Thứ Năm, 6 tháng 10, 2022

Trung Nam Group đã tìm được minh chủ mới.

 FB Bùi Thanh Hiếu

Trung Nam Group do anh em nhà Tâm Tiến sau một thời gian kiên trì móc nối quan hệ với chính phủ P.M Chính rút cục đã có những kết quả đạt được đáng kể.

Dưới thời thủ tướng NX Phúc, Trung Nam có quan hệ chặt chẽ với con rể Phúc là Vũ Chí Hùng. Hùng đã dẫn Trung Nam tiếp cận nhiều dự án lớn, nhờ thế Trung Nam dành được dự án chống ngập trị giá 10 ngàn tỷ ở TPHCM, thương vụ béo bở nhất là Trung Nam dưới sự bảo kê của phe ông Phúc đã hốt được dự án vàng Golden Hills ở Đà Nẵng của Trần Bắc Hà thu lợi hàng chục ngàn tỷ so với vốn bỏ ra.

Dưới thời Phúc, Trung Nam còn được cấp đất và cho vay vốn để thực hiện dự án điện mặt trời ở Ninh Thuận.

Lẽ ra ở cương vị người đứng đầu chính phủ, thấy năng lực của Trung Nam thực hiện dự án chống ngập ở thành phố HCM không đâu vào đâu. Ông Phúc phải ngừng chỉ đạo giao cho Trung Nam những dự án khác, thế nhưng ngược lại ông lại còn cố tạo điều kiện cho Trung Nam làm những dự án khác để đến nỗi dự án nào cũng gặp vấn đề.

Dự án 10 ngàn tỷ chống ngập của Trung Nam đến nay vẫn chưa xong, do quá trình thi công đã sử dụng vật liệu của Trung Quốc thay thế cho vật liệu của khối G7. Khi làm bí thư thành phố HCM, ông Thăng đã chỉ đạo thay đổi giám sát dự án này, lập tức Trung Nam sử dụng côn đồ đe doạ khiến các nhân viên giám sát phải viết đơn xin bỏ việc.  Vụ đe doạ này báo chí đã nói đến nhưng do có ông Phúc bao che nên công an không dám điều tra.

Dùng xã hội đen, bạo lực dưới sự che chở của công an giải quyết mâu thuẫn là sở trường đặc trưng của Trung Nam Group, vào năm 2011 Nguyễn Tâm Lộc là em trai Nguyễn Tâm Tiến đã dẫn theo một nhóm người đi trên 2 xe ô tô , đang đêm xông vào nhà dân là anh Nguyễn Tiến Hoà ở quận Hoà Vang, chửi bới kể tội anh này đã dám viết đơn tố cáo xe vận chuyển vật liệu của Trung Nam gây ô nhiễm môi trường, sau đó chém anh Hoà để dằn mặt những người dân khác đã tố cáo Trung Nam.

Hành vi côn đồ, hung hãn có tổ chức, xâm phạm chỗ ở và nhà dân. Nhưng sau 4 tháng sự việc xảy ra, công an Đà Nẵng đình chỉ vụ án này với lý do nạn nhân đã viết đơn bãi nại.

Đến vụ đe doạ công ty giám sát dự án chống ngập, Trung Nam đã làm bài bản hơn và bọc lót với công an trước. Nên khi cho người đến đe doạ bị tố cáo, Trung Nam già giọng vu lại là có nhóm nào đó đã làm vậy để bôi xấu Trung Nam và đề nghị công an điều tra. Công an không điều tra ra nhóm xã hội đen nào cả, nên việc đó vào quên lãng. Chẳng những thế dự án này lẽ ra phải bị xử lý đến nơi đến chốn, tháng 4 năm 2021 trước một tháng phải bàn giao chính phủ cho ông Chính, ông Phúc đã ý kiến chỉ đạo thành phố HCM phải bàn bạc với Trung Nam cách giải quyết để tháo gỡ cho Trung Nam, lý do ông Phúc đưa ra là tiền đã đầu tư làm rồi, giờ để  thoả thuận để Trung Nam đỡ thiệt ( thiệt vì những gian dối khi dùng vật liệu )

Đã cướp được dự án Golden Hills của Bắc Hà với giá rẻ mạt, chưa thoả lòng tham mượn thế ông Phúc , Trung Nam còn tăng diện tích thu hồi đất từ 342 héc ta lên thành 381 hecta. Số đất dư ra này nhà nước không thu được đồng nào, nghiễm nhiên Trung Nam hưởng . Sau đó Trung Nam chia lẻ và bán cho nhiều người. Những người mua phải đất này đã không làm được sổ đỏ, họ đồng loạt làm đơn tố cáo Trung Nam lừa đảo. Bà Lê Thị Kim Nga có mua 125 mét vuông đất của Trung Nam với giá 2,75 tỷ đã nhiều lần làm đơn tố cáo Trung Nam lừa đảo, nhưng chính quyền Đà Nẵng kéo dài thời gian chưa giải quyết. Thử tỉnh 125 mét vuông đã gần 3 tỷ, thử hỏi mấy chục héc ta dư ra kia bán cho bao nhiêu người thì Trung Nam hưởng lợi bao nhiêu tiền?

Dưới sức ép của ông Phúc, cũng như dự án chống ngập, dự án điện mặt trời ở Ninh Thuận của Trung Nam lại phó thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo giải cứu bằng cách buộc bộ Công Thương cho EVN ngồi với Trung Nam bàn bạc làm sao để Trung Nam được thuận lợi.

Những doanh nghiệp khác làm ăn chân chính bị o bế đủ đường, nhưng những doanh nhân maphia tham gia lợi ích nhóm trong bộ máy chính phủ như Trung Nam làm bừa, làm âủ, cướp đất lại hết lần này đến lần khác được chính phủ mới, cũ đưa ra chỉ đạo các bên liên quan phải ngồi bàn bạc. Khác gì bảo kê cho Trung Nam, thủ tướng đã chỉ đaọ ngồi bàn bạc giải quyết thì ai còn dám mang luật, mang quy định ra để buộc Trung Nam phải chịu trách nhiêm nữa.

Cứ tưởng chính phủ mới của ông Chính sẽ liêm chính và công minh thế nào, không ngờ thủ đoạn tiền và quan hệ thân thích của Trung Nam hữu dụng đối với bất cứ quan chức nào của chế độ này. Dù ra rả thế nào về liêm chính, nhưng đằng sau các quan chức vẫn phải bắt tay với doanh nhân maphia để chia chác tài nguyên của đất nước.

 Và cuối cùng thì Trung Nam group của đã tìm được minh chủ mới, hay nói cách khác là đã mua chuộc được chính phủ mới.


Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2022

Những nạn nhân trong vụ án Thiền Am

 https://nguyenvantuan.info/2022/07/09/nhung-nan-nhan-trong-vu-an-thien-am/

Nhóm luật sư đại diện Thiền Am mới công bố một loạt  video [1-4] bàn về những ‘nạn nhân’ trong vụ án Thiền Am. Thấy những sự việc mô tả trong video rất thú vị, nên tôi tóm tắt những thông tin chánh trong cái note này, trước là cho tôi, và sau là chia sẻ cùng các bạn nào quan tâm đến vụ án.

Như các bạn đã biết, 6 người trong Thiền Am bị cáo buộc phạm tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” được ghi trong Điều 331 Bộ luật hình sự. Nói ngắn gọn, họ bị tội hình sự (chứ không phải dân sự).


Họ không bị cáo buộc bất cứ tội nào khác. Thế nhưng trên báo chí và truyền thông của Nhà nước thì họ bị cáo buộc vài tội danh khác. Mà, báo chí nói thì trích từ lãnh đạo cơ quan công an. Các luật sư làm đơn yêu cầu công an giải thích, nhưng lời giải thích của công thì không thoả đáng, thậm chí hiềm nghi và khó chịu.


Và, chính vì cái tội danh hình sự này là một chủ đề của rất nhiều bàn luận, thắc mắc, ngỡ ngàng của công chúng trong và ngoài nước. Để hiểu tại sao thắc mắc và ngỡ ngàng, chúng ta cần phải theo dõi 4 video clip mà nhóm luật sư đại diện Thiền Am lí giải. Vậy ai là nạn nhân? Xin thưa, 3 người/đối tượng tự xem mình là “nạn nhân” và muốn đưa 6 người Thiền Am vào tù là:


ông Thích Minh Thiện (tên thật là Trương Ngọc Toàn), Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An;

ông Thích Nhật Từ (tên thật là Trần Ngọc Thảo), Phó Viện trưởng Thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, trụ trì Chùa Giác Ngộ tại TPHCM; và

cơ quan công an huyện Đức Hoà.

Nhưng ngoài 3 ‘nạn nhân’ trên, còn có vài nạn nhân (không có ngoặc kép) khác nữa trong Thiền Am. Đây là những người không có dính dáng gì đến vụ án, nhưng lại trở thành nạn nhân thê thảm nhứt của công an, những kẻ côn đồ, và cả chức sắc tôn giáo. Đó là những chú tiểu và cô Bùi Ngọc Trâm (người chăm sóc các trẻ em mồ côi trong Thiền Am).  Các luật sư bàn về từng nạn nhân một, và tôi tóm tắt những ý hay thông tin chính dưới đây.


‘Nạn nhân’ 1: Thích Minh Thiện đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An

Theo cáo trạng thì những bị can thuộc Thiền Am có những cách hành xử, nghi thức xâm phạm Đức Phật. Có ý kiến cho rằng những tượng Phật mà Thiền Am thờ cúng là bất hợp pháp.


Ông Thích Nhật Từ còn tố giác rằng Thiền Am đã “xúc phạm Đức Phật, mạo danh Đức Phật, làm ảnh hưởng đến hoạt động tôn giáo“.


Nhưng các luật sư xác định rằng Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An không đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Các luật sư hỏi Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An có đại diện cho Đức Phật hay không?


Thật ra, câu hỏi quan trọng hơn: Ai là Phật? Nên nhớ rằng Phật không phải là ‘Thượng Đế’ ở trên trời (như nhiều người nghĩ); Phật là người thật, người đã hoàn thiện được các phẩm chất tích cực và loại bỏ mọi phẩm chất tiêu cực. Người thường như chúng ta nếu tu tập tốt vẫn có thể trở thành Phật. Phật không phải chỉ là 1 cá nhân.


Do đó, các luật sư bác bỏ rằng tố giác của ông Thích Nhật Từ là vô căn cứ.  Các luật sư còn đưa ra nhận xét rằng ông Thích Nhật Từ không có tư cách để phán xét những người trong Thiền Am vì ông ấy là người theo Phật giáo (cũng như người viết bài này), còn những người trong Thiền Am họ tu theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Ông Thích Nhật Từ phản bác rằng người theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương không cạo đầu, nhưng trong thực tế thì có người cạo đầu và mặc pháp phục. Phật Giáo khác với Bửu Sơn Kỳ Hương, và không thể áp đặt nghi thức của tôn giáo này (Phật Giáo) trên một tôn giáo khác (Bửu Sơn Kỳ Hương).


Theo các luật sư, ông Thích Nhật Từ và Thích Minh Thiện có thể nghĩ rằng Phật là của riêng họ, nhưng điều này sai vì Bửu Sơn Kỳ Hương (và nhiều tôn giáo khác) cũng thờ Phật và lấy triết lí Phật làm nền tảng.


Họ (các luật sư) còn tiết lộ rằng ông Thích Nhật Từ đã nhiều lần lôi kéo Thiền Am vào Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Và, khi Thiền Am không chịu theo Giáo hội của ông ấy, thì ông ấy quay sang bôi nhọ họ và vu cáo rằng Thiền Am xúc phạm Phật giáo. Các luật sư chỉ ra rằng hành vi lôi kéo, đe doạ của ông Thích Nhật Từ là một sự đàn áp tôn giáo và vi phạm pháp luật.


Tóm lại, đây là một cáo buộc yếu ớt nhứt, và theo biện luận của luật sư, người gọi là ‘nạn nhân’ có thể là chính là người vi phạm luật pháp, và ‘bị can’ (Thiền Am) mới chính là nạn nhân.


‘Nạn nhân’ 2: Cơ quan công an huyện Đức Hoà

Trong video 2 các luật sư bàn về nạn nhân thứ hai là cơ quan công an huyệt Đức Hoà, nhưng câu chuyện khá phức tạp. Tôi phải nghe 2 lần và đối chiếu với những gì tôi hỏi các cá nhân liên quan mới nắm được diễn biến và nguồn cội của sự việc. Câu chuyện có liên quan đến không chỉ công an, mà còn các nhân vật như ông Võ Văn Thắng và bà Đoàn Thị Tuyết Mai và con của hai người là cô Võ Thị Diễm My.


Cô Diễm My là bạn của Lê Thanh Huyền Trân (một thành viên trong Thiền Am), người từng đoạt giải Quán quân trong kì thi “The Voice”. Huyền Trân là trẻ mồ côi được ông Lê Tùng Vân nuôi dưỡng và cho đi học. Diễm My muốn ở lại Thiền Am để phụ giúp chăm sóc các trẻ mồ côi trong đó, nhưng ông Lê Tùng Vân không chịu vì chưa có sự đồng ý của ông Thắng và bà Mai. Sau này, ông Thắng và bà Mai đồng ý cho Diễm My ở Thiền Am, nên ông Lê Tùng Vân đã làm thủ tục đăng kí hộ khẩu cho cô ấy.


Tưởng như vậy là yên, ai ngờ vài ngày sau (10/10/2019) ông Thắng và bà Mai nhân danh “tìm con” dẫn một nhóm côn đồ chừng 50 người xông vào Thiền Am, khủng bố, đập phá tài sản, hành hung gây thương tích cho một số người trong Thiền Am, và cướp tiền mặt hàng trăm triệu và tài sản của những thành viên trong Thiền Am. Khi công an đến lập biên bản, Thắng & Mai tỏ ra biết lỗi và đã xin lỗi nhưng tài sản và tiền bạt thì đã mất. Diễm My không có mặt trong Thiền Am hôm đó.


Đến ngày 12/12/2019, Thắng & Mai tác động đến công an huyện Đức Hoà để mời Diễm My và bà Cao Thị Cúc (chủ hộ Thiền Am) lên ‘làm việc’ liên quan đến sự vụ ngày 10/10/2019. Có vài thành viên của Thiền Am đi theo lên cơ quan công an Đức Hoà. Nhưng thay vì làm việc, họ tách biệt Diễm My và bà Cúc. Mấy người của Thiền Am chờ lâu quá mà không thấy Diễm My xuất hiện, nên họ bắt đầu cuống cuồng (vì sợ bị cáo buộc là làm mất Diễm My). Khi hỏi công an viên Trần Quốc Thắng thì ông này nói là Diễm My đã theo gia đình về nhà!


Quá bức xúc trước cách hành xử của công an huyện Đức Hoà, mấy người của Thiền Am làm đơn khiếu nại lên Bộ Công An tại TPHCM và họ làm video để trần tình sự việc, với ý định là sự mất tích của Diễm My không phải do họ mà ra. Trong video, họ có tri hô rằng công an bắt cóc Diễm My và yêu câu trả Diễm My. Trong video, ông Lê Thanh Nhất Nguyên nói:


“Yêu cầu công an trả Diễm My ra đây, mấy anh bắt cóc Diễm My vậy rồi mấy anh đổ lỗi cho tôi …” và “Nếu mà cái kết quả là không có đủ cơ sở để mà cáo buộc tội trạng xâm phạm gia cư bất hợp pháp hay các tội trạng trong này, tức là đây là một sự việc bỏ lọt tội phạm trầm trọng vô cùng chứ không phải thường.”


Công an huyện Đức Hoà vin vào câu nói đó và cho rằng họ là đối tượng bị hại, là ‘nạn nhân’ của Thiền Am.


Thật ra, câu chuyện tôi kể trên là phiên bản của công an. Còn phiên bản thật (người thật việc thật) thì rất khác. Trong một video clip phát ngày 1/11/2020, Diễm My lên mạng cho biết chính công an đã bắt cóc cô ấy, kéo lên một xe cứu thương và chở thẳng về nhà ông Thắng và bà Mai:


“… Tôi là cái người bị bắt cóc. Người công an ở phía sau ôm tôi vào lòng, hai tay ôm chặt, đè lên vú của tôi. Cái thằng đó tên là Bình. […] Tại sao nó dám đụng chạm đến thân thể con gái của tôi. Luật pháp nào cho phép nó làm điều đó […] Chính công an Bình, công an Thắng, và cả mấy chục công an trong cái đồn công an huyện Đức Hoà mới là tội phạm.”


Các luật sư biện luận và nhận định như sau:


Câu nói ‘công an bắt cóc’ của Lê Thanh Nhất Nguyên là không hợp lí. Tuy nhiên, luật sư cũng hiểu được nỗi bức xúc của Nhất Nguyên và những người trong Thiền Am khi thấy người mà họ chăm sóc (Diễm My) được mời lên đồn công an và không thấy trở về, họ cảm thấy có trách nhiệm. Từ đó, họ đã có một phản ứng không đúng. Nhưng phản ứng đó, tiểu tiết đó (câu nói ‘bắt cóc’) có đáng để tạm giam bị can suốt 6 tháng và cáo buộc là vi phạm điều luật 331?

Việc công an viên Trần Quốc Thắng mời bà Cúc và Diễm My đến trụ sở công an huyện làm việc là hợp pháp và đúng theo chức năng của ông. Nhưng vấn đề là ông Trần Quốc Thắng không khai báo tại cơ quan an ninh điều tra tại huyện Đức Hoà rằng ngày hôm đó ông thụ lí tin báo của ông Võ Văn Thắng và bà Đoàn Thị Tuyết Mai và tiến  hành mời bà Cúc và Diễm My đến trụ sở làm việc.

Các luật sư nói rằng công an viên Trần Quốc Thắng đã “phục vụ cho ý đồ đen tối của ông Võ Văn Thắng và bà Đoàn Thị Tuyết Mai dẫn đến sau này xảy ra nghi án hành vi bắt giữ người trái phép của ông ông Võ Văn Thắng và bà Đoàn Thị Tuyết Mai và một số người khác. Trong đó có liên quan đến 1 xe cấp cứu được cho là phương tiện gây án đã đến trụ sở công an huyện Đức Hoà để can thiệp và cưỡng chế trái phép cô Diễm My trở về nhà nhằm tạo điều kiện cho ông Thắng giam giữ người.“

Ông Võ Văn Thắng và bà Đoàn Thị Tuyết Mai đã nhiều lần xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của những người sống trong hộ của bà Cao Thị Cúc. Những hành động này diễn ra liên tục và có tổ chức, gây thiệt hại nghiêm trọng đến họ. Những sự vi phạm này đã được ông Thắng thổ lộ là ông đã ấp ủ từ tháng 10/2019, và diễn ra cho đến sau ngày 12/12/2019.

Ngày 10/10/2019, vợ chồng ông Thắng bà Mai dẫn một nhóm côn đồ tấn công vào Thiền Am. Họ khủng bố những người trong Thiền Am một thời gian, và một tên côn đồ tên là Vinh Hoá (nữ) gây ra thương tích đến 13% cho một người trong Thiền Am là Lê Thanh Nhị Nguyên. Cuộc khủng bố này có sự tiếp tay của công an, cán bộ an ninh, nhóm thám tử tự xưng, một số youtuber, và trang Đạo Phật Ngày Nay nhằm (1) điều tra, xác minh, kiểm tra và theo dõi trái phép khu vực Thiền Am; (2) tiếp tay ông Thắng dàn cảnh đưa cô Diễm My và bà Cúc rời khỏi nhà đến cơ quan công an để ông thực hiện hành vi tội phạm; (3) tiếp tay ông Thắng để bảo vệ vòng ngoài tránh người quá khích hay người tò mò; (4) có truyền thông thông báo rằng sự việc đó là hợp pháp chứ không phải như những người nạn nhân (Cao Thị Cúc) trình bày.

Ngoài hành vi xâm phạm nơi ở, huỷ hoại tài sản, trộm cắp tài sản trong ngày 10/10/2019, ông Thắng và Mai còn có hành vi bắt giữ người trái pháp luật vào ngày 12/12/2019 (ý nói bắt và giam giữ Diễm My). Theo chính lời ông Thắng, hành động vi phạm pháp luật của ông có sự tiếp tay của rất đông người, trong đó có các cán bộ thuộc cơ quan công an, kể cả cơ quan an ninh điều tra và cả một số người tự xưng là ‘lực lượng thám tử’, và tổ chức này theo ông Thắng nói là có ‘trên mấy chục người.’

Có một hành vi vi phạm nghiêm trọng: đó là ông Thắng cho biết đã nhờ cán bộ an ninh lắp đặt một camera trái phép trong căn hộ bên cạnh để theo dõi 24/24 toàn bộ các động tĩnh, người ra, người vào liên quan đến căn hộ bà Cao Thị Cúc (tức Thiền Am).  Đây là một xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do cá nhân của con người và trong đó đáng lên án (là theo lời ông Thắng) ông được cổ suý bởi chính những cán bộ cơ quan công an, trong đó kể cả lực lượng an ninh.

Trang web “Đạo Phật Ngày Nay” đã loan tin sai sự việc rằng ngày hôm đó, bà Cao Thị Cúc đã có tờ cam kết gởi đến công an đồng thời tự nguyện đưa cô Diễm My đến giao trả cho Võ Văn Thắng và bà Đoàn Thị Tuyết Mai. Nếu thông tin này đúng, các luật sư đề nghị trang Đạo Phật Ngày Nay cung cấp toàn bộ thông tin đến cơ quan an ninh điều tra, Toà án, hoặc các luật sư tham gia vụ án. Nếu không có thông tin thì trang Đạo Phật Ngày Nay phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu như sự việc được làm rõ.

Các luật sư đề nghị các cơ quan hữu trách cần phải làm rõ những cán bộ công an, cán bộ an ninh nào đã tiếp tay cho ông Thắng và bà Mai thực hiện những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật như vậy, và những cán bộ nào đã có hành vi bao che cho việc vi phạm pháp luật của ông Thắng và bà Mai, trong đó có việc xâm phạm quyền tự do của cá nhân, bằng cách lắp đặt camera trái phép và sử dụng một số thiết bị được xem là của cơ quan an ninh để thực hiện cái mục đích của ông Thắng.


Các luật sư hỏi có hay không có hành vi bắt giữ người (Diễm My) trái phép vào ngày 12/12/2019, và qua đó có sự tiếp tay của ông Trần Quốc Thắng (điều tra viên cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Đức Hoà) và một số người khác, trong đó có cả sự tiếp tay của người lái xe cấp cứu và trang mạng “Đạo Phật Ngày Nay”.


Các luật sư nói rằng những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có tổ chức, liên tục, nhiều tội danh của ông Thắng, bà Mai, và đồng bọn và tổ chức tôn giáo cần phải được xác minh và làm rõ.


Các luật sư nhận xét rằng sự việc côn đồ kéo đến nhà mà công an không xử lí là một sai lầm. Nếu như ngày 10/10/2019 những hành vi vi phạm pháp luật trắng trợn của ông Võ Văn Thắng được xử lí nghiêm minh, kịp thời, không bỏ sót tội phạm thì không xảy ra sự kiện ngày 12/12/2019 hay sự kiện ngày 11/12/2020. Việc bỏ qua hành vi như thế sẽ dấy lên một hiện tượng xã hội. Ngay cả luật sư cũng bị người xâm nhập hay stalk văn phòng. (Xâm phạm chỗ ở. Lắp đặt camera là vi phạm nghiêm trọng quyền tự do cá nhân). Họ đề nghị những người vi phạm phải được xử lí nghiêm.


‘Nạn nhân’ 3: Thích Nhật Từ

Trong video thứ 3, các luật sư bàn về cáo buộc của ông Thích Nhật Từ, người được xem là một ‘nạn nhân’.Theo bản kết luận điều tra của công an tỉnh Long An, ông Thích Nhật Từ đệ đơn đề ngày 24/11/2021 tố cáo rằng ông Lê Tùng Vân và Lê Thanh Hoàn Nguyên đã


“có lời nói xúc phạm cá nhân ông Thảo, làm nhiều video báng bổ Đức Phật và có dấu hiệu vi phạm pháp luật.“


Vẫn theo công an Long An bằng chứng là một video clip phát trên youtube ngày 5/8/2021. Trong video đó, bé Nghi Tâm bịt mắt đọc làu làu 541 câu kinh. Trong đó, có một thông tin cho là xúc phạm danh dự cá nhân ông Thích Nhật Từ (không liên quan gì đến tôn giáo). Theo công an, bị can Lê Thanh Hoàn Nguyên được cho rằng đã nói: 


“Cái tánh tôi y hệt như sư phụ tôi. Sư phụ tôi hả, nếu Giáo hội Phật giáo nói đúng, sư phụ nghe; Giáo hội nói tầm bậy thì sư phụ ngồi trước mặt cơ quan công an sư phụ nói cái ông Nhật Từ ngu như bò. Vậy thôi.” 


Các luật sư cho rằng câu “ngu như bò” là không hợp lí, là sai. Nhưng họ cũng nói thêm rằng cái sai đó chỉ qua xin lỗi là xong chứ không phải là tội hình sự hay đi tù. Các luật sư cũng đã đại diện thân chủ xin lỗi ông Thích Nhật Từ.


Tuy nhiên, Hoàn Nguyên thốt ra câu nói đó cũng có căn nguyên đằng sau. Căn nguyên là ông Thích Nhật Từ trước đó đã vu khống, bịa đặt và xúc phạm những người trong Thiền Am một cách liên tục.


Trong một video thuyết pháp được phát tán từ youtube và các nền tảng xã hội khác, trước rất nhiều người nghe và [có lẽ] hàng triệu người xem, ông Thích Nhật Từ nói rằng những người trong Thiền Am phạm tội loạn luân. Ông dẫn lại lời của báo chí Nhà nước và nhà chức trách khẳng định rằng những người trong Thiền Am là loạn luân, và nhà chức trách chưa muốn công bố vì nhân đạo mà thôi. Ông Thích Nhật Từ còn đe doạ rằng ai dám phản đối thì ông sẽ phanh phui sự thật này. Nhưng các luật sư khẳng định những phát biểu đó của ông Thích Nhật Từ là hoàn toàn là bịa đặt, vì Thiền Am không hề phạm tội loạn luân.


Theo cách lí giải của luật sư, ông Thích Nhật Từ có thể bị xúc phạm hay là nạn nhân, nhưng những gì ông ấy xúc phạm những người trong Thiền Am thì còn gấp 100 hay 1000 lần. Nói cách khác, người của Thiền Am mới chính là nạn nhân của những vu khống, bịa đặt và xúc phạm của ông Thích Nhật Từ.


Trong Đơn Kêu Oan của Thiền Am, có đoạn viết:


“[…] thậm chí có một vị chức sắc tôn giáo (ý nói Thích Nhật Từ), có tiếng tăm, có uy tín và cũng tham gia hoạt động Youtube cũng úp mở kiểu ‘người ta biết, người ta đã nắm các chứng cứ, nếu ngoan, nếu im lặng thì người ta sẽ bỏ qua vì nhân đạo, còn nếu chống đối, cứng đầu thì người ta sẽ phanh phui, sẽ công bố và xử lý…‘, và ông ấy cứ ra rả ngày này qua ngày khác, thậm chí đe dọa, xúc phạm một số kênh Youtube có ý bênh vực chúng tôi và cổ súy, kích động những kênh đối lập đang công kích, nhục mạ, bôi nhọ thậm chí chửi bới chúng tôi chỉ nhằm câu view kiếm tiền.“


Các luật sư nhận xét rằng ông Thích Nhật Từ đã nhiều lần lên mạng dùng youtube và facebook đưa ra những cáo buộc rằng có ‘loạn luân’ trong Thiền Am. Các luật sư trích dẫn lời nói của ông Thích Nhật Từ cáo buộc rằng 5 chú tiểu (nổi tiếng với chương trình Thách Thức Danh Hài) có mẹ ruột là những sư cô trong Thiền Am, và các sư cô đó là con ruột của ông Lê Tùng Vân. Ông Thích Nhật Từ còn nói rằng:


“cái vụ thử máu vừa qua cho ra kết quả và đài truyền hình Long An đã công bố kết quả này, các tờ báo quan trọng đã đưa tin.“


Sau khi trích dẫn lời phát biểu đó của ông Thích Nhật Từ, các luật sư nhận định như sau:


“Những hành vi đó là tội ác. Chúng tôi nhắc lại là tội ác, cần phải trừng trị.“


Những nạn nhân bất ngờ

Trong video thứ 2, các luật sư còn đề cập đến những nạn nhân thật, những nạn nhân mà họ gọi là ‘bất ngờ’. Nói theo tiếng Anh, họ là “collateral victims”, những người chẳng dính dáng gì đến vụ án nhưng lại trở thành nạn nhân của công an và cơ quan công quyền huyện Đức Hoà. Câu chuyện rất đau lòng. Các nạn nhân bất ngờ trong vụ án Thiền Am là:


Năm Chú Tiểu

cô Bùi Ngọc Trâm

Sau khi được trao giải nhứt trong chương trình Thách Thức Danh Hài, 5 chú tiểu được một công ti truyền thông mến mộ và giúp lập ra một kênh video có tên là “5 Chú Tiểu”. Kênh Năm Chú Tiểu được sự yêu mến của rất nhiều khán giả trên khắp thế giới, và nay đã có hơn 2.1 triệu người theo dõi.


Hiện nay, thu nhập chánh của Thiền Am là Kênh Năm Chú Tiểu. Các luật sư đoán rằng cứ mỗi 10,000 lượt xem thì kênh Năm Chú Tiểu có thể được hưởng 3600 đồng. Thành ra, cho dù có được 1000,000 lượt xem thì kênh Năm Chú Tiểu cũng chỉ được chừng 3.6 triệu đồng. Mỗi tuần, họ sản xuất vài video và thu hút rất nhiều người xem và do đó có tiền trang trải cho sinh hoạt trong Thiền Am. Nhờ nguồn thu nhập này mà Thiền Am có tiền nuôi dưỡng 35 con người trong đó.


Thế nhưng các luật sư cho biết trong ‘đơn tố cáo’, có người còn đòi đóng cửa kênh Năm Chú Tiểu, nhưng cách viết của họ còn tỏ ra một sự ganh tị rất đáng thương.  Các luật sư cho biết với mức thu nhập như thế Năm Chú Tiểu là một


“sự ham muốn của rất nhiều người, chưa kể các đơn vị truyền thông muốn cạnh tranh sự ảnh hưởng đó, ngay cả một số cơ sở liên quan đến tôn giáo có những cái nét mà chúng tôi nghĩ là họ so bì, họ ganh ghét với cái lượng theo dõi như vậy. Nên ngay trong cái đơn từ của họ, họ cũng không quên nhắc đến cái lượng khán giả theo dõi và ủng hộ, họ còn đề cập luôn thu nhập như thế nào, trong khi đó thì đó là việc hoàn toàn riêng tư, nó chẳng liên quan gì đến Điều 331, thậm chí chẳng liên quan gì đến tội danh mà họ cố tính vu khống cho Thiền Am.”


Hiện nay, các luật sư đang tìm sự hỗ trợ của các chuyên gia và nhà hảo tâm nhằm duy trì kênh Năm Chú Tiểu.


Nhân phẩm và quyền tự do bị xâm phạm

Một nạn nhân bất ngờ khác là cô Bùi Ngọc Trâm (còn có pháp danh là Chơn Ngọc Xuân), một tình nguyện viên chăm sóc các trẻ em trong Thiền Am.


Cô Trâm làm thủ tục xin con nuôi từ Bệnh viện Từ Dũ. Nhưng chẳng hiểu vì nguyên cớ nào mà công an huyện Đức Hoà nhâ cơ hội đó đã cưỡng chế cô Trâm đi khám phụ khoa ở bệnh viện Xuyên Á.


Dựa vào tin này, một người tên là Trần Quốc Dũ đã làm một loạt video làm nhục cô Bùi Ngọc Trâm với tựa đề “Cô gái ấy đã đắc đạo sau 9 tháng 10 ngày?” Dũ lấy hình ảnh từ mạng, chỉnh sửa, và đăng tải trên youtube kèm theo những lời nói bôi nhọ, hạ nhục cô ấy. Trước đây, Dũ đã từng sản xuất và phát tán hàng ngàn video nhằm bôi nhọ và hạ nhục những người trong Thiền Am. Đây là một hành vi hoàn toàn nhứt quán với Du côn mạng.


Cô Trâm sau đó có đơn tố cáo công an huyện Đức Hoà và Trần Quốc Dũ. Công an huyện Đức Hoà giao cho người đã cưỡng ép cô đi khám phụ khoa “làm việc” với cô Trâm về đơn tố cáo! Điều tra viên này (không thấy nêu tên) nhân dịp này đã


“có hành vi đe doạ người tố cáo [là cô Bùi Ngọc Trâm], gây hoảng loạn tinh thần đối với người tố cáo.“


Khi luật sư đề nghị công an trả lời về vụ việc cưỡng ép cô Trâm đi khám phụ khoa, thì công an có công văn trả lời nhưng sai với những gì cô Trâm báo cáo. Công an trả lời rằng cô Trâm đã đồng ý với khám phụ khoa, nhưng điều này hoàn toàn không đúng sự thật.


Khi cô Bùi Ngọc Trâm tố cáo Trần Quốc Dũ về hành vi làm nhục đến công an huyện Gò Vấp, thì Trần Quốc Dũ không đến trả lời. Thay vì giải quyết lời tố cáo của cô Trâm, công an Gò Vấp đã có những hành động khó hiểu. Họ gởi công văn cho công an Trà Vinh (nơi Dũ sanh ra?) để xác minh lí lịch Trần Quốc Dũ nhưng … chưa có trả lời. Công an Gò Vấp còn yêu cầu công an Nha Trang:


điều tra lí lịch của cô Bùi Ngọc Trâm;

điều tra xem cô Trâm đã có gia đình hay chưa, có sanh con hay chưa?

điều tra xem cô Trâm tham gia Thiền Am từ khi nào, và tên gọi Chơn Ngọc Xuân do ai đặt, có đăng kí không (có sự đồng ý của gia đình)?

tiếp xúc cha cô Xuân là ông Bùi Anh Sĩ để hỏi có mâu thuẫn gì hay không?

điều tra những  người thân trong gia đình của cô Trâm.

Các luật sư nhận xét rằng hành xử của công an Gò Vấp là vô lí. Người tố cáo (tức Bùi Ngọc Trâm) trở thành người bị điều tra!


Thật khó tưởng tượng nổi những hành vi chẳng những vô lí mà còn mang tính trù dập người tố cáo của công an Gò Vấp. Cách hành xử của công an Gò Vấp đối với Trần Quốc Dũ làm cho người bàng quan nhứt cũng phải đặt câu hỏi có sự bao che cho kẻ vi phạm luật pháp một cách trắng trợn.


***


Tóm lại, theo biện luận của các luật sư cả 3 ‘bị hại’ hay ‘nạn nhân’ (Thích Minh Thiện / Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An, Thích Nhật Từ, và cơ quan công an Huyện Đức Hoà) không phải là nạn nhân đúng nghĩa. Các luật sư cho rằng ông Thích Minh Thiện và Thích Nhật Từ đã sai khi xem Đức Phật là thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Cơ quan công an không hề bị hại, mà ngược lại, có những hành vi và hành động bức hại Thiền Am.


Theo luật pháp, hai chữ “nạn nhân” phải được hiểu là “cá nhân bị thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc tài sản do hậu quả của một tai họa xã hội, thiên tai, địch hoạ, một xã hội bất công, phân biệt chủng tộc. […] Nạn nhân của tội phạm là cá nhân, cơ quan, tố chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản do hành vi phạm tội gây ra.” 


Chiếu theo định nghĩa trên, chính những người trong Thiền Am mới là nạn nhân đúng nghĩa. Thật vậy, theo nhận định của các luật sư, Thiền Am đã bị vu khống, xuyên tạc, ám hại trong suốt 3 năm trời bởi những kẻ dùng mạng xã hội (youtube, facebook), những chức sắc tôn giáo, quan chức Nhà nước, và cả báo chí ‘chánh thống’. Họ bị vu cáo là lợi dụng trẻ em, là lừa đảo tiền từ thiện, và nghiêm trọng và kinh tởm hơn hết là ‘loạn luân’. Các luật sư cho biết:


“[Thiền Am] là nạn nhân, là bị hại của một chiến dịch kinh khủng, và của bàn tay tội ác với một thế lực chúng tôi nghĩ rằng rất là mạnh nhưng chúng tôi nghĩ không có nghĩa là mạnh nhứt trong nước Việt Nam này. Tôi dám cam đoan điều đó. Và, bất cứ thế lực nào nếu như vi phạm pháp luật thì chắc chắn sẽ bị lôi ra ánh sáng.“


Một trong những kẻ thủ ác mà các luật sư đề cập đến là ông Thích Nhật Từ. Ông này tuy là một tu sĩ những có những hành vi rất khó giải thích, nếu không muốn nói là lạ lùng. Ông tán dương những người mà ông gọi là “youtuber chính nghĩa”, trong đó có Nguyễn Sin và Trần Quốc Dũ; ông còn vinh danh bà Nguyễn Phương Hằng (người đã bị tạm giam) như là “Bồ tát giữa đời thuờng”, là “Mỹ nhân cứu anh hùng”. Tất cả những nhân vật vừa kể đều có vấn đề với pháp luật. Nguyễn Sin là người đã phát tán những thông tin riêng tư, cá nhân, và cả bản giám định DNA giả tạo lên mạng và đã làm cho những người trong Thiền Am bị công chúng căm ghét một thời gian dài. Trần Quốc Dũ là người đã sản xuất hơn 2000 video chỉ để bịa đặt hay vặn vẹo thông tin nhằm nói xấu và làm nhục Thiền Am. Hành vi của họ hoàn toàn nhứt quán với hành vi của những kẻ tiếng Anh gọi là “Cyberbully” hay Du côn mạng. Hành vi du côn mạng là phạm pháp. Thật khó tưởng tượng nổi những con người như vậy mà được Thích Nhật Từ khen là ‘chính nghĩa’!


Những kẻ thủ ác khác là Võ Văn Thắng và Đoàn Tuyết Mai và đồng bọn. Hai người này, theo các luật sư, đã chủ mưu hãm hại Thiền Am một cách liên tục và trong một thời gian dài. Họ đã kéo hàng 50 côn đồ đến khủng bố Thiền Am, ăn cướp tiền bạc của Thiền Am, hành hung người trong Thiền Am. Họ đã dùng dụng cụ của cơ quan an ninh cung cấp để lắp đặt máy thu hình theo dõi Thiền Am, một hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền riêng tư của người khác. Các luật sư còn cho biết họ (Thắng & Mai) còn bắt giữ người phi pháp, cũng là một trọng tội. Hai người này từng xin lỗi Thiền Am, nhưng đó chỉ là bề ngoài, vì trong thực tế họ đã lên kế hoạch hãm hại Thiền Am một cách có tổ chức.


Các luật sư nhận xét:


“Thông tin về hành vi lừa đảo và loạn luân xảy ra nơi Thiền Am, đặc biệt về hành vi loạn luân là hoàn toàn sai sự thật, là bịa đặt và vu khống do một số Fbker và Youtuber dựng lên có chủ đích và ác ý, khiến cho các thành viên sống tại Thiền Am trở thành nạn nhân bị bức hại qua việc bị vu khống, thoá mạ liên tục, kéo dài với mức độ kinh hồn, bị đám đông quá khích gây hấn, đập phá, gây thương tích, huỷ hoại tài sản … Điển hình vợ chồng ông Võ Văn Thắng và Đoàn Thị Tuyết Mai xúi giục và lôi kéo khoảng 50 người quá khích đến gây án tại Thiền Am hay hàng trăm fan hâm mộ của bà Nguyễn Phương Hằng từng kéo đến Thiền Am phá cổng nhà, gây áp lực lớn cho các thành viên Thiền Am.“


Qua vụ án này, chúng ta thấy người dân ở những nơi mà công an xem thường luật pháp rất dễ trở thành nạn nhân của họ (công an) và những người có thể tác động đến công an. Nhìn vào diễn biến sự việc ở Thiền Am, bất cứ ai có chút công tâm thấy rõ ràng rằng “vụ án Thiền Am” thể hiện một khiếm khuyết mang tính thể chế: đó là không có sự độc lập giữa thiết chế tố tụng, hành pháp, và toà án. Trong môi trường không độc lập giữa 3 thiết chế này thì oan sai xảy ra là điều khó có thể tránh khỏi.


Khám xét hay uy hiếp?


Trong một video khác [5] các luật sư mô tả Thiền Am đã bị ‘khám xét’ (hay tấn công?) một cách ghê gớm, gây hoảng loạn cho những người già và trẻ em trong đó. Ngay cả luật sư có mặt cũng cảm thấy hoảng loạn.


Đó là việc khám xét Thiền Am ngày 7/3/2022 do cơ quan điều tra an ninh tỉnh Long An tiến hành. Các luật sư có mặt hôm đó. Công an nói rằng họ chỉ khám xét nơi ở, nơi cư trú và nơi làm việc của bị can Lê Tùng Vân mà thôi. Thế nhưng trong thực tế, họ huy động một lực lượng hùng hậu cả trăm người, gồm công an, kiểm sát viên, cán bộ hỗ trợ, có chó nghiệp vụ, có xe đặc chủng, có thiết bị phá sóng, có flycam bay vần vũ trên trời, v.v. Cách mô tả của luật sư cho thấy họ uy hiếp những người trong Thiền Am hơn là khám xét.


Các luật sư cho biết trong thời gian hành nghề mấy mươi năm qua họ chưa bao giờ thấy một lực lượng hùng hậu như vậy được huy động chỉ để khám xét chỗ ở và làm việc của 1 bị can. Các luật sư mô tả buổi khám xét như là trong phim hành động Hollywood mà trong đó cảnh sát tấn công vào sào huyệt của bọn trùm ma tuý! Những con chó gầm rú, xông vào từng ngõ ngách trong Thiền Am làm cho mọi người kinh hồn, hoảng loạn. Ngay cả luật sư cũng hoảng loạn vì không biết chuyện gì xảy ra.


Tuy nhiên, những người trong Thiền Am cho biết trước đó (từ ngày 4/1/2022) công an cũng đã bị khám xét không chỉ 1 lần mà nhiều lần, và cũng với một lực lượng còn hùng hậu hơn ngày 7/3/2022. Không chỉ hùng hậu, họ còn cho đóng quân bên ngoài và phong toả các hoạt động thường ngày của Thiền Am. Họ cô lập mọi người trong Thiền Am, họ lùng sục tất cả các phòng ngủ và làm việc của Thiền Am (dù trên danh nghĩa họ nói là chỉ khám xét nơi ở và cư trú của ông Lê Tùng Vân, còn các thành viên khác thì không liên quan). Sau khi lùng sục mọi nơi xong, họ yêu cầu mấy người trong Thiền Am kí tên, nhưng không ai chịu kí vì không biết khám xét gì và tại sao khám xét trong các phòng khác mà không giải thích. Sau vụ ‘khám xét’ đó, Thiền Am mất một số tài sản.


Thật kinh hoàng! Họ xem người dân hiền lành như là những kẻ thù nguy hiểm.


Nếu với những tiểu tiết và lời nói trong lúc bức xúc của những người trong Thiền Am bị toà án huyện Đức Hoà kết tội theo điều khoản 331 thì có lẽ tất cả người Việt Nam đều là tù nhân dự khuyết. Nếu tất cả những bức hại mà những người trong Thiền Am đã là nạn nhân trong suốt 3 năm qua không được giải quyết và những kẻ thủ ác gây tội ác đối với Thiền Am không bị xét xử, thì không một ai ở Việt Nam (ngoại trừ người có quyền thế và tiền) sống trong an bình. Nếu phiên toà sắp tới kết tội những nạn nhân trong Thiền Am là vi phạm điều 331 thì kết cục đó chỉ tích luỹ thêm những án oan, tô thêm những vết máu cho nạn nhân, và vẽ thêm một vết đen trong nền tư pháp mà thôi.


_____


Tham khảo các video của luật sư. Tất cả các câu phát biểu trong note này được trích dẫn từ các video sau đây:

Nhật ký Thiền Am: Nạn nhân thứ nhất (về Thích Minh Thiện và Thích Nhật Từ):
Nhật ký Thiền Am: Nạn nhân thứ hai (về cơ quan công an): https://www.youtube.com/watch?v=e4h6yuRWP4I


Nhật ký Thiền Am: Nạn nhân bất ngờ (về Năm Chú Tiểu và Bùi Ngọc Trâm):
Nhật ký Thiền Am: Nạn nhân cuối cùng (về ông Thích Nhật Từ): https://www.youtube.com/watch?v=FK3TAudYzdI
Nhật ký luật sư: Lời tri ân


Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

Nguyễn Thu Hương - Vợ dắt gái cho chồng chạy dự án (bài của Người Buôn Gió)


Vợ dắt gái cho chồng chạy dự án.
Á hậu Thu Hương là vợ thứ hai của doanh nhân nghìn tỷ Nguyễn Hoài Nam. Nam từng đinh đám khi mua cổ phần một đội bóng Nam Tư cũ.
Thu Hương chính là một tú bà siêu hạng, không phải dạng dắt gái qua đêm mà là dắt gái qua năm cho các đại gia, chính khách. Dướii mác hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp, Thu Hương cấp gái đẹp cho các đại gia, chính khách dưới dạng ký hợp đồng làm việc hay tình nhân. Đẳng cấp và tinh vi hơn những á hậu, hoa hậu khác môi giới bán dâm " tàu nhanh" rất nhiều. Thu Hương lấy lãi từ chỗ đẻ ra quan hệ để chồng chạy dự án, chạy chính sách, móc ngoặc, đi đêm với quan chức.
Vừa rồi Phạm Công Danh đang bị án tù 30 năm tại trại Thạch Hoà, Long An. Bỗng nhiên Danh được chuyển tới viện quân y 175 và nằm điều trị ở khoa mắt. Tại đây Dang có văn phòng làm việc, tiếp khách. Danh có thuê một số người đẹp làm nhân viên, việc của các nhân viên văn phòng này của Danh là tiếp khách từ A đến Z.
Số nữ nhân viên văn phòng chân dài này do vợ chồng nhà Nam Hương cung cấp.
Đây là biến tướng tinh vi của việc môi giới mại dâm, đẳng cấp thượng thừa mà pháp luật không làm gì được. Cũng là một dạng hối lộ tình dục, bản thân Hương cũng tiếp các lãnh đạo miễn phí, tiền trả là những chữ ký có lợi cho chồng Hương.
9000 tỷ mà Phạm Công Danh đốt của đất nước đã vào túi những ai? Mà giờ mang mác đu tù, Danh vẫn phè phỡn như đi an dưỡng với gái đẹp?
Doanh nhân, nhà báo, MC , giám đốc công ty hỗ trợ lãnh đạo doanh nghiệp, á hậu Thu Hương còn là một tú bà siêu đẳng.
Ai là người chịu trách nhiệm xử lý, giải trình về việc Phạm Công Danh đang ở với đám thư ký chân dài kia?
Tin cho biết Danh đi chữa bệnh do đề xuất của Hồ Thanh Đìhh cục trưởng quản lý trại giam.
Việc dùng gái đẹp hối lộ như vậy không biết có phải là mưu của bọn Tàu từ ngàn xưa mà Nam được bọn Tàu ngày nay cố vấn cho hay không. Nhưng không thể không tính khả năng vợ chông Nam Hương là con bài của Hoa Nam nhằm phá hoại đất nước ta qua việc câp gái cho lãnh đạo. Nam có quan hệ rất thân thiết với các doanh nhân gốc Tàu Khựa.




Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2020

Úc: Bê bối chính trị bang Victoria và chuyện 'Vành đai & Con đường'

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-53119999

  • 20 tháng 6 2020

Những bằng chứng "mua bán chức quyền" vừa được báo The Age và Chương trình 60 Minutes của đài ABC phanh phui, khiến Thủ hiến Victoria Daniel Andrews phải sa thải một bộ trưởng, hai bộ trưởng xin từ chức và nhiều chính trị gia đảng Lao Động tại Victoria đang bị cảnh sát và Ủy Ban chống tham nhũng điều tra.
Người Việt tới Úc: Nhớ lại thách thức bước đầu ở Melbourne
Những gương mặt cộng đồng người Việt tị nạn đầu tiên đến Melbourne từ 1976
Ban điều hành đảng Lao Động toàn quốc phải đề cử hai cựu chính trị gia có uy tín lãnh đạo một cuộc điều tra nội bộ, đồng thời trong vòng ba năm tới các chi bộ tại Victoria mất quyền đưa người ra tranh cử.
Chính phủ tiểu bang Victoria (6,3 triệu dân) đã ký kết các biên bản nghi nhớ và hợp đồng riêng tham gia dự án "Vành đai và Con đường" với Bắc Kinh, và đang bị chính phủ Liên bang đặt câu hỏi.
Điều này khiến dư luận, gồm nhiều cử tri Úc gốc Việt đặt câu hỏi vụ việc gần đây tại bang Victoria sẽ ảnh hưởng gì đến các ký kết với Trung Quốc hay là không?

Phe cánh trong đảng Lao Động tại Victoria

Xin giải thích một chút về chính trị Úc.
Ở Úc đi bầu là bắt buộc và phiếu bầu được phân phối theo thứ tự ưu tiên (được gọi là two-party preferred vote) nên hầu hết các ứng cử viên hoặc của đảng Lao Động hoặc của liên minh Tự Do Quốc Gia sẽ thắng cử ở Hạ Viện và bên nào có nhiều dân biểu hơn sẽ đứng ra thành lập nội các.
Đảng Lao Động tại Victoria chia làm hai cánh tả và hữu, cánh hữu chia làm hai phe đối nghịch nhau, phe thiểu số ủng hộ đưa ông Daniel Andrews thuộc cánh tả lên làm Thủ hiến.
Những tài liệu vừa phanh phui cho thấy ông Adem Somyurek thuộc cánh hữu, dù được thu xếp làm Bộ trưởng Bộ về chính quyền địa phương (Local Government Minister), vì phe ông có đến 5,000 đảng viên nên rất coi thường Thủ hiến Andrews và muốn lật đổ ông.


"Branch stacking"

Với phương cách bầu cử nói trên các khu vực có đa số dân lao động và người sắc tộc thường là các đơn vị chắc chắn đảng Lao Động sẽ thắng cử, các phe cánh ào ạt kết nạp đảng viên để có số phiếu cao nhất đưa người trong phe cánh ra tranh cử.
Nhiều đảng viên sắc tộc được kết nạp theo kiểu quen biết và chiêu dụ, nên đảng viên thường rất ít hiểu biết về chính trị, ngay cả tên dân biểu đại diện cho khu vực hay tên thủ hiến còn không biết.
Gian lận xảy ra khi các đảng viên được kẻ mối lái đóng niên liễm cho, hay sử dụng tên người không cư ngụ trong khu vực, hay thậm chí sử dụng tên người đã chết để ghi danh.
Các gian lận này chỉ xảy ra trong nội bộ đảng Lao Động nên không bị luật pháp Úc kềm chế, ước tính ra có tới một phần tư số đảng viên Lao Động tại tiểu bang Victoria là đảng viên ma hay đảng viên không hề sinh hoạt.
Gần đây một số đảng viên đảng Tự Do tại Victoria cũng sử dụng "branch stacking" để đưa người ra tranh cử.

Môi giới quyền lực

"Branch stacking" đã trở nên thông dụng đến độ các chính trị gia xây dựng phe cánh, rồi chọn ra một người chịu làm môi giới "bảo vệ" cho họ ghế tại các khu vực an toàn.
Dân biểu Adem Somyurek một người Úc gốc Thổ Nhĩ Kỳ bị tố cáo là một môi giới (powerbroker) đã trả tiền cho hàng ngàn đảng viên giả mạo, ra lệnh giả chữ ký, sử dụng các nhân viên hưởng lương chính phủ và sử dụng phương tiện văn phòng chính phủ để chiêu dụ đảng viên "branch stacking".
Một số việc làm nói trên là phạm pháp, nên nhiều dân biểu và nghị sĩ cả tiểu bang lẫn liên bang, và nhiều đảng viên trong chính phủ, dính líu với Adem Somyurek đang được cảnh sát và Ủy Ban bài trừ tham nhũng điều tra.
Ông Somyurek bác bỏ các cáo buộc về "branch stacking", theo các báo trong vùng.

Nghĩ gì về Trung Quốc?

Thế nhưng điều đáng quan tâm là hằng trăm những bằng chứng thâu hình và thâu âm nội bộ được tiết lộ ra báo chí cho thấy phe của Adem Somyurek đã có nhưng bất đồng lớn về phương cách môi giới và có thể về chính sách với Bắc Kinh.
Một số thâu hình được biết đã diễn ra ra tại chính văn phòng của Dân biểu Lao động liên bang ông Anthony Byrne.
Việc thâu hình, thâu âm, tiết lộ các thông tin trong trường hợp này là hoàn toàn phù hợp với luật pháp tại tiểu bang Victoria.
Ông Anthony Byrne phổ biến một thông báo cho biết ông sẵn sàng hợp tác với cảnh sát và ủy ban bài trừ tham nhũng trong cuộc điều tra.

Adem Somyurek đáp trả thế nào?

Ông Adem Somyurek công bố cho báo chí một số điện thư, trong đó Dân biểu Anthony Byrne nặng nề chỉ trích cựu lãnh đạo đảng Lao động Bill Shorten và Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews.
Dân biểu Anthony Byrne cho biết ông Adem Somyurek đã tiết lộ một cách có chọn lựa trong số các tài liệu trao đổi giữa hai người, còn ông Adem Somyurek cho biết sẽ tiếp tục đưa ra công luận các tài liệu mà ông có được.
Tiểu bang Victoria là tiểu bang duy nhất tại Úc ký kết thỏa thuận "Vành đai và Con đường" với Bắc Kinh, ngược lại chính sách của đảng Lao Động cấp liên bang và của các tiểu bang khác.
Dân biểu Anthony Byrne là Phó chủ tịch Ủy ban Tình báo Quốc hội Liên bang Úc, vai trò và nhiệm vụ của ông hoàn toàn đối nghịch với chính sách của Thủ hiến Victoria ông Daniel Andrews.
Những thông tin nội bộ về việc ký kết và các buổi họp với Bắc Kinh cũng đã được tiết lộ ra báo chí, một ngày đẹp trời "người đưa tin" có thể sẽ công khai danh tánh và chính thức tuyên bố việc tiết lộ thông tin nội bộ là để bảo vệ lợi ích và chủ quyền quốc gia.

Có chấm dứt các hợp đồng với Bắc Kinh?

Câu hỏi quan tâm nhất đối với những người chúng tôi biết trong cộng đồng cử tri gốc Việt là liệu những bê bối được tiết lộ có thể dẫn đến quyết định chấm dứt các hợp đồng đầu tư và vay mượn với Bắc Kinh.
Việc vừa xảy ra nên chưa thể tiên đoán những gì sẽ tiếp tục xảy ra nhưng một số điều có thể thấy được:
"Vành đai và Con đường" là chính sách chung của đảng Lao Động tại Victoria;
Phe Lao Động tại Victoria hiện đang nắm 55 ghế Hạ Viện, trong khi đối lập liên minh Tự do Quốc gia chỉ nắm 27 ghế, một khoảng cách rất xa để có thể đảo ngược tình thế;
Thứ tư, Thượng viện cũng do đảng Lao Động nắm giữ nên mọi đạo luật đều được Lưỡng Viện dễ dàng thông qua; và
Thứ năm, "branch stacking" thường xuyên xảy ra, đảng Lao Động thường chỉ trừng phạt những người trực tiếp gây ra, chỉ sau vài tháng cử tri tha thứ đâu lại vào đó.
Nhưng ngược lại các bê bối của đảng Lao Động sẽ được đối lập và các đảng khác khai thác ảnh hưởng đến cuộc bầu cử liên bang có thể diễn ra trong năm 2021.
Thủ tướng liên bang Úc, Scott Morrison thuộc đảng Tự Do chỉ mới tuyên bố đây là chuyện của đảng Lao Động nên ông để cho Thủ lãnh Lao Động Anthony Albanese thu xếp.
Còn Thủ hiến Daniel Andrews đã đồng ý để Ban điều hành đảng Lao Động toàn quốc kiểm soát sinh hoạt chính trị của chi nhánh Victoria, nên có thể ông Andrews phải lắng nghe và thỏa hiệp với đảng Lao Động cấp liên bang.
Phó chủ tịch đảng Lao Động Úc, cấp liên bang, Richard Marles nói rằng một chính phủ Lao Động tương lai sẽ không ký "Vành đai và Con đường" với Trung Quốc, theo trang The Age:

Kết luận

Tóm lại chính trị tại Úc không phải là tuyệt vời mà thường xuyên xảy ra những bê bối quyền lực.
Nhưng nhờ có truyền thông báo chí độc lập, các cơ quan hành chính độc lập, các phe cánh nội bộ, các đảng đối lập nên hệ thống chính trị càng ngày càng hoàn chỉnh hơn và cuối cùng cử tri sẽ quyết định đảng cầm quyền cũng như các chính sách có lợi nhất cho nước Úc.
Bài thể hiện quan điểm riêng của ông Nguyễn Quang Duy từ Melbourne, Australia.


Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

SINH MẠNG CHÍNH TRỊ CỦA THẨM PHÁN T-A Tối cao NGUYỄN HOÀ BÌNH

Sau phiên tòa Giám đốc thẩm xét xử vụ án bưu điện Cầu Voi năm 2008, theo đó Hội đồng thẩm phán TANDTC đã bác kháng nghị của Viện kiểm sát NDTC, cho rằng Kháng nghị này không đúng pháp luật, vì diễn ra trong khi Quyết định số 639/QĐ-CTN ngày 17/5/2012 của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải đang có hiệu lực.
Cơn bão phẫn nộ, cơn mưa gạch đá, nước bọt của báo chí, của cộng đồng mạng và của nhân dân, của rất nhiều người quan tâm đến thế sự và khát khao công lý đã ném thẳng vào mặt ông Nguyễn Hoà Bình, Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao.
Những điều dốt nát và ngu ngốc của HĐTP TAND Tối cao và ngài Chánh án Nguyễn Hòa Bình qua việc bác kháng nghị của VKSNDTC thì báo chí và dư luận đã nói quá nhiều và quá đầy đủ. Chỉ xin đưa thêm 1 số ý kiến mới nhất nói về vụ này như sau:
Giáo sư – Tiến sĩ khoa học Thái Vĩnh Thắng, cựu Chủ nhiệm khoa Pháp Luật Hành chính – Nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội, từng tu nghiệp và lấy bằng Thẩm phán của trường Thẩm phán quốc gia Cộng hòa Pháp tại Bordeaux, nói: “Nếu không hủy bản án Giám đốc thẩm Hồ Duy Hải, uy tín của nền tư pháp Việt nam sẽ bị sụp đổ”.
Nhà báo Vũ Hữu Sự nhận xét rằng: “Xem xét toàn diện quá trình giám đốc thẩm vụ án, tôi nhận thấy ngài PGS-TS, chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình có trình độ tương đương với một sinh viên năm thứ nhất của trường trung cấp pháp lý, loại trường chỉ tồn tại ở nước ta gần 30 năm trước“.
LS Phạm Quốc Bình nhận xét một cách chua chát rằng: “Vụ án này, tất cả đều căn cứ vào con số 0. Không có chứng cứ. Không có tang chứng vật chứng. Tóm lại là không có gì sất! Vậy mà chúng nó 17 đứa, đồng loạt giơ dao chém thằng bé”.
Một vị Phó Giáo sư – Tiến sĩ luật ngồi ghế Chánh án TANDTC, là ở cương vị cao nhất của ngành tòa án Việt Nam mà bị xỉ vả và xem thường như vậy thì còn gì nhục nhã ê chề bằng.
Trong cơn hoảng loạn và bí bách ấy, ông Chánh án Nguyễn Hòa Bình đã giãy giụa phản ứng một cách yếu ớt bằng cách xua đàn em là ông Phó chánh án Nguyễn Trí Tuệ ra hù dọa và vu khống nhân dân, rằng “trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin bịa đặt về vụ án, kêu gọi chống phá hệ thống tư pháp, cơ quan tố tụng từ trung ương đến địa phương, bôi nhọ quy kết cả nền tư pháp”.
Không chỉ có thế, ông này còn dám quy kết cả những vị ĐBQH có tâm có tầm đã lên tiếng phản ứng về phiên tòa ô nhục này.
Những lời phát biểu này chẳng khác gì đổ dầu vào lửa, làm cho làn sóng căm phẫn ông Nguyễn Hòa Bình và HĐTP càng dữ dội hơn. Và người ta đã đưa ra những bằng chứng về về việc ông Nguyễn Hòa Bình gian lận tuổi, khai giảm bớt 5 tuổi để đủ tuổi cơ cấu vào BCH Trung ương nhiệm kỳ 13, và cao hơn nữa là có thể được cơ cấu vào Bộ Chính trị ĐCSVN.
Trong Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất do UBND quận Hoàng Mai cấp cho ông Nguyễn Hòa Bình, tại 2 thửa đất:
1- Thửa thứ nhất có sổ cấp giấy là AD 585 275 tại thửa đất số 47(1), tờ bản đố số 03, diện tích 119.8m2, cấp ngày 30/12/2005, tọa lạc tại Pháp Văn, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai(Hà Nội).
2- Thửa thứ 2 có sổ cấp giấy là AL 341714 tại thửa đất số 58, tờ bản đồ số 03, diện tích 73m2, cấp ngày 12/9/2007, tọa lạc tại Pháp Văn, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai(Hà Nội).
Tại hai GCNQSDĐ này đều ghi chủ sử dụng đất là ông Nguyễn Hòa Bình sinh năm 1953, và vợ là Phùng Nhật Hà sinh năm 1960.
Có người nói, có thể do trùng hợp ngẫu nhiên là trùng họ trùng tên. Nhưng lập luận này lập tức bị bác bỏ. Vì có thể trùng tên chồng chứ làm sao trùng tên cả hai vợ chồng. Và thửa đất số 58, tờ bản đồ số 03, diện tích 73m2, cấp ngày 12/9/2007, tọa lạc tại Pháp Văn, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai(Hà Nội), đúng là căn nhà mà hiện nay gia đình ông Chánh án Nguyễn Hòa Bình đang ở.
Tờ Thoibao.de tiếng Việt, xuất bản tại Đức ngày 8/5/2020 có bài: “Kiểm kê của nổi của chìm của ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án TANDTC”, liệt kê những thửa đất do gia đình ông Nguyễn Hòa Bình đang sử dụng. Ngoài 2 thửa đất đã nêu ở trên còn có những căn nhà và đất như sau:
3- Căn biệt thự số BL09-02, đường Bằng Lăng 9, diện tích đất là 524,30m2 tại khu Vinhomes Riverside với giá 21,8 tỷ đồng do ông Nguyễn Hòa Bình và bà Phùng Nhật Hà đứng tên.
4- Căn biệt thự Vinhomes Riverside AD01-58 tại đường Hoa Anh Đào 1, diện tích đất 305,89 m2 mua với giá 13 tỷ, do Nguyễn Việt Anh (sinh ngày 27/9/1990), con trai ông Nguyễn Hòa Bình đứng tên.
5- Căn biệt thự Vinhomes Riverside HP08-33, đường Hoa Phượng 8, nằm trong khu Vinhomes Riverside, mua ngày 19/11/2014,diện tích đất 430m2 với giá 18,9 tỷ đồng do Nguyễn Tuấn Anh và vợ là Hoàng Minh Thủy đứng tên.
6- Căn nhà số E-01 thuộc Dự án Khu nhà ở thấp tầng số 15 ngõ 91 Phố Nguyễn Chí Thanh, Quận Đống Đa, Hà Nội do công ty CP Đầu tư & Xây dựng Phú Điền là chủ đầu tư, được con dâu ông Chánh Án Nguyễn Hòa Bình là Hoàng Minh Thủy đứng tên mua ngày 4/11/2013. Diện tích đất 94,88 m2, tổng diện tích sàn 428,9m2 với giá 10,8 tỷ đồng.
7- Căn hộ 1411 Vincom Centre Hà Nội, tại khu căn hộ cao cấp Vincom Centre (114 Mai Hắc Đế, Hà Nội) được Nguyễn Tuấn Anh đứng tên mua vào ngày 17/5/2009, với giá 6,7 tỷ đồng.
8- Căn hộ C (25.3), tầng 25, Tòa nhà CT1-Vimeco tại Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội do vợ chồng Nguyễn Tuấn Anh và Hoàng Minh Thủy sở hữu có diện tích 143,84 m2.
Ngoài ra cha con ông Nguyễn Hòa Bình còn chiếm đoạt đất và nhà của bà con nghèo Quảng Ngãi để làm 2 dự án lên gần 1.500.000.000.000 VNĐ (một ngàn năm trăm tỷ đồng).
Báo Lao Động ra ngày 14/5/2020 đăng bài dẫn lời của TBT-CTN Nguyễn Phú Trọng có tựa đề: “Nhân sự khoá XIII: Không để lọt người giàu nhanh, nhiều đất không rõ nguồn gốc”.
Không biết với khối tài sản khổng lồ như thế này thì ông Chánh án Nguyễn Hòa Bình có thuộc vào loại giàu nhanh và nhiều đất không rõ nguồn gốc không nhỉ? Có người nói câu này là ngài Tổng-Tịch chơi chữ. Vì trong hàng hà sa số nhà và đất nói trên của gia đình ông Nguyễn Hòa Bình, ngôi nhà nào cũng đều nằm trên đất, và lô đất nào cũng có số tờ số thửa, diện tích và loại đất rõ ràng. Như vậy là đã rõ nguồn gốc đất rồi còn gì.
Chưa dừng lại ở đó, người ta còn khui ra cả mối quan hệ được cho là tế nhị giữa ông bố chồng Nguyễn Hòa Bình với cô con dâu xinh đẹp là Hoàng Minh Thủy, và nói rằng trong những chuyến xuất ngoại của ngài chánh án, luôn có sự tháp tùng của cô con dâu đi theo để… nâng đỡ ngài những lúc “trái gió trở trời”. Trở trời thì chưa biết, nhưng “trái gió” theo kiểu Hồ Xuân Hương (trái gió cho nên phải…lộn l…èo) thì có trời mới biết được khi mà hai người vi vu tận tận Úc châu hay Mỹ châu?
Có người nói thông tin này xâm phạm đời tư. Nhưng vì ông Nguyễn Hòa Bình là cán bộ cao cấp, là đại biểu Quốc hội, là đầy tớ của dân, do đó phải chịu sự giám sát của dân trong công tác cũng như đời thường. Mỗi lời nói và hành động của ông phải là “khuôn vàng thước ngọc” để nhân dân học tập và noi theo.
Phải thừa nhận ngài chánh án biết lo xa, khi ông đã biết quan tâm sâu sắc về vấn đề quan hệ giữa bố chồng và nàng dâu và tìm cách gỡ nội dung này ra khỏi tội hình sự.
Báo VietNamNet ra ngày 20/5/2019 có bài: “Bố chồng quan hệ với con dâu có coi là loạn luân?”. Theo đó: “Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình đặt vấn đề: Bố chồng quan hệ với con dâu, cha dượng với con riêng của vợ, có bị coi là loạn luân?
Nội dung này được ông Bình đưa ra tại cuộc họp của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao hôm qua cho ý kiến dự thảo nghị quyết hướng dẫn một số điều của bộ luật Hình sự quy định về các tội xâm phạm tình dục”.
Nghĩa là nếu mối quan hệ “không trong sáng” giữa ngài chánh án và cô con dâu bị bại lộ, thì cùng lắm ngài chỉ bị “kiểm điểm và rút kinh nghiệm sâu sắc” thôi, chứ không bị xử lý về mặt hình sự?
Có ý kiến cho rằng không có bằng chứng nào cho thấy ông Nguyễn Hoà Bình và con dâu của ông ấy có quan hệ tình cảm nam nữ với nhau, nếu chỉ nhìn vào tấm hình ông ta và cô con dâu chụp chung khi đi công tác nước ngoài.
Thế nhưng, nhiều người đã ra phán quyết rằng, quan hệ bố chồng – nàng dâu của hai người là méo mó. Mà cho dù ông có bị oan, thì ông Nguyễn Hoà Bình đã nếm trải một chút cảm giác không có bằng chứng mà vẫn bị kết tội. Đó vốn là thứ ông đã giáng xuống một phận người, một gia đình thường dân nhỏ bé như cỏ dại là Hồ Duy Hải và gia đình nạn nhân này.
Từ chuyện nhà cửa đất đai, tuổi tác, đến những mối quan hệ mờ ám của ông với những câu nói có vẻ hay, mà làm thì như mèo mửa ấy, đều đang bị lột truồng rồi phơi bày ra trước dư luận.
Cũng trên tờ Thoibao.de ra ngày 14/5/2020, sau khi Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 12 kết thúc, dẫn “Tin nội chính – kết quả Hội nghị Trung ương 12” tiết lộ: “Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình ‘bị phê bình nảy lửa’ giữa Hội nghị Trung ương 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 14.05.2020.
Ngay trong phiên họp hôm nay 14.05.2020, tại Hội nghị Trung ương 12, Phó Chủ tịch nước Đặng Ngọc Thịnh đã phê phán gay gắt Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình về các sai sót trong vụ xét xử tử tù Hồ Duy Hải.
Tiếp theo, ông Ông Lê Minh Trí, Viện trưởng VKSND Tối cao cũng thẳng thừng phê phán ông Bình và đội ngũ thẩm phán 17 người tại Hội nghị.
Nhiều Ủy viên Trung ương cho rằng “Lịch sử chưa bao giờ có phê phán nặng như vậy”!
Phải chăng đây là dấu hiệu cho thấy sự nghiệp chính trị của ông Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình đã kết thúc, và cánh cửa hy vọng lọt vào Ban chấp hành TƯ khóa 13 của ông Nguyễn Hòa Bình đã khép lại?
Có thể nói rằng, vụ án Hồ Duy Hải bây giờ như một đám cháy với ngọn lửa ngày càng bén, ngày càng lan rộng. Đám cháy trên một vệt dầu loang. Vệt dầu ấy có thể là những tình tiết, những sự thật khách quan mà không một ai, không một thế lực nào có thể chôn vùi.
Nếu ông Nguyễn Hòa Bình bị loại trong tại Đại hội 13 là điều dễ hiểu, vì không thể để những con sâu lọt vào hệ thống lãnh đạo cao cấp của ĐCSVN, nhất là người đó lại là kẻ đứng đầu ngành tòa án, là nơi cầm cân nảy mực xét xử con người, đòi hỏi phải có đạo đức, phẩm chất và tư cách trong sáng và lành mạnh trong công việc chuyên môn cũng như đời tư.
Và nếu như sự nghiệp chính trị của ông Chánh án Nguyễn Hòa Bình có bị thiêu rụi theo đám cháy này thì cũng là điều tất nhiên. Vì “những kẻ gieo gió ắt sẽ gặt bão”, “đời có vay có trả”. Đó là quy luật.
____
Chú thích:
(1) https://xuandienhannom.blogspot.com/…/gsts-thai-vinh-thang-…
(2) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=888714524888989&id=100012513496781
(3) https://xuandienhannom.blogspot.com/…/ls-pham-quoc-binh-vu-…
(4) https://www.baogiaothong.vn/ba-dai-bieu-quoc-hoi-len-tieng-…
(5) https://www.facebook.com/bachhong.quyen
(6) https://thoibao1.de/…/kiem-ke-tai-san-noi-cua-nguyen-hoa-b…/?
(7) https://vietnamnet.vn/…/bo-chong-quan-he-voi-con-dau-co-coi…
(8) https://thoibao.de/…/vu-duc-dam-nguyen-duc-chung-tran-than…/
https://baotiengdan.com/…/sinh-mang-chinh-tri-cua-ong-chan…/
Thảo Ngọc

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020

phim hay chuẩn bị cho đại hội 13

from Bui Thanh Hieu

https://www.facebook.com/nguoibuon.gio.9?__tn__=%2CdC-R-R&eid=ARB4oiX7FMMSb198ImWW_PckqCswt_ig9xLU1OF19CV7I3e8ASSCDyPLAw9HbbfAqr2Jut9Xh9PoCeTs&hc_ref=ARSjgrm0qMUuyPjyWHucUEc4df7BLcDzzffcOIuF8f9gc3F_kApDd4m6gmdKgMmzieA&fref=nf

==
Nguyễn Bá Cảnh con Nguyễn Bá Thanh vì có vợ lẽ, con riêng bị đảng kỷ luật.
Trong khi đó phe đối thủ của Nguyễn Bá Thanh là nhóm Nguyễn Xuân Phúc, Thân Đức Nam, Huỳnh Đức Thơ đều có vợ lẽ, con riêng lại không bị sao.
Vợ bé Thân Đức Nam và vợ bé Huỳnh Đức Thơ đều đã mang con sang Mỹ sinh sống.
Uỷ ban kiểm tra trung ương là ông Trần Cẩm Tú đã bị Nguyễn Xuân Phúc mua chuộc, do Phúc cài được Chiến( em Tuấn Dẻo, đệ Phúc ) vào làm uỷ viên uỷ ban kttw.
Chắc sau tin này, anh Phúc sẽ đưa vợ bé và con riêng đi Mỹ.
Thế mới biết vì sao anh bỏ qua chuyện chị Thu vợ anh cặp với Đặng Văn Thành. Cũng hiểu vì sao chị Thu làm ngơ anh có con riêng.


==
son Color Lip Shine của Đức, màu đẹp, không hoá chất độc hại, tạo độ ẩm để làn môi luôn mọng, rất lâu phai, chống khô nẻ.
Các bạn mua ở đường link dưới.
https://sites.google.com/…/nhung-loai-son-moi-tot-nhat-cua-…


 ==

Hai ông ôn con này con hai ông bạn mình, nghỉ học vì dịch, hai ông toàn hẹn nhau lên mạng chơi game.
Mong thủ tướng diệt dịch cúm Vũ Hán xong, để bọn trẻ còn đi học. Không cứ ở nhà chơi game suốt ngày hỏng hết mắt.

(Một đứa con rơi của Huỳnh Đức Thơ,hiện nay đã qua Mỹ định cư
Còn lại là con rớt của đương kim thủ tướng Phúc nghẹo,có mẹ ruột là Nguyễn Thị Hồng Kim.
Phúc cho thằng đệ tử,đóng vai là là bố hờ.Thằng này người Hà Tĩnh số điện thoại 0989084100,hiện nay nó đang chạy quanh vận động mua phiếu cho Phúc)



Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2020

GIỮA U MÊ VÀ HOẠN NẠN

https://www.facebook.com/thuphuong.vo.75436/posts/684379982364426

Đây không phải là một bài báo được phổ biến rộng rãi hay được viết để thu lợi nhuận. Đây là bản báo cáo của quỹ Konrad Adenauer, đăng trên trang web riêng của họ mà tôi phải vào tận nơi lôi ra.
Quỹ Konrad Adenauer là một tổ chức của Đức tài trợ cho Việt Nam hàng loạt các chương trình “công tác xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế bền vững” – đồng thời giúp Việt Nam hướng đến việc “thực hiện ngày càng tốt hơn ba chức năng cơ bản là lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước”, trích lời Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Khi ông giám đốc quỹ Konrad Adenauer đến thăm Việt Nam thì ông được chính chủ tịch nước kiêm tổng bí thư tiếp đón long trọng và báo chí của chính phủ đều phấn khởi đưa tin, cung kính gọi ông Bernhard Vogel là “ngài”. Ngài Bernhard Vogel và chủ tịch Nguyễn Phú Trọng. Chỉ nhìn cách xưng tụng là biết sức mạnh đồng tiền của quỹ Konrad Adenauer ra sao, ai chưa hiểu hết, đọc báo chính phủ:
http://www.mofahcm.gov.vn/…/n…/nr040807105001/ns080201140413
Thành ra đây là bản báo cáo nghiêm túc của những nhà tài trợ cho Việt Nam chứ không phải bài chửi bới của bọn phản động. Họ cho Việt Nam tiền, dĩ nhiên họ phải quan tâm theo dõi tình hình để biết tiền mất đi đâu. Và những báo cáo định kỳ của họ là khách quan và thẳng thắng.
*
Đối phó với Covid-19 ở Đông Nam Á
💥 GIỮA U MÊ VÀ HOẠN NẠN
Tác giả Isabel Weininger, VTP dịch
07. 04. 2020
https://www.kas.de/…/-/conte…/zwischen-ignoranz-und-notstand
Tất cả các quốc gia ở Đông Nam Á đều o bế mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc, nó chỉ bị hạn chế một cách rụt rè vài tuần sau khi dịch coronavirus SARS-CoV-2 bùng phát ở Vũ Hán. Myanmar, Lào và Việt Nam có chung biên giới đất liền với Trung Quốc, một phần biên giới hoàn toàn để trống. Tuy nhiên, số ca nhiễm được báo cáo chính thức so với toàn thế giới lại không đáng kể. Mười một quốc gia này có những phản ứng đối phó với đại dịch rất khác nhau.
Trong khi các trường học ở Việt Nam đã bị đóng cửa từ đầu tháng 2 (nhưng các cửa hàng và nhà hàng vẫn còn mở cửa đến tháng 3) thì ở các nước như Campuchia, Philippines và Indonesia phải một tháng sau đó các biện pháp chống dịch mới được áp dụng. Rồi những điều này kết thúc nhanh chóng bằng lệnh giới nghiêm gắt gao và tình trạng khẩn cấp toàn quốc.
Ngay cả khi việc so sánh trực tiếp giữa các quốc gia khác nhau ở Đông Nam Á là không khả thi và vẫn còn quá sớm để thấy trước hậu quả của cuộc khủng hoảng Corona tác động lên cơ cấu chính phủ, thì vấn đề này cũng vẫn đáng để xem xét kỹ lưỡng hơn. Trong toàn khu vực Đông Nam Á với khoảng 600 triệu dân, theo dữ liệu chính thức, cho đến nay chỉ có 315 ca nhiễm tử vong vì Coronavirus (tính đến ngày 3 tháng 4 năm 2020). Các biện pháp được các chính phủ áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của virus không chỉ chậm trễ mà còn hỗn tạp, nhưng nhìn chung rất gay gắt và mang tính trấn áp. Một số quốc gia có thể bị buộc tội là không chỉ chống virus mà lợi dụng cơn hoạn nạn để chống cả phe đối lập chính trị trong nước. Bên cạnh tổn thất rõ rệt của nền kinh tế, các tổ chức xã hội và cộng đồng tôn giáo cũng phải thay đổi hoạt động, và các lễ kỷ niệm dự trù cũng bị xóa bỏ.
Mặc dù Singapore là một ví dụ rất tích cực trong cuộc chiến chống lại virus, thì các quốc gia trong cộng đồng ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) vẫn cần sự giúp đỡ của hai cường quốc kình địch là Trung Quốc và Hoa Kỳ, để chống lại đại dịch. Vậy đâu là đặc thù của việc đối phó với đại dịch Covid 19 ở Đông Nam Á và tại sao các phản ứng của chính phủ lại chậm trễ? Người dân thích ứng với các biện pháp ra sao? Và giữa các quốc gia Đông Nam Á có cơ chế phối hợp nào với nhau không?
*
Ít ca nhiễm mặc dù ở gần Trung Quốc ⚡️
Tổng số ca nhiễm ở Đông Nam Á vẫn thấp hơn đáng kể so với ở châu Âu. Tuy nhiên, ở hầu hết các quốc gia, người ta cho rằng các con số không tương ứng với tình hình thật sự và số ca nhiễm không được báo cáo cao hơn rất nhiều, do các ca nhiễm không được phát hiện. Để tạo được một tấm hình gần với thực tế của số lượng các ca nhiễm, thì ở đây thiếu hoàn toàn bộ dụng cụ xét nghiệm và thiếu cả năng lực y tế. Ngoài ra, có thể giả định rằng thông tin chính thức từ các quốc gia độc tài thì luôn luôn thiếu chân thật.
Việc các nước láng giềng của Trung Quốc - nước Lào xã hội chủ nghĩa và Miến Điện ban đầu không báo cáo bất kỳ ca nhiễm nào, cũng như Brunei, Đông Timor và Indonesia, mặc dù mỗi ngày đều có những chuyến bay trực tiếp thông thương với Vũ Hán, nơi phát sinh virus, đã làm dấy lên những nghi ngờ thích đáng về tính chính xác của thông tin. Tất cả các quốc gia này đều hưởng lợi từ đầu tư, du lịch và viện trợ phát triển của Trung Quốc. Ví dụ, Indonesia mỗi năm có hai triệu khách du lịch Trung Quốc, chủ yếu đến Bali. Theo Tổng lãnh sự quán Trung Quốc, 5.000 người Trung Quốc đã ở Indonesia vào tháng 2 năm 2020, khi mà dịch bệnh đã đến giai đoạn nghiêm trọng tại tỉnh Vũ Hán và Hồ Bắc. Hai trăm trong số này đến từ Vũ Hán và hầu hết không hề được kiểm dịch hoặc xét nghiệm sau đó. Riêng tại Thái Lan, ngay từ ngày 8 tháng 1 đã có một ca nhiễm virus corona chính thức được xác nhận, là ca bệnh đầu tiên bên ngoài Trung Quốc.
Theo dữ liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào ngày 3 tháng 4 năm 2020 [i], số người nhiễm bệnh ở Malaysia (3.116), Philippines (2.633), Thái Lan (1.875) và Indonesia (1.790) tăng mạnh và tăng gấp đôi trong thời gian năm đến bảy ngày. Việt Nam (233), Campuchia (110) và Myanmar (16) báo cáo số ca nhiễm mắc bệnh thấp nhất trong khu vực, với những con số hầu như không tăng trong tuần. Đến nay, bốn quốc gia đã báo cáo không có ca tử vong nào do Covid-19 (Campuchia, Lào, Đông Timor và Việt Nam) và Myanmar chỉ có một người chết. Indonesia, quốc gia đông dân nhất trong khu vực với 170 người chết, có số người chết cao nhất, đứng trước Philippines (107) và Malaysia (50).
Việt Nam là ví dụ cho thấy tỷ lệ tăng thấp, so với Đức: Cả hai nước đều có 16 ca nhiễm vào ngày 17 tháng 2. Bốn tuần sau, Việt Nam có 61 ca nhiễm, Đức 7.272; Hai tuần sau, vào ngày 30 tháng 3, Việt Nam báo cáo 194 người mắc bệnh, Đức có 62.435. Sự gia tăng mạnh mẽ ở Malaysia từ 129 ca lên 1.030 ca trong vòng một tuần là do một cuộc tụ họp tôn giáo đông đảo của cộng đồng Tabligh vào cuối tháng 2 ở miền nam Kuala Lumpur.
Hơn 15.000 người đã tham gia sự kiện, vài ngàn người trong số họ từ nước ngoài, bao gồm từ các nước láng giềng Indonesia và Campuchia, những người này đã thử nghiệm dương tính sau khi trở về nước.
Việc tất cả các nước Đông Nam Á ban đầu báo cáo số lượng ca nhiễm rất thấp cho thấy các chính phủ đã cố gắng làm giảm mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng để không phá vỡ mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc. Ngoài ra, do sự yếu kém năng lực về y tế ở các nước kém phát triển, xét nghiệm đã không được thực hiện đầy đủ để đưa ra một đánh giá thực tế về tình hình. Có sự lo sợ rằng, tình hình ở các quốc gia có hệ thống y tế yếu kém như Campuchia, Myanmar và Indonesia sẽ xấu đi nhanh chóng trong vài tuần tới, và số ca mắc bệnh sẽ tăng vọt mà không được chú ý.
*
Các biện pháp từ đóng cửa trường học đến lệnh nổ súng ⚡️
Để phân tích các biện pháp của chính phủ chống lại sự lây lan của SARS-Cov-2, các nhà nghiên cứu của Đại học Oxford ở Anh đã phát triển một khung điểm chuẩn dành cho các biện pháp đối phó nghiêm ngặt trong cuộc chiến chống lại Corona theo tiến trình thời gian đối với số ca nhiễm, cho hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới. [ii] Các biện pháp được áp dụng: đóng cửa trường học, nơi làm việc và giao thông công cộng; hủy bỏ các sự kiện công cộng; phát triển các chiến dịch cung cấp thông tin cho quần chúng, hướng dẫn việc hạn chế đi lại và hạn chế du lịch; thông qua các biện pháp tài chính và chính sách tiền tệ; đầu tư khẩn cấp vào hệ thống y tế; và phát triển vắc-xin.
Trên thang điểm từ 1 đến 100 này, số điểm được trao cho các biện pháp phòng chống trong mối tương quan với số lượng các ca nhiễm, ví dụ, Đức đã ghi được 71 điểm.
Vào cuối tháng 3, các nhà nghiên cứu đã đánh giá các quốc gia Malaysia với 86 điểm và Indonesia với 67 điểm cũng như Thái Lan (67 điểm) cho việc thực hiện các biện pháp tương đối nghiêm ngặt.
Việt Nam ban đầu được ở đây đánh giá chỉ với 42 điểm vào tháng 2, sự tiến triển cho thấy rằng, mặc dù với số ca nhiễm thấp đã phản ứng ngay lập tức, nhưng các biện pháp đã không được thắt chặt cho đến ngày 30 tháng 3, khi điểm số được nâng lên 67.
Myanmar nhận được 48 điểm, các quốc gia khác như Philippines và Campuchia hiện vẫn còn vắng mặt trong “hệ thống xếp hạng nghiêm ngặt”. Người ta thấy Trung Quốc ở mức 67 điểm, điều này có thể được giải thích bởi thực tế là lệnh giới nghiêm ở Bắc Kinh và Thượng Hải đã được nới lỏng trở lại vào cuối tháng 3.
Nếu người ta nhìn kỹ hơn vào các biện pháp của chính phủ Đông Nam Á , việc đóng cửa trường học đã được áp dụng ở tất cả các quốc gia - ngoại trừ Singapore. Lệnh cấm đi lại có hiệu lực tại Philippines vào ngày 17 tháng 3, tại Malaysia một ngày sau đó và tại Việt Nam vào ngày 30 tháng 3. Tình trạng khẩn cấp quốc gia lần đầu tiên được công bố tại Việt Nam vào đầu tháng 2, tình trạng khẩn cấp về sức khỏe đã được tuyên bố tại Philippines vào ngày 8 tháng 3, tại Indonesia vào ngày 23 tháng 3 và tại Thái Lan vào cuối tháng 3. [iii] Philippines đã phản ứng muộn nhưng với các biện pháp rất nhất quán và gần như một nửa dân số bị cách ly, bên cạnh các biện pháp kiểm soát gắt gao.
Singapore được quốc tế công nhận là hình mẫu trong việc đối phó với đại dịch. Kể từ ca nhiễm đầu tiên vào cuối tháng 1, việc quản lý dịch bệnh ở các thành phố quốc gia được căn cứ vào việc nhanh chóng xác định ổ dịch, và dò tìm các mối quan hệ và chuỗi lây nhiễm, cùng sự cách ly kỹ lưỡng các bệnh nhân và người tiếp xúc. Ngoài ra còn có thêm xét nghiệm rộng rãi và hệ thống truyền thông hiện đại, nhanh chóng, minh bạch. Cho đến nay Singapore vẫn còn tránh được lệnh giới nghiêm. Cuộc sống công cộng vẫn chưa đi vào bế tắc, nhưng những hạn chế đang dần được đưa ra. Tất cả các cơ sở giải trí đã bị đóng cửa kể từ ngày 27 tháng 3, trong khi các nhà hàng và cửa hàng vẫn mở. Nói chung, các nhóm tụ tập lên đến mười người được cho phép. Một trọng tâm khác của các biện pháp ở Singapore là các yêu cầu nhập cảnh rất nghiêm ngặt. Chính phủ cũng đã tạo ra một ứng dụng mới có tên "TraceTogether" để giúp xác định những người tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh. Phương tiện Bluetooth và ID được tạo ngẫu nhiên sẽ lưu giữ thông tin những người sử dụng di động ở gần nhau trong bán kính hai mét, trên cơ sở tự nguyện thông qua Bluetooth. Bằng cách này, chuỗi liên hệ có thể nhanh chóng được xây dựng lại khi có ca nhiễm khẩn cấp.
Một số chính phủ cũng đang sử dụng các biện pháp ngăn chặn đại dịch Covid-19 để giải quyết những tiếng nói đối lập ở nước này. Ví dụ, nhiều sinh viên tại Thái Lan đã biểu tình vào tháng 3 chống lại việc giải tán Đảng Future Forward. Các cuộc tụ tập này đã bị chính phủ và trường đại học ngăn cấm. Trong một bản tường trình, tổ chức nhân quyền Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã bày tỏ lo ngại rằng chính phủ Thái Lan cũng đang hạn chế nghiêm trọng các phương tiện truyền thông và có dự định ngăn chặn các ý kiến phê phán về phản ứng của họ đối với nạn dịch Covid 19. Một nghệ sĩ đã bị bắt ở Phuket vì chỉ trích quá trình kiểm dịch ở sân bay thiếu hiệu quả. Ở Philippine cũng nổi lên sự bất bình đối với các lệnh giới nghiêm khắc nghiệt, vì vậy Tổng thống Duterte thậm chí đã ban hành lệnh nổ súng vào ngày 2 tháng 4, tuy nhiên cảnh sát sau đó chỉ thực hiện một cách dè dặt. [Iv]
Các biện pháp kiểm dịch và cách ly mạnh mẽ, cũng như lệnh giới nghiêm và cấm tiếp xúc, cũng can thiệp sâu vào các quyền căn bản và quyền tự do của người dân ở Đông Nam Á. Những phát triển này cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ, nếu không sẽ hình thành nguy cơ, khi lệnh thiết quân luật vì lý do nguy hại y tế quá lâu dài và chỉ là cái cớ, thì sẽ có thêm những chế độ đàn áp được hình thành.
*
Phản ứng của người dân và cộng đồng tôn giáo ⚡️
Cho đến nay, người dân ở hầu hết các quốc gia đã phản ứng tương đối bình tĩnh trước các biện pháp của chính phủ. Dân số Singapore đã từng nếm mùi khủng hoảng khi dịch SARS năm 2003 bùng phát. Lòng tin của họ vào chính phủ rất cao, vì vậy những biện pháp hạn chế ban hành đã được đa số dân chúng hưởng ứng. Ở Indonesia, Malaysia và Việt Nam, xét về tổng thể thì có sự đồng thuận lớn với các biện pháp chống dịch và biện pháp hạn chế của chính phủ.
Người dân ở Thái Lan, Philippines và Campuchia thì khác, họ cho thấy sự sợ hãi và sự hoang mang đối với tình hình. Còn ở Myanmar, hầu như không ghi nhận được bất kỳ sự thay đổi nào trong hành vi của người dân đối với các quy định vệ sinh và yêu cầu giữ khoảng cách với người xung quanh; ở đây, cái tội “nhập khẩu” Covid-19 được quy cho phương Tây. Việc Myanmar có đường biên giới dài 2.000 km với Trung Quốc, nơi có hàng ngàn người qua lại bất hợp pháp mỗi ngày, không là vấn đề đáng được lưu ý. Bởi vì, Trung Quốc đang là đối tác thương mại quan trọng và là bạn vàng về chính trị và kinh tế của Myanmar, mà báo chí truyền thông thì không đủ sức công khai chỉ trích Trung Quốc.
Vài tuần tới đây, nhiều nước Đông Nam Á cũng sẽ phải quyết định vấn đề hòa bình xã hội, vì nhiều ngày lễ kỷ niệm tôn giáo thường diễn ra ở khu vực đa sắc tộc này vào thời điểm này trong năm. Ngoài lễ Phục sinh của Kitô giáo, tháng ăn chay Ramadan cũng đang đến gần, vào dịp mà hàng triệu người thường trở về quê và có thể lan truyền vi-rút đi khắp nước. Hầu hết các lễ kỷ niệm đã bị hủy bỏ: Lễ mừng năm mới của Phật giáo vào giữa tháng Tư ở Myanmar cũng như Lễ hội Songkran, mừng năm mới của Thái Lan, sẽ được hoãn lại vào dịp Giáng sinh ở Đức. Tại Việt Nam, tất cả các lễ tôn giáo trên mười người đều bị cấm, chính quyền Philippine thì khuyên rằng các lễ và thánh lễ vào dịp Phục Sinh nên cử hành qua internet. Ngược lại, năm mới của Campuchia sẽ vẫn tiếp tục vào ngày 13 tháng Tư.
Trong vấn đề này, sự kiên nhẫn và hiểu biết của các cộng đồng tôn giáo là cần thiết và cuộc xung đột này một lần nữa cho thấy mối quan hệ gay gắt giữa tôn giáo và chính trị ở nhiều quốc gia trong khu vực. [v]
*
Hợp tác khu vực ASEAN và các đối thủ khác ⚡️
Các phản ứng với đại dịch Covid-19 tiếp tục cho thấy tính nhiếu nhất quán của các quốc gia Đông Nam Á. Tổ chức khu vực ASEAN có thể đáp ứng lại thách thức này với các cách tiếp cận đa phương. Bên cạnh nhiều chuyên gia, nhà báo Thái Lan Thitinan Pongsudhirak cũng kêu gọi các nước trong tổ chức ASEAN cùng hợp tác làm việc. Điều này sẽ đưa ra ba nhiệm vụ: Thứ nhất, mỗi thành viên ASEAN phải phát hiện và báo cáo đầy đủ các ca nhiễm trong phạm vi của họ. Thứ hai, toàn bộ khối ASEAN phải đáp ứng bằng cách trao đổi thông tin và phối hợp hiệu quả các chính sách để ngăn chặn sự lây lan hoặc làn sóng lây nhiễm thứ hai của virus. Và thứ ba, phải tìm ra một đường lối chống lại sự lạm dụng dịch bệnh để theo đuổi lợi ích quyền lực bên ngoài và chia rẽ cộng đồng ASEAN. Thật vậy, đại dịch Covid-19 có khả năng đánh đổ tất cả các thành tựu của tổ chức khu vực trừ khi người ta hướng tới hành động quyết liệt và trực diện, ông Pongsudhirak nói. [Vi]
Trong tình hình hiện tại, có vẻ như các quốc gia thành viên không chỉ hòa nhập rất kém vào cộng đồng chung ASEAN mà còn trốn chạy trở lại với chủ nghĩa dân tộc. Biên giới bị đóng kín và mỗi nước đang cố gắng ngăn chặn người nhiễm bệnh ở nơi khác vào đất nước của họ - những phản ứng tương tự cũng có thể thấy ở Liên minh châu Âu hiện nay. Bên cạnh sự khác biệt đáng kể về năng lực các hệ thống y tế khối ASEAN vẫn có những dấu hiệu của sự đoàn kết. Một nước phát triển tốt như Singapore, là ví dụ, đã hỗ trợ Myanmar bằng cách cung cấp bộ dụng cụ thử nghiệm hoặc gửi thiết bị y tế đến cho Indonesia.
Các đối thủ cạnh tranh quyền lực chính trị trong vùng muốn chiếm giữ vị trí hợp tác với các nước ASEAN là: Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nước láng giềng lớn Trung Quốc đã cam kết hỗ trợ cho tất cả các nước và đã chứng minh điều này ở Thái Lan, Myanmar, Philippines và Indonesia một cách ầm ĩ qua truyền thông, bằng việc cung cấp khẩu trang (N95), bộ dụng cụ xét nghiệm, thuốc chống virus, thiết bị y tế, thiết bị bảo vệ cá nhân và thông qua quan hệ đối tác chiến lược là trao đổi kinh nghiệm và chuyển giao kiến thức. Ở Campuchia, virus được biến thành một tín hiệu chính trị rõ ràng: chỉ hạn chế du lịch đối với khách từ châu Âu và Hoa Kỳ nhưng cấm cửa hoàn toàn khách từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Ở phía đối lập với Trung Quốc, Hoa Kỳ đã cung cấp tổng cộng 18,3 triệu đô la cho các quốc gia cộng đồng ASEAN kể từ khi cuộc khủng hoảng corona bùng nổ để hỗ trợ y tế và nhân đạo khẩn cấp. [vii]
Liên minh châu Âu vẫn ở phía sau và phản ứng một cách do dự: họ muốn duy trì trao đổi thương mại và hợp tác cùng với ASEAN phòng chống lại đại dịch Covid 19.
Một phối hợp hữu hiệu, cụ thể và song phương trong khối ASEAN sẽ rất cần trong tương lai, cùng với sự xây dựng bền vững của các hệ thống y tế quốc gia, cũng như sự hỗ trợ và hợp tác quốc tế. Bước đầu tiên chắc chắn là kiến nghị về đại dịch corona lên Liên Hợp Quốc (LHQ), được Indonesia và Singapore cùng với các nước khác đưa ra, và đã được thông qua bởi 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc vào ngày 2 tháng Tư.
*
Kết luận ⚡️
Mối quan hệ thương mại và kinh tế sâu rộng giữa Đông Nam Á và Trung Quốc đã không dừng lại ngay sau khi đại dịch Corona bùng phát. Sự lây lan của virus đã có thể phát triển trong khu vực trong một thời gian dài mà không có biện pháp đối phó và chỉ bắt đầu đạt đến đỉnh điểm trong những tuần tới. Nó có thể đưa đến các hệ lụy dự kiến ảnh hưởng đến nền kinh tế, cũng có thể dẫn đến tình trạng bất ổn, cướp bóc hoặc bạo loạn và từ đó tác động lên sự ổn định và an ninh của các quốc gia, ở Đông Nam Á nhưng cũng là trên khắp thế giới. [I]
Phản ứng của các quốc gia đã rất chậm trễ cho đến khi phải áp đặt các biện pháp quyết liệt, trong đó bao gồm can thiệp vào quyền tự do của dân chúng, đóng cửa trường học và các quy tắc khẩn cấp, cho đến các lệnh giới nghiêm. Vào lúc này, Singapore là ví dụ tích cực duy nhất trong khu vực đã chứng minh được khả năng xử lý khủng hoảng của mình trong việc đối phó với virus. Các quốc gia còn lại rõ ràng đã thiếu chuẩn bị và các biện pháp của họ chủ yếu là can thiệp sâu vào các quyền tự do của người dân. Một lần nữa cho thấy sự đa dạng của các quốc gia Đông Nam Á và dù sao đi nữa, người ta vẫn mong muốn các giải pháp phối hợp chặc chẽ cũng sẽ được thực hiện ở ASEAN. Trong tương lai, các quốc gia nên đầu tư nhiều tiền hơn vào hệ thống y tế của mình và coi đại dịch luôn là nguy cơ tiềm ẩn cho an ninh quốc gia.
Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus nhìn thấy những nguy hiểm lớn nếu virus tiếp tục lây lan không được chú ý ở các quốc gia có hệ thống y tế yếu kém. Đa số các nước Đông Nam Á cũng rơi vào nhóm rủi ro này. Do đó, trọng tâm trong những tuần tới chắc chắn cũng sẽ tập trung vào khu vực này và các quốc gia kém phát triển hơn.
*
**
Các chú thích trong bài xin tham khảo ở đường link bản gốc.