 như thế nào. Bà nói về một cuộc sống ẩn dật ở Berlin và nỗi lo sợ bị tìm thấy. Mặc dù vậy, những lời cảnh báo từ Hà Nội vẫn đến được với bà. Cảnh báo, rằng điệp viên đã được giao nhiệm vụ đi tìm họ. Bà nghe được, rằng Việt Nam đã yêu cầu nước Đức dẫn độ. Vì vậy mà Trịnh Xuân Thanh đã đưa đơn xin tỵ nạn chính trị trong tháng 5 năm 2017, vài tuần trước khi bị bắt cóc. Thế nhưng ông ấy không thoát khỏi cánh tay dài của nhà nước độc tài ấy.
Sau khi tạm ngưng, người vợ của ông ấy từ chối không trả lời câu hỏi của nữ thẩm phán. Một cuộc thảo luận bùng phát ra trong phòng xử: Quyền từ chối cung cấp thông tin của nhân chứng có hiệu lực ở đây hay không?
Nữ luật sư của Trinh Xuân Thanh xen vào. Vì ông ấy là người kiện phụ nên Petra Schlagenhauf được phép nói trong phòng xử: “Thân chủ của tôi hiện đang ngồi trong tù ở Việt Nam”, bà nói. “Nếu như ông bị gán cho những lời nói nào đó về việc giam cầm thì điều đó có thể dẫn tới sự trả thù”. Sẽ như thế nào khi bị cáo chuyển thông tin về Việt Nam, hay luật sư của ông ta?
Tòa án quyết định: người vợ phải trả lời, không có khán giả trong phòng xử, những người tham gia vụ xét xử này phải có nhiệm vụ giữ bí mật. Cứ như là nhiệm vụ và quy định đã có thể ngăn chận được bất cứ một người nào đó không gây ra vụ án này.
Chương 2: Người ta lột trần điệp viên ra sao
Các nhân viên điều tra gặp may. Nếu như các nhân chứng trong Tiergarten không ghi lại bảng số xe của chiếc VW buýt và nếu như chiếc xe cho thuê này không có hệ thống định vị, thì có thể là những người bắt cóc không bao giờ bị tìm ra.
Nhưng vì vậy mà các nhân viên điều tra thuộc Ban Trọng án 4 của Cục Cảnh sát Hình sự Tiểu bang Berlin biết chính xác tuyến đường mà chiếc xe bắt cóc đã chạy qua. Họ tìm ra những khách sạn mà các điệp viên đã trọ ở trong đó, hai trong số đó ở ngay cạnh Sheraton, nơi mà Trịnh Xuân Thanh đã ngủ qua bốn đêm với tình nhân của ông ta. Họ có thể xem xét hàng giờ những gì mà máy quay giám sát đã ghi lại.
Một người đàn ông nhỏ với gương mặt tròn như mặt trăng và đầu hói phân nửa hay xuất hiện ở đó. Khi một nhân viên cảnh sát hình sự nhờ vào công cụ tìm ảnh của Google mà nhận dạng ra ông ấy thì người ta có thể khẳng định được: Đây là một vụ bắt cóc được tổ chức từ tít ở trên cao.
Người đàn ông đó là trung tướng Đường Minh Hưng. Người phó Tổng cục An ninh trong Bộ Công an, hai ngôi sao vàng trên cầu vai, đã đích thân đi đến Berlin. Và ông ta đăng ký khách sạn với tên thật của ông. Những người bắt cóc cảm thấy an toàn.
Học tiếng Đức cho công việc bắt cóc
Một người bắt cóc khác bị nhận dạng, vì ông tướng keo kiệt. Khách sạn Berlin, Berlin chận một khoản tiền trên thẻ tín dụng của Hưng vì lý do an toàn. Khoản tiền này không được trả lại, một lỗi lầm. Viên tướng gửi một thư điện tử khiếu nại và đưa một số điện thoại cầm tay cho trường hợp cần phải hỏi lại.
Có một tài khoản trên Facebook liên kết với số điện thoại này. Các nhân viên điều tra nhập tên họ đó vào các ngân hàng dữ liệu. Tìm thấy. Người đàn ông này là một người quen cũ: Vũ Quang Dũng, người đã từng nhận học bổng của BND.
Năm 2001, ông ta đã ở Đức hơn tám tháng, khóa học tiếng Đức 20 tuần ở Viện Goethe đã khiến cho BND tốn mất 5.368,57 euro. Thông tin này xuất phát từ hồ sơ của BND và của Sở Ngoại kiều. Sau đó, ông ta liên tục sang Đức. Ngày nay, ông ta là phó phòng “Liên lạc”, chịu trách nhiệm cho các quan hệ với các cơ quan tình báo nước ngoài. Cho vụ bắt cóc, ông ta không chỉ quan trọng vì nói được tiếng Đức. Mà cũng là vì ông ta có nhiều quan hệ tốt.
Với tất cả những kết nối điện đàm giữa những chiếc máy điện thoại cầm tay đã đóng một vai trò nào đó trong vụ bắt cóc, các nhân viên điều tra đã lập nên một giản đồ. Mạng lưới của những kẻ bắt cóc.
Trên đường tìm một chuyến bay
Dần dần, các nhân viên điều tra đã thấy rõ có bao nhiêu người tham gia vào âm mưu này. Họ nhìn thấy nhóm người đến từ Prague, nhóm từ Paris, nhân viên sứ quán mà một phần vẫn còn ở Đức vì được hưởng quyền miễn trừ. Các nhân vật chính là Vũ Quang Dũng, viên tướng và một điệp viên cấp cao mà các liên hệ điện thoại của ông ta cho thấy rằng ông ta phải cùng điều khiển cuộc bắt cóc. Cho tới nay, các nhân viên chỉ biết rằng ông ta sử dụng một chiếc điện thoại thông minh hiệu Samsung với thẻ sim trả trước.
Ai muốn mang một người bị bắt cóc từ Đức về Việt Nam đều đứng trước một vấn đề: Sớm hay muộn thì người này phải bước lên một chiếc máy bay và ở cảng hàng không thì hành khách bị kiểm soát. Các nhân viên điều tra biết rõ: Họ phải tìm ra chuyến bay. Nhưng đầu tiên thì họ lại đáp xuống ở khách sạn Borik nằm trên một ngọn đồi ở Bratislava, thủ đô của Slovakia.
Ba ngày sau vụ bắt cóc, hai chiếc ô tô, một chiếc Range Rover và một chiếc Mercedes Vito đi đến đó. Những người ngồi bên trong, các nhân viên điều tra chắc chắn như vậy: một vài người bắt cóc và người bị bắt cóc. Và rồi thì sự việc trở nên khó khăn cho các nhân viên điều tra. Điệp viên Việt Nam có thể liên tục qua lại nhiều nước khác nhau. Cảnh sát Đức không thể làm như vậy được. Tổng Công tố phải đưa đề nghị nhờ giúp đỡ, việc này mất thời gian và trong trường hợp của Slovakia thì họ chỉ được trả lời một cách sơ sài.
Trong khách sạn Borik có một nhóm người họp lại với nhau vào ngày thứ Tư sau vụ bắt cóc, những người mà người ta không thể nào tưởng tượng hơn thế được trong truyện trinh thám gián điệp này. Chủ nhà là nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ Slovakia Robert Kaliňák. Có bốn người Việt ở đó, trong đó có Tướng Hưng, người đã điều động vụ bắt cóc ở Berlin, và một tướng hai sao khác từ Bộ Công an. Người dẫn đầu phái đoàn tên là Tô Lâm. Ông ta là Bộ trưởng Bộ Công an, đích thân người sếp của công an và mật vụ.
Kẻ bắt cóc trên đường về nhà
Cuộc gặp gỡ, theo điều tra của báo taz, chỉ kéo dài 50 phút. Cuộc hội nghị này chỉ được lên kế hoạch trước đó một hay hai ngày và là một cái cớ tốt cho người Việt để hỏi mượn những người bạn Slovakia của họ một chiếc máy bay. Thêm tám người Việt nữa gia nhập vào nhóm, trong số đó là Vũ Quang Dũng, người đã nhận học bổng của BND. Một nhóm người bắt cóc trên đường về nước.
Những người khách còn không có cả thời gian để dùng món tráng miệng. Chiếc A319 bay sang Moscow đang chờ ở gian đi cho VIP tại cảng hàng không. Vào lúc 14 giờ 46, chuyến bay SSG004 cất cánh, có mười hai hành khách trên máy bay, tất cả đều có hộ chiếu ngoại giao. Một trong số đó, các nhân viên điều tra chắc chắn, là người bị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Tất nhiên là không dưới tên thật của ông ta.
Qua đó có thể thấy rõ: một nước đối tác nằm trong Liên minh châu Âu đã vướng vào vụ bắt cóc một người đang xin tỵ nạn tại Đức. Khi sự nghi ngờ này xuất hiện vào cuối tháng Tư, Thủ tướng Slovakia Peter Pellegrini đã hứa với Thủ tướng Merkel rằng sẽ làm rõ mọi việc. Kể từ lúc đó, người ta không nghe được gì nhiều từ ông ấy.
Các nhân viên điều tra không biết rõ kẻ bị bắt cóc từ Moscow tiếp tục về Việt Nam như thế nào. Đầu tháng 8 năm 2017, họ giao nhiệm vụ cho người nữ nhân viên liên lạc của Cục Cảnh sát Hình sự Liên bang tìm xem liệu người bị bắt cóc có ở trên một chuyến bay nhất định hay không. Vietnam Airlines, ký hiệu bay VN64, bay từ Moscow-Domodedovo vào ngày 27 tháng 7 lúc 19 giờ. Nữ nhân viên liên lạc hỏi mật vụ Nga FSB và ba tháng sau đó báo cáo về Đức: Cô không nhận được trả lời và vì cô không cho là sẽ có một câu trả lời nên đã không hỏi tiếp.
Chương 3: Người cộng sản và kẻ phản bội nhân dân
Anh ấy đếm từng phút một, xem tin tức từ Berlin đã tìm được độc giả của nó như thế nào. Phiên xử tạm ngưng vào giữa trưa và nhà báo Lê Trung Khoa đã dùng thời gian đó để ghi lại một video: bị cáo đã nhận tội tham gia, bây giờ Lê giải thích chi tiết điều đó, máy quay nghiên ngã. Anh đưa nó lên Facebook.
Vài giờ sau đó, nó được gần 50.000 người Việt xem. Lê cười. Nhưng anh cũng cười như vậy khi nói về những lời đe dọa giết anh.
Lê Trung Khoa là một trong những nhà báo Việt quan trọng nhất ở Đức. Kiểm duyệt truyền thông thống trị ở quê hương anh, trên danh sách tự do báo chí của “Phóng viên Không Biên giới”, Việt Nam đứng ở hạng 175 trên 180. Trang của anh – thoibao.de – chỉ có thể tiếp cận được từ đó qua những con đường vòng. Hè vừa rồi, anh là nhà báo đầu tiên tường thuật về vụ bắt cóc này. Đầu tiên trên thế giới.
Cho tới năm 2016 Lê Trung Khoa là những gì mà người ta gọi là trung thành với đường lối. Khi sứ quán gọi điện yêu cầu sửa đổi bài viết thì anh sẽ làm điều đó.
Cộng đồng chật hẹp
Trước đây một năm, anh ấy đã không tường thuật về chuyến đi thăm của thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 ở Hamburg trong âm điệu yêu nước như Hà Nội mong muốn. Lê Trung Khoa nhận được những lời đe dọa giết chết và đi báo cảnh sát. Sau đó, anh chụp cho mình một tấm hình với thẻ báo chí Đức trước trụ sở cảnh sát và đưa lên trang mạng của anh. Thông điệp: Tôi là một nhà báo Đức. Đây không phải là Việt Nam.
Từ khi Lê Trung Khoa tường thuật về vụ bắt cóc, sứ quán không gọi điện thoại cho anh nữa. Các tập đoàn nhà nước đã đăng quảng cáo ở anh cũng không gọi. Bây giờ có người gọi anh là tên phản bội nhân dân, người khác thì xin chụp hình với anh, như thể anh là một ngôi sao.
Cộng đồng rất chật hẹp. Có cùng quê, miền Bắc hay miền Nam của nước này tạo thành cấu trúc cho cộng đồng ở đây. Và sự gần gũi với chế độ. Các nhà ngoại giao là khách mời danh dự tại những buổi tiệc gia đình hay lễ lạc của các hội, họ là những người mang lại các hợp đồng béo bở cho người cùng quê hương với họ.
Chỉ là bây giờ thì không phải ai cũng muốn có. Một người thuật lại cho báo taz, rằng sứ quán đã muốn giao cho anh nhiệm vụ làm trưởng đoàn du lịch cho một phái đoàn công an, nhưng anh đã từ chối vì sợ dính líu vào những việc làm mờ ám.
Lòng trung thành dịch chuyển
Một người khác đã báo ngay với cảnh sát sau vụ bắt cóc, rằng một người quen trong sứ quán đã nhờ anh ta lấy hộ hành lý trong khách sạn của một phụ nữ Việt đã ngã bệnh. Đó là hành lý của cô người tình bị bắt cóc, người mà ngay trong tối hôm đó đã bị mang về Hà Nội trong một chuyến bay theo lịch trình thường xuyên. Một lời khai chống lại một nhà ngoại giao – cách đó vài tháng vẫn còn không thể tưởng tượng ra được.
Hầu như chỉ có người Việt là theo dõi sự dịch chuyển của lòng trung thành trong phòng xử. Trong một hàng ghế dành cho khán giả có nhân viên của sứ quán ngồi, hai người của hãng tin nhà nước, thỉnh thoảng có người thân của bị cáo. Họ bị những người thuộc phe đối lập ngồi ở hàng ghế khác gọi là “cộng sản”. Những người đó là “những kẻ phản bội nhân dân”. Lê Trung Khoa ngồi ở hàng đầu ở chỗ các nhà báo.
Cuối tháng 6, cảnh sát Berlin nhận được một tin báo. Nặc danh. Lại có thêm kế hoạch cho một vụ âm mưu: nhà báo Lê Trung Khoa cần phải biến mất. Có thể là sẽ bỏ thuốc độc hay tông bằng ô tô.
Cảnh sát nói với báo taz, rằng không có nguy cơ tăng cao cho sự an toàn của người Việt ở Đức. Nhưng họ mời Lê Trung Khoa đến nói chuyện và ghi lại cho ông một số điện thoại. Anh ấy nên gọi số điện thoại đó khi có việc gì khiến cho anh phải chú ý đến. Hay có cảm giác bị đe dọa.
Chương 4: Người Đức biết những gì?
Một cơ quan tình báo nước ngoài bắt cóc một người đàn ông – và không ai biết gì về những công việc chuẩn bị trước đó. Nếu như người ta tiến hành điều tra ở các bộ, các cơ quan mật vụ, trong những hồ sơ điều tra và các bản báo cáo của cảnh sát, thì có một hình ảnh khác xuất hiện. Chính phủ Việt Nam đã thúc giục các cơ quan nhà nước Đức, thậm chí cả các bộ trưởng Đức hãy cho dẫn độ Trịnh Xuân Thanh trước vụ bắt cóc này, cho tới mức mà các cơ quan nhà nước phải hiểu rõ: Họ muốn có người đàn ông này bằng mọi giá.
Thu 2016, Trịnh Xuân Thanh chạy trốn khỏi Việt Nam. Để tìm ông ta, chính phủ gửi cảnh sát của Cục Truy nã Tội phạm C52 sang châu Âu. Họ tìm ông ta ở Prague, ở Đức. Hai nhân viên của Bộ Công an sang Berlin, để “hỗ trợ sứ quán”, theo như một công văn của Cảnh sát Liên bang [Đức] gửi cho Cục Cảnh sát Hình sự Tiểu bang [Berlin] trong năm nay.
Ở Hà Nội, Bộ Công an triệu tập nhân viên liên lạc của Cảnh sát Liên bang [Đức] trong tháng 9 năm 2016, ba lần. Người này được trao cho một lá thư, gửi Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Trong đó: Lời yêu cầu truy nã và dẫn độ. Nhân viên cảnh sát này chuyển nó về Cục Cảnh sát Hình sự Liên bang. Sau đó, đích thân giám đốc Cục Cảnh sát Hình sự Liên bang nhận được một cuộc gọi điện thoại từ Hà Nội. Vào thời điểm này, Trịnh Xuân Thanh đã bị truy nã quốc tế qua Interpol.
Lại có nhiều phái đoàn sang Đức. Vào ngày 13 tháng 9 năm 2016, người Việt nói chuyện trong trụ sở Cảnh sát Liên bang ở Potsdam, thêm một lần nữa vào ngày 22 tháng 9. Người Việt nói rằng họ sẽ chịu phí tổn cho lần dẫn độ.
Một lệnh bắt giam không có chữ ký
Thủ tướng Việt Nam gửi một bức thư cho Angela Merkel. Trong thư trả lời, bà thủ tướng chỉ đến nền tư pháp độc lập, có quyền quyết định về việc dẫn độ. Sau đó, ông thủ tướng đề cập trực tiếp với bà về việc này, đầu tháng 7, ở rìa của Hội nghị Thượng đỉnh G-20 tại Hamburg.
Các cơ quan có thẩm quyền ở Đức đã nhận ra lực nổ của vụ việc này từ lâu. Họ cho rằng việc đó có thể xảy ra, tức là Trịnh Xuân Thanh có nguy cơ đối đầu với một vụ xử án chính trị. Công văn xin dẫn độ về mặt hình thức là không đầy đủ, lời cáo buộc chỉ được mô tả một cách mơ hồ: Là sếp của doanh nghiệp nhà nước, Trịnh Xuân Thanh được cho là đã làm thua lỗ mất 120 triệu euro. Lệnh truy nã còn không được một quan tòa ký tên.
Vì vậy mà các cơ quan nhà nước quyết định không bắt giam người đang được tìm kiếm này. Ông ta chỉ được truy tìm với mục đích xác định nơi ở. Để nói chung là tìm ra nơi ở của ông ta.
Người Việt không bỏ cuộc: Họ chỉ đến những nơi tình nghi là nơi ở, gửi số điện thoại di động Đức và bức ảnh chụp một biển số xe có thể dẫn đến chỗ của ông ấy.
Có những tin đồn
“Bây giờ nhìn lại”, một nhân viên thuộc Phòng Truy nã Interpol của Cục Cảnh sát Hình sự Liên bang nói trước tòa, “thì chúng tôi lấy làm ngạc nhiên.” Bao nhiêu thông tin chi tiết như vậy, tốn công sứ thu thập đến như vậy. Công việc làm của mật vụ.
Không có bằng chứng cho thấy rằng người Việt đã nói thẳng: Nếu các anh không giao Trịnh Xuân Thanh thì chúng tôi sẽ bắt cóc hắn. Nhưng có tin đồn. Có ai đã nghĩ đến việc người ta phải bảo vệ con người đang xin tỵ nạn này không? Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Cơ quan Bảo vệ Hiến pháp [phản gián] và BND không trả lời.
Từ giới an ninh chỉ nghe được rằng Cơ quan Bảo vệ Hiến Pháp, có thẩm quyền về phản gián trong nước, không được BND thông tin. Cơ quan này không được thông báo rằng có những điệp viên mà người ta biết tên họ đã đi vào nước Đức. Nhưng việc mà một cơ quan tình báo nước ngoài dám hành động như vậy thì thế nào đi nữa cũng không có ai nghĩ ra.
Trong khi đó thì đã có bằng chứng cho thấy mật vụ Việt Nam đã nhiều lần bắt cóc người đồng hương ở nước ngoài. Nhưng đó là ở Đông Nam Á, xa xôi. Một vụ bắt cóc từ một cơ quan tình báo nước ngoài ở Đức – lần cuối cùng mà người ta biết được một vụ như thế là vào cuối cuộc Chiến tranh Lạnh.
Việt Nam là chiếc neo của Phương Tây ở trong khu vực
Nước Đức và Việt Nam liên kết với nhau qua một quan hệ mà người này gọi là thực dụng, người kia thì gọi là tốt đẹp. Năm 2011, nữ thủ tướng Merkel và nguyên thủ tướng Việt Nam đã thỏa thuận một đối tác chiến lược. Hai Bộ Tư pháp hợp tác chặt chẽ, các phái đoàn Đức thường xuyên sang thăm Việt Nam và ngược lại. Và không được phép quên: Bộ An ninh Quốc gia của Cộng hòa Dân chủ Đức đã giúp người Việt hiện đại hóa cơ quan mật vụ của họ cho tới năm 1989.
Việt Nam, đó là chiếc neo của Phương Tây trong khu vực này. Đối với các cơ quan mật vụ Đức và Mỹ thì chăm sóc mối quan hệ với Hà Nội là điều quan trọng, để biết nhiều hơn về Trung Quốc. Có lẽ là còn quan trọng hơn một vụ xúc phạm về ngoại giao. Và số phận của mộtt con người tỵ nạn.
Và vậy mà Vũ Quang Dũng đã bước vào cuộc chơi, nhân viên mật vụ đã học khóa ngôn ngữ ở Đức. Nước Đức thường xuyên đưa ra những khóa học ngôn ngữ như vậy cho các lực lượng an ninh từ những quốc gia mà trong đó luật lệ và an ninh còn ở trong tình trạng cần phải được xây dựng thêm. Việc này được gọi là giúp đỡ đào tạo. Chỉ là, không bao giờ mà chỉ có một bên hưởng lợi từ những quan hệ như vậy.
Tháng 4 năm 2017, Vũ Quang Dũng xin thị thực cho nước Đức. Anh ta nêu một nữ nhân viên của BND ở Hà Nội ra như là người giới thiệu. Mục đích chuyến đi của anh ta: “Trao đổi với Phó Giám đốc BND”. Một cuộc hẹn với cấp cao.
“Không có nhận biết nào có thể sử dụng được trước tòa”
Một người khác cũng được đào tạo ở Đức: Lê Thanh Hải, ông ta là nhân viên liên lạc của cảnh sát Việt Nam ở Berlin, tức là người liên lạc cho các cơ quan nhà nước Đức. Năm 2012, anh ta là người nhận chương trình học bổng của Cục Cảnh sát Hình sự Liên bang ở Berlin. Chương trình này bao gồm khóa học tiếng, hội thảo, thực tập. Phí tổn theo Bộ Nội vụ: hơn 22.000 euro.
Cả Lê Thanh Hải cũng sử dụng những mối quen biết của ông ta. Ông ta chính là người đã chuyển tiếp những chỉ dẫn đến các cơ quan Đức năm 2016. Ông ta chính là người đã đến nói chuyện với Cảnh sát Liên bang. Khi tất cả những việc đó không giúp ích được gì, ông ta bước lên chiếc xe Passat màu xanh nước biển của mình với biển số ngoại giao 0-147-15 vào ngày 25 tháng 7 và đi cùng với Vũ Quang Dũng và những người khác trong đoàn xe mà có lẽ là đã mang nạn nhân của vụ bắt cóc đến Brünn ở Séc, nơi mà từ đó người này được mang tiếp đi sang Slovakia.
Hai tháng sau vụ bắt cóc, BND trả lời theo yêu cầu của Cục Cảnh sát Hình sự: “Không có nhận biết nào có thể sử dụng được trước tòa” về việc Trịnh Xuân Thanh bị đàn áp về chính trị. Cũng có ít thông tin như vậy về chức vụ trong chính trị của ông ta, về việc ông theo phe phái chính trị nào, về cách thức hành xử của giới lãnh đạo Đảng đối với các đối thủ chính trị cũng như vụ xét xử tội phạm của ông ta ở Việt Nam. Không có gì hết.
Người nhận học bổng của Cục Cảnh sát Hình sự Liên bang Lê Thanh Hải trước sau vẫn sống ở Berlin. Anh ta hưởng đặc quyền miễn trừ ngoại giao. Và Vũ Quang Dũng ngày nay vẫn là người liên lạc cho Cơ quan Tình báo Liên bang ở Hà Nội.
Chương 5: Một vụ trao đổi
Sáng sớm này 29 tháng 7, sáu ngày sau vụ bắt cóc, một đoàn người đông bất thường đi vào phòng giam 12 trong trại giam B14 ở Hà Nội. Một ông tướng từ Bộ Công an đã đến đây, một người thuộc ban lãnh đạo trại giam tháp tùng ông ta, nhiều nhân viên canh gác và một bác sĩ của trại giam. Họ muốn đến gặp Trịnh Xuân Thanh. Nguyễn Văn Đài, một nhà luật sư nhân quyền ngồi cách đó vài gian nhớ lại và là người đã được phép xuất cảnh sang Đức trước đây vài tuần. Trong một quán cà phê ở Frankfurt am Main, ông kể lại thời gian ngồi tù của ông.
Trong trại giam, hằng tháng, tù nhân được phép tiếp người thăm một lần. Các cuộc trò chuyện bị giám sát. Phần lớn những người ngồi tù đều đọc sách, chạy tại chỗ hàng giờ liền để giữ gìn sức khỏe. Họ chỉ được phép ra khỏi phòng giam khi các nhân viên điều tra muốn tra hỏi. Lúc nào cũng cùng những câu hỏi đó. Hàng giờ liền.
Mặc dù vậy, tin lan truyền đi rất nhanh chóng, rằng tù nhân mới đến là người nổi tiếng cho tới đâu. Khi không có cai tù ở gần đó, các tù nhân trao đổi với nhau qua cửa sổ của họ, từ phòng giam này sang phòng giam khác. Thì thầm trao đổi thông tin. Trịnh Xuân Thanh không phản ứng, khi nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Văn Đài thử nói chuyện với ông ta.
Những vụ xử án Trịnh Xuân Thanh ở Việt Nam hiện nay đã kết thúc, hai án chung thân. Bộ Ngoại giao đã yêu cầu không được phép xử tử hình ông ta. Ông ta rút đơn kháng án trong tháng 5. Vì ông không hy vọng có được một cuộc xét xử công bằng, nữ luật sư Đức của ông nói. Và cũng có thể là vì đã được xác định từ lâu rồi, rằng sự tự do của ông ta không được quyết định trong phòng xử án.
Bộ Ngoại giao im lặng
Cuối tháng 6, tham tán thương mại của sứ quán Việt Nam nói chuyện phiếm bên lề một sự kiện ở Berlin. Đã có một thỏa thuận từ lâu giữa hai chính phủ, ông ta nói, từ tháng 12 năm 2017. Về việc cần phải bình thường hóa các mối quan hệ như thế nào. Nước Đức luôn luôn nhấn mạnh rằng để làm việc đó thì Trịnh Xuân Thanh phải được tự do. Bộ Ngoại giao không trả lời cho câu hỏi về một vụ trao đổi.
Nếu như Trịnh Xuân Thanh được tự do, thì cuối cùng Hiệp định Thương mại Tự do với Liên minh châu Âu mới có hiệu lực, một hiệp định rất quan trọng đối với Việt Nam.
Ông ta có thể nhập cảnh vào nước Đức bất cứ lúc nào. Vào ngày 5 tháng 12 năm 2017, gần nửa năm sau vụ bắt cóc, Cục Liên bang về Di dân và Tỵ nạn Liên bang đã chấp nhận cho ông tỵ nạn.
Sebastian Erb / Marian Mai / Christina Schmidt
Phan Ba dịch từ Taz.de
===
http://www.taz.de/!5526113/
Trịnh Xuân Thanh
Lời Chào Thân Ái Từ Hà Nội
Một người Việt Nam nộp đơn xin tỵ nạn tại Đức
– rồi bị bắt cóc bởi cơ quan mật vụ của chính đất nước mình. Tại sao
chuyện này lại có thể xảy ra?
Wir veröffentlichen die Geschichte „Liebesgrüße aus Hanoi“ aus der taz am Wochenende
an dieser Stelle auf Vietnamesisch, um sie einer interessierten
Leserschaft sowohl in Deutschland als auch in Vietnam zugänglich zu
machen.
Bài viết dưới đây xuất hiện lần đầu hôm 21.07.2018 trên tờ báo „taz“
của Đức và sau đó được cập nhật vào ngày 02.08.2018. „taz“ là một tờ
báo độc lập thuộc về một tổ hợp của hơn 18.000 thành viên đầu tư góp sức
cho tự do báo chí.
Vào 01.08.2001, một thanh niên
Việt Nam, 25 tuổi, sang Đức và đến nhận một phòng đơn tại ký túc xá ở
thành phố nhỏ Murnau bên hồ Staffelsee thuộc bang Bayern để bắt đầu một
khóa học tiếng Đức. Anh ta tham gia khóa học theo lời mời của Cộng hoà
liên bang Đức, nói rõ hơn là: của Cơ quan mật vụ hải ngoại- Tổng cục
tình báo liên bang BND.
16 năm sau đó, vào ngày
23.07.2017, cũng người đàn ông này lại đến nhận một căn phòng ở nước
Đức, tại nhà trọ „Kiez-Pension“ ở Berlin-Friedrichshain. Nhưng lần này
anh ta ở lại không lâu, bởi vì ngay trong ngày hôm đó, anh ta đã báo cắt
phòng. Đó là Vũ Quang Dũng, nhân viên Tổng cục 1 của Bộ công an Việt
Nam. Một cơ quan mật vụ!
Cũng vào ngày hôm đó, một người
Việt Nam khác biến mất ngay tại giữa Berlin. Anh ta là Trịnh Xuân Thanh
và trước đó mấy tuần đã nộp đơn xin tỵ nạn tại nuớc Đức. Anh ta cho rằng
mình là nạn nhân của cuộc giao tranh quyền lực trong nội bộ ban lãnh
đạo nhà nước cộng sản. Chính quyền Việt Nam tuyên bố rằng anh ta phạm
tội tham nhũng.
Hơn một tuần sau đó, trên truyền
hình nhà nuớc Việt Nam, Trịnh Xuân Thanh xuất hiện với khuôn hình gầy
rộc, gần như một bóng ma. Anh ta nói rằng mình đã tự nguyện quay trở về
quê hương. Án tử hình đang chờ đón anh ta.
Ngay từ khi đó, các nhà điều tra
của Đức, những người đang tìm kiếm anh ta, đã tin chắc rằng: Trịnh Xuân
Thanh đã bị bắt cóc- bởi cơ quan mật vụ của chính đất nước mình.
Kể từ đó đến nay đã là một năm.
Bộ ngoại giao Đức hồi đó đã nói đến „một vi phạm trắng trợn, có một
không hai chống lại luật pháp Đức và chống lại Công pháp quốc tế“, hai
nhân viên ngoại giao Việt Nam phải ra khỏi nước Đức. Những biện pháp sau
đó như hủy bỏ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, giảm viện trợ
phát triển, bắt các cán bộ Việt Nam mặc dù có hộ chiếu ngoại giao cũng
phải xin Visa nếu muốn nhập cảnh vào Đức, đã diễn ra một cách kín tiếng
hơn.
Khi đó,chính phủ Liên bang thông
báo rằng họ không biết tí gì về kế hoạch bắt cóc, và vì vậy, sự vụ xảy
ra- mặc dù rất đáng tiếc, nhưng họ đã không thể ngăn chặn. Không có truy
vấn, không có xử lý tại Quốc hội.
Đó là một năm yên tĩnh đáng ngạc nhiên.
Chỉ có các nhà điều tra- cho đến
tận hôm nay, vẫn đang chắp nối các sự kiện để biết được chuyện gì đã
thực sự xảy ra. Cho đến gần đây, một người đàn ông bị nghi là liên quan
đến sự vụ đã phải đứng trước Tòa thượng thẩm Berlin. Hôm 25 tháng Bảy
anh ta đã bị tuyên án tù ba năm và mười tháng. Tòa thấy rằng việc anh ta
là một thành tố của nhóm bắt cóc thuộc cơ quan mật vụ Việt Nam đã được
minh chứng rõ ràng. Anh ta đã đứng ra thuê nhiều chiếc xe được sử dụng
cho việc theo dõi cũng như được trực tiếp dùng cho việc bắt cóc. Anh ta
cũng có mặt khi phòng khách sạn của nhân vật bị nghi là cầm đầu nhóm bắt
cóc được dọn dẹp. Khi đó, anh ta đã luôn biết rằng những việc mình làm
thuộc về một hoạt động mật vụ. Trước tòa, bị can đã thú nhận sự tham gia
của mình trong vụ bắt cóc. Việc thú nhận đã góp phần thu ngắn thời gian
xử tòa và làm giảm mức phạt đối với anh ta. Trong phần lý giải án
quyết, tòa nêu rõ: vụ bắt cóc là một „vi phạm trắng trợn chủ quyền của
nước Đức“. Trong lịch sử đương đại của Cộng hoà liên bang Đức, vụ này là
„có một không hai“.
Nhưng đây không chỉ đơn giản là
một vụ hình sự. Người Việt ở Đức đang phải tự hỏi là họ thực sự đứng về
phía nào- có những nguời trong họ đã bị dọa giết. Và cho đến ngày hôm
nay vẫn có câu hỏi chưa được trả lời- đó là: Lẽ ra chính quyền Đức đã có
thể ngăn chặn được vụ bắt cóc hay không?
Chương 1: Một vụ xử đặc biệt
Đầu năm 2018, tại Toà thượng thẩm,
Berlin. Ủy viên tổng công tố liên bang truy tố một người đàn ông với
cáo buộc rằng người này đã tham gia vào vụ bắt cóc. Theo bản cáo trạng,
người đàn ông này đã thuê ba chiếc xe hơi dùng cho việc bắt cóc cũng như
đã đứng ra lo liệu phòng khách sạn cho nhân vật bị nghi là chỉ huy vụ
bắt cóc. Đó là những tội nhỏ, sức nặng của chúng chỉ được đặt ở câu phụ:
„Hoạt động gián điệp mật vụ“. Và: „Nhằm chống lại Cộng hòa liên bang
Đức“.
Người đàn ông đó là N. H. Long. Anh ta 47 tuổi và có một văn phòng chuyển tiền tại Praha.
Nhưng Tòa không chỉ có chủ đích
làm rõ những gì người đàn ông này thực hiện. Hai nữ thẩm phán cùng với
ba nam thẩm phán khác của Tòa còn muốn đưa ra ánh sáng hành trình xuyên
quốc gia của nạn nhân bị bắt cóc. Họ thẩm cung những nhân chứng đã nhìn
thấy Trịnh Xuân Thanh cùng với người tình bị lôi lên chiếc xe VW-Bus vào
lúc 10h47 khi hai người này đi dạo tại Tiergarten ở Berlin. Họ được các
nhân viên cảnh sát điều tra tường thuật lại việc những người bị bắt cóc
đã bị chở đến Đại sứ quán Việt Nam và bị giữ tại đó như thế nào trong
khi các nhà điều tra lùng kiếm các nạn nhân bị bắt cóc.
N.H. Long- bị can tại Berlin, có
vẻ như không nhận thức được tất cả những gì đang diễn ra. Anh ta còng
lưng ngồi cạnh hai thông dịch viên, những người thông qua hệ thống tai
nghe dịch ngay lập tức sang tiếng Việt cho anh ta nghe những điều được
nói. Nhưng không ai có thể nói cho anh ta biết những suy luận đằng sau
các câu nói đó. Đã có lúc xảy ra một màn kịch nhỏ khi một nữ thẩm phán
hỏi có đúng là anh ta đang nhai kẹo cao su trong lúc xử tòa hay không.
Phải một lúc sau anh ta mới hiểu là mình phải nhả miếng kẹo cao su ra.
Rồi ngay cả sau khi làm như vậy, anh ta vẫn giữ lại ánh mắt trống rỗng,
coi như mọi chuyện chả liên quan gì đến bản thân.
Và mọi chuyện cũng đúng là như vậy.
Các phiên xử bị nạp đầy không khí
chính trị và chuyển động trên một địa hình lạ lẫm. Trong khu vực dành
cho khán giả có những nhân viên của Đại sứ quán Việt Nam ngồi theo dõi
kỹ lưỡng quá trình xét xử. Với thời gian, tòa án Đức đã có kinh nghiệm
với chủ nghĩa Hồi giáo bạo hành. Nhưng với chính thể Việt Nam thì chưa.
Vì vậy mà một câu hỏi đơn giản
cũng có thể gây lên một cơn phấn khích. Vợ của nạn nhân bị bắt cóc được
triệu tập tới tòa với tư cách một nhân chứng. Một nữ thẩm phán hỏi: „Đã
có khi nào chồng bà nói đến chuyện ông âý đã về Việt Nam như thế nào
không?“ Người đàn bà thận trọng nhìn về phía bên trái, nơi luật sư hỗ
trợ nhân chứng ngồi. „Tôi có thể đề nghị phiên tòa gián đoạn một lúc
được không?“
Vào buổi sáng, cô được ba cảnh
sát bảo vệ đưa qua cầu thang kín dẫn thẳng vào phòng xử số 145a. Đó là
một người phụ nữ mảnh dẻ, cô ta mang một chiếc áo khoác thanh lịch màu
xanh sẫm, và che mặt bằng một tờ giấy.
Cô tường thuật về bước đường công
danh của chồng trong chính trị và kinh doanh, cho đến khi anh ta trở
thành người cầm đầu ngành xây dựng của Tập đoàn dầu khí nhà nước và sau
đó là Phó chủ tịch một tỉnh. Cô kể về việc cách đây nhiều năm đã có
những cáo buộc đối với chồng, và hồi đó đã có kết luận rằng chồng cô vô
tội. Và về việc sau này những người cầm quyền mới lại bới ra câu chuyện
xưa.
Cô kể về việc mình cùng ba con
chạy trốn sang nước Đức. Về người chồng sang sau vào ngày 20 tháng Tám
2016. Cô nói về cuộc sống kín đáo tại Berlin và về nỗi sợ bị phát hiện.
Mặc dù vậy, những cảnh báo từ Hà Nội cũng đến được với họ. Cảnh báo rằng
có những mật vụ đang tìm kiếm họ. Họ nghe rằng Việt Nam đã yêu cầu nước
Đức dẫn độ họ về. Vì vậy, vào tháng Năm 2017, Trịnh Xuân Thanh đã nộp
đơn xin tỵ nạn chính trị, chỉ một vài tuần trước khi anh ta bị bắt cóc.
Thế nhưng anh ta vẫn không thoát khỏi cánh tay dài của nhà nước chuyên
chế.
Sau một lúc gián đoạn ngắn, người
đàn bà từ chối trả lời câu hỏi của nữ thẩm phán. Trong phòng xử bùng ra
cuộc tranh luận: Trong trường hợp này, cô ta có được ứng dụng quyền từ
chối trả lời của nhân chứng hay không?
Khi đó, nữ luật sư của Trịnh Xuân
Thanh vào cuộc. Do trong vụ này anh ta là phụ nguyên đơn, nên Petra
Schlagenhauf được phép phát biểu tại tòa: „Thân chủ của tôi đang ngồi
trong trại giam ở Việt Nam“, bà nói. „ Nếu những lời khai về quá trình
bị đưa về Việt Nam bị gán cho anh ta, thì có thể anh ta sẽ bị trả thù!“
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như bị can hay là luật sư bào chữa cho anh ta
chuyển những thông tin này về Việt Nam?
Cuối cùng, tòa quyết định: Người
đàn bà phải trả lời, nhưng không có khán giả trong phòng xử, và tất cả
các bên liên quan đến vụ xử phải có trách nhiệm giữ bí mật. Cứ như là
việc giữ trách nhiệm và luật lệ trước đó đã có thể ngăn cản ai đó không
gây ra vụ việc.
Chuơng 2: Những nhân viên mật vụ đã bị phát hiện như thế nào
Các nhà điều tra (Đức) đã gặp
may. Nếu không có những nhân chứng ở Tiergarten ghi lại ký hiệu biển số
của chiếc xe VW-Bus, và nếu như chiếc xe thuê không có hệ thống định vị
GPS, thì hoàn toàn có khả năng là người ta không bao giờ tìm ra những kẻ
bắt cóc.
Nhưng nhờ vậy mà các nhân viên
điều tra Ban điều tra án mạng số 4 của Cục cảnh sát hình sự Berlin đã
biết chính xác hành trình của chiếc xe bắt cóc. Nhờ vậy mà họ tìm ra các
khách sạn, nơi các mật vụ xuống xe, hai người xuống ngay sát khách sạn
Sheraton, chỗ Trịnh Xuân Thanh cùng tình nhân đã ở bốn đêm. Từ đó, các
nhân viên điều tra đã có thể xem kỹ những dữ kiện thu hình kéo dài vài
tiếng đồng hồ của các Camera theo dõi.
Trên màn hình, một người đàn ông
nhỏ bé, mặt tròn, đầu hói một nửa, thường xuyên xuất hiện. Khi các nhân
viên hình sự xác minh người này qua hệ thống tìm ảnh của Google, thì một
điều được khẳng định: Đây là một vụ bắt cóc được tổ chức từ giới lãnh
đạo cao nhất.
Người đàn ông trên màn hình là
trung tướng Đường Minh Hưng. Vị sếp phó cơ quan mật vụ của Bộ công an,
với hai ngôi sao vàng trên cầu vai, đã đích thân sang Berlin. Và ông ta
đăng ký vào khách sạn với tên thật của mình. Những kẻ bắt cóc cảm thấy
rất an toàn, chắc nhắn.
Một kẻ bắt cóc khác bị xác minh
do ông tướng chặt chẽ về chuyện tiền nong. Để làm đảm bảo, khách sạn
Berlin, Berlin chặn lại một số tiền trong thẻ tín dụng của của tướng
Hưng. Rồi do một sự nhầm lẫn, số tiền này không được tháo trả. Ông tướng
liền gửi một khiếu nại qua Email và thông báo một số Handy cho trường
hợp khách sạn cần liên hệ.
Số điện thoại này gắn với trang
Facebook của một người đàn ông khác. Các nhà điều tra truy tên người này
trong bộ lưu trữ dữ kiện. Và họ trúng mối. Đó là người quen cũ: Vũ
Quang Dũng, nhân vật đã từng nhận học bổng của BND (Tổng cục tình báo
liên bang Đức).
Năm 2001, anh ta đã ở nước Đức
hơn tám tháng, BND chi trả 5.368,57 Euro cho 20 tuần anh ta học tiếng
Đức tại học viện Goethe. Điều này được ghi trong hồ sơ của BND và của Sở
ngoại kiều. Sau đó, anh ta thường xuyên qua lại Đức. Hiện thời, anh ta
là phó thủ trưởng của Cục „Hợp tác (đối ngoại)“ chuyên trách về quan hệ
với các cơ quan tình báo nước ngoài. Trong vụ bắc cóc, anh ta đóng vai
trò quan không phải chỉ vì biết tiếng Đức, mà còn do anh ta có nhiều
quan hệ hữu dụng.
Thông qua tất cả liên lạc điện
thoại giữa các máy Handy có vai trò trong vụ bắt cóc, các nhà điều tra
đã dựng lên được một sơ đồ. Đó là mạng lưới hành động của những kẻ bắt
cóc.
Các nhân viên điều tra dần dần
tìm ra có bao nhiêu người đã dính líu tới âm mưu tội phạm. Họ thấy có
nhóm người xuất hành từ Praha, có nhóm người đi từ Paris, có những nhân
viên sứ quán- nhiều người hiện nay vẫn còn ở Đức do có quy chế miễn trừ
ngoại giao. Những nhân vật chủ chốt là Vũ Quang Dũng, ông tướng và một
nhân vật tình báo cao cấp khác. Các liên kết điện thoại của nhân vật này
cho thấy đây rất có thể là người đã cùng điều hành vụ bắt cóc. Về nhân
vật này, cho đến bây giờ các nhà điều tra vẫn chỉ biết rằng đó là một
người đã từng sử dụng chiếc Smartphone hiệu Samsung đi cùng với thẻ Sim
nạp.
Ai muốn đưa nạn nhân bị bắt cóc từ
Đức về Việt Nam sẽ phải đứng trước một trở ngại: Sớm hay muộn thì anh
ta cũng phải leo lên một chiếc máy bay, mà ở tất cả các sân bay, mọi
hành khách đều bị kiểm tra. Đối với các nhà điều tra, có một điều chắc
chắn: Những kẻ bắt cóc phải tìm được một chuyến bay. Nhưng đầu tiên,
nhóm bắt cóc đã đi đến khách sạn Borik nằm trên một ngọn đồi tại
Bratislava, thủ đô của Slowakia.
Ba ngày sau vụ phạm tội, hai
chiếc xe hơi- một Range Rover và một Mercedes Vito, phóng về địa điểm
nêu trên. Các nhân viên điều tra tin chắc rằng, ngồi trong hai chiếc xe
trên là một số kẻ bắt cóc và nạn nhân bị bắt cóc. Đoạn tiếp theo hoàn
toàn không thuận cho các nhà điều tra. Mật vụ Việt Nam có vẻ như dễ dàng
thường xuyên qua lại nhiều nước khác nhau. Nhưng cảnh sát Đức thì không
được như vậy. Tổng công tố liên bang phải đề nghị xin hỗ trợ pháp lý,
chuyện này cần phải có thời gian, và trong trường hợp đối với Slovakia
thì sự trả lời nhiều khi lại rất mập mờ.
Vào thứ Tư sau hôm xảy ra vụ bắt
cóc, ở khách sạn Borik có một buổi tụ họp ly kỳ không ai có thể sáng chế
ra hay hơn của câu chuyện trinh thám. Chủ nhà là Bộ trưởng nội vụ
Slovakia hồi đó, ông Robert Kalinak. Bốn khách Việt Nam có mặt, trong đó
có tướng Hưng- người đã điều phối vụ bắt cóc tại Berlin, và một vị
tướng hai sao khác của Bộ công an. Người dẫn đầu phái đoàn tên là Tô
Lâm. Ông ta là Bộ trưởng công an Việt Nam, đích thân sếp của Bộ công an
và của cơ quan mật vụ.
Theo điều tra của „Taz“, cuộc gặp
gỡ chỉ kéo dài 50 phút. Buổi gặp mặt này chỉ được đề xuất ra mới một
hay hai ngày trước đó, và là một cái cớ rất tốt để phía Việt Nam hỏi
mượn một chiếc máy bay của các người bạn Slovakia. Rồi tám người Việt
Nam nữa đến nhập vào đoàn, trong đó có Vũ Quang Dũng- người đã nhận học
bổng của BND hồi nào. Một nhóm bắt cóc trên đường trở về nhà.
Thậm chí các vị khách cũng không
có thời gian để ăn tráng miệng. Chiếc phi cơ A319 đang chờ họ tại cửa
VIP của sân bay để đi về Moscow. Lúc 14 giờ 46, chuyến bay SSG004 cất
cánh, có 12 hành khách ngồi trong phi cơ, tất cả đều mang hộ chiếu ngoại
giao. Các nhà điều tra tin chắc rằng, một nguời trong đó là nạn nhân bị
bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Tất nhiên là anh ta không được mang tên thật
của mình.
Vậy là đã rõ: Một nước bạn trong
khối EU đã dính líu vào vụ bắt cóc một người xin tỵ nạn tại Đức. Khi
nghi vấn này bung ra vào cuối tháng Tư, thủ tướng Slovakia, ông Peter
Pellegrini, đã cam đoan với Thủ tướng Merkel là sẽ làm sáng tỏ toàn bộ
sự vụ. Từ đó đến nay người ta chẳng thấy ông ta phát biểu gì nhiều.
Có một điều các nhà điều tra không
rõ là nạn nhân bị bắt cóc đã đi đường nào từ Moscow về Việt Nam. Đầu
tháng Tám 2017, một nữ nhân viên liên lạc của BKA được giao nhiệm vụ tìm
hiểu xem liệu có phải nạn nhân bị bắt cóc đã có mặt trong chuyến bay
VN64 cuả Vietnam Airlines, cất cánh ở sân bay Moscow-Domodedowo lúc 19
giờ ngày 27 tháng Bảy hay không.
Nữ nhân viên liên lạc đặt lại câu
hỏi này với cơ quan tình báo Nga FSB và ba tháng sau báo cáo về Đức: Bà
ta không nhận được trả lời, và do tin rằng sẽ chẳng bao giờ có câu trả
lời nên bà ta đã không hoài công hỏi lại.
Chương 3: Những người cộng sản và các kẻ phản bội nhân dân
Cứ vài phút là anh ta lại đếm xem
có bao nhiêu người theo dõi tin tức từ Berlin. Phiên xử tạm dừng vào
buổi trưa và nhà báo Lê Trung Khoa tận dụng thời gian đó để thu hình
Video: Bị can đã nhận tội tòng phạm, và Khoa đưa ra những chi tiết, máy
quay phim rung nhẹ. Khoa chuyển thông tin lên Facebook . Vài giờ sau đó
đã có gần 50.000 người xem tin của anh. Khoa cười nhẹ. Và anh cũng cười
như vậy khi nói về chuyện có người dọa giết mình.
Lê Trung Khoa là một trong những
nhà báo Việt Nam quan trọng nhất ở Đức. Ở quê hương của anh chế độ kiểm
duyệt báo chí hoành hành, trong bảng xếp hạng của tổ chức „Ký giả không
biên giới“ Việt Nam đứng hàng thứ 175 trên tổng số 180 nước. Ở đó, người
ta phải đi đường vòng mới vào được Thoibao.de, trang báo mạng của anh.
Mùa hè vừa qua, anh là nhà báo đầu tiên đưa tin về vụ bắt cóc. Và tin
của anh đã lan khắp thế giới.
Cho đến năm 2016, Lê Trung Khoa
vẫn là nhà báo- như người ta thường nói, trung thành với lề chính. Nếu
có lúc Sứ quán gọi điện và yêu cầu sửa một bài nào đó, anh ta sẽ đáp
ứng.
Cách đây một năm anh đăng một bài
nói về chuyến đi thăm Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg của Thủ
tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc với giọng điệu không được yêu nước như
Hà Nội mong muốn. Lê Trung Khoa nhận đuợc đe dọa giết, và anh đi gặp
cảnh sát. Tiếp đó, anh chụp ảnh mình đứng trước trụ sở cảnh sát cùng với
thẻ nhà báo Đức và chuyển ảnh này lên trang mạng. Thông điệp của anh
là: Tôi là một nhà báo Đức. Đây không phải là đất Việt Nam.
Kể từ khi Lê Trung Khoa đưa tin về
vụ bắt cóc, Sứ quán không gọi điện cho anh nữa. Các công ty nhà nước đã
thuê đăng quảng cáo trên báo của anh cũng dừng liên hệ. Có những người
gọi anh là kẻ phản bội nhân dân, có những người xin chụp ảnh Selfìe cùng
anh như thể anh là một ngôi sao.
Cộng đồng Việt trở nên chật hẹp.
Chuyện gốc gác từ cùng một tỉnh, việc xuất thân từ Bắc hay Nam cũng
quyết định đến cấu trúc của cộng đồng người Việt ngay tại Đức. Và cả sự
xa, gần đối với chính quyền trong nước. Các nhân viên ngoại giao là
khách quý trong những bữa tiệc gia đình hay là trong liên hoan hội đoàn,
họ là những người có thể mang lại cho đồng hương những hợp đồng làm ăn
hấp dẫn.
Có điều là bây giờ không phải ai
cũng thích như vậy. Một người đàn ông kể với „Taz“ là Sứ quán muốn giao
cho anh ta làm người hướng dẫn du lịch cho một phái đoàn công an, và anh
ta đã từ chối. Anh ta sợ bị lôi kéo vào một thế lực mờ ám.Một người
khác ngay sau khi vụ bắt cóc xảy đã đến gặp cảnh sát và khai rằng có một
người quen làm trong Sứ quán nhờ anh ta đến khách sạn lấy hành lý của
một phụ nữ Việt Nam bị bệnh đột xuất. Đó là hành lý của cô tình nhân đã
bị bắt cóc, người mà ngay tối hôm xảy ra sự vụ đã được đưa lên máy bay
để về Hà Nội. Một khai báo bất lợi cho một nhân viên ngoại giao- điều
không ai có thể nghĩ đến trước đó một tháng.
Hầu như chỉ có người Việt theo
dõi sự chuyển dịch lòng trung thành này trong phòng xử của tòa án. Trên
một hàng ghế dành cho khán giả của tòa là nhân viên của Sứ quán, hai
người đàn ông của các hãng thông tấn nhà nước (Việt Nam), thỉnh thoảng
lại có người nhà của bị can. „Cộng sản“, đó là cụm từ để chỉ họ từ những
người ngồi ở một hàng ghế khác, hàng ghế của những người đối lập, những
người bị gọi là „phản bội nhân dân“. Lê Trung Khoa ngồi ở phía trên bên
cạnh các nhà báo khác.
Cuối tháng Sáu cảnh sát Berlin
nhận được một thư tố giác. Nặc danh. Rằng lại có một âm mưu khác đang
nằm trong kế hoạch. Nhà báo Lê Trung Khoa phải không còn tồn tại. Có thể
là bị đầu độc hay là do xe hơi cán.
Cảnh sát thông báo với „Taz“ rằng
tình trạng an ninh của người Việt tại Đức vẫn không có gì thay đổi.
Nhưng cảnh sát vẫn mời Lê Trung Khoa lên nói chuyện và đưa cho anh ta
một số điện thoại. Khoa có thể gọi vào số này nếu như anh ta thấy điều
gì khác thường, hay là khi cảm thấy mình bị đe dọa.
Chương 4: Người Đức biết những gì?
Một cơ quan mật vụ nước ngoài bắt
cóc một người đàn ông- mà có vẻ như không ai biết gì về tiến trình chuẩn
bị tội ác. Nhưng khi lục kỹ những dữ kiện tại các bộ, các cơ quan tình
báo, các hồ sơ điều tra của các báo cáo cảnh sát, thì một bức tranh hoàn
toàn khác được hiện ra. Trước vụ bắt cóc, chính phủ Việt Nam đã cố sức
ép các cơ quan chức năng Đức và thậm chí cả các bộ trưởng Đức phải bắt
và dẫn độ Trịnh Xuân Thanh. Lẽ ra nhà đương cục Đức phải thấy rõ: phía
Việt Nam muốn có người này bằng bất cứ giá nào.
Mùa thu 2016 Trịnh Xuân Thanh đào
thoát khỏi Việt Nam. Để tìm kiếm anh ta, chính quyền gửi nhân viên cảnh
sát của Cục truy nã tội phạm C52 sang châu Âu. Họ tìm kiếm anh ta tại
Praha, tại Đức. Hai nhân viên của Bộ công an sang Berlin „để hỗ trợ cho
Sứ quán“, theo như thông báo của Cảnh sát liên bang gửi cho LKA, Cục
cảnh sát hình sự tiểu bang, vào năm đó.
Ở Hà Nội, vào tháng Chín 2016, Bộ
công an Việt Nam mời nhân viên liên lạc của Cảnh sát liên bang Đức đến
gặp. Không phải một, mà là ba lần. Anh ta nhận được một bức thư, ghi
người nhận là Bộ trưởng nội vụ Đức. Nằm trong thư là đề nghị truy tìm và
đề nghị dẫn dộ. Người cảnh sát liên bang chuyển tiếp lá thư này cho
BKA, Tổng cục cảnh sát hình sự liên bang. Một thời gian sau, đích thân
Giám đốc của BKA nhận được một cú điện thoại gọi từ Hà Nội. Vào thời
điểm đó, Trịnh Xuân Thanh đã nằm trong danh sách truy nã quốc tế của
Interpol.
Rồi lại có những phái đoàn bay
sang nước Đức. Vào ngày 13 tháng Chín 2016 có những người Việt Nam đến
làm việc tại Trụ sở cảnh sát liên bang tại Potsdam, một lần khác là vào
ngày 22 tháng Chín. Phía Việt Nam cho biết họ sẵn sàng gánh chịu phí tổn
của chuyện dẫn độ.
Ông Thủ tướng Việt Nam gửi một bức
thư cho bà Angela Merkel. Bà nữ thủ tướng trả lời rằng cơ quan tư pháp
độc lập mới là nơi quyết định việc dẫn độ. Sau đó, bà trực tiếp được ông
Thủ tướng đề cập vấn đề, vào đầu tháng Bảy, bên lề Hội nghị thượng đỉnh
G20 tại Hamburg.
Từ rất lâu, các cơ quan có chức
năng tại Đức đã nhận thấy mức độ nghiêm trọng của sự vụ. Họ cho rằng rất
có thể Trịnh Xuân Thanh sẽ phải đối chọi với một tiến trình xét xử mang
tính chính trị. Yêu cầu dẫn độ không hoàn chỉnh về pháp lý, lời cáo
buộc lại mơ hồ: Trịnh Xuân Thanh bị cho là người cầm đầu một công ty nhà
nước đã làm ăn thua lỗ khoảng 130 triệu Euro. Lệnh bắt giam thậm chí
còn không có chữ ký của một thẩm phán.
Vì thế, các nhà chức trách quyết
định không bắt giữ người bị truy tìm. Họ chỉ ra lệnh điều tra về nơi trú
ngụ của anh ta. Tức là chỉ để tìm xem anh ta đang sống ở đâu.
Nhưng phía Việt Nam vẫn không
lỏng tay: Họ thông báo cho phía Đức địa chỉ các nơi được cho là người bị
truy lùng đang lưu trú, họ cho biết cả các số điện thoại và ảnh của
biển số xe, những thứ có thể dẫn đến chỗ anh ta.
„Sau này“, đó là lời khai trước
tòa của một nhân viên Tổng cục hình sự liên bang BKA phụ trách việc truy
nã cùng với Interpol, „những điều trên quả thực có làm cho chúng tôi
ngạc nhiên“. Có rất nhiều những hiểu biết chi tiết được chắp nối một
cách kỹ lưỡng. Đó phải là kết quả làm việc của cơ quan mật vụ.
Hoàn toàn không có những chỉ dấu
cho thấy là phía Việt Nam đã công khai tuyên bố: Nếu quý vị không dẫn độ
Trịnh Xuân Thanh, thì chúng tôi sẽ bắt cóc anh ta. Nhưng lại có những
tin đồn. Liệu đã có ai đó suy tính đến chuyện phải bảo vệ nhân vật xin
tỵ nạn này không? Đối với câu hỏi này, Bộ ngoại giao, Bộ nội vụ, Tổng
cục bảo vệ hiến pháp và Tổng cục tình báo hoàn toàn nín tiếng. Giới an
ninh chỉ cho biết rằng, Tổng cục bảo vệ hiến pháp- nơi phụ trách công
việc chống gián điệp trong nội địa, đã không nhận được thông tin gì từ
phía Tổng cục tình báo. Họ chẳng được thông báo rằng đã có những nhân
vật tình báo với tên tuổi rõ ràng đã đi vào nước Đức. Nhưng việc một cơ
quan mật vụ nước ngoài dám làm một hành động như vậy, thì quả thật là
không ai có thể mường tượng được.
Thực ra thì cũng đã có những chỉ
dẫn cho thấy mật vụ Việt Nam đã nhiều lần bắt cóc công dân của họ ở nước
ngoài. Nhưng đó là ở Đông Nam Á, một nơi xa tít. Một vụ bắt cóc của một
cơ quan mật vụ nước ngoài diễn ra ngay tại Đức- người ta chỉ biết những
chuyện như vậy mới nhất là xẩy ra vào cuối thời kỳ Chiến tranh lạnh.
Giữa Đức và Việt Nam tồn tại mối
quan hệ có người gọi là „thực dụng“, có người gọi là „tốt đẹp“. Năm
2011, bà Thủ tướng liên bang Merkel và Thủ tướng Việt Nam hồi đó đã thoả
thuận với nhau về một quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước. Các bộ
tư pháp hợp tác chặt chẽ với nhau, các phái đoàn Đức đều đặn sang thăm
Việt Nam, và ngược lại cũng vậy. Và có một điều không nên quên: Cho đến
năm 1989, chính Bộ an ninh quốc gia (Stasi) của Cộng hoà dân chủ Đức đã
giúp Việt Nam hiện đại hoá hệ thống mật vụ.
Việt Nam, đó là điểm thả neo của
Phương Tây trong khu vực. Các cơ quan tình báo Đức và Mỹ rất coi trọng
việc gìn giữ quan hệ với Hà Nội, để từ đó có thể biết nhiều hơn về Trung
Quốc. Điều này có lẽ là quan trọng hơn một vụ xúc phạm ngoại giao. Và
quan trọng hơn so với số phận một kẻ xin tỵ nạn.
Và thế là Vũ Quang Dũng- một nhân
viên mật vụ đã từng tham gia khóa học tiếng tại Đức, lại được đưa vào
cuộc. Nước Đức vẫn thường xuyên mở các khoá học tiếng Đức cho nhân viên
cơ quan an ninh của các quốc gia đang còn lỏng lẻo về luật pháp và an
ninh. Cái đó được gọi là Trợ giúp đào tạo. Có điều là mối quan hệ này
không bao giờ chỉ mang lại lợi lộc cho một phía.
Vào tháng Tư 2017 Vũ Quang Dũng
xin cấp Visa sang Đức. Với giấy giới thiệu của một nữ nhân viên Tổng cục
tình báo Đức BND tại Hà Nội. Mục đích chuyến đi Đức: „Hội đàm với Phó
giám đốc BND“. Một lịch hẹn với giới chức cao nhất.
Một người đàn ông khác cũng đã
được nước Đức đào tạo: Đó là Lê Thanh Hải, anh ta là nhân viên liên lạc
của công an Việt Nam tại Berlin, tức là đầu mối liên hệ đối với các nhà
chức trách Đức. Năm 2012, tại Berlin, anh ta tham gia một chương trình
đào tạo có học bổng của Tổng cục cảnh sát hình sự liên bang. Chương
trình đào tạo bao gồm học tiếng Đức, thảo luận, thực tập. Chi phí cho
anh ta, theo Bộ nội vụ, là hơn 22.000,- Euro.
Cả Lê Thanh Hải cũng tận dụng
những mối quan hệ của mình. Anh ta chính là người năm 2016 đã chuyển đến
nhà chức trách Đức những chỉ dẫn cho việc truy nã. Anh ta là người đã
đến gặp cơ quan Cảnh sát liên bang. Khi mọi cố gắng không có kết quả,
vào ngày 25 tháng Bảy- hai ngày sau vụ bắt cóc, anh ta lên chiếc xe
Passat của mình, màu xanh, mang biển số ngoại giao 0-147-15, cùng với Vũ
Quang Dũng và những người khác trong một đoàn xe- bị nghi là chở nạn
nhân bị bắt cóc, đi đến Brno; từ đó, nạn nhân bị đưa tiếp về Slovakia.
Hai tháng sau vụ bắt cóc, Tổng
cục tình báo gửi trả lời cho Tổng cục cảnh sát hình sự liên bang: „Không
có những phát hiện có giá trị trước tòa“ về việc Trịnh Xuân Thanh bị
truy bức chính trị. Họ cũng hầu như không đưa những thông tin về vị thế
chính trị và quan hệ phe cánh trên chính trường của anh ta, về các biện
pháp hành sử của ban lãnh đạo Đảng đối với các đối thủ chính trị và về
tiến trình tố tụng hình sự đối với nạn nhân. Tất cả đề trắng trơn.
Lê Thanh Hải, nhân vật từng nhận
học bổng của Tổng cục cảnh sát hình sự liên bang, hiện nay vẫn ngụ tại
Berlin. Anh ta có quyền miễn trừ ngoại giao. Và Vũ Quang Dũng cho đến
hôm nay vẫn là đầu mối liên hệ của Tổng cục tình báo liên bang tại Hà
Nội.
Chương 5: Thỏa thuận
Sáng sớm ngày 29 tháng Bảy, sáu
ngày vụ bắt cóc, có một nhóm nhân vật bất thường đến xà lim số 12 trong
trại giam B14 tại Hà Nội. Một vị tướng của Bộ công an được tháp tùng bởi
giám đốc trại giam cùng với nhiều lính canh và một bác sỹ của nhà tù.
Họ đến gặp Trịnh Xuân Thanh. Điều này được kể lại bởi Nguyễn Văn Đài,
một Luật sư đòi nhân quyền bị giam trong một xà lim gần đó và cách đây
một vài tuần đã được xuất cảnh sang Đức. Trong một tiệm Cafe gần
Frankfurt am Main, anh thuật lại những ngày tù của mình.
Ở trại giam, mỗi tù nhân được phép
có người thân vào thăm mỗi tháng một lần. Tất cả các trao đổi chuyện
trò đều bị theo dõi. Phần đa tù nhân đều đọc sách hoặc chạy tại chỗ
trong xà lim để giữ gìn sức khoẻ. Họ chỉ được ra khỏi xà lim để đi trả
lời các câu hỏi của điều tra viên. Vẫn là các câu hỏi cũ. Và kéo dài vài
tiếng đồng hồ.
Mặc dù thế, tiếng đồn về người tù nhân nổi tiếng mới đến đã lan khắp trại giam.
Nếu không có lính canh đứng gần,
các tù nhân nói chuyện với nhau qua cửa sổ, từ xà lim này sang xà lim
khác. Đó là kênh truyền thông ngầm. Nhưng Trịnh Xuân Thanh đã không phản
ứng khi nhà tranh đấu nhân quyền Nguyễn Văn Đài tìm cách bắt chuyện với
anh ta.
Đến hôm nay thì những phiên xét
xử Trịnh Xuân Thanh đã kết thúc, anh ta nhận hai án chung thân. Bộ ngoại
giao (Đức) đã đòi hỏi là không có án tử hình đối với anh ta. Vào tháng
Năm, anh ta đã rút lại đơn kháng án. Vì không hy vọng rằng sẽ có một
phiên xét xử công bằng, nữ luật sư người Đức của anh ta cho biết như
vậy. Và cũng có thể vì một điều đã chắc chắn từ lâu, rằng tự do của anh
ta không được quyết định tại tòa (Hà Nội).
Cuối tháng Sáu, bên lề một buổi
họp mặt tại Berlin, vị Tham tán thương mại của Sứ quán Việt Nam đã tiết
lộ một thông tin. Ông ta nói rằng trước đó từ lâu, cụ thể là từ tháng
Mười Hai 2017, đã có một thỏa thuận giữa hai chính phủ. Thỏa thuận về
tiến trình bình thuờng hoá quan hệ giữa hai nước. Nước Đức vẫn luôn luôn
nhấn mạnh rằng, để đạt được điều đó, Trịnh Xuân Thanh phải được thả tự
do. Khi được hỏi về một sự thỏa thuận, Bộ ngoại giao (Đức) không phúc
đáp.
Nếu Trịnh Xuân Thanh được tự do, thì Hiệp định tự do thương mại với EU- một cái rất quan trọng đối với Việt Nam, sẽ có hiệu lực.
Trịnh Xuân Thanh có thể nhập cảnh
vào Đức bất cứ lúc nào. Ngày 5 tháng Mười Hai 2017, gần nửa năm sau vụ
bắt cóc, Tổng cục về di cư và tỵ nạn của liên bang đã cấp quy chế tỵ nạn
cho anh ta.
Phạm Việt Vinh chuyển ngữ. Bản dịch được tài trợ bởi Quỹ taz panter.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét